You are on page 1of 240

0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007

1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
THI CÔNG HOÀN THIỆN
CƠ BẢN
Ký mã hiệu : QP40
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 2/31

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 3/31

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác hoàn thiện công trình đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 1451:1998 Gạch đặc đất sét nung.


TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.
CXDVN 330 : 2004 Hộp kim định hình dùng trong xây dựng yêu cầu kỹ thuật .
và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
TCVN 7505-2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng - Lựa chọn và lắp đặt.
TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung.
TCVN 8256:2009 Tấm thạch cao – yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
TCVN 8652:2012 Sơn tường dạng nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật.
TCVN 9065:2012 Vật liệu chống thấm – Sơn nhũ tương bitum.
TCVN 9366-1:2012 Cửa đi, cửa sổ. Phần 1: Cửa gỗ.
TCVN 9366-2:2012 Cửa đi, cửa sổ. Phần 2: Cửa kim loại.
TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng.
TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 2: Công tác trát trong xây dựng.
TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 4/31

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH HOÀN THIỆN CƠ BẢN


Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 5/31

B. HƯỚNG DẪN

Công tác và các bước thi công Hình minh họa


1. XÂY TƯỜNG GẠCH (tham khảo thêm chi tiết tại QP41 - Quy trình xây tường gạch)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing để chuẩn bị
nguồn lực và lập biện pháp thi công phù hợp.

Bước 2: Búng mực trắc đạc định vị tường xây


- Búng mực định vị tường xây theo thiết kế, búng
mực chiều dày tường hoàn thiện.
- Búng mực chiều dày tường xây và chiều dày
tường tô lên trên sàn và trần.
- Yêu cầu phải búng đầy đủ 4 đường mực.

Bước 3: Khoan cấy thép râu, thép bổ trụ


- Khoan thép neo, bát liên kết giữa vách, cột bê
tông với tường xây, @500-600mm.
- Thép bổ trụ phải được khoan cấy trước khi tiến
hành xây. Chiều sâu thép khoan cấy cho bổ trụ
là 5d và không được nhỏ hơn 50mm. Chiều sâu
khoan cấy thép lanh tô đổ tại chỗ không được
nhỏ hơn 10d và không nhỏ 100mm
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 6/31

Bước 4: Xây hàng gạch định vị chân tường


- Gạch xây phải được tưới ẩm nhằm giảm khả
năng gạch hút nước của vữa, làm cho vữa giảm
tính liên kết.
- Tưới ẩm, quét hồ dầu lên nền bê tông tại vị trí
giáp hàng gạch chân tường (và vị trí tường gạch
tiếp xúc với bê tông - dầm, cột).
Xây hàng gạch chân tường
- Xây hàng gạch chân theo mực định vị trên nền
(mực phía trong).

- Đối với chân tường bao quanh hộp gen, chân


tường WC, chân tường hộp gain mái: nên đổ bê Xây mực phía trong ( mục ngoài là lớp tô)
tông chân tường cao khoảng 200mm ( tốt hơn
biện pháp xây gạch đinh) để tăng cường khả
năng chống thầm chân tường.

Chân tường wc đổ gờ bê tông (hoặc xây 5


hàng gạch đinh)
Bước 5: Xây tường
- Chiều cao mỗi đợt xây chỉ nên giới hạn khoảng
1,5m để chờ vữa đông kết, đồng thời tránh việc
gió có thể làm nghiêng mảng tường xây trong Tường xây đợt 2
quá trình chờ đông kết vữa.
- Sau khoảng 24h tiến hành xây tường đợt hai.
Tường xây đợt 1

- Căng dây lèo theo phương dọc, ngang để đảm


bảo tường xây thẳng đứng và thẳng hàng
- Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc
“trên ăn dây, dưới ăn mí”
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 7/31

Bước 6: Xây vị trí cửa, lỗ mở


- Tại vị trí ô cửa phải xây bằng gạch đặc hoặc có
bê tông thí hoặc đổ bổ trụ xung quanh để tăng
độ liên kết với kết cấu cửa sau này.
- Đà lanh tô khi đổ phái gối vào tường xây tối
thiểu 300mm.

Bước 7: Lanh tô, bổ trụ, đà giằng


- Đối với mảng tường dài, cao, dài phải có biện
pháp đổ bổ trụ, lanh tô.
- Chiều rộng bổ trụ, lanh tô phải bằng chiều dày
của tường.

Kết hợp với công tác M&E:


- Tại vị trí đặc lavabo, tủ kệ treo tường phải có bê
tông thí (hoặc tường xây gạch đinh) để liên kết.
- Bảo vệ sản phẩm của các công tác trước.
- Trong quá trình xây tường phải có biện pháp
bảo vệ các ống chờ M&E, tránh vữa, gạch vụn
rơi vào.

Bước 8: Xây chèn đầu tường


- Xây nghiên viên gạch tại đỉnh tường, được thực
hiện sau khi xây 24h (tránh hiện tượng vữa co
ngót làm hở đầu tường).
- Căng dây hoặc dùng thước nhôm kiểm tra độ
thẳng khi xây chèn đầu tường

Bước 9: Nghiệm thu, bảo dưỡng tường xây


- Nghiệm thu nội bộ trước khi nghiệm thu với
đơn vị tư vấn.
- Hồ sơ nghiệm thu: phải được thống nhất với
TVGS ngay từ đầu.
- Sau khi thi công: tưới nước lên bề mặt tường đã
xây xong, đảm bảo độ ẩm cần thiết.
- Thời gian bảo dưỡng: trong suốt 2 ngày sau khi
xây xong.
- Không được cắt đục tường để thi công hệ thống
điện âm tường trong thời gian bảo dưỡng.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 8/31

2. TÔ TƯỜNG (tham khảo thêm chi tiết tại QP42 - Quy trình tô tường)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra kích thước tô hoàn thiện và bản vẽ ốp
lát gạch vệ sinh để có biện pháp điều chỉnh
chiều dày tô (nếu cần) để đạt thẩm mỹ cho công
tác ốp lát sau này.

Bước 2: Ghém tường


- Ghém theo đường mực trắc đạc tô đã búng trên
sàn và trần.
- Các mốc trát được phân bố thành hàng trên
tường, khoảng cách 2-2.5m.
- Các mốc trát phải nhẵn mặt và có kích thước
5cm x 5cm, đúc bằng vữa xi măng.

Bước 3: Phối hợp kiểm tra công tác M&E âm


tường:
- Kiểm tra vị trí, khoảng cách., canh chỉnh các
box chờ.
- Công tác M&E âm tường phải đảm bảo được
hoàn tất, chèn vữa , đóng lưới và nghiệm thu
đầy đủ trước khi tô tường.
- Chèn kính vữa và đóng lưới đường M&E âm
tường tiếp giáp giữa gạch và kết cấu bê tông
trước khi tô. Lưới đóng rộng ra mỗi bên tối
thiểu 75mm.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 9/31

Bước 4: Tưới ẩm tường trước khi tô


- Tưới ẩm tường trước khi tô, tránh việc tường
hút ẩm làm mất nước lớp vữa tô

Bước 5: Tiến hành tô tường


- Tô tường theo thứ tự từ trên xuống, tránh được
việc làm bẩn tường xây khi tô.
- Chiều dày lớp tô thường từ 15-20mm.
- Đối với tô lên cấu kiện bê tông, phải quét lớp
keo hồ dầu đặt để tạo gai, tăng độ bám dính vữa
tô.
- Trải bạt chân tường trong quá trình tô để đảm
bảo vệ sinh vận giảm hao hụt vữa.

Bước 6: Tô cạnh cửa, góc tường


- Vị trí cạnh cửa bố trí cục ghém nhiều hơn để
tăng độ chính xác khi tô.
- Khi tô cạnh cửa nên sử dụng bay góc vuông để
tăng độ chuẩn xác.
- Sử dụng bay tô góc để rà lại các góc tường giúp
loại bỏ vữa thừa, làm cho góc tường vuông và
thẳng cạnh.

Bước 7: Cắt ron tường


Có 2 biện pháp tạo ron tường: sử dụng bay cắt
ron hoặc sử dụng ron nhựa.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 10/31

Bước 8: Kiểm tra, nghiệm thu tường tô và tưới


nước bảo dưỡng
- Phải thường xuyên kiểm tra trong quá trình thi
công và nghiệm thu ngay sau khi tô xong để dễ
dàng chỉnh sửa sai xót khi lớp vữa còn ướt.
- Vệ sinh vữa sau khi tô xong.

- Vệ sinh sạch sẽ sau khi tô xong, nhất là vị trí


chân tường, nơi dễ bị vữa hồ tô dính lại gây ảnh
hưởng đến công tác cán nền
- Tưới nước sau bảo dưỡng tường tô trong 3 ngày
sau khi tô, đảm bảo độ ẩm cần thiết.

3. CHỐNG THẤM (tham khảo thêm chi tiết tại QP43A - Quy trình chống thấm gốc xi măng,
QP43B - Quy trình chống thấm màng)
Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, chiều cao chống
thấm với chủng loại vật tư cụ thể.
- Nghiên cứu kỹ các chi tiết chống thấm đặc thù
của công trình: khe co giãn, móng máy, vách
hầm…
Bước 2: chuẩn bị và vệ sinh mặt bằng
- Vệ sinh, đục bỏ các gờ, ba vớ, các vết dầu mỡ
trên nền bê tông.
- Bề mặt phải khô ráo
- Lưu ý: Xung quanh khu vực chống thấm mái
bắt buộc phải có bệ bê tông chân tường cao tối
thiểu hơn 10cm so với lớp hoàn thiện sàn.
Bước 3: Kiểm tra các đường ống M&E
- Kiểm tra các đường ống ME đã được lắp đầy
đủ.
- Fill các ống xuyên sàn bằng vữa không co
ngót.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 11/31

Bước 4: Xử lý các góc cạnh tường


- Dùng vữa trám, làm tù các góc cạnh xung
quanh cổ ống

Bước 5: Quét chống thấm lớp 1


(hoặc lớp Primer)

Chống thấm gốc xi măng:


Quét chống thấm lớp 1
- Quét 1 lớp lên toàn bộ diện tích chống thấm ( gốc xi măng )

- Chân tường được quét cao 300mm hoặc theo


tiêu chí kỹ thuật của thiết kế.
Chống thấm màng:
- Quét lớp primer, đợi lớp primer se bề mặt thì
tiến hành dán chống thấm.
Bước 6: Gia cố cạnh tường, ống M&E
Chống thấm gốc xi măng:
- Dán lưới gia cố xung quanh chân tường, miệng
ống.
- Phủ thêm 2 lớp chống thấm lên các vị trí gia cố
lưới.
Xử lý cổ ống Gia cố góc tường
Chống thấm màng:
- Dùng Bitum mastic trám trét tăng bám dính và
gia cố xung quanh các miệng ống.
Bước 7: Quét chống thấm lớp 2
( Dán màng chống thấm)
Chống thấm gốc xi măng:
- Quét lớp chống thấm thứ 2 lên toàn bộ lớp 1

Chống thấm màng:


- Các lớp chống thấm giáp mí tối thiểu 50mm
- Nếu là màng nguội, dùng búa đóng dính và
miết để lớp chống thấm dính xuống sàn
- Nếu là màng nóng phải khò đủ lửa để tấm
bitum chảy  tăng kết dính với sàn bê tông.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 12/31

Bước 8: Ngâm nước. Kiểm tra lớp chống thấm


- Sau 24h hoàn thành lớp 2 (màng), xả nước vào
kiểm tra chống thấm
- Sau 1 ngày ngâm nước, kiểm tra khu vực phía
dưới xem có thẩm không?
- Chú ý kỹ những vị trí cổ ống, ống xuyên sàn.

Bước 9: Cán lớp bảo vệ


- Sau khi xả nước, phải có biện pháp cảnh báo
khu vực chống thấm cho đến khi cán nền bảo
vệ.
Cán nền bảo vệ
lớp chống thấm

Lót bạt bảo vệ


màng Bitum

4. CÁN NỀN (tham khảo thêm chi tiết tại QP44 - Quy trình cán nền, QP45C - Quy trình lát nền
nhà công nghiệp)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để


chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Cần chú ý:
o Cấu tạo và chiều dày các lớp vật liệu hoàn
thiện.
o Cao độ vị trí cửa , góc tường, phiễu thu sàn.

Bước 2: Trắc đạc, vệ sinh mặt bằng


- Khôi phục lại cao độ hoàn thiện chuẩn
+1000mm.
- Sử dụng bay, búa gỡ bỏ ba zớ trên nền.
- Vệ sinh mặt bằng thi công.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 13/31

Bước 3: Ghém nền


- Ghém nền dựa trên cote gửi trên tường kết hợp
với căng dây và máy lazer.
- Ghém theo điểm: chia nền theo từng điểm ghém
khoảng cách 2-3 m mỗi điểm (càng nhiều điểm,
độ chính xác càng cao). Áp dụng cho các mặt Ghém nền theo điểm
bằng nhỏ như căn hộ.
- Ghém theo dải: mỗi dải ghém là tập hợp nhiều
điểm ghém thẳng hàng, áp dụng cho các mặt
bằng rộng lớn như nhà xưởng, trung tâm thương
mại… nhằm tăng cưởng khả năng kiểm soát cao
độ cán nền tốt hơn.
Ghém nền theo dải

Bước 4: Ngiệm thu cao độ ghém nền

- Dựa trên bảng vẽ cán nền, kiểm tra cao độ từng


điểm ghém.
- Chú ý: việc nghiệm thu cao độ ghém nền rất
quan trọng, giúp giảm thiểu bị cháy cao độ,
giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí sau
này.
Bước 5: Hoàn chỉnh hệ thống M&E âm sàn
- Hoàn chỉnh, nghiệm thu các ống điện âm sàn
(nếu có).
- Hoàn thành công tác định vị, fill và chống thấm
các ống xuyên sàn.

Bước 6: Tưới ẩm sàn trước khi cán nền


- Tưới ẩm nền, hồ dầu liên kết đầy đủ trước khi
cán nền
- Tăng cường độ bám dính giữa lớp vữa và bê
tông nền tránh hiện tượng bộp nền

Bước 7: Cán nền


- Cán nền theo cao độ đã ghém.
- Khôi phục mực trục trên sàn sau khi nền khô.
- Kiểm tra tưới ẩm bảo dưỡng thường xuyên khu
vực nền vừa cán.
- Cảnh báo, bảo vệ nền vừa cán.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 14/31

5. TRẦN THẠCH CAO (tham khảo thêm chi tiết tại QP47A - Quy trình thi công trần thạch cao)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing được duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kết hợp và định vị bố trí thiết bị M&E âm trần
trên bản vẽ shopdrawing trần thạch cao.
- Định vị tấm bắt đầu ( start point ) – giống như
mặt bằng lát gạch.

Bước 2: Xác định cao độ trần


- Lấy dấu chiều cao trần bằng ống Livo hoặc tia
laser. Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần trên
vách hay cột.
- Thông thường nên vạch dấu độ cao ở dưới tấm
trần.
Định vị lên vách thạch cao Định vị lên tường

Bước 3: Cố dịnh khung viền tường


- Tùy thuộc vào loại vách, sử dụng khoan hay
búa đóng đinh để cố định thanh viền tường vào
tường hay vách.
- Tùy theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa
các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được
Đường định vị khung xương
vượt quá 300mm.

Bước 4: Phân chia lưới thanh chính và xác định


điểm treo ty
- Chọn phương của thanh chính phù hợp với
hướng bố trí của các điểm treo.
- Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo ty là
800 ÷ 1200mm.

Bước 5: Lắp đặt thanh chính


- Thanh chính được chọn tùy thuộc theo loại
mẫu trần chìm. Khoảng cách giữa các thanh
chính là 800 ÷1000mm (theo nhà sản xuất quy
định).
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 15/31

Bước 6: Lắp đặt thanh phụ


- Thanh phụ được lắp vào các thanh chính bằng
phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mỗi loại
mẫu.Khoảng cách tối đa giữa các thanh phụ là
406mm.
- Nếu trần giật cấp (theo thiết kế) phải căng dây
chỉnh các đầu xương phụ thẳng hàng.
Bước 7: Cân chỉnh khung
- Sau khi lắp đặt xong, cần phải điều chỉnh cho
khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật
phẳng.
- Khi hệ khung xương được lắp, phải căng dây
theo các phương: ngang, dọc, chéo để kiểm tra
mặt phẳng của cả hệ.

Bước 8: Lắp đặt tấm lên khung


- Liên kết tấm vào khung bằng vít, phải siết cho
đầu vít chìm vào mặt trong tấm, khoảng cách
các vít không quá 200mm ở phần ngoài biên
tấm và không quá 300mm ở phần trong mặt
tấm.
- Căng dây theo phương: ngang, dọc, chéo kiểm
tra mặt phẳng trần.
Bước 9: Xử lý lỗ vít, giáp mí
- Dùng băng keo lưới dán liên kết giữa các tấm
trần.
- Miết phẳng các lỗ bắt vít, các đường băng keo
lưới bằng vữa chuyên dụng.

Thi công trần nổi:


Các bước thi công trần nổi tương tự như thi
công trần chìm
Cần chú ý thêm:
- Ngoài công tác nghiệm thu độ phẳng (cao độ
khung ) cần phải nghiệm thu độ thẳng khung Khung trần nổi sau khi hoàn thiện khung
theo chiều dọc và ngang.

Trần nổi sau khi hoàn thiện tấm và thiết bị MEP


Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 16/31

6. LẮP CỬA NHÔM KÍNH - CỬA NHỰA (tham khảo thêm chi tiết tại QP49A - Quy trình lắp
đặt cửa nhôm kính – cửa nhựa)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.

Bước 2: Kiểm tra vị trí liên kết


- Kiểm tra ô chờ theo kích thước cao, rộng,
đường chéo và độ nghiêng mặt tường; gióng
thẳng các trục lắp đặt cửa giữa các tầng hoặc
giữa các cửa cùng tầng.

Bước 3: Kiểm tra vị trí liên kết


- Kiểm tra các lỗ khoan lắp đặt trên khung cửa.
- Khoan bổ sung nếu cần theo thực tế tại hiện
trường.

Bước 4: Lắp khung cửa


- Đặt cửa lên ô chờ, kê cạnh dưới sao cho thăng
bằng, cách mép tường đúng vị trí lắp đặt.
- Khoan thường theo vị trí lỗ số 1 và 2.
- Đặt vít lắp đặt vào 2 lỗ vừa khoan (chưa xiết
chặt vít).
Bước 5: Canh chỉnh khung đứng
- Đặt level lên cạnh đứng ở mặt phía trong hoặc
ngoài khung cửa để lấy độ thẳng theo hướng
trong – ngoài và tiến hành khoan tường theo lỗ
số 3 và số 4.
- Đặt lắp vào 2 lỗ vừa khoan (chưa xiết chặt vít).

Bước 6: Cố định khung đứng


- Đặt level lên cạnh đứng ở mặt phía trong lòng
khung cửa để lấy cân thẳng theo hướng trái -
phải bằng cách kê đệm kết hợp với xiết dần vít
số 1, 2, 3 và 4.
- Sau khi khung đã được cân thì xiết chặt vít lại.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 17/31

Bước 7: Cố định khung ngang


- Khoan tất cả các vị trí cần bắt vít còn lại.
- Đặt vít vào các lỗ mới khoan và chèn sơ bộ
(chưa xiết chặt các vít này).

Bước 8: Lắp hoàn chỉnh khung cửa


- Xiết chặt các vít lắp đặt và có kiểm tra các
cạnh khung cửa bằng thước level theo các
hướng: dọc - ngang, trái - phải, trong – ngoài.

Bước 9: Lắp cánh cửa


- Lắp và cân chỉnh cánh cửa.
- Nếu khe lắp đặt rộng quá 5 mm thì cần được
đắp trát bằng vữa xi măng – cát

Bước 10: Lắp cánh cửa


- Đậy các nắp vít lắp đặt, trám silicone cho
những lỗ bắt vít ở cạnh dưới.
- Đóng các tấm kính cố định.

Bước 11: Chèn foam


- Bơm foam kín dọc khe lắp đặt.
- Bóc băng bảo vệ mặt cửa bên ngoài nhà.

Bước 12: Lắp đặt phụ kiện


- Bóc băng bảo vệ profile ở mặt trong nhà.
- Lắp đủ các chi tiết phụ kiện.
- Thu dọn và bảo quản công cụ, dụng cụ theo
quy định.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 18/31

7. SƠN NƯỚC (tham khảo thêm chi tiết tại QP48 - Quy trình thi công sơn nước)

7.1 SƠN PHẲNG


Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing
- Nghiên cứu bản vẽ mặt đứng / mặt bằng hoàn
thiện tường /shopdrawing được phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra sự phân mảng màu, chủng loại sơn
trên từng diện.

Bước 2: Thi công bột trét


- Bột trét (hay putty, mastic…) là chất làm
phẳng bề mặt, được trộn đều với nước, và
khuấy với máy khuấy chuyên dùng. Tỉ lệ pha
trộn là 1 phần nước và 3 phần bột (theo khối
lượng). Bột trét phải tan đều, không còn lợn
cợn, ốc trâu khi thi công.

- Bột trét thường thi công bằng dao thép hoặc


dao nhựa
- Được thi công từ 1 đến nhiều hơn 2 lớp. Để
đảm bảo độ bền của màng sơn, không nên thi
công bột trét quá dày (thông thường là 3mm)

- Dùng thước nhôm cập cạnh khi thi công bột bả


sẽ cho cạnh sắc nét, thẳng hơn.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 19/31

Bước 3: Xả nhám
- Sau khi lớp bột trét thứ hai đã khô ( thường từ
12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm
phẳng bề mặt bột.
- Nên sử dụng giấy nhám số từ 180 đến 240 cho
tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt.

- Bo tròn cạnh tường góc lồi.một chút (1-2mm)


để hạn chế việc mẻ cạnh nhỏ thường hay xảy
ra và làm cho cạnh tường nhìn được thẳng hơn.

- Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám


o Sau khi xả nhám, trên bề mặt có rất nhiều
bụi, ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của
màng sơn.
o Sử dụng chổi, cọ quét sạch bụi bám trên bề
mặt tường, trần trước khi tiến hành sơn lót.

Bước 4: Kiểm tra và nghiệm bề mặt xả nhám


- KIỂM TRA bề mặt sau khi xả nhám TRONG
LÚC THI CÔNG
- Khi xả nhám nên dùng đèn pin để kiểm tra độ
phẳng bề mặt tường để khắc phục kịp thời.
- Kiểm tra kỷ những khu vực sau này sẽ lắp đèn
chiếu song song với bề mặt tường.
- Kiểm tra kỹ độ phẳng tường tại các box điện.
Bước 5: Sơn lót
- Sau khi làm vệ sinh và kiểm tra lại độ ẩm của
bề mặt bột trét, ta bắt đầu thi công hệ thống
sơn. Thời gian cách lớp tối thiểu cho mỗi lớp
sơn trang trí ( sơn nước) là 2h ở điều kiện nhiệt
độ bình thường
- Hệ thống sơn được thi công bằng cọ lăn (rulo),
cọ chổi hoặc súng phun. Thông thường súng
phun chỉ được thi công lớp sơn lót ở những
khu vực thông thoáng.
- Khi thi công bằng súng phun, thời gian sơn sẽ
nhanh hơn nhưng sẽ gây hao hơn, tao nhiều bụi
sơn, có thể gây ô nhiểm khu vực thi công.
- Sơn xong nên kiểm tra lại bằng đèn để hạn chế
tối đa những chỗ tường lồi lõm không đều mà
trước khi sơn lót không phát hiện ra được.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 20/31

Bước 6: Sơn phủ


- Trãi bạt bảo vệ các bề mặt khác trong quá trình
sơn.
- Thi công sơn bằng ru lô hoặc máy phun.
- Không được cho quá nhiều nước vào sơn (tối
đa 5%), nếu sơn quá loãng sẽ có hiện tiện bọt
khí trên bề mặt sơn.
- Sơn phủ lớp 2 sau khi sơn lớp 1 khô.

- Kiểm tra , dặm vá những vị trí chưa đạt chất


lượng
- Sơn lại những mảng sơn không đều cho đến
khi đạt yêu cầu.
- Dặm vá, sơn phết lại những vết nứt, xước,
bẩn… trên tường trần.

- Sử dụng băng keo dán tại vị trí giao 2 mảng


tường / 2 mảng màu khác nhau
- Nên sử dụng loại băng dính chuyên dụng cho
công tác hoàn thiện để tránh hư hại màng sơn.

7.2 SƠN GAI

Bước 1: Chuẩn bị, vệ sinh bề mặt tường tô


( tương tự như tường sơn phẳng)
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 21/31

Bước 2: Bả mastic
( có thể không bả tùy theo yêu cầu)

Bước 3: Xả nhám

Bước 4: Vệ sinh sau khi xả nhám

Bước 5: Tạo gai bằng máy phun


(mật độ gai phù hợp theo mẫu vật tư đã duyệt)

Bước 6: Sơn phủ


(2 lớp hoàn thiện)
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 22/31

8. ỐP LÁT (tham khảo thêm chi tiết tại QP45A - Quy trình ốp lát gạch, QP45B - Quy trình ốp
lát đá và QP46 - Quy trình chà ron)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ để chuẩn bị nguồn lực và
lập biện pháp thi công.
- Chú ý các chi tiết cấu tạo, chiều dày lớp vật
liệu hoàn thiện.
- Viên bắt đầu ( Start point): chọn viên bắt đầu
sao dễ dàng thi công và cho hạn chế cắt những
viên gạch quá nhỏ (không nhỏ hơn 1/3 kích
thước gạch) nhằm tăng tính thẩm mỹ.

Bước 2: Vệ sinh, định vị layout đá trên mặt bằng


- Vệ sinh nền chuẩn bị lát .
- Búng mực 2 đường vuông góc trên nền.
- Làm ẩm bề mặt nền để giảm khả năng hút
nước.
- Tưới 1 lớp nước hồ dầu để tăng cường khả
năng bám dính lớp vữa/keo với sàn bê tông

Bước 3: Định vị viên đầu tiên (Start point)


- Ốp lát viên gạch đầu tiên theo mực đã định vị.
- Căng dây để xác định cao độ, đoạn thẳng cần
lát.
- Sử dụng bay răng cửa để trải hồ dầu / keo theo
1 hướng để dễ canh chỉnh và không bị tụ khí
giữa các đường gân trải keo .
- Đặt viên gạch lên mặt vữa và dùng búa cao su
gõ định vị viên gạch đúng cao độ.
- Lưu ý phải phối hợp với M&E để cắt gạch tại
vị trí phễu thu sàn, điểm chờ thiết bị vệ sinh,
các đường ống âm tường.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 23/31

Bước 4: Thi công ốp lát đại trà


- Dựa theo dây nhợ định vị và viên đá chuẩn này
sẽ lắp các viên đá kế tiếp theo phát triển theo 2
phương theo đúng trình tự các bước nêu trên.
- Lát phần còn lại của sàn, sử dụng cữ nhựa tạo
ron để đảm bảo các đường ron đồng đều.
- Thường xuyên kiểm tra mặt bằng bằng thước li
vô và thước nhôm (độ dốc đối với nền vệ sinh)
để kịp thời điều chỉnh khi hồ dầu / keo còn ướt.
- Sử dụng ron nhựa chữa thập để kiểm soát độ
đồng đều của bề rộng ron gạch. Gạch chỉ được
chỉnh sửa trong thời gian nhà sản xuất vật liệu
lót nền quy định.

Bước 5: Kiểm tra


- Kiểm tra độ bằng phẳng của gạch lắp đặt bằng
thước thủy, thước nhôm, độ rỗng (bộp) của
gạch, kịp thời chỉnh sửa khi hồ dầu (keo) khi
còn ướt.

Bước 6: Chà ron, vệ sinh và bảo vệ


- Chà ron, vệ sinh sau khi hoàn tất lắp đặt theo
từng khu vực.
- Nên sử dụng bột chà ron chuyên dụng.
- Phải thực hiện bảo vệ sàn gạch ngay sau khi
vừa lát gạch xong lau sạch hết bụi, vết bẩn, hạt
vụn và phủ lên bề mặt tấm polyethylene, vải
bạt, bìa cứng hoặc tấm gỗ (nếu đi lại nhiều).
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 24/31

9. CỬA ĐI
9.1 CỬA GỖ (tham khảo thêm chi tiết tại QP49B - Quy trình lắp đặt cửa gỗ)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.
- Vị trí vít liên kết khung cửa gỗ vào tường trùng
với vị trí cục thí bê tông trên tường.

Bước 2: Kiểm tra kích thước hiện trường


Các sai số cho phép:
- Kích thước opening cửa (+-3mm).
- Chiều dày tường (+-2mm).
- Kiểm tra độ vặn của tường (ngã cạnh) (+-2mm).
- Kiểm tra độ vuông ke cạnh góc cửa (+-3mm/
cạnh).
Bước 3: Liên kết khung bao
- Tổ hợp khung bao trên mặt sàn phẳng.
- Liên kết khung đứng và khung ngang: đầu
mộng và lỗ mộng phải khít chặt,. nếu liên kết
bằng vít phải khoan mồi trước – tránh việc làm
nứt (toét) khung cửa.
- Liên kết khung bao vào tường tại đúng vị trí
trong shopdrawing (vị trí cục thí BT trong
tường), kiểm tra kỹ chiều sâu tắc kê, vít. Kiểm
tra độ thắng đứng, vuông ke cửa trước khi cố
định bằng nêm và siết vít.

Bước 4: Liên kết khung bao vào tường


- Liên kết khung bao vào tường bằng vít thép
D9/D10, vị trí và khoảng cách theo bản vẽ
shopdrawing.
- Vị trí vít liên kết phải trùng với vị trí cục thí bê
tông trên tường.
- Kiểm tra độ thắng đứng, vuông ke cửa trước
khi cố định bằng nêm và siết vít.
- Cố định và kiểm tra khung bên bản lề thẳng
đứng rồi mới liên kết cánh vào.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 25/31

Bước 5: Lắp bản lề vào cánh


- Bản lề phải đồng phẳng và khít với cánh.
- Vít liên kết phải chặt và phẳng.

Bước 6: Lắp cánh vào khung


- Đóng mở cửa để kiểm tra hoạt động của bản lề.
- Canh chỉnh khe hở giữa cánh và khung bên
khóa cho đều và phẳng, sau đó cố định khung
bên khóa còn lại bằng vít.

