You are on page 1of 33

ĐỀ ÔN TẬP KÌ 1

ÔN TẬP LUYỆN TỪ VÀ CÂU CUỐI KÌ 1 LỚP 2


Ôn tập về từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm
Ghi nhớ ví dụ
Từ chỉ sự vật : Người : ông bà, anh, em, học sinh, bác sĩ,…
là những từ chỉ người, Con vật: chim, gà, bò, hổ, …
con vật, cây cối, đồ vật.. Cây cối: dừa, bưởi, hoa hồng, hoa lan…
Đồ vật: cặp, tủ, chăn, đồng hồ,…
Từ chỉ hoạt động:
Của người: học, đi, chạy, giảng, múa, hát, vẽ,…
là những từ chỉ hành
Của con vật: bay, gầm, kêu, gáy, vồ …
động của người, con vật
Từ chỉ trạng thái:
Thái độ: giận, bình tĩnh, niềm nở, …
là những từ chỉ thái độ,
Tình cảm: yêu, ghét, quý, mến, thương,…
tình cảm, tâm trạng của
Tâm trạng: lo lắng, sợ hãi, vui sướng,…
con người hoặc tình
Trạng thái của sự vật: ngủ, thức, tỏa, mọc, lặn…
trạng của sự vật.
Từ chỉ đặc điểm, tính Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, đen láy, trắng tinh, xanh
chất: biếc, đỏ rực, vàng tươi, …
là những từ chỉ màu sắc, Kích thước: cao, thấp, rộng, hẹp, dài, ngắn, to, nhỏ,
kích thước, hình dáng, bé, khổng lồ, tí hon, mỏng, dày, …
tính tình, phẩm chất,… Hình dáng: vuông, tròn, cong, thẳng, gầy, béo, mập
của người và sự vật. mạp,…
Tính tình: hiền lành, dịu dàng, điềm đạm, nóng tính,…
Phẩm chất: giỏi, thông minh, tốt, xấu, ngoan, hư, chăm
chỉ, cần cù, thật thà, khiêm tốn, …
Một số từ chỉ tính chất khác: xa, gần, nhanh, chậm,
ồn ào, thơm, thối, chua, cay, ngọt, mặn, nặng, nhẹ, vắng
vẻ, đông đúc,…
1. Viết các từ vào cột thích hợp
gà chăm chỉ hiền lành phượng
đi chợ rau cải thợ lặn nức nở
vở làm bài đỏ bàn
máy vi tính ngốc nghếch kĩ sư mát rượi
ngủ say bình tĩnh bực tức chào
đá ôm thơm nồng hót
d) Từ chỉ đặc điểm,
a) Từ chỉ sự vật b) Từ chỉ hoạt động c) Từ chỉ trạng thái
tính chất

ÔN TẬP VỀ CÁC LOẠI CÂU


Ai là gì?
(cái gì, con gì, (có chứa từ ngữ chỉ sự vật)
cây gì)
Mẹ em là công nhân.
Ai là gì?
Chiếc bút mực là người bạn thân thiết của em.
Dùng để giới
Cá heo là một loài vật thông minh.
thiệu
Hoa hồng là vua của các loài hoa.
Ai làm gì?
(con gì) (có chứa từ ngữ chỉ hoạt động)
Ai làm gì? Mẹ em đang nấu cơm.
Con mèo bắt chuột.
Ai thế nào?
(cái gì, con gì, (có chứa từ ngữ chỉ đặc điểm,
cây gì) tính chất, trạng thái)
Ai thế nào? Mẹ em rất dịu dàng.
Cái ghế này rất cao.
Con chó nhà em rất khôn.
Những cây cau xanh tốt.
Bầu trời xanh ngắt.
Mặt trời tỏa ánh nắng rực rỡ.
2. Cho các câu sau, hãy phân loại xem chúng thuộc kiểu câu nào: (đánh
dấu x)
Trong mỗi câu, hãy gạch chéo / giữa bộ phận Ai Ai làm Ai thế
Ai là gì?
và bộ phận còn lại. gì? nào?
1) Em và các bạn / chơi kéo co. x

2) Bồ các là bác chim ri.

3) Bố mẹ dẫn em sang nhà ngoại chơi.

4) Giọng hát của cô trong trẻo.

5) Đó là cái khăn bố tặng em hôm sinh nhật.

6) Cái mỏ gà con như một quả ớt vàng cong cong.

7) Người bạn em thân nhất là Phương Anh.

8) Hoa hồng đỏ thắm như nhung.

9) Cô giáo đang giảng bài .

