You are on page 1of 52

Thái Cực Quyền 24 thức

A- Đặc điểm chung:

I- Khinh tùng nhu hoà:

Mọi động tác, tư thế của Dương thức Thái Cực Quyền đều yêu cầu thân thể bình vững,
thư triển, động tác không được cứng nhắc, nặng nề. Cơ thể cần buông lỏng, nhẹ
nhàng, nhu hòa, phù hợp với thói quen sinh lý của con người. Nhìn chung trong Thái
Cực Quyền không có những động tác đột ngột nhô lên, rơi xuống, hay có những bước
nhảy hoặc động tác mạnh mẽ. Do đó sau khi luyện xong bài quyền một lượt, tuy thân
thể có ra mồ hôi nhưng rất ít khi bị thở gấp, làm cho người tập cảm thấy nhẹ nhàng,
thư thái. Từ đặc điểm này mà già, trẻ, trai, gái đều có thể luyện tập Thái Cực Quyền;
Thái Cực Quyền còn là phương pháp trị liệu hiệu quả đối với những người có bệnh
mãn tính.

II- Liên quán đều đặn

Toàn bộ bài quyền từ “Khởi thức” cho đến “Thu thức”, bất luận là sự biến hoá hư thực
của động tác hay sự chuyển đổi giữa các tư thế, động tác cần liên quán, tức nối tiếp
liên tục, chặt chẽ, liên quán nhất khí. Khi diễn luyện toàn bộ bài quyền, hoặc một vài
thức, tốc độ cần đều đặn, trước sau quán xuyến, tựa như hành vân lưu thuỷ, liên miên
bất đoạn.

III- Viên hoạt tự nhiên

Động tác của Thái Cực Quyền không giống các môn võ thuật khác; nó yêu cầu mọi
vận động của cơ thể phải theo đường cong, tránh đi thẳng, về thẳng. Điều này phù hợp
với đặc điểm sinh lý vận động tự nhiên của các cơ khớp luôn ở trạng thái cong. Việc
luyện tập vận động theo đường cong làm cho động tác được viên hoạt tự nhiên, thể hiện
được đặc điểm nhu hoà, từ đó làm cho các bộ phận của cơ thể phát triển đều đặn.

IV- Điều hợp hoàn chỉnh

Khi tập luyện Thái Cực Quyền, bất luận tập toàn bộ bài quyền hay từng tư thế, chiêu
thức đơn lẻ, đều yêu cầu phải thượng hạ tương tuỳ (trên dưới thuận tùy theo nhau), nội
(ý niệm, hô hấp), ngoại (thân thể động tác của tứ chi) thành một thể thống nhất, các bộ
phân của cơ thể phải phối hợp chặt chẽ với nhau. Khi tập Thái Cực Quyền cần phải lấy
eo làm trục, tất cả các động tác của chân tay đều phải do thân dẫn động, vận động phải
liên tục thể hiện được yêu cầu “tiết tiết quán xuyến” (dùng ý niệm quán xuyến liên tục
các bộ phận của cơ thể); đồng thời phải tương hỗ hô ứng, không được rời rạc, chỗ
động, chỗ không động.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 1
B- Yêu cầu trong luyện tập

I- Ý thức dẫn đạo động tác

II- Trong lý luận về Thái Cực Quyền có câu “Tinh thần là chủ soái, thân là thúc
đẩy”, “ý động, thân tuỳ”, đó chính là yêu cầu dùng ý thức dẫn đạo động tác. Để
nắm được yếu lĩnh này, cần chú ý những điểm sau:

 Tinh thần an tĩnh: Khi luyện quyền từ lúc chuẩn bị đến lúc bắt đầu cần làm cho
tâm lý an tĩnh trở lại, không được nghĩ đến các vấn đề khác, sau đó theo những yếu
lĩnh của động tác mà kiểm tra: đầu đã ngay ngắn chưa? thân và tay đã buông lỏng
chưa? hô hấp đã tự nhiên thông suốt chưa? Khi tất cả những bộ phận trên đã đúng yếu
lĩnh rồi mới làm động tác tiếp theo. Đó chính là công phu chuẩn bị luyện quyền, trạng
thái an tĩnh này cần được duy trì suốt buổi tập.