Bước 7: Lắp nẹp cửa


- Tiến hành lắp nẹp cửa sau khi đã canh chỉnh
cánh cửa và khung.
- Khoảng cách từ khung đến nẹp cửa phải đều
nhau theo bản vẽ ( thường là 15mm).
- Lên kết nẹp vào khung bằng đinh chỉ, khoảng
cách đinh chỉ là 200-250mm/ 1 đinh.

Bước 8: Lắp khóa, tay nắm… (hardware)


- Công tác lắp khóa được tiến hành sau khi
nghiệm thu lắp đặt cánh.
- Kiểm tra đóng mở khóa, vị trí liên kết.

Bước 9: Nghiệm thu, vệ sinh, bảo vệ cửa


- Sau khi lắp đặt xong, tiến hành canh chỉnh,
nghiệm thu rồi dán nilong bảo vệ bề mặt cửa.
- Mọi công tác defect liên quan đến cửa gỗ ít
nhiều đều không đạt chất lượng và thẩm mỹ
như ở xưởng. Do đó công tác lắp cửa gỗ
thường được thi công ở giai đoạn cuối của
công trình và phải đặt biết chú ý đến biện pháp
bảo quản, bảo vệ cửa gỗ.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 26/31

9.2 CỬA THÉP (tham khảo thêm chi tiết tại QP49C - Quy trình lắp đặt cửa thép)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.
- Vị trí vít liên kết khung cửa sắt vào tường
trùng với vị trí cục thí bê tông trên tường.

Bước 2: Kiểm tra kích thước hiện trường


- Kiểm tra kích thước tô tường so với kích thước
opening đã trong bản vẽ shopdrawing.
- Đánh dấu cao độ cửa theo mực trắc đạc +1000.

Bước 3: Lắp cánh vào khung


- Liên kết khung bao vào tường bằng vít thép
D9/D10, bu long nở hoặc bằng bát; vị trí và
khoảng cách theo bản vẽ shopdrawing.
- Vị trí liên kết phải trùng với vị trí cục thí bê
tông trên tường.
- Kiểm tra độ thẳng đứng, vuông ke cửa trước
khi cố định bằng nêm và siết bu lông.
- Cố định và kiểm tra khung bên bản lề thẳng
đứng rồi mới liên kết cánh vào.
- Lỗ vít liên kết trên khung phải được bịt kín
bằng nút cao su.

Bước 4: Lắp cánh vào khung


- Kiểm tra bản lề phải đồng phẳng và khít với
cánh.
- Vít liên kết phải là loại chống rỉ sét, được siết
chặt và phẳng mặt với bản lề.
- Đóng mở cửa để kiểm tra hoạt động của bản lề.
- Canh chỉnh khe hở giữa cánh và khung bên
khóa cho đều và phẳng, sau đó cố định khung
bên khóa còn lại bằng vít.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 27/31

Bước 5: Lắp khóa, tay nắm… (hardware)


- Công tác lắp khóa, door closer… được tiến
hành sau khi nghiệm thu lắp đặt cánh.
- Kiểm tra đóng mở khóa, vị trí liên kết.
- Đối với cửa chống cháy, sau khi nghiệm thu
lắp đặt; tiến hành bơm foam/chèn ron cao su
chống cháy vào khe giữa khung cửa và tường
(nếu có yêu cầu).

Bước 6: Bơm silicon, vệ sinh và bảo vệ


- Sau khi ngiệm thu lắp đặt, tiến hành bơm
silicon, vệ sinh cửa.
- Sau đó nghiệm thu tổng thể trước khi dán
nilong bảo vệ bề mặt cửa.

10. LAN CAN (tham khảo thêm chi tiết tại QP50 - Quy trình lắp đặt lan can)

Bước 1: Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing


- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Trường hợp lan can có kích thước chiều dài
hơn 3000 , số lượng module nhiều  nên cố
gắng điều chỉnh kích thước trên thực tế về
<3000 để tiết kiệm vật tư và nhân công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặc.

Bước 2: Định vị trụ lan can


- Định vị các vị trí của bản mã trên mặt bằng
dựa theo mực trục trắc đạc và cao độ đặt bản
mã theo mực cote 1000mm.
- Khoan lỗ bắt bu lông trên dầm bê tông.
- Sử dụng keo để cấy ti ren hoặc sử dụng tắc kê
đạn. Khi sử dụng keo để cấy ti ren phải nghiệm
thu độ sâu của lỗ khoan (thông thường là 100
mm) và vệ sinh lỗ sạch sẽ trước khi bơm keo.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 28/31

Bước 3: Lắp đặt trụ


- Lắp bản mã vào vị trí và bắt bu lông.
- Kiểm tra cao độ bản mã so với cote hoàn thiện,
kiểm tra lại độ thẳng của trụ inox bằng thước
livô.
- Sau khi cố định bản mã, phải cho cắt các đầu ti
ren để các đầu ti ren không nhú lên bề mặt
hoàn thiện sau này.
- Nếu dùng phương pháp hàn nối với phần đã
chôn cố định từ trước, nên chọn chất hàn cùng
chất liệu với phần chân đã chôn.

Bước 4: Lắp tay vịn


- Kiểm tra các phương đứng và phương ngang
của hệ lan can bằng thước livô
- Cố định tay vịn vào đầu trụ lan can.Thường thì
tay vịn bằng gỗ dùng vít cố định, tay vịn kim
loại dùng bu-lông (hoặc hàn argo) cố định.
- Sau khi kiểm tra tay vịn, trụ đã liên kết. Tiến
hành fill cố định bản mã bằng sika grout. Chú
ý vệ sinh sạch sẽ và tưới ẩm bê tông chân trụ
trước khi tiến hành fill sika grout.

Bước 5: Lắp kính


- Căn cứ theo sơ đồ lắp đặt, theo trình tự lắp đặt
tấm kính vào các chốt cố định. Kiểm tra và xiết
chặt lại.

Bước 6: Kiểm tra, vệ sinh, bảo vệ sản phẩm


- Đặt level lên cạnh đứng ở mặt phía trong, lên
tay vịn để kiểm tra đỗ thẳng đứng, ngang bằng.
- Kiểm tra, đảm bảo các mối hàn, ốc vít chặt
chẽ, đảm bảo các miếng đệm và tấm đỡ không
bị lộ ra ngoài
- Vệ sinh các bề mặt kính, ống tay vịn, trụ bằng
khăn mềm.
- Có biện pháp bảo vệ lan can khi thi công các
công tác tiếp theo.
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 29/31

11. LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH VÀ FIX FURNIURE

11.1 LẮP ĐẶT THIẾT BỊ VỆ SINH

Lắp khung bàn đá Lắp mặt đá

Lắp lavabo Lắp bồn cầu

Lắp vòi tắm, phễu thu Thiết bị vệ sinh hoàn chỉnh


Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 30/31

11.2 LẮP ĐẶT BẾP

Bước 1: Định vị kệ bếp Bước 2: Lắp đặt module kệ bếp

Bước 3: Kiểm tra độ thẳng đứng, ngang bằng Bước 4: Siết vít cố định kệ bếp vào tường

Bước 5: Định vị bàn bếp Bước 5: Lắp đặt từng modle bàn bếp

Bước 3: Kiểm tra, lien kết các module với nhau Bước 8: Lắp đặt bàn bếp, thiết bị
Ký mã hiệu QP40
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG HOÀN THIỆN
Ngày ban hành --/09/2016
CƠ BẢN Trang 31/31

11.3 LẮP ĐẶT TỦ QUẦN ÁO

Bước 1: Kiểm tra kích thước hiện trường Bước 2: Lắp dựng vách đứng

Bước 3: Lắp dựng các đợt ngang, module Bước 4: Kiểm tra độ nagng bằng, thẳng đứng

Bước 5: Khoan bắt bản lề Bước 6: Lắp dựng cánh tủ

Bước 7: Lắp tay nắm, phụ kiện Bước 8: Kiểm tra, hoàn thành
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
XÂY TƯỜNG GẠCH
Ký mã hiệu : QP41
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 2/15

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 3/15

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác ốp lát đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 1451:1998 Gạch đặc đất sét nung


TCVN 1450:2009 Gạch rỗng đất sét nung
TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 4/15

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH XÂY TƯỜNG GẠCH


Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 5/15

B. HƯỚNG DẪN

Cách thực hiện Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing để chuẩn bị nguồn
lực và lập biện pháp thi công phù hợp.

2. Chuẩn bị
2.1. Biện pháp thi công:

- Vận chuyển vật liệu (đường vận chuyển) và khu vực tập kết vật liệu; Bố trí nguồn lực (thợ
chính, thợ phụ);
- Bố trí máy trộn, chỗ trộn vữa, nguồn nước;
- Các lỗ chờ (đường ống nước, thông hơi, trang trí,…); Liên kết các khung cửa (nếu có);
- Nguyên tắc xây;
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
2.2. Kế hoạch

- Công tác nghiệm thu và thí nghiệm cần được chuẩn


bị chi tiết các yêu cầu kiểm tra để đạt được chất
lượng tốt. Kế hoạch này gồm các trách nhiệm của
mỗi bên, phương pháp kiểm tra, chỉ dẫn yêu cầu và
tần số nghiệm thu.
- Kiểm tra trong quá trình và cuối cùng của công tác
xây phải được chuẩn bị.
- Trước khi bắt đầu công tác xây, điều quan trọng đối
với các bên liên quan để lập kế hoạch và thoả thuận
về phương pháp xây thích hợp như tiêu chuẩn kỹ
thuật, chuẩn bị bề mặt, trình tự công việc.
- Phải làm một mô hình mẫu được sự chấp thuận của
Chủ đầu tư trước khi bắt đầu thi công đại trà.
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 6/15

2.3. Chuẩn bị vật tư

- Gạch xây phải đảm bảo yêu cầu về cường độ, quy
cách, tiêu chuẩn kĩ thuật như quy định và đảm bảo
chất lượng;
- Gạch phải xếp ngay ngắn trên palette và tập kết
đúng như quy định, không được tập trung quá nhiều
cùng 1 ô sàn nhằm giảm tải cho sàn.
- Gạch phải được làm ẩm để đảm bảo gạch không hút
nước của vữa xây
- Sử dụng viên gạch nửa (gạch demi) được sản xuất từ
nhà máy hoặc dùng máy cắt để cắt gạch.

- Cấp phối vữa xây phải được tư vấn giám sát và Chủ
đầu tư chấp nhận; Vật liệu làm vữa phải đảm bảo
yêu cầu kỹ thuật (có kết quả thí nghiệm); Phân loại
vữa xây tường trong và ngoài (nếu dùng vữa khác
nhau).
- Vữa và phụ gia phải có cường độ và tiêu chuẩn kỹ
thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế (có kết quả thí
nghiệm);
- Vữa phải được bảo vệ đủ độ ẩm khi tiếp xúc với
nhiệt độ.
- Xốp tạo đàn hồi đầu tường (nếu có yêu cầu) phải
đảm bảo yêu cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật
- Thanh nẹp góc (nếu có yêu cầu) phải đảm bảo yêu
cầu, tiêu chuẩn kỹ thuật

2.4. Chuẩn bị dụng cụ

- Bay, thước nhôm 2m, thước li vô 0.6/1.2m, dụng cụ


rà bộp, dây dọi, , thước ke góc, thước kéo 5m, máy
lazer…
- Chuẩn bị máy trộn.
- Chuẩn bị dụng cụ chứa và vận chuyển vữa xây.
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 7/15

2.5. Chuẩn bị mặt bằng

- Chuẩn bị bãi tập kết vật tư: bãi vật tư phải khô ráo,
sạch, thoát nước tốt, các vật liệu rời không đổ lẫn
lộn với nhau.
- Khu vực chứa xi măng phải được kê trên pallet và
có bạt che chắn khi cần thiết.
- Đường vận chuyển vật liệu phải sạch sẽ, gọn gàng.
- Nên bố trí khu vực trộn vữa khô tập trung để dễ
dàng kiểm soát cấp phối, sau dó mới chuyển tới từng
vị trí thi công để trộn vữa ướt.

- Búng mực định vị tường xây theo thiết kế, búng


mực chiều dày tường hoàn thiện.
- Búng mực chiều dày tường xây và chiều dày tường
tô lên trên sàn và trần.
- Yêu cầu phải búng đầy đủ 4 đường mực.

- Khoan thép neo, bát liên kết giữa vách, cột bê tông
với tường xây, @500-600mm.

- Kiểm tra, xử lý lỗi kết cấu trước khi xây.

2.6. Dàn giáo

- Dàn giáo phải đảm bảo ổn định, đúng yêu cầu kĩ


thuật an toàn, chịu được trọng lượng của người, vật
liệu và vữa xây.
- Lưới che chắn khi xây trên cao.
- Có biện pháp gông neo dàn giáo trên cao tránh gió
giật.
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 8/15

3. Yêu cầu kỹ thuật và trình tự khi xây


3.1. Yêu cầu:

Về vật liệu:
- Gạch xây phải có cường độ, kích thước theo yêu cầu thiết kế.
- Bề mặt gạch xây phải sạch sẽ, độ đồng màu và có độ ẩm cần thiết.
- Xi măng phải đúng chủng loại theo thiết kế.
- Nước trộn vữa phải sạch.
- Cát xây phải đáp ứng các yêu cầu quy định theo TCVN 7570:2006.
- Vữa dùng trong khối xây phải có mác và các tiêu chí kĩ thuật thoả mãn yêu cầu thiết kế và các
quy định trong tiêu chuẩn TCVN 4459:1987.
Thông số kỹ thuật yêu cầu:
- Mạch vữa ngang: chiều dày trung bình của mạch vữa ngang là 12 mm. Chiều dày từng mạch
vữa ngang không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm.
- Mạch vữa đứng: chiều dày trung bình của mạch vữa đứng là 10 mm, chiều dày từng mạch vữa
đứng không nhỏ hơn 8 mm và không lớn hơn 15 mm. Các mạch vữa đứng phải so le nhau ít
nhất 50 mm.
- Tường phải thẳng, đều. Bề mặt phẳng.
- Kích thước ô cửa phải đúng, không nghiêng ngã.
- Góc cạnh phải vuông ke.
- Khoảng cách thép (hoặc bát) neo: 5 hàng gạch xây hoặc mỗi 500-600mm.
- Chân tường nhà vệ sinh: xây 5 hàng gạch đinh hoặc đổ gờ bê tông cao 150-200mm.
- Tường đôi: 5 hàng xây dọc, 1 hàng gạch quay ngang.
- Tường biên: xây 1 hàng gạch đinh chân tường.

Chất lượng lanh tô, bổ trụ, bê tông thí:


- Đúng vị trí, kích thước như thiết kế.
- Bề mặt không phình, không rỗ.
- Mác bê tông không được nhỏ hơn 20 MPa hoặc theo
thiết kế quy định cụ thể.
- Lanh tô, bổ trụ, bê tông thí phải có chiều rộng bằng
với chiều dày tường xây, chiều dài và chiều cao tuỳ
theo từng vị trí và thiết kế quy định. Bảng thống kê chi tiết lanh tô, bổ trụ
- Chiều sâu khoan cấy thép bổ trụ không được nhỏ
hơn 5d và không nhỏ 50mm.
- Chiều sâu khoan cấy thép lanh tô đổ tại chỗ không
được nhỏ hơn 10d và không nhỏ 100mm.
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 9/15

Chất lượng khối xây:


- Phải đúng vị trí, hình dáng, kích thước.
- Phải đặc chắc, mạch vữa đều, được miết gọn.
- Phải thắng đứng, bề mặt phẳng và sạch.
- Độ lệch hàng khối xây trên chiều dài 10 m so với
phương ngang: 10mm
- Độ gồ ghề trên bề mặt thẳng đứng khối xây (phát
hiện khi kiểm tra bằng thước 2 m): 5mm.
3.2. Trình tự xây:

- Tưới ẩm, quét hồ dầu lên nền bê tông tại vị trí giáp
hàng gạch chân tường (và vị trí tường gạch tiếp xúc
với bê tông - dầm, cột).
- Xây hàng gạch chân theo mực định vị trên nền (mực
phía trong).

- Trải bạt ni lông dưới chân tường giữ cho sàn bê tông
sạch sẽ, tiết kiệm vữa hao hụt hoặc vệ sinh nền chân
tường ngay sau khi xây.

- Đối với tường ngoài phải xây bằng gạch đinh ở 1


hàng chân tường.
- Đối với tường WC phải xây bằng gạch đinh ở 5
hàng chân tường (nếu chân tường đổ gờ BTCT thì
không cần xây gạch đinh).
- Đối với tường đôi: cứ 5 hàng gạch xây dọc thì có 1
hàng gạch ngang (xây câu).
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 10/15

- Căng dây lèo theo phương dọc, ngang để đảm bảo


tường xây thẳng đứng và thẳng hàng
- Khi xây tường gạch phải đảm bảo nguyên tắc “trên
ăn dây, dưới ăn mí”
- “Trên ăn dây” có nghĩa là cạnh trên của viên gạch
phải theo sát dây căng, vị trí của dây căng thường
cao hơn cạnh viên gạch nửa lằng một ít để cho dây
có thể rúng động theo mặt ngang, khi bị võng cũng
dễ phát hiện.
- “Dưới ăn mí” có nghĩa là cạnh dưới của viên gạch
phải thẳng đều với cạnh trên của viên gạch ở lớp
dưới.
- Câu gạch (bắt mỏ) liên kết giữa 2 góc tường theo
tình tự: 1 hàng phương này 1 hàng phương kia tại
góc vuông và 1 hàng phương này 3 hàng phương kia
tại ngã 3.
- Khi tạm ngừng xây phải để gạch bắt mỏ.

- Kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng tường trong


suốt quá trình xây, thường 5-6 hàng/ lần để kịp thời
chỉnh sửa khi vữa chưa khô.
- Sai số cho phép theo chiều dài là 10mm, theo chiều
cao là 5mm.

- Xây tường chia thành 2 đợt theo chiều cao:


o Đợt 1: xây tường cao khoảng 1,5m (vừa tầm
công nhân đứng thao tác trên sàn BT)
o Đợt 2: xây sau đợt 1 khoảng 24h (sau khi đợt
1 đông chắc).
Tường xây đợt 2

Tường xây đợt 1


Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 11/15

- Đối với mảng tường dài, cao, dài phải có biện pháp
đổ bổ trụ, lanh tô.
- Chiều rộng bổ trụ, lanh tô phải bằng chiều dày của
tường.
- Thép bổ trụ phải được khoan cấy trước khi tiến hành
xây. Chiều sâu thép khoan cấy cho bổ trụ là 5d và
không được nhỏ hơn 50mm. Chiều sâu khoan cấy
thép lanh tô đổ tại chỗ không được nhỏ hơn 10d và
không nhỏ 100mm.
- Chú ý: nên tận dụng bê tông thừa của kết cấu chính
để thi công cho lanh tô, bổ trụ. Như vậy sẽ đảm bảo
mác yêu cầu và thiết kiệm chi phí.

- Tại vị trí ô cửa phải xây bằng gạch đặc hoặc có bê


tông thí hoặc đổ bổ trụ xung quanh để tăng độ liên
kết với kết cấu cửa sau này.
- Đà lanh tô khi đổ phái gối vào tường xây tối thiểu
300mm.

Kết hợp với công tác M&E:


- Tại vị trí đặc lavabo phải có bê tông thí để liên kết
- Bảo vệ sản phẩm của các công tác trước.
- Trong quá trình xây tường phải có biện pháp bảo vệ
các ống chờ M&E, tránh vữa, gạch vụn rơi vào.

Xây chèn đầu tường:


- Xây nghiêng viên gạch tại đỉnh tường, được thực
hiện sau khi xây 24h (tránh hiện tượng vữa co ngót
làm hở đầu tường).
- Căng dây hoặc dùng thước nhôm kiểm tra độ thẳng
khi xây chèn đầu tường
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 12/15

- Trám bít lỗ gạch câu ngang mặt tường ngoài nhà,


tránh nước thấm vào trong theo lỗ gạch

- Đối với chân tường bao quanh hộp gen, chân tường
WC, chân tường hộp gain mái: nên đổ bê tông chân
tường cao khoảng 200mm ( tốt hơn biện pháp xây
gạch đinh) để tăng cường khả năng chống thấm chân
tường.
- Xây tường hộp gain nên xây cao tới trần bê tông để
tránh hiện tượng mùi hôi bị hút ngược trở lại các
phòng.

- Tường parapet tốt nhất nên được đổ bằng BTCT.


- Nếu tường parapet xây gạch, chân và đỉnh tường
nên đổ lớp bê tông đà giằng để tránh hiện tượng nứt
tường.

4. Vệ sinh sau khi xây xong


- Phải vệ sinh bề mặt tường sau khi vừa xây xong, nếu
không vữa sẽ đông cứng, về sau rất khó làm sạch,
gây khó khăn cho công tác tô sau này.

5. Bảo dưỡng khối xây


- Trong khi thi công: phải thường xuyên vệ sinh bề
mặt gạch, mạch vữa, kết thúc ca làm phải tưới nước
giữ ẩm.
- Sau khi thi công: tưới nước lên bề mặt tường đã xây
xong, đảm bảo độ ẩm cần thiết.
- Thời gian bảo dưỡng: trong suốt 2 ngày sau khi xây
xong.
- Không được cắt đục tường để thi công hệ thống điện
âm tường trong khoảng thời gian bảo dưỡng.
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 13/15

6. Nghiệm thu:

- Nghiệm thu nội bộ trước khi nghiệm thu với đơn vị


tư vấn.
- Danh mục kiểm tra (xem Theo IITP-HT-01- Xay
tuong ).
- Hồ sơ nghiệm thu: phải được thống nhất với TVGS
ngay từ đầu.

7. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa
Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa
7.1 Không kiểm tra kết cấu trước khi xây:
- Rất khó đục BT sau khi đã xây tô xong - Kiểm tra cấu kiện bê tông đã đổ và đưa ra
tường. giải pháp khắc phục.
- Khi đục bê tông bị cấn thép, phải xây sửa lại - Đục chỉnh sửa bê tông cấu kiện trước khi
tường hoặc tô trát dầy thêm…. ảnh hưởng tiến hành công tác xây tô.
đến tiến độ và chi phí.

7.2 Mặt bằng thi công bừa bãi, không vệ sinh sau khi thi công

- Mặt bằng mất vệ sinh. - Tiến hành dọn dẹp vệ sinh, sắp xếp lại mặt
bằng.Bỏ xà bần vào bao, tập kết đúng nơi
- Dễ gây tai nạn lao động.
quy định.
- Vữa hồ chết sẽ ảnh hưởng công tác cán nền
- Thường xuyên yêu cầu đội nhóm vệ sinh mặt
sau này, hao hụt vật tư.
bằng thi công.
- Ảnh hưởng tới tâm lí làm việc và quan điểm
- Quy hoạch mặt bằng thi công và giám sát
chất lượng của toàn công trường.
việc thực hiện.
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 14/15

7.3 Trộn vữa không đúng cấp phối yêu cầu

- Khối tường xây không chắc chắn, dễ sập - Có nguồn nước sạch
ngã, nguy hiểm đến tính mạng công nhân và đúng vị trí, ổn định,
hình ảnh công ty. dễ sử dụng.
- Kiểm soátvà thay lưới
sàng cát không đạt
chuẩn.
- Thường xuyên kiểm
tra quá trình trộn vữa.
Nên trộn tập trung và
có dán bảng cấp phối
để dễ kiểm soát.
7.4 Không tưới ẩm khi xây tường
- Gạch thiếu ẩm sẽ hút nhiều nước của vữa - Bố trí người tưới ẩm gạch trước khi thi công.
hồ, gây nứt, mất độ bám dính, dễ bong tróc. - Trong quá trình thi công phải kiểm tra độ ẩm
cần thiết của gạch.
- Bảo dưỡng tường sau khi thi công.
- Giám sát thường xuyên kiểm tra.

7.5 Mạch vữa không đầy, không thẳng


- Khối xây không đảm bảo liên kết, chất lượng - Kiểm tra dây dọi, dây văng ngang.
kém.
- Thường xuyên kiểm tra việc miết mạch vữa
- Nhìn không đẹp mắt. (không quá 5 hàng gạch).
Ký mã hiệu QP41
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
XÂY TƯỜNG GẠCH Ngày ban hành 15/09/2016
Trang 15/15

7.6 Trộn vữa trực tiếp trên sàn bê tông

- Gây mất vệ sinh - Yêu cầu đội thi


chung. công trộn và chứa
hồ trong máng.
- Ảnh hưởng đến
công tác cán - Tốt nhất là nên tập
nền. trung khu vực trộn
lại để dễ dàng
kiểm soát, sau đó
chuyển đến khu
vực thi công.
7.7 Đà lanh tô không đủ độ neo vào tường
- Gây nứt hoặc sập mảng tường trên đầu cửa - Đọc kỹ bản vẽ và
phân loại kích thước
cửa để chọn đà lanh
tô phù hợp.
- Thể hiện rõ kích
thước lanh tô từng
loại cửa trong bản vẽ
shopdrawing.
- Tăng cường kiểm soát
trong quá trình xây.

7.8 Chèn đầu tường quá sớm, đầu tường ngả ra ngoài

- Gây nứt đầu tường tại vị trí tiếp giáp sàn BT. - Chỉ được chèn đầu tường sau khi xây 24h.
- Đầu tường ngả ra  tô dày  tốn vật tư - Căng dây khi chèn đầu tường.

7.9 Không đặt đà bê tông gia cường tại vị trí treo lavabo, tủ trang trí (vanity basin)
- Vanity treo tường bị xệ hoặc sập - Thể hiện chi tiết vị
trí cần gia cường
trên shop drawing
triển khai cho Đội.
- Tăng cường kiểm
soát trong quá trình
xây.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
TÔ TƯỜNG

Ký mã hiệu : QP42
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/14

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/14

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác tô tường đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.


TCVN 9377-2:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 2: Công tác trát trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/14

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH TÔ TƯỜNG


Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/14

B. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để


chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra kích thước tô hoàn thiện và bản vẽ
ốp lát gạch vệ sinh để có biện pháp điều chỉnh
chiều dày tô (nếu cần) để đạt thẩm mỹ cho
công tác ốp lát sau này.

2. Chuẩn bị
2.1. Mặt bằng thi công:
- Vận chuyển vật liệu (đường vận chuyển) và khu vực tập kết vật liệu; Bố trí nhân lực (thợ chính,
thợ phụ);
- Bố trí máy trộn, chỗ sàng cát, trộn vữa, nguồn nước. Lưới sàn cát có lỗ không quá 2,5mm.
- Các lỗ chờ (đường ống nước, thông hơi, trang trí,…); Liên kết các khung cửa (nếu có);
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
2.2. Vật tư:
- Cấp phối vữa tô phải được tư vấn giám sát và Chủ đầu tư chấp nhận; Vật liệu làm vữa phải đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật (có kết quả thí nghiệm); Phân loại vữa tô tường trong và ngoài (nếu dùng
vữa khác nhau);
- Cát dùng để chế tạo vữa trát phải được sàng qua các loại sàng thích hợp để đạt được kích
thước hạt cốt liệu lớn nhất (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 2,5 mm khi trát nhám mặt hoặc trát các2/7
lớp lót và (Dmax) nhỏ hơn hoặc bằng 1,25 mm khi trát các lớp hoàn thiện bề mặt. Chất lượng
của cát tuân theo TCVN 7570:2006.
- Vữa và phụ gia phải có cường độ và tiêu chuẩn kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế (có kết quả
thí nghiệm);
- Vữa trát phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật phù hợp với tiêu chuẩn TCVN 4314:2003 và
tiêu chuẩn TCVN 3121:2003.
2.3. Dụng cụ thi công:
- Bay, thước nhôm 2.5m, thước thủy 1.2m,
dụng cụ rà bộp, dây dọi, bàn chà, livô, thước
ke góc, thước kéo 5m, máy lazer, lưới sàng cát
(loại 2.5mm)…
- Chuẩn bị máy trộn.
- Chuẩn bị dụng cụ chứa vữa tô.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/14

2.4. Dàn giáo thi công

- Dàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững


đúng yêu cầu kĩ thuật an toàn, chịu được trọng
lượng của người, vật liệu và vữa xây;
- Lưới che chắn khi xây trên cao;
- Dàn giáo chống không được dựa vào tường
đang xây, dàn giáo phải cách tường đang xây
ít nhất là 5cm.

3. Thi công:
Bước 1: Ghém tường

- Ghém theo đường mực trắc đạc tô đã búng


trên sàn và trần

- Ghém theo trục nếu đường mực tô búng trước


đây bị mất
- Dựa vào trục kiểm tra: vị trí tường, độ dày lớp
vữa sẽ tô (theo thiết kế), người thợ gắn mốc
trát dưới chân tường.
- Từ các mốc dưới chân tường dùng dây dọi đặt
các mốc ở trên cao. Mặt của mốc trát là mặt
phẳng tường sẽ tô trát.

- Các mốc trát được phân bố thành hàng trên


tường, khoảng cách 2-2.5m.
- Các mốc trát phải nhẵn mặt và có kích thước
5cm x 5cm, đúc bằng vữa xi măng.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/14

Bước 2: Phối hợp kiểm tra công tác M&E âm tường:

- Kiểm tra vị trí, khoảng cách., canh chỉnh các


box chờ.

- Công tác M&E âm tường phải đảm bảo được


hoàn tất, chèn vữa , đóng lưới và nghiệm thu
đầy đủ trước khi tô tường.
- Chèn kính vữa và đóng lưới đường M&E âm
tường.
- tiếp giáp giữa gạch và kết cấu bê tông trước
khi tô. Lưới đóng rộng ra mỗi bên tối thiểu
75mm.

