You are on page 1of 6

Chế độ làm việc của chức năng 50BF

Chức năng 50BF có thể làm việc ở hai chế độ: Chế độ làm việc phụ thuộc (External CBF)
hoặc chế độ làm việc độc lập (Internal CBF) hoặc kết hợp cả 2 chế độ nêu trên (On, Int. or
Ext.).
Chế độ làm việc phụ thuộc
Là được khởi tạo từ các tác nhân bên ngoài đưa tới. Do Relay bên ngoài gửi tín hiệu đi
khởi tạo đến Relay có chứa chúc năng 50BF VD : đối với 1 Ngăn lộ có 2 loại bảo vệ chính
và phụ. Lúc đó chức năng này sẽ tác động đi cắt MC vô điều kiện sau thời gian BF.
Chế độ làm việc độc lập
Do bản thân Relay có tích hợp chức năng 50BF. Ví dụ như đối với 1 ngăn lộ có 1 loại bảo
vệ chính. Trong chế độ làm việc độc lập cần thoả mãn các điều kiện sau:
+ Giám sát dòng chạy qua MC được bảo vệ.
+ Bảo vệ có cài đặt 50BF đã xuất lệnh cắt do nguyên nhân nào đó.
+ Sau khoảng thời gian BF nếu dòng chạy qua MC nhỏ hơn ngưỡng đặt của chức năng
50BF thì bảo vệ sẽ xác nhận MC đã dược cắt ra và tự trở về. Nếu dòng chạy qua MC vượt
quá ngưỡng đặt kết hợp với thời gian BF của nó thì chức năng 50BF sẽ tác động đi cắt các
MC liền kề trước và sau MC bị lỗi.
Điều kiện khởi tạo chức năng 50BF
Để 50BF khởi tạo và đi đến làm việc cần dựa vào 4 yêu cầu sau:
 Bảo vệ Relay đã xuất lệnh TRIP (đưa lệnh Trip đến cuộn cắt và đưa lệnh khởi động
50BF).
 MC chưa cắt ( dựa vào tiếp điển phụ của MC khai báo cho Relay).
 Dòng ngắn mạch qua MC vẫn còn tồn tại ( dựa vào Dòng thứ cấp TI đưa vào Relay)
 Thời Gian tác động của 50BF( thời gian này phải chậm hơn thời gian tác của bảo vệ
Relay để chánh tác động nhầm, nếu MC đẵ cắt thì thời gian này phải tự động trở về 0 để
chuyển bị cho lần làm việc tiếp theo ).

Chú ý:
– Chức năng 50BF có cắt lại MC bị sự cố hay không là do người sử dụng có kích hoạt
chức năng đó lên hay không.
+ Nếu bạn muốn nó quay lại cắt MC bị sự cố thì chỉ cần “CÀI ĐẶT CẤU HÌNH ‘ cho
relay để tiếp điểm đầu ra đi cắt MC .
+ Còn nều không muốn thì bạn OFF tiếp điểm đầu ra là được.

Phạm vi tác động của chức năng 50BF


Tuỳ theo chức năng 50BF được khởi tạo từ bảo vệ ĐZ hay MBA các đối tượng cắt sẽ khác
nhau. Khi chức năng 50BF tác động sẽ đi cắt các MC liền kề trước và sau MC bị lỗi trong
vùng bảo vệ sơ cấp. Có thể hiểu khái niệm vùng bảo vệ sơ cấp là vùng bảo vệ mà rơ le tác
động cắt MC khi xảy ra sự cố bằng một trong các chức năng được cài đặt khác chức năng
50BF. Phạm vi tác động của chức năng 50BF thường là rất rộng, gây gián đoạn cung cấp
điện.
Nguyên lý bảo vệ khoảng cách – F21
1. Nguyên lý chung
Nguyên lý bảo vệ khoảng cách dùng để phát hiện sự cố trên hệ thống tải điện hoặc máy phát
điện bị mất đồng bộ hay mất kích kích. Đối với các hệ thống truyền tải, tổng trở đo được tại
chỗ đặt bảo vệ trong chế độ làm việc bình thường (bằng thương số của điện áp chỗ đặt bảo vệ
với dòng điện phụ tải ) cao hơn nhiều tổng trở đo được trong chế độ sự cố. Ngoài ra trong
nhiều trường hợp tổng trở của mạch vòng sự cố thường tỷ lệ với khoảng cách từ chỗ đặt bảo
vệ đến chỗ ngắn mạch. Trong chế độ làm việc bình thường, tổng trở đo được tại chỗ đặt bảo
vệ phụ thuộc vào trị số và góc pha của dòng điện phụ tải.
Sơ đồ nguyên lý:

