You are on page 1of 11

CƠ CHẾ PHÁP LÝ BẢO ĐẢM VÀ BẢO VỆ QUYỀN CON NGƯỜI Ở VIỆT

NAM

Đỗ Minh Khôi,
Đại học kinh tế TPHCM (UEH)

1- Đặt vấn đề
Trong điều kiện hiện đại, quyền con người không chỉ là mục đích mà nó còn là nội
dung, điều kiện của sự phát triển. Tuy nhiên, nhận thức và bảo đảm thực hiện, bảo vệ
quyền con người là một quá trình lâu dài và cần rất nhiều nỗ lực bởi những khó khăn
cơ bản như sau. Thứ nhất, bản thân khái niệm quyền con người là một khái niệm mở
bởi nó thay đổi theo sự phát triển của con người và xã hội loài người. Đó cũng là lý
do giải thích tại sao trong điều kiện hiện tại, khó có thể nói một xã hội trong đó hoàn
toàn không có quyền con người cũng như không có một xã hội nào quyền con người
đã đạt được mức độ hoàn hảo. Thứ hai, nhận thức về quyền con người với tư cách là
khái niệm gắn liền với sự phát triển của con người và những điều kiện kinh tế, xã hội,
văn hoá của từng xã hội mà những điều kiện này rất khác nhau và cũng luôn thay đổi.
Thứ ba, từ sự khác biệt về điều kiện, hoàn cảnh, nhận thức về quyền con người dẫn
đến sự khác biệt trong việc thiết kế và vận hành những cơ chế, cách thức đảm bảo
quyền con người.
Như vậy, có thể nói, việc bảo đảm thực hiện quyền con người là một quá trình liên
tục, phát triển theo sự phát triển của nhân loại và rất đa dạng theo từng điều kiện,
hoàn cảnh xã hội khác nhau. Trọng tâm của quá trình này chính là việc thiết kế và
vận hành các cơ chế bảo đảm quyền con người sao cho phù hợp với điều kiện cụ thể
và hiệu quả.
2- Cơ chế và cơ chế pháp lý bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Quyền nói chung và quyền con người là những khái niệm có mối liên hệ chặt
chẽ với khái niệm tự do, nó là một trong những biểu hiện của tự do. Tự do biểu hiện
dưới hai dạng, tự do chủ động và tự do thụ động. Tự do chủ động có nghĩa là khả
năng lựa chọn ứng xử theo ý chí của mình. Tự do thụ động là không bị áp đặt, không
bị tác động nhằm hạn chế ứng xử và được miễn trừ. Yếu tố hạn chế tự do trong tự do
chủ động là các điều kiện (bên trong và bên ngoài) để thực hiện tự do và trong tự do
thụ động là sự tác động của các chủ thể khác.1 Như vậy, quyền và quyền con người
với tư cách là một biểu hiện của tự do cần phải được bảo vệ và tạo điều kiện để phát
triển.
Cơ chế được hiểu là cách thức theo đó một quá trình được thực hiện.2 Cơ chế
bảo vệ quyền con người có thể chia thành nhiều loại khác nhau. Dựa trên biện pháp
bảo vệ trong các lĩnh vực, có thể chia thành cơ chế pháp lý, chính trị, kinh tế, xã
hội…Dựa trên sự phân chia phạm vi, có thể chia thành cơ chế quốc gia và cơ chế
quốc tế. Như vậy, cơ chế pháp lý bảo vệ và bảo đảm quyền con người có thể được

1
Xem thêm, Heywood A.(1994) Political ideas and concepts: An introduction, Macmillan.
Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng, 1997.
2

1
hiểu là cách thức pháp lý theo đó quá trình bảo vệ và bảo đảm quyền con người được
thực hiện.
Nội dung cơ bản của cơ chế pháp lý bảo vệ và bảo đảm quyền con người bao
gồm: (1) số lượng và hình thức của các phương tiện pháp lý, cách thức, quy trình
thực hiện các phương tiện đó; (2) các thiết chế với quyền hạn và trách nhiệm pháp lý
trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người.
Số lượng và hình thức của các phương tiện và các quy trình pháp lý được sử
dụng để bảo vệ và bảo đảm quyền con người bao gồm hệ thống các quy định của
pháp luật, quá trình tổ chức và bảo đảm thực hiện các quy định đó, xét xử các vi
phạm và giải quyết các tranh chấp pháp lý liên quan đến việc bảo vệ và bảo đảm
quyền con người. Nói cách khác, quy trình pháp lý bảo đảm và bảo vệ quyền con
người nói riêng và các hoạt động pháp lý nói chung khác thể hiện trong ba quy trình,
cách thức của các hoạt động cơ bản: lập pháp, hành pháp và tư pháp. Những quy trình
và cách thức pháp lý này có những nội dung và yêu cầu cơ bản như sau:
Thứ nhất, yêu cầu của hoạt động lập pháp với tư cách là một trong những
phương tiện, quy trình bảo đảm và bảo vệ quyền con người phải đạt được những tiêu
chuẩn sau: Phải ghi nhận và ghi nhận đầy đủ quyền con người trong các lĩnh vực cơ
bản; các quy định này phải có mối liên hệ chặt chẽ, đồng bộ, không loại trừ và triệt
tiêu nhau; ghi nhận các cơ chế (chủ thể, trách nhiệm, quyền hạn) bảo đảm thực hiện
các quyền này.
Quá trình xây dựng pháp luật cũng cần phải mở rộng sự tham gia dân chủ bởi
sự tham gia dân chủ không chỉ là cách thức huy động trí tuệ đa số và nâng cao trách
nhiệm và nhận thức về quyền con người mà nó cũng chính là sự thực hiện quyền con
người trong lĩnh vực chính trị. Điều quan trọng hơn, đây cũng chính là cơ chế bảo
đảm cho quyền giám sát, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm pháp lý của công dân
đối với nhà nước trong việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người.