Bước 3: Tưới ẩm tường trước khi tô

- Tưới ẩm tường trước khi tô, tránh việc tường


hút ẩm làm mất nước lớp vữa tô

Bước 4: Tiến hành tô tường

- Tô tường theo thứ tự từ trên xuống, tránh được


việc làm bẩn tường xây khi tô.
- Chiều dày lớp tô thường từ 15-20mm.
- Đối với tô lên cấu kiện bê tông, phải quét lớp
keo hồ dầu đặt để tạo gai, tăng độ bám dính
vữa tô.
- Trải bạt chân tường trong quá trình tô để đảm
bảo vệ sinh vận giảm hao hụt vữa.
- Lưu ý: việc tô lên cấu kết bê tông dễ làm rơi
vữa tô. Do đó đối với trần, cột vách bê tông có
mặt phẳng tốt, nên đề xuất không nên tô, chỉ
mài nhẵn.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/14

- Bề dày lớp tô tường tối đa là 30mm để đảm


bảo độ bám dính của lớp tô lên tường vẫn ổn
định, đủ để không làm xệ mảng tô gây nứt
tường tô.
- Đối với các mảng tô dày trên 30mm đến
60mm thì biện pháp tô như sau:
o Tô lớp 1: dày tối đa 30mm, không cần
thiết phải tô phẳng như lớp tô cuối.
o Giai đoạn chờ để tô các lớp kế tiếp:
• Chờ khoảng 6h-8h nếu tô tường gạch.
• Khoảng 10h-12h nếu tô tường bê tông
(do bê tông hút nước vữa tô rất ít).
• Đóng lưới để chống xé tường.
• Có thể pha thêm sika latex vào vữa tô
lớp 1 để tăng độ bám dính và giảm thời
gian đông kết.
o Tô lớp kế tiếp:
• Lưu ý mỗi lớp tô kế tiếp không dày quá
20mm.

Bước 5: Tô cạnh cửa, góc tường


- Vị trí cạnh cửa bố trí cục ghém nhiều hơn để
tăng độ chính xác khi tô.
- Khi tô cạnh cửa nên sử dụng bay góc vuông
để tăng độ chuẩn xác.

- Sử dụng bay tô góc để rà lại các góc tường


giúp loại bỏ vữa thừa, làm cho góc tường
vuông và thẳng cạnh.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/14

Bước 6: Cắt ron tường tô


Cách 1: Sử dụng bay cắt ron
- Ngay sau khi kết thúc công tác tô, tiến hành
búng mực hoặc căng dây lèo định vị ron
tường. Đường định vị thấp hơn đáy ron 4cm
(theo kích thước của bay cắt ron)
- Sử dụng thước nhôm 1m làm cữ tựa lên đường
mực đã định vị
- Áp bay lên tường, áp sát và trượt lên thước
nhôm để cắt ron.

Cách 2: Sử dụng ron nhựa (nếu có yêu cầu)


- Căng dây trùng mặt và thẳng với vị trí ron
theo bản vẽ.
- Sử dụng thanh ron nhựa làm thanh ghém
tường tô
- Chèn vữa đầy mặt sau ron nhựa sau đó tô hết
mảng tường bằng mặt với ron nhựa
- Phải vệ sinh ron nhựa ngay sau khi tô xong
bằng khăn, giẻ.

Bước 7: Kiểm tra tường tô trong quá trình thi công


- Phải thường xuyên kiểm tra trong quá trình thi
công và nghiệm thu ngay sau khi tô xong để
dễ dàng chỉnh sửa sai xót khi lớp vữa còn ướt.
- Vệ sinh vữa sau khi tô xong.

4. Bảo dưỡng tường sau tô


- Vệ sinh sạch sẽ sau khi tô xong, nhất là vị trí
chân tường, nơi dễ bị vữa hồ tô dính lại gây
ảnh hưởng đến công tác cán nền
- Tưới nước sau bảo dưỡng tường tô trong 3
ngày sau khi tô, đảm bảo độ ẩm cần thiết.
- Đảm bảo chất lượng tường tô, tránh nứt tường.
- Phát hiện chất mùn hữu cơ có trong cát tô để
kịp thời xử lý.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/14

5. Nghiệm thu

5.1 Nội dung kiểm tra:


- Hồ sơ nghiệm thu phải thống nhất với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Danh mục kiểm tra ( theo IITP-HT-02- To tuong).
- Nội dung, phương pháp kiểm tra công tác xây :

Nội dung kiểm tra Dụng cụ kiểm tra

Độ phẳng mặt tô Thước nhôm

Độ sai lệch theo phương thẳng đứng của mặt Thước nhôm 2,5m, quả dọi
tường và trần nhà
Đường nghiêng của đường gờ mép cột Thước nhôm, li vô 1,2m

Kiểm tra bong bộp Que thử bộp, thanh thép tròn.

Độ gồ ghề cục bộ Thước nhôm, bằng mắt

Vết nứt, nứt chân chim, vết hằn của dụng cụ tô, Bằng mắt
vết lồi lõm, các khuyết tật ở góc cạnh, gờ chân
tường, gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí
đặt thiết bị điện, vệ sinh thoát nước,...

5.2 Tiêu chí nghiệm thu:


a. Chất lượng bề mặt:
- Không vết bẩn, không tạp chất
- Độ đồng màu: tường tô phải đều màu
- Không vết nứt, khuyết tật
- Tường tô không bị bộp.
b. Các sai số cho phép:
- Độ phẳng (2mm / 1200mm)
- Độ thẳng đứng (2mm/1200m)
- Độ vuông góc tường (2mm/500mm)
- Các cạnh tường lỗ chờ (opening) phải đồng
phẳng
- Kích thước hình học lỗ chờ 2mm/cạnh.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 11/14

6. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

6.1. Thiếu sự phối hợp với công tác M&E âm tường

- Các hộp đế ổ cắm, công tắc, tủ điện, co răng - Yêu cầu lắp thiết bị M&E theo mực hoàn
ống nước… bị thụt sâu hoặc nhô ra khỏi mặt thiện
hoàn thiện của lớp hồ tô dẫn đến việc làm lại - Tuân thủ chặt chẽ quy trình nghiệm thu bàn
ảnh hưởng chi phí và tiến độ. giao.

Mặt box điện thụt sâu hơn nhiều so với bề


mặt tường hoàn thiện

6.2. Không đóng lưới khi tô các vị trí: gạch giáp với bê tông, đường ống M&E

- Nứt tường sau khi tô - Nghiệm thu kỹ đóng lưới trước khi tô.
- Dùng vữa xây tường để trám.

6.3. Đóng lưới khu vực đà lanh tô không đúng kỹ thuật

- Đầu tường cửa bị nứt - Đóng lưới lanh tô cửa theo đúng quy trình kỹ
thuật xây tô.
- Nghiệm thu đóng lưới trước khi tô.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 12/14

6.4. Tường sau khi tô bị ố do lẫn tạp chất

- Tường bị đốm ố, do đất lẫn tạp chất, mùn - Lựa chọn nguồn cát đạt chất lượng.
cây. - Thường xuyên kiểm tra và thay thế lưới sàn
 Ảnh hưởng đến chất lượng sơn nước. cát không đạt yêu cầu (yêu cầu loại 2.5mm).
- Yêu cầu tưới bảo dưỡng tường tô thường
xuyên để phát hiện sớm tình trạng này và xử
lý.

6.5. Kết thúc công tác tô trát không cắt hồ thẳng cạnh

- Chân, đỉnh tường lem nhem, mất thẩm mỹ. - Kết thúc mảng tô, dùng thước nhôm cắt
thẳng cạnh vát 45 độ.
- Nhắc nhở thường xuyên và đưa vào công tác
nghiệm thu tô tường.

6.6. Để hồ rơi vãi trực tiếp xuống sàn bê tông

- Nếu tận dụng thì sẽ ảnh hưởng đến chất - Kiểm tra trải bạt dưới chân tường trong suốt
lượng vữa do lẫn nhiều tạp chất. quá trình xây tô.
- Mất vệ sinh, gây lãng phí (vữa + chi phí vệ - Có biện pháp cố định bạt nilon.
sinh) và ảnh hưởng công tác nền.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 13/14

6.7. Sử dụng vữa đã để quá 2 giờ

- Tường dùng vữa để quá 2 giờ, vữa mất liên - Trộn vữa vừa đủ, sau mỗi buổi thi công phải
kết, tường bị bộp, dễ bong tróc lớp tô. vệ sinh, loại bỏ tất cả vữa thừa.
- Kiểm tra cấp phối và
độ sụt của vữa.
- Dán bảng cấp phối
tại khu vực trộn vữa,
tập trung khu vực
trộn vữa để dễ kiểm
soát cấp phối hoặc sử
dụng vữa đóng gói
sẵn.

6.8. Không chèn vữa kín mặt sau ron nhựa:

- Tạo độ rỗng phía sau ron nhựa gay ra hiện - Chèn đầy vữa phía sau ron nhựa và kiểm tra
tượng nứt, bị ngấm nước khi trời mưa gây ra kỹ tước khi tô bề mặt.
hiện tượng xỉ muối trằng.

6.9. Không tưới bảo dưỡng tường trước và sau khi tô

- Xuất hiện nhiều vết nứt lớn trên mặt tường - Kiểm soát kỹ công tác tưới bảo dưỡng
và ảnh hưởng lâu dài cho công tác sơn nước - Có biện pháp chế tài hoặc sử dụng nhóm tưới
(nhất là tường bên ngoài)
bảo dưỡng tường riêng với độ tô tường.
Ký mã hiệu QP42
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
TÔ TƯỜNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 14/14

6.10. Tô lỗ cửa không đúng kích thước hoặc bị vặn tường

- Không lắp được cửa. - Nghiệm thu kỹ các lỗ cửa từ công tác trắc
đạc đến xây tô.
- Phải xử lý theo thực tế từng
- Yêu cầu cặp thước chéo qua lỗ cửa khi
- cửa gây mất thời gian, thẩm mỹ.
nghiệm thu.
- Kiểm tra thật kỹ chiều dày tường lắp cửa gỗ.

6.11. Tường tô không phẳng:

- Phải đục sửa tốn chi phí, ảnh hưởng tiến độ, - Nghiệm thu ghém và thường xuyên kiểm tra
bằng thước nhôm trong quá trình thi công.
- đặc biệt gây khó khăn cho công tác sơn
nước. - Nghiệm thu ngay sau tô, lúc đó vữa còn ướt
sẽ dể dàng chỉnh sửa.
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ cửa công trình.

7/7
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
CHỐNG THẤM
GỐC XI MĂNG

Ký mã hiệu : QP43A
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 2/11

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 3/11

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác chống thấm đạt yêu cầu về kỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 9065:2012 Vật liệu chống thấm – Sơn nhũ tương bitum.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 4/11

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH CHỐNG THẤM GỐC XI MĂNG

2/7
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 5/11

B. CHỦNG LOẠI VẬT TƯ VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

1. Xi măng 2 thành phần (xi măng + polymer):


- Thành phần: xi măng, polymer, cát thạch anh, phụ gia hoá chất.
- Vị trí sử dụng: nhà vệ sinh, ban công, sê nô, mái có diện tích nhỏ, bồn hoa, bể nước.
- Ưu điểm: là sản phẩm gốc xi măng nên thích hợp áp dụng trong các khu vực ẩm ướt.
- Nhược điểm: dễ rách theo các vết nứt bình thường của sàn BT do chênh lệch nhiệt độ,
dao động hoặc lún của toà nhà, do đó không phù hợp cho các sàn diện tích lớn ngoài
trời, đặc biệt là sàn mái.
2. Xi măng tinh thể thẩm thấu:
- Thành phần: xi măng, hoá chất hoạt tính, phụ gia.
- Ưu điểm:
o Chống thấm vĩnh cửu trong điều kiện áp lực nước cao, cả hai mặt thuận và nghịch.
o Kết hợp toàn phần với bê tông, trở thành một phần của kết cấu bê tông.
o Mạng tinh thể được hình thành bắt đầu từ bề mặt và tiếp tục lan sâu vô cấu kiện bê
tông theo thời gian.
o Giảm thiểu và có khả năng tự hàn được các vết nứt xuất hiện do co ngót, các vết
nứt không dịch chuyển.
o Luôn kích hoạt tạo tinh thể chống thấm khi tiếp xúc với nước thấm qua các khe nứt
bê tông mới.
o Có thể thi công trên các bề mặt ẩm ướt
o Không mùi và không độc hại
- Nhược điểm:
o Không có khả năng trám các vết nứt lớn hơn 0,5mm.
- Vị trí sử dụng: sàn tường hầm, bể phốt, hồ bơi….
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 6/11

___ Xi măng 2 thành phần

___ Xi măng tinh thể thẩm thấu

C. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa

1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt


để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi Chi tiết
công. chống
- Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, chiều cao chống thấm nhà
thấm với chủng loại vật tư cụ thể. vệ sinh
- Nghiên cứu kỹ các chi tiết chống thấm đặc
thù của công trình: khe co giãn, móng máy,
vách hầm…

Chi tiết
chống
thấm
bể phốt
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 7/11

2. Chuẩn bị
2.1. Mặt bằng và dụng cụ thi công:
- Khu vực tập kết, vận chuyển vật tư.
- Các sleeve xuyên sàn đã được thi công.
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Dụng cụ thi công, vệ sinh cần thiết.
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
- Chú ý: phải trình biện pháp chiếu sáng, thông gió khi thi công dưới bể ngầm, khu vực thiếu
oxy.
2.2. Vật tư:

- Kiểm tra tiêu chí kỹ thuật thiết kế quy định.


- Tham khảo sự tư vấn của các đơn vị thi
công chuyên nghiệp để có giải pháp tối ưu.
- Trình duyệt mẫu vật tư đáp ứng tiêu chí kỹ
thuật.
- Các vật liệu phù hợp cho mỗi vị trí chống
thấm trong công trình.

2.3. Điều kiện thi công:

- Công tác đổ bê tông phải chất lượng, cần thiết có thêm phụ gia chống thấm.
- Xử lý thoát nước tốt (đối với mái BTCT phải được tạo dốc từ lúc đổ bê tông).
- Sử dụng đúng chủng loại chống thấm.
- Thi công đúng biện pháp, quy trình.
- Kiểm soát tốt quá trình thi công.

3. Thi công

Bước 1: chuẩn bị và vệ sinh mặt bằng


- Vệ sinh, đục bỏ các gờ, ba vớ, các vết dầu
mỡ trên nền bê tông.
- Bề mặt phải khô ráo
- Lưu ý: Xung quanh khu vực chống thấm
mái bắt buộc phải có bệ bê tông chân tường
cao tối thiểu hơn 10cm so với lớp hoàn
thiện sàn.
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 8/11

Bước 2: Kiểm tra các đường ống M&E

- Kiểm tra các đường ống ME đã được lắp


đầy đủ.
- Fill các ống xuyên sàn bằng vữa không co
ngót.

Bước 3: Xử lý các góc cạnh tường


- Dùng vữa trám, làm tù các góc cạnh xung
quanh cổ ống

Bước 4: Quét chống thấm lớp 1

- Quét 1 lớp lên toàn bộ diện tích chống thấm


- Chân tường được quét cao 300mm hoặc
theo tiêu chí kỹ thuật của thiết kế.

Bước 5: Gia cố cạnh tường, ống M&E

- Dán lưới gia cố xung quanh chân tường,


miệng ống.
- Phủ thêm 2 lớp chống thấm lên các vị trí gia
cố lưới.

Bước 6: Quét chống thấm lớp 2

- Quét lớp chống thấm thứ 2 lên toàn bộ lớp 1


QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 9/11

Bước 7: Ngâm nước. Kiểm tra lớp chống thấm

- Sau 24h hoàn thành lớp 2, xả nước vào


kiểm tra chống thấm.
- Sau 1 ngày ngâm nước, kiểm tra khu vực
phía dưới xem có thẩm không?
- Chú ý kỹ những vị trí cổ ống, ống xuyên
sàn.
Kiểm tra cổ ống xuyên sàn
Bước 8: Cán lớp bảo vệ

- Sau khi xả nước, phải có biện pháp cảnh


báo khu vực chống thấm cho đến khi cán
nền bảo vệ.

Cán nền bảo vệ lớp chống thấm


4. Kiểm tra và nghiệm thu:

- Bề mặt bê tông thiết kế thoát nước tốt (có tạo dốc).


- Bê tông phải đặt chất lượng tốt, độc dốc đúng thiết kế, không bị nứt.
- Sử dụng đúng loại sản phẩm theo thiết kế và sự tư vấn của nhà thầu chống thấm.
- Thi công đúng quy trình, đúng biện pháp cho từng loại chống thấm cụ thể.
- Kiểm soát tốt quá trình thực thi, tuân thủ theo IITP-HT-03- Chống thấm.

5. Một số lỗi thường gặp, biện pháp phục & phòng ngừa
Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục & phòng ngừa
5.1. Không chuẩn bị kỹ mặt bằng trước khi thi công chống thấm
- Hậu quả: Lớp chống thấm dễ bong tróc - Nghiệm thu công tác chuẩn bị mặt bằng thật
(thủng), khó phủ kín hoàn toàn, hao tốn vật kỹ.
liệu, bộp nền, bị thấm. - Làm phẳng mặt bằng chống thấm, bao gồm
cắt lõm sắt biện pháp, sủi nền.
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 10/11

5.2. Không kiểm tra cao độ sàn bê tông


- Hậu quả: Cấn lớp vật liệu hoàn thiện phải - Nghiệm thu cao độ sàn bê tông so với cao
đục nền và làm lại chống thấm. độ hoàn thiện để xử lý bê tông trước khi
chống thấm.

5.3. Không kiểm tra độ ẩm sàn bê tông trước khi thi công (sàn ẩm ướt)
- Hậu quả: Không bám dính, giảm chất lượng - Ngăn chặn tiếp xúc với các nguồn nước,
chống thấm, gây bộp nền. dùng quạt thông thoáng, đèn khò lửa để
hong khô.

5.4. Không đảm bảo điều kiện thi công (ánh sáng, thông thoáng...)

- Thiếu ánh sáng  dễ quét chống thấm sót. - Nghiệm thu điều kiện ATLĐ trước khi thi
công.
- Thiếu thông thoáng  dễ bị ngộ độc.

5.5. Thiếu phối hợp với các công tác khác (M&E, cửa nhôm, lan can)

- Hậu quả: Phải làm lại chống thấm nếu các - Yêu cầu tuân thủ chặt quy trình nghiệm thu
công tác đi trước bị sót phải làm bổ sung và bàn giao mặt bằng thi công.
QUY TRÌNH Ký mã hiệu QP43A

CHỐNG THẤM Lần ban hành 01


Ngày ban hành --/09/2016
GỐC XI MĂNG Trang 11/11

5.6. Không có phương án bảo vệ các lớp chống thấm


- Hậu quả: Trầy xước, thủng, bị thấm, phải - Có rào chắn, biển báo, bảng hướng dẫn lối
đục sửa làm lại tốn kém. đi, cử người trông coi và cán hồ bảo vệ sau
khi hoàn tất chống thấm.

5.7. Không chống thấm vị trí tiếp giáp giữa tường ngoài và kết cấu ở vùng mưa nhiều
- Hậu quả: thấm qua khe nứt nếu có giữa - Cảnh báo và đề xuất với Chủ Đầu Tư thực
tường và bê tông sau những đợt mưa kéo hiện việc này nếu trong thiết kế không có.
dài

5.8. Chống thấm trong khu vực tắm đứng không đủ chiều cao.
- Hậu quả: Gây ẩm phía bên kia của mảng - Cảnh báo và đề xuất với Chủ Đầu Tư thực
tường khu vực tắm đứng. hiện việc này với chiều cao từ 1.2m-2.1m.

5.9. Xử lý không đúng kỹ thuật tại vị trí cổ ống.


- Hậu quả: Thấm qua các cổ ống. - Nghiệm thu đảm bảo thực hiện đúng quy
trình chống thấm quanh cổ ống.
- Nên tạo dốc về phễu thu ngay khi đổ bê
tông sàn.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
CHỐNG THẤM MÀNG

Ký mã hiệu : QP43B
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/13

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/13

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác chống thấm đạt yêu cầu về kỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 9065:2012 Vật liệu chống thấm – Sơn nhũ tương bitum.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/13

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH CHỐNG THẤM MÀNG

2/7
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/13

B. CHỦNG LOẠI VẬT TƯ VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

1. Chống thấm màng gốc Bitum


- Thành phần chính: nhựa đường, hắc ín, phụ gia gốc hữu cơ.
- Ưu điểm:
o Do sản xuất thành màng từ Nhà máy nên sản phẩm có độ đồng nhất về độ dày và
thành phần cấu tạo.
o Có độ dãn dài rất tốt, đặc biệt là màng SBS, do đó có thể phủ được nhiều dạng vết
nứt bê tông.
- Nhược điểm:
o Khu vực sử dụng sản phẩm Bitum phải thật khô ráo.
o Dễ xảy ra rủi ro thấm tại các vị trí giáp mí màng và các góc cạnh của mặt bằng khu
vực áp dụng.
o Khi xảy ra thấm rất khó phát hiện đúng vị trí thấm để xử lý triệt để.
- Vị trí sử dụng: mái bằng ít góc cạnh có diện tích lớn, nắp hầm, mặt ngoài tường hầm,
đáy sàn hầm.

2. Chống thấm màng Polymer


a. Chống thấm màng PU (Poly-Urethane)
- Thành phần: chuỗi các đơn vị monome Urethane
- Ưu điểm:
o Sản phẩm không có các đường giáp mí, vá, nối.
o Độ dãn dài khá tốt, có thể che phủ nhiều dạng vết nứt bê tông.
- Nhược điểm:
o Khu vực áp dụng phải thật khô ráo.
o Công tác thi công cần tay nghề cao để tránh rủi ro.
o Độ dày của màng PU không đồng nhất.
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/13

- Vị trí sử dụng: mái bằng, toilet, ban công, nắp hầm, mặt ngoài vách hầm.

b. Chống thấm màng PVC / TPO ( không cần lớp bảo vệ)
- Thành phần: nhựa nhiệt dẻo HDPE, PE, PP, TPO
- Ưu điểm:
o Do sản xuất thành màng từ Nhà máy nên sản phẩm có độ đồng nhất về độ dày và
thành phần cấu tạo.
o Có độ dãn dài rất tốt, do đó có thể phủ được nhiều dạng vết nứt bê tông.
o Không cần lớp bảo vệ.
- Nhược điểm:
o Khu vực áp dụng phải phải thật khô ráo.
o Rủi ro thấm qua các đường nối giáp mí màng, các góc cạnh của mặt bằng khu vực
áp dụng.
- Vị trí sử dụng: mái bằng, toilet, ban công, nắp hầm, mặt ngoài vách hầm.
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/13

C. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt


để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi
công.
- Kiểm tra bản vẽ mặt bằng, chiều cao chống
thấm với chủng loại vật tư cụ thể.
- Nghiên cứu kỹ các chi tiết chống thấm đặc
thù của công trình: khe co giãn, móng máy,
vách hầm…

2. Chuẩn bị
2.1. Mặt bằng và dụng cụ thi công:
- Khu vực tập kết, vận chuyển vật tư.
- Các sleeve xuyên sàn đã được thi công.
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Dụng cụ thi công, vệ sinh cần thiết.
- Các máy khò (nếu có) phải được kiểm tra trước khi sử dụng.
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
- Chú ý: phải trình biện pháp chiếu sáng, thông gió khi thi công dưới bể ngầm, khu vực thiếu
oxy.

2.2. Vật tư:

- Kiểm tra tiêu chí kỹ thuật thiết kế quy định.


- Tham khảo sự tư vấn của các đơn vị thi
công chuyên nghiệp để có giải pháp tối ưu.
- Trình duyệt mẫu vật tư đáp ứng tiêu chí kỹ
thuật.
- Các vật liệu phù hợp cho mỗi vị trí chống
thấm trong công trình.
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/13

2.3. Điều kiện thi công:

- Công tác đổ bê tông phải chất lượng, cần thiết có thêm phụ gia chống thấm.
- Xử lý thoát nước tốt (đối với mái BTCT phải được tạo dốc từ lúc đổ bê tông).
- Sử dụng đúng chủng loại chống thấm.
- Thi công đúng biện pháp, quy trình.
- Kiểm soát tốt quá trình thi công.
3. Thi công (Phương pháp khò màng bitum)
Bước 1: chuẩn bị và vệ sinh mặt bằng
- Vệ sinh, đục bỏ các gờ, ba vớ, các vết dầu
mỡ trên nền bê tông.
- Bề mặt phải khô ráo.
- Lưu ý: xung quanh khu vực chống thấm mái
bắt buộc phải có bệ bê tông chân tường cao
tối thiểu hơn 10cm so với lớp hoàn thiện
sàn.

Bước 2: Kiểm tra các đường ống M&E

- Kiểm tra các đường ống ME đã được lắp


đầy đủ.
- Fill các ống xuyên sàn bằng vữa không co
ngót.

Bước 3: Xử lý các góc cạnh tường


- Dùng vữa trám, làm tù các góc cạnh xung
quanh cổ ống

Bước 4: Quét lớp Primer

- Quét lớp primer, đợi lớp primer se bề mặt


thì tiến hành dán chống thấm
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/13

Bước 5: Gia cố cạnh tường, ống M&E

- Dùng Bitum mastic trám trét tăng bám dính


và gia cố xung quanh các miệng ống, chân
tường…

Bước 6: Dán màng chống thấm

- Các lớp chống thấm giáp mí tối thiểu 50mm


- Màng được dán từ thấp đến cao tính từ vị trí
thu nước.
- Nếu là màng nguội, dùng búa đóng dính và
miết để lớp chống thấm dính xuống sàn
- Nếu là màng nóng phải khò đủ lửa để tấm
bitum chảy  tăng kết dính với sàn bê
tông.
- Kiểm tra kỹ vị trí giám mí, chân tường
trước khi tiến hành bước tiếp theo.

Bước 7: Ngâm nước. Kiểm tra lớp chống thấm

- Sau 48h ngâm nước, kiểm tra khu vực phía


dưới xem có thẩm không?
- Chú ý kỹ những vị trí cổ ống, ống xuyên
sàn.
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/13

Bước 8: Cán lớp bảo vệ

- Sau khi xả nước, phải có biện pháp cảnh


báo khu vực chống thấm cho đến khi cán
nền bảo vệ.
- Kiểm tra và khò lại các vị trí giáp mí bị
bong tróc.

Bê tông bảo vệ màng Bitum

Kiểm tra màng Bitum


4. Kiểm tra và nghiệm thu:

- Bề mặt bê tông thiết kế thoát nước tốt (có tạo dốc).


- Bê tông phải đặt chất lượng tốt, độc dốc đúng thiết kế, không bị nứt.
- Sử dụng đúng loại sản phẩm theo thiết kế và sự tư vấn của nhà thầu chống thấm.
- Thi công đúng quy trình, đúng biện pháp cho từng loại chống thấm cụ thể.
- Kiểm tra vị trí giáp mí chân tường, móng máy, vị trí cổ ống…
- Kiểm soát tốt quá trình thực thi, tuân thủ theo IITP-HT-03- Chống thấm.
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 11/13

5. Các lỗi thường gặp, biện pháp phục và phòng ngừa


Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa
5.1. Lớp sàn cấu tạo không ổn định, không dốc

- Lớp bê tông hoặc lớp vữa tạo dốc kèm chất - Nên tạo dốc ngay từ kết cấu sàn bê tông,
lượng, không đạt độc dốc cần thiết. - Xử lý bề mặt lõm và tạo dốc trước khi dán
màng.

5.2. Xử lý không đúng kỹ thuật tại vị trí cổ ống.


- Hậu quả: Thấm qua các cổ ống. - Nghiệm thu đảm bảo thực hiện đúng quy
trình chống thấm quanh cổ ống.
- Nên tạo dốc về phễu thu ngay khi đổ bê
tông sàn.
- Hoặc sử dụng Sleeve chuyên dụng khi đỗ
BT sàn.

5.3. Màng bitum dễ bị rách tại các vị trí sắc cạnh


- Màng bitum bị rách tại vị trí giật cấp bê - Vát xiên các cạnh bê tông từ cofa hoặc mài
tông làm nước thấm vào theo vị trí này champer cạnh trước khi dán màng.
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 12/13

5.4. Tường parapet xây gạch

- Co giãn vật liệu khác nhau gây nứt tại vị trí - Tường Parapet phải là BTCT hoặc đổ chân
tiếp giáp tường và sàn. bê tông cao hơn bề mặt sàn hoàn thiện ít
nhấ 100mm.
- Bê tông bảo vệ có thể đẩy dịch chuyển
tường Parapet ra ngoài.

5.5. Khe hở các bệ máy quá nhỏ, không thể thao tác
- Các khung bê tông bệ máy bắt trực tiếp trên - Các khung bê tông bệ máy bắt trực tiếp trên
bản sàn BTCT, khe hở quá nhỏ nên không bản sàn BTCT, khe hở quá nhỏ nên không
khó hoặc thể thi công được. khó hoặc thể thi công được.
- Kiểm tra bản vẽ ngay từi đầu để có biện ứng
phó phù hợp.

5.6. Màn bitum chân tường bị bong tróc


Nguyên nhân: - Kiểm soát kỹ quá trình thi công.
- Thi công không kỹ. - Kiểm tra vị trí mối hàn trước khi đổ bê tông
bảo vệ lớp bitum chân tường.
- Không có biện pháp bảo vệ chân tường
Ký mã hiệu QP43B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHỐNG MÀNG Ngày ban hành --/09/2016
Trang 13/13

5.7. Không đổ bê tông bảo vệ màng chân tường


- Không đổ bê tông bảo vệ màng chống thấm - Có biện pháp xử lý bảo vệ bằng màng trơn +
chân tường. flasing bảo vệ.
- Hoặc sai biện pháp bảo vệ (dùng vữa tô lại
sẽ không bám dính vào lớp bitum.

- Hoặc đổ bê tông bảo vệ:

5.8. Mặt bằng thi công bị ẩm ướt


- Thi công trên bề mặt ẩm ướt sẽ mất tác - Mặt bằng thi công phải khô ráo.
dụng. - Dùng quạt, máy khò để xử lý nền ẩm ướt
- Rủi ro bong tróc do lão hoá nếu không được (nếu cần thiết).
bảo vệ sớm.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
CÁN NỀN

Ký mã hiệu : QP44
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/10

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/10

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác cán nền đạt yêu cầu về kỹ thuật.
II. PHẠM VI :
Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.


TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/10

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH CÁN NỀN


Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/10

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Cần chú ý:
o Cấu tạo và chiều dày các lớp vật liệu hoàn
thiện.
o Cao độ vị trí cửa , góc tường, phiễu thu
sàn.

