You are on page 1of 15

BÀI TẬP KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

CHƯƠNG 2: CHI PHÍ VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CHI PHÍ
Bài 2.1:
Công ty N&A sản xuất sản phẩm X, công suất tối đa 4.800sp/năm. Số liệu chi phí hàng
năm tại mức công suất này như sau:
(Đơn vị tính: 1.000đ)
- Chi phí NVL trực tiếp BP 125/sp
- Lương nhân viên quản lý Đp 110.000
- Lương nhân viên quản lý phân xưởng 70.000
- Lương nhân viên bán hàng 15/bộ
- Khấu hao TSCĐ phân xưởng 205.000
- Khấu hao TSCĐ văn phòng 32.000
- Khấu hao cửa hàng và thiết bị bán hàng 25.000
- Chi phí vật liệu phục vụ sản xuất 58.000
- Chi phí nhân công trực tiếp 80/bộ
- Chi phí quảng cáo 120.000
- Chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng 15.000
- Chi phí dụng cụ sản xuất 20.000
- Chi phí điện, nước phục vụ sản xuất 42.000
Yêu cầu:
1. Phân loại các khoản chi phí trên theo mối quan hệ với mức độ hoạt động (biến phí, định
phí).
2. Xác định chi phí tính cho mỗi sản phẩm.

Bài 2.2:
Chi phí sản xuất chung của DN sản xuất X gồm 3 khoản mục chi phí là chi phí vật liệu,
công cụ sản xuất, chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí là chi phí vật liệu, công cụ sản xuất,
chi phí nhân viên phân xưởng và chi phí dịch vụ mua ngoài. Mức hoạt động thấp nhất
(15.000h máy), các khoản mục chi phí này phát sinh như sau:
Đơn vị: 1.000đ
Chi phí vật liệu – công cụ sản xuất: 15.600 (biến phí)
Chi phí nhân viên phân xưởng: 13.500 (định phí)
Chi phí dịch vụ mua ngoài: 14.625 (chi phí hỗn hợp)
Tổng chi phí sản xuất chung: 43.725
Chi phí sản xuất chung được phân bổ căn cứ theo số giờ máy chạy. Phòng kế toán của
doanh nghiệp đã theo dõi chi phí sản xuất chung trong 6 tháng đầu năm và tập hợp trong bản
dưới đây:
Tháng Số giờ máy chạy (giờ - Chi phí sản xuất chung
máy) (1.000đ)
1 19.000 53.500
2 22.000 54.100
3 22.500 54.600
4 18.000 50.800
5 15.000 43.725
6 17.500 48.200
DN muốn phân tích chi phí dịch vụ mua ngoài thành các yếu tố định phí và biến phí
Yêu cầu:
1. Xác định chi phí dịch vụ mua ngoài ở mức hoạt động cao nhất trong 6 tháng trên.
2. Sử dụng phương pháp cực đại – cực tiểu để xây dựng công thức dự đoán chi phí dịch
vụ mua ngoài dạng y= a + bx
3. Tại mức hoạt động 20.000 giờ máy thì chi phí sản xuất chung được ước tính bằng bao
nhiêu?
Bài 2.3:
Công ty cổ phần Thành Đạt trong tháng 2/N đang sản xuất dở 3 đơn hàng M102, M103,
M104. Tháng 3/N, DN tiếp tục đưa đơn đặt hàng M105 vào sản xuất. Kế toán trưởng DN cung
cấp tài liệu sau (Đơn vị tính: 1.000đ)
Trên các phiếu chi phí theo công việc đầu tháng 3 như sau:
Đơn hàng M102 M103 M104
Chi phí NVL trực tiếp 15.000 40.000 60.000
Chi phí nhân công trực tiếp 20.000 58.000 40.000
Chi phí sxc phân bổ 13.800 22.400 19.400
Chi phí sản xuất thực tế tập hợp được trong tháng 3 như sau:
Đơn hàng M102 M103 M104 M105
Chi phí NVL trực tiếp 100.000 90.000 82.000 85.000
Chi phí NCTT (số h công) 30.000 35.000 40.000 43.000
Chi phí nhân công trực tiếp tính theo đươn giá 2.200đ/h cho M102, 2.400đ/h cho M103,
2.500đ/h cho M104 và 2.000đ/h cho M105. Chi phí sản xuất chung ước tính được phân bổ cho
các đơn đặt hàng theo tỷ lệ 600đ/h công trực tiếp.
Cuối tháng 3, đơn đặt hàng M102 và M103 hoàn thành bàn giao cho khách hàng với số
lượng sản phẩm lần lượt là 10 và 15 sản phẩm. Các đơn đặt hàng khác vẫn đang trong quá
trình sản xuất.
Yêu cầu:
1. Tính mức chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung phân bổ và chi phí sản xuất chung
thực tế được ghi nhận vào giá thành sản phẩm.
2. Lập phiếu tính giá thành theo công việc cho 2 đơn đặt hàng đã hoàn thành.
3. Vẽ sơ đồ tài khoản phản ánh quá trình tập hợp chi phí của DN (biết chênh lệch chi pí
sản xuất chung phân bổ hết vào TK 632).
Câu 2.4:
Doanh nghiệp B có qui trình công nghệ phức tạp kiểu liên tục. Sản phẩm trải qua 2 giai đoạn
chế biến liên tục ở PX1 và PX2. Chi phí nguyên vật liệu bỏ ngay từ đầu qui trình sản xuất. Có tài liệu
sản xuất tại PX1 trong tháng 3/N như sau
Khoản mục chi phí Chi phí dở dang đầu kỳ Chi phí sản xuất trong kỳ
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 45.000 162.000
Chi phí nhân công trực tiếp 4.000 17.000
Chi phí sản xuất chung 8.000 34.000
Cộng 57.000 213.000
- Khối lượng sản phẩm dở dang cuối tháng 2/N là 50 sản phẩm. Mức độ chế biến hoàn thành 60%
- Trong tháng 3 hoàn thành chuyển sang PX2 170 sản phẩm, còn 60 sản phẩm làm dở mức độ
hoàn thành 50%
Yêu cầu:
Lập báo cáo sản xuất theo phương pháp FIFO và Trung bình trọng cho PX1.
Bài 2.5:
Cho dữ liệu liên quan đến quá trình sản xuất của 1 DN:
Phân xưởng 1 Phân xưởng 2
Sản phẩm dở dang ngày 31/05/201N
- Nguyên vật liệu M 4,500
- Nguyên vật liệu N 4,500
- Chi phí giai đoạn trước chuyển sang 5,670
- Chi phí nhân công trực tiếp 2,800 10,000
- Chi phí sản xuất chung 1,400 5,293
8,700 25,463
Tổng số sản phẩm dở dang 7,000 18,000
Mức độ hoàn thành 50% 70%
Chi phí phát sinh trong tháng 6/201N
- Nguyên vật liệu M 20,490
- Nguyên vật liệu N 18,450
- Chi phí nhân công trực tiếp 16,880 39,500
- Chi phí sản xuất chung 10,600 10,300
- Số lượng bắt đầu sản xuất trong kỳ hay từ
Cần xác định
PX trước chuyển sang 42,000
- Số lượng sản phẩm hoàn thành 47,000 45,000
Sản phẩm dở dang ngày 30/6/201N
- Số lượng sản phẩm 2,000 15,000
- Mức độ hoàn thành 50% 30%