10) Thống và Nhất là đôi bạn thân.

11) Cún con chạy nhảy trong vườn.

12) Mái tóc của mẹ dài và mượt.


3. Đặt 3 câu theo các mẫu câu đã học:
- Nói về bố em:
Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?

- Nói về một con vật


Ai là gì?
Ai làm gì?
Ai thế nào?
4. Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm
1. Em là học sinh lớp 2/7. (=> câu Ai là gì?, Em là bộ phận Ai)
Mẫu: Ai là học sinh lớp 2/7?
2. Thầy Vinh là hiệu trưởng trường em.
………………………………………………………………………………
3. Xe máy là phương tiện đi lại chính ở Việt Nam.
………………………………………………………………………………
4. Các bạn ấy là những học sinh giỏi của lớp em.
………………………………………………………………………………
5. Chúng em trồng cây ngoài vườn trường.
………………………………………………………………………………
6. Mấy con chim hót líu lo trên cành.
………………………………………………………………………………
7. Con ngựa phi nhanh về phía trước.
………………………………………………………………………………
8. Thầy giáo hướng dẫn các bạn làm bài.
………………………………………………………………………………
9. Bố của em rất nghiêm khắc.
………………………………………………………………………………
10. Đôi mắt bạn ấy sáng ngời.
………………………………………………………………………………
11. Chú mèo lim dim đôi mắt.
………………………………………………………………………………
12. Bộ lông của chú mèo vàng óng và mượt mà.
………………………………………………………………………………
ÔN TẬP VỀ TỪ TRÁI NGHĨA
5) Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ ngữ sau và điền vào ô bên phải
1 đẹp thưởng
2 dài thắng
3 cao còn
4 béo(mập) dễ
5 to lạ
6 tròn vui vẻ
7 cong cuối cùng
8 lên kết thúc
9 trong xuất hiện
10 trái yên tĩnh
11 trước thông minh
12 trên đoàn kết
13 sáng siêng năng
14 ngày chậm chạp
15 trời bình tĩnh
16 nóng an toàn
17 hẹp đẹp đẽ
18 mềm lạc quan
19 khô gan dạ
20 đói chăm chỉ
21 vơi khéo léo
22 vui hiền lành
23 yêu bẩn thỉu
24 khen gọn gàng
25 nhiều yêu thương
26 nhanh dễ dãi
27 già thức
28 rách dày
29 nổi cũ
30 người lớn chua
31 đực mặn
32 trai đẹp
33 sống tốt
34 non ngoan
35 trẻ hiền
36 chín đen
37 xanh trong xanh
38 gốc khỏe
39 đã xa
40 tắt mưa
41 khổng lồ dịu dàng
6) Nối cặp từ trái nghĩa

a) ánh sáng 1. đau khổ g) sạch tinh 6. bình tĩnh


b) dãn (ra) 2. vùi dập h) lúng túng 7. căm ghét
c) vui sướng 3. co (vào) i) yêu quý 8. đáng ghét
d) nâng niu 4. xuất hiện k) đáng yêu 9. nhỏ nhen
e) tan biến 5. bóng tối m) độ lượng 10. bẩn thỉu
7) Điền từ trái nghĩa với từ gạch chân:
1. Dầm mưa dãi …………… 11. Xấu người ………… nết.
2. Lá lành đùm lá …………… 12. Trước …………… sau quen
3. Nói …………… quên sau 13. Trên kính …………… nhường
4. Lên rừng …………… biển 14.…………… ấm ngoài êm
5. Khôn nhà …………… chợ 15. Chân cứng đá ……………
6. Kẻ ……… người đi. 16. …………… thác xuống ghềnh
7. Hẹp nhà ………… bụng. 17. Làng trên xóm ……………
8. Việc nhỏ nghĩa ………… 18. Đêm tháng năm chưa nằm đã …………
9. Tuổi ………… chí lớn. ………… tháng mười chưa cười đã tối.
10. Gương vỡ lại ………… 19. Gần mực thì đen, gần đèn thì …………
8) Hãy chọn 1 cặp từ trái nghĩa và đặt 2 câu với 2 từ ấy.
Mẫu: thưởng / phạt
- Lan được bố thưởng vì đạt học sinh giỏi.
- Bình bị mẹ phạt vì nói dối.
…………… / ……………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………
…………… / ……………
………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………

ÔN TẬP VỀ DẤU CÂU

Dấu chấm . Đặt cuối câu kể. Sau dấu chấm phải viết hoa.

Dấu phẩy , Ngăn cách các từ ngữ trong câu, sau dấu phẩy không viết hoa.