Công thức tính xác định dòng điện, điện áp vào rơle F21 và tổng trở rơle đo được:

Khi xảy ra ngắn mạch trên đường dây, sẽ có sự đột biến về tổng trở ZS, ZS giảm đến một giá
trị ZN nào đó tuỳ thuộc vào điểm ngắn mạch. Rơ le khoảng cách phát hiện sự đột biến này và
so sánh với giá trị đặt, nếu thoả mãn sẽ tác động gửi tín hiệu đi cắt máy cắt với thời gian
tương ứng của vùng sự cố. Để đảm bảo tính chọn lọc phải chọn tổng trở khởi động của bảo vệ
: Zkđ < ZD.
Ngày nay nguyên lý bảo vệ khoảng cách thường được kết hợp với các nguyên lý khác như
quá dòng điện, quá điện áp, thiếu điện áp để thực hiện những bảo vệ đa chức năng hiện đại.
Nguyên lý đo tổng trở có thể sử dụng để bảo vệ lưới điện phức tạp có nhiều nguồn với hình
dạng bất kỳ. Tuy nhiên một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến số đo của bộ phận khoảng cách
như sai số của máy biến dòng, máy biến điện áp, điện trở quá độ tại chỗ ngắn mạch, hệ số
phân bố dòng điện trong nhánh bị sự cố với dòng điện qua chỗ đặt bảo vệ, đặc biệt là quá
trình dao động điện.
2. Nguyên tắc chỉnh định của Rơle bảo vệ khoảng cách
Vùng 1: Có thời gian tác động là t1 và do sai số của biến dòng điện và điện áp người ta
thường đặt tới 80% chiều dài đường dây.
Vùng 2: Có thời gian tác động là t2 và để đảm bảo chọn lọc thời gian t2 phải lớn hơn so với
thời gian làm việc của bảo vệ chính liền kề. Vùng hai bảo vệ thường chiếm toàn bộ chiều dài
đường dây cộng với 30% chiều dài đường dây liền kề.
Vùng 3: Có thời gian tác động t3 và chiều dài bảo vệ là bao bọc toàn bộ chiều dài đường dây
liền kề.
3. Các đặc tính bảo vệ của bảo vệ khoảng cách
Hiện nay thông thường có 02 loại đặc tính cho bảo vệ khoảng cách:
– Đặc tính hình tròn hoặc elip
– Đặc tính hình thang.
Hiện nay người ta thường sử dụng đặc tính hình thang hơn là hình trong bảo vệ khoảng cách
vì độ nhậy của bảo vệ càng về phần cuối của đưòng dây thì càng kém.