Yêu cầu:
1. Lập Báo cáo sản xuất cho phân xưởng 1, 2 theo phương pháp trung bình và phương pháp
FIFO?
Bài 2.6:
Công ty M&T sản xuất 4 loại sản phẩm A, B, C, D, có tài liệu liên quan đến chi phí sản xuất 4
loại sản phẩm này như sau: (Đơn vị: 1.000đ)
Sản phẩm Số lượng sx Số lượt sản CP NVL/sp Số giờ công
xuất trực tiếp/sp
A 200 2 135 1
B 240 3 200 2
C 400 5 150 1
D 500 5 160 3
Chi phí nhân công trực tiếp/giờ lao động: 35
Chi phí sản xuất chung tập hợp được như sau:
- Chi phí lập kế hoạch: 15.000
- Chi phí cài đặt máy 12.000
- Chi phí đặt hàng NVL: 7.500
Giả sử số lượt sản xuất là tác nhân phát sinh chi phí cho hoạt động lập kế hoạch, cài đặt và hoạt
động đặt hàng nguyên vật liệu
Yêu cầu:
Tính giá thành các sản phẩm theo phương pháp giá thành toàn bộ và phương pháp ABC.
Biết rằng: nếu tính giá thành theo phương pháp toàn bộ, chi phí sản xuất chung phân bổ cho các sản
phẩm theo giờ công lao động trực tiếp