Thứ hai, quá trình tổ chức thực hiện các quy định pháp luật liên quan đến
quyền con người đòi hỏi trách nhiệm tích cực từ phía chủ thể có trách nhiệm bảo đảm
thực hiện quyền con người. Đồng thời, nó cũng đặt ra một yêu cầu tối quan trọng là:
quá trình này, trên thực tế, không thể vi phạm, xâm hại đến các quyền con người mà
được pháp luật quy định. Nói một cách ngắn gọn, hạn chế lạm dụng và đòi hỏi hiệu
quả là hai yêu cầu cơ bản (nhiều khi chúng xung đột với nhau) đối với quá trình thực
hiện các quy định pháp luật liên quan đến quyền con người.
Hoạt động hành pháp nói chung là hoạt động mang tính tổ chức - kỹ thuật và
trực tiếp liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều loại chủ thể khác nhau. Vì vậy với
tính chất đặc thù của hoạt động này và yêu cầu hiệu quả và trách nhiệm tích cực, điều
kiện tối quan trọng là hiện hữu sự giám sát, kiểm tra nhằm hạn chế sự lạm dụng
quyền lực và huy động trách nhiệm tích cực.
Thứ ba, quá trình thực hiện sự bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật nói
chung và các quy định về quyền con người nói riêng đòi hỏi sự độc lập và chỉ tuân
theo pháp luật của các cơ quan tư pháp. Nó cũng đòi hỏi những yêu cầu khác của hệ
thống như yêu cầu tranh tụng, quyền được bào chữa…
Trên thực tế, khi quy trình này được thực hiện có nghĩa là hầu hết các trường
hợp đã có sự vi phạm quyền con người xảy ra và nó mang tính cụ thể.3 Bảo vệ và bảo
3
Trừ trường hợp giải quyết tranh chấp về thẩm quyền.
2
đảm quyền con người trong trường hợp này không chỉ là sự bảo vệ đối với các quyền
đã bị vi phạm mà nó có khả năng ngăn ngừa vi phạm trong tương lại và có thể nâng
cao trách nhiệm tích cực đối với chủ thể có nghĩa vụ bảo vệ và bảo đảm quyền con
người. Nói một cách khác, quy trình tư pháp nhằm thiết lập trật tự pháp lý bị phá vỡ
và có ý nghĩa giáo dục, răn đe với những vi phạm trong tương lai.
Xem xét từ góc độ mục đích của cơ chế, việc bảo vệ và bảo đảm quyền con
người chính là hai mục đích cơ bản nhất và với hai mục đích này, các cơ chế cần phải
được thiết kế để đạt được mục đích đó. Quyền con người không chỉ được bảo vệ khỏi
sự vi phạm mà nó cần phải được bảo đảm phát triển.4 Có lẽ, với mục đích bảo vệ khỏi
sự vi phạm, cơ chế pháp lý đóng vai trò quan trọng hơn cả bởi sự vi phạm quyền con
người là sự phá vỡ trật tự pháp luật. Tuy nhiên, với mục đích phát triển, cơ chế chính
trị đóng vai trò quan trọng hơn bởi sự tham gia dân chủ và hiệu quả quản lý nhà nước
là điều kiện đảm bảo quan trọng nhất cho quyền được phát triển của con người. Nói
một cách ngắn gọn, bảo vệ quyền con người cần pháp luật và bảo đảm quyền con
người cần cạnh tranh chính trị.5
Quyền con người là một thể thống nhất cho nên cơ chế pháp lý và cơ chế chính
trị có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Một trong những nội dung cơ bản của mối quan
hệ là nội dung của cơ chế pháp lý là chính trị (dân chủ, phân quyền, cạnh tranh chính
trị, trách nhiệm giải trình…) và hình thức của cơ chế chính trị phải là pháp lý (hiến
định, luật hóa, thủ tục tư pháp…).
Giao điểm của các cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền con người thể hiện trong
việc tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước. Có thể nói, nhà nước và việc tổ chức,
vận hành quyền lực nhà nước là cơ chế trung tâm, quan trọng nhất. Việt thiết kế mô
hình tổ chức và vận hành quyền lực nhà nước cũng phải bảo đảm hai mục tiêu cơ bản
là kiểm soát rủi ro từ phía nhà nước (vi phạm) và kiểm soát hiệu quả (hiệu năng quản
lý). Việc đạt được hai mục tiêu này là điều kiện và cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền
con người.
Như vậy, các cơ chế và quy trình pháp lý bảo đảm và bảo vệ quyền con người
có những đặc điểm như sau:
(1) Cơ chế pháp lý bảo vệ quyền con người phải bám sát theo hai mục tiêu bảo
vệ và bảo đảm bởi khái niệm quyền và quyền con người đòi hỏi trách nhiệm
bảo vệ trước sự vi phạm (những rủi ro) và bảo đảm thực hiện tạo điều kiện
cho quyền phát triển (những hiệu quả). Yêu cầu kiểm soát rủi ro và kiểm
soát hiệu quả đòi hỏi hai cơ chế tương ứng là phân quyền pháp lý và cạnh
tranh chính trị.
(2) Cơ chế pháp lý bảo vệ và bảo đảm quyền con người liên quan đến việc tổ
chức và thực hiện quyền lực pháp lý, quyền lực nhà nước. Yêu cầu của cơ
chế này đòi hỏi việc tổ chức và thực hiện quyền lực phải đảm bảo sự tham
gia dân chủ, kiểm soát lạm quyền và bảo vệ các quyền trước sự vi phạm.