Dấu chấm hỏi ? Đặt cuối câu hỏi. Sau dấu chấm hỏi phải viết hoa.
Đặt cuối câu bày tỏ sự ngạc nhiên, xúc động. Sau dấu chấm than
Dấu chấm than !
phải viết hoa.
9. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp:
a) Em bước vào lớp vừa bỡ ngỡ vừa thấy quen thân.
b) Tường vôi trắng cánh cửa xanh bàn ghế gỗ xoan đào nổi vân như
lụa.
10. Điền dấu thích hợp vào chỗ trống (dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm
hỏi)
a). – Bố ơi ◻ có phải biển Thái Bình Dương là biển lúc nào cũng thái bình
không ạ◻
- Sao con hỏi ngốc như vậy◻ Không còn câu nào khôn ngoan hơn để hỏi hay
sao◻
- Dạ có đấy ạ ◻ bố ơi ◻ biển Chết qua đời khi nào ạ◻
b) Gió thổi nhẹ◻ Nước lăn tăn ánh bạc◻ Mặt trăng tròn vành vạnh◻ sáng
long lanh.
c) Sáng sớm, mẹ dắt xe ra chợ bán hoa◻Ngày Tết, chợ hoa đông đúc◻ Hoa
đào ◻ hoa mai ◻ lay ơn ◻ thủy tiên là những loại hay được nhiều người lựa
chọn◻
BÀI TẬP TỔNG HỢP
1. Câu nào dưới đây được cấu tạo theo mẫu câu “Ai thế nào?”
A. Báo Hoa muốn qua sông.
B. Hà Mã kiếm ăn bên sông.
C. Hà Mã là con vật thông minh.
2. Dòng nào dưới đây gồm các từ chỉ phẩm chất của con người
A. Sách, ghế, kính.
B. Lẫm chẫm, dạy, múa.
C. Cao lớn, thông minh, cần cù.
D. Giỏi, thông minh, nhanh trí.
3. Trong câu “Em buộc cho búp bê hai bím tóc.” Từ chỉ hoạt động là:
A. em B. búp bê C. buộc D. hai bím tóc
4. Câu “Đôi mắt búp bê đen láy.” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
5. Từ nào nói về đặc điểm tính tình của một người?
A. tốt B. hiền C. ngoan D. Tất cả đều đúng
6. Câu “Em Nụ môi đỏ hồng, trông yêu lắm” được cấu tạo theo mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
7. Trong câu Bây giờ, Hoa đã là chị rồi.”, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi
“Ai”?
A. Bây giờ B. đã C. Hoa D. là chị rồi
8. Câu “Mái tóc của ông em bạc trắng” thuộc mẫu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai thế nào? C. Ai làm gì?
9. Câu “Chó tranh ngậm ngọc.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai thế nào? B. Ai là gì? C. Ai làm gì?
10. Gạch dưới từ chỉ đặc điểm của người và vật trong câu sau:
Mấy bông hoa vàng tươi như những đốm nắng đã nở sáng trưng trên giàn mướp
xanh mát.
11. Thêm hình ảnh so sánh vào mỗi từ dưới đây:
đen như than trắng như ………… nhanh như …………
đỏ như ………… xanh như ………… chậm như …………
12. Em hãy đặt câu hỏi cho bộ phận gạch dưới trong câu sau:
Hoa đưa võng ru em ngủ.

……………………………………………………………………….
13. Trong câu “Hai anh em đem hạt đào gieo bên mộ bà.” có từ chỉ hoạt động
là:
A. đem B. gieo C. đem, gieo D. Không có từ nào
14. Câu “Những con muỗm to xù, mốc thếch” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai làm gì? B. Ai là gì? C. Ai thế nào?
15. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau:
nhanh - ………… thưởng - ………… yên lặng - …………
16. “Mái tóc của ông em …” Không thể điền từ nào vào chỗ trống?
A. Bạc trắng B. Đen láy C. Hoa râm D. Đen nhánh
17. Từ nào hợp lý khi điền vào câu sau: “ Em bé có đôi bàn tay …”
A. to khỏe B. trắng hồng C. khỏe mạnh D. Cả 3 từ
18. Từ ngữ nào không hợp lý khi điền vào câu sau: “ Chị em có nụ cười …”
A. tươi tắn B. rạng rỡ C. duyên dáng D. Không có từ nào
19. Gạch chân từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau và đặt tên cho nhóm
từ:
a. Sách, vở, bàn ghế, bút mực, học sinh, bảng, ông bà, bồ câu, thỏ.
Là những từ chỉ.......................................................................
b. Chăm chỉ, ngoan ngoãn, thông minh, đẹp đẽ, quét nhà, trắng trẻo, xinh xắn.
Là những từ chỉ.............................................................................
20. Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:
a. Bác Hồ sống rất giản dị mộc mạc đơn sơ.
b. Bác chỉ lo cho dân cho nước.
c. Trong căn nhà của bác mọi thứ đều
21. Sắp xếp các từ sau thành câu có nghĩa và viết lại.
a. sống lâu/ Em/ bà/ mong/ cùng con cháu.
..........................................................................................................................
b. Ông/ người thầy giáo/ tôi/ đầu tiên/ của/ là.
..........................................................................................................................
ĐỀ SỐ 1
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau.

