You are on page 1of 5

TC04

Câu 1 1. Trình bày về biểu đồ điện áp theo quy định tại Thông tư 40/2014/TT-BCT và
(3 điểm) Thông tư 31/2019/TT-BCT? Thực tế thực hiện tại nhà máy?
2. Trình bày trình tự, nội dung đăng ký công tác sửa chữa đột xuất TU 271
NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1?

Câu 2 1. Trình bày phương thức rơle bảo vệ MBA T1 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1?
(3 điểm) 2. Trình tự xử lý của Trưởng ca khi sự cố MBA T1 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA
1 do bảo vệ F87T tác động?

Câu 3 1.Trình bày về Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ theo quy định tại
(4 điểm) Thông tư 44/2014/TT-BCT và Thông tư 31/2019/TT-BCT?
2.Viết phiếu thao tác tách thanh cái C21 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1 để bảo
dưỡng theo kế hoạch?

Trả lời:
1.1Trình bày về biểu đồ điện áp theo quy định tại Thông tư 40/2014/TT-BCT vàThông tư
31/2019/TT-BCT?
Điều 72. Quy định về biểu đồ điện áp
1. Biểu đồ điện áp được cấp điều độ có quyền điều khiển giao cho các nhà
máy điện, trạm điện thực hiện phù hợp với tính toán điện áp quy định cho phù hợp với giới
hạn quy định.
2. Đơn vị quản lý vận hành phải tuân thủ thực hiện điều chỉnh điện áp theo
biểu đồ do cấp điều độ có quyền điều khiển giao trừ trường hợp sự cố.
3. Đơn vị quản lý vận hành được phép không thực hiện biểu đồ điện áp theo
quy định trong các trường hợp sau:
a) Sự cố tại nhà máy điện hoặc trạm điện: Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng
kíp trạm điện phải báo cáo ngay cấp điều độ có quyền điều khiển để ra lệnh điều
độ điều khiển điện áp phù hợp với tình hình thực tế;
b) Sự cố trên hệ thống điện: Cấp điều độ có quyền điều khiển lệnh trực tiếp
cho Trưởng ca nhà máy điện, Trưởng kíp trạm điện để điều chỉnh điện áp đáp ứng
xử lý sự cố trên hệ thống điện.
Thực tế thực hiện tại nhà máy?
Hàng ngày nhân viên vận hành nhà máy điện lên trang cổng thông tin điện tử: https://smov.vn
tải biểu đồ điện áp về để tự động thực hiện việc điều chỉnh điện áp theo biểu đồ điện áp đã
được công bố.
Trưởng ca nhà máy điện tự động thực hiện việc điều chỉnh điện áp theo từng khung giờ cụ thể
nằm trong dải điện áp cho phép trong biểu đồ.
Nhà máy IAPET có các phương thức điều chỉnh điện áp như sau: Thay đổi nấc phân áp máy
biến áp T1, T2, Hệ thống bù ngang, các tổ máy phát có thể phát và hút công suất vô công.
+ Nhà máy sẽ dựa vào các phương thức điều chỉnh này để điều chỉnh cho phù hợp với điện
biểu đồ điện áp mà điều độ A3 giao.

1.2 Trình bày trình tự, nội dung đăng ký công tác sửa chữa đột xuất TU 271 NMĐG IA
PẾT ĐĂK ĐOA 1?
Trường hợp việc đăng ký bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị đột xuất không kịp thực hiện theo
khung thời gian, trưởng ca liên hệ và đăng ký công tác trực tiếp với điều độ viên tại Cấp
điều độ có quyền điều khiển. Nêu rõ các lý do của việc đăng ký đột xuất.
• Căn cứ tình hình vận hành hệ thống điện thực tế, Cấp điều độ có quyền điều khiển sẽ xem
xét các đề xuất của ĐVQLVH và phối hợp, bố trí thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị
vào thời gian hợp lý.
• Trường hợp cần thiết, khi có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người hoặc an toàn thiết
bị, Trương ca có thể tách thiết bị để không nguy hiểm cho người hoặc thiết bị và phải thông
báo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển đầy đủ thông tin về việc tách thiết bị khẩn
cấp khỏi vận hành

2.1 phương thức rơle bảo vệ MBA T1


Máy biến áp và ngăn lộ T1 NMDG IA PẾT được trang bị 2 nhóm bảo vệ
Nhóm 1 là các bảo vệ công nghệ bao gồm:
- Rơ le hơi (96B);
- Rơ le bảo vệ bộ đổi nấc (96P);
- Rơ le mức dầu thấp (71Q);
- Rơ le nhiệt độ cao (26Q, 26W);
- Rơ le áp lực dầu (63Q)
- Role áp suất tang cao (PDR)
Trong đó Rơ le bảo vệ chính là: Rơ le hoi F96. Rơle này nằm ở đường ống dẫn dầu từ
MBA đến bình dầu phụ.Rơ le hơi có 2 mức cảnh báo cơ bản
96-1 là cành báo tín hiệu báo alarm
96-2 sẽ cắt MC 2 đầu MBA.
Nhóm 2 là các bảo vệ theo dòng điện bao gồm:
+ Bảo vệ chính:2 Relay so lệch MBA F87T (F87T1 và F87T2):
- Relay F87T1với chức năng bảo vệ chính là: so lệch 87T và tích hợp các bảo vệ khác
như: 64REF, 50/51, 50/51N, FR, 74.
Relay này lấy tín hiệu dòng từ các TI chân sứ MBA
- Relay F87T2 với chức năng bảo vệ chính là: so lệch 87T và tích hợp các bảo vệ khác
như: 49, 50/51, 50/51N, FR.
Relay này lấy tín hiệu dòng từ các TI hai đầu MBA là TI2T1 và TI331
+ Bảo vệ dự phòng:Relay F67
Relay F67với chức năng bảo vệ chính là:67/67N và tích hợp các chức năng khác như:
50/51,50/51N,SOTF (chống đóng vào điểm sự cố),27/59,25,81,FR.
Relay này lấy tín hiệu dòng từ TI2T1 và lấy tín hiệu áp từ TU2T1 và TU thanh cái TUC21 và
TUC22
2.2 Trình tự xử lý của Trưởng ca khi sự cố MBA T1 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1 do bảo
vệ F87T tác động?
Thu thập các thông tin về sự cố. Cắt hết các MC xuất tuyến nối vào C31. Chuyển đổi
tự dùng sang nguồn dự phòng
TRƯỜNG HỢP 1:
1) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ chính của máy biến áp tác động là
do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục;
HOẶC
2) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ chính của máy biến áp tác động là
do hư hỏng thiết bị trong vùng bảo vệ chính (nhưng không phải là máy biến áp) và hư
hỏng đó đã được khắc phục;

 Trưởng ca báo cáo A3 thông tin về sự cố, cách xử lý sự cố và kết quả kiểm tra. Xin cho
phép đưa MBA trở lại vào vận hành. Nếu A3 đồng ý.
 Trưởng ca báo cáo A0 thông tin về sự cố, đã XLSC và kết quả kiểm tra được A3 đồng
ý. Xin A0 cho lên máy lại.
TRƯỜNG HỢP 2
3) Qua kiểm tra mạch nhị thứ bảo vệ chính, các thiết bị trong vùng bảo vệ chính va không
phát hiện hư hỏng:
 Báo cáo A3 thông tin về sự cố, cách xử lý sự cố và kết quả kiểm tra.
Đăng ký sửa chữa đột xuất.
 Báo cáo A0 thông tin về sự cố, cách xử lý sự cố và kết quả kiểm tra.
Xin bất khả dụng các tổ máy.
Đăng ký sửa chữa đột xuất.
 Báo lãnh đạo, Trung tâm dịch vụ kỹ thuật tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử
nghiệmcác thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu.
 Chỉ tái lập MBA sau khi đơn vị thí nghiệm hoàn thành sửa chữa khắc phục và có văn
bản xác nhận MBA đủ tiêu chuẩn vận hành

3.1 Trình bày về Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ theo quy định tại Thông
tư 44/2014/TT-BCT và Thông tư 31/2019/TT-BCT?
Điều 14. Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ
1. Trong quá trình thao tác các thiết bị nhất thứ, người thao tác phải tiến hành
những thao tác cần thiết đối với thiết bị rơ le bảo vệ và tự động phù hợp với quy
trình của đơn vị về vận hành các trang thiết bị đó.
2. Nhân viên vận hành phải thực hiện các biện pháp cần thiết để tránh thiết
bị rơ le bảo vệ có thể tác động nhầm nếu đưa thiết bị điện ra sửa chữa.
3. Cấm thực hiện thao tác đóng điện đường dây hoặc thiết bị điện trong
trường hợp tất cả các rơ le bảo vệ chính đều không làm việc.
4. Mạch tự động đóng lại đường dây phải được khóa (chuyển sang vị trí
không làm việc) trong thời gian công tác sửa chữa nóng.
5. Mạch khoá liên động (mạch logic) được trang bị để phòng tránh những
thao tác nhầm của nhân viên vận hành. Trong trường hợp không thực hiện được
01 (một) thao tác máy cắt hoặc dao cách ly, nhân viên vận hành phải dừng thao
tác để kiểm tra:
a) Thao tác đúng hay sai;
b) Vị trí đóng hay cắt của thiết bị có liên quan đến các thao tác đang tiến
hành có đúng với mạch khoá liên động không;
c) Mạch khoá liên động có làm việc tốt không. Nếu kết quả kiểm tra cho thấy
có sai sót ở mạch khoá liên động thì phải thông báo ngay cho người ra lệnh thao
tác;
d) Nhân viên vận hành không được tự ý tách hoặc cô lập các mạch khoá liên
động. Trường hợp cần thay đổi mạch khoá liên động phải được sự đồng ý của lãnh
đạo trực tiếp đơn vị hoặc của nhân viên vận hành cấp trên.

3.2 Viết phiếu thao tác tách thanh cái C21 NMĐG IA PẾT ĐĂK ĐOA 1 để bảo dưỡng theo
kế hoạch?

You might also like