(3) Quy trình tổ chức và vận hành quyền lực để bảo vệ và bảo đảm quyền con
người thực chất những mối quan hệ giữa các thiết chế quyền lực với nhau

4
Tiếp cận phát triển là quyền tự do là một trong những hướng tiệp cận hiện đại về quyền con người. Xem thêm:
Amartya Sen (2002), Phát triển là quyền tự do, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
5
Cạnh tranh chính trị bảo đảm quyền được lựa chọn chính sách ít nguy hiểm nhất và hiệu quả nhất và đây là điều kiện
bảo đảm quyền con người với ý nghĩa là quyền phát triển.
3
và với cá nhân. Trật tự các mối quan hệ này phải mang tính công lý, minh
bạch, tiên liệu được. Nói một cách ngắn gọn, đây là yêu cầu pháp quyền của
quy trình, cách thức bảo vệ quyền con người.
Tóm lại, thể chế chính trị - pháp lý đóng vai trò trung tâm trong các cơ chế bảo vệ
quyền con người. Có thể nói, cơ sở đánh giá cơ chế bảo vệ quyền con người phải dựa
trên hai cơ chế chính trị pháp lý quan trọng bậc nhất: (1) chế độ pháp quyền (The
Rule of Law) và (2) nền dân chủ.6 Hai yếu tố này vừa là điều kiện vừa là cơ chế bảo
vệ quyền con người. Pháp quyền và dân chủ là cơ chế quan trọng bảo vệ quyền con
người là điều có lẽ không cần tranh cãi. Hơn thế, thân chúng cũng là điều kiện cho sự
tồn tại và vận hành các cơ chế bảo vệ quyền con người khác trong xã hội. Ví dụ, bảo
vệ quyền con người thông qua các tổ chức trong xã hội dân sự cần một nền tảng pháp
quyền vững chắc.7
3- Thực trạng pháp quyền và dân chủ
Thực trạng cơ chế dân chủ và pháp quyền trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền
con người ở Việt Nam hiện nay là một nhu cầu để hoàn thiện cơ chế này.
Chế độ pháp quyền với việc bảo vệ quyền con người
Sự hiện diện và mức độ thành công của quá trình xây dựng và vận hành nhà nước
pháp quyền, chế độ pháp quyền được coi là một yếu tố đặc thù của việc kiến thiết cơ
chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam hiện nay. Muốn quan sát đặc thù
này, có thể căn cứ vào những đặc trưng cơ bản nhất của nhà nước pháp quyền và
nhận thức về nhà nước pháp quyền để đánh giá.
Thứ nhất, về điều kiện lịch sử và nhận thức, lịch sử hình thành và mức độ phát
triển của chế độ pháp quyền trong xã hội là một điều kiện quan trọng đối với việc
kiến thiết và vận hành cơ chế bảo vệ quyền con người. Đặc thù của chế độ pháp
quyền của mỗi quốc gia là rất khác nhau. Ví dụ, có một số quốc gia có truyền thống
pháp quyền lâu đời nhưng một số quốc gia khác, do hòa cảnh lịch sử, truyền thống
chính trị pháp lý, chế độ pháp quyền chưa hình thành rõ nét trong xã hội. Ví dụ, với
truyền thống nho giáo, trọng “đức”, “lễ” không trọng “pháp” đã ảnh hưởng ít nhiều
đến sự hình thành và phát triển của chế độ pháp quyền trong xã hội.8 Hơn nữa, nếu
những quốc gia này lấy hệ tư tưởng Marxist – Leninist làm chủ đạo, có lẽ chế độ
pháp quyền khó có điều kiện phát triển mạnh bởi quan điểm của Lênin là: “Chuyên
chính cách mạng của giai cấp vô sản là một chính quyền do giai cấp vô sản giành
được và duy trì bằng bạo lực đối với giai cấp tư sản, chính quyền không bị một pháp
luật nào hạn chế cả”9 hoặc“Ở giờ phút chiến đấu quyết liệt, kẻ nào chùn bước trước
tính chất bất di bất dịch của pháp luật thì người đó là kẻ cách mạng tồi”.10
Ở Việt Nam hiện nay, trong các văn bản chính trị và pháp lý, khái niệm nhà nước
pháp quyền tỏ ra phổ biến hơn khái niệm sự tối thượng của pháp luật, chế độ pháp trị

6
Chế độ pháp quyền (The Rule of Law) không chỉ bao gồm khái niệm nhà nước pháp quyền, tức nhà nước quản lý
bằng phápluật và chịu sự ràng buộc của pháp luật, chế độ pháp quyền bao hàm xã hội tuân theo pháp luật.
7
Dr Verica Trstenjak, Civil Society in countries in transition: the need for new regulation, International journal of
civil society law, volume 1-1.
8
Hoặc nếu có trọng pháp theo tư tưởng của Hàn Phi (nhấn mạnh dùng pháp luật trong cai trị của nền quân chủ nhưng
không hạn chế quyền lực quân chủ) cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho chế độ pháp quyền bới nó đối lập với chế độ
pháp quyền (Rule of Law và Rule By Law).
9
Lênin toàn tập, Tập 37, tr. 297
10
V.I Lênin Toàn tập, Tập 36, NXB Tiến bộ Matxcơva 1978, tr. 625.
4
(The Rule of Law). Khái niệm nhà nước pháp quyền cũng gắn bó với “hậu tố” xã hội
chủ nghĩa để phân biệt với nhà nước pháp quyền tư sản.