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN
Bài 3.1:
Công ty X có tổng định phí hoạt động hàng năm là 350.000.000 (năng lực sản xuất tối đa
20.000sp). Hiện nay, hàng tháng DN chỉ tiêu thụ được 15.000sp với đơn giá 80.000, biến phí một sản
phẩm là 45.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí. Xác định điểm hoà vốn.
2. Để tận dụng tối đa năng lực sản xuất, chủ DN dự kiến 3 phương án sau:
a. Giảm giá bán 5.000/sp
b. Tăng chi phí quảng cáo 20.000.000
c. Giảm giá bán 2.500/sp và tăng chi phí quảng cáo 15.000.000/tháng.
Các phương án này độc lập với nhau, đều căn cứ vào số liệu gốc và giả định các nhân tố còn lại
không đổi. Nếu 3 phương án đều có thể thực hiện được thì DN nên chọn phương án nào? Vì sao?
3. Một khách hàng đề nghị mua thêm 5.000sp với giá bán không lớn hơn 90% giá bán hiện tại và
phải chở đến địa điểm theo yêu cầu với chi phí vận chuyển phát sinh là 2.250.000. DN mong muốn
thương vụ này mang lại 75.000.000 lợi nhuận. Cho biết thương vụ này có nên thực hiện không.
Bài 3.2:
Một DN sản xuất chuyên sản xuất đồ chơi trẻ em, năm trước tiêu thụ được 35.000 sản phẩm,
đơn giá 40.000đ, biến phí đơn vị 24.000đ, định phí hoạt động hàng năm 360.000.000.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí.
2. Xác định:
a. Khối lượng và doanh thu hoà vốn
b. Độ lớn đòn bẩy kinh doanh
3. DN dự kiến mức chi phí nhân công trực tiếp sẽ tăng 3.000đ/sp so với năm trước nhưng giá bán
không đổi. Hãy xác định khối lượng và doanh thu hoà vốn trong trường hợp này.
4. Nếu chi phí nhân công trực tiếp thực hiện (như câu 3) thì phải tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm để
DN trong năm tới vẫn đạt mức lợi nhuận thuần như năm trước.
5. Sử dụng tài liệu câu 3. DN phải quyết định igas bán sản phẩm trong năm tới là bao nhiêu để bù
đắp phần chi phí công nhân trực tiếp tăng lên mà không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ số dư đảm phải là
40%.
6. Sử dụng số liệu năm trước: DN dự tính tự động hoá quá trình sản xuất. Quá trình này làm giảm
biến phí 40% nhưng sẽ làm định phí tăng lên 80%. Nếu quá trình này được thực hiện thì tỷ lệ số dư
đảm phí, khối lượng bán và mức doanh thu tại điểm hoà vốn là bao nhiêu?
Bài 3.3:
Công ty TNHH SAMCO sản xuất và kinh doanh đồ chơi trẻ em gồm 2 mặt hàng: máy
bay điều khiển từ xa và ô tô chạy pin, có tài liệu như sau: (Đơn vị: 1.000đ)
Máy bay điều khiển từ xa Ô tô chạy pin
Số lượng tiêu thụ dự kiến 3.600 6.400
Đơn giá bán 420 280
Biến phí sản xuất 200 160
Định phí chung toàn DN: 750.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí. Xác định điểm hoà vồn. Vẽ đồ thị
hoà vốn
2. Nếu kết cấu sản lượng tiêu thụ dự kiến thay đổi theo hướng tăng 10% máy bay điều
khiển từ xa, giảm 10% ô tô chạy pin thì tỷ lệ số dư đảm phí bình quân thay đổi như thế
nào. Nếu doanh thu không thay đổi thì lợi nhuận dự kiến đạt được là bao nhiêu?
3. Một khách hàng đề nghị mua 300 máy bay điều khiển từ xa với đơn giá bán không quá
90% giá bán hiện tại. Để đạt được thoả thuận, Công ty SAMCO phải trả hoa hồng bán
hàng 2% doanh thu và chịu chi phí vận chuyển 5.000. Công ty SAMCO mong muốn đạt
lợi nhuận 30.000. Công ty có thực hiện được thương vụ này không biết thương vụ này
không phải bù đắp định phí.
Bài 3.4:
Công ty Đại Phát kinh doanh 2 loại sản phẩm A và B, có tài liệu sau
Sản phẩm A Sản phẩm B
Tỷ lệ doanh thu 60% 40%
Tỷ lệ số dư đảm phí 50% 75%
Tổng doanh thu 2 loại sản phẩm: 1.000.000.000
Tổng định phí 350.000.000
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo kết quả kinh doanh dạng số dư đảm phí. Xác định doanh thu hoà vốn
chung và doanh thu hoà vốn của từng sản phẩm.
2. Vẽ đồ thị hoà vốn.
3. Nếu Công ty dự kiến thay đổi kết cấu doanh thu theo hướng giảm sản phẩm A 20%, sản
phẩm B tăng 20% thì lợi nhuận công ty thay đổi như thế nào (Giả định tổng doanh thu
không đổi). Xác định độ lớn đòn bẩy kinh doanh.
Bài 3.5:
Công ty X sản xuất và tiêu thụ 2 loại sản phẩm A, B có tài liệu sau: Đơn vị:
1.000đ
Sản phẩm A Sản phẩm B
Sản lượng tiêu thụ 4.000 8.000
Giá bán 40 60
Biến phí đơn vị 28 30
Chi phí cố định: 200.000
Yêu cầu:
Lập báo cáo KQKD dạng số dư đảm phí
2. Xác định doanh thu, sản lượng từng loại tại điểm hòa vốn, xác định doanh thu
an toàn của DN.
3. Nếu cơ cấu khối lượng thay đổi theo hướng tăng 10% sản phẩm A, giảm 10 %
sản phẩm B và doanh thu vẫn đạt được như ở yêu cầu 1 thì lợi nhuận của DN thay đổi
như thế nào?
4. Giả sử khối lượng tiêu thụ sản phẩm A không đổi, DN dự định thưởng cho nhân
viên bán sản phẩm B 1%/doanh thu khi DN vượt qua điểm hòa vốn. Xác định khối lượng
tiêu thụ sản phẩm B để lợi nhuận đạt 300.000.