Chim chích bông

Chích bông là một con chim bé xinh đẹp trong thế giới loài chim. Hai chân xinh xinh bằng hai
chiếc tăm. Thế mà cái chân ấy rất nhanh nhẹn, được việc. Hai chiếc cánh nhỏ xíu mà xoải nhanh vun
vút. Cặp mỏ chích bông tí tẹo bằng hai mảnh vỏ trấu chắp lại. Thế mà quý lắm đấy. Cặp mỏ tí hon ấy
gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt. Nó khéo biết moi những con sâu độc ác nằm bí mật trong hốc cây
hay trong thân cây vừng mảnh dẻ, ốm yếu.

Chích bông tuy nhỏ bé nhưng ai cũng quý. Chẳng những chích bông xinh đẹp là bạn của trẻ em
mà chích bông còn là bạn của bà con nông dân.

TÔ HOÀI

Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp nhất và
làm bài tập:
Câu 1: Những từ nào sau đây miêu tả hai chiếc chân của chích bông?
A. xinh xinh, nhanh nhẹn
B. nhỏ xíu, nhanh vun vút
C. tí tẹo, nhanh thoăn thoắt
Câu 2: Những từ nào sau đây miêu tả hai chiếc cánh của chích bông?
A. xinh xinh, nhanh nhẹn
B. nhỏ xíu, nhanh vun vút
C. tí tẹo, nhanh thoăn thoắt
Câu 3: Cặp mỏ của chích bông đã làm những việc gì ?
A. gắp sâu trên lá, nhổ cỏ dưới mặt đất .
B. moi những con sâu trong hốc cây.
C. gắp sâu trên lá, moi những con sâu trong hốc cây.
Câu 4: Chích bông được mọi người yêu quý vì chích bông:
A. xinh xắn, siêng năng .
B. có ích đối với bà con nông dân .
C. xinh đẹp, nhanh nhẹn, có ích đối với bà con nông .
Câu 5: Em thấy chích bông trong chuyện là chú chim thế nào? Hãy ghi lại câu
trả lời của mình.
Câu 6: Câu “Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
Câu 7: Em hãy tìm và viết lại những từ chỉ đặc điểm trong câu sau:
“Cặp mỏ tí hon ấy gắp sâu trên lá nhanh thoăn thoắt.”
…………………….…………………………………………………………..
Câu 8: Đặt 1 câu với một từ chỉ đặc điểm mà em vừa tìm được ở câu 7.
…………………….…………………………………………………………
Câu 9: Tìm từ trái nghĩa với từ “nhanh”.
………………………………………………………………………………
Câu 10: Chọn từ ngữ thích hợp điền vào chỗ trống để tạo thành câu.
a/ Anh chị em phải …………………………………nhau.
b/ Con cháu phải ……………………………..……ông bà.
Câu 11: Sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành một câu:
a) Cuốn sách/ mẹ/ này/ đã
mua/./ .........................................................................................................................
B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm
I. Chính tả-Nghe viết (4 điểm): Ngôi trường mới (trang 50 SGK TV 2)
II. Tập làm văn (6 điểm):
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 4 đến 6 câu ) nói về một con vật
nuôi theo gợi ý dưới đây.
Gợi ý: - Đó là con vật gì?
- Con vật có đặc điểm gì đáng yêu về hình dáng, hoạt động?
- Tình cảm của em đối với con vật đó như thế nào?

ĐỀ SỐ 2
A. KIỂM TRA ĐỌC: 10 điểm
I. Đọc tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu (6 điểm): Đọc thầm mẩu chuyện sau.