Hiện nay chưa có sự phân định rõ giữa các khái niệm: Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nhà nước pháp
quyền hiện thực ở Việt Nam. Cần thiết phải có sự phân định bởi có những nội dung
còn tranh luận về lý thuyết và thực tiễn: (1) Đã tồn tại nhà nước xã hội chủ nghĩa hiện
thực trên thực tế hay không?; (2) xã hội Việt Nam, nhà nước Việt Nam đã là nhà
nước xã hội chủ nghĩa hay chưa hay xã hội chủ nghĩa là định hướng ? (3) Nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là một định hướng hay, một hiện thực hay
một mô hình thực tiễn?. Việc đưa ra đặc trưng, chức năng nhiệm vụ rất cụ thể của
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được hiểu là đặc trưng của một nhà
nước hiện thực nhưng tính xã hội chủ nghĩa của nhà nước Việt Nam hiện nay có thể
được coi là một hiện thực?11
Thứ hai, nhà nước pháp quyền phải bảo đảm sự tối thượng của pháp luật mà trong
đó phải bảo đảm sự tối thượng của hiến pháp dù hiến pháp là đạo luật đặc biệt của cơ
quan lập pháp hay là bản văn thể hiện ý chí của toàn dân thông qua thủ tục trưng cầu.
Sự tối thượng thể hiện hiệu lực pháp lý của hiến pháp so với các văn bản pháp lý
khác, vi phạm hiến pháp phải bị ngăn chặn và xử lý một cách triệt để và hiệu quả.
Hiện nay, Việt Nam cũng đã có cơ chế để bảo vệ hiến pháp. “Tuy nhiên bảo vệ
hiến pháp hiện nay chưa quy định cụ thể về đối tượng, nội dung giám sát tối cao quy
định rất rộng làm cho cơ chế giám sát hiến pháp dàn trải và kém hiệu quả, chế tài
của giám sát tối cao không được phân định rõ, hoạt động giám sát phần lớn mang
tính kiến nghị cho nên bảo hiến bằng các thiết chế của Quốc hội không có hiệu lực và
hiệu quả trực tiếp”. Sự thiếu vắng cơ chế tài phán hiến pháp độc lập có ảnh hưởng
nhất định đến việc bảo vệ quyền con người: “Thiết chế bảo hiến độc lập ra đời sẽ
góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân một cách triệt để hơn thông qua
tài phán những vi phạm hiến định từ phía lập pháp, hành pháp và tư pháp gây ra cho
công dân.”.12
Về hiệu lực, Hiến pháp chưa có hiệu lực thực hiện trực tiếp (một lý do bởi đặc thù
của triết lý lập pháp, quan điểm về hiến pháp) và về cơ bản, hầu như toàn bộ nội dung
của Hiến pháp cần phải được cụ thể hóa và tổ chức thực hiện bằng Luật, phụ thuộc
vào việc ban hành luật. Như vậy, Hiến pháp thể hiện sự hạn chế về hiệu lực thực hiện
cũng giống như Luật “chờ” Nghị định.
Thứ ba, sự độc lập của tòa án được coi là một tiêu chí cơ bản và quan trọng nhất
để đánh giá sự hiện diện của nhà nước pháp quyền và chế độ pháp trị.
Theo báo cáo của UNDP năm 2004 về Khả năng tiếp cận công lý: “Về cơ bản ở
Việt Nam đã có các thiết chế Tư pháp, Hành chính và bổ trợ để đảm bảo việc tiếp cận
công lý” và “Các biện pháp cải cách nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật được
đánh giá một các tích cực nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm”. Kết quả khảo sát
trong báo cáo cho thấy: “người dân vẫn chưa coi trọng vai trò của pháp luật trong
đời sống hàng ngày của họ; sự nhận thức pháp lý còn rất thấp dẫn đến khả năng
11
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân lý luận và thực tiễn, Nguyễn Duy Quý,
Nguyễn Tất Viễn chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2008.
12
Trần Ngọc Đường, Đánh giá mức độ hiện diện của cơ chế giám sát hiến pháp và phán quyết vi phạm hiến pháp ở
nước ta hiện nay, Tài liệu hội thảo khoa học “Xây dựng nền tài phán hiến pháp ở Việt Nam – mô hình và lộ trình thực
hiện”, TPHCM tháng 3/2009.
5
đánh giá chưa chính xác về các thiết chế pháp lý”. Báo cáo cũng khuyến cáo: “Cần
tập trung vào cải cách ngành Tòa án và một hệ thống Tòa án vô tư, độc lập và có
năng lực để người dân trong cậy trên con đường đi tìm công lý và rất quan trọng cho
một xã hội vì pháp quyền, dân chủ.”. Có lẽ, cải cách tòa án là trọng tâm bởi theo báo
cáo này, niềm tin vào tòa án là khá thấp (38% tin là tòa án công bằng và 36% tin là
tòa án không thiên vị và độc lập).