4. Nguyên lý làm việc của các bảo vệ khoảng cách kỹ thuật số


4.1 Sơ đồ đấu nối biến dòng điện.
Trong Rơle bảo vệ khoảng cách thường có 04 cuộn dòng và 04 cuộn áp.
Trong đó cuộn dòng thứ 4 có thể được sử dụng cho đo dòng điện I0 hoặc đo dòng điện bù của
các đưòng dây chạy song song với nhau. Cuộn áp thứ tư có thể được sử dụng đo điện áp U0
hoặc dùng để đo điện áp kiểm tra đồng bộ (các thông số này phải được khai báo trong Rơle
bảo vệ khoảng cách)
Sơ đồ đấu nối mạch dòng và mạch áp trong Rơle bảo vệ khoảng cách phải được đấu theo kiểu
sơ đồ kiểu Y đủ.
Khái niệm về điện áp chuẩn: Điện áp chuẩn là điện áp mà Rơle bảo vệ khoảng cách lấy làm
giá trị cho việc đo lường xác định thông số bảo vệ khoảng cách. Một số Rơle đã cố định sẵn
điện áp đường dây hoặc điện áp thanh cái làm thông số chuẩn. Một số Rơle bảo vệ thì cho
phép chọn giá trị điện áp này.
Thông số điện áp chuẩn này rất quan trọng trong việc kiểm tra đồng bộ.
Dòng điện thứ tự không trong Rơle bảo vệ khoảng cách: Do không đo được trực tiếp dòng
điện chạm đất nên dòng điện chạm đất trong Rơle bảo vệ khoảng cách được xác định bằng hai
cách:
 Rơle bảo vệ tự tính toán dòng điện Io.
 Đo dòng điện I0 bằng cuộn dòng thứ 4 của Rơle. Nghĩa là đấu chụm 03 dòng điện Ia,
Ib, Ic bên ngoài và tổng dòng điện đưa vào cuộn dòng thứ tư. Do vậy cần lưu ý của cực tính
đầu của cuộn dòng thứ 04 trong Rơle bảo vệ.
4.2 Một số khái niệm trong Rơle bảo vệ khoảng cách
Góc nhậy của đường dây: là tỉ số của điện kháng của đường dây với điện trở của đường dây.
Trong trường hợp ngắn mạch hoàn toàn một pha không tính đến các yếu tố bên ngoài thì điểm
ngắn mạch sẽ nằm trên góc nhậy của đường dây.
Vùng chống lấn: Là vùng mà đường dây được vận hành bình thường hoặc trong chế độ quá
tải cho phép. Vùng tác động của bảo vệ phải không được phép lấn vào vùng chống lẫn này.
Xác định điểm sự cố: Thông số đường dây được xác định bằng thông số điện kháng và điện
trở của đường dây. Khi sự cố xảy ra (ngắn mạch một pha, hai pha) thì giá trị điện kháng
không thay đổi mà giá trị điện trở thay đổi. Do vậy để xác định điểm sự cố người ta căn cứ
vào thông số điện kháng. Một lưu ý đặc tính của bảo vệ khoảng cách trong trường hợp sự cố
pha – pha và pha đất là khác nhau. Do có sự khác nhau về điện trở khi có sự cố.