Bông hoa đẹp nhất


Ngày mai là sinh nhật mẹ, Thu muốn tặng mẹ một món quà. Nhưng quà gì nhỉ?
Thu nhớ rồi: Mẹ thích hoa.
Thu bèn gieo hạt vào một cái cốc đựng đầy đất, tưới nước như ông nội vẫn làm
vì muốn tặng mẹ bông hoa tự trồng. Đêm ấy, Thu mơ những hạt giống đã nảy mầm,
thành cây, nở ra những đóa hoa tuyệt đẹp.
Sáng hôm sau, Thu dậy sớm, đến bên mẹ:
Chúc mừng sinh nhật mẹ! Con có quà tặng mẹ.
Nói rồi, Thu chạy đi lấy cái cốc đã gieo hạt. Nhưng cô bé ỉu xìu vì chẳng có bông
hoa nào.
* Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời phù hợp
nhất và làm bài tập:
Câu 1 (0,5 điểm). Thu đã làm gì để có quà tặng mẹ?
A. Đi tìm mua cuốn sách mẹ thích.
B. Đi tìm mua một bó hoa đẹp.
C. Gieo hạt trong cốc và tưới nước để cây ra hoa.
Câu 2. Vì sao Thu rất buồn khi định mang cái cốc đã gieo hạt đến tặng mẹ?
A. Vì cái cốc bị vỡ làm đôi.
B. Vì trong cốc không có bông hoa nào.
C. Vì bông hoa trong cốc đã bị gãy.
Câu 3 (0,5 điểm). Câu nói của mẹ: “Con là bông hoa đẹp nhất, là món quà
quý nhất của mẹ” có nghĩa là gì?
A. Con là món quà sinh nhật đáng giá hơn những bông hoa.
B. Con không cần thiết phải tặng hoa vào dịp sinh nhật.
C. Con rất xinh xắn, đẹp hơn những bông hoa.
Câu 4. Em đã từng làm món quà gì tặng cho bố mẹ hoặc người thân? Em có cảm
xúc như thế nào khi tặng món quà đó? Hãy viết câu trả lời của em.

Câu 5 Điền từ chỉ hoạt động vào từng chỗ chấm dưới đây cho thích hợp:
a. Rắc hạt giống để cho hạt giống mọc mầm, lên cây gọi là
…………………………………………………………………
b. Mầm cây nhô lên, nhú lên gọi là
…………………………………………………………………
Câu 6 . Trong câu: “Cô bé mơ những hạt giống đã thành cây, nở thành những
đóa hoa tuyệt đẹp.” có mấy từ chỉ sự vật?
A. 2 từ, đó là:
………………………………………………………………………
B. 3 từ, đó là:
………………………………………………………………………
C. 4 từ, đó là:
………………………………………………………………………
Câu 7 . Câu văn “Thu chạy đi lấy cái cốc đã gieo hạt.” thuộc kiểu câu nào?
A. Ai - là gì? B. Ai - làm gì? C. Ai - thế nào?
Câu 8: Sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành một câu:
- trải xuống/ cánh đồng/ Ánh nắng/ vàng
óng/./ .........................................................................................................................
Câu 8 .Viết một câu theo mẫu “Ai là gì?”để giới thiệu về bố hoặc mẹ của em.