Khi luyện quyền, bất luận là động tác đơn giản hay phức tạp, tư thế cao hay thấp, về
mặt tâm lý trước sau cần duy trì trạng thái an tĩnh. Như vậy mới đảm bảo ý thức tập
trung, tinh thần quán chú được đến từng động tác nhỏ nhất. Nếu không như vậy chân
tay sẽ bị tán loạn, nhanh chậm lẫn lộn hoặc làm sai động tác. Luyện Thái Cực Quyền
yêu cầu “lấy tĩnh ngự động, tuy động do tĩnh”, “động trung lĩnh tĩnh”.

 Dùng ý thức dẫn đạo động tác: Trong trạng thái tinh thần an tĩnh, đem ý thức
dẫn đạo, cảm nhận và điều chỉnh mọi động tác theo các yếu lĩnh, chuyên tâm nhất trí
luyện quyền. Không được vừa tập quyền vừa nghĩ tới các việc khác. Người mới tập
Thái Cực Quyền rất dễ quên yếu lĩnh “dụng ý”. Qua luyện tập lâu dài có thể đạt tới ý
động thân tuỳ, tay đến kình phát, sức tưởng tượng và hoạt động cơ thể có thể kết hợp
tự nhiên, chặt chẽ.

Việc dùng ý thức điều khiển động tác, cần được tự nhiên, không được khiên cưỡng,
bức bách, phải “như có như không”, từng bước làm cho ý thức và động tác kết hợp hài
hòa với nhau. Làm được như vậy thì thần kinh sẽ không bi căng thẳng.

III- Chú ý buông lỏng, không dùng chuyết lực

Buông lỏng, không có nghĩa là lỏng lẻo, ẻo lả, mà là trong hoạt động tự nhiên hoặc
đứng vững của cơ thể, làm cho toàn bộ gân, cơ, khớp dùng lực tối thiểu để duy trì tư
thế, thực hiện động tác, làm cho toàn bộ cơ thể có thể buông lỏng nhất. Khi thực hiện
động tác cần tránh dụng lực cục bộ, cứng nhắc, thô vụng. Trong luyện tập, yêu cầu cột
sống theo hình thái tự nhiên mà thẳng lên, mông rơi xuống, cột sống được thư dãn
theo hai chiều lên và xuống, làm cho đầu, thân, tứ chi và các bộ phận khác hoạt động
được thư thái, lỏng mở tự nhiên.

Tư thế Thái Cực Quyền yêu cầu: Thân trên ngay ngắn, an thư, không được nghiêng
trước, ngửa sau, lệch trái, vẹo phải…Lực mà Thái Cực Quyền sử dụng là lực để duy trì
tư thế chính xác, ổn định, tự nhiên của cơ thể - có người gọi đó là “kình”. Hai cánh tay
cần tròn, cần đạt tới viên mãn; đùi cần cong đến mức độ yêu cầu. Ngoài những chỗ cần
dụng lực theo yếu lĩnh thì các bộ phận, gân cơ khác đều cần buông lỏng tối đa. Đương

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 2
nhiên người mới học khó nắm vững giới hạn của “lực”. Do đó đầu tiên cần chú ý buông
lỏng, làm cho toàn thân các cơ khớp đều thư triển, tránh căng thẳng; lực lĩnh viên hoạt.
Sau đó từ “lỏng” dần dần đem lực tập trung lại, đạt tới yếu lĩnh toàn thân phối hợp, thức
thức viên quán, nơi nơi viên hoạt, không cứng nhắc, không câu thúc toàn thân.

IV- Thượng hạ tương tuỳ, toàn thân hợp nhất

Thái Cực Quyền yêu cầu vận động toàn thân. Có người nói rằng toàn thân “nhất động
vô hữu bất động”, lại nói khi luyện quyền toàn thân “từ chân, tới đùi, tới eo cần hoàn
chỉnh nhất khí” những cái đó đều là hình dung của thượng hạ tương tuỳ, toàn thân hợp
nhất.