Khi sự cố thực sảy ra thì điểm sự cố thường không nằm trên góc nhậy của đường dây.
4.3 Các bảo vệ được tích hợp trong Rơle bảo vệ khoảng cách
Các chức năng bảo vệ được tích hợp thêm trong Rơle bảo vệ khoảng cách:
– Ngoài chức năng bảo vệ chính là bảo vệ khoảng cách gồm 03 vùng tác động thì trong Rơle
bảo vệ khoảng cách thường còn tích hợp các chức năng bảo vệ sau:
1. Bảo vệ quá dòng dự phòng không hướng: Bảo vệ này chỉ làm việc khi mất điện áp TU
chuẩn (thanh cái hoặc đường dây)
2. Bảo vệ chống đóng vào điểm sự cố (switch on to fault): Đây là loại bảo vệ quá dòng bình
thường nhưng là loại không hướng. Bảo vệ này chỉ tích cực (On) khi nhận dạng tại thời điểm
ban đầu khi đường dây có điện và duy trì trong thời gian ngắn (khoảng 5s). Sau thời gian này
bảo vệ đóng vào điểm sự cố tự động trở vệ trạng thái off.
Để Rơle bảo vệ khoảng cách nhận dạng đường dây có điện tại thời điểm ban đầu (mới đóng
điện vào đường dây) bằng các tín hiệu sau:
+ Tín hiệu nhị phân đưa vào đầu vào Input của Rơle: Tín hiệu đóng máy cắt bằng tay
( manual close command), tín hiệu trạng thái máy cắt (bao gồm cả tín hiệu on và off)
+ Tín hiệu dòng điện: Khi đường dây có điện thì dòng điện sẽ vựơt ngưỡng một giá trị và
Rơle sẽ nhận dạng ra đường dây có điện. Nếu nhỏ hơn giá trị cài đặt thì sẽ nhận dạng đường
dây không điện. Tín hiệu nhận dạng này phải kết hợp với tín hiệu trạng thái máy cắt hoặc tín
hiệu điện áp mới đảm bảo cho Rơle nhận dạng chính xác là đường dây có điện hay không.
3. Các lưu ý khi cài đặt Rơle bảo vệ khoảng cách:
Như đã nói ở trên Bảo vệ khoảng cách có 03 vùng tác động:
– Vùng 1: Đặt với chiều dài bảo vệ là 80% chiều dài đường dây.
– Vùng 2: là thêm 20% chiều dài đường dây liền kề.
– Vùng 3: Bảo vệ toàn bộ cho chiều dài đường dây liền kề.
Khi Rơle bảo vệ khoảng cách tác động vùng 1, vùng 2 thì chắc chắn sự cố nằm trong vùng
đường dây cần bảo vệ. Khi Rơle bảo vệ khoảng cách tác động tại vùng 3 thì sự cố rơi vào
đường dây khác.
Do đó khi cài đặt chức năng bảo vệ cho các tiếp điểm đầu ra thì:
– Vùng 1,2 được cài đặt cho mạch cắt trực tiếp cuộn cắt để thực hiện cho mục đích tự động
đóng lặp lại sau này. Nếu cài đặt cho rơi Rơle lock out thì chức năng tự động đóng lặp lại sẽ
không làm việc vì mạch đóng sẽ không kín mạch.
– Vùng 3 được cài đặt cho Rơle lock out. Vì sự cố đã rơi vào đưòng dây khác và việc Rơle tác
động là để bảo vệ dự phòng cho đường dây liền kề (có thể không tác động)
– Các bảo vệ khác cũng được cài đặt trên Rơle lock out.

Để đảm bảo cắt chọn lọc các sự cố, hư hỏng trong mạng hở có một vài nguồn cung cấp, cũng
như trong mạng vòng có một nguồn cung cấp từ khoảng năm 1910 người ta bắt đầu dùng bảo
vệ dòng có hướng còn gọi là rơle 67.
1. Nguyên lý hoạt động:
Bảo vệ dòng điện có hướng là loại bảo vệ phản ứng theo giá trị dòng điện tại chỗ nối bảo vệ
và góc pha giữa dòng điện đó với điện áp trên thanh góp của trạm có đặt bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác
động nếu dòng điện vượt quá giá trị định trước (dòng khởi động Ikđ) và góc pha phù hợp với
trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo vệ.
Bảo vệ dòng điện với thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc bậc thang không đảm bảo được
tính chọn lọc hoặc thời gian tác động của các bảo vệ gần nguồn quá lớn không cho phép. Để
khắc phục người ta dùng bảo vệ quá dòng có hướng. Thực chất đây cũng là một bảo vệ quá
dòng thông thường nhưng có thêm bộ phận định hướng công suất để phát hiện chiều công
suất qua đối tượng được bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện qua bảo vệ lớn hơn dòng
điện khởi động Ikđ và hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp vào đường dây.
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ quá dòng có hướng:

Ngày nay hầu hết các rơle quá dòng có hướng số được tích hợp thêm nhiều chức năng như:
chức năng cắt nhanh, quá dòng với đặc tuyến thời gian độc lập và phụ thuộc, nhờ đó một số
rơle quá dòng có hướng có cả tính chọn lọc tuyệt đối và tương đối, nghĩa là có thể vừa đảm
bảo chức năng cắt nhanh vừa đóng vai trò như một bảo vệ dự trữ. Một trong những rơle vừa
nêu trên là rơle quá dòng có hướng ba cấp tác động. Để hiểu rõ hơn về loại rơle này chúng ta
sẽ đi phân tích chọn thời gian làm việc và dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng có hướng
ba cấp tác động cho một số mạng điện điển hình trong hệ thống điện.