B. KIỂM TRA VIẾT: 10 điểm

I. Chính tả- Nghe viết(4 điểm): Bé Hoa (trang 129 SGK TV2)
II. Tập làm văn: (5 điểm)
Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu kể về một thầy/ cô giáo của em dựa theo theo
gợi ý dưới đây:
● Cô giáo (thầy giáo) của em tên là gì?
● Cô (thầy) dạy em ở lớp mấy?
● Em thích nhất điều gì ở cô (thầy)?
● Tình cảm của em dành cho cô (thầy)?
ĐỀ SỐ 3
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Cô giáo lớp em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 60).
- Đọc khổ thơ 2 và 3.
- Trả lời câu hỏi: Những từ ngữ nào nói lên tình cảm của học sinh đối với
cô giáo?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Người thầy cũ
1. Giữa cảnh nhộn nhịp của giờ ra chơi, từ phía cổng trường xuất hiện một chú bộ
đội. Chú là bố của Dũng. Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ.
2. Vừa tới cửa lớp, thấy thầy giáo bước ra, chú vội bỏ mũ, lễ phép chào thầy:
- Thưa thầy, em là Khánh, đứa học trò năm nào trèo cửa sổ lớp bị thầy phạt đấy ạ !
Thầy giáo mình cười vui vẻ :
- À, Khánh. Thầy nhớ ra rồi. Nhưng...hình như hôm ấy thầy có phạt em đâu!
- Vâng, thầy không phạt. Nhưng thầy buồn. Lúc ấy, thầy bảo : "Trước khi làm việc
gì, cần phải nghĩ chứ! Thôi, em về đi, thầy không phạt em đâu."
3. Giờ ra chơi đã hết. Dũng xúc động nhìn theo bố đang đi ra phía cổng trường rồi
lại nhìn cái khung cửa sổ lớp học. Em nghĩ: "Bố cũng có lần mắc lỗi, thầy không
phạt, nhưng bố nhận đó là hình phạt và nhớ mãi. Nhớ để không bao giờ mắc lại nữa.
Theo Phong Thu
Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Bố Dũng đến trường làm gì?
a. Thăm các thầy (cô) giáo trong nhà trường.
b. Để gặp thầy chủ nhiệm của Dũng.
c. Để chào thầy giáo cũ của bố Dũng.
d. Để đưa Dũng đi học.
2. Khi gặp thầy giáo cũ, bố Dũng thể hiện sự kính trọng như thế nào?
a. Lấy mũ, lễ phép chào thầy.
b. Nhấc kính, chớp mắt ngạc nhiên rồi chào thầy.
c. Tươi cười, vui vẻ khi chào thầy.
d. Xúc động khi chào thầy.
3. Bố Dũng nhớ nhất kỉ niệm gì về thầy?
a. Trèo cửa sổ lớp bị thầy bắt gặp.
b. Thầy không phạt mà chỉ buồn.
c. Thầy khuyên “ trước khi làm việc gì, cần phải suy nghĩ”.
d. Tất cả các ý trên.
4. Câu “Chú tìm đến lớp của con mình để chào thầy giáo cũ” thuộc mẫu câu
nào?
a. Ai là gì?
b. Ai làm gì?
c. Ai thế nào?
d. Không thuộc các mẫu câu trên.

5. Em hãy điền từ có chứa “ng/gh” thích hợp vào chỗ trống:


Mùng 2 tháng 9 là một ……….. kỉ niệm đáng ………….. nhớ. Hà Nội tưng bừng
màu đỏ. Một vùng trời bát …………… cờ, đèn, hoa và biểu …………
6. Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên chữ in đậm:
Chào Mào đi học

Chăng ai như chú chào mào

Cứ vào lớp học thì thào chuyện riêng

Cái mu đội lệch nga nghiêng

Cái đầu nghĩ chuyện hao huyền ở đâu


7. Xác định từ loại trong câu sau (SV: sự vật; HĐ: hoạt động; ĐĐ: đặc điểm)

Cô tiên/ phất /chiếc quạt/ mầu nhiệm//

Từ chỉ …… /……../………../……………//

B. Kiểm tra viết: (10 điểm)


I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm)
Bài viết: Cô giáo lớp em (Khổ thơ 2 và 3).

II. Tập làm văn: (5 điểm)


Viết đoạn văn từ 5 đến 5 câu kể về ông hoặc bà của em. Theo các gợi ý sau
1. Em muốn viết về ông/ bà nội hay ông/ bà ngoại? Ông/ Bà em bao nhiêu tuổi làm
nghề gì?
2. Hình dáng và tính tình ông/ bà thế nào?
3. Tình cảm của ông/ bà đối với em và mọi người xung quanh như thế nào?
4. Em sẽ làm gì để luôn là đứa cháu ngoan hiếu thảo?

ĐỀ SỐ 4
A. Kiểm tra đọc: (10 điểm)
I. Đọc thành tiếng: (6 điểm)
Bài đọc: Cây sen đá
Trả lời câu hỏi: Trong truyện có mấy nhân vật? Họ là ai?
II. Đọc hiểu: (4 điểm)
Bài đọc: Cái trống trường em (SGK Tiếng Việt 2, tập 1, trang 41).
- Làm bài tập: Chọn câu trả lời đúng:
1. Bạn học sinh xưng hô, trò truyện như thế nào với cái trống?
a. Gọi tên, xưng hô và trò chuyện thân mật.
b. Xưng hô trò chuyện không thân mật.
c. Xem trống như một đồ vật không bổ ích.
d. Xem trống như món ăn tinh thần.
2. Tìm hai từ chỉ hoạt động của cái trống:
a. Mừng vui, lặng im.
b. Ngẫm nghĩ, gọi.
c. Nghiêng, vui.
d. Buồn, vang.
3. Tìm hai từ chỉ người có trong bài thơ:
a. Trống, em.
b. Trường, gió.
c. Mình, chúng em.
d. Giọng, bọn.
4. Vì sao các bạn học trò rất yêu quý cái trống trường
a. Trống gắn bó với các bạn.
b. Trống là vật sử dụng có ích trong nhà trường.
c. Trống là tài sản của nhà trường.
d. Tất cả các ý trên.
5. Gạch chân vào các từ chỉ hoạt động trong câu dưới đây:
a) Chăm mặc thử bộ quần áo làm cho mọi người bò lăn ra cười.
b) Mới quét xong nửa cái sân, em lại lấy sách ra đọc.
6. Sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành một câu:
- của/Lông/ chú mèo/ như nhung/ mềm
mại/. / .........................................................................................................................
.........................................................................................................................
B. Kiểm tra viết: (10 điểm)
I. Chính tả (Nghe – viết): (5 điểm) Cái trống trường em (Hai khổ thơ đầu)
II. Tập làm văn: (5 điểm) Viết đoạn văn từ 4 đến 5 câu giới thiệu về trường em
hoặc làng (xóm, bản, ấp, buôn, sóc, phố) của em. Có thể viết theo gợi ý sau:
- Trường em mang tên gì?
- Cảnh quan của trường em như thế nào?
- Thầy cô giáo trong trường như thế nào?
- Điều em thích nhất về trường em là gì? Tình cảm gắn bó của em về ngôi trường ra
sao?

