You are on page 1of 3

Aspergillus Flavus

 Khả năng lây nhiễm vào các môi trường thực phẩm:
Nhiều mặt hàng nông sản rất dễ bị tấn công bởi một nhóm nấm mốc có khả
năng sinh độc tố mà gọi chung là, aflatoxin là loại độc tố nguy hiểm nhất bởi
những độc tính của nó lên người và vật nuôi. Aflatoxin được phát hiện lần đầu
vào năm 1960 trong đợt bệnh dịch tại Mỹ với hơn 100 000 con gà tây bị chết.
Nguyên nhân của dịch bệnh là do đậu trong thức ăn của gà nhiễm nấm mốc
Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus và độc tố của nấm này được đặt
tên là aflatoxin.

_Aflatoxin là chất độc được sản sinh ra như một chất chuyển hoá trong quá
trình trao đổi chất của nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus
trong thực phẩm và thức ăn gia súc. Aflatoxin là độc tố tích luỹ trong cơ thể
người và gia súc, là nguồn nguy cơ cao gây ung thư mạnh (nhất là ung thư gan
và tổn thương ở thận).
+ Dễ bị lây nhiêm trong thực phẩm:
- Những thực phẩm thường bị nhiễm Aspergillus flavus có thể: đậu phộng,
bắp, lúa mì, hạt bông,... Đặc biệt là lạc - thuộc loại hạt có dầu – rất phù hợp
cho sự phát triển của nấm mốc Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus
và sản sinh ra độc tố aflatoxin.
- Theo điều tra của trung tâm y tế dự phòng Thành phố Hồ Chí Minh trên 40
mẫu hạt có dầu và các sản phẩm liên quan như hạt lạc, vừng, hạt cà phê, đậu
phộng, da cá, hạt điều rang, dầu ăn, bột dinh dưỡng … cho thấy hàm lượng
Aflatoxin trong lạc cao hơn tiêu chuẩn 263 lần, còn trong kẹo lạc thì vượt
tiêu chuẩn 138 lần. Các loại bột dinh dưỡng cũng có nhiễm aflatoxin. Udod
và các đồng sự (năm 2002) báo cáo rằng 33% mẫu bắp từ các vùng khác
nhau của Nigeria bị nhiễm aflatoxin. Ngoài ra, còn rất nhiều các cuộc nghiên
cứu trên thế giới cho thấy tình trạng nhiễm mốc và aflatoxin nghiêm trọng
của nông sản, nhất là các nước có khí hậu nóng, khô như: Châu Phi, một số
nước Châu Á. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu qua Châu Âu đều bị kiểm
tra nghiêm ngặt tình trạng nhiễm mốc và aflatoxin.

+ Cách ngăn ngừa nhiễm Aspergillus Flavus:


Phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa sự phơi nhiễm với Aflatoxin là ngăn
chặn không cho loại nấm mốc Aspergillus Flavus phát triển trên các loại
nông sản, bằng cách kiểm soát chặt chẽ các quy trình từ trồng trọt, đến thu
hoạch và lưu trữ. Đất trồng trọt có thể được xử lý bằng một số loại vi khuẩn
như Bacillus subtilis hoặc nấm men, vì những loại này ức chế sự phát triển
của nấm Aspergillus flavus trong đất. Trong thu hoạch và lưu trữ, các bước
như: tạo sự thông thoáng, khô ráo, kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm; phơi sấy
nông sản, tránh không cho tiếp xúc với đất; chọn lựa để loại bỏ những hạt bị
hỏng, mốc trước khi chế biến... là tối quan trọng nhằm hạn chế sự lây lan,
phát triển của nấm độc và quá trình sản xuất độc tố.

Tài liệu tham khảo:


1:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/vi-sao-nam-aflatoxin-
trong-thuc-pham-moc-de-gay-ung-thu/
2: https://vjst.vn/vn/Pages/chitiettin.aspx?IDNews=2651&tieude=aflatoxin---
doc-to-nguy-hiem-gay-ung-thu-gan.aspx

You might also like