Bộ phận định hướng công suất chỉ làm việc khi hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp
vào đường dây được bảo vệ.
2. Xác định dòng điện khởi động:
Bảo vệ quá dòng điện có hướng làm việc như một bảo vệ quá dòng cắt nhanh có hướng, do đó
dòng điện khởi động Ikđ 67 của bảo vệ rơle cho cấp này được xác định theo công thức:
Ikđ 67 = Kat.IN ngoài max
3. Thời gian tác động của bảo vệ:
Để đảm bảo cho các bảo vệ làm việc chọn lọc, thời gian tác động phải được chọn theo nguyên
tắc bậc thang từ hai phía ngược chiều nhau, cụ thể là thời gian tác động của bảo vệ 5 phải nhỏ
hơn của bảo vệ 3 và càng nhỏ hơn của bảo vệ 1; thời gian tác động của bảo vệ 2 nhỏ hơn của
bảo vệ 4 và bảo vệ 6.
t5 < t 3 < t 1
t2 < t 4 < t 6
t1 = t3 + Δt ; t3 = t5 + Δt ; t6 = t4 + Δt ; t4 = t2 + Δt
Δt là khoảng thời gian trễ cần thiết để đảm bảo sự chọn lọc giữa các bảo vệ cùng hướng kề
nhau.
4. Độ nhạy:
Độ nhạy của bảo vệ dòng cực đại có hướng được quyết định bởi hai bộ phận: dòng khởi động
và định hướng công suất. Độ nhạy về dòng của bảo vệ được tính toán giống như đối với bảo
vệ dòng cực đại.
Điều cần quan tâm đối với bảo vệ dòng có hướng là độ nhạy của bộ phận định hướng công
suất. Khi xảy ra N(3) ở đầu đường dây được bảo vệ gần chỗ nối bảo vệ, điện áp từ các BU
đưa vào bảo vệ có giá trị gần bằng không. Trong trường hợp này, bảo vệ và rơle định hướng
công suất sẽ không khởi động.
Trong các mạng hở có 2 hay nhiều nguồn cung cấp, ở một số chế độ ví dụ như sau khi cắt
một trong các nguồn cung cấp có công suất lớn và cưỡng bức kích từ máy phát của các nguồn
còn lại thì dòng phụ tải cực đại có thể đạt tới giá trị lớn. Dòng khởi động được chỉnh định
khỏi dòng phụ tải này thường làm cho bảo vệ hoàn toàn không đủ độ nhạy. Để tăng độ nhạy
đôi khi người ta dùng những bộ phận khởi động liên hợp dòng và áp. Từ những nhận xét trên
ta thấy rằng bảo vệ dòng có hướng có thể sử dụng làm bảo vệ chính trong các mạng phân phối
điện áp dưới 35kV khi nó đảm bảo được tính chọn lọc và tác động nhanh. Bảo vệ dòng có
hướng cũng được sử dụng rộng rãi làm bậc dự trữ trong các bảo vệ có đặc tính thời gian nhiều
cấp.
Vì vậy độ nhạy của bộ phận định hướng công suất được đặc trưng bằng vùng chết. Vùng chết
là phần chiều dài đường dây được bảo vệ mà khi ngắn mạch trực tiếp trong đó bảo vệ sẽ
không khởi động do áp đưa vào rơle định hướng công suất bé hơn áp khởi động tối thiểu của
nó.

You might also like