You are on page 1of 81

NLKT - QUYNH NGUYEN - 2022

Chương 4: Lý thuyết
hành vi doanh nghiệp

11/7/22 Quynh Nguyen 1


Nội dung chương 4

• Lý thuyết về sản xuất


• Lý thuyết về chi phí
• Lý thuyết về lợi nhuận

11/7/22 Quynh Nguyen 2


Lý thuyết về sản xuất

1 Các yếu tố đầu vào, đầu ra, hàm sản xuất

2 Hàm sản xuất với 1 đầu vào biến đổi

3 Hàm sản xuất với 2 đầu vào biến đổi

11/7/22 Quynh Nguyen 3


Lý thuyết về sản xuất

• Khái niệm sản xuất


• Sản xuất là một quá trình biến đổi các yếu tố đầu vào thành
sản phẩm
1
đầu ra

Đầu vào Đầu ra


Quá trình sản xuất
Các yếu tố sản xuất Hàng hóa, dịch vụ

HÀM SX

11/7/22 Quynh Nguyen 4


Quá trình sản xuất áo sơ mi

K
(VỐN, TƯ BẢN)

L
(LAO ĐỘNG)

ĐẦU VÀO ĐẦU RA


11/7/22 Quynh Nguyen 5
Lý thuyết về sản xuất
Đầu vào Đầu ra
Quá trình sản xuất
Các yếu tố sản xuất Hàng hóa, dịch vụ

HÀM SX

• Các yếu tố đầu vào (Inputs): là nguồn lực bị hao phí


• Đất đai, tài nguyên thiên nhiên - R
• Lao động - L
• Vốn, tư bản - K
• Khoa học công nghệ - T
• Trình độ quản lý - M
• Các yếu tố đầu ra (Outputs): là kết quả thu được từ hoạt động sản xuất
kinh doanh
• Sản phẩm:
• hữu hình -> hàng hóa
• Vô hình -> dịch vụ

11/7/22 Quynh Nguyen 6


Lý thuyết về sản xuất

• Hàm sản xuất: là mối quan hệ kỹ thuật biểu hiện lượng


hàng hóa tối đa mà doanh nghiệp có thể sản xuất được từ
những kết hợp khác nhau của các yếu tố đầu vào với một
trình độ công nghệ nhất định.
• Hàm sản xuất tổng quát có dạng:
• Q = f (X1, X2,..,Xn)
• Trong đó: + Q: Sản lượng đầu ra.
• + X1, X2,..,Xn là các đầu vào
• Giả sử doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào vốn (K)
và lao động (L). Ta có hàm sản xuất:
• Q = f (K, L)
11/7/22 Quynh Nguyen 7
Lý thuyết về sản xuất

• Hàm sản xuất Cobb – Douglas:


Q = A.Ka.Lb
• Q là sản lượng đầu ra, K là vốn, L là lao động.
• A là một hằngsố
• Số mũ α và β là các hằng số cho biết tầm quan trọng tương ứng của vốn (K) và
lao động (L) với sản lượng đầu ra. Đồng thời chúng cũng thể hiện độ co giãn
của sản lượng đầu ra
• Tính (Q)’ theo K và L.
%DQ ¶Q K K
EK = = ´ = A.a.K a -1
.L b ´ =a
a b
%DK ¶K Q A . K .L
%DQ ¶Q L L
EL = == ´ = A. b .K .L ´
a b -1
a b
=b
% DL ¶L Q A.K .L
11/7/22 Quynh Nguyen 8
Lý thuyết sản xuất

11/7/22 Quynh Nguyen 9


Lý thuyết về sản xuất

SỰ CỐ ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ĐẦU VÀO

- Ngắn hạn (Short-run): là khoảng thời gian trong đó có ít nhất


một yếu tố đầu vào cố định.
- Dài hạn (Long-run): là khoảng thời gian trong đó tất cả các
yếu tố đầu vào đều biến đổi (không có yếu tố đầu vào cố định).
- Ngắn hạn và dài hạn phụ thuộc vào đặc thù của từng ngành
nghề cụ thể.

11/7/22 Quynh Nguyen 10


Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi (SX
trong ngắn hạn)
v Hàm sản xuất: Q = f (L)
v Tổng sản lượng (TP, Q) là toàn bộ lượng sản phẩm được sản xuất
ra khi cho kết hợp các yếu tố đầu vào với nhau.
v Năng suất bình quân (AP: average product) của một đầu vào biến
đổi là lượng đầu ra tính trên một đơn vị đầu vào biến đổi đó.
APL = Q/L
v Năng suất cận biên (MP: marginal product) của một đầu vào biến
đổi là lượng đầu ra tăng thêm khi sử dụng thêm một đơn vị đầu
vào biến đổi đó
MPL = ∆TP/∆L = ∆Q/∆L hoặc MPL = TP’ L = Q’ L
MPK = ∆TP/∆K = ∆Q/∆K hoặc MPK = TP’ K = Q’ K
11/7/22 Quynh Nguyen 11
Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi

• Một DN sản xuất quần áo chỉ sử dụng 2 đầu vào là lao


động (L) và máy khâu (K)
L K Q APL MPL
1 3 10 10 10
2 3 30 15 20
3 3 60 20 30
4 3 80 20 20
5 3 95 19 15
6 3 108 18 13
7 3 112 16 4
8 3 112 14 0
9 3 108 12 -4
10 3 100 10 -8