2. Chuẩn bị
2.1. Mặt bằng thi công:
- Vận chuyển vật liệu (đường vận chuyển) và khu vực tập kết vật liệu; Bố trí nhân lực (thợ chính,
thợ phụ);
- Gửi cote hoàn thiện +1m lên tường hoặc cột để có căn cứ thường xuyên kiểm tra cao độ mặt
cán nền.
- Phương pháp, quy trình kiểm tra nghiệm thu.
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
2.2. Vật tư:
- Các thành phần cát, xi măng, nước, cấp phối vữa tô phải được tư vấn giám sát và Chủ đầu tư
chấp nhận; Vật liệu làm vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (có kết quả thí nghiệm).
- Vữa và phụ gia phải có Mác và tiêu chuẩn kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế (có kết quả thí
nghiệm).
- Vữa phải được bảo vệ đủ độ ẩm khi tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Sử dụng vữa trộn tại chỗ hoặc vữa đóng gói sẵn.
2.3. Dụng cụ thi công:
- Bay, thước nhôm 2.5-3m, thước thủy 1.2m, dụng cụ rà bộp, bàn chà, thước kéo 5m, máy lazer,
máy thuỷ bình, …
- Bố trí máy trộn, chỗ trộn vữa, nguồn nước;
- Chuẩn bị dụng cụ chứa và vận chuyển vữa.
- Bạt ni lông bảo vệ.
Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/10

2.4. Điều kiện thi công:


- Công tác cán nền được tiến hành sau công tác tô trát.
- Cán nền nhà vệ sinh, sân phơi, mái được thực hiện ngay sau khi đã nghiệm thu công tác chống
thấm.
- Nếu có thể thi công sau công tác lắp trần thạch cao thì tốt nhất vì sẽ hạn chế nhiều nhất có thể
việc thi công trần làm ảnh hưởng đến chất lượng nền.
- Hiểu rõ vật liệu hoàn thiện.
- Hiểu rõ chi tiết cấu tạo nền.
- Quy hoạch mặt bằng trộn vữa và kiểm soát cấp phối vữa.

3. Thi công
Bước 1: Trắc đạc, vệ sinh mặt bằng

- Khôi phục lại cao độ hoàn thiện chuẩn


+1000mm.
- Sử dụng bay, búa gỡ bỏ ba zớ trên nền.
- Vệ sinh mặt bằng thi công.

Bước 2: Ghém nền


- Ghém nền dựa trên cote gửi trên tường kết
hợp với căng dây và máy lazer.
- Ghém theo điểm: chia nền theo từng điểm
ghém khoảng cách 2-3 m mỗi điểm (càng
nhiều điểm, độ chính xác càng cao). Áp dụng
cho các mặt bằng nhỏ như căn hộ.
- Ghém theo dải: mỗi dải ghém là tập hợp nhiều Ghém nền theo điểm
điểm ghém thẳng hàng, áp dụng cho các mặt
bằng rộng lớn như nhà xưởng, trung tâm
thương mại… nhằm tăng cưởng khả năng
kiểm soát cao độ cán nền tốt hơn.

Ghém nền theo dải


Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/10

Bước 3: Ngiệm thu cao độ ghém nền

- Dựa trên bảng vẽ cán nền, kiểm tra cao độ


từng điểm ghém.
- Chú ý: việc nghiệm thu cao độ ghém nền rất
quan trọng, giúp giảm thiểu bị cháy cao độ,
giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí sau
này.

Bước 4: Hoàn chỉnh hệ thống M&E âm sàn


- Hoàn chỉnh, nghiệm thu các ống điện âm sàn
(nếu có).
- Hoàn thành công tác định vị, fill và chống
thấm các ống xuyên sàn.

Bước 5: Tưới ẩm sàn trước khi cán nền


- Tưới ẩm nền, hồ dầu liên kết đầy đủ trước khi
cán nền
- Tăng cường độ bám dính giữa lớp vữa và bê
tông nền
- tránh hiện tượng bộp nền

Bước 6: Cán nền

- Cán nền theo cao độ đã ghém.


- Khôi phục mực trục trên sàn sau khi nền khô.
- Có biện pháp cảnh báo, bảo vệ nền trước khi
bắt đầu các công tác khác.
Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/10

4. Nghiệm thu

4.1 Nội dung kiểm tra:

- Hồ sơ nghiệm thu phải thống nhất với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Danh mục kiểm tra (theo IITP-HT-04- cán nền).
- Nội dung, phương pháp kiểm tra công tác cán nền :

Nội dung kiểm tra Dụng cụ kiểm tra

Độ phẳng bể mặt cán nền Thước nhôm, máy thuỷ bình / lazer, thước
livô.
Độ vuông góc với tường Thước ê ke thép.

Đường nghiêng của đường gờ mép cột Thước nhôm, li vô 1,2m

Kiểm tra bong bộp Que thử bộp hoặc thanh thép tròn hoặc
thanh gỗ.
Độ gồ ghề cục bộ Thước nhôm, bằng mắt

Vết nứt, vết hằn của dụng cụ cán nền, vết lồi Bằng mắt
lõm, các khuyết tật trên bề mặt, gờ chân tường,
gờ chân cửa, chỗ tiếp giáp với các vị trí đặt
thiết bị điện, vệ sinh trên sàn,...

4.2 Tiêu chí nghiệm thu:

a. Chất lượng bề mặt:


- Không vết bẩn, không tạp chất
- Độ đồng màu: mặt nền phải đều màu
- Không vết nứt, khuyết tật
- Nền không bị bộp.

b. Các dung sai cho phép:


- Khe hở so với thước 3m: 3mm
- Dung sai cao độ: 10mm
- Dung sai độ dốc: 0.3%.
Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/10

5. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa


5.1. Không kiểm tra cao độ (hoàn công) nền trước khi thi công

- Tốn chi phí cho việc đục bê tông hoặc cán nền - Luôn tiến hành hoàn công cao độ sàn KC
quá dày gần như toàn bộ sàn. để đánh giá thực trạng và có giải pháp cán
nền hiệu quả nhất (chi phí và thời gian)
- Cán nền dày hoặc quá mỏng dẫn đến nguy cơ
nứt nền cán, gây bộp gạch.

5.2. Không vệ sinh, tưới ẩm sàn bê tông và không quét hồ dầu trước khi cán nền

- Nền không sạch ảnh hưởng chất lượng hồ cán - Luôn nghiệm thu công tác chuẩn bị trước
do bị lẫn tạp chất  dễ bong tróc. khi cán nền.
- Không tưới ẩm nền ảnh hưởng lớn đến sự liên - Thường xuyên kiểm tra, phải đảm bảo công
kết giữa lớp hồ cán và nền BT  bộp nền. tác quét hồ dầu trước khi cán luôn được
thực hiện.
- Lớp hồ cán không liên kết tốt với nền bê tông,
dễ bị bong tróc.

5.3. Cao độ cán nền không đồng đều


Ảnh hưởng đến các công tác hoàn thiện đi sau: - Tăng số điểm ghém, tối ưu là sử dụng các
- Tốn thêm hồ dầu, keo ốp lát do cao độ cán đường ghém.
nền thấp. - Nghiệm thu cao độ ghém trước khi cán nền.
- Mài hoặc đục nền cán do bị cao.
Ký mã hiệu QP44
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CÁN NỀN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/10

5.4. Cán hồ khô, đổ nước vào sau, trộn vữa không đúng cấp phối

- Hồ cán trộn không đều, chỗ đạt chất lượng, - Qui định vị trí trộn vữa và trộn bằng máy
chỗ bị mất xi măng, chỗ thiếu nước (bắt buộc), trộn đủ thành phần cấp phối (có
cả nước).
 Vữa không đúng cấp phối gây nên tình
trạng bong tróc, bộp nền cán. - Thường xuyên kiểm tra cấp phối, cát sàng
và nguồn nước sử dụng

5.5. Không che bạt bảo vệ các bề mặt khác trong lúc thi công

- Hư, bẩn sản phẩm thi công trước như cửa - Yêu cầu che chắn các sản phẩm hoàn thiện
nhôm, cửa sắt, tường… đi trước khi triển khai cán nền

5.6. Không bảo vệ nền ngay sau khi cán

- Hư nền cán bởi tác động bên ngoài. - Có rào chắn, biển báo, bảng hướng dẫn lối
đi, cử người bảo vệ.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
ỐP LÁT GẠCH

Ký mã hiệu : QP45A
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/16

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/16

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác ốp lát gạch đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng.
TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/16

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH ỐP LÁT GẠCH

1. Lưu đồ quy trình ốp gạch:


Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/16

2. Lưu đồ quy trình lát nền:


Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/16

B. HƯỚNG DẪN

Cách thực hiện Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ để chuẩn bị nguồn lực và


lập biện pháp thi công.
- Chú ý các chi tiết cấu tạo, chiều dày lớp vật
liệu hoàn thiện.
- Viên bắt đầu ( Start point): chọn viên bắt đầu
sao dễ dàng thi công và cho hạn chế cắt
những viên gạch quá nhỏ (không nhỏ hơn 1/3
kích thước gạch) nhằm tăng tính thẩm mỹ.
- Tận dụng những viên gạch cắt để giảm hao
hụt.

2. Chuẩn bị
2.1. Biên pháp thi công.
- Phương pháp vận chuyển vật liệu (đường vận
chuyển) và sắp xếp khu vực tập kết vật liệu;
- Bố trí nguồn lực (thợ chính, thợ phụ);
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & môi trường.
- BCH và đội thi công phải thống nhất biện
pháp kiểm soát hao hụt gạch trên công trình.

2.2. Chuẩn bị vật liệu


- Vật liệu ốp, vật liệu gắn kết phải đáp ứng yêu
cầu, được Chủ đầu tư phê duyệt trước khi đưa
vào sử dụng.
- Khi tiến hành công tác ốp bằng hồ dầu / keo,
cần phải đảm bảo vữa có tính công tác tốt
trong quá trình ốp. Vữa xi măng đã trộn xong
cần sử dụng ngay trong vòng 1 giờ.
- Để có một hỗn hợp vữa chắc và tốt, nên sử
dụng keo ốp lát hơn là vữa hồ dầu.
- Khi ốp hồ dầu / keo, và vật liệu ốp là gạch Trình mẫu vật tư
men đất sét nung, nếu gạch khô, trước khi ốp
cần ngâm trong nước sạch ít nhất 30 phút.
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/16

2.3. Chuẩn bị dụng cụ:

- Bay răng cưa (bắt buột), thước, dây dọi, livô,


thước nhọn, thước ke, thước nhôm, dây nhợ,
que gõ bộp, búa cao su…

2.4. Chuẩn bị mặt bằng thi công


- Chỗ để vật tư: kho chứa phải khô ráo, sạch,
thoát nước tốt.
- Đường vận chuyển vật tư.
- Phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng xung quanh
cho công tác này.
- Tuyệt đối không thi công tại khu vực không
đủ ánh sáng.

- Trước khi ốp lát phải kiểm tra BB nghiệm thu


các hệ thống MEP âm tường, âm sàn..
- Phải nghiệm thu bề mặt trước khi ốp (độ bằng
phẳng, cao độ, mực trắc đạc..). Độ lồi lõm của
nền ốp khi ốp bằng keo phải ≤ ± 3 mm khi
kiểm tra bằng thuớc dài 2m.
- Vệ sinh mặt bằng sạch xà bần, bụi, hay lớp Kiểm tra kích thước thực tế và vệ sinh mặt bằng
tạp chất làm giảm độ bám dính giữa các lớp
vật liệu.

- Phải kiểm soát điều kiện môi trường tại hiện


trường. Nếu cần có thể phải làm mái che để
tránh ánh nắng mặt trời trực tiếp, mưa và
nhiệt độ quá nóng.
- Tưới nước làm ẩm ẩm tường, sàn trước khi
bắt đầu ốp lát.

Tưới ẩm tường Tưới ẩm sàn


Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/16

2.5. Xác định cao độ lát nền

- Để xác định đúng cao độ cho sàn được lắp đặt, nên
thiết lập các đường tham chiếu thông dụng (thường
được đánh dấu ở các bức tường tại đô cao hoàn
thiện 1m).

- Xác định các thiết bị âm tường (đặc biệt là ống gas)


bằng cách đánh dấu vị trí của chúng trên bề mặt lớp
vữa tô. Đây là phương án cảnh báo để ngăn hư hỏng
cho các thiết bị âm tường phát sinh trong công tác
lắp đặt tiếp theo.

Đánh dấu các thiết bị M&E âm tường

- Xác định vị trí gạch và đánh dấu trước khi lát gạch

Búng mực gạch theo hàng trên nền và tường

- Có biện pháp để ứng phó với sự gián đoạn của bề


mặt (như lỗ mở). Phương án tối ưu là đặt công tắc
hay hay ổ cắm điện tại mép gạch để giảm thiểu cắt
gạch.
- Để tránh ảnh hưởng khó nhìn, giám sát cần lưu ý
với nhà thiết kế về các thay đổi kích thước gạch sau
khi hoàn thiên phòng mẫu (nơi đã xác định bố trí
gạch và mẫu) có thể ảnh hưởng đến vị trí yêu cầu
của các thiết bị như công tắc và ổ cắm. Việc điều
chỉnh cách bố trí gạch ốp, lát ban đầu sẽ gây khó
khăn đến vị trí các thiết bị.
Đánh dấu vị trí cắt gạch trước khi ốp,
lát
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/16

3. Yêu cầu kỹ thuật và trình tự thi công:


3.1. Yêu cầu kỹ thuật:
- Tiến hành ốp, lát trên nền vữa lót đạt cường độ tối
thiểu bằng 75% của mác vữa thiết kế.
- Trước khi ốp mặt ngoài ở các vị trí có đường ống kỹ
thuật chạy qua và những nơi nhiệt độ thay đổi
thường xuyên, phải bọc kết cấu một lớp lưới thép có
đường kính 1 mm trước khi tô lót. Đoạn lưới bọc
phải phủ quá ra ngoài phạm vi các đường ống kỹ
thuật ít nhất 20cm.
- Khi ốp những tấm đá có kích thước lớn và có trọng
lượng trên 5 kg, nên dùng móc kim loại hay hệ
thống giá treo có đinh vít, bu lông điều chỉnh để gắn
chặt vào mặt ốp. Ốp mặt ngoài bằng phương pháp
này phải có biện pháp chống thấm cho mặt ngoài
tường trước khi tiến hành ốp.
- Khi ốp lát không làm bẩn tấm ốp. Tránh các lực va
chạm mạnh vào tấm ốp gây vỡ. Hoa văn khi ốp lát
phải khớp với nhau. Chà joint phải đúng màu sắc
thiết kế và kỹ thuật (tham khảo quy trình chà ron).
- Phải chống rỉ cho các chi tiết kết cấu thép tiếp xúc
với mặt ốp và các chi tiết thép giữ mặt ốp. Các chi
tiết neo giữ (đinh, chốt, móc) phải mạ kẽm hoặc
thép không rỉ.

3.2. Trình thự thi công

a. Chuẩn bị vữa lót

- Vữa lót cần được pha trộn theo tỷ lệ phù hợp. Tỉ lệ


sản phẩm phải tuân theo hướng dẫn từ nhà sản xuất,
đặc biệt là tỷ lệ hỗn hợp, quy trình, và thời gian. Đối
với vữa xi măng, nên sử dụng vữa hồ dầu hoặc hỗn
hợp keo đóng gói sẵn.
- Sử dụng máy để trộn vật liệu lót, thùng chứa sạch
và nước uống được sử dụng cho hỗn hợp vật liệu lót
để vữa được đồng chất và không bị vón cục. Để
tránh vật liệu lót nền tích tụ nhiều không khí, không
nên pha trộn với tốc độ cao. Nên sử dụng thùng trộn
vữa (xem hình bên). Nên giới hạn khối lượng hỗn
hợp vật liệu lót vì vữa trộn được dụng trong thời
gian quy định. Sau khi vật liệu lót nền bắt đầu có
dấu hiệu hư hỏng thì trộn lại với nước hoặc dung
môi.
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/16

b. Thi công
b.1 Ốp lát gạch:
- Làm ẩm bề mặt nền để giảm khả năng hút nước
- Tưới lớp nướch ồ dầu để tăng khả năng bám dính.

Trải chất kết dính trong tầm một cánh tay để dễ thao
tác và cần chú ý:
- Sử dụng bay răng cưa để tăng khả năng bám dính
gạch và giảm hao hụt vật tư. Chất kết dính trải ra
phải được thực hiện hoàn tất trước khi bề mặt của
nó hình thành một lớp bì.
- Trét chất kết dính lấp đầy các rãnh của viên gạch rồi
mới đặt nó vào vị trí.

- Khi đặt một viên gạch vào vị trí, người ta gõ nhẹ và


đều lên viên gạch (từ bên trong ra ngoài cho đến khi
vật liệu lót tràn ra đều khắp chu vi của viên gạch )
để có được bề mặt tiếp xúc tốt.

- Kiểm tra độ bằng phẳng của gạch lắp đặt bằng


thước thủy

- Sử dụng ron nhựa chữa thập để kiểm soát độ đồng


đều của bề rộng ron gạch. Gạch chỉ được chỉnh sửa
trong thời gian nhà sản xuất vật liệu lót nền quy
định
- Các mạch ốp (joint) không được lớn hơn 2 mm và
phải thẳng hàng (ăn joint).
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 11/16

- Một sàn gạch mới lát. Quan trọng là phải ngăn


không cho người đi qua lại. Khi gạch đủ cứng chắc,
thường là sau 3 giờ, dùng miếng xốp ẩm để lau sạch
vết dơ trên bề mặt gạch do vật liệu lót nền dính lại.
- Toàn bộ vật liệu lót nền còn dính lại trên ron gạch
phải được lau sạch cũng trong thời điểm này.
- Nền gạch phải để tối thiểu trước 24 giờ trước khi
trám vữa.

b.2 Chà ron (tham khảo “Quy trình chà ron” để biết thêm chi tiết)

- Theo phương pháp tạo hỗn hợp và quy trình ở (phần


3.2. a.Chuẩn bị vữa lót). Không sử dung keo chà ron
khô hay bán khô để trám vào ron gạch. Để đạt được
tính nhất quán về màu sắc bột chà ron, nên chọn
màu bột chà ron có sẵn từ nhà sản xuất.

- Dùng bay trám bột chà ron lấp đầy ron gạch

- Chà ron cần phải đủ thời gian đông cứng (do nhà
sản xuất quy định) và phải cạo lấy hết vữa thừa trên
bề mặt

- Phải lau sạch bột còn sót lại bằng cái bay ẩm hoặc
miếng xốp. Lau bề mặt với miếng xốp chứa nước
rửa và nước sạch cho đến khi sạch hoàn toàn.
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 12/16

- Khi lắp đặt gạch bằng vữa xi măng cát hoặc bằng
keo qua các khe co dãn, các mạch ốp nên bố trí
trùng với khe co dãn để phòng tránh hiện tượng nứt,
vỡ vật liệu ốp.
- Phải kiểm tra độ sâu khe co giãn, theo quy định của
nhà sản xuất vật liệu trám kín, vật liệu trám thích
hợp (tấm xốp polystyrence) và các sợi chịu nén để
lắp kín khe rỗng. Khe co giãn sản xuất từ nhà máy
- Khe hở được tô kín bằng vật liệu trám với đủ độ bền ( thi công trước khi lát)
và độ co giãn. Trong trường hợp này, phải tuân thủ
nghiệm ngặt hướng dẫn của nhà sản xuất vật liệu tô
kín.
- Khi ốp mặt ngoài, phía mặt ốp trên và các khe co
dãn cần có biện pháp để phòng tránh nước mưa
thâm nhập vào phía sau của mặt ốp. Để tránh hiện
tượng đọng nước mưa làm ố mặt ốp, các bề mặt ốp
của mái, của các chi tiết trang trí gờ, cạnh…khi ốp
nên có độ dốc để thoát nước. Khe co giãn bơm bitum
( thi công sau khi lát)

- Phải thực hiện bảo vệ sàn gạch ngay sau khi vừa lát
gạch xong lau sạch hết bụi, vết bẩn, hạt vụn và phủ
lên bề mặt tấm polyethylene, vải bạt, bìa cứng hoặc
tấm gỗ (nếu đi lại nhiều).
- Trong vòng 3 ngày đầu tiên bảo dưỡng, giám sát
phải đảm bảo gạch không bị ảnh hưởng khi bị rung
hoặc tác động phát sinh từ các công tác kế cận. Đối
với lát sàn, vữa cần phải bảo vệ vữa lâu hơn thời
gian trên (do nhà sản xuất quy định) cho việc lắp đặt
và đông trước khi cho phép người ta đi lại trên đó.
- Kiểm soát điều kiện môi trường tại hiện trường sau
khi hoàn tất công tác lát gạch, cho đến khi hết thời
gian bảo dưỡng của vật liệu.
- Cấm đi lại trên sàn gạch trong vòng 4 ngày sau khi
lát gạch xong.
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 13/16

4. Kiểm tra và nghiệm thu:


- Công tác nghiệm thu phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết kế và TCVN hiện hành
- Bề mặt phẳng, đồng màu, không bị trầy xước, không bị bộp.
- Mạch ron sạch sẽ, thẳng hàng, được trám đầy và đều.
- Danh mục kiểm tra (theo IITP-HT-05).
- Dung sai cho phép:
o Khe hở so với thước 3m: 3mm
o Dung sai cao độ: 10mm
o Dung sai độ dốc: 0,3%
o Độ lệch cao độ giữa 2 mép vật liệu: 0.5mm.

Đạt không đạt


Kích thước gạch đồng đều phù hợp theo tiêu chuẩn Kích thước gạch không đồng đều
hoặc các quy định khác

Ron gạch thẳng hàng và đều so với gờ chân tường và Ron gạch tường và nền không ăn ron
gạch ốp tường

Đường ron đều và gọn gàng Đường ron không đồng đều
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 14/16

Không thấy vết vữa hay vết sơn trên bề mặt hoàn Có vết sơn trên bề mặt hoàn thiện
thiện

Màu đồng nhất Màu không đồng nhất

Bề mặt phải phẳng (không quá 3mm trên 1m2). Đối với Độ phẳng >3mm
sàn, mặt dốc xuống ở khu vựa ẩm ướt như nhà bếp và
toilet. Sàn không bị đọng nước bất cứ chỗ nào.

> 3mm

Không quá 3mm

Độ chênh giữa 2 mép gạch không vượt quá 1mm Độ chênh giữa 2 mép gạch >1mm

Không có mẻ cạnh, nứt hoặc hư hỏng Mẻ cạnh


Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 15/16

Không có âm thanh rỗng khi gõ bằng vật cứng Có âm thanh rỗng khi gõ bằng vật cứng

5. Các lỗi thường gặp, nguyên nhân , biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Các lỗi thường gặp Nguyên nhân Biện pháp khắc phục
và phòng ngừa

Đường ron dơ hoặc xấu - Sử dụng vữa kém chất lượng. - Kiểm tra chất lượng vật liệu
phải phù hợp (chứng từ xuất
- Ron gạch không được lấp đầy
xưởng; kiểm tra ngoại quan;
vữa.
lấy mẫu thí nghiệm).
- Bề mặt gạch không sạch sau
- Ron gạch phải được lắp đầy
khi lát.
vữa
- Bề mặt gạch phải sạch bong
sau khi lát.

Vết bẩn - Vết dơ do không che đậy sau. - Che đậy bảo vệ sau khi ốp
khi lát gạch. lát.
- Rò rỉ hóa chất. - Tránh bị rò rỉ.
- Bề mặt nền bị bay màu. - Tránh làm ẩm ướt.

Bề mặt không phẳng hoặc bị - Kích thước gạch không đúng - Chọn gạch đáp ứng yêu cầu.
chênh
- Độ dầy gạch khác nhau. - Gạch đúng chiều dày.
- Lớp lót nền hoặc lớp láng nền - Chuẩn bị bề mặt tốt.
bằng xi măng/cát không bằng - Sử dụng dụng cụ phù hợp.
phẳng.
- Sử dụng thước thủy để kiểm
- Độ dầy lớp lót không đều. tra độ bằng phẳng.
- Gõ không đều vào các vị trí - Gạch phải được gõ đều lên
của viên gạch. bề mặt tại vị trí của nó.
- Gạch bị chop. - Bảo vệ cẩn thận.
- Sớm đi lại khi mới hoàn tất
ốp lát.
Ký mã hiệu QP45A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT GẠCH Ngày ban hành --/09/2016
Trang 16/16

Nứt - Khe co giãn và khe kiểm tra - Thêm khe co giãn (đối với ô
không đủ. ốp lát lớn hơn 15x15m).
- Gạch nứt quá nhiều. - Cần xử lý riêng.
- Cắt gạch hoặc gia công kém. - Bảo vệ cẩn thận.
- Tác động trực tiếp. - Sử dụng công cụ phù hợp.
- Hư hỏng do di chuyển sau khi - Bảo vệ cẩn thận.
ốp, lát nếu không được bảo vệ. - Ngâm không theo sự hướng
- Có vân rạn do thay đổi độ ẩm. dẫn để có vân rạn trước khi
lắp đặt.
Mẻ cạnh - Hư hỏng do di chuyển sau khi - Bảo vệ cẩn thận
ốp, lát nếu không được bảo vệ. .
- Cắt gạch hoặc gia công kém. - Sử dụng công cụ phù hợp.

Không kết dính - Gạch và vật liệu lót không - Sử dụng đúng vật liệu.
tương thích. - Chuẩn bị bề mặt tốt.
- Bề mặt không sạch và không - Lau sạch mặt sau của gạch
được xử lý.
trước khi lắp đặt.
- Mặt sau của gạch đóng bụi và - Lắp đặt gạch theo đúng
chất cặn. hướng dẫn.
- Không ngâm gạch trước khi lát - Ngâm gạch trong nước sạch
trên nền xi măng. trước ít nhất 30 phút.
- Không sử dụng bay răng cưa. - Sử dụng bay răng cưa.

Âm thanh rỗng (bộp) - Gạch lát sàn bê tông trên một - Lát gạch đúng.
khu vực rộng lớn. - Hiệu ứng âm thanh đúng hơn
- Không khí bị đọng lại hoặc lỗ đó là vấn đề về liên kết
rỗng trong lớp lót hay sàn là - Lát gạch đúng, sử dụng bay
nguyên nhân một phần của sàn răng cưa.
có âm thanh khác với chỗ khác.
- Lắp đặt màng ngăn chống thấm
giữa sàn và vặt liệu lót nền.
- Bề mặt lót không đều là nguyên
nhân một phần của sàn có âm
thanh khác với chỗ khác.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
ỐP LÁT ĐÁ
GRANITE / MARBLE

Ký mã hiệu : QP45B
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 2/13

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 3/13

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác ốp lát đá đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 4732:2007 Đá ốp lát tự nhiên.


TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng.
TCVN 9377-3:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 3: Công tác ốp trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 4/13

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH ỐP LÁT ĐÁ

1. Lưu đồ quy trình ốp đá:


Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 5/13

2. Lưu đồ quy trình lát đá:


Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 6/13

B. HƯỚNG DẪN

B1. ỐP ĐÁ (GRANITE / MARBLE)

Có 2 phương pháp ốp đá (granite / marble): ốp đá bằng hệ fixing và ốp đá bằng keo.


1. Ốp đá bằng hệ Fixing (bát, râu inox):
Thường áp dụng cho mặt dựng, khu vực sảnh, ốp lên bê tông.

Công tác Hình minh họa


a. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để


chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.

b. Chuẩn bị
b.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư đá.


- Bát và ốc nở: Sử dụng inox 201 hoặc 304. Số
lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ
được phát hành.
- Râu, Pin: Râu inox Φ5mm, pin Φ4 mm. Số
lượng và quy cách phải tuân thủ theo bản vẽ
được phát hành.
2/7
- Ngoài nhà bắt buộc phải sử dụng keo Epoxy
2 thành phần.
- Đá phải được chống thấm trước khi lắp đặt.
b.2. Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị đứng: Máy kinh vĩ hoặc dây
dọi. Đối với dây dọi thì quả dọi phải bằng kim
loại có đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng
các vật liệu tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ
lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy
lazer 36 tia hoặc ống cân thủy.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 7/13

b.3. Mặt bằng thi công:


- Vận chuyển vật tư (đường vận chuyển) và khu
vực tập kết vật tư, bố trí nhân lực (thợ chính,
thợ phụ);
- Bố trí khu vực layout, chuẩn bị đá.
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi
trường.
b.4. Giàn giáo thi công
- Gìàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững
đúng yêu cầu kĩ thuật an toàn, chịu được trọng
lượng của người, vật tư.
- Có biện pháp vận chuyển đá lên cao.
- Giàn giáo chống không được dựa vào, có biện
pháp giằng, chống gió xô ngang.

c. Thi công:
Bước 1: Xác định tim trục và cao độ chuẩn

- Dựa vào bản vẽ do công ty cung cấp, đội lắp


đặt xác định tim trục thực tế. Kiểm tra tim
trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch thì
ngay lập tức báo cáo với Giám sát của công ty
để được giải quyết.
- Xác định cao độ dựa trên code hoàn thiện
+1000mm đã gửi.
- Căng 2 đường dây ở đỉnh đầu và chân để xác
định mặt phẳng ốp .
Bước 2: Định vị bát liên kết trên tường
- Khoan lỗ trên tường bê tông để bắt bát. Lỗ
khoan phải sâu từ 80~100mm.
- Khoảng cách lỗ khoan theo bản vẽ
shopdrawings thể hiện vị trí bắt bát
- Dùng tắc kê nở để liên kết bát vào tường,
vách bê tông.
- Đo lại khoảng cách bát để khoét đá.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 8/13

Bước 3: Định vị vị trí liên kết trên đá


- Đo lại khoảng cách bát trên đá để khoét đá.
- Khe rãnh cắt khoét phải rộng hơn bát độ dày
bát từ 5- 8mm để dễ điều chỉnh khi lắp đặt.

Bước 4: Lắp đá
- Lắp đá thử vào bát để kiểm tra lại vị trí liên
kết và độ thẳng phẳng của tấm đá.
- Cân chỉnh mặt phẳng bằng chêm.
- Dùng keo liên kết phụ kiện và đá sau khi đã
kiểm tra.
- Tương tự lắp các tấm mặt dựng còn lại.

Bước 5: Chà ron, vệ sinh hoàn thiện


- Chà ron, vệ sinh sau khi hoàn tất lắp đặt theo
từng khu vực.
- Các bước chà ron, tương tự như công tác ốp
lát gạch.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 9/13

2. Ốp đá bằng keo:
Thường áp dụng cho khu vực có diện tích nhỏ, thấp, khu vực wc.