Thứ tư, những dấu hiện khác của nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hình thành
nhưng chưa thật rõ nét. Ví dụ, việc ghi nhận và bảo vệ các quyền con người bằng các
phương tiện pháp lý quan trọng nhất, có hiệu lực nhất vẫn còn nhiều thách thức và là
quá trình lâu dài và phức tạp. Quá trình xây dựng pháp luật thiếu sự tham gia, việc
thực thi pháp luật còn chưa nghiêm.13 Khảo sát và đánh giá của Ngân hàng Thế giới
cũng cho thấy chỉ số thượng tôn pháp luật (The Rule of Law) của Việt Nam trong 10
năm từ 1996 đến 2006 là khá thấp.14
Quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin vẫn còn đang tranh luận hơn là một
thực tiễn pháp lý.15 Quan trong hơn, sự tiếp cận công lý trong nhà nước pháp quyền
phải là một trong những tiêu chí hàng đầu, tuy nhiên, có khảo sát cho thấy bức tranh
ảm đạm hơn mong đợi. Ví dụ, nhận biết của người dân về các cơ quan tư pháp là khá
thấp (14% quen thuộc so với 29% không biết về tòa và 10% so với 46% về Viện
Kiểm sát và 42% nhóm nghèo so với 9% nhóm thu nhập cao không biết gì về tòa án
và tỷ lệ này với Viện kiểm sát là 60% và 28%; sự khác biệt giữa nhóm vùng sâu,
nông thôn và thành thị cũng đáng kể: với tòa lần lượt là: 51, 36, 10% và Viện Kiểm
sát là: 64,61,26%). Lựa chọn tòa án giải quyết vụ việc khá thấp (6% lựa chọn; khác
biệt về nhóm là 9% nhóm thu nhập cao so với 5% nhóm thu nhập thấp lựa chọn). Tỷ
lệ từng tiếp cận với tòa án cũng đáng để quan tâm (9, 8 và 1% tương ứng với thành
thị, nông thôn và vùng sâu, cũng có thể kinh tế hàng hóa thị trường, đô thị hóa và
tranh chấp là nguyên nhân chính cho sự chênh lệnh này) và tỷ lệ này cao đáng kể so
với công an 33%. Tỷ lệ sử dụng các tổ chức hỗ trợ pháp lý cũng khác biệt giữa các
nhóm và cũng thấp tương đối.16
Cơ chế dân chủ đối với việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người
Xác định dân chủ xã hội chủ nghĩa và thực hiện dân chủ hóa ở Việt Nam hiện nay
vẫn đang là quá trình lâu dài và phức tạp. Việc nghiên cứu những vấn đề về dân chủ
xã hội chủ nghĩa, cơ chế thực hiện dân chủ trong tình hình mới luôn được đặt ra.17
Mặt khác, nhận thức về dân chủ ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư
tưởng Marxist-Lêninist, ảnh hưởng của truyền thống văn hóa-pháp lý chính trị phong
kiến như tư tưởng đức trị, nhân trị, pháp trị…. Sự ảnh hưởng này sẽ mang lại những
đặc trưng nhất định trong nhận thức về dân chủ ở Việt Nam hiện nay. Chính vì thế,

13
Báo cáo nghiên cứu đánh giá giữa kỳ dựa trên kết quả tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm
2006-2010, Bộ Kế hoạch Đầu tư, 2009 trang 108.
14
“Tầm quan trọng của quản trị quốc gia VI: Các chỉ số thành phần và tổng hợp về quản trị quốc gia 1996 –2006.”
Daniel Kaufmann, Aart Kraay, Massimo Mastruzzi, Tài liệu nghiên cứu số 4280 của Nhóm nghiên cứu Ngân hàng Thế
giới, tháng 7 năm 2007.
15
Luật về tiếp cận thông tin chưa ban hành đang trong quá trình dự thảo.
16
Báo cáo: Khảo sát về mong chờ của người dân về khả năng tiếp cận công lý ở Việt Nam, UNDP, 2004.
17
Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Cúc chủ biên, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, Trang 126; Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân
lý luận và thực tiễn, Nguyễn Duy Quý, Nguyễn Tất Viễn chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia 2008 trang 290.
6
nghiên cứu về dân chủ với tư cách là cơ chế bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
trong điều kiện Việt Nam hiện nay cần chú ý những đặc thù trên.
Hình thức dân chủ bảo vệ có ý nghĩa thiết thực và là cơ chế tối thiểu trong việc
bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Có thể nhất trí với quan điểm cho rằng: “Tòa án
là nơi đầu tiên và trước nhất mà người dân trông cậy để gìn giữ quyền con người”.18
Mặc dù quá trình dân chủ hóa đã có những thay đổi đáng kể từ sau đổi mới nhưng
tình hình thực hiện cơ chế dân chủ này ở Việt Nam không phải là bức tranh toàn gam
màu sáng. Ví dụ, trong hoạt động xét xử của tòa án trong lĩnh vực hình sự còn những
hạn chế cơ bản thể hiện qua thực tiễn pháp lý như: tranh tụng và trách nhiệm chứng
minh tại phiên tòa, vi phạm nguyên tắc độc lập xét xử, đội ngũ thẩm pháp và hội
thẩm còn hạn chế, vẫn còn vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật hình sự
và các quy định của pháp luật về thủ tục tố tụng còn chưa thực sự hoàn thiện.19 Trong
lĩnh vực tố tụng hành chính, thẩm quyền, thủ tục, thời hiệu xét xử các vụ án hành
chính còn nhiều hạn chế trong quy định của pháp luật cũng như thực tiễn xét xử.20
Nhận biết về các tổ chức hỗ trợ pháp lý, hòa giải cơ sở cũng đáng để suy nghĩ (22%
biết so với 30% không biết gì về tổ chức hòa giải ở cơ sở; 5% biết so với 66% không
biết về trung tâm hỗ trợ pháp lý; và tỷ lệ không biết là 84, 57, 25% theo khu vực là
vùng sâu, nông thôn và thành thị).21
Bảo vệ quyền dân chủ, quyền con người bằng sự ghi nhận các quyền dân chủ
trong hiến pháp mặc dù đã có thay đổi quan trọng kể từ Hiến pháp 1992, tuy nhiên,
quyền con người (điều 50) vẫn “nằm” trong khái niệm quyền công dân và chưa thành
một văn bản dạng tuyên ngôn và chưa được đặt ở vị trí trang trọng nhất (chương 1).
