You are on page 1of 2

TRIẾT HỌC

( Sản phẩm của trí tuệ )

Chương I: Khái luận về triết học và triết học Mac-Lenin


1. Khái niệm về triết học
a. Khái niệm triết học
- Triết học ra đời sớm cùng như đồng thời ở cả phương Đông và phương Tây vào khoảng thế
kỉ VIII - VI TCN
 Triết học phương Đông
- Triết học Trung Quốc: “triết” truy tìm bản chất của đối tượng nhận thức, là biểu hiện cao
nhất về trí tuệ, sự hiểu biết sâu sắc về toàn bộ thế giới, định hướng nhân sinh quan cho
con người
- Triết học Ấn Độ: tri thức dựa trên lí trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến
với lẽ phải
 Triết học phương Tây ( người Hy Lạp )
Philosophia: yêu mến sự thông thái
- Giải thích vũ trụ
- Định hướng nhận thức và hành vi của con người
- Khát vọng tìm kiếm tri thức của con người

Kết Luận
1. Triết học là hoạt động tinh thần bậc cao, 2. Triết học tồn tại với tính cách là một hình
là loại hình nhận thức có trình độ trừu tượng thái ý thức xã hội, triết học nào cũng có tham
hóa và khái quát hóa rất cao vọng xây dựng nên bức tranh tổng quan
nhất về thế giới và con người

Định nghĩa triết học bao gồm các nội dung sau:
1. Triết học là một hình thái ý thức xã hội
2. Khách thể khám phá của triết học là thế giới trong hệ thống chỉnh thể toàn vẹn của nó
3. Triết học giải thích mọi sự vật, hiện tượng tìm ra quy luật phổ biến nhất chi phối sự vận
động của thế giới
4. Tri thức triết học mang tính hệ thống, logic và trừu tượng về thế giới
5. Triết học là hạt nhân của thế giới quan ( đưa ra quan điểm, quan niệm chung nhất của con
người về thế giới )

TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN


- Triết học: Hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế giới và vị trí con người trong
thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên,
xã hội và tư duy

b. Nguồn gốc ra đời của triết học


- Nguồn gốc nhận thức
- Nguồn gốc xã hội
 Nguồn gốc nhận thức
- Triết học chỉ xuất hiện khi kho tàng trí thức của loài người đã hình thành vốn hiểu biết nhất
định, trên cơ sở đó tư duy con người đạt đến trình độ trừu tượng hóa, khái quát hóa cao
 Nguồn gốc xã hội
- Triết học ra đời khi nền sản xuất xã hội đã có sự phân công lao động ( lao động trí óc và
lao động chân tay )
- Lực lượng sản xuất phát triển, công cụ lao động đc cải tiến nảy sinh ra của cải dư thừa ->
dẫn tới chế độ tư hữu ra đời -> dẫn tới xã hội phân chia giai cấp -> tầng lớp tri thức bắt đầu
xuất hiện, những người xuất sắc có điều kiện, nhu cầu, năng lực hệ thống hóa các quan niệm
thành lí luận
c. Đối tượng nghiên cứu của triết học
- Thời kì cổ đại: (xã hội chiếm hữu nô lệ) triết học tự nhiên , bản thân nhà triết học đồng thời
là nhà khoa học và ngược lại
- Thời kì trung cổ: (xã hội phong kiến) nền triết học tự nhiên thay bằng nền triết học kinh
viện, triết học mang tính tôn giáo
- Thời kì phục hưng cận đại: Triết học tách ra thành các môn khoa học độc lập và tác động

You might also like