Công tác Hình minh họa


b. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.
- Chú ý vị trí các thiết bị M&E.

b. Chuẩn bị
b.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư.


- Đá ốp keo thường có kích thước nhỏ (khoảng
600mm)
- Keo: sử dụng keo chuyên về đá như keo Gritone,
keo Mapei…
- Đá sử dụng khu vực ẩm ướt phải được chống
thấm trước khi lắp đặt.
b.2. Dụng cụ thi công:

- Dụng cụ định vị đứng: máy kinh vĩ hoặc dây dọi.


Đối với dây dọi thì quả dọi phải bằng kim loại có
đầu nhọn và đủ nặng. Không sử dụng các vật liệu
tạm bợ làm quả dọi vì sai số sẽ lớn.
- Dụng cụ định vị ngang: máy thủy bình, máy
lazer 36 tia hoặc ống cân thủy.
- Máy cắt tay: nên dùng máy cắt tay có thương
hiệu như: Bosh; Hilti…nhằm đảm bảo độ an toàn
và cho hiệu quả công việc cao hơn.
b.3. Mặt bằng thi công:
- Các dụng cụ khác: Búa cao su,Thước thủy,
- Vận chuyển vật tư và khu vực tập kết vật tư; Bố
thước nhôm 2m.
trí nhân lực (thợ chính, thợ phụ);
- Bố trí khu vực layout, chuẩn bị đá.
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi
trường.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 10/13

c. Thi công:

Bước 1: Kiểm tra trục và búng mực định vị layout ốp đá

- Dựa vào bản vẽ shopdrawing được phê duyệt,


đội lắp đặt xác định tim trục thực tế. Kiểm tra
tim trục thực tế và bản vẽ. Nếu thấy có sai lệch
thì phải có giải pháp để xử lý.
- Bún mực lên vách đường mực vuông ke, thể hiện
viên bắt đầu.
- Căng dây thả dọi, cân nước xác định cao độ
chuẩn. Ghém xác định mặt hoàn thiện đá.
Bước 2: Định vị viên đá đầu tiên
- Định vị vị trí viên đá đầu tiên.Sau đó, trộn keo,
keo trộn gồm hỗn hợp keo và nước được trộn đều
đúng tỉ lệ trong bảng hướng dẫn sử dụng. Dùng
cạnh thẳng của bay răng cưa trải một lớp vữa
mỏng lên bề mặt thi công, dùng cạnh có răng cưa
kéo nghiêng trên bề mặt lớp vữa để tạo lớp vữa
có chiều dày đồng đều và phù hợp với chiều dày
cao độ hoàn thiện của viên đá. Đóng cữ chặn để
ốp hàng gạch thứ 2 trở lên.
- Lưu ý phải phối hợp với M&E để tránh đóng vào
các đường ống âm tường.
Bước 3: Ốp hàng gạch chân làm chuẩn và ốp đại trà
- Đặt viên đá lên lớp keo, dùng búa cao su đóng
vào theo đúng chiều dày hoàn thiện. Kiểm tra
cao độ viên đá, độ đặc, chắc của lớp keo.
- Từ viên đá chuẩn này sẽ lắp các viên đá kế tiếp
theo đúng trình tự các bước nêu trên.
- Kiểm tra độ phẳng và vuông góc giữa các mảng
tường.
- Dùng ron chữ thập để canh chỉnh chiều rộng
giữa các viên đá.
Bước 4: Chà ron, vệ sinh hoàn thiện
- Chà ron, vệ sinh sau khi hoàn tất lắp đặt theo
từng khu vực.
- Nên sử dụng bột chà ron chuyên dụng.
- Các bước chà ron, tương tự như công tác ốp
gạch.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 11/13

B.2. LÁT ĐÁ:

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để


chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra kỹ chiều dày cấu tạo lớp lát đá hoàn
thiện, kết hợp với cán nền để có cao độ hợp
lý.
- Chiều dày lớp liên kết từ 10-30mm nếu sử
dụng vữa xi măng hoặc 3-7mm nếu sử dụng
keo dán.
2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư: đá granite, cát, xi, hỗn hợp


keo.
- Chất kế hính: sử dụng hỗn hợp vữa ximăng
hoặc hỗn hợp keo Gritone hoặc keo Mapei.
- Đá granite lát nền phải được chống thấm
trước khi lắp đặt.
- Khuyến cáo không sử dụng đá marble cho
nền ẩm ướt, sàn nằm trực tiếp lên mặt đất.
2.2. Dụng cụ thi công:
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy
lazer 36 tia hoặc ống cân thủy.
- Các dụng cụ khác: búa cao su, , thước li vô, 2/7
thước nhôm 2m, dây nhợ, máy trộn hồ, máy
đánh keo, máy khoan đá ( nếu nền có thiết bị
M&E)….

b.3. Mặt bằng thi công:


- Vận chuyển vật tư (đường vận chuyển) và khu
vực tập kết vật tư, bố trí nhân lực (thợ chính,
thợ phụ).
- Bố trí khu vực layout, chuẩn bị đá.
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi
trường.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 12/13

c. Thi công:

Bước 1: Vệ sinh, định vị layout đá trên mặt bằng

- Vệ sinh nền chuẩn bị lát .


- Búng mực 2 đường vuông góc trên nền.
- Tưới ẩm lên nền bê tông.
- Tưới 1 lớp nước hồ dầu để tăng cường khả
năng bám dính lớp vữa/keo với sàn bê tông.

Bước 2: Định vị viên đá đầu tiên


- Lát viên đá đầu tiên theo mực đã định vị.
- Căng dây để xác định cao độ, đoạn thẳng cần
lát.
- Sử dụng bay răng cửa để trải hồ dầu / keo
theo 1 hướng để dễ canh chỉnh và không bị tụ
khí giữa các đường gân trải keo .
- Đặt viên đá lên mặt vữa và dùng búa cao su
gõ định vị viên đá đúng cao độ.
- Lưu ý phải phối hợp với M&E để cắt đá vị trí
phễu thu sàn.
Bước 3: Lát đại trà
- Dựa theo dây nhợ định vị và viên đá chuẩn
này sẽ lắp các viên đá kế tiếp theo phát triển
theo 2 phương theo đúng trình tự các bước
nêu trên.
- Lát phần còn lại của sàn, sử dụng cữ nhựa
tạo ron để đảm bảo các đường ron đồng đều.
- Thường xuyên kiểm tra mặt bằng bằng thước
li vô và thước nhôm (độ dốc đối với nền vệ
sinh) để kịp thời điều chỉnh khi hồ dầu / keo
còn ướt.
Bước 4: Chà ron, vệ sinh hoàn thiện
- Chà ron, vệ sinh sau khi hoàn tất lắp đặt theo
từng khu vực.
- Nên sử dụng bột chà ron chuyên dụng.
- Các bước chà ron, tương tự như công tác lát
gạch.
- Lót bạt bảo vệ bề mặt đá hoàn thiện.
Ký mã hiệu QP45B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
ỐP LÁT ĐÁ
Ngày ban hành --/09/2016
GRANITE / MARBLE Trang 13/13

B3. CÁC LỖI THƯỜNG GẶP, BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC VÀ PHÒNG NGỪA

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

- Đá bị nứt quá nhiều - Có biện pháp an toàn trong lúc đóng kiện, vận
chuyển đá từ nhà máy đến công trường.
- Tuân thủ quy trình nghiệm thu đá, quá trình
vận chuyển từ bãi tập kết đến nơi thi công.

- Đá mẻ cạnh - Tuân thủ quy trình nghiệm thu vật liệu.


- Hạn chế gia công đá tại công trường.
- Có biện pháp liếp cạnh hợp lý.

Bề mặt tiếp xúc Giao nhau vuông góc

- Đá bị thấm - Phải quét chống thấm đá khi sử dụng tại ẩm


ướt như: khu vực ngoài trời, nền, tường nhà
vệ sinh.

2/7

- Đá sai khi thiết kế layout, không trùng vân - Thực shopdrawing, ghi chú rõ ràng, khảo sát
kích thước thực tế của đá.
- Xử lý theo layout, đánh dấu trước khi đem
gia công giao đến công trình.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LÁT NỀN
NHÀ CÔNG NGHIỆP

Ký mã hiệu : QP45C
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 2/11

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 3/11

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lát nền đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 4314:2003 Vữa xây dựng. Yêu cầu kỹ thuật.


TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu.
TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 4/11

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH LÁT GẠCH NHÀ CÔNG NGHIỆP

1. Lưu đồ quy trình cán nền:


Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 5/11

2. Lưu đồ quy trình lát gạch:


Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 6/11

B. HƯỚNG DẪN

Đặc thù của công tác lát nền nhà xưởng:


- Mặt bằng thi công rộng.
- Khó kiểm soát cao độ lát nền.
Công tác Hình minh họa

1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để


chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Cần chú ý:
o Nền có diện tích lớn sẽ bị có ngót bởi
nhiệt độ.
o Có biện pháp bố trí khe co giãn hợp lý. VỊ TRÍ RON CO GIÃN

( CÁC LINE MÀU ĐỎ)


Theo kinh nghiệm thì không quá 20 viên
gạch hoặc không quá 15m mỗi cạnh sẽ tạo
1 ron co giãn.

Chi tiết ron gạch co giãn


2. Chuẩn bị
2.1. Mặt bằng thi công:
- Vận chuyển vật liệu (đường vận chuyển) và khu vực tập kết vật liệu; Bố trí nhân lực (thợ chính,
thợ phụ);
- Gửi cote hoàn thiện +1m lên tường hoặc cột để có căn cứ kiểm tra cao độ mặt cán nền.
- Phương pháp, quy trình kiểm tra nghiệm thu.
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
2.2. Vật tư:
- Các thành phần cát, xi măng, nước, cấp phối vữa tô phải được tư vấn giám sát và Chủ đầu tư
chấp nhận; Vật liệu làm vữa phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật (có kết quả thí nghiệm).
- Mẫu mẫu gạch, bột chà ron, mẫu khe co giãn được duyệt.
- Đặt hàng gạch phải chú ý đến độ đồng đều về màu sắc của lô hàng.
- Vữa và phụ gia phải có Mác và tiêu chuẩn kỹ thuật thỏa mãn yêu cầu thiết kế (có kết quả thí
nghiệm).
- Vữa phải được bảo vệ đủ độ ẩm khi tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Sử dụng vữa trộn tại chỗ hoặc vữa đóng gói sẵn hoặc keo lát gạch.
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 7/11

2.3. Dụng cụ thi công:


- Bay, thước nhôm 3-6m, thước thủy 1.2m, dụng cụ rà bộp, bàn chà, thước kéo 5m, máy thuỷ
bình, búa cao su …
- Bố trí máy trộn, chỗ trộn vữa, nguồn nước;
- Chuẩn bị dụng cụ chứa và vận chuyển vữa, gạch.
- Có biện pháp kiểm soát tỉ lệ trộn keo, vữa.
- Bạt ni long, bìa carton bảo vệ.
2.4. Điều kiện thi công:
- Công tác cán nền được tiến hành sau công tác lợp mái.
- Hoàn công cao độ, xử lý lỗi kết cấu nền xưởng (nếu có).
- Hoàn chỉnh các đường ống M&E âm sàn.
- Hiểu rõ vật liệu hoàn thiện, chi tiết cấu tạo nền.
- Quy hoạch mặt bằng trộn vữa và kiểm soát cấp phối vữa, mặt bằng tập kết gạch.

3. Thi công
3.1 Cán nền

- Các bước cán nền nhà xưởng tương tự như cán nền trong công tác lát gạch (vệ sinh nền, hoàn
công cao độ bê tông, tưới ẩm…)
- Lưu ý: do tính đặc thù của mặt bằng có diện tích lớn, cao độ bằng nhau; để kiểm soát tốt cao
độ, nên thực hiện biện pháp GHÉM THEO DẢI. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định điểm ghém

- Ghém các điểm chu vi chân tường, ưu tiên


ghém các điểm tại vị trí lỗ cửa, phễu thu
sàn…
- Ghém các điểm giữa phòng sao cho khoảng
các giữa 2 điểm ghém vừa tầm thước nhôm
(2m), các điểm ghém phải thằng hàng.

Bước 2: Xác định dải ghém

- Từ các điểm ghém đã kiểm tra làm cơ sở tiến


hành ghém theo dải.
- Mỗi dải ghém là tập hợp nhiều điểm ghém
thẳng hàng, các dải ghém phải cùng cao độ,
song song và cách đều nhau (2m).
- Chú ý phần vùng cán nền ở những khu vực
sàn âm và khu vực gần cửa ra vào để tạo dốc
cho đúng.
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 8/11

Bước 3: Nghiệm thu cao độ dãy ghém

- Kiểm tra lại mặt phẳng & cao độ dãy ghém


trước khi cán nền.
- Tưới ẩm nền bê tông.
- Chú ý: Việc nghiệm thu cao độ ghém nền rất
quang trọng, giúp giảm thiểu bị cháy cao độ,
giảm rủi ro, tiết kiệm thời gian và chi phí sau
này.
Bước 4: Cán nền
- Tưới nước hồ dầu đầy đủ.
- Cán nền theo từng ô.
- Kiểm soát kỹ cấp phối vữa.
- Dùng thước nhôm 2,5-3m cán đều, bằng mặt
với dãy ghém.

Bước 5: Bảo dưỡng

- Kiểm tra tưới ẩm bảo dưỡng thường xuyên


khu vực nền vừa cán.
- Khôi phục mực trục trên sàn sau khi nền khô.
- Có biện pháp cảnh báo, bảo vệ nền trước khi
bắt đầu các công tác lát.

3.2 Lát nền:


Các bước thi công đặc thù cho nền nhà xưởng lớn.
Bước 1: Định vị các ô sàn cần lát
- Trắc đạc chia nhỏ ô sàn theo kích thước khe
con giãn trong shopdrawing (thường khoảng 1 3 10 12 19 21
20 viên gạch nhưng không quá 15m mỗi ô sàn
lát gạch).
- Chú ý: búng mực cả kích thước chiều rộng
của ron gạch co giãn.
7 9 16 18 25 27

Mặt bằng nhà máy 30x100m được chia thành 27 ô lát sàn
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 9/11

Bước 2: Xác định chiều cao lát nền


- Trên cơ sở mực trắc đạc, căng dây xác định ô
sàng theo shopdrawing, xác định cao độ hoàn
thiện theo cốt đã gửi.
- Chú ý: không được căng dây quá dài, dây sẽ
bị võng làm sai lệch, thường xuyên kiểm tra
cao độ lúc vữa, keo còn ướt để dễ dàng điều
chỉnh.
- Vận chuyển gạch rải đều từng khu vực thi
công với khối lượng tương ứng.
Bước 3: Lát gạch
- Lát gạch theo chu vi từng ô gạch đã xác định
nhằm kiểm soát tốt việc điều chỉnh ron.
- Thực hiện hiện công tác ốp lát độc lập trong
từng ô modul. Nhiều đội có thể thi công cùng
lúc theo mặt bằng phân chia khu vực thi công,
để đẩy nhanh tiến độ.
- Sử dụng các dụng cụ như bay răng cưa, thước,
li vô, thước nhôm, ron chữ thập, thường
xuyên kiểm tra quá trình thực hiện.

Bước 3: Thi công ron co giãn


Có 2 cách thi công ron:
- Thi công trước: đối với ron định hình sản xuất
sẵn của nhà máy.
- Thi công sau: đối với biện pháp bơm chèn
bằng bitum.
Ron co giãn thi công trước Ron co giãn
Bước 4: Chà ron, vệ sinh và bảo vệ nền gạch. thi công sau

- Vệ sinh ron nền, chà ron bằng bột chuyên


dụng.
- Có biện pháp che chắn, bảo vệ nền gạch hoàn
thiện.
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 10/11

4. Tiêu chí nghiệm thu:

- Mặt nền cán phẳng (không đọng nước), đúng cao độ, đảm bảo độ dốc về vị trí phễu thu.
- Lớp vữa cán phải đảm bảo độ dày, đúng cấp phối.
- Lớp vữa cán phải đặc chắc, không bị bong dộp.
- Gạch lát nền phẳng, đồng màu, bề mặt không bị trầy xước, không bị bộp.
- Danh mục kiểm tra (theo IITP-HT-04- cán nền, IITP-HT-05- ốp lát gạch).
- Dung sai cho phép:
o Khe hở so với thước 3m: 3mm
o Dung sai cao độ: 10mm
o Dung sai độ dốc: 0,3%
o Độ lệch cao độ giữa 2 mép vật liệu: 0,5mm.
5. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa


5.1 Cán hồ khô, đổ nước vào sau
- Hồ cán trộn không đều, chỗ đạt chất lượng, - Qui định vị trí trộn vữa và trộn bằng máy
chỗ bị mất xi măng, chỗ thiếu nước gây nên (bắt buộc), trộn đủ thành phần cấp phối (có
tình trạng bong tróc, bộp nền cán. cả nước).
- Kiểm soát tỉ lệ trộn vữa.

5.2 Không bảo vệ nền ngay sau khi cán

- Hư nền cán bởi tác động bên ngoài. - Có rào chắn, biển báo, bảng hướng dẫn lối
đi, cử người bảo vệ.
Ký mã hiệu QP45C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LÁT NỀN
Ngày ban hành --/09/2016
NHÀ CÔNG NGHIỆP
Trang 11/11

5.3. Không có biện pháp bảo vệ các sản phẩm khác trong khi cán nền

- Hư, bẩn các sản phẩm thi công trước đó. - Yêu cầu che chắn các sản phẩm hoàn thiện
đi trước khi triển khai cán nền.

5.4. Không bố trí khe co giãn cho gạch lát nền

- Nền gạch giãn nở do nhiệt độ làm gạch - Chi nhỏ ô sàn lát gạch bằng các ron co giãn
phồng, gây nứt. chiều có chiều rộng ron từ 10-20mm,
- Chú ý, nếu có khe nhiệt, khe lún phải trùng
với khe co giãn.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LÁT SÀN GỖ

Ký mã hiệu : QP45D
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/8

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/8

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lát sàn gỗ đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 7960:2008 Ván sàn gỗ. Yêu cầu kỹ thuật.


TCVN 9377-1:2012 Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Thi công và nghiệm thu –
Phần 1: Công tác lát và láng trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/8

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH LÁT SÀN GỖ:


Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/8

B. HƯỚNG DẪN:

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt để


chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.
- Các lớp cấu tạo (sàn gỗ công nghiệp):
1. Lớp vữa cán nền.
2. Lớp nilon chống ẩm (nếu có yêu cầu)
3. Lớp xốp đệm (3-4mm).
4. Lớp gỗ hoàn thiện

2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư: ván, len, foam, nilong….


- Các kết quả thí nghiệm, chứng nhận chất
lượng…
- Tập kết vật tư ván trước 48 giờ để ván ổn định.
- Ván được tập kết nơi khô ráo, sạch sẽ, tránh
nước.

2.2. Dụng cụ thi công:

- Máy cắt gỗ, máy hơi, thước livo,búa cao su,…


- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy
lazer 36 tia hoặc ống cân thủy.
Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/8

2.3. Mặt bằng thi công:


- Mặt bằng thi công phải khô thoáng, sạch sẽ.
Vận chuyển số lượng vật tư cần thiết cho từng
khu vực, tránh việc mất kiểm soát gây hao hụt
vật tư.
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi
trường.
3. Thi công:
Bước 1: Kiểm tra mặt bằng thi công

- Kiểm tra cao độ, độ phẳng, chất lượng cán nền.


- Mặt bằng phải khô ráo, sạch sẽ, không được ẩm
ướt.
- Chỉ được thi công sàn gỗ khi tường ngoài đã lắp
đặt cửa .
Bước 2: Trải lớp lót sàn

- Các lớp lót được trải liền mép nhau theo chiều
rộng hoặc chiều dài phòng.
- Mặt nilong nằm phía dưới.
- Các lớp liên kết với nhau bằng bằng keo.

Bước 3: Định vị tấm đầu hàng đầu tiên

- Kiểm tra kích thươc phòng, định vị tấm bắt đầu


theo shopdrawing
- Thi công từ điểm góc đuổi ra phía ngoài
- Lưu ý: các tấm ván giáp tường phải hở chân
tường từ 7-10mm.

Bước 4: Định vị hàng tấm đầu hàng thứ 2


- Tấm thứ 2 so le chiều dài với tấm thứ nhất một
khoảng bằng 1/3 hoặc 1/2 chiều dài nhưng
không được nhỏ hơn 20cm.
- Tấm lắp sau, ngàm lưỡi gà với tấm lắp trước.
Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/8

Bước 5: Lát ván đại trà


- Từ định vị các tấm ban đầu, tiến hành lát đuổi
ra phạm vi còn lại.
- Chú ý: khi gặp vật cản (box điện âm sàn…) thì
ván cách vật cản 7-10mm.

Bước 6: Thi công len chân tường, xử lý giáp mí


- Khi đã ghép toàn bộ mặt sàn, kiểm tra, căn
chỉnh chính xác.
- Đóng len chân tường gỗ.
- Đóng nẹp inox (hoặc nhôm, gỗ) tại vị trí sàn gỗ
tiếp giáp với sàn gạch / đá; vị trí kết thúc sàn gỗ
(không giao với tường).

Bước 7: Vệ sinh, bảo vệ bề mặt sàn gỗ hoàn thiện


- Lau chùi , vệ sinh mặt sàn gỗ.
- Trải nilon xốp hoặc thảm bảo vệ mặt sàn tránh
trầy xước.
- Dùng keo dán mí nilon, thảm để tránh bong
tróc.
- Chú ý: khi vệ sinh,phải kiểm tra kỹ các vật nhỏ
như đá, vữa xi măng khô, đinh, vít… rất dễ làm
trầy xướt bề mặt gỗ.
4. Kiểm tra và nghiệm thu:

- Công tác nghiệm thu phải đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết kế và TCVN hiện hành.
- Bề mặt phẳng, đồng màu, không bị trầy xước.
- Ron ván phải khít, đi lên không bị rung.
- Độ ẩm: không lớn hơn 13%.
- Sai lệch kích thước:
o Chênh lệch kích thước theo chiều rộng ở hai đầu không quá 0,2 mm.
o Chênh lệch kích thước theo chiều dày hai đầu không quá 0,2 mm.
o Cong một chiều theo chiều dài, độ cong tối đa là 0,5 mm so với hai đầu thanh .
Ký mã hiệu QP45D
QUY TRÌNH Lần ban hành 01
LÁT SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/8

5. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

- Sàn gỗ bị thấm. - Mặt bằng thi công phải khô thoáng.


- Kiểm soát chặt chẽ biện pháp chống thấm,
nhất là khu vực giáp với ban công, toilet.
- Nên có lớp ni long trải bên dưới (tăng chi phí)
để giảm khả năng hơi ẩm thấm ngược lên sàn.

Lót nilong chống thấm ngược Sơn phủ bảo vệ bề mặt

- Sàn gỗ bị phồng - Do gỗ co ngót theo nhiệt độ, những hàng gỗ


sát chân tường, nên cách tường từ 7-10mm.
 - Đối với sàn lớn, phải có ron (nẹp) chia nhỏ ô
sàn nhằm tạo khoảng trống cho gỗ co ngót.

7-10mm
- Vị trí giáp mí không khít - Thi công đúng biện pháp kỹ thuật.
- Kiểm tra kỹ trong quá thi công

- Sàn gỗ bị trầy - Có biện pháp lót


bảo vệ bằng foam
mềm hoặc bìa
carton; cấm đi lại.
- Sàn gỗ nên được thi
công ở giai đoạn
cuối của các công
tác hoàn thiện.

7/7
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
CHÀ RON

Ký mã hiệu : QP46
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/9

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/9

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác chà ron đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 4085:2011 Kết cấu gạch đá – tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
TCVN 9377:2012 Công tác lát và láng trong xây dựng.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/9

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH CHÀ RON


Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/9

B. HƯỚNG DẪN

Cách thực hiện Hình minh họa

1. Chuẩn bị
1.1. Vật tư
- Không sử dung bột chà ron khô hay bán khô
để trám vào ron gạch.
- Để đạt được tính nhất quán về màu sắc bột
chà ron, nên chọn màu bột chà ron có sẵn từ
nhà sản xuất.
- Bột chà ron phải được đóng gói kín và để nơi
thoáng mát, khô ráo.
- Nước sử dụng trộn bột phải thật sạch, không
lẫn tạp chất.

1.2. Chuẩn bị dụng cụ:

- Dụng cụ chà ron (bay chuyên dụng hoặc


miếng nhựa dẻo), xốp vệ sinh, móc nhọn, gan
tay, xô nước, máy trộn bột cầm tay…

1.3. Điều kiện thi công


- Công tác ốp lát đã được nghiệm thu. Đây là
điều kiện tiên quyết.
- Vữa, keo ốp lát khô, nền đã chắc chắn, không
bị lún hay xê dịch khi thi công nhân di chuyển
hay thao tác chà ron.
- Công tác chà ron nên thực hiện sau công tác
đóng trần và sơn nước.
- Tuyệt đối không thi công tại khu vực không
đủ ánh sáng.
Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/9

2. Thi công
2.1.Vệ sinh ron gạch

- Dùng móc lấy hết chữ thập chặn ron.

- Vệ sinh xi vữa dính trong ron và mép gạch

- Dùng máy hút bụi hút sạch bụi cát trong ron.
- Lưu ý: đường ron phải thật khô trước khi chà,
tránh quá trình bốc hơi nước làm thay đổi màu
ron.

2.2. Chà ron

- Cho nước sạch vào xô trước rồi từ từ đổ bột


chà ron vào (theo tỷ lệ 1:3, 1 lít nước tương
ứng 3 kg bột hoặc theo nhà sản xuất).
- Trộn bột thật đều và nhuyễn trong 5-10 phút.
- Lưu ý: sau khi trộn xong, để hỗn hợp keo 3-4
phút để các thành phần hoá học phát huy tác
dụng.

- Chà ron (góc dao chà ron 45*), nhét kỹ từng


kẽ ron.
- Lưu ý: Chà ron theo 1 hướng, tránh chà từ 2
đầu ép lại, sẽ làm dồn ứ không khí trong ron.
Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/9

2.3. Vệ sinh phần keo dư

- Sau khi thi công xong 10-15 phút, dùng miếng


bọt biển có thấm nước lau sạch phần keo thừa.

2.4. Vệ sinh gạch và bảo vệ nền gạch


- Sau 2 tiếng, dùng giẻ lau sạch bề mặt gạch.
Không được để quá lâu, khó vệ sinh sạch
Đánh dấu vị trí cắt gạch trước khi ốp, lát

- Bảo vệ mặt nền sau khi keo khô ít nhất 24


tiếng.
- Lưu ý: trong thời gian keo khô 24 tiếng,
không được triển khai các công tác khác.

3. Tiêu chí đánh giá chất lượng chà ron

- Đường ron đều, thẳng, mịn; độ lớn theo thiết


kế.
- Đường ron tiếp giáp với hàng gạch ốp nơi
chân tường không lớn quá 3mm.
Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/9

4. Các lưu ý trong công tác chà ron


4.1. Quá trình trộn bột:
- Nước phải cho vào trước, rồi mới từ từ cho bột chà ron vào trộn đều liên tục trong 5-10 phút.
- Yêu cầu bắt buộc phải sử dụng nước sạch để trộn bột chà ron (ảnh hưởng đến chất lượng keo
và màu keo).
4.2. Quá trình chà ron:
- Bắt buộc phải sử dụng dao / bay cao su để trét đường ron.
- Sau khi trét ron 10-15 phút, bắt buộc sử dụng xốp để vệ sinh phần keo thừa.
- Sau 2 tiếng, dùng giẻ để lau sạch bề mặt gạch.
- Trong thời gian 24 tiếng sau khi chà ron xong, không được triển khai các công tác khác.

5. Các lỗi thường gặp, biện pháp phòng ngừa

Các lỗi thường gặp Biện pháp phòng ngừa


5.1. Keo bong tróc
- Bột chà ron bị long tróc do bột quá khô hoặc - Keo phải có chứng nhận chất lượng,
mạch ron bị bụi làm bột không bám dính. nguồn gốc rõ ràng.
- Sử dụng keo không đáp ứng chất lượng. - Sau khi trộn xong, để hỗn hợp keo 3-4
phút để các thành phần hoá học phát huy
tác dụng. Thử độ dẻo keo bằng cách úp
ngược keo trong khoảng 10 giây, nếu keo
không bị rớt là đạt yêu cầu.

- Sử dụng máy hút bụi để hút các khe gạch,


nơi mà tay không thể thao tác tới.
Ký mã hiệu QP46
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
CHÀ RON Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/9

5.2. Đổ keo chà ron bừa bãi lên nền gạch

- Gây hao hụt vật tư, ảnh hưởng đến bề mặt gạch - Sử dụng lượng keo vừa đủ để miết mạch
(nhất là gạch nhám), phát sinh chi phí vệ sinh. ron; vừa dễ vệ sinh, vừa tiết kiệm.

5.3. Keo không được chèn đầy vào ron gạch


- Có khoảng rỗng dưới lớp keo, làm bong tróc, - Thi công đúng kỹ thuật: chà ron theo 1
bể lớp keo. hướng, tránh chà từ 2 đầu ép lại, sẽ làm
dồn ứ không khí trong ron. Một vị trí phải
- Keo không đủ độ sâu để liên kết với gạch.
miết qua 3 lần thì keo mới xướng hết
được ron gạch.
- Sử dụng đúng dụng cụ: bay chuyên dụng
hay miếng nhựa dẽo đàn hồi, với lực tác
động mạnh hay nhẹ của tay sẽ quyết định
đến độ lõm cửa ron.

5.4. Vệ sinh trễ - khi keo đã khô

- Keo bị khô: khó vệ sinh bề mặt, tốn thời gian - Sau 10-15 phút thi công thì tiến hành vệ
vệ sinh, nếu dùng giấy nhám sẽ ảnh hưởng đến sinh keo thừa.
bề mặt gạch (nhất là gạch bóng kính).
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
THI CÔNG
TRẦN THẠCH CAO

Ký mã hiệu : QP47A
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 2/10

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 3/10

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác thi công trần thạch cao đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 5674-1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
TCVN 8256:2009 Tấm thạch cao – yêu cầu kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 4/10

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THI CÔNG TRẦN THẠCH CAO


Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 5/10

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing được duyệt


để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi
công.
- Kết hợp và định vị bố trí thiết bị M&E âm
trần trên bản vẽ shopdrawing trần thạch cao.
- Định vị tấm bắt đầu ( start point ) – giống
như mặt bằng lát gạch

2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:
- Mẫu vật tư trình duyệt phải đầy đủ các chủng
loại theo thiết kế, tiêu chí kỹ thuật và bao
gồm tất cả vật tư phụ.
- Chú ý đến yêu cầu kỹ thuật của kết cấu treo
như bulong, tắc kê nở, ty, bát tăng đơ….
- Các kết quả thí nghiệm, chứng nhận chất
lượng…

2.2. Dụng cụ thi công:

- Máy cắt, thước kéo, thước livo, dây nhợ, máy


khoan bắn vít…
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy
lazer 36 tia hoặc ống cân thủy.