Trong các cơ chế dân chủ, cơ chế dân chủ kiểm soát dường như có vai trò quan
trọng và thích hợp với đặc thù thể chế của Việt Nam bởi nó vừa đóng vai trò là cơ
chế ngăn chặn sự vi phạm quyền con người và đồng thời thúc đẩy quyền con người.
Tuy nhiên, so với cơ chế dân chủ khác, dân chủ kiểm soát về mặt pháp lý cũng không
khả quan hơn. Ví dụ, có nhận định cho rằng: “Chúng ta cần phải lưu ý rằng, từ trước
đến nay khái niệm kiểm soát quyền lực lập pháp (nói riêng) chưa bao giờ được chính
thức ghi nhận trong bất kỳ một văn bản pháp luật nào của Việt Nam và cũng chưa
được bàn thảo về mặt lý luận trong khoa học pháp lý nước ta”.22 Điều này cũng phù
hợp với một đánh giá khác về cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước thông qua cơ chế
bỏ phiếu tín nhiệm ở Việt Nam hiện nay. Quan điểm này cho rằng cơ chế này đang
trong quá trình tranh luận hơn là hiện thực.23
Về bầu cử, hình thức, cơ chế dân chủ này còn nhiều hạn chế. Ví dụ, tình trạng mất
cân đối về tính đại diện theo dân số giữa các địa phương, tỷ lệ nhóm “yếu thế” còn

18
Nhà nước pháp quyền, Konrad-Adenauer-Sfiftung, Biên tập Josef Thesing, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội
trang 261.
19
Xem thêm: Lê Tiến Châu, Chức năng xét xử trong tố tụng hình sự Việt Nam, Nhà xuất bản Tư Pháp, 2009.
20
Xem thêm: Nguyễn Hoàng Anh, Thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính - nhìn từ yêu cầu an toàn pháp lý, Tạp chí
Nghiên cứu lập pháp, số 150 tháng7/2009.
21
Báo cáo: Khảo sát về mong chờ của người dân về khả năng tiếp cận công lý ở Việt Nam, UNDP, 2004.
22
Lê Văn Cảm, Dương Bá Thành, Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước (và cả quyền lập pháp) trong nhà nước pháp
quyền: một số vấn đề lý luận cơ bản, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, http://www.nclp.org.vn/nha_nuoc_va_phap_luat/ly-
luan-ve-nha-nuoc
23
Xem thêm: Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam, Văn kiện đối thoại
chính sách của UNDP, http://www.undp.org.vn/detail/publications/publication-
details/?contentId=1818&languageId=4&categoryName=All&CategoryConditionUse=
7
hạn chế, tỷ lệ tự ứng cử và trúng cử còn khiêm tốn, chưa có tranh cử.24 Việc tổ chức
cho cử tri tiến hành bãi miễn đại biểu Quốc hội trên thực tế là rất khó khả thi và chưa
có đủ cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện chế độ bãi nhiệm đại biểu dân cử.25
Thậm chí có đánh giá cho rằng bầu cử ở Việt Nam chưa thực sự dân chủ và cạnh
tranh.26
Dân chủ trực tiếp với ý nghĩa là hình thức, cơ chế dân chủ tiến bộ nhất hầu như
chưa được thực hiện trên thực tế. Quy chế dân chủ ở cơ sở có thể được coi là một
hình thức, cơ chế dân chủ trực tiếp có hiệu quả và thành công ở mức độ nhất định.27
Tuy nhiên, cũng có quan điểm đánh giá thực hiện dân chủ ở cơ sở không hoàn toàn
lạc quan bởi sự hạn chế của không gian tham gia dân chủ trực tiếp, tài chính, năng
lực, văn hóa, tàn dư nền kinh tế tập trung…28
Nếu Quy chế dân chủ được coi là thành công ở mức độ nhất định thì hình thức,
biểu hiện dân chủ trực tiếp rất quan trọng khác như trưng cầu dân ý (phúc quyết toàn
dân) mặc dù đã được quy định trong Hiến pháp 1992 nhưng chưa được thực hiện trên
thực tế. Có quan điểm cho rằng dân chủ trực tiếp khó thực hiện trong điều kiện dân
trí và trình độ phát triển kinh tế thấp, thế lực thù địch luôn kích động29…. Điều này,
không thuyết phục khi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương phúc quyết toàn
dân Hiến pháp 1946 trong điều kiện dân trí, trình độ phát triển kinh tế, lực lượng thù
định cả trong lẫn ngoài hạn chế hơn nhiều so với hiện nay. Vì vậy, trưng cầu dân ý
rộng rãi đang là chủ đề thảo luận chứ chưa được luật hóa và thực hiện trên thực tế.
Tóm lại, nhận thức và thực tiễn thực hiện dân chủ ở Việt Nam hiện nay mặc dù đã
có những thành công đáng kể nhưng còn quá nhiều việc phải làm. Đây chính là đặc
thù quan trọng đối với Việt Nam trong việc kiến thiết các cơ chế dân chủ nhằm bảo
vệ và thúc đẩy quyền con người.
4- Nhu cầu hoàn thiện cơ chế từ mục tiêu phát triển
Có những nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cân bằng và hữu cơ giữa phát triển và
dân chủ cần phải dựa trên nền tảng pháp quyền. Vai trò bảo hộ của dân chủ và pháp
quyền đối với phát triển kinh tế và quyền công dân, quyền con người có ý nghĩa đặc
biệt và có lẽ vượt ra khỏi khung khổ của đặc thù văn hóa. Sự biến thái của mối quan
hệ giữa dân chủ, kinh tế thị trường và pháp quyền là nguyên nhân dẫn đến khủng
hoảng kinh tế và xã hội ở châu Á năm 1997.30
Điều đáng nói ở đây là những điều kiện thể chế để khắc phục và vượt qua khủng
hoảng hoàn toàn khác với điều kiện thể chế để thoát “bẫy thu nhập trung bình” để trở
thành quốc gia phát triển. Nói một cách đơn giản, thoát nghèo cần quyết tâm chính trị
24
Vũ Văn Nhiêm, “Đôi điều bình luận từ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XII”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
6(101), tháng 6/2007.