ĐỀ SỐ 1

Phần 1: Trắc nghiệm Khoanh vào đáp án đúng:


Câu 1. Số liền trước của 39 là :
A. 40 B. 38 C. 92 D. 94
Câu 2. Kết quả của phép tính 26 + 7 là:
A. 96 B. 23 C. 43 D. 33
Câu 3. Số hình chữ nhất có trong hình bên là:
A. 9 B. 4
C. 5 D. 6

Câu 4. Cho phép tính 59 – 34 = 25, số bị trừ là:


A. 25 B. 34 C. 59 D. 95
Câu 5. Độ dài 1 gang tay của mẹ là:
A. 20 dm B. 2 cm C. 200 cm D. 20 cm
Câu 6. 6…. < 61
Số cần điền là:
A. 0 B. 2 C. 3 D. 9
Phần 2: Tự luận
Bài 1:

- Với 3 chữ số 4, 0, 6. Viết tất cả các số có 2 chữ số

………………………………………………………………………………………

Bài 2:
a) Điền dấu + ; - vào ô vuông
90 ….. 50……. 60= 100

16…...24……. 20 = 20
b) Tính nhẩm
11 + 28+ 9 =.............. 100-50-27=...........
27 + 45 – 45 =........... 78+22-67=............
Bài 3: Tìm 1 số biết rằng số đó cộng với 28 rồi cộng với 17 thì được kết quả là 82
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Bài 5: Hình dưới có

…… hình tam giác

…….hình tứ giác

Bài 6: Số kẹo của Lan là số nhỏ nhất có 2 chữ số giống nhau. Lan cho Hoa số kẹo
là số chẵn nhỏ nhất có 2 chữ số. Hỏi Lan còn bao nhiêu cái kẹo?
Tóm tắt:
Lan có:........................ cái kẹo
Lan cho Hoa:.................cái kẹo
Lan còn:.........................cái kẹo
Bài giải
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Câu 7: Kẻ thêm 1 đoạn thẳng để hình dưới có 3 tam giác, 3 tứ giác.


ĐỀ SỐ 2

Phần 1: Trắc nghiệm

Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D trước kết quả đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:

Câu 1 : Số 95 đọc là:

A. Chín năm B. Chín lăm

C. Chín mươi năm D. Chín mươi lăm

Câu 2 : Số liền trước của 89 là:

A. 80 B. 90 C. 88 D. 87

Câu 3 : Số lớn nhất có hai chữ số là:

A. 98 B. 99 C. 11 D. 10

Câu 4: 14 + 28 = ... Số cần điền vào chỗ chấm là:

A. 16 B. 28 C. 36 D. 42

Câu 5: Trong phép trừ: 56 – 23 = 33, số 56 gọi là:

A. Số hạng B. Hiệu C. Số bị trừ D. Số trừ

Câu 6:Số thích hợp để điền vào ô trống trong phép tính 98 – .... = 90 là:

A. 8 B. 9 C. 10 D. 7

Câu 7: 2dm 3cm = ...cm

A. 32 cm B. 23 cm C. 203 cm D. 230 cm

Câu 8: Hình bên có mấy hình tam giác?