Dụng cụ thi công

Dụng cụ kiểm tra


Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 6/10

2.3. Điều kiện thi công:


- Công tác lắp trần thạch cao tiến hành sau
công tác tô trát tường, khi hê thống ống M&E
được lắp đặt cố định với tấm sàn bê tông và
đã kiểm tra chất lượng hoạt động.
- Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra
cốt cao độ của trần thực tế so với cốt cao độ
trần trong thiết kế, nếu có sự sai lệch cần phải
báo ngay cho chủ đầu tư, tư vấn giám sát và
nhà thầu để kịp thời đề ra biện pháp xử lý.
3. Thi công:
3.1 Thi công trần chìm
Bước 1: Xác định cao độ trần
- Lấy dấu chiều cao trần bằng ống Livo hoặc
tia laser. Đánh dấu vị trí của mặt bằng trần
trên vách hay cột.
- Thông thường nên vạch dấu độ cao ở dưới
tấm trần.

Định vị lên vách thạch cao Định vị lên tường

Bước 2: Cố dịnh khung viền tường


- Tùy thuộc vào loại vách, sử dụng khoan hay
búa đóng đinh để cố định thanh viền tường
vào tường hay vách.
- Tùy theo loại vách sẽ định khoảng cách giữa
các lỗ đinh hay lỗ khoan nhưng không được
vượt quá 300mm.

Đường định vị khung xương

Bước 3: Phân chia lưới thanh chính và xác định điểm treo ty
- Chọn phương của thanh chính phù hợp với
hướng bố trí của các điểm treo.
- Khoảng cách tối đa giữa các điểm treo ty là
800 ÷ 1200mm. Khoảng cách từ vách đến
móc đầu tiên là 200mm (nếu đầu thanh không
được bắt vít liên kết với vách) hoặc 400mm
(nếu đầu thanh được bắt vít liên kết với
vách).
Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 7/10

Bước 4: Lắp đặt thanh chính


- Thanh chính được chọn tùy thuộc theo loại
mẫu trần chìm. Khoảng cách giữa các thanh
chính là 800 ÷1000mm (theo nhà sản xuất
quy định).

Bước 5: Lắp đặt thanh phụ


- Thanh phụ được lắp vào các thanh chính
bằng phụ kiện theo sơ đồ hướng dẫn của mỗi
loại mẫu.Khoảng cách tối đa giữa các thanh
phụ là 406mm.
- Nếu trần giật cấp (theo thiết kế) phải căng
dây chỉnh các đầu xương phụ thẳng hàng.

Bước 6: Cân chỉnh khung


- Sau khi lắp đặt xong, cần phải điều chỉnh cho
khung ngay ngắn và mặt bằng khung thật
phẳng.
- Khi hệ khung xương được lắp, phải căng dây
theo các phương: ngang, dọc, chéo để kiểm
tra mặt phẳng của cả hệ.

Bước 7: Lắp đặt tấm lên khung


- Liên kết tấm vào khung bằng vít, phải siết
cho đầu vít chìm vào mặt trong tấm, khoảng
cách các vít không quá 200mm ở phần ngoài
biên tấm và không quá 300mm ở phần trong
mặt tấm.
- Các tấm trần thạch cao đươc bắn vít cố định
vào hệ khung xương. phải căng dây theo
phương: ngang, dọc, chéo kiểm tra mặt phẳng
trần.
Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 8/10

Bước 8: Xử lý lỗ vít, giáp mí


- Dùng băng keo lưới dán liên kết giữa các tấm
trần.
- Miết phẳng các lỗ bắt vít, các đường băng
keo lưới bằng vữa chuyên dụng.

Dùng băng keo lưới dán liên kết giữa các tấm trần

Miết phẳng các lỗ bắt vít bằng vữa chuyên dụng

Trần sau khi dán băng keo lưới và xử lý mối nối

3.1 Thi công trần nổi


Các bước thi công trần nổi: tương tự như thi
công trần chìm
Cần chú ý thêm:
- Ngoài công tác nghiệm thu độ phẳng (cao độ
khung ) cần phải nghiệm thu độ thẳng khung
theo chiều dọc và ngang.
Khung trần nổi sau khi hoàn thiện khung

Khung trần nổi sau khi hoàn thiện tấm và thiết bị MEP
Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 9/10

4. Kiểm tra và nghiệm thu:


- Kiểm tra và nghiệm thu tuân thủ theo mẫu biên bản nghiệm thu IITP-HT-06.
- Tiêu chí đánh giá chất lượng trần thạch cao:
o Trần được lắp đúng cao độ thiết kế.
o Mặt trần phẳng theo phương nằm ngang.
o Các ty treo xương trần thẳng đứng, không xiên, vẹo, có độ căng đều.
o Các xương chính ,xương phụ cách đều nhau. Dựa vào bản thiết kế trần bố trí xương , tránh
trường hợp xương đi trùng vị trí đèn, họng gió…..sẽ lắp.
o Các cạnh, góc trần giật cấp phải thẳng,vuông ke. Mặt tấm thạch cao phải đứng. Khe
shadowline (nếu có) thẳng đều.
o Dán lưới và xử lý lỗ vít phải sử dụng bột chuyên dụng.
5. Các lỗi thường gặp và biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa

5.1 Thiếu phối hợp với công tác M&E


- Hậu quả: Sửa chữa lại nhiều lần gây tốn - Lên kế hoạch công tác nào cần làm trước và
kém, chậm tiến độ, đặc biệt là khung lưu ý cao độ điểm thấp nhất của thiết bị M&E
xương. trước khi thi công trần.
- Luôn có công tác bàn giao giai đoạn giữa
M&E và công tác trần.

5.2 Không kiểm tra trước độ phẳng của tường


- Tấm bị hở so với tường, khả năng gây nứt - Kiểm tra biên bản nghiệm thu tô tường và
cao nếu xử lý không tốt. yêu cầu sửa tường trước khi thi công trần
thạch cao (nếu có).
- Shadowline trần bị uốn dợn, gãy khúc...
- Tuân thủ quy trình phố hợp bàn giao mặt
bằng thi công giữa các công tác có liên quan.
Ký mã hiệu QP47A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
TRẦN THẠCH CAO Trang 10/10

5.3 Lắp trần trước khi nghiệm thu hệ khung cửa tiếp giáp
- Làm đi làm lại trần gây tốn kém chi phí và - Kiểm tra và đảm bảo đã nghiệm thu hệ khung
thời gian. cửa tiếp giáp với trần trước khi thi công trần
tại khu vực đó.

5.4 Ty treo, khung xương bị cắt khi lắp thiết bị M&E


- Trần bị võng, xệ. - Kết hợp shopdrawing, nghiệm thu M&E
trước khi thi công khung xương.
- Phải gia cố khung, treo thêm ty tại vị trí phát
sinh thiết bị M&E.

5.5 Đầu vít bắt tấm trần không âm vào mặt tấm
- Gây khó khăn cho công tác sơn nước, vít - Kiểm tra kỹ đầu vít khi nghiệm thu tấm trần,
bị lộ, dễ sét rỉ theo thời gian gây ố trần. yêu cầu xử lý triệt để.

5.6 Thi công trần trước khi ốp các mảng tường tiếp giáp
- Gây khó khăn cho công tác ốp tường. - Nên thi công trần sau khi nghiệm thu công
tác ốp tường tiếp giáp.
- Phải làm công tác trần 2 đợt gây tốn kém
thời gian và nhân công.

7/7
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
THI CÔNG
VÁCH THẠCH CAO

Ký mã hiệu : QP47B
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 2/9

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 3/9

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác thi công vách thạch cao đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 5674-1992 Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
TCVN 8256:2009 Tấm thạch cao – yêu cầu kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 4/9

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH THI CÔNG VÁCH THẠCH CAO


Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 5/9

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa

1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing được duyệt


để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi
công.
- Kết hợp và định vị bố trí thiết bị M&E âm
vách.
- Các chi tiết cấu tạo gia cố cửa, lỗ mở….

2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:
- Mẫu vật tư trình duyệt phải đầy đủ các chủng
loại theo thiết kế, tiêu chí kỹ thuật và bao
gồm tất cả vật tư phụ.
- Các kết quả thí nghiệm, chứng nhận chất
lượng…

2.2. Dụng cụ thi công:


.- Máy cắt, thước kéo, thước livo, dây nhợ, máy
khoan bắn vít…
- Dụng cụ định vị ngang: Máy thủy bình, máy
lazer 36 tia hoặc ống cân thủy.

Dụng cụ thi công

Dụng cụ kiểm tra


Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 6/9

2.3. Điều kiện thi công:


- Công tác lắp trần thạch cao tiến hành sau các
nền, hệ thống cửa và tường bao che đã hoàn
thành.
- Trước khi tiến hành lắp đặt, cần phải kiểm tra
tim trường, trắc đạc định vị vách (tương tự
như búng mực xây tường), cốt cao độ sàn,
chiều dài lớp sàn hoàn thiện. Nếu có sự sai
lệch cần phải báo ngay cho CHT để kịp thời
đề ra biện pháp xử lý.

3. Thi công:
Bước 1: Xác định vị trí vách
- Xác định chân và đỉnh vách thạch cao trên
sàn và trần nhà theo mực trắc đạc (tương tự
như búng mực xây tường).
- Để có độ chính xác cao, phải búng mực trắc
đạc như biện pháp xây tường.

Bước 2: Lắp đặt thanh ngang ( thanh chân và đỉnh vách)


- Lắp đặt thanh ngang theo vị trí đã xác định.

Bước 3: Lắp đặt thanh đứng


- Chèn các thanh đứng vào các thanh ngang
theo phương thẳng đứng, khoảng cách giữa
các thanh đứng từ 400-600mm thùy thuộc
vào loại tấm và bề dày vách.
- Dùng đinh tán ri- vê liên kết chúng lại với
nhau, hoặc dùng kềm bấm chuyên dụng.
- Có thanh gia cố tại các lỗ chờ.
Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 7/9

Bước 4: Thi công hệ thống ống M&E âm tường


- Sau khi thi công xng hệ khung (hoặc thi công
1 mặt vách) thì tiến hành thi công các đường
ống M&E âm tường.
- Các box điện phải được đỡ hoặc gia cố thêm
hệ xương phụ.
- Công tác M&E âm tường được nghiệm thu
hoàn thành thì tiến hành lắp lắp tấm vách
thạch cao còn lại.

Bước 5: Bắt tấm lên khung


- Tùy theo chiều cao vách, vị trí cửa sổ, cửa đi,
yêu cầu của nhà thiết kế, giữa các thanh đứng
sẽ có có các liên kết ngang để đảm bảo ổn
định cho vách. Ốp tấm thạch cao góc vát
(hoặc các tấm phẳng khác) lên hệ thống
khung, bắt vít liên kết tấm với khung vách,
khoảng cách giữa các vít không quá 300mm.
- Trong thi công vách ngăn (vách cong hoặc
vách thẳng) tấm thạch cao phải được lắp cách
sàn tối thiểu 10mm để tránh ẩm và lắp từ trần
trở xuống.
Bước 6: Các vấn đề cần lưu ý
- Đối với phòng đòi hỏi phải thi công cả trần
chìm và vách ngăn thì phải thi công trần
trước rồi sau đó mới đến phần vách. Tuy
nhiên, nếu vách ngăn đòi hỏi cách âm bằng
bông thủy tinh thì phần vách sẽ thi công trước
phần trần.

Bước 7: Hoàn thiện vách


- Xử lý mối nối góc lõm bằng băng lưới và bột
xử lý. Trám các lỗ vít bằng bột xử lý.
- Nếu vách ngăn dài trên 10m (tuỳ theo cấu tạo
từng loại thấm) thì cứ mỗi 10m nên tạo thêm
1 đường joint nối để tránh hiện tượng vách bị
nứt.
Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 8/9

4. Kiểm tra và ngiệm thu:

- Vách phải thẳng đứng (sai số cho phép ± 3mm), đúng kích thước theo yêu cầu bản vẽ.
- Bắt vít đầy đủ, mặt vít phải âm dưới bề mặt thạch cao độ 1mm.
- Dặm vá và chèn sợi thủy tinh (nếu có) các lổ hổng còn sót lại nhất là khu vực xung quanh
đường ống, đầu tường.
- Vít bắt các cạnh thạch cao phải tính độ an toàn không cho mẻ cạnh.
- Các mối nối giữa các tấm thạch cao không được chớp hoặc mẻ cạnh.
- Dán lưới và xử lý lỗ vít phải sử dụng bột chuyên dụng.

5. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa
Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa
5.1 Không gia cố, gia cố thiếu vị trí khung cửa đi, cửa sổ
- Hậu quả: sau khi lắp và vận hành cửa, - Gia cố khung cửa bằng thép hộp. Thanh gia
vách thạch cao bị nứt dọc theo chu vi cửa cố phải được neo bằng bulong nở từ sàn bê
làm cửa bị nghiêng khung, xệ cánh. tông đến trần bê tông.
- Tăng cường thêm các thanh giằng chéo để
tăng tính ổn định, chắc chắn cho khung cửa

5.2 Không chừa ron co giãn đối với mảng vách lớn
- Những vách có chiều dài / diện tích lớn dễ - Kết hợp với kỹ thuật nhà máy để được tư vấn,
bị nứt tại vị trí giao giữa các tấm do tấm bố trí khe co giãn hợp lý đối với từng chủng
vách bị co ngót do nhiệt độ và sự rung loại tấm.
động của kết cấu tác động lên hệ vách (đối - Nếu vách dài trên 10m (tuỳ theo cấu tạo từng
với nhà xưởng) loại thấm) thì cứ mỗi 10m nên tạo thêm 1
đường joint để tránh hiện tượng vách bị nứt.
Ký mã hiệu QP47B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
THI CÔNG
Ngày ban hành --/09/2016
VÁCH THẠCH CAO Trang 9/9

5.3 Không gia cố các vị trí treo vật nặng


- Vách thạch cao hạn chế treo vật nặng khi - Có biện pháp gia cố trước hoặc cảnh báo khi
đi vào sử dụng. sử dụng.
- Có giải pháp cấu tạo vách chịu được treo vật
nặng ngay từ đầu  chi phí đầu tư cao hơn.

Vách cấu tạo 2 lớp thạch cao có thể treo được vật
nặng lên đến 20kg/điểm vít (tuỳ loại tấm).

5.4 Chân vách bị thấm


- Đối với khu vực tường nhà vệ sinh, khu - Đối với khu vực tường nhà vệ sinh, nếu sử
vực ẩm ướt, sau thời gian sử dụng, nước dụng vách thạch cao, phải đúng chủng loại.
thấm từ chân vách gay ố tường hoặc làm - Đổ gờ bê tông chân tường để tránh nước trên
rơi các viên gạch ốp vào vách. sàn thấm vào vách.
Gờ bê tông

5.5 Sử dụng tấm không đúng vị trí công năng


- Có thể do thiết kế hoặc do yếu tố tiết kiệm - Nghiên cứu kỹ bản vẽ thiết kế, mạnh dạn đề
mà việc sử dụng tấm không đúng với công xuất chủng loại tấm phù hợp với công năng
năng mà nhà sản xuất đưa ra như tấm sử dụng nhằm giảm thiểu rủi ro sau này.
thạch cao cho khu vực khô ráo, khu vực - Chú ý: việc chỉnh sửa thạch cao cũng ảnh
ẩm, khu vực chống cháy… hưởng đến công tác sơn nước nên phải căn
nhắc chi phí bảo hành sau này.

Tấm vách thường tại khu vực khô

Tấm vách chống ẩm tại khu vực wc


0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
SƠN NƯỚC

Ký mã hiệu : QP48
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/18

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/18

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác tô tường đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 8652:2012 Sơn tường dạng nhũ tương - Yêu cầu kỹ thuật.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/18

A. LƯU ĐỒ QUY TRÌNH SƠN NƯỚC


Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/18

B. HƯỚNG DẪN
Công tác Hình minh họa

1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Nghiên cứu bản vẽ mặt đứng / mặt bằng hoàn


thiện tường /shopdrawing được phê duyệt để
chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi công.
- Kiểm tra sự phân mảng màu, chủng loại sơn
trên từng diện.

Mặt bằng sơn nước

2/7
Mặt đứng sơn nước
2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:
- Mẫu vật tư phải được tư vấn giám sát và Chủ
đầu tư phê duyệt; phải đảm bảo yêu cầu kỹ
thuật (có speC, kết quả thí nghiệm…); Phân
loại sơn , bột trét, sơn lót dùng cho trong và
ngoài.
- Chuẩn bị kho, khu vực tập kết vật tư.
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi
trường.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/18

2.2. Dụng cụ thi công:


- Dụng cụ trét bột: bộ bay thép, máy trộn bả.
- Dụng cụ xả nhám: bàn chà nhám, máy xả
nhám, chổi bông cỏ.
- Dụng cụ sơn: bàn lăn, cọ chổi, cọ lăn, băng
keo, máy phun sơn…
- Dụng cụ kiểm tra: máy đo độ ẩm, máy lazer,
thước ke, thước nhôm, đèn…. Dụng cụ trét bộ

Dụng cụ xả nhám

Dụng cụ sơn

2.3. Giàn giáo thi công


- Dàn giáo phải đảm bảo ổn định, bền vững đúng yêu cầu kĩ thuật an toàn, chịu được trọng
lượng của người, vật tư.
- Lưới che chắn khi thi công trên cao.
- Giàn giáo chống không được dựa vào tường đang sơn và phải cách tường ít nhất là 5cm.
2.4. Mặt bằng thi công:
Kiểm tra độ phẳng của tường tô:
- Sai lệch không quá 3mm (tham khảo “Quy
trình tô tường”).

Kiểm tra việc hoàn tất các đối tượng M&E


âm tường:
- Nếu đường ống âm tường thi công sau thì chỗ
tô trát lại phải âm khỏang 2-3mm, để khi thi
công xử lý lại sơn nước không bị lồi ra .
- Lưu ý: nên kiểm tra độ thẳng hàng, cân xứng
của các box điện để chỉnh sửa kịp thời trước
khi trét bột.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/18

Vệ sinh bề mặt tường tô:


- Loại bỏ bùn đất, gỗ mục, tạp chất trên bề mặt
hồ.
- Dùng đá mài xử lý nhám bề mặt hồ tô.

- Chống thấm, trám trét các vết nứt trên bề mặt


tường bằng vật liệu chuyên dụng

- Đối với các vết dầu mỡ trên tường, phải sử


dụng giẽ thấm dung môi để lau sạch

Kiểm tra độ ẩm bề mặt tường (<=16%)


- Độ ẩm rất quan trọng trong quá trình thi công
hệ thống sơn, nếu tường ẩm, hơi ẩm sẽ thoát ra
ngoài mang theo hơi kiềm thoát ra ngoài làm
ảnh hưởng đến chất lượng màng sơn.
- Ở những địa điểm có độ ẩm môi trường cao
(Hà Nội, Đà Lạt,…) cần kiểm tra độ ẩm, điểm
sương môi trường và nhiệt độ bề mặt phải lớn
hơn ít nhất 3˚C đối với điểm sương.
3. Thi công:
Bước 1: Thi công bột trét (làm phẳng bề mặt với bột trét)
- Bột trét (hay putty, mastic…) là chất làm
phẳng bề mặt, được trộn đều với nước, và
khuấy với máy khuấy chuyên dùng. Tỉ lệ pha
trộn là 1 phần nước và 3 phần bột (theo khối
lượng). Bột trét phải tan đều, không còn lợn
cợn, ốc trâu khi thi công.
- Định mức lý thuyết khoảng 0.8 đến 1.3m²/kg.
Định mức thực tế tùy thuộc vào bề mặt của lớp
hồ vữa.
- Bột trét sẽ khô và không thể sử dụng được sau
thời gian từ 1 đến 2 giờ, vì vậy nên khuấy
lượng bột vừa đủ để thi công trong thời gian
tối đa là 2h, vì nếu để lâu hơn sẽ khó thi công
và chất lượng bột không đảm bảo.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/18

- Bột trét thường thi công bằng dao thép hoặc


dao nhựa
- Được thi công từ 1 đến nhiều hơn 2 lớp. Để
đảm bảo độ bền của màng sơn, không nên thi
công bột trét quá dày (thông thường là 3mm)
- Do đó, cần kiểm tra và sửa chữa khiếm khuyết
của bề mặt trước khi thi công lớp bột trét

- Thi công lớp bột thứ nhất nên pha loãng để


tránh tình trạng bọt trên bề mặt bột.
- Khi pha bột quá đặc sẽ xuất hiện tình trạng bọt
trên bề mặt bột trét sau khi khô.

Bề mặt bị bọt do pha bột quá đặc


- Dùng thước nhôm cập cạnh khi thi công bột bả
sẽ cho cạnh sắc nét, thẳng hơn.

Bước 2: Xả nhám
- Sau khi lớp bột trét thứ hai đã khô ( thường từ
12 đến 24 giờ), sử dụng giấy nhám để làm
phẳng bề mặt bột.
- Giấy nhám được kẹp vào bàn xả nhám khi sử
dụng, không xả nhám khi không có bàn xả (vì
bề mặt sẽ không phẳng).
- Nên sử dụng giấy nhám số từ 180 đến 240 cho
tường bên trong nhà để tránh trầy xước bề mặt.
- Xả nhám khi lớp bả thứ 2 đã khô.
- Lưu ý đeo khẩu trang để tránh bụi.

Xả nhám bằng bàn chà Xả nhám bằng máy


 Nhiều bụi  Ít bụi
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/18

Bo tròn cạnh tường góc lồi.


- Thông thường với góc lồi chúng ta hay làm
cho sắc cạnh
- Tuy nhiên nên làm cho cạnh hơi bo tròn một
chút (1-2mm) để hạn chế việc mẻ cạnh nhỏ
thường hay xảy ra và làm cho cạnh tường nhìn
được thẳng hơn.
Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám
- Sau khi xả nhám, trên bề mặt có rất nhiều bụi,
ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng
sơn.
- Sử dụng chổi, cọ quét sạch bụi bám trên bề mặt
tường, trần trước khi tiến hành sơn lót.
- Nếu không vệ sinh sạch, hệ thống sơn phủ chỉ
bám trên lớp bụi và sẽ bị bong tróc sau này.
Bước 3: Kiểm tra và nghiệm bề mặt xả nhám
- KIỂM TRA bề mặt sau khi xả nhám TRONG
LÚC THI CÔNG
- Khi xả nhám nên dùng đèn pin để kiểm tra độ
phẳng bề mặt tường để khắc phục kịp thời.
- Kiểm tra kỷ những khu vực sau này sẽ lắp đèn
chiếu song song với bề mặt tường.
- Kiểm tra kỹ độ phẳng tường tại các box điện.

Nghiệm thu bề mặt sau khi xả nhám


- Yêu cầu: tường sau khi xả nhám phải phẳng
mặt, thẳng cạnh, vuông góc.
- Các góc tường lõm thường là vị trí dễ bị bỏ sót
trong quá trình thi công, do đó phải kiểm tra
thật kỹ ngay từ công tác tô, công tác trét bột để
đảm bảo góc phải vuông ke. Khi xả nhám phải
xử lý thật chi tiết, không để bị gợn, cong.

Bước 4: Sơn lót


Vệ sinh bề mặt sau khi xả nhám:
- Sau khi xả nhám, trên bề mặt có rất nhiều bụi,
ảnh hưởng rất lớn đến độ bám dính của màng
sơn.
- Sử dụng chổi, cọ quét sạch bụi bám trên bề mặt
tường, trần trước khi tiến hành sơn lót.
- Nếu không vệ sinh sạch, hệ thống sơn phủ chỉ
bám trên lớp bụi và sẽ bị bong tróc sau này.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/18

Chuẩn bị sơn lót:


- Sau khi làm vệ sinh và kiểm tra lại độ ẩm của
bề mặt bột trét, ta bắt đầu thi công hệ thống
sơn. Thời gian cách lớp tối thiểu cho mỗi lớp
sơn trang trí ( sơn nước) là 2h ở điều kiện nhiệt
độ bình thường
- Hệ thống sơn được thi công bằng cọ lăn (rulo),
cọ chổi hoặc súng phun. Thông thường súng
phun chỉ được thi công lớp sơn lót ở những
khu vực thông thoáng.
- Khi thi công bằng súng phun, thời gian sơn sẽ
nhanh hơn nhưng sẽ gây hao hơn, tao nhiều bụi
sơn, có thể gây ô nhiểm khu vực thi công.

Cần lưu ý khi thi công sơn lót:


- Khuấy đều sản phẩm trước khi sử dụng, pha
loãng tối đa 5% nước sạch nếu cần thiết.
- Tránh để sót diện tích vì màng sơn phủ sẽ khác
màu ở những vị trí có và không có sơn lót.
- Bề mặt putty sau khi sơn lót sẽ rắn chắc hơn,
không còn bụi phấn và thấy lớp bụi bóng nếu
nhìn nghiêng.
- Sơn xong nên kiểm tra lại bằng đèn để hạn chế
tối đa những chỗ tường lồi lõm không đều mà
trước khi sơn lót không phát hiện ra được.
- Phải vệ sinh kỹ dụng cụ thi công trước & sau
khi sơn, tránh hiện tượng váng sơn đọng lại
trên bề mặt tường.
Bước 5: Sơn phủ
- Sau thời gian sơn lót tối thiểu là 2h, ta có thể
thi công lớp sơn phủ thứ nhất.
- Khuấy đều sản phẩm trước khi sử dụng, pha
loãng với tối đa 5% nước sạch.
- Khi thi công lưu ý tán tải đều tay để tránh hiện
Khi quét bằng cọ sẽ có vân chạy dọc
tượng sọc, chớp…trên bề mặt làm mất mỹ
quan.
- Tránh để bề mặt khác nhau ở những vị trí thi
công bằng cọ và ru lô (có thể dùng ru lô nhỏ để
thi công lại những vị trí sử dụng cọ).
- Bề mặt sau khi thi công lớp phủ thứ hai phải
đều màu, da cam do con lăn tạo ra trên bề mặt Khi lăn bằng roller sẽ có vân da cam mang lại sự
phải như nhau, không có dấu tiếp nối dàn giáo. đồng đều về về bề vân trên mặt tường sơn.

-
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 11/18

- Khi thi công sơn phủ lớp 1 nên sơn ở các góc,
cạnh bằng cọ trước với độ rộng từ 100-
200mm… rồi sau đó mới lăn roller phủ lên lớp
sơn bằng cọ.

a. Sơn phẳng
- Trãi bạt bảo vệ các bề mặt khác trong quá trình
sơn.
- Thi công sơn bằng ru lô hoặc máy phun.
- Không được cho quá nhiều nước vào sơn ( tối
đa 5%), nếu sơn quá loãng sẽ có hiện tiện bọt
khí trên bề mặt sơn.
- Sơn phủ lớp 2 sau khi sơn lớp 1 khô (thời gian
khô tuỳ theo chủng loại sơn và nhiệt độ lúc
sơn).

- Kiểm tra , dặm vá những vị trí chưa đạt chất


lượng
- Sơn lại những mảng sơn không đều cho đến
khi đạt yêu cầu.
- Dặm vá, sơn phết lại những vết nứt, xước,
bẩn… trên tường trần.

- Sử dụng băng keo dán tại vị trí giao 2 mảng


tường / 2 mảng màu khác nhau
- Nên sử dụng loại băng dính chuyên dụng cho
công tác hoàn thiện để tránh hư hại màng sơn.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 12/18

b. Sơn gai
Các bước thi công:
 Bước 1: Chuẩn bị, vệ sinh bề mặt tường tô
( tương tự như tường sơn phẳng)

 Bước 2: Bả matit
( có thể không bả tùy theo yêu cầu)

 Bước 3: Xả nhám

 Bước 4: Vệ sinh sau khi xả nhám

 Bước 5: Tạo gai bằng máy phun


( mật độ gai phù hợp theo mẫu vật tư đã duyệt)

 Bước 6: Sơn phủ (2 lớp hoàn thiện)


Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 13/18

5. Kiểm tra và nghiệm thu


5.1 Nội dung kiểm tra:
- Hồ sơ nghiệm thu phải thống nhất với Chủ đầu tư và Tư vấn giám sát.
- Danh mục kiểm tra ( theo IITP-HT-08- Sơn nước).
5.2 Tiêu chí đánh giá bề mặt sơn hoàn thiện:
- Màu sắc đồng nhất.
- Độ dày màng sơn khô đồng nhất, nếu không sẽ gây khác màu tại những vị trí dặm vá ( rất dễ
nhìn thấy khi dặm vá màng sơn bóng hoặc bóng mờ)
- Da cam tạo ra do con lăn như nhau.
- Không có dấu tiếp nối chồng mí sơn.

6. Các lỗi thường gặp, biện pháp phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa


6.1. Dụng cụ thi công không đúng, không đủ & không đạt chất lượng

- Chất lượng sơn, chất lượng bề mặt tường - Phải trang bị dụng cụ thi công phù hợp, đạt
không đạt yêu cầu thẩm mỹ, hao tốn vật chất lượng. Phải thay mới các dụng cụ đã cũ
tư. kém chất lượng.

6.2. Thiếu kiểm tra lỗi tô trát trước khi thi công sơn nước

- Sau khi đã bả mastic hoặc sơn xong mới - Luôn tiến hành nghiêm thu bàn giao phần
phát hiện tường không phẳng, khi đó các tường tô cho đơn vị sơn nước, phải sửa hết lỗi
biện pháp sửa chữa sẽ gây tốn kém vật tư tô trát trước khi thi công sơn nước.
và thời gian vì phải làm lại
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 14/18

6.3. Không kiểm tra độ ẩm tường trước khi bả mastic

- Mảng tường độ ẩm quá cao gây bong - Luôn nghiệm thu độ ẩm tường bằng dụng cụ
tróc sơn nước, ố tường đo độ ẩm trước khi bả mastic.
- Tuân thủ quy định của Thiết kế về độ ẩm yêu
cầu. Thông thường <16%.