CHƯƠNG 4: DỰ TOÁN SẢN XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP


Bài 4.1.
Công ty X sản xuất kinh doanh sản phẩm A trong năm N có tài liệu sau:
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sản phẩm:
Quý 1: 19.000 sp Quý 2: 20.000sp Quý 3: 20.000sp Quý 4: 21.000sp
- Đơn giá bán dự kiến: 70.000đ/sp
- Tình hình công nợ và thu tiền bán hàng:
+ Nợ phải thu tính đến cuối ngày 31/12/N-1 là 400.000.000
+ Tiền bán hàng năm N dự kiến thu ngay trong quý 60%, còn lại thu vào quý sau.
- Dự kiến hàng tồn kho cuối kỳ kế hoạch của năm N là 20% lượng tiêu thụ của kỳ sau
(riêng quý 4 lượng tồn kho cuối kỳ là 20.000sp)
- Biết lượng tồn kho cuối năm N-1 là 4.500sp
Yêu cầu:
1. Lập dự toán tiêu thụ năm N
2. Lập dự toán lịch thu tiền bán hàng năm N
3. Lập dự toán sản lượng sản xuất năm N
Bài 4.2:
Vẫn tại Công ty X (bài 4.1) có tài liệu về định mức sản xuất như sau:
1. Về NVL:
Định mức lượng NVL: 4kg/sp, đơn giá mua dự kiến 3.000đ/kg
Tồn kho NVL ngày 31/12/N-1 là 8.500kg
Định mức dự trữ tồn kho cuối kỳ là 10% nhu cầu sản xuất kỳ sau (riêng quý 4 lượng NVL
tồn kho cuối kỳ là 7.500)
Dự kiến lịch thanh toán tiền mua hàng: thanh toán ngay trong quý 60%, còn lại thanh toán
vào quý sau. BIết rằng công nợ phải trả tính đến 31/12/N-1 là 80.000.000
2. Về nhân công:
Định mức giờ công lao động trực tiếp: 2giờ/sp, định mức đơn giá 12.000đ/giờ công
3. Đơn giá biến phí sxc, định phí và khấu hao TSCĐ như sau:
Đơn giá biến phí sxc 2.500đ/giowwf công lao động trực tiếp
Đơn giá định phí là 3.000đ/giờ
Tổng khấu hao TSCĐ là 280.000.000
Yêu cầu:
1. Lập dự toán chi phí NVL trực tiếp
2. Lập dự toán chi phí nhân công trực tiếp
3. Lập dự toán chi phí sản xuất chung
Bài 4.3:
Công ty X (tài liệu đã cho ở bài 4.1 và 4.2), có tài liệu sau:
- Đơn giá biến phí bán hàng ước tính năm N là 1.100đ/sp
- Tổng định phí bán hàng năm N là 200.000.000.
- Đơn giá biến phí QLDN ước tính là 350đ/giờ công trực tiếp
- Tổng định phí QLDN năm N là 400.000.000
- Chi phí khấu hao TSCĐ phục vụ bán hàng: 60.000.000/năm, phục vụ QLDN là
120.000.000/năm
Yêu cầu:
1. Lập dự toán chi phí bán hàng và dự toán chi phí QLDN