Người mới tập Thái Cực Quyền tuy biết lý luận như: các động tác cần lấy eo làm trục,
do thân thể dẫn động tứ chi mà hoạt động, nhưng bởi ý niệm và vận động của cơ thể
chưa phối hợp chặt chẽ, nên muốn đạt được toàn thân điều hợp rất khó. Do đó cách tốt
nhất là thông qua luyện tập đơn thức tĩnh và đơn thức động để đạt được sự phối hợp
giữa thân mình và tứ chi; đồng thời cũng cần thường xuyên luyện tập bộ pháp để tạo
khả năng chống đỡ của chi dưới và thuần thục các yếu lĩnh về bộ pháp, sau đó thông
qua luyện tập liên quán toàn bộ các động tác, làm cho bộ pháp tiến lui, chuyển đổi,
cùng với thân mình xoay chuyển và kết hợp tương hỗ với thủ pháp biến hoá, dần dần
đạt tới toàn thân phối hợp hoàn chỉnh, từ đó làm cho các bộ phận của cơ thể đều được
luyện tập.

V- Phân rõ hư thực, trọng tâm ổn định

Bước đầu đã hiểu được yếu lĩnh của tư thế, động tác rồi thì cần chú ý tới vấn đề hư
thực của động tác và trọng tâm thân thể. Bởi vì sự chuyển đổi từ thế này liên tiếp sang
thế khác, vị trí và phương hướng thay đổi, toàn bộ đều quán xuyến bởi sự chuyển đổi
trọng tâm và biến đổi bộ pháp. Khi luyện tập, cần chú ý tới sự vận động của thân pháp
và thủ pháp, từ hư sang thực hay từ thực thành hư, đều cần rõ ràng, đồng thời cần
“liên quán bất đoạn”, thực hiện ‘thế đoạn ý bất đoạn”, “nhất khí kha thành”. Nếu hư thực
biến đổi không rõ ràng thì tiến lùi biến hoá nhất định không linh hoạt, dễ dàng phát sinh
động tác chậm lụt, trọng tâm không vững, bị nghiêng lệch phải, trái.

Có người nói rằng: “bước bộ như miêu hành, vận kình như hút tơ”, đó chính là hình
dung khi luyện Thái Cực Quyền cần chú ý bước bộ khinh linh và động tác nhẹ nhàng,
đều đặn. Muốn làm được việc này đầu tiên cần phải chú ý đến sự biến đổi hư thực, làm
cho các bộ phận của cơ thể trong khi vận động không có hiện tượng bất ổn định.
Không thể duy trì được trọng tâm ổn định thì không thể nói tới động tác khinh linh, đều
đặn.

Động tác của Thái Cực Quyền bất kể phức tạp như thế nào, đầu tiên cần sắp xếp cho
mình thoải mái, đó là yếu lĩnh “trung chính an thư” của Thái Cực Quyền. Những động
tác xoay chuyển, đầu tiên cần làm cho thân thể ổn định rồi mới nhấc chân đổi bộ; động
tác tiến lùi trước tiên cần đặt chân rồi sau đó từ từ đổi trọng tâm. Đồng thời thân thể cần
thực hiện trầm khuỷu, lỏng eo, lỏng hông, cùng với hư thực của tay, nó giúp cho trọng

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 3
tâm ổn định. Tập luyện như vậy lâu ngày thì bất luận động tác nhanh hay chậm, thân thể
đều không bị lắc lư, hay trên nặng dưới nhẹ làm trọng tâm không vững.

VI- Hô hấp tự nhiên

Yếu lĩnh của Thái Cực Quyền là hô hấp tự nhiên, không được hô hấp gấp rút. Khi luyện
tập Thái Cực Quyền do động tác khinh tùng, nhu hoà, thân thể từ đầu đến cuối duy trì
chậm rãi và điều hợp, do đó làm tăng thêm hô hấp sâu, đáp ứng nhu cầu của các cơ
quan nội tạng.