6.4. Không kiểm tra độ phẳng của tường khi xả nhám & sơn lót.

- Mảng tường sau khi sơn phủ bị gợn, mất - Luôn chiếu đèn khi xả nhám để phát hiện và
thẩm mỹ. xử lý mảng tường không phẳng.
- Sau khi sơn lót xong phải chiếu đèn để nghiệm
thu độ phẳng một lần nữa trước khi sơn phủ

6.5. Không vệ sinh tường trước khi bả mastic -


- Lớp bụi tường hạn chế độ bám dính của - Vệ sinh mặt tường xả nhám trước khi bả bột
lớp bột trét  gây bong tróc. - Xử lý: cạo sạch màng sơn bị cũ bị bong tróc,
- Tường bị ố vàng lốm đốm khi có hơi ẩm vệ sinh tường rồi thi công sơn mới.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 15/18

6.6. Không vệ sinh bụi sau khi xả nhám.


- Lớp sơn lót bị lẫn bụi bột trét gây sần xùi - Nghiệm thu công tác vệ sinh mặt tường xả
bề mặt. nhám trước khi sơn lót.
- Lớp bụi bột trét hạn chế độ bám dính của - Phương pháp thường dùng là sử dụng chổi
lớp sơn lót  gây bong tróc. quét.

6.7. Màng sơn bị nứt do răng nứt tường tô.


-- Gây loang màu do nước ngấm vào - Tường phải đủ thời gian co ngót và được bảo
- (tường tô bị răng nứt, do đó lớp bột bả bị dưỡng sau khi tô.
nứt theo dẫn đến răng nứt màng sơn bên - Defect, kiểm tra và đo độ ẩm tường trước khi
ngoài ) bắt đầu công tác sơn.
- Đối với vết nứt kéo dài, cần mở rộng khe nứt,
trám trét lại bằng silicon chuyên dụng, sau đó
thi công lại hệ thống sơn mới.

6.8. Màng sơn bị phòng rộp do bị thấm nước


- Chân tường bị mao dẫn hơi ẩm, nước - Cạo bỏ lớp sơn cũ, chống thấm nền, chân
(chân tường tầng trệt, tường ngoài, tường tường rồi sơn lại bằng hệ thống sơn mới.
ban công, WC). - Trước khi sơn kiểm tra bề mặt tường thật kỷ.
- Bị thấm nước từ bên ngoài theo các vị trí Cắt sắt ( nếu có), bơm đầy lỗ ty, lỗ gạch bằng
thi công thiếu sót (lỗ ty, lỗ gạch rỗng…) vữa chuyên dụng  tô rồi sơn lại.
- Nước thấm từ phía trong làm gỉ sét cốt - Kiểm tra hệ thống cấp thoát nước, chống thấm,
thép, gây nứt tường (thường thấy ở hộp tô tường rồi sơn lại theo quy trình.
gain). - Chân tường ban công, parapet nên thiết kế
bằng bê tông để tăng khả năng chống thấm.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 16/18

6.9. Tán tãi ru lô không đều, dừng không đúng vị trí


- Màng sơn khác nhau do độ dày khác - Để có màng sơn đều nhau, cần tán tải đều ru lô
nhau khi sơn còn ướt, tránh giáp mí càng nhiều càng
- Màng sơn bị sọc ( nhất là đối với màu tốt.
đậm). - Có biện pháp chi ron đố với mảng tường lớn
(giống như mạng ngừng thi công).
- Thi công trong điều kiện ánh sáng tốt.

6.10. Không kiểm tra nguồn nước sử dụng và dụng cụ pha sơn.
- Nước sử dụng và dụng cụ pha sơn không - Trước khi pha sơn, kiểm tra nguồn nước và
sạch ảnh hưởng chất lượng màu sơn, các dụng cụ pha sơn phải sạch, đạt yêu cầu.
chất cặn bã ở dụng cụ pha sơn dính lên - Kiểm soát tỉ lệ pha nước ( không quá 5%),
tường gây sần sùi bề mặt sơn tránh sơn quá loãng làm không đều màu.
-

11. Sơn lót không phủ hết bề mặt tường.


- Sơn hoàn thiện không đồng màu, phải - Nghiệm thu công tác sơn lót kỹ lưỡng, nhất là
sơn nhiều lần mới đạt gây tốn kém vật sơn lót nội thất ( trùng màu trắng với bột bả).
tư, ảnh hưởng tiến độ. - Bề mặt tường sau khi sơn lót sẽ rắn chắc hơn,
không còn bụi phấn và thấy lớp bụi bóng nếu
nhìn nghiêng.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 17/18

6.12. Không làm phẳng bề mặt tường vị trí box điện.

- Mặt tiếp xúc giữa mặt nạ box điện với - Kiểm tra mặt phẳng xung quanh box điện
tường không phẳng đều, sẽ xuất hiện trước khi sơn hoàn thiện
nhiều khe hở, không đẹp.

6.13. Dặm vá sửa sơn nước không đúng quy trình

- Sơn không đồng màu, bong tróc sau một - Loại bỏ hoàn toàn lớp sơn cũ, sau đó bả xả bột
thời gian sử dụng trét, sơn lót rồi mới sơn hoàn thiện

-
6.14. Không bảo vệ các sản phẩm xung quanh trước khi thi công

- Hư, bẩn cửa gỗ, cửa nhôm, sàn đã hoàn - Nghiệm thu công tác bảo vệ sản phẩm xung
thiện, mất mỹ quan, sửa chữa tốn kém, quanh trước khi thi công, có chế tài nghiêm
chậm tiến độ... khắc.
Ký mã hiệu QP48
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
SƠN NƯỚC Ngày ban hành --/09/2016
Trang 18/18

- Khung cửa dính sơn do không được bảo - Dán keo bảo vệ khung – tránh sơn dính
vệ.

6.15. Không bảo quản, cất giữ vật tư vào nơi quy định
- Gây hao hụt vật tư, mất vệ sinh... - Thường xuyên nhắc nhở, xử phạt các đội thi
công, nhà thầu phụ không chấp hành các quy
định về vệ sinh, cất giữ vật tư.

7/7
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LẮP ĐẶT
CỬA NHÔM KÍNH,
CỬA NHỰA

Ký mã hiệu : QP49A
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 2/10

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 3/10

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lắp đặt cửa nhôm kính, cửa nhựa đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ
thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 5674-1992. Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
CXDVN 330 : 2004 Hộp kim định hình dùng trong xây dựng yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
TCVN 7505-2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng - Lựa chọn và lắp đặt
TCVN 9366-2:2012 Cửa đi, cửa sổ. Phần 2: Cửa kim loại.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 4/10

A. LƯU ĐỒ LẮP ĐẶT CỬA NHÔM KÍNH, CỬA NHỰA


Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 5/10

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt
để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi
công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặt.

2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư mẫu cửa với đầy đủ


profile, kính, phụ kiện, vật tư phụ…để chủ
đầu tư phê duyệt.
- Các kết quả thí nghiệm, chứng nhận chất
lượng…
- Vật tư được tập kết nơi khô ráo, sạch sẽ.

2.2. Dụng cụ thi công:


- Máy khoan vít, thước livo, thước kéo,búa
cao su,…
- Dụng cụ định vị ngang, đứng: Máy thủy
bình, máy lazer 36 tia hoặc ống cân thủy,
dây dọi.

2.3. Mặt bằng thi công:


- Mặt bằng thi công phải khô thoáng, sạch sẽ.
- Chuyển cửa đến đặt cạnh từng vị trí ô chờ tương ứng, khi vận chuyển và bảo quản lưu ý
tránh bị xước, móp, méo (tránh va đập mạnh).
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 6/10

3. Thi công:
Bước 1: Kiểm tra kích thước cửa và kích thước ô chờ (opening)

- Kiểm tra ô chờ theo kích thước cao, rộng,


đường chéo và độ nghiêng mặt tường; gióng
thẳng các trục lắp đặt cửa giữa các tầng
hoặc giữa các cửa cùng tầng.
- Kiểm tra sản phẩm: Kích thước cao, rộng,
đường chéo; đối chiếu mã sản phẩm và số
lượng với phiếu bàn giao. Kiểm tra chất
lượng và số lượng các linh kiện tháo rời; đối
chiếu mã số với sơ đồ lắp đặt.

Bước 2: Kiểm tra vị trí liên kết


- Kiểm tra các lỗ khoan lắp đặt trên khung
cửa.
- Khoan bổ sung nếu cần theo thực tế tại hiện
trường.

Bước 3: Lắp khung cửa


- Đặt cửa lên ô chờ, kê cạnh dưới sao cho
thăng bằng
- Đặt cạnh dưới cách mép tường đúng vị trí
yêu cầu lắp đặt.
- Khoan thường theo vị trí lỗ số 1 và 2.
- Đặt vít lắp đặt vào 2 lỗ vừa khoan (chưa
xiết chặt vít).

Bước 4: Canh chỉnh khung đứng


- Đặt level lên cạnh đứng ở mặt phía trong
hoặc ngoài khung cửa để lấy độ thẳng theo
hướng trong – ngoài và tiến hành khoan
tường theo lỗ số 3 và số 4.
- Đặt lắp đặt vào 2 lỗ vừa khoan (chưa xiết
chặt vít).
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 7/10

Bước 5: Cố định khung đứng


- Đặt level lên cạnh đứng ở mặt phía trong
lòng khung cửa để lấy cân thẳng theo hướng
trái - phải bằng cách kê đệm kết hợp với
xiết dần vít số 1, 2, 3 và 4.
- Sau khi khung đã được cân thì xiết chặt 4
vít trên lại.

Bước 6: Cố định khung ngang


- Khoan tất cả các vị trí cần bắt vít còn lại.
- Đặt vít vào các lỗ mới khoan và chèn sơ bộ
(chưa xiết chặt các vít này).

Bước 7: Lắp hoàn chỉnh khung cửa


- Xiết chặt các vít lắp đặt và có kiểm tra các
cạnh khung cửa bằng thước level theo các
hướng: dọc - ngang, trái - phải, trong –
ngoài.

Bước 8: Lắp cánh cửa

- Lắp và cân chỉnh cánh cửa.


- Nếu khe lắp đặt rộng quá 5 mm thì cần
được đắp trát bằng vữa xi măng – cát
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 8/10

Bước 9: Lắp cánh cửa


- Đậy các nắp vít lắp đặt, trám silicone cho
những lỗ bắt vít ở cạnh dưới.
- Đóng các tấm kính cố định.

Bước 10: Chèn foam

- Bơm foam kín dọc khe lắp đặt.


- Bóc băng bảo vệ mặt cửa bên ngoài nhà.

Bước 11: Lắp đặt phụ kiện


- Bóc băng bảo vệ profile ở mặt trong nhà.
- Lắp đủ các chi tiết phụ kiện.
- Thu dọn và bảo quản công cụ, dụng cụ theo
quy định.

4. Tiêu chí đánh giá chất lượng cửa


- Khung cửa phải vuông ,thẳng đứng và cạnh nằm ngang phải cân bằng.Đối với cửa trượt phải
chú ý ray trượt phía dưới phải thẳng.
- Khi đóng mở cánh, toàn bộ cửa phải chắc chắn không rung lắc.
- Khe hở bơm keo xung quanh phải đều nhau, cân đối và cạnh phía dưới của khung bắt buộc
phải có khe hở nhỏ nhất là 3mm để bơm keo bọt ( bơm keo bọt –foam- phải đầy và đều).
- Các nắp bịt lỗ vít phải được lắp đặt đầy đủ, phải bơm keo cho các nắp đậy lỗ vít phía cạnh
dưới của khung cửa ( keo chịu được nước).
- Silicon bắn phải đều và thẳng hàng.
- Bề mặt sản phẩm sau lắp đặt phải sạch, không trầy xước, không bám màu lạ (dầu mỡ, keo,
và vết bẩn thông thường khác).
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 9/10

5. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa


5.1. Lắp cửa không theo mực trắc đạc

- Khi tường xây tô sai thì cửa lắp đặt sai - Lắp đặt cửa theo mực trục, cao độ chuẩn
theo. của khu vực (tầng).
- Đường ron gạch không song song với cửa.
- Weep hole sẽ bị ngập dưới nền hoàn thiện
 không thoát nước ra khỏi khung.

5.2. Không lắp đặt khung cửa chắc chắn



- Cửa rung khi đóng mở và gặp gió, xuất - Có thiết kế bát neo đúng với khả năng chịu
hiện vết nứt xung quanh cửa lực, định vị bát neo bằng tắc kê nở vào bê
tông và phải âm sâu vào hồ tô > 2cm.
- Với vít liên kết thì phải siết chặt vào
khung tại vị trí bê tông, @=<600mm

5.3. Không che chắn bảo vệ cửa


- Móp méo khung cửa, trầy xước và dơ lớp - Dùng keo dán, đóng hộp ván ép, ống
sơn phủ nhựa đường kính lớn... để che chắn khung
và cánh cửa
Ký mã hiệu QP49A
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA NHÔM
Ngày ban hành --/09/2016
KÍNH, CỬA NHỰA Trang 10/10

5.4. Không nghiệm thu kỹ công tác xây tô


- Tường tô xung quanh khung cửa không - Nghiệm thu công tác chèn hồ, bắn khung
thẳng dọi. cửa thật kỹ. Tạo ron hoặc tô hồ âm 5mm
so với khung cửa để tạo độ bám cho
- Điểm tiếp giáp giữa hồ và khung cửa
silicon.
không đủ độ sâu để bắn silicon  silicon
dễ bong tróc.

5.5. Lổ mở để lắp cửa lớn hơn yêu cầu


- Dễ bị thấm nước vào bên trong - Nghiệm thu kiểm soát tốt công tác xây tô.
- Kiểm tra theo dõi thật kỹ công đoạn chèn
vữa hoặc bơm foam.

5.6. Không chống thấm vị trí các vít liên kết khung

- Thấm nước vào trong khung - Nghiệm thu vị trí liên kết khung trước khi
lắp đặt.
thấm vào nhà gây hư hỏng bên trong.
- Xử lý bằng Silicon chuyên dụng tại vị trí
liên kết ngoài  tránh nước chảy theo khe
nhôm (nhựa) vào trong.

7/7
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LẮP ĐẶT CỬA GỖ

Ký mã hiệu : QP49B
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/10

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/10

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lát sàn gỗ đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 9366-1:2012 Cửa đi, cửa sổ. Phần 1: Cửa gỗ.


Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/10

A. LƯU ĐỒ LẮP ĐẶT CỬA GỖ


Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/10

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Bản vẽ shopdrawing:

Kết hợp shopdrawing của cửa gỗ với xây tường


cần chú ý:
- Vị trí vít liên kết khung cửa gỗ vào tường
trùng với vị trí cục thí bê tông trên tường.
- Opening lỗ chờ phải lớn hơn kích thước phủ
bì cửa 10mm mỗi cạnh.
- Chiều dày tường hoàn thiện với chiều dày
khung gỗ (chú ý chiều dày dán gạch wc).

1.2. Kiểm tra, nghiệm thu cửa tại xưởng:

- Kiểm tra, thống nhất bản vẽ trước khi sản


xuất.
- Cung cấp mẫu phụ kiện cho nhà máy.
- Sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh mỗi loại một
bộ mẫu trước khi sản xuất hàng loạt.
- Nghiệm thu tại nhà máy ở mỗi công đoạn sản
xuất.
- Nghiệm thu hoàn thiện phần thô trước khi
chuyển sang công đoạn sơn hoàn thiện.

Các yêu cầu kỹ thuật:


- Độ bền của khung bao gồm độ bền cơ học, độ
bền chịu lực, độ bền chịu thấm nước.
- Đối với cửa ngoài, cần kiểm tra thiết kế cấu
tạo ngăn nước mưa lọt vào phía dưới thanh
ngang đáy và kiểm tra ngăn gió lùa qua khe
cửa với khung cửa, hoặc giữa hai cánh cửa.
- Độ ẩm của gỗ gia công từ 12% đến 15%.
- Yêu cầu chất kết dính bảo đảm gắn chặt các
mối liên kết của khung cánh, bền chống ẩm,
thỏa mãn các yêu cầu thử nghiệm cửa.
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/10

- So sánh màu sơn thành phẩm với sơn mẫu:


Cửa phải được sơn hoặc vécni theo đúng thiết
kế (hoặc theo yêu cầu thay đổi nếu đựoc các
bên thống nhất). Bề mặt của cửa phải cùng
màu và cùng loại sơn hoặc vécni đối với hai
cánh hoặc hai mặt cánh cửa.

- Kiểm tra vị trí liên kết, lỗ khóa, xử lý – sơn


lót mặt cắt
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo
quản chống mối mọt, nấm mốc và chống ẩm
ướt đối với các cửa chịu ảnh hưởng trực tiếp
của nước mưa.

- Nghiệm thu kí hiệu cửa và đóng gói thành


phẩm.
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/10

1.3 Tập kết vật tư về công trường:

- Vật tư được chuyển đến công trường phải


được bọc nilon, carton bảo vệ.
- Vật tư phải tập kết nơi khô ráo, sạch sẽ, bằng
phẳng và có bạt che chắn.
- Lưu ý: Khu vực tập kết vật tư tránh xa cửa
ngoài nhà  tránh mưa, nắng.
- Kết cấu khung cửa, cánh cửa đươc, nhất là về
kiểu dáng, kích thước, mặt cắt và phụ tùng
cửa.
- Kiểm tra khung bao cửa, cánh cửa, nẹp đạt
yêu cầu thẳng, phẳng, láng, không cong vênh,
trầy bể cạnh, nứt cây ván. Kính thước (dài,
rộng, dầy) gia công theo phải đúng thiết kế.
Chất liệu gỗ đúng, các phụ kiện kèm theo đầy
đủ, đúng chuẩn loại, số lượng, quy cách.
1.4. Dụng cụ thi công và an toàn lao động

a. Dụng cụ thi công:


- Máy khoan bê tông, máy bắn vít.
- Máy cắt gỗ
- Máy hơi
- Thước livo,búa, đục…
b. An toàn lao động:
- Các máy cầm tay phải được kiểm tra an toàn
điện.
- Tuân thủ các quy định về an toàn, vệ sinh của
công trường.

1.5. Kiểm tra kích thước hiện trường:

Các sai số cho phép:


- Kích thước opening cửa (+-3mm).
- Chiều dày tường (+-2mm).
- Kiểm tra độ vặn của tường (ngã cạnh) (+-
2mm).
- Kiểm tra độ vuông ke cạnh góc cửa (+-3mm/
cạnh).
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/10

2. Công tác thi công

Bước 1: Liên kết khung bao

- Tổ hợp khung bao dưới sàn trước, được đặt


trên mặt phẳng, sạch, kiểm tra kỹ các hạt đá,
sỏi dưới sàn có thể làm trầy khung cửa.
- Liên kết khung đứng và khung ngang: đầu
mộng và lỗ mộng phải khít chặt,. nếu liên kết
bằng vít phải khoan mồi trước – tránh việc
làm nứt (toét) khung cửa.
- Liên kết khung bao vào tường tại đúng vị trí
trong shopdrawing ( vị trí cục thí BT trong
tường), kiểm tra kỹ chiều sâu tắc kê, vít.
Kiểm tra độ thắng đứng, vuông ke cửa trước
khi cố định bằng nêm và siết vít.

Bước 2: Liên kết khung bao vào tường

- Liên kết khung bao vào tường bằng vít thép


D9/D10, vị trí và khoảng cách theo bản vẽ
shopdrawing.
- Vị trí vít liên kết phải trùng với vị trí cục thí
bê tông trên tường.
- Kiểm tra độ thắng đứng, vuông ke cửa trước
khi cố định bằng nêm và siết vít.
- Cố định và kiểm tra khung bên bản lề thẳng
đứng rồi mới liên kết cánh vào.
- Trường hợp liên kết khung vào tường bằng
foam thì phải chèn kính khe giữa khung cửa
và tường, có hệ cây giằng – đỡ cho đến khi
foam khô đủ giữ liên kết.

Bước 3: Lắp bản lề vào cánh

- Bản lề phải đồng phẳng và khít với cánh.


- Vít liên kết phải chặt và phẳng.
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/10

Bước 4: Lắp cánh vào khung

- Đóng mở cửa để kiểm tra hoạt động của bản


lề.
- Canh chỉnh khe hở giữa cánh và khung bên
khóa cho đều và phẳng, sau đó cố định khung
bên khóa còn lại bằng vít.

Bước 5: Lắp nẹp cửa

- Tiến hành lắp nẹp cửa sau khi đã canh chỉnh


cánh cửa và khung.
- Khoảng cách từ khung đến nẹp cửa phải đều
nhau theo bản vẽ ( thường là 15mm).
- Lên kết nẹp vào khung bằng đinh chỉ, khoảng
cách đinh chỉ là 200-250mm/ 1 đinh.
- Chú ý: trước khi tiến hành lắp nẹp phải kiểm
tra chiều dày tường so với khung, nếu tường
lồi ra so với khung thì phải mài tường để lắp
nẹp không bị công vênh.
Bước 6: Lắp khóa, tay nắm… (hardware)

- Công tác lắp khóa được tiến hành sau khi


nghiệm thu lắp đặt cánh.
- Kiểm tra đóng mở khóa, vị trí liên kết.

Bước 7: Nghiệm thu, dán nilong bảo vệ

- Sau khi lắp đặt xong, tiến hành canh chỉnh,


nghiệm thu rồi dán nilong bảo vệ bề mặt cửa.
- Mọi công tác defect liên quan đến cửa gỗ ít
nhiều đều không đạt chất lượng và thẩm mỹ
như ở xưởng. Do đó công tác lắp cửa gỗ
thường được thi công ở giai đoạn cuối của
công trình và phải đặt biết chú ý đến biện
pháp bảo quản, bảo vệ cửa gỗ.
Ký mã hiệu QP49B
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA GỖ Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/10

3. An toàn lao động và vệ sinh môi trường:


- Phải tuân thủ theo các biện pháp ATLĐ đã được lập ra.
- Phải có giấy phép thi công ghi rõ thời gian, địa điểm, danh sách công nhân, cán bộ kỹ thuật giám
sát.
- Phân công một cán bộ kiểm tra ATLĐ trong khu vực thi công
- Công nhân khi làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ.
- Với vật liệu dễ bắt lửa như foam, thùng carton, ni lông ... phải có biện pháp phòng cháy trong
quá trình thi công;
- Môi trường làm việc phải thông thoáng, đủ ánh sáng, có biện pháp chống nhiễm độc do hơi của
nước sơn gây ra.
- Kiểm tra an toàn điện trong suốt quá trình thi công;
- Sau mỗi ca làm việc các thiết bị phải được dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ.

4. Tiêu chí kiểm tra và nghiệm thu:


4.1 Khung bao:
- Kiểm tra độ đều màu nước sơn, màu sơn so với mẫu được duyệt.
- Kiểm tra chất lượng khung bao cửa, chủng loại gỗ.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của khung bao sau khi lắp.
- Kiểm tra kích thước chiều rộng, chiều cao, chiều dày khung bao cửa.
- Kiểm tra liên kết giữa khung bao và tường xây.

4.2 Cánh cửa:


- Kiểm tra sự chênh lệch giữa mép khung bao và mép tường xây.
- Dùng lực tay xô lắc khung bao không xê dịch.
- Khép cánh lại không bị cấn, dội ngược, bề mặt cửa khi đóng phải sát với mặt khung, các đường
hở ron đều 2 -3 ly.
- Kiểm tra độ nghiêng cửa cánh cửa.

4.3 Phụ kiện:


- Phụ kiện phải đúng chủng loại, có chứng nhận chất lượng, hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.
- Phụ kiện phải được đóng gói kín, không bị trầy xước.
- Kiểm tra sự vận hành, thử đóng mở khoá.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LẮP ĐẶT CỬA THÉP

Ký mã hiệu : QP49C
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/10

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/10

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lát sàn gỗ đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 5674-1992. Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
TCVN 9366-2:2012 Cửa đi, cửa sổ. Phần 2: Cửa kim loại.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/10

A. LƯU ĐỒ LẮP ĐẶT CỬA THÉP


Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/10

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Bản vẽ shopdrawing:

Kết hợp shopdrawing của cửa sắt với xây tường cần
chú ý:
- Vị trí vít liên kết khung cửa sắt vào tường trùng
với vị trí cục thí bê tông trên tường.
- Opening lỗ chờ phải lớn hơn kích thước phủ bì
cửa: chiều ngang công thêm10mm, chiều cao
cộng thêm 5mm.
- Chú ý chiều dày tường hoàn thiện với chiều dày
khung cửa để thống nhất lắp cửa ở mép trong hay
ngoài so với tường.
- Chú ý: Phải thống nhất với công tác xây tô tường
về kích thước opening ô cửa ngay từ đầu.

1.2. Trình mẫu vật tư:

- Trình chủ đầu tư mẫu cửa và đầy đủ các phụ kiện


đính kèm, các tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc vật
tư…Mẫu cửa phải đúng cấu tạo, kích thước cắt
ngang phải đúng với bản vẽ shopdrawing.
- Màu sơn đệ trình nên chọn loại RAL với các màu
cơ bản có sẵn trên thị trường.
- Mẫu cửa phải thể hiện đủ các lớp cấu tạo cần thiết
để thống nhất và được chủ đầu tư phê duyệt kèm
trước khi tiến hành bước tiếp theo.

1.3. Kiểm tra, nghiệm thu cửa tại xưởng:

- Kiểm tra, thống nhất bản vẽ trước khi sản xuất.


- Kiểm tra vật tư sản xuất: chủng loại thép, chiều dày thép, chủng loại sơn….đã thống nhất.
- Sản xuất và lắp ráp hoàn chỉnh mỗi loại một bộ mẫu trước khi sản xuất hàng loạt.
- Nghiệm thu tại nhà máy ở mỗi công đoạn sản xuất.
- Nghiệm thu hoàn thiện phần thô, sơn lót trước khi chuyển sang công đoạn sơn hoàn thiện.
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/10

Các yêu cầu kỹ thuật:


- Độ bền của khung bao gồm độ bền cơ học, độ bền chịu lực, độ bền oxy hoá.
- Đối với cửa ngoài, cần kiểm tra thiết kế cấu tạo ngăn nước mưa lọt vào phía dưới thanh ngang
đáy và kiểm tra ngăn gió lùa qua khe cửa với khung cửa, hoặc giữa hai cánh cửa.
- Chú ý đến chủng loại và chiều dày thép gia công phải đúng bản vẽ shopdrawing và họp đồng.
- Các đường hàn phải kín khít, đều, đảm bảo liên kết và thẩm mỹ.
- Gia công mẫu 1 bộ cửa cho mỗi loại cửa từ các
thành phần cấu tạo.
- Kiểm tra và thống nhất kích thước trước khi sản
xuất hàng loạt.
- Bước này rất quan trọng, nhằm tránh được sự cố
sai số, không khớp với opening chờ tại công
trường, tránh được rủi ro về chi phí và tiến độ lắp
đặt tại công trường sau này.

- Kiểm tra vị trí liên kết, lỗ khóa, xử lý – sơn lót


mặt cắt, mặt bít, bát chờ….
- Kiểm tra việc thực hiện các biện pháp bảo quản
chống ẩm ướt đối với các cửa chịu ảnh hưởng
trực tiếp của nước mưa.

- Kiểm tra màu sơn thành phẩm với sơn mẫu: Cửa
phải được sơn theo đúng thiết kế (hoặc theo yêu
cầu thay đổi nếu được các bên thống nhất). Bề
mặt của cửa phải cùng màu và cùng loại sơn đối
với hai cánh hoặc hai mặt cánh cửa.
- Màu sơn nên chọn màu RAL, có sẵn trên thị
trường.
- Đối với sơn chống cháy, phải yêu cầu chứng nhận
chất lượng và thí nghiệm mẫu nếu cần.
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/10

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm tại xưởng trước khi
đóng gói thành phẩm chuyển đến công trường.

1.3 Tập kết vật tư về công trường:

- Vật tư được chuyển đến công trường phải được


bao bọc, bảo vệ.
- Vật tư phải tập kết nơi khô ráo, sạch sẽ, bằng
phẳng và có bạt che chắn.
- Lưu ý: Khu vực tập kết vật tư tránh xa cửa ngoài
nhà  tránh mưa, nắng.
- Kiểm tra khung bao cửa, cánh cửa đạt yêu cầu
thẳng, phẳng, láng, không cong vênh, trầy bể
cạnh, nứt cây ván. Kính thước (dài, rộng, dầy) gia
công theo phải đúng thiết kế. Chất liệu đúng, các
phụ kiện kèm theo đầy đủ, đúng chuẩn loại, số
lượng, quy cách.

1.4. Dụng cụ thi công và an toàn lao động

a. Dụng cụ thi công:


- Máy khoan bê tông, máy bắn vít.
- Máy hàn (nếu liên liên kết vô tường bằng biện
pháp hàn – hạn chế sử dụng phương pháp này).
- Thước livo, búa, máy lazer, dây dọi, …
b. An toàn lao động:
- Các máy phải được kiểm tra và dán tem an toàn
điện trước khi được đưa vào sử dụng.
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, án
toàn cháy nổ, vệ sinh môi trường.
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/10

2. Thi công

Bước 1: Kiểm tra kích thước hiện trường:

- Kiểm tra kích thước tô tường so với kích thước


opening đã trong bản vẽ shopdrawing.
- Đánh dấu cao độ cửa theo mực trắc đạc +1000.
Các sai số cho phép:
- Kích thước opening cửa: 3mm.
- Chiều dày tường: 2mm
- Kiểm tra độ vặn của tường (ngã cạnh): 2mm.
- Kiểm tra độ vuông ke cạnh góc cửa: lệch không
quá 3mm/cạnh.
Bước 2: Liên kết khung bao vào tường

- Liên kết khung bao vào tường bằng vít thép


D9/D10, bu long nở hoặc bằng bát; vị trí và
khoảng cách theo bản vẽ shopdrawing.
- Vị trí liên kết phải trùng với vị trí cục thí bê tông
trên tường.
- Kiểm tra độ thẳng đứng, vuông ke cửa trước khi
cố định bằng nêm và siết bu lông.
- Cố định và kiểm tra khung bên bản lề thẳng đứng
rồi mới liên kết cánh vào.
- Lỗ vít liên kết trên khung phải được bịt kín bằng
nút cao su.
- Trường hợp liên kết khung vào tường bằng foam
thì phải chèn kính khe giữa khung cửa và tường,
có hệ cây giằng – đỡ cho đến khi foam khô đủ giữ
liên kết.
Bước 3: Lắp cánh vào khung

- Kiểm tra bản lề phải đồng phẳng và khít với cánh.