CHƯƠNG 5: ĐỊNH GIÁ BÁN SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP


Bài 5.1:
Công ty sản xuất kinh doanh sản phẩm A và B có tài liệu sau:
Chỉ tiêu Sản phẩm A Sản phẩm B
1. Chi phí sản xuất
-Biến phí đơn vị(đ/sp) 4.000 5.000
-Tổng định phí 2.500.000 10.000.000
2.Chi phí bán hàng
-Biến phí đơn vị(đ/sp) 100 1.250
-Tổng định phí 1.200.000 4.000.000
3.Chi phí quản lý DN(đ) 725.000 1.000.000
4.Vốn hoạt động (đ) 5.000.000 10.000.000
Yêu cầu:
Với sản lượng sản xuất tiêu thụ dự kiến 1.000sp A và 4.000sp B, tỷ lệ hoàn vốn mong
muốn cho mỗi sản phẩm là 5%. Tính đơn giá sản phẩm A và B theo phương pháp toàn bộ và
phương pháp trực tiếp.
Bài 5.2:
Công ty TNHH Thành An bắt đầu sản xuất sản xuất sp K, nhu cầu vốn đầu tư là
1.600.000.000. Chi phí sản xuất và tiêu thụ ước tính như sau:
- Chi phí NVL trực tiếp: 10.000/sp
- Chi phí NC trực tiếp: 6.000/sp
- Biến phí sản xuất chung: 4.000/sp
- Định phí sxc: 800.000.000
- Biến phí BH và QLDN: 5.000/sp
- Định phí BH và QL: 400.000.000
Trong kỳ, công ty sản xuất được 80.000sp. Công ty đang nghiên cứu định giá bán cho sản
phẩm với tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mong muốn là 10%
Yêu cầu:
1. Định giá bán sp K theo phương pháp toàn bộ và phương pháp trực tiếp

CHƯƠNG 6: THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHO VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH
Bài 6.1:
Công ty cổ phần T&T có 3 cửa hàng kinh doanh, báo cáo thu nhập quý 3/N tại các cửa
hàng như sau: (Đơn vị: 1.000đ)
Chỉ tiêu Tổng số Cửa hàng A Cửa hàng B Cửa hàng C
Doanh thu 3.135.000 720.000 1.200.000 1.215.000
Giá vốn 1.792.200 403.200 660.000 729.000
Lợi nhuận gộp 1.34.2.800 316.800 540.000 486.000
Chi phí bán 817.000 251.400 305.000 260.600
hàng
Chi phí QLDN 383.000 87.960 146.600 148.440
Lợi nhuận thuần 142.800 (22.560) 88.400 76.960
Cửa hàng A thường xuyên bị lỗ từ 2 năm nay nên chủ DN có ý định dừng hoạt động cửa
hàng này. Biết một số thông tin tại cửa hàng A như sau:
Chi phí bán hàng gồm:
Lương nhân viên: 111.800
Thuê cửa hàng: 105.000
Khấu hao thiết bị: 20.600
Chi phí bảo dưỡng: 14.000
Chi phí quản lý gồm:
Lương nhân viên quản lý: 28.200
Chi phí công ty phân bổ: 59.760
Nếu dừng hoạt động cửa hàng A có thể tránh được chi phí bảo dưỡng thiết bị, 95% doanh
số cửa hàng A sẽ chuyển sang cửa hàng C và làm tăng lợi nhuận cửa hàng C theo tỷ lệ như hiện
nay. Nhân viên quản lý của hàng A được giao nhiệm vụ khác ở công ty với mức lương
8.540/tháng, các nhân viên khác nghỉ việc. Thiết bị cửa hàng A chuyển sang cửa hàng C
Yêu cầu:
Phân tích thông tin thích hợp và cho biết DN có nên tiếp tục kinh doanh cửa hàng A không

nếu:

