You are on page 1of 3

Chương I: Nhập môn triết học

I. Khái lược về triết học


a. Nguồn gốc của triết học
- Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ VIII đến VI TCN ( Phương Đông :
Ấn Độ, Trung Quốc, phương Tây : Hy Lạp)
- Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu thực tiễn bao gồm:
+ Nguồn gốc nhận thức: Ra đời khi tư duy của con người đạt đến một
trình độ nhất định, có khả năng khái quát hóa, trừu tượng hóa, hệ
thống hóa khối tri thức khổng lồ của nhân loại để xây dựng nên các
học thuyết, lý luận.
+ Nguồn gốc xã hội: Phân công lao động phát triển, lao động trí óc
tách khỏi lao động chân tay, chế độ công xã nguyên thủy bị thay thế
bởi chế độ chiếm hữu nô lệ. Vì vậy, từ khi ra đời, triết học- tự nó đã
mang trong mình tính giai cấp- nghĩa là nó phục vụ lợi ích của những
giai cấp, lực lượng xã hội nhất định.
b. Khái niệm triết học
- Ở TQ Triết- Trí- là sự hiểu biết sâu sắc của con người về toàn bộ thế
giới thiên- địa- nhân và định hướng nhân sinh quan con người ( kết
quả)
- Ấn Độ: Triết = Dar’sana ( chiêm ngưỡng)- hàm ý là tri thức dựa trên
lý trí là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người đến lẽ phải ( quá
trình)
- Hy Lạp: Triết = Philosophia- là yêu mến sự thông thái, vừa mang
nghĩa là giải thích vũ trụ, định hướng nhận thức và hành vi, vừa nhấn
mạnh đến khát vọng tìm kiếm chân lý con người ( phương pháp)
- Như vậy. Cả phương Đông và phương Tây, ngay từ lúc đầu triết học
đã là hoạt động tinh thần bậc cao, là loại hình nhận thức có trình độ
trừu tượng hóa và khái quát hóa rất cao biểu hiện khả năng nhận thức
đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách là một hình thái ý thức
xã hội.
c. Quan niệm của triết học
- Là hệ thống quan điểm lí luận chung nhất về thế giới và vị trí con
người trong thế giới đó, là khoa học về những quy luật vận động, phát
triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy

You might also like