You are on page 1of 7

Trang 108 bảng

- Giá trị sản suất nông nhiệp ở tây nguyên


giai đoan 1995 –2000 có xu hương tăng...
- Gí trị sản xuất nông nghiệp của các tỉnh ở
tây nguyên đều tăng
+ Kon tum :từ ...đến...:tange gấp ..lần
+ Gia lai
+…..
-> tốc dộ tỉnh nào cao nhất
- gia strij sản xuất nông nghiệp của các tỉnh
tây nguyên

B)Tại sao ….trang 108 bảng 29.1


C) tính tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp
tây nguyên
Nhận xét tình tình phát triển công nghiệp ở
tây nguyên
Tỉ trọng công nghiệp xây dựng ở đông nam bộ lớn hơn so với NLNN
và dịch vụ (59,3% )
..........................
Cơ cấu kt của thành phố HCM năm 2002 ko đồng đều
(ngành nào cao nhất,nhì,ba)
-> TPHCM phát triển hai ngành NLNN và CNXD -> theo
hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa
1. Công thức tính tỉ trọng
Tỉ trọng trong cơ cấu (đơn vị %) = (giá trị thành phần: giá trị
tổng ) x 100%
2. Công thức tính tốc độ tăng trưởng:
Tốc độ tăng trưởng = ( giá trị năm sau: giá trị năm gốc) x
100%

Câu hỏi: Trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội, Tây
Nguyên có những thuận lợi và khó khăn gì?
Lời giải:
Thuận lợi:
- Đất đỏ ba zan màu mỡ , phân bố tập trung, thích hợp trồng
cây công nghiệp lâu năm.
- Khí hậu cận xích đạo thuận lợi cho việc phát triển các cây
cận nhiệt, hoa quả.
- Rừng chiếm diện tích lớn có nhiều gỗ quí, lâm sản có giá trị
- Trên các cao nguyên có nhiều đồng cỏ phát triển chăn nuôi
gia súc.
- Khoáng sản Bô xít có trử lượng lớn.
- Nguồn thuỷ năng dồi dào (Chiếm 21% trữ lượng thuỷ điện
của cả nước).
- Có nhiều tiềm năng du lịch sinh thái .
Khó khăn:
- Không tiếp giáp biển -> hạn chế xuất nhập khẩu hàng hoá .
- Đất đai dẽ bị xói mòn, lũ ống , lũ quét xảy ra trong mùa
mưa.
- Mùa khô kéo dài gây thiếu nước, dễ cháy rừng.
- Dân cư thưa , trình độ dân trí thấp -> Thiếu nhân lực, lao
động có kĩ thuật .
Câu hỏi :Cà phê được trồng nhiều ở vùng tây Nguyên vì:
- Tây Nguyên có diện tích đất badan lớn và khí hậu có mùa
mưa và mùa khô kéo dài thuận lợi cho việc trồng trọt, thu
hoạch và bảo quản.
- Có nhiều nông trường rộng lớn.
- Các loại cây khác ít được quan tâm phát triển.
- Cà phê là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao.

Câu hỏi:Đông Nam Bộ có sức thu hút mạnh mẽ đối với lao động cả
nước vì:
+ Dân cư tập trung đông đúc,người dân có nhiều kinh ngheeim ,lao
động lành nghề.
+ Vùng phát triển rất năng động, đầu tàu kinh tế của cả nước.
+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng công nghiệp hóa, cơ
cấu ngành nghề rất đa dạng => người lao động dễ tìm được việc làm,
thu nhập tương đối cao.
+ Tập trung nhiều khu công nghiệp, nhiều hoạt động dịch vụ thu hút
mạnh đầu tư của nước ngoài => nhu cầu về lao động rất lớn, nhất là
lao động có chuyên môn kĩ thuật, tay nghề giỏi.
+ Nhiều địa phương trong vùng có những chính sách ưu đãi thu hút
lao động, đặc biệt là lao động có chuyên môn kĩ thuật cao.
Câu hỏi :Nhờ những điều kiện thuận lợi nào mà Đông Nam
Bộ trở thành vùng sản xuất cây công nghiệp lớn của cả
nước?
Những điều kiện thuận lợi để Đông Nam Bộ trở thành vùng
sản xuất cây công nghiệp lớn của cả nước:
- Điều kiện tự nhiên:
+ Địa hình và đất: diện tích lớn đất ba dan, đất xám phân bố
tập trung thành vùng lớn trên địa hình thoải thuận lợi để
hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn.
+ Khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
+ Nguồn nước: hệ thống sông Đồng Nai và nguồn nước ngầm
cung cấp nước cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Điều kiện kinh tế - xã hội:
+ Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trồng, chăm
sóc cây công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật:
Đã hình thành nhiều cơ sở chế biến, góp phần nâng cao giá
trị nông sản, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng, nổi bật là hồ Dầu
Tiếng (hồ thủy lợi lớn nhất nước ta), hồ Trị An.
+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước
ngoài).
+ Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.
Câu hỏi :Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển
mạnh kinh tế biển?
Lời giải chi tiết:
Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển (phát triển
tổng hợp kinh tế biển) vì:
- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng
Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế =>
Phát triển giao thông vận tải biển.
- Các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) =>
Phát triển du lịch biển - đảo.
- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng
Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập
mặn ven biển => Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam các mỏ dầu Hồng
Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ) =>
Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.

TẢI VỀ

You might also like