Khi động tác đã thuần thục có thể căn cứ vào mức độ thể hội của người tập, hô hấp
theo nguyên tắc khởi hấp lạc hô, tức tư thế đi lên thì hít vào, tư thế đi xuống thì thở ra;
khai hấp hợp hô, tức động tác mở ra thì hít vào, động tác đóng lại thì thở ra, làm cho
động tác và hô hấp được kết hợp tự nhiên.

C- Những điều cần chú ý khi tập Thái Cực Quyền


I- Tốc độ cần đều đặn

Khi mới tập Thái Cực Quyền cần chậm không cần nhanh, tập chậm để luyện công phu,
thực hiện các yêu cầu cơ bản, học thuộc động tác, nắm vững yếu lĩnh. Luyện thuần
thục rồi thì có thể tập hơi nhanh hay hơi chậm, từ đầu tới cuối cần duy trì tốc độ đều
đặn.

II- Thế thức không được chợt cao, chợt thấp

Khi mới tập quyền tư thế có thể hơi cao hoặc hơi thấp một chút, nhưng ngay từ lúc
“Khởi thức” cần xác định mức độ cao thấp, sau đó toàn bộ các động tác bài quyền về
đại thể cần duy trì độ cao đó (trừ ‘Hạ thế’ và ‘Hải để châm’). Người mới tập hay người
sức khoẻ yếu có thể đứng cao một chút, tuỳ theo mức độ thuần thục, sức khỏe và mục
đích luyện tập mà tập luyện ở độ cao trung bình hoặc thấp hơn.

III- Cần nắm vững lượng vận động

Vận động của Thái Cực Quyền tuy không mạnh mẽ như các môn võ thuật, thể thao
khác, nhưng do yêu cầu của Thái Cực Quyền nên chi dưới phải làm việc nhiều. Người
mới tập có thể bị đau cơ đùi, đó là hiện tượng bình thường. Cần nắm vững khả năng
sức khỏe của mình để chọn mức độ luyện tập phù hợp, tránh luyện tập quá sức.

IV- Cần kiên trì

Luyện tập Thái Cực Quyền cũng giống như luyện tập các môn thể dục khác, đều cần
phải kiên trì. Cần căn cứ vào lịch sinh hoạt hay công tác của bản thân mà sắp xếp việc
luyện tập vào thời gian nhất định. Không được tập một hôm thì bỏ ba hôm.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 4
D- Quá trinh luyện tập Thái Cực Quyền và đặc điểm của chúng
Thái Cực Quyền cũng như các môn thể dục khác đều trải qua quá trình từ chưa biết
đến thuần thục, từ thuần thục đến tinh xảo, Thái Cực Quyền có đặc điểm vận động và
phong cách độc đáo, chỉ thể hiện tốt đặc điểm phong cách đó nếu làm cho mỗi động tác
đều phù hợp yếu lĩnh, từ đó mới có thể đem lại công hiệu tăng cường sức khoẻ.

Đại thể mà nói luyện Thái Cực Quyền có thể chia làm ba giai đoạn:

Giai đoạn 1: Về thế thức, động tác đạt được yêu cầu cơ bản, bộ pháp, cước pháp,
thân pháp, thủ pháp, thủ hình, nhãn thần…đạt được yếu lĩnh cơ bản, tư thế chính xác,
bộ pháp ổn định, động tác thư triển, nhu hoà.

Giai đoạn 2: Chú ý nắm bắt qui luật biến hoá của động tác, đạt được liên quán điều
hợp, viên hoạt tự nhiên.

Giai đoạn 3: Chú trọng luyện tập vận dụng kình lực và ý niệm, hô hấp kết hợp tự nhiên với
động tác, đạt được động tác khinh linh, trầm chước, toàn thân thống nhất hoàn chỉnh.