A. 2 hình

B. 3 hình

C. 4 hình

Câu 9 : Trong một phép trừ, biết hiệu là số bé nhất có hai chữ số mà tổng

hai chữ số của nó bằng 6, số trừ bằng 68. Số bị trừ là:

A.73 B. 83 C. 53 D. 37

Phần 2: Tự luận

Bài 1: Đặt tính rồi tính

35+40 86-52 73-53 5+ 62

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Bài 2: Viết các số: 50 ; 48 ; 61 ; 58 ;73 ; 84 theo thứ tự từ lớn đến bé:

...........................................................................................................................................

Bài 3: Một băng giấy dài 96 cm, em cắt bỏ đi 26 cm. Hỏi băng giấy còn lại dài bao
nhiêu cm?

Bài giải

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................
……………………….......................................................................................................

Bài 5: Điền > = <

a. 45 - 24.....17 + 10 b. 32 + 16......20 + 28

24 + 35.....56 - 36 37 - 17......56 - 36

Câu 6:

a) Hình vẽ dưới đây có

……… điểm

………đoạn thẳng

..............hình tứ giác

b) Đọc tên các đoạn thẳng có trong hình:


……………………………………………
……………………………………………

ĐỀ SỐ 3:

Phần 1: Trắc nghiệm

Hãy khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.

Câu 1: Phép tính nào dưới đây có kết quả là 100?

A. 69 + 31 B. 70 + 20 C. 53 + 37

Câu 2: Các số 92, 67, 34, 81 xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:

A. 92, 81, 67, 34 B. 92, 67, 81, 34 C. 34, 81, 67, 92


Câu 3:

a) 50 cm = ... dm

A. 5 B. 50 C. 500

b) Bạn Bình học lớp 2 cao:

A. 11 cm B. 11dm C. 110 dm

Câu 4: Hình sau có:

A. 3 tứ giác

B. 4 tứ giác

C. 5 tứ giác

Câu 5: Số tròn chục liền trước của 99 là:

A. 98 B. 100 C. 90 D. 80

Câu 6: Hiệu của 24 và 12 là:

A. 36 B. 12 C. 33 D. 2

Phần 2: Tự luận

Câu 1: Điền số thích hợp vào ô trống

a. 32 + ..... = 65 b. .... + 54 = 87

c. 72 - 24 = … d. 35 + 43 < ..... < 90 - 10

Câu 2: Điền dấu +; - thích hợp vào chỗ chấm

15 ..... 5 ...... 2 = 12 17 .......3 ......11 = 3


Câu 3: Tìm một số biết rằng số đó cộng với 40 rồi trừ đi 30 thì được 20.

Bài giải

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................

Câu 4: Bạn Hà có số kẹo nhiều hơn 7 kẹo nhưng ít hơn 9 kẹo. Hỏi bạn Hà có mấy
viên kẹo ?

Bài giải

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................

ĐỀ SỐ 4:

Câu 1: Số nhà của Robot là số liền sau của 87. Số nhà của Robot là:

A. 85 B. 86 C. 87 D. 88

Câu 2: 8 + 25......25 + 8 Dấu thích hợp điền vào chỗ chấm là :

A. > B. < C. = D. không có

Câu 3: Khoanh vào chữ cái trước dãy số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn:

A. 98; 57; 73; 29 B. 57; 98; 73; 29


C. 57; 29; 73; 98 D. 29; 57; 73; 98

Câu 4: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống

Quân nặng 28kg, Vy nặng 25kg, Lan nặng 26kg.

a) Bạn Quân nhẹ nhất trong ba bạn ….

b) Bạn Vy nặng hơn bạn Lan…..

c) Bạn Vy nhẹ nhất trong ba bạn…..

Câu 5: Cho các hình dưới đây:

a) Đường thẳng là: ..............

b) Đường cong là: .................

Câu 6: Rót đầy hai ca từ một can chứa đầy nước.

Số nước còn lại là:......lít

Câu 7: 87-29=......

A. 35 B.59 C. 58 D. 60
Phần 2: Tự luận

Câu 1: Điền số

Câu 2: Dùng thước thẳng và bút nối 3 điểm thẳng hàng rồi đặt tên cho các điểm
và điền vào chỗ trống
…….. là ba điểm thẳng hàng.
…….. là ba điểm thẳng hàng.
…….. là ba điểm thẳng hàng.
…….. là ba điểm thẳng hàng

Câu 3: Kẻ thêm một đoạn thẳng để hình bên có 1 hình chữ nhật, 1 hình
tam giác và 2 hình tứ giác
Câu 4: Mai có 23 que tính, sau khi cho Ngọc một số que tính thì Mai còn 18 que tính.
Hỏi Mai đã cho Ngọc bao nhiêu que tính?

Bài giải

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................

……………………….......................................................................................................

You might also like