25
Tào Thị Quyên, “Quyền bãi miễn đại biểu dân cử theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số
13(129) tháng 8/2008.
26
Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam, Văn kiện đối thoại chính sách của
UNDP, http://www.undp.org.vn/detail/publications/publication-
details/?contentId=1818&languageId=4&categoryName=All&CategoryConditionUse=
27
Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Cúc chủ biên, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002.
28
Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam, Văn kiện đối thoại chính sách của
UNDP, http://www.undp.org.vn/detail/publications/publication-
details/?contentId=1818&languageId=4&categoryName=All&CategoryConditionUse=
29
Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong tình hình hiện nay Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nguyễn Cúc chủ biên, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002, trang 30.
30
Dân chủ kinh tế thị trường và phát triển Từ góc nhìn châu Á, Farrukh và Jong-II You chủ biên, Nxb Thế giới, 2002.
8
và tương đối dễ, nhưng để trở nên giàu có cần nhiều hơn là quyết tâm và mục tiêu
này sẽ khó hơn so với xóa nghèo. Dù hai loại điều kiện này khác nhau, nhưng điểm
chung của chúng là sự chuyển đổi thể chế kinh tế, chính trị và pháp lý một cách phù
hợp. Có thể nói, sự thành công đáng kể của Đông Á so với một số nước Đông Nam Á
chính là sự chuyển đổi đáng kể về kinh tế, văn hóa và chính trị. Bốn trong năm bài
học kinh nghiệm liên chặt chẽ đến sự thay đổi thể chế chính trị, pháp lý (cách ly
người làm chính sách và nhóm lợi ích; thượng tôn pháp luật, quyết tâm thay đổi, ra
quyết định trên cơ sở phân tích chính sách có chất lượng…).31
Thoát nghèo, vượt qua khủng hoảng và “bẫy thu nhập trung bình” chính là sự bảo
vệ và bảo đảm quyền con người cho trước hết là nhóm dễ bị tổn thương và sau đó là
quyền phát triển cho con người trong xã hội nói chung. Tóm lại, có thể nói, nhu cầu
chung cho sự hoàn thiện thể chế chính trị, pháp lý cho sự phát triển bền vững và đặc
biệt là cho quyền con người là rất rõ ràng và cấp thiết.
Đối với Việt Nam, mặc dù nhiều đánh giá cho thấy những thành công trong việc
bảo vệ và bảo đảm quyền con người là đáng trân trọng như: “…đã hoàn thành được 3
trên 8 các MDGs trước thời hạn: giảm tỉ lệ nghèo xuống còn một nửa, đảm bảo bình
đẳng giới và phổ cập giáo dục tiểu học” và “Trong thập kỉ qua, thu nhập bình quân
trên đầu người của Việt Nam đã tăng từ mức 390 đô la Mỹ vào năm 2000 lên đến
1200 đô la Mỹ vào năm 2010. Hơn bảy triệu việc làm đã được tạo ra và việc trở
thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp là minh chứng cho những thành quả
đáng ngưỡng mộ của Việt Nam trong phát triển kinh tế xã hội.”32
“Về phương diện phát triển con người, Việt Nam đã đạt được những thành công vô
cùng ấn tượng trong hai thập kỷ trở lại đây. Nếu căn cứ vào các chỉ số phát triển chủ
yếu thì Việt Nam thậm chí còn vượt lên trên nhiều nước giàu có hơn. Tỷ lệ tử vong
của trẻ em ở Việt Nam thấp hơn so với Thái-lan và Trung Quốc. Việt Nam cũng sẽ
đạt được hầu hết các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trước thời hạn.Thành tích xóa
đói giảm nghèo ở Việt Nam cũng là một trong những kỷ lục khó vượt qua.”
Tuy nhiên, còn rất nhiều điều cần giải quyết. Ví dụ, “Chủ nghĩa tư bản thân hữu
phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á là thất bại của nhà nước trong việc xác định một
ranh giới rạch ròi giữa những thế lực kinh tế và chính trị.” và “Đặc biệt quan trọng,
tiềm năng phát triển của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc một phần lớn vào khả
năng và ý chí của nhà nước trong việc xây dựng một “bức tường lửa” ngăn cách
giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị”.
“Tuy nhiên, bằng chứng của những dấu hiệu bất bình đẳng ở Việt Nam đã xuất
hiện. Một báo cáo gần đây của UNDP cho biết hệ số bất bình đẳng Gini của Việt
Nam năm 2004 đã lên tới 0,41 khi loại trừ “tiền thuê nhà ngầm ẩn” trong các tính
toán về thu nhập. Độ co giãn của việc làm so với tăng trưởng của Việt Nam là 0,4,
thấp hơn nhiều so với Hàn Quốc và Đài Loan trong giai đoạn hai nước này tăng tốc
công nghiệp hóa và thậm chí còn thấp hơn cả Trung Quốc. So với tất cả các nước
trong khu vực (kể cả Trung Quốc), các hộ gia đình ở Việt Nam phụ thuộc nhiều hơn

31
Hàn Quốc đã phản ứng một cách mạnh mẽ trước những yếu kém trong cấu trúc nền kinh tế mà họ nhận ra được
từ cuộc khủng hoảng 1997 và sau đó đã trỗi dậy vững vàng hơn. Xem thêm, Lựa chọn thành công Bài học từ Đông Á
và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, John Kennedy School of Government, Havard University, 2008.
