You are on page 1of 3

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN: KẾ TOÁN QUẢN TRỊ


LỚP: QTKD K25A
Bài 1:
Công ty H thiết lập định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và lao động
trực tiếp cho một đơn vị sản phẩm của công ty như sau:
Lượng Giá
Chi phí NVL trực tiếp 2kg/sản phẩm 7.000 đồng/kg
Chi phí nhân công trực tiếp 3 giờ/sản phẩm 18.000 đồng/giờ
Lượng nguyên vật liệu mua vào trong tháng là 5.000 kg, với giá mua
7.300 đồng/kg. Chi phí thực tế phát sinh trong tháng để sản xuất 2.000 đơn vị
sản phẩm được ghi nhận như sau:
Nguyên liệu trực tiếp: 4.200kg
Lao động trực tiếp: 6.450 giờ và chi phí lao động trực tiếp là 30.660.000
đồng.
Yêu cầu:
1. Phân tích biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và đề xuất các
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khoản mục chi phí này.
2. Phân tích biến động chi phí nhân công trực tiếp và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng khoản mục chi phí này.
Giải:
Bảng tính chi phí thực tế cho một đơn vị sản phẩm:
Lượng Giá
Chi phí NVL trực 2,1 kg/sp 7.300 đồng/kg
tiếp (=4.200 kg/2.000 sp)
Chi phí nhân công 3,225 giờ/sp 4.753,49 đồng/giờ
trực tiếp (=6.450 giờ/2.000 sp) (=30.660.000 đồng/6.450 giờ)

1
1. Phân tích biến động CPNVLTT:
Ảnh hưởng của từng nhân tố:
- Biến động nhân tố lượng:
C(m) = 2.000 x (2,1 – 2) x 7.000 = 1.400.000 (đồng)
- Biến động nhân tố giá:
C(g) = 2.000 x 2,1 x (7.300 – 7.000) = 1.260.000 (đồng)
Tổng biến động: đồng) > 0  biến động
không tốt, lãng phí CPNVLTT.
Nguyên nhân ảnh hưởng:
Biến động lượng: lượng nguyên vật liệu thực tế tiêu hao khi sản xuất 1 sản
phẩm nhiều hơn so với định mức 0,1 kg làm cho khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp thực tế so với định mức tăng thêm 1,4 triệu đồng.
Biến động giá: giá mua nguyên vật liệu thực tế tăng so với định mức làm cho
khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế so với định mức tăng 1,26
triệu đồng.
Tóm lại, biến động chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh do lượng nguyên
vật liệu làm tăng 1,4 triệu đồng và nhân tố giá làm tăng 1,26 triệu đồng. Như
vậy nguyên nhân chính làm cho chi phí nguyên vật liệu giảm là do cả hai nhân
tố giá và lượng.
Giải pháp: DN phải mua hàng đúng tiêu chuẩn kỹ thuật để tránh tiêu hao
nguyên liệu và lựa chọn nhà cung cấp có giá tốt hơn để không lãng phí chi phí
NVLTT.

2. Phân tích biến động CPNCTT:


Ảnh hưởng của từng nhân tố:
- Biến động nhân tố lượng:
C(m) = 2.000 x (3,225 – 3) x 18.000 = 8.100.000 (đồng)
- Biến động nhân tố giá:
C(g) = 2.000 x 3,225 x (4.753,49 – 18.000) = – 85.439.990 (đồng)
Tổng biến động: 8.100.000 – 85.439.990 = – 77.339.990 (đồng) < 0  biến
động tốt, tiết kiệm CPNCTT.

2
Nguyên nhân ảnh hưởng:
Biến động lượng: lượng thời gian lao động thực tế khi sản xuất 1 sản phẩm so
với định mức tăng 0,225 giờ làm cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
thực tế so với định mức tăng 8,1 triệu đồng.
Biến động giá: giá phí một giờ công lao động trực tiếp thực tế so với định mức
giảm 13.246,51 đồng làm cho khoản mục chi phí nhân công trực tiếp thực tế so
với định mức giảm 85,44 triệu đồng.
Tóm lại, biến động chi phí nhân công trực tiếp phát sinh do lượng thời gian lao
động làm tăng 8,1 triệu đồng và nhân tố giá phí thời gian lao động làm giảm
85,44 triệu đồng. Như vậy nguyên nhân chính làm cho chi phí nhân công trực
tiếp giảm là do nhân tố giá và đây là một dấu hiệu tích cực mà doanh nghiệp
nên tiếp tục phát huy.
Giải pháp: DN nên tiếp tục ứng dụng máy móc, công nghệ để giúp giảm bớt
CPNCTT.

You might also like