Trong toàn bộ quá trình luyện tập, bất kể ở giai đoạn nào đều cần chú ý duy trì hai yếu
lĩnh cơ bản là: “tâm tĩnh” và “thể tùng”. “Tâm tĩnh” và “thể tùng” là đặc điểm, yếu lĩnh cơ
bản nhất của Thái Cực Quyền, nó có tác dụng quyết định đối với việc nắm vững các
yếu lĩnh khác. Do đó cần phải chú ý trong toàn bộ quá trình luyện tập Thái Cực Quyền.
“Tâm tĩnh” là tư tưởng cần an tĩnh, tập trung, tinh thần quán chú, đạt tới chuyên tâm
luyện quyền. “Thể tùng” là trong quá trình vận động cần duy trì các bộ phân cơ thể
buông lỏng tự nhiên, thư triển, loại trừ những căng thẳng không cần thiết. Vân dụng
chính xác hai đặc điểm trên giúp ta nắm vững các yếu lĩnh khác, thể hiện được đặc
điểm vận động của Thái Cực Quyền, nâng cao hiệu quả dưỡng sinh và y liệu cũng như
luyện tập công phu. Do đó có người cho rằng “tùng” và “tĩnh” là hai điều kiện cơ bản để
tập tốt Thái Cực Quyền.

Để đạt được yêu cầu cơ bản cần chú ý những đặc điểm sau

Giai đoạn I

I- Đoan chính: Luyện Thái Cực Quyền đầu tiên cần chú ý thế thức chính xác, đặc biệt
giữ cho thân trên tự nhiên ngay ngắn, eo và cột sống trung chính, hai vai, hông cần
buông lỏng tự nhiên, không được nghiêng ngửa hay nhô vai, vặn hông. Các bộ phân
khác của cơ thể đều cần làm theo yếu lĩnh. Không được coi thường yếu lĩnh của bất kỳ
bộ phận nào, nếu không sẽ dẫn tới bộ phận đó sai lệch, ảnh hưởng đến toàn bộ tư thế
và động tác. Giai đoạn đầu cần nắm vững thế thức “đoan chính”, tức ngay thẳng, không
được tham nhiều lĩnh nhanh.

II- Ổn định: Muốn giữ cho thân trên thư triển, tất cần chi dưới vững vàng, ổn định. Bộ
pháp (tư thế chân), bộ hình (tư thế tay) là phần cơ bản của tư thế, động tác trong Thái
Cực Quyền. Kinh nghiệm cho thấy nếu vị trí của bàn chân không đúng, khoảng cách
giữa hai chân không hợp lý, chuyển bước không đúng… đều ảnh hưởng xấu đến tư
thế, động tác. Do đó cần thường xuyên rèn luyện bộ pháp bằng bước bộ hoặc trang bộ.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 5
III- Thư tùng: Ngay từ lúc bắt đầu luyện tập Thái Cực Quyền, người tập phải chú ý
buông lỏng toàn thân. Lỏng không có nghĩa là nhu hóa vô lực, mà là tuân theo các yếu
lĩnh, buông lỏng cơ thể tối đa, làm cho cơ thể không bị cứng nhắc, căng thẳng. Có vị sư
phụ Thái Cực Quyền yêu cầu buông lỏng cơ thể “như không có xương vậy”.

IV- Nhẹ đều: Để nắm vững đặc điểm của Thái Cực Quyền là khinh linh, miên man, nhu
hòa, người mới học cần chú ý làm động tác chậm rãi, mềm mại, dùng lực nhẹ, đều. Tất
nhiên nhanh và chậm chỉ là tương đối, và cần phù hợp với người tập, không phải càng
chậm càng tốt. Có thể nói, người mới tập Thái Cực Quyền cần làm động tác chậm một
chút, dùng lực nhẹ một chút, dễ làm động tác chuẩn xác, tốc độ đều đặn và loại bỏ
chuyết kình (sức lực vụng về, cứng nhắc). Khi đã tương đối thuần thục, người tập có
thể vừa tập vừa dừng lại để thể nghiệm và lĩnh hội từng yếu lĩnh, vừa tập vừa nghỉ
ngơi, cảm nhận.

Giai đoạn II

I- Liên quán: Là tiết tiết quán xuyến, toàn thân liền lạc, tạo thành chỉnh thể vận động.

II- Điều hợp: Là làm cho các bộ phận của thân thể trong vận động có thể tác
động hỗ trợ lẫn nhau.