1. Hợp đồng thuê cửa hàng có thể chấm dứt bất cứ lúc nào và không phải bồi thường.
2. Hợp đồng thuê đã ký 12 tháng, nếu vi phạm phải chịu phạt 10% giá trị hợp đồng. Cửa
hàng không thể sử dụng vào mục đích khác.
Bài 6.2:
Để sản xuất sản phẩm A, DN cần 60.000 chi tiết X trong 1 năm, biết chi phí sản xuất 1
chi tiết như sau: (Đơn vị: đồng):
- Nguyên vật liệu trực tiếp: 10.350
- Nhân công trực tiếp: 6.000
- Biến phí sản xuất chung: 1.500
- Định phí: 5.150
Trong đó: Khấu hao: 1.600
Định phí sxc: 750
Định phí quản lý: 2.800
Tổng chi phí: 13.000
DN có 2 phương án như sau:
- Phương án 1: Mua máy mới thay thế cho máy cũ để sản xuất chi tiết A trị giá máy mới
700.000.000, thời gian sử dụng dự kiến 5 năm, giá trị thanh lý không đáng kể. Máy mới có công
suất cao hơn máy cũ đang sử dụng (90.000sp/năm). Sử dụng máy mới sẽ tiết kiệm được 20% chi
phí nhân công trực tiếp và biến phí sản xuất chung. Giá trị còn lại của máy cũ bằng giá bán thanh
lý.
- Phương án 2: Mua ngoài chi tiết A với giá 18.000/sp, chất lượng đạt yêu cầu, thời gian hợp
đồng 6 năm.
Yêu cầu:
1. Cho biết DN nên lựa chọn phương án nào? Vì sao?
2. Nếu DN sản xuất 90.000 chi tiết X mỗi năm (trong đó bán 30.000 chi tiết với giá
18.000/sp, chi pí tiêu thụ 1% doanh thu) thì DN nên chọn phương án nào? Vì sao?
Bài 6.3:
Công ty Thiên An đang nghiên cứu phương án mở 1 dịch vụ thẩm mỹ, tài liệu về dự án
như sau: (đvt: 1.000đ)
Vốn đầu tư cửa hàng 500.000, thanh toán ngay 300.000, phần còn lại thanh toán sau 1
năm. Vốn lưu động bổ sung khi cửa hàng đi vào hoạt động 80.000
Báo cáo kết quả kinh doanh (dạng tóm tắt) dự kiến khi cửa hàng đi vào hoạt động như sau:
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu 300.000
Biến phí SXKD 90.000
Số dư đảm phí 210.000
Định phí (đã bao gồm cả khấu hao) 110.000
Lãi thuần 100.000

Thời gian khả thi của dự án là 10 năm


Gía trị thanh lý khi cửa hàng hết thời gian sử dụng 10.000
Chi phí cải tạo, nâng cấp cửa hàng dự kiến năm thứ 5, thứ 8 lần lượt là 10.000 và 20.000.
Yêu cầu:
1. Xác định các dòng tiền của dự án.
2. Sử dụng phương pháp NPV và IRR giúp công ty lựa chọn dự án;
Biết chi phí sử dụng vốn là 12%; Tỷ lệ sinh lời yêu cầu hàng năm là 12%; Thuế TNDN
20%; DN áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
Nếu thời gian khả thi của dự án tăng thêm 2 năm thì IRR của dự án sẽ thay đổi như thế
nào và có ảnh hưởng đến quyết định của nhà quản trị không?
Bài 6.4:
Công ty Nhất Nam đang dự định mua máy mới thay thế cho chiếc máy cũ đang sử dung,
giá mua máy mới 440.000.000 (đã bao gồm thuế GTGT 10%) dự kiến sử dụng 10 năm, máy cũ
bán được với giá 25.000.000. Máy mới tạo ra nhu cầu vốn lưu động bổ sung là 20.000.000. Do
sử dụng máy mới hàng năm có thể tiết kiệm chi phí 52.000.000. Giá trị tận dụng máy mới khi hết
thời gian sử dụng ước tính là 10.000.000. Để duy trì hoạt động dự tính đến cuối năm thứ 4 và thứ
8 phải tiến hàng duy trì bảo dưỡng mỗi lần 50.000.000. Ban giám đốc cho rằng dự án đầu tư sẽ
được chấp nhận nếu mang lại tỷ lệ sinh lợi vốn hàng năm sau thuế là 10%. Công ty có nên đầu tư
không?
Biết rằng:
Tiền mua máy trả làm 3 lần: tại thời điểm đầu tư 200.000.000, cuối năm 1: 100.000.000,
cuối năm 2: 140.000.000
Công ty khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng, thuế GTGT được khấu trừ sau 2
năm, thuế suất thuế TNDN 20%.

You might also like