32
C.Lunima, Báo cáo về tác động nợ nước ngoài và các nghĩa vụ tài chính có liên quan khác của Quốc gia về việc thụ
hưởng đầy đủ các quyền con người, đặc biệt là quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, Nguồn: www.viet-
studies.info/.../BaoCaoTacDongNoNuocNgoai.htm
9
vào ngân sách gia đình để trang trải chi phí y tế. Trong khi đó, hệ thống bảo hiểm xã
hội công cộng ở Việt Nam lại ưu ái người giàu hơn người nghèo.”33
Như vậy, những thành tựu trong việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người thể hiện
trong thành công của quốc gia trong việc thực hiện thành công các mục tiêu thiên
niên kỷ có nguy cơ bị mất đi trong tương lai khi mà tình trạng nghèo đói có thể tái
xuất hiện. Hơn nữa, mục đích vượt “bẫy thu nhập trung bình”, trở thành quốc gia
phát triển lại càng xa hơn và có khả năng rơi vào bẫy này.34 Do vậy có thể nói, nhu
cầu và mục tiêu bảo vệ và bảo đảm quyền con người luôn ở phía trước. Kiến thiết các
cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền con người cần nhiều hơn là những quyết tâm chính
trị. Có lẽ, những mục tiêu vì quyền con người trong điều kiện hiện đại ở Việt Nam
cần hoàn thiện bản thiết kế thể chế chính trị và pháp lý với tư cách là cơ chế trung
tâm và quan trọng nhất đối với việc bảo vệ và bảo đảm quyền con người cũng như sự
phát triển bền vững nói chung.
5- Hoàn thiện cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền con người ở Việt Nam
Theo quan điểm cá nhân, cần khẳng định rằng những vấn đề cần hoàn thiện trong
cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền con người trên thế giới và Việt Nam hiện nay cũng
là những nội dung cần hoàn thiện trong cơ chế vận hành quyền lực chính trị nói
chung và nhà nước nói riêng.35
Giải pháp chung cho cơ chế bảo vệ và bảo đảm quyền con người là xây dựng và
hoàn thiện chế độ pháp quyền, pháp trị (hay nhà nước pháp quyền) bảo đảm sự tối
thượng của pháp luật và xây dựng, hoàn thiện các cơ chế dân chủ trong bộ máy nhà
nước nói chung. Hoàn thiện các cơ chế và cơ chế pháp lý bảo đảm và bảo vệ quyền
con người phải trên nền tảng hoàn thiện cơ chế pháp lý và chính trị nói chung.
Qua trình hoàn thiện thể chế nói chung và cơ chế pháp lý đối với việc bảo đảm và
bảo vệ quyền con người cần tập trung vào hai mục tiêu cơ bản: (1) kiểm soát quyền
lực, ngăn ngừa lạm quyền bằng cơ chế pháp lý; (2) cạnh tranh chính trị, bảo đảm sự
lựa chọn những chính sách phù hợp nhất.
Những giải pháp cụ thể và lộ trình như sau: (1) Hoàn thiện hệ thống các quy định
pháp luật (đặc biệt là hiến pháp) về quyền con người, bảo đảm tính toàn diện và tính
hệ thống; (2) hoàn thiện các cơ chế pháp lý bảo vệ, bảo đảm quyền con người nhằm
bảo đảm sự tham gia, kiểm soát và sự bảo vệ quyền con người trong các lĩnh vực xây
dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật; (3) hoàn thiện cơ chế pháp lý trong việc kiểm
soát quyền lực nhà nước nhằm ngăn ngừa sự lạm dụng quyền lực và sự vi phạm
quyền cơ bản của con người và công dân; (4) bảo đảm sự cạnh tranh chính trị nhằm
các chính sách, đường lối tốt nhất sẽ được lựa chọn. Điều này không có nghĩa là thực
hiện đa nguyên đa đảng. cạnh tranh chính trị nhằn đảm bảo cạnh tranh chính sách và
gia tăng quyền quyền quyết của cử tri.
Tóm lại, để “xóa đói giảm nghèo” có lẽ quyết tâm chính trị là đủ nhưng để phát
triển và phát triển bền vững cần một thể chế “khỏe mạnh” và những nguyên lý, yêu

33
Lựa chọn thành công Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á cho tương lai của Việt Nam, John Kennedy School of
Government, Havard University, 2008.
34
Kiến nghị của Hội thảo khoa học Ổn định kinh tế vĩ mô Duy trì đà tăng trưởng: kinh tế Việt Nam năm 2010, Triển
vọng năm 2011, UNDP, Ủy Ban kinh tế Quốc hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, 2010.
35
Theo quan điểm tác giả, đặc biệt ở Việt Nam, với vai trò bao cấp của nhà nước trong lịch sử, vai trò lãnh đạo duy
nhất của đảng cộng sản và xã hội dân sự còn yếu, sự phát triển xã hội nói chung và đối với quyền con người thuộc trách
nhiệm lớn lao do Đảng và nhà nước gánh vác.
10
cầu của thể chế này có thể được tổng kết bằng hai yếu tố: Pháp quyền và dân chủ.
Những thách thức phát triển và những bài học kinh nghiệm của các nước Đông Á và
Đông Nam Á đã rõ, vấn đề thực sự quan trọng là thiết kế và vận hành thể chế cho xã
hội Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Tiến sĩ, Đỗ Minh Khôi, Đại học Luật TPHCM
Báo cáo tại hội thảo:Đại hội Đảng lần thứ 11 và những vấn đề đặt ra đối với nhà
nước và pháp luật- Viện Nhà nước và Pháp luật- Hà Nội, 6/2011.

11

You might also like