III- Viên hoạt: Động tác, tư thế của Thái Cực Quyền yêu cầu cần viên hoạt, tròn
đầy, có lợi về phát triển khí lực, vận động linh hoạt, đồng thời phù hợp với sinh lý vận
động của con người.

Giai đoạn III

I- Hư thực phân minh, cương nhu tương tế: Hư thực phân minh, rõ ràng là yêu cầu
quan trọng trong Thái Cực Quyền, nó giúp cho vận động được khinh linh; “cương nhu
tương tế”, tức cương nhu tương ứng hỗ trợ lẫn nhau, làm cho khí lực được viên mãn,
đầy đủ. Hư và thực, cương và nhu là cặp phạm trù cơ bản trong Thái Cực Quyền,
người tập cần từng bước nghiên cứu, thể ngộ.

II- Liên miên bất đoạn: Trong bất kỳ động tác nào của Thái Cực Quyền cũng đều cần
liên miên bất đoạn, toàn thân các bộ phận cần nối kết, liên thông với nhau, tương hỗ
vận động; các động tác, thế thức cần nối liền, liên tục, không được đứt nối tùy tiện, vô
ý.

III- Ý niệm tập trung: Ý niệm cần tập trung vào động tác, tư thế - dùng ý để hình dung,
điều khiển động tác, cảm nhận cơ thể và sửa chữa sai sót, làm cho động tác và ý niệm
hòa thành làm một.

IV- Động tác và hô hấp kết hợp thích đáng: Hô hấp và động tác cần theo nguyên tắc
phối hợp tự nhiên, động tác lên, khai, co về thì hít vào; hợp, trầm, phát thì thở ra.

E- Yêu cầu đối với các bộ phận của cơ thể


I- Phần đầu

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 6
Khi luyện tập Thái Cực Quyền, đầu cần phải “hư linh đỉnh kình”, tức là đầu cần ngay
ngắn, cổ cần thẳng; đầu không được cúi, ngửa hoặc tự nhiên lắc lư; đầu cần đỉnh lên,
đem ý niệm tập trung tại huyệt Bách hội, nhè nhẹ đỉnh lên.

Cần giữ đầu đỉnh kình, cổ cần thẳng vững, cằm dưới thu vào. Đỉnh kình không được
quá dụng lực, cần phải có ý tự nhiên hư lĩnh, thực hiện được “hư linh đỉnh kình” thì tinh
thần mới có thể nâng cao, động tác mới có thể trầm vững. Động tác đầu kình cần tuỳ
theo động tác phương hướng biến đổi của thân thể mà biến đổi, trên dưới của thân thể
mà liên quán điều hợp một lượt cùng với sự dịch chuyển của thân thể.

II- Phần thân

1- Ngực, lưng: Luyện tập Thái Cực Quyền cần phải “hàm hung bạt bối”. “Hàm hung”
tức là phần ngực hướng nội hư hàm, làm cho vùng ngực có cảm giác thư giãn; “bạt
bối” là trong khi ngực hư hàm hướng nội thì cơ lưng hướng xuống dưới tùng trầm,
xương cột sống giữa hai vai hơi nâng lên đồng thời hướng về phía sau kéo lên, như
vậy cơ lưng sẽ được dãn căng, có đàn lực. Hai vai sẽ buông lỏng, hơi hợp về phía
trước, hai bên sườn tạo thành thế hợp xuống, thông qua động tác làm cho vùng ngực
kéo dài lên xuống tạo điều kiện cho cơ hoành thư giãn trầm xuống. Như vậy có thể làm
cho trọng tâm trầm xuống, đồng thời cơ thể làm cho ruột và cơ hoành gia tăng vận
động, có lợi cho kiểu hô hấp bụng. Cần chú ý “hàm hung bạt bối” cơ ngực và cơ lưng tùng
trầm, không được làm cho cơ vùng ngực, sườn căng thẳng mà ảnh hưởng đến hô hấp.