11/7/22 Quynh Nguyen 12


Hàm sản xuất với một đầu vào MP
biến đổi
ban đầuL

L Q MPL tăng sau đó


giảm
1 10 10 Q

2 30 20 112

3 60 30 108 Q
(TP)
4 80 20
5 95 15
6 108 13
7 112 4
8 112 0
9 108 -4 0
L
8 9
10 100 -8
11/7/22 Quynh NguyenHình 5.2: Đường tổng sản phẩm
13
Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi

• QUY LUẬT NĂNG SUẤT CẬN BIÊN GIẢM DẦN


• Năng suất cận biên của bất kỳ
một đầu vào biến đổi nào cũng
sẽ bắt đầu giảm xuống tại một
thời điểm nào đó khi mà có
ngày càng nhiều các yếu tố của
đầu vào biến đổi đó được sử
dụng trong quá trình sản xuất
(đầu vào kia cố định)

11/7/22 Quynh Nguyen 14


Hàm sản xuất với một đầu vào biến đổi

• QUY LUẬT NĂNG SUẤT CẬN BIÊN GIẢM DẦN

11/7/22 Quynh Nguyen 15


Mối quan hệ giữa sản lượng, năng suất bình
quân và năng suất cận biên
L K Q APL MPL
0 10 0 - -
1 10 10 10 10
2 10 30 15 20
3 10 60 20 30
Khi MPL > 0
4 10 80 20 20
5 10 95 19 15 L tăng thì Q tăng
6 10 108 18 13
7 10 112 16 4
8 10 112 14 0 MPL= 0, Qmax
9 10 108 12 -4
Khi MPL< 0
10 10 100 10 -8
L tăng thì Q giảm
11/7/22 Quynh Nguyen 16
Mối quan hệ giữa sản lượng, năng suất bình
quân và năng suất cận biên
L K Q APL MPL
0 10 0 - -
1 10 10 10 10
MPL > APL
2 10 30 15 20
3 10 60 20 30 L tăng → APL tăng
4 10 80 20 20
MPL = APL thì APLmax
5 10 95 19 15
6 10 108 18 13
7 10 112 16 4 MPL < APL thì
8 10 112 14 0
L tăng → AP L giảm
9 10 108 12 -4
10 10 100 10 -8

11/7/22 Quynh Nguyen 17


Q

100 Q

80 + MPL > 0, Q tăng

60 + MPL = 0, Q max
+ MPL < 0, Q giảm
40

20

APL0, MP L
L + MPL > APL →APL ­
MPmax
30 + MPL= APL →APL max
APmax
20 + MPL < APL →APL¯
10 APL
+ MPL luôn đi qua điểm
0 2 4 6 8 10 L cực đại của APL
11/7/22 MP
Quynh Nguyen
L 18
Chứng minh (bằng đại số)

APL → max khi và chỉ khi:


(AP)’ L = (Q/L)’ = 0
→ (Q’.L– Q.L’)/L2 =0
→ (MPL – APL)/L = 0
• Khi MPL > APL, (AP)’L> 0: L ↑→ APL ↑.
• Khi MPL < APL, (AP)’L< 0 : L ↑→APL ↓ .
• Khi MPL = APL, (AP)’L= 0: APL đạt giá trị cực trị (cực đại).

11/7/22 Quynh Nguyen 19


Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất
trong dài hạn)
v Hàm sản xuất: Q = f (K, L)

L
1 2 3 4 5
K
1 20 40 55 65 75
2 40 60 75 85 90
3 55 75 90 100 105
4 65 85 100 110 115
5 75 90 105 115 120

11/7/22 Quynh Nguyen 20


Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất
trong dài hạn)
• Đường đồng lượng K

Khái niệm: là
5
đường biểu thị những
kết hợp khác nhau của
các yếu tố đầu vào để 3
Q = 90
sản xuất ra cùng 2

lượng đầu ra.


2 3 5
0 L

11/7/22 Quynh Nguyen 21


Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất
trong dài hạn)
• Đường đồng lượng
L 1 2 3 4 5
K K
1 20 40 55 65 75 5

2 40 60 75 85 90
4
Q=90
3 55 75 90 100 105 2
3
4 65 85 100 110 115 Q=75
1

5 75 90 105 115 120 Q=55

0 1 2 3 4 5 L

11/7/22 Quynh Nguyen 22


Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất
trong dài hạn)
• Tính chất của đường đồng lượng
• Đường đồng lượng cũng tương tự như đường bàng quan nên
đường đồng lượng có các tính chất tương tự như đường bàng
quan:
• Mỗi đường đồng lượng đặc trưng cho một mức sản lượng.
• Đường đồng lượng càng xa gốc tọa độ thể hiện sản lượng
đầu ra càng lớn.
• Các đường đồng lượng không cắt nhau.
• Các đường đồng lượng dốc xuống dưới.
• Đường đồng lượng cong lồi so với gốc tọa độ.
11/7/22 Quynh Nguyen 23
K Khi di chuyển dọc theo đường đồng lượng
từ trên xuống dưới, ta có:

5 A A → B: ∆L = +1, ∆K= - 2
B → C: ∆L = +1, ∆K = - 1
2 C → D: ∆L = +1, ∆K = - 0,5

α B
3
1
1
C
2
0,5 1 D
1,5 Q = 90
1

0
2 3 4 5 L

11/7/22 Quynh Nguyen 21 24


Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất
trong dài hạn)
TỶ LỆ THAY THẾ KỸ THUẬT CẬN BIÊN

Tỷ lệ thay thế kỹ thuật cận biên (MRTS) của L đối với K là


lượng đầu vào K mà doanh nghiệp phải từ bỏ để đổi lấy một
đơn vị L tăng thêm mà KHÔNG làm thay đổi sản lượng đầu
ra:

MRTS = - DK/DL

11/7/22 Quynh Nguyen 25


Sản xuất với hai đầu vào biến đổi (sản xuất
trong dài hạn)
TỶ LỆ THAY THẾ KỸ THUẬT CẬN BIÊN
v Khi tăng thêm L thì sản lượng đầu ra sẽ tăng thêm một lượng là
DL.MPL
Khi giảm K thì sản lượng đầu ra sẽ giảm thêm một lượng là
DK.MPK
v Để Q không đổi: DL.MPL + DK.MPK = 0
DL.MPL = -DK.MPK
Þ MRTS = -DK/DL = MPL/MPK
v MRTS sẽ giảm dần dọc theo đường đồng lượng từ trên xuống
11/7/22 Quynh Nguyen 26
K
Đường đồng lượng
A
5

α B
3
C
2
D
1,5 Q = 90

0
2 3 4 5 L

11/7/22 Quynh Nguyen 24 27


Đường đồng lượng
K

A
K1 - Tại điểm A: MPL > MPK nên MRTSL/K lớn.
- Tại điểm B: MPL < MPK nên MRTSL/K nhỏ.
∆K

K2
∆L Q

L
0
L1 L2

11/7/22 Quynh Nguyen 28


Đường đồng phí

• Khái niệm: là tập hợp các kết hợp đầu vào khác nhau mà doanh nghiệp
có thể mua được với cùng một tổng chi phí.
• Giả sử doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào vốn (K) và lao động (L):
• Giá thuê một đơn vị vốn là r .
• Giá thuê một đơn vị lao động là w.
• Gọi C là tổng chi phí của doanh nghiệp, khi đó:
• → K.r là lượng tiền chi cho việc thuê đầu vào vốn.
• → L.w là lượng tiền chi cho việc thuê đầu vào là lao động.
• Đường đồng phí có thể viết dưới dạng phương trình sau:
C w
K.r + L.w = C K = - L
r r

11/7/22 Quynh Nguyen 29


Đường đồng phí
C w
K = - L
r r
K
Trong đó:
C/r
C
+ w: giá thuê một đơn vị đầu vào lao
động
+ r: giá thuê một đơn vị đầu vào vốn
+ L: số lượng đầu vào lao động
+ K: số lượng đầu vào vốn
+ C: ngân sách chi cho việc thuê hai
0 L
đầu vào K và L C/w

11/7/22 Quynh Nguyen 30


Đường đồng phí
K
v Khi tăng thêm L thì chi phí
sẽ tăng thêm một lượng là:
w.DL - ∆K

vKhi giảm K thì chi phí giảm ∆L

thêm một lượng là: r.DK


C
L
v Để chi phí không đổi: 0

• w.DL+ r.DK= 0 Độ dốc của đường đồng phí


w.DL= - r.DK
tagα = - ∆K/∆L = w/r
11/7/22
-DK/DL = w/r Quynh Nguyen 31
Lựa chọn đầu vào tối ưu

BÀI TOÁN 1: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ

Doanh nghiệp quyết định lựa chọn đầu vào (vốn và lao động) như
thế nào sao cho chi phí sản xuất nhỏ nhất (tối thiểu hóa chi phí)
để sản xuất ra một mức sản lượng đầu ra nhất định.

11/7/22 Quynh Nguyen 32


Lựa chọn đầu vào tối ưu

BÀI TOÁN 1: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ


Ví dụ: Doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất 100 chiếc bánh với giá 100
đồng/chiếc.
Câu hỏi: Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đầu vào vốn, bao nhiêu đầu
vào lao động để sản xuất ra 100 chiếc bánh với chi phí nhỏ nhất?

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí


π = TR - TC = P*Q - TC = 100*100 - TC
π = 10.000 - TC
π max TC min
11/7/22 Quynh Nguyen 33
Lựa chọn đầu vào tối ưu

BÀI TOÁN 1: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ


Ví dụ: Doanh nghiệp có đơn hàng sản xuất 100 chiếc bánh với giá 100
đồng/chiếc. Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đầu vào vốn, bao nhiêu
đầu vào lao động để sản xuất ra 100 chiếc bánh với chi phí nhỏ nhất?

Ta có:
+ DN có nhiều cách kết hợp K và L khác nhau miễn sao sản xuất được
100 chiếc bánh cho trước → có một đường đồng lượng (Q = 100).
+ Kết hợp hai đầu vào biến đổi (K và L): có vô số đường đồng phí, các đường
đồng phí song song với nhau vì có độ dốc như nhau.

11/7/22 Quynh Nguyen 34


Lựa chọn đầu vào tối ưu
BÀI TOÁN 1: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ
Để sản xuất mức sản lượng đầu ra K M
không đổi với chi phí thấp nhất,
chúng ta cần chọn điểm kết hợp MRTS = w/r
thỏa mãn hai điều kiện:
+ Điểm đó nằm trên đường đồng
Ke E
lượng cho trước.
+ Điểm nằm trên đường đồng phí A B
Q*
gần gốc tọa độ nhất.
Le C1 C2 C3 L

11/7/22 Quynh Nguyen 35


Lựa chọn đầu vào tối ưu
BÀI TOÁN 1: TỐI THIỂU HÓA CHI PHÍ

- Độ dốc đường đồng phí: - ∆K/∆L = w/r M PL w


=
- Độ dốc đường đồng lượng: MRTS =- ∆K/∆L=MPL/MPK M PK r

M PL M PK
= (1)
w r
- Điểm E thỏa mãn phương trình đường đồng lượng: Q = (K,L) (2)
- Từ (1) và (2) suy ra:

ìïMPL M PK
=
í w r
ïî Q = (K , L)

11/7/22 Quynh Nguyen 36


Lựa chọn đầu vào tối ưu
BÀI TOÁN 2: TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG
Doanh nghiệp quyết định lựa chọn đầu vào (vốn và lao
động) như thế nào để tối đa hóa sản lượng đầu ra với một
mức chi phí đầu vào cho trước.
+ Sản xuất với khoản chi phí cho trước: có một đường
đồng phí.
+ Vô số đường đồng lượng. Với mỗi hàm sản xuất sẽ có
một đường đồng lượng tương ứng.

11/7/22 Quynh Nguyen 37


Lựa chọn đầu vào tối ưu

Ví dụ: Doanh nghiệp có kinh phí là 100 triệu đồng đề đầu tư vào việc
sản xuất bánh và bán với giá P = 10 đồng/chiếc.

Câu hỏi: Doanh nghiệp sử dụng bao nhiêu đầu vào vốn, lao động để sản
xuất ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí cho trước (100 triệu)?

Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phí


π = TR - TC = P*Q - TC = 10*Q - 100
π= 10*Q - 100

π max Q max
11/7/22 Quynh Nguyen 38
Lựa chọn đầu vào tối ưu
BÀI TOÁN 2: TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG
Ví dụ: Doanh nghiệp có kinh phí là 100 triệu đồng đề đầu tư vào việc sản xuất
bánh và bán với giá P = 10 đồng/chiếc. DN sử dụng bao nhiêu đầu vào vốn, lao
động để sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất với chi phí cho trước (100 triệu)?
- Doanh nghiệp sản xuất với chi phí cho trước (C = 100) để thuê K và L:
+ K: với giá thuê đầu vào vốn là r Xây dựng được 01 phương trình
+ L: với giá thuê đầu vào lao động w đừờng đồng phí: K.r + L.w = C

- DN tìm cách kết hợp K và L để sản xuất được nhiều sản phẩm nhất:
Vô số đường đồng lượng. Với mỗi hàm sản xuất sẽ có một đường đồng
lượng tương ứng.
11/7/22 Quynh Nguyen 39
Lựa chọn đầu vào tối ưu
BÀI TOÁN 2: TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG

Với một mức chi MRTS = w/r


phí cho trước, để tối
đa hóa sản lượng đầu B
Ke E
ra, chúng ta cần chọn Q3 = 300
điểm kết hợp thỏa Q2 =200
mãn hai điều kiện: Q1 =100
Le C* L
+ Điểm đó nằm trên đường đồng phí cho trước.
+ Điểm nằm trên đường đồng lượng xa gốc tọa độ nhất.
11/7/22 Quynh Nguyen 40
Lựa chọn tối ưu
BÀI TOÁN 2: TỐI ĐA HÓA SẢN LƯỢNG
- Độ dốc đường đồng phí: - ∆K/∆L = w/r M PL w
=
- Độ dốc đường đồng lượng: MRTS =- ∆K/∆L=MPL/MPK M PK r

M PL M PK
= (3)
w r
- Điểm E thỏa mãn phương trình đường đồng phí:
K.r + L.w = C (4)
-Từ (3) và (4) suy ra:

ìï M PL M PK
=
í w r
ïîK.r + L.w = C
11/7/22 Quynh Nguyen 41
Ví dụ áp dụng 1

• Một hãng sử dụng hai đầu vào để sản xuất là vốn (K) và lao
động (L) với hàm sản xuất dài hạn Q = 2 K (L - 2). Biết
rằng hãng đã chi một khoản tiền là TC = 15.000$ để mua và
thuê hai yếu tố này với giá tương ứng PK = 600$ và PL =
300$.
• 1. Xác định hàm năng suất cận biên (MP) của K , L và tỷ suất
thay thế kỹ thuật biên giữa 2 yếu tố này (MRTS LK và MRTS
KL)
• 2. Tìm phương án kết hợp tối ưu giữa K và L và sản lượng tối
đa đạt được?
• 3. Nếu hãng muốn sản xuất 900 đơn vị sản phẩm.Tìm phương
án sản xuất tối ưu và chi phí tối thiểu?
• 4. Minh hoạ các kết quả trên lên đồ thị?

11/7/22 Quynh Nguyen 42


Đáp án

• 1. MPK = Q’(K) = 2L – 4
• MPL = Q’(L) = 2K
• MRTS L/K = MPL/MPK = 2K/(2L-4) = K/(L-2)
• MRTS K/L = MPK/MPL = (2L-4)/2K= (L-2)/K
• 2. Điều kiện để đạt sản lượng tối đa
• MPL/w = MPK/r hay 2K/300 = (2L-4)/600 (1)
• Và K.r + L.w = 15.000 hay K.600 + L.300 = 15000 (2)
• Từ (1) và (2) suy ra:
• 2K = L - 2
• 2K + L = 50
• Vậy K = 12, L = 26
• Sản lượng tối đa đạt được Q* = Q = 2 K (L - 2)= 576
11/7/22 Quynh Nguyen 43
Đáp án
K
• Nếu Q2 = 900 thì ta có
• 2K = L – 2
MRTS = w/r
• Q2 = 2 K (L - 2)= 900 F
15
• Suy ra L = 32, K = 15,
• TC2 = K.600 + L.300 = 18600 E
B
12 Q2 = 900
Q1 =576
C2 = 18600
C1 = 15000

26 32
L

11/7/22 Quynh Nguyen 44


4.2 Lý thuyết chi phí

v Các khái niệm chi phí


v Các chi phí ngắn hạn
v Các chi phí dài hạn (Kinh tế vi mô 2)

11/7/22 Quynh Nguyen 45


Các khái niệm chi phí

v Chi phí là toàn bộ những hao phí mà doanh


nghiệp phải chi ra để có thể mua được hoặc thuê
được các yếu tố đầu vào sản xuất mà doanh
nghiệp không có sẵn.
v Chí phí tài nguyên và chi phí bằng tiền
v Chi phí hiện và chi phí ẩn (chi phí cơ hội)
v Chi phí kế toán và chi phí kinh tế
Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí ẩn
v Chi phí chìm và chi phí ẩn
v Chi phí ngắn hạn và chi phí dài hạn
11/7/22 Quynh Nguyen 46
Lợi
nhuận
Lợi
kinh tế
nhuận
kế
Chi phí
DOANH toán DOANH
ẩn
THU Chi phí THU
kinh tế
Chi phí Chi phí
kế toán kế toán

11/7/22 Quynh Nguyen 47


Các chi phí ngắn hạn

TC,VC,FC
v Chi phí cố định (FC)-Fixed cost
Là những chi phí không thay đổi theo
sản lượng đầu ra
TC
v Chi phí biến đổi (VC)-Variable cost
Là những chi phí thay đổi cùng với
VC
sự thay đổi của sản lượng đầu ra
VC = 0 khi Q = 0
FC
v Tổng chi phí (TC)-Total cost
0 Q
TC = VC + FC
TC = FC khi Q = 0
11/7/22 Quynh Nguyen 48
Các chi phí ngắn hạn

Đặc điểm TC,VC,FC

qFC là đường nằm ngang


TC
qVC & TC dốc lên và
song song với nhau VC

FC

0 Q

11/7/22 Quynh Nguyen 49


P VC

11/7/22 Quynh Nguyen 44 50


Chi phí biến đổi và tổng sản phẩm
Q (bộ quần áo/ngày)
VC (1000đ/ngày)
MPL

VC

MC

MPL
MC

L (công nhân/ngày)
Q (bộ quần áo/ngày)
VC (1000đ/ngày)

Hình dạng của VC bắt nguồn Chúng ta thay L bằng chi phí
từ đường TP biến đổi VC

11/7/22 Quynh Nguyen 51


Chi phí bình quân

Chi phí cố định bình quân P MC


ATC
AFC = FC/Q
Chi phí biến đổi bình quân AVC
AVC = VC/Q
Tổng chi phí bình quân
ATC = TC/Q = FC/Q + VC/Q
ATC = AFC + AVC
AFC luôn dốc xuống về phía phải
AFC
AVC, ATC có dạng hình chữ U
Q

11/7/22 Quynh Nguyen 52


Giả sử doanh nghiệp sử dụng hai yếu tố đầu vào K, L. Trong ngắn hạn, đầu vào
K cố định, L thay đổi. Giá thuê lao động w = 10 $/công lao động

Số công lao
Số lƣợng Q Chi phí
L MPL Q động thuê thêm VC AVC
muốn tăng tăng thêm
(công LĐ)
1 1,0 1 1 1,00 10,00 10,00 10,00
2 1,5 1 2 0,67 6,67 16,67 8,33
3 2,0 1 3 0,50 5,00 21,67 7,22
4 3,0 1 4 0,33 3,33 25,00 6,25
5 1,4 1 5 0,71 7,14 32,14 6,43
6 1,0 1 6 1,00 10,00 42,14 7,02
7 0,5 1 7 2,00 20,00 62,14 8,88
8 0,2 1 8 5,00 50,00 112,14 14,02
9 0,1 1 9 10,00 100,00 212,14 23,57
11/7/22 Quynh Nguyen 53
Chi phí biến đổi bình quân

P
AVC

0 Q
Q1
11/7/22 Quynh Nguyen 54
L Q VC AVC FC AFC ATC

1 1 10,00 10,00 50,00 50,00 60,00


2 2 16,67 8,33 50,00 25,00 33,33
Giảm
3 3 21,67 7,22 Chỉ5t0ăn,0g0 16,67 1,67 23,89
0,59
4 4 25,00 6,25 50,00 12,50 18,75
5 5 32,14 6,43 50,00 10,00 16,43
6 6 42,14 7,02 50,00 8,33 15,36
7 7 62,14 8,88 50,00 7,14 16,02
8 8 112,14 14,02 50,00 6,25 20,27
Tăng Giảm
9 9 212,14 23,57 1, 8 6
5 0 ,00 5,56 1,19
29,13
11/7/22 Quynh Nguyen 50 55
P
ATC

AVC

P2
ATCmin

P1

AVCmin

AFC
0 Q
Q1 Q2

11/7/22 Quynh Nguyen 56


Chi phí cận biên
§ Chi phí cận biên (MC) là chi phí
P MC ATC
tăng thêm khi sản xuất thêm
một đơn vị sản lượng.
AVC
MC = ∆TC/∆Q = ∆VC/∆Q
MC = TC’ Q
MC = (VC + FC)’ Q
MC = VC’ Q + FC’ Q
AFC
MC = VC’ Q + 0
MC = VC’ Q Q

§ MC có dạng U và luôn đi qua các


điểm cực tiểu của ATC và AVC
11/7/22 Quynh Nguyen 57
P
MC

ATC

P1
ATCmin

0 Q
Q1

11/7/22 Quynh Nguyen 58


P
MC

AVC

P2

AVCmin

0 Q
Q2

11/7/22 Quynh Nguyen 59


P
MC ATC

AVC

P1
ATCmin

P2

AVCmin

0 Q
Q2 Q1 q1

11/7/22 Quynh Nguyen 60


Mối quan hệ giữa AVC, ATC và MC
P MC
ATC
v Khi MC < ATC thì ATC giảm

v Khi MC > ATC thì ATC tăng


AVC
v MC = ATC:ATCmin

v Khi MC < AVC thì AVC giảm

v Khi MC > AVC thì AVC tăng

v MC = AVC:AVCmin AFC

11/7/22 Quynh Nguyen 61


Mối quan hệ giữa AVC, ATC và MC
v MC đi qua ATCmin vàAVCmin
AVC = VC/Q, AVCmin → AVC’Q= 0
→ AVC’Q= (MC.Q – VC.Q’)/Q2 = (MC -AVC)/Q
•Nếu MC > AVC, AVC’Q> 0, Q tăng, AVC tăng. MC
kéo AVC lên
•Nếu MC < AVC, AVC’Q< 0, Q tăng, AVC giảm. MC
kéo AVC xuống
•Nếu MC = AVC, AVC’Q= 0, AVCmin. MC cắt AVCtại
điểm cực tiểu của AVC
v Chứng minh tương tự cho trường hợp ATC
11/7/22 Quynh Nguyen 62
4.3 Lý thuyết lợi nhuận

• Lợi nhuận là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và


tổng chi phí
p = TR – TC
p = P.Q – (TC/Q).Q
p = P.Q – ATC.Q = Q.(P –ATC)
• Trong đó:
+ P – ATC: lợi nhuận tính trên một đơn vị sản phẩm
+ ATC: tổng chi phí bình quân
+ P, Q: giá và sản lượng sản phẩm bán ra
11/7/22 Quynh Nguyen 63
4.3 Lý thuyết lợi nhuận
v Ý nghĩa
• Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh kết
quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh
• Mục tiêu kinh tế cơ bản của các doanh nghiệp là tối đa
hóa lợi nhuận

v Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận


• Quy mô sản xuất hàng hóa, dịch vụ
• Giá cả và chất lượng đầu vào
• Giá bán hàng hóa, dịch vụ
• Các hoạt động marketing và xúc tiến bán hàng

11/7/22 Quynh Nguyen 64


NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN
Bài toán tối đa hóa lợi nhuận
πQ = TR –TC
πQ max ó (π)’ Q = (TR – TC)’ = 0
(π)’Q ó TR’– TC’= 0
ó MR – MC = 0
ó MR = MC
v Nếu MR > MC thì (π)’Q> 0 tăng Q sẽ tăng p
v Nếu MR < MC thì (π)’Q< 0 tăng Q sẽ giảm p
v Nếu MR = MC thì (π)’Q= 0 Q là tối ưu, p max
11/7/22 Quynh Nguyen 65
NGUYÊN TẮC TỐI ĐA HÓA LỢI NHUẬN
TC, TR, p
TC

TR

FC

q1 q2 q3 Q
p
61
11/7/22 Quynh Nguyen 66
Ví dụ 1: Tính ATC, AVC, AFC và MC?

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8
TC 50 55 62 70 79 89 100 112 125
FC 50 50 50 50 50 50 50 50 50
VC 0 5 12 20 29 39 50 62 75
ATC - 55 31 23.3 19.8 17.8 16.6 16 15.6
AFC - 50 25 16.7 12.5 10 8.3 7.1 6.3
AVC - 5 6 6.6 7.3 7.8 8.3 8.9 9.3
MC - 5 7 8 9 10 11 12 13

11/7/22 Quynh Nguyen 62 67


Ví dụ 2: Một doanh nghiệp có:
TC = Q2 + 2Q + 100.

+ FC = TC (Q = 0) =
+ VC = TC - FC =
+ ATC = TC/Q =
+ AVC = VC/Q =
+ AFC = FC/Q =
+ MC = TC’Q =

11/7/22 Quynh Nguyen 68


Ví dụ 2: Một doanh nghiệp có:
TC = Q2 + 2Q + 100.
• Đáp số:
+ FC = TC (Q = 0) = 100
+ VC = TC - FC = Q2 + 2Q
+ ATC = TC/Q = Q + 2 + 100/Q
+ AVC = VC/Q = Q + 2
+ AFC = FC/Q = 100/Q
+ MC = TC’Q = 2Q + 2

11/7/22 Quynh Nguyen 69


Câu hỏi ôn tập chương 4
• Hãy nêu khái niệm về hàm sản xuất? Lấy ví dụ minh họa?
• Hãy chỉ ra quy tắc tối đa hóa sản lượng hoặc tối thiểu hóa chi phí trong ngắn hạn?
• Giải thích quy tắc “năng suất cận biên giảm dần”? Vẽ đồ thị và lấy ví dụ minh họa?
• Thế nào là đường đồng lượng? Đặc điểm của đường đồng lượng là gì? Vẽ đồ thị và lấy ví dụ
minh họa?
• Thế nào là đường đồng phí? Đặc điểm của đường đồng phí là gì? Vẽ đồ thị và lấy ví dụ minh
họa?
• Nêu khái niệm và công thức xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật biên?
• Nêu các khái niệm và công thức xác định tổng chi phí, chi phí cố định, chi phí biến đổi trong
ngắn hạn? Vẽ đồ thị minh họa?
• Nêu các khái niệm và công thức xác định tổng chi phí bình quân, chi phí cố định bình quân, chi
phí biến đổi bình quân trong ngắn hạn? Vẽ đồ thị minh họa?
• Nêu khái niệm và công thức xác định chi phí cận biên? Chỉ ra mối quan hệ giữa chi phí cận biên
và các đường tổng chi phí bình quân và chi phí biến đổi bình quân? Vẽ đồ thị minh họa?
• Lợi nhuận là gì? Các thức xác định lợi nhuận như thế nào? Vai trò của lợi nhuận đối với mỗi
hãng là gì? Chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng tới lợi nhuận?
• Hãy chỉ ra các tình huống có thể xảy ra trong ngắn hạn các hãng gặp phải? Dùng đồ thị để minh
họa?
• Vẽ đồ thị và minh họa các loại chi phí bình quân, chi phí cận biên trong dài hạn?
11/7/22 Quynh Nguyen 70
Bài tập vận dụng chương 4

• Bài 1: Hàm sản xuất trong ngắn hạn với một đầu vào biến đổi
X của một doanh nghiệp có dạng:
Q = 10X + X2 - 0,1 X3
• 1. Viết phương trình năng suất cận biên và năng suất trung
bình của X (MPX và APX)?
• 2. Sản lượng cực đại của doanh nghiệp trong ngắn hạn là bao
nhiêu? Khi đó doanh nghiệp phải sử dụng bao nhiêu đầu vào
X?
• 3. Ở mức sản lượng nào sẽ diễn ra hiện tượng năng suất cận
biên giảm dần ?
• 4. Ở mức sản lượng nào thì năng suất trung bình là lớn nhất?
• 5. Minh hoạ các kết quả trên lên cùng một đồ thị?

11/7/22 Quynh Nguyen 71


Bài tập vận dụng chương 4

• Bài 2: Hàm sản xuất ngắn hạn biểu hiện mối quan hệ
giữa năng suất lúa (Q) và lượng phân đạm X (đơn vị tính
kg/ha) được biểu diễn bằng phương trình sau: Q = 2.500
+ 25X - 0,1X2.
• 1. Viết phương trình năng suất cận biên và năng suất
trung bình của X (MPX và APX)?
• 2. Ở mức phân bón nào thì năng suất lúa đạt trị số cực
đại?
• 3. Nếu giá thóc PY = 4.000 đ/kg và giá đạm PX = 8.000
đ/kg thì mức bón đạm nào là tối ưu? Khi đó năng suất
lúa và lợi nhuận thu được bằng bao nhiêu?
11/7/22 Quynh Nguyen 72
Bài tập vận dụng chương 4

• Bài 3: Một hãng tồn tại trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo
có số liệu về sản lượng và chi phí như sau:

• 1. Hãy tính các trị số tương ứng của : FC;VC ; AFC ; AVC ; ATC;
MC và vẽ đồ thị các loại chi phí đó ?
• 2. Xác định các mức giá: hoà vốn, đóng cửa, có nguy cơ phá
sản của hãng ?
• 3. Nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 16$ thì sản lượng
tối ưu và lợi nhuận tối đa của hãng là bao nhiêu?
• 4. Nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 13$ thì hãng có
nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
11/7/22 Quynh Nguyen 73
Bài tập vận dụng chương 4

• Bài 4: Một doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo có hàm


tổng chi phí TC = Q2 + Q +100. (TC tính bằng $)
• 1. Viết phương trình biểu diễn các loại chi phí: VC ; TC ;
AFC ; AVC ; ATC và MC? Minh hoạ các loại chi phí đó lên
đồ thị?
• 2. Tìm mức giá và sản lượng hoà vốn của doanh nghiệp?
• 3. Khi giá bán sản phẩm trên thị trường là 5$, doanh
nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
• 4. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 37$, doanh nghiệp
nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá lợi
nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa đó?
11/7/22 Quynh Nguyen 74
Đáp án bài 1

1. Viết phương trình năng suất cận biên và năng suất trung
bình của X (MPX và APX)?
• MPx = (Q)’X = (10X + X2 - 0,1 X3)’ = 10 + 2X – 0,3 X2
• APX = Q/X = 10 + X – 0,1 X2
2. Sản lượng cực đại:
• Qmax khi MPx = 0
• Hay 10 + 2X – 0,3 X2 = 0 suy ra X = 10 khi đó Qmax = 100
• 3. MPx giảm dần sau khi: MPx đạt max
• MPx max khi (MPx) = 0
• Hay 2 – 0,6X = 0 suy ra X = 3,3
• Khi đó Q = 40,3
• 4. APx max khi (APx)’ = 0 hay 10 + X – 0,1 X2
11/7/22 Quynh Nguyen 75
Đáp án bài 2

• 1.Viết phương trình năng suất cận biên và năng suất trung
bình của X (MPX và APX)?
• + Phương trình năng suất cận biên: MPX = (Q)’X = (2.500 +
25X - 0,1X2)’X = 25 – 0,2X
• + Phương trình năng suất TB: APX = Q/X = (2.500 + 25X -
0,1X2)/X = 2.500/X + 25 - 0,1X
• 2. Ở mức phân bón nào thì năng suất lúa đạt trị số cực đại?
• Qmax khi (Q)’X = 0(điều kiện cần) và (Q)’’X < 0 (điều kiện
đủ)
• + (Q)’X = 0 ↔25 – 0,2X = 0 ↔ 0,2 X = 25 ↔X = 125
• + (Q)’’X = ( 25 – 0,2X)’X = - 0,2 < 0 (thỏa mãn)
• Vậy với mức bón 125 kg/ha thì năng suất suất cực đại
Qma x = 2.500 + 25×125 – 0,1×1252= 4062,5 kg/ha

11/7/22 Quynh Nguyen 76


Đáp án bài 2

3. Nếu giá thóc PY = 4.000 đ/kg và giá đạm PX = 8.000


đ/kg thì mức bón đạm nào là tối ưu? Khi đó năng suất lúa
thu được bằng bao nhiêu?
• Áp dụng quy tắc MPX = PX/PY ↔25- 0,2X =12/8= 1,5
↔0,2X = 23,5 ↔X*=117,5
• Vậy mức bón tối ưu là X* = 117,5 kg/ha
• Khi đó năng suất lúa là Q* = 2.500 + 25×117,5 –
0,1×117,52 = 4.057 kg/ha
• Vậy X* = 117,5kg/ha và Q* = 4.057 kg/ha

11/7/22 Quynh Nguyen 77


Đáp án bài 3

Q 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9
TC 17 27 40 51 60 70 80 91 104 120
FC 17 17 17 17 17 17 17 17 17 17
VC 0 10 23 34 43 53 63 74 87 103
AFC - 17 8.5 5.67 4.25 3.4 2.83 2.43 2.13 1.89
AVC - 10 11.5 11.3 10.8 10.6 10.5 10.6 10.9 11.4
ATC - 27 20 17 15 14 13.3 13 13 13.3
MC - 10 13 11 9 10 10 11 13 16

2. Giá hòa vốn PHV = ATCmin = 13$; Sản lượng hòa vốn QHV = 7
hoặc 8; P* = PE
+ Giá đóng cửa PĐC = AVCmin = 10$
+ Khoảng giá có nguy cơ phá sản: ATCmin> PNCPS> AVCmin
Hay 13$ > PNCPS> 10$
11/7/22 Quynh Nguyen 78
• 3. DN cạnh tranh hoàn hảo tối đa hóa lơị nhuận khi MC
= PE = 16. Theo bảng trên ta có Q*= 9
• TR* = PE ×Q* = 16×9 = 144
• TC* =120
• TPr(max) = 144 – 120 = 24
• Vậy Q*= 9 sản phẩm và TP r(max) = 24$
• 4. Nếu giá bán sản phẩm trên thị trường là 13$ thì hãng
có nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
• Nên tiếp tục sản xuất vì đó là mức giá hòa vốn

11/7/22 Quynh Nguyen 79


Đáp án bài 4

• 1.Viết phương trình biểu diễn FC, VC, AFC, AVC, ATC
và MC? Vẽ đồ thị minh họa?
• FC = 100; VC = Q2 + Q; AFC = 100/Q; AVC = Q+ 1; ATC = Q
+ 1 + 100/Q; MC = 2Q +1
• 2.Xác định mức giá và sản lượng hòa vốn của doanh
nghiệp?
• PHV = ATC min .
• Để ATC min thì (ATC)’Q = 0 (1) và (ATC)’’Q > 0
• (ATC)’Q = (Q + 1 + 100/Q)’Q = 1 – 100/Q2 = 0 suy ra Q =
10.
• Thay Q = 10 vào hàm ATC ta có ATCmin = 21.
• Vậy QHV = 10 sản phẩm; PHV = 21$
11/7/22 Quynh Nguyen 80
Đáp án bài 4

• 3. Khi giá bán sản phẩm trên thị trường là 5$, doanh
nghiệp nên tiếp tục sản xuất hay đóng cửa? Tại sao?
• + Giá đóng cửa PĐC = AVCmin = 1$
• + Khoảng giá có nguy cơ phá sản: ATCmin> PNCPS>
AVCmin
• Hay 10$ > PNCPS> 1$
• Nên khi giá thị trường là 5$, doanh nghiệp nên tiếp
tục sản xuất
• 4. Nếu giá thị trường của sản phẩm là 37$, doanh
nghiệp nên sản xuất bao nhiêu sản phẩm để tối đa hoá
lợi nhuận? Xác định lợi nhuận tối đa đó?
• MC=37 hay 2Q +1 = 37, suy ra Q* = 18, TP* = TR-TC=224
11/7/22 Quynh Nguyen 81

You might also like