You are on page 1of 3

2.

4 Thí nghiệm xác định khả năng chịu uốn của dầm gia cường TRC
A) Mẫu thí nghiệm

Trong thí nghiệm này 3 dầm bê tông cốt thép có kích thước 150 X 150 X 600mm được
tiến hành thí nghiệm theo mô hình bốn điểm với các dầm được bố trí ít nhất 2 thanh
cốt thép Ø10 ở lớp trên và 2 thanh tương tự ở phía dưới với cốt đai Ø6 được dặt với
khoảng cách 100 mm ở trên toàn bộ chiều dài, bên ngoiaf được bao bọc một lớp bê
tông dày 15mm.

Ngoài ra thí nghiệm này còn sử dụng một dầm không gia cường BF0 để so sánh và đối
chứng hiệu quả của việc tăng cường bằng TRC.

Hai dầm được gia cường bằng một mẫu BF_11( được xử lý bằng cách mài tạo rãnh ở
mặt dưới) và BF_12(không được xử lý bề mặt).

Hình…: Mô hình thí nghiệm dầm chịu uốn 4 điểm

B) Kết quả thí nghiệm


Bảng…:Kết quả thí nghiệm uốn dầm

Dầm Hình ảnh Tải trọng Mức tăng Dạng phá hoại
Pmax(KN) khả năng
chịu lực (%)

BF_0 136,16 - Phá hoại trên tiết diện


nghiêng, không ghi nhận
sự phá hoại của thép dọc
và thép đai.

BF_11 158,98 16,76% Phá hoại trên tiết diện


nghiêng, không ghi nhận
sự phá hoại của thép dọc,
thép đai và lưới sợi. Bê
tông nền bị bong tách tại
bề mặt tiếp xúc với thép
dọc, TRC không bị bong
tách khỏi bê tông nền

BF_12 144,56 6,17% Phá hoại trên tiết diện


nghiêng, không ghi nhận
sự phá hoại của thép dọc,
thép đai và lưới sợi. TRC
bị bong tách khỏi bê tông
nền.

Dựa vào cấu trúc của vết nứt cho thấy dầm bị phá huỷ do cắt nhiều hơn chứ không
phải do uốn nguyên nhân do khoảng cách các dầm gần nhau cho nên moment uốn lúc
này không cao nên chỉ xảy ra ứng suất cắt là chủ yếu và các vết nứt xuất hiện theo tiết
diện nghiên của dầm xuất phát từ vị trí gối tải. Các vết nứt xuất hiện này sẽ làm giảm
độ bền cơ tính của dầm tuy nhiên lực vẫn có thể truyền qua các vết nứt nhờ cốt liệu và
lực chốt trong thanh thép dọc. Một điều khác đáng chú ý, các vết nứt có xu hưởng mở
rộng nhanh về một phía còn phía còn lại mở rộng rất chậm. Các vết nứt vuông góc do
uốn và các vết nứt do uốn-cắt ở hai mẫu BF_0 và BF_12 lớn hơn rất nhiều so với mẫu
BF_11. Lúc này sức chịu cắt của bêtongo hoàn toàn phụ thuộc vào cốt thép ở bên
trong. Ngay tại thời điểm mẫu bị phá huỷ, ở mẫu BF_11 xuất hiện sự bong tách tại vị
trí tiếp xúc giữa bê tông và cốt thép ở bên trong, vết nứt đã cắt qua mặt TRC khác với
mẫu BF_12 bị bong tách tại mặt tiếp xúc và vết nứt không gây ảnh hưởng lên mặt
TRC.

Điều này nhằm khẳng định vai trò của việc xử lý bề mặt để tăng cường khả năng
tương tác giữa TRC và kết cấu.

You might also like