- Vít liên kết phải là loại chống rỉ sét, được siết chặt
và phẳng mặt với bản lề.
- Đóng mở cửa để kiểm tra hoạt động của bản lề.
- Canh chỉnh khe hở giữa cánh và khung bên khóa
cho đều và phẳng, sau đó cố định khung bên khóa
còn lại bằng vít.
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/10

Bước 4: Lắp khóa, tay nắm… (hardware)

- Công tác lắp khóa, door closer… được tiến hành


sau khi nghiệm thu lắp đặt cánh.
- Kiểm tra đóng mở khóa, vị trí liên kết.
- Đối với cửa chống cháy, sau khi nghiệm thu lắp
đặt; tiến hành bơm foam/chèn ron cao su chống
cháy vào khe giữa khung cửa và tường (nếu có
yêu cầu).

Bước 5: Bơm silicon, vệ sinh và bảo vệ

- Sau khi ngiệm thu lắp đặt, tiến hành bơm silicon,
vệ sinh cửa.
- Sau đó nghiệm thu tổng thể trước khi dán nilong
bảo vệ bề mặt cửa.
- Mọi công tác defect liên quan đến cửa ít nhiều
đều không đạt chất lượng và thẩm mỹ như ở
xưởng. Do đó phải thống nhất biện pháp bảo quản
cửa sắt ngay từ đầu cho đến bàn gia công trình.
- Các công tác thi công sau (nhất là sơn nước) phải
có giấy phép thi công và biện pháp che chắn, bảo
vệ cửa.

3. An toàn lao động và vệ sinh môi trường:


- Phải tuân thủ theo các biện pháp ATLĐ đã được lập ra.
- Phải có giấy phép thi công ghi rõ thời gian, địa điểm, danh sách công nhân, cán bộ kỹ thuật
giám sát.
- Phân công một cán bộ kiểm tra ATLĐ trong khu vực thi công.
- Công nhân khi làm việc phải có đầy đủ trang bị bảo hộ.
- Môi trường làm việc phải thông thoáng, đủ ánh sáng, có biện pháp chống nhiễm độc do hơi
của nước sơn gây ra.
- Các máy cầm tay, máy hàn đều phải được kiểm tra và dán tem an toàn trước khi sử dụng.
- Kiểm tra an toàn điện, các máy hàn trong suốt quá trình thi công;
- Không để các vật liệu dễ bắt lửa như foam, thùng carton, ni long gần khu vực thi công ...
phải có biện pháp phòng cháy trong quá trình thi công;
- Sau mỗi ca làm việc các thiết bị phải được dọn dẹp, vệ sinh mặt bằng sạch sẽ.
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/10

4. Tiêu chí kiểm tra và nghiệm thu:


4.1 Yêu cầu về gia công - liên kết - lắp đặt:
- Kết cấu cửa được gia công phải đảm bảo:
o Hạn chế thấm đọng nước giữa các chi tiết lắp ráp;
o Các góc lắp ráp phải được nối ghép chắc chắn và phẳng mặt;
o Hèm đặt kính phải tháo lắp được dễ dàng.
- Khuôn cửa, khung cánh, panô, các đồ phụ của cánh cửa được liên kết với nhau hoặc với
các chi tiết phụ tùng cửa, bằng hàn hoặc bằng đinh tán hoặc bằng ke vít.
o Gia công các chi tiết kim loại có thể tham khảo TCXD 170 : 1989.
o Các góc khuôn cửa, khung cánh, sau khi đã hàn nối, được mài nhẵn chỗ xù xì và làm
sạch các tạp chất.
o Các thanh trong khuôn cánh có thể được hàn, hoặc liên kết mộng, hoặc liên kết
bulông.
o Bề mặt cửa và khuôn cửa không được có vết lõm cục bộ và các hư hỏng do gia công
gây ra.
o Nếu lớp mặt của vật liệu thép bị khuyết tật do gia công, cần được sơn một lớp sơn lót
(giàu kẽm) có chiều dày không nhỏ hơn 30 m . Vít hãm của cửa bằng hợp kim nhôm
hoặc thép không gỉ phải có độ bền cơ học tương đương và không bị ăn mòn.
- Đường hàn được mài nhẵn để không ảnh hưởng đến bề mặt kết cấu cửa và vận hành được
dễ dàng.Yêu cầu không gây thấm nước tại các chỗ liên kết hàn.
- Phải có lỗ thoát nước với đường kính không nhỏ hơn 5 mm ở thanh dưới và thanh trung
gian của cửa.Đối với cửa có chi tiết bằng thép ống, cần làm lỗ thoát ngang, hoặc nếu
không có lỗ thoát ngang phải sử dụng loại ống có mạ kẽm.
4.2 Khung bao:
- Kiểm tra độ đều màu nước sơn, màu sơn so với mẫu được duyệt.
- Kiểm tra vị trí liên kết, đường hàn, chiều dày thép.
- Kiểm tra độ thẳng đứng của khung bao sau khi lắp.
- Kiểm tra kích thước chiều rộng, chiều cao, độ vuông ke của khung bao cửa.
- Kiểm tra liên kết giữa khung bao và tường xây.
- Bản lề phải đúng chủng loại được duyệt, vít bản lề không bị tà đầu.
4.3 Cánh cửa:
- Kiểm tra sự chênh lệch giữa mép khung bao và mép tường xây.
- Dùng lực tay xô lắc khung bao không xê dịch.
- Khép cánh lại không bị cấn, dội ngược, bề mặt cửa khi đóng phải sát với mặt khung, các
đường hở ron đều 2 -3 ly.
- Kiểm tra độ nghiêng cửa cánh cửa.
Ký mã hiệu QP49C
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT CỬA THÉP Ngày ban hành --/09/2016
Trang 11/10

4.4 Phụ kiện:


- Phụ kiện phải đúng chủng loại, có đầy đủ các chứng nhận chất lượng, hướng dẫn lắp đặt
và sử dụng từ nhà sản xuất.
- Phụ kiện phải được đóng gói kín, không bị trầy xước.
- Kiểm tra sự vận hành, thử đóng mở khoá.
4.5 Dung sai cho phép:
Dung sai gia công các chi tiết tuân theo quy định trong TCXD 170 : 1989.
- Dung sai gia công cho thép bằng khung cửa gia công ± 2 mm so với kích thước thiết kế.
- Dung sai giữa hai đường chéo của khung chứa lắp kính được đặt trên bệ đỡ phẳng không
vượt quá 2 mm khi cạnh lớn nhất không lớn hơn 2 m và không lớn hơn 4 mm khi cạnh
lớn nhất lớn hơn 2 m.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
MẶT DỰNG

Ký mã hiệu : QP49D
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 2/11

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 3/11

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lắp đặt nhôm kính mặt dựng đạt yêu cầu về kỹ thuật và mỹ
thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 5674-1992. Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
CXDVN 330 : 2004 Hộp kim định hình dùng trong xây dựng yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
TCVN 7505-2005 Quy phạm sử dụng kính trong xây dựng - Lựa chọn và lắp đặt
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 4/11

A. LƯU ĐỒ LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH MẶT DỰNG


Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 5/11

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa

1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:

- Chọn sớm thầu phụ cho công tác Curtain


Wall (ngay từ khi bắt đầu công trường) vì
quá trình trình duyệt Shop-drawing và vật tư
thường kéo dài nên dễ ảnh hưởng đến tiến độ
của dự án.
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt
để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi
công.
- Các hệ thống ốc vít, các phụ kiện khác như
chốt, bản lề, tay nắm… đều phải được thống
kê đầy đủ trên bản vẽ để nắm được chủng
loại, kích thước, số lượng.

2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư mẫu cửa với đầy đủ


profile, kính, phụ kiện, màu sơn, vật tư
phụ…với đáp ứng đầy đủ tiêu chí kỹ thuật
của tư vấn thiết kế và được chủ đầu tư phê
duyệt.
- Lưu ý: Khi trình duyệt màu sơn cho thanh
nhôm chỉ nên sử dụng bảng màu RAL
- Vật tư phải được kiểm tra kỹ về số lượng và
chất lượng khi nhận hàng, nếu có sản phẩm
khác hoặc không đúng theo yêu cầu thì cần
liên lạc với bộ phận liên quan để thay thế.
Việc kiểm tra này giúp đảm bảo được đủ,
đúng vật tư để lắp đặt.
Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 6/11

2.2. Biện pháp thi công và an toàn lao động:

- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặc ngay từ đầu công trường, đệ trình duyệt biện pháp để
tư vấn giám sát, chủ đầu tư phê duyệt.
- Đối với các cấu kiện chôn sẵn trong bê tông bắt buộc phải kiểm tra trong quá trình thi công kết
cấu tránh để sót hoặc định vị không đúng.
- Tùy theo thiết kế hệ Curtain Wall mà đưa ra giải pháp thi công, giải pháp an toàn phù hợp.

2.3. Mặt bằng thi công:

- Mặt bằng thi công phải khô thoáng, sạch sẽ.


- Có phương án vận chuyển vật tư theo phương đứng, phương ngang bằng các thiết bị chuyên
dụng (tránh va đập mạnh).
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
- Đảm bảo công tác an toàn khi làm việc trên cao, cảnh báo khu vực thi công, vật rơi….

3. Thi công

3.1 Hệ Stick

Bước 1: Lắp dựng bát thép


- Tiến hành lắp bát lên vị trí dầm biên theo bản
vẽ shopdrawing và mực đã định vị.
- Đối với các cấu kiện chôn sẵn trong bê tông
bắt buộc phải kiểm tra trong quá trình thi
công kết cấu tránh để sót hoặc định vị không
đúng. Lắp bát vào coffa dầm biên trước khi đổ bê tông

Sau khi đổ bê tông

Bước 2: Kiểm tra kết cấu

- Dựa theo bản vẽ shopdrawing, tim trục và


cao độ chẩn của công trình, kiểm tra sự sai
khác, lỗi kết cấu và có hướng xử lý trước khi
tiến hành lắp đặt.

MẶT CẮT
Sàn không thẳng Điều chỉnh khung nhôm
Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 7/11

Bước 3: Lắp dựng bracket


- Lắp đặt và canh chỉnh bracket đúng vị trí đã
định vị từng.
- Kiểm tra kỹ độ thẳng đứng của các braket
bằng máy lazer / máy toàn đạc.

Bước 4: Lắp dựng khung nhôm đứng

- Liên kết khung nhôm đứng vào bracket theo


trình tự trong bản vẽ biện pháp lắp đặt.
- Kiểm tra độ thẳng đứng cửa thanh nhôm
đứng.

Bước 5: Lắp dựng khung nhôm ngang

- Liên kết khung nhôm ngang vào thanh nhôm


đứng theo trình tự trong bản vẽ biện pháp lắp
đặt.
- Kiểm tra độ thẳng ngang bằng cửa thanh
nhôm ngang và độ vuông ke của hệ kết cấu
nhôm hoàn thiện.
- Đây là hệ chịu lực chính hệ curtain wall, do
đó phải tuân thủ chặc chẽ quy trình kiểm tra
và nghiệm thu trước khi lắp kính.

Bước 6: Lắp kính

- Sau khi ngiệm thu hệ nhôm, tiến hành lắp


kính kỹ thuật và quy trình lắp đặc đã được
thống nhất.

Lắp từng tấm kính Lắp đặt kính hoàn chỉnh


Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 8/11

Bước 7: Bơm silicon, vệ sinh

- Kiểm tra, nghiệm thu kỹ các vị trí liên kết, vệ


sinh bụi giữa các khe kính rồi tiến hành bơm
silicon chèn ron.
- Silicon được sử dụng phải đúng chủng loại
được duyệt, đường silicon phải đều và chèn
đầy.

Bước 8: Lắp lam nhôm (nếu có)

- Sau khi hoàn chỉnh lắp kính, tiến hành lắp


đặt lam nhôm theo kích thước, vị trí, khoảng
cách như bản vẽ shopdrawing. Cần chú ý chi
tiết xử lý vị trí liên kết giữa hệ lam với vách
kính.
- Kiểm tra kỹ độ thẳng đứng, ngang bằng của
hệ nhôm.
3.1 Hệ Unitized

Bước 1: Lắp dựng bát thép

- Tiến hành lắp bát lên vị trí dầm biên hoặc


biên sàn theo mực đã định vị.
- Đối với các cấu kiện chôn sẵn trong bê tông
bắt buộc phải kiểm tra trong quá trình thi
công kết cấu tránh để sót hoặc định vị không
đúng. Lắp bát vào coffa dầm biên trước khi đổ bê tông

Sau khi đổ bê tông


Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 9/11

Bước 2: Kiểm tra kết cấu

- Dựa theo bản vẽ shopdrawing, tim trục và


cao độ chẩn của công trình, kiểm tra sự sai
khác, lỗi kết cấu và có hướng xử lý trước khi
tiến hành lắp đặt.

MẶT CẮT
Sàn không thẳng Điều chỉnh khung nhôm
Bước 3: Lắp dựng bracket

- Lắp đặt và canh chỉnh bracket đúng vị trí đã


định vị từng.
- Kiểm tra kỹ độ thẳng đứng của các bracket
bằng máy lazer / máy toàn đạc.

Bước 4: Tập kết nhôm kính

- Từng modul được lắp đặt trước tại nhà máy,


do đó phải được nghiệm thu và chấp thuận
trước khi đi đến công trường
- Đánh số thứ tự lắp đặt từng modul theo trình
tự thi công.
- Tuỳ theo điều kiện thi công và biện pháp lắp
dựng mà các modul nhôm kính được tập kết
tại mặt đất hoặc rải đều ở từng tầng.

Đánh số thứ tự cho từng modul


Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 10/11

Bước 5: Lắp dựng

- Dùng cẩu di chuyển từng modul đến từng vị


trí lắp dựng.
- Canh chỉnh cho mỗi modul vào đúng vị trí
liên kết giữa khung nhôm kính và bracket,
các khớp ngàm giữa các modul với nhau.
- Chú ý đến biện pháp an toàn, che chắn, cảnh
báo khu vực thi công.

Bước 6: Hoàn chỉnh lắp đặt

- Xử lý giáp mí giữa các modul.


- Bước 5 và 6 lắp đi lặp lại cho đến khi hoàn
tất các modul.

Bước 7: Lắp lam nhôm (nếu có)

- Sau khi hoàn chỉnh lắp kính, tiến hành lắp đặt
lam nhôm theo kích thước, vị trí, khoảng
cách như bản vẽ shopdrawing. Cần chú ý chi
tiết xử lý vị trí liên kết giữa hệ lam với vách
kính.
- Kiểm tra kỹ độ thẳng đứng, ngang bằng của
hệ nhôm.
Ký mã hiệu QP49D
QUY TRÌNH
Lần ban hành 01
LẮP ĐẶT NHÔM KÍNH
Ngày ban hành --/09/2016
MẶT DỰNG Trang 11/11

4. Tiêu chí đánh giá chất lượng vách kính mặt dựng:
- Độ kín khí (dưới áp lực khí qui định giữa trong - ngoài)
- Độ kín nước (dưới áp lực nước qui định giữa trong - ngoài).
- Chống đọng sương.
- Độ cách âm.
- Chịu được thay đổi do nhiệt và kết cấu.

5. Một số lưu ý trong công tác lắp dựng vách nhôm kính mặt dựng:

- Không làm rơi, lăn hoặc kéo lê khung nhôm. Di chuyển sắp xếp các khung nhôm nhẹ nhàng
và đặt vị trí thích hợp để tránh va đập, biến dạng khung. Khi nâng hoặc di chuyển bằng các
xe nâng thì phải hết sức cẩn thận trong quá trình di chuyển và tháo dỡ.
- Vật tư phải được bảo quản nơi thoáng mát, nếu bị dính mưa, dính nước cần làm khô và lau
sạch, các vật tư đóng gói bị nhiễm nước cần được thay thế, nếu vật tư đóng gói bị ướt có
thể làm cho lớp sơn trên thanh nhôm biến sắc hoặc gây hại đến bề mặt của thanh nhôm.
- Vật tư phải được kiểm tra kỹ về số lượng và chất lượng khi nhận hàng, nếu có sản phẩm
khác hoặc không đúng theo yêu cầu thì cần liên lạc với bộ phận liên quan để thay thế. Việc
kiểm tra này giúp đảm bảo được đủ, đúng vật tư để lắp đặt.
- Thu thập đầy đủ bản vẽ liên quan, vật tư, danh sách đóng gói và bản hướng dẫn lắp đặt chi
tiết cho công trình. Xem xét cẩn thận vị trí, trình tự lắp đặt khi tiến hành lắp đặt. Bản
hướng dẫn thi công lắp đặt thường có quy chuẩn cho mỗi công trình cụ thể, cần phải hết sức
lưu ý các bản vẽ thi công của công trình đó, đó là hai căn cứ giúp cho việc thi công lắp đặt
đúng kỹ thuật và giảm thiểu phát sinh.
- Kiểm tra kỹ mặt bằng xây dựng liên quan đến việc lắp đặt hệ thống nhôm mặt dựng, nếu
mặt bằng bàn giao không đúng theo quy định hoặc bất kỳ sự khác biệt nào so với thỏa
thuận đều phải báo cáo cho chỉ huy trưởng biết để giải quyết.
- Lưu ý khi tập kết vật tư tại khu vực thi công, phải để tách riêng các khung nhôm khỏi nền
bê tông không bằng phẳng hoặc gần các vật tư không tương thích với nhôm.
- Các hệ thống ốc vít, các phụ kiện khác như chốt, bulong, bát… đều phải được thống kê đầy
đủ trên bản vẽ để nắm được chủng loại, kích thước, số lượng.
- Hạng mục nhôm kính mặt dựng thường được thi công trước các hạng mục khác như sàn gỗ,
thạch cao, nội thất…, vì thế sau khi thi công xong cần có các giải pháp bọc lót và bảo vệ
hạng mục đã lắp đặt để giảm thiểu việc gây ảnh hưởng từ việc thi công các hạng mục còn
lại của các đơn vị khác.
- Bê tông, vữa, thạch cao, axit,… và những loại kiềm khác sử dụng để làm sạch công trình có
thể rất có hại cho chất lượng của nhôm và kính, vì thế khi bị các chất trên bám dính cần
phải làm sạch ngay. Các chuyên gia khuyến cáo không được sử dụng các chất tẩy rửa có
tính chất ăn mòn.
- Tuyệt đối không được sử dụng các khung nhôm đã được dựng lên để làm thang trèo, giàn
giáo hoặc giá đỡ.
- Tất cả các công việc đều phải được tiến hành theo thứ tự, đúng quy trình và được tham
chiếu với bản hướng dẫn lắp đặt cũng như bản vẽ shopdrawing.
0B0B ISO 9001:2008 và OHSAS 18001:2007
1B1B HỆ THỐNG QUẢN LÝ QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG VIỆC

QUY TRÌNH
LẮP ĐẶT
LAN CAN

Ký mã hiệu : QP50
Lần ban hành : 01
Bộ phận soạn thảo : Phòng QLKTTC

NGƯỜI XEM XÉT NGƯỜI PHÊ DUYỆT

PHẠM QUÂN LỰC LÊ MIÊN THỤY


Phó Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 2/10

LỊCH SỬ THAY ĐỔI:

STT Nội dung thay đổi Ghi chú

1 Ban hành lần đầu


Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 3/10

I. MỤC ĐÍCH :

Hướng dẫn thực hiện công tác lắp đặt lan can đạt yêu cầu về an toàn, kỹ thuật và mỹ thuật.

II. PHẠM VI :

Áp dụng cho tất cả các công trường.

III. TÀI LIỆU THAM KHẢO :

TCVN 5674-1992. Công tác hoàn thiện trong xây dựng. Thi công và nghiệm thu.
CXDVN 330 : 2004 Hộp kim định hình dùng trong xây dựng yêu cầu kỹ thuật
và phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Tài liệu tham khảo khác.

IV. TRÁCH NHIỆM :

Ban chỉ huy công trường (BCH) phải có trách nhiệm tuân thủ.
P.QLKTTC kiểm tra việc tuân thủ theo trình tự và nội dung nêu trong Quy trình.

V. NỘI DUNG :
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 4/10

A. LƯU ĐỒ LẮP ĐẶT CỬA NHÔM KÍNH, CỬA NHỰA


Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 5/10

B. HƯỚNG DẪN

Công tác Hình minh họa


1. Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing:
- Nghiên cứu bản vẽ shopdrawing phê duyệt
để chuẩn bị nguồn lực và lập biện pháp thi
công.
- Trường hợp lan can có kích thước chiều dài
hơn 3000 , số lượng module nhiều  nên
cố gắng điều chỉnh kích thước trên thực tế
về <3000 để tiết kiệm vật tư và nhân công.
- Nghiên cứu biện pháp thi công lắp đặc.

2. Chuẩn bị
2.1. Vật tư:

- Trình mẫu vật tư mẫu cửa với đầy đủ


profile, kính, phụ kiện, vật tư phụ…để chủ
đầu tư phê duyệt.
- Các kết quả thí nghiệm, chứng nhận chất
lượng…
- Tập kết vật tư ván trước 48 giờ để ván ổn
định.
- Vật tư được tập kết nơi khô ráo, sạch sẽ.

2.2. Dụng cụ thi công:


- Máy khoan vít, thước livo, thước kéo,búa
cao su,…
- Dụng cụ định: thủy bình, máy lazer 36 tia
hoặc ống cân thủy, dây dọi.

2.3. Mặt bằng thi công:


- Mặt bằng thi công phải khô thoáng, sạch sẽ.
- Kiểm tra kích thước thực tế, các công tác có liên quan trước đó được nghiệm thu và sẵn sang
bàn giao cho công tác lắp lan can.
- Vận chuyển và bảo quản lưu ý tránh bị xước, móp, méo (tránh va đập mạnh).
- Phương pháp kiểm tra nghiệm thu;…
- Biện pháp về sức khỏe an toàn & vệ sinh môi trường.
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 6/10

2.4. Thi công mẫu

- Thi công 1 cấu kiện hoặc 1 modul mẫu tại


hiện trường theo bản vẽ shopdrawing được
duyệt.
- Thống nhất các tiêu chí nghiệm thu đối với
sản phẩm mẫu để áp dụng cho thi công đại
trà.

3. Thi công:
3.1. Lan can inox
Bước 1: Định vị trụ lan can

- Định vị các vị trí của bản mã trên mặt bằng


dựa theo mực trục trắc đạc và cao độ đặt
bản mã theo mực cote 1000mm.

- Khoan lỗ bắt bu lông trên dầm bê tông.


- Sử dụng keo để cấy ti ren hoặc sử dụng tắc
kê đạn. Khi sử dụng keo để cấy ti ren phải
nghiệm thu độ sâu của lỗ khoan (thông
thường là 100 mm) và vệ sinh lỗ sạch sẽ
trước khi bơm keo.

Bước 2: Lắp đặt trụ


- Lắp bản mã vào vị trí và bắt bu lông.
- Kiểm tra cao độ bản mã so với cote hoàn
thiện, kiểm tra lại độ thẳng của trụ inox
bằng thước livô.
- Sau khi cố định bản mã, phải cho cắt các
đầu ti ren để các đầu ti ren không nhú lên bề
mặt hoàn thiện sau này.
- Nếu dùng phương pháp hàn nối với phần đã
chôn cố định từ trước, nên chọn chất hàn
cùng chất liệu với phần chân đã chôn.
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 7/10

Bước 3: Lắp tay vịn


- Kiểm tra các phương đứng và phương
ngang của hệ lan can bằng thước livô
- Cố định tay vịn vào đầu trụ lan can.Thường
thì tay vịn bằng gỗ dùng vít cố định, tay vịn
kim loại dùng bu-lông (hoặc hàn argo) cố
định.

- Sau khi kiểm tra tay vịn, trụ đã liên kết.


Tiến hành fill cố định bản mã bằng sika
grout. Chú ý vệ sinh sạch sẽ và tưới ẩm bê
tông chân trụ trước khi tiến hành fill sika
grout.

Bước 4: Lắp kính


- Căn cứ theo sơ đồ lắp đặt, theo trình tự lắp
đặt tấm kính vào các chốt cố định. Kiểm tra
và xiết chặt lại.

Bước 5: Kiểm tra, vệ sinh, bảo vệ sản phẩm


- Đặt level lên cạnh đứng ở mặt phía trong,
lên tay vịn để kiểm tra đỗ thẳng đứng,
ngang bằng.
- Kiểm tra, đảm bảo các mối hàn, ốc vít chặt
chẽ, đảm bảo các miếng đệm và tấm đỡ
không bị lộ ra ngoài
- Vệ sinh các bề mặt kính, ống tay vịn, trụ
bằng khăn mềm.
- Có biện pháp bảo vệ lan can khi thi công
các công tác tiếp theo.
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 8/10

3.2. Lan can kim loại


Bước 1: Sản xuất, Gia công tại xưởng

- Gia công các module tại xưởng theo bản vẽ


shopdrawing được duyệt.
- Xử lí kim loại theo yêu cầu thiết kế : sơn,
nhúng kẽm…
- Chú ý kiểm tra kỹ các gia đoạn sản xuất cho
đến hoàn thiện.
- Kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại,
đóng gói sản phẩm trước khi vận chuyển
đến công trường.
Bước 2: Định vị trụ lan can
- Tiến hành đo đạc để định vị bản mã (lưu ý
kiểm tra cao độ hoàn thiện và cao độ đặt
bản mã) .
- Khoan lỗ bu lông bắt bản mã trên dầm / sàn
bê tông.
- Sử dụng keo để cấy ti ren hoặc sử dụng tắc
kê đạn. Khi sử dụng keo để cấy ti ren phải
nghiệm thu độ sâu của lỗ khoan (thông
thường là 100 mm) và vệ sinh lỗ sạch sẽ
trước khi bơm keo.
-
Bước 3: Lắp đặt
- Đặt các module lan can vào vị trí bắt bu
lông. Trường hợp sử dụng nhiều module
cho hàng lan can dài cần thêm công tác hàn
nối các module.
- Sau khi kiểm lắp đặt. Tiến hành fill cố định
bản mã bằng sika grout. Chú ý vệ sinh sạch
sẽ và tưới ẩm bê tông chân trụ trước khi tiến
hành fill sika grout.
Bước 4: Vệ sinh, bảo vệ sản phẩm
- Kiểm tra hoàn tất công việc lắp đặt.
- Quấn nilong bảo vệ, chú ý dùng băng dính
dáng các mí ni long bảo vệ, tránh bong tróc.
- Chú ý công tác bảo vệ bề mặt, nước sơn. Vì
mọi sự defect trầy xước hay sơn lại đều
không đạt được độ thẩm mỹ như gia công
tại xưởng.
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 9/10

4. Kiểm tra và nghiệm thu

- Tuân thủ quy trình kiểm tra và nghiệm thu sản phẩm đầu vào.
- Vật tư phải có đầy đủ chứng chỉ xuất xưởng, chất lượng và các kết quả thí nghiệm.
- Kiểm tra chất lượng màu sơn, mối hàn, dây cáp, các liên kết bu lông, đinh và đinh tán theo
các yêu cầu của thiết kế.
- Kiểm tra hình dáng, kích thước, các vị trí, chi tiết liên kết so với bản vẽ shopdrawing.
- Lan can phải thẳng, không bị cong vênh.
- Toàn bộ lan can phải chắc chắn không rung lắc, đảm bảo an toàn sử dụng.
- Bề mặt sản phẩm sau lắp đặt phải sạch, không trầy xước, không bám màu lạ, không gỉ sét.
(keo, băng dính, nước sơn và vết bẩn thông thường khác).
5. Các lỗi thường gặp, biện pháp khắc phục và phòng ngừa

Lỗi thường gặp Biện pháp khắc phục và phòng ngừa


5.1. Đầu bu lông cao hơn mặt hoàn thiện
- Gây mất thẩm mỹ, tốn thời gian và chi phí - Luôn kiểm tra cao độ hoàn thiện so với
sửa chữa. cao độ đặt bản mã, bulong. Kịp thời xử
lý trước khi fill sika.
- Do không kiểm tra chiều cao khoan bu long.

5.2. Mối hàn không đạt yêu cầu chịu lực và thẩm mỹ

- Mối hàn không đạt yêu cầu có thể gây nguy - Yêu cầu trình mẫu mối hàn để có cơ sở
hiểm khi sử dụng hoặc gây mất thẩm mỹ. đánh giá chất lượng sản phẩm. Có thể
xuống xưởng kiểm tra trong quá trình gia
công hoặc sử dụng các chi tiết liên kết
sẵn, lắp đặt bằng vít, bulong.
Ký mã hiệu QP50

QUY TRÌNH Lần ban hành 01


LẮP ĐẶT LAN CAN Ngày ban hành --/09/2016
Trang 10/10

5.3. Lan can bị gỉ sét


- Sử dụng không đúng chủng loại hoặc các - Lan can ngoài nhà phải sử dụng thép mạ
bước sơn lót, sơn phủ không đảm bảo chất kẽm hoặc thép không gỉ (inox).
lượng. - Đối với lan can thép, nghiệm thu công
- Gia công tại công trường không đảm bảo tác gia công, nhúng kẽm hoặc các lớp
chất lượng. sơn theo yêu cầu tại xưởng sản xuất
trước khi vận chuyển đến công trường.
- Ảnh hưởng đến thời gian sử dụng công
trình, gây mất thẩm mỹ, tốn chi phí sửa - Hạn chế tôi đa việc gia công tại công
chữa. trường.

5.4. Không che chắn bảo vệ sản phẩm khi lắp đặt và hoàn thiện
- Móp méo khung cửa, trầy xước và dơ lớp - Yêu cầu Nhà thầu phụ phải có phương án
sơn phủ vệ sinh, che chắn bảo vệ sản phẩm ngay
khi khi công xong.

5.5. Các pannel kính không thẳng, không phẳng


- Gây mất thẩm mỹ và thời gian để sửa chữa, - Luôn kiểm tra độ thẳng hàng của các trụ
khi quá ép tấm kính thẳng hàng lại có thể lan can bằng dây và dùng li vô kiểm tra
gây nổ kính. phương thẳng đứng.

7/7

You might also like