2- Cột sống: Yếu lĩnh khi luyện tập Thái Cực Quyền là “xương cùng trung chính”.
“Xương cùng trung chính” có quan hệ tới độ chuẩn của thân hình, động tác, thế thức,
từ đó mới đạt được yêu cầu “trung chính an thư”, “chống đỡ tám mặt”. Xương cùng
chính giữa có ảnh hưởng trực tiếp đến độ vững của hạ bàn, nó có thể làm cho kình lực
nội tại và động tác ngoại tại của thân thể, chi trên, chi dưới đạt được mức độ hoàn
chỉnh thống nhất. Như vậy bất luận động tác thế thức thẳng hay nghiêng đều cần duy
trì xương cùng và cột sống thành một đường thẳng, nó chính là trạng thái ngoại “trung
chính”.

3- Eo: Yếu lĩnh luyện tập Thái Cực Quyền là tùng eo, tức eo cần lỏng. Yêu cầu luyện
tập Thái Cực Quyền là hàm hung, bạt bối, trầm khí, do đó khi hàm hung thì rất cần tùng
eo, bởi vì eo là trục chính trong chuyển động của cơ thể, lỏng eo không chỉ hỗ trợ trầm
khí và chi dưới vững vàng, mà còn có tác dụng chủ đạo trong việc biến hoá động tác
của thân thể, điều chỉnh và ổn định trọng tâm. Khi luyện tập, bất luận tiến thoái hoặc
xoay chuyển động tác từ hư dần dần chuyển thành thực, phần eo đều luôn phải có ý
thức tùng trầm xuống dưới, làm cho khí thuận lợi để khí đạt tới chân, tăng cường lực
hai đùi, ổn cố hạ bàn, giúp cho động tác thêm viên hoạt, hoàn chỉnh.

4- Mông: Luyện tập Thái Cực Quyền yêu cầu “thu phúc, liễm đồn”, tức thu bụng, thu
mông. Đó là trong khi thực hiện được các yêu cầu cơ bản hàm hung, bạt bối, tùng eo
làm cho bụng, mông thu liễm; buông lỏng hết mức cơ mông, eo làm cho cơ mông thư

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 7
triển hướng xuống dưới. Như vậy có thể giữ được hình thái tự nhiên của cột sống duy trì
thân thể chính thẳng, giữ cho khí thông thuận. “Thu phúc, liễn đồn” và “hư linh đỉnh kình”
yêu cầu giống nhau, cần dùng ý thức điều chỉnh dẫn đạo, quyết không được dùng chuyết
kình để khống chế.

III- Chi dưới

Yêu cầu khi luyện tập Thái Cực Quyền đối với háng cần phải “tròn háng lỏng hông”.
Háng là phần hội âm, háng cần tròn, hông cần chống mở, hai đầu gối cần hơi hướng
vào trong, tăng thêm eo bộ tùng trầm, mông thu liễm, tự nhiên sản sinh háng kình. “Hư
linh đỉnh kình" của huyệt Bách hội trên đỉnh đầu cần phải tương ứng trên dưới với
huyệt Hội âm, như vậy có lợi cho khí huyết thuận thông xuống dưới, từ đó mà điều hoà
khí huyết trị bệnh tật.

Thái Cực Quyền yêu cầu “bước bộ như miêu hành”, yêu cầu bộ pháp khinh linh, vững
vàng, hư thực phân minh, tránh việc trọng tâm đồng thời đặt trên hai chân (trừ Khởi thế
và Thu thế). Do đó xương chậu cần buông lỏng, khớp gối cần linh hoạt mới đảm bảo
bước bộ linh hoạt và thân trên xoay chuyển tự nhiên. Có thể nói rằng, khi một chân
chống đỡ đại bộ phận sức nặng của cơ thể đó gọi là chân thực, chân kia là chân hư -
chân hư cũng có tác dụng phụ trợ chống đỡ cơ thể, duy trì thăng bằng. Động tác tiến
thoái biến đổi của chi dưới, hư thực rõ ràng và mức độ điều thân ổn định có tác dụng
quyết định đối với vận động Thái Cực Quyền. Do đó người luyện tập cần đặc biệt chú
trọng những yếu lĩnh với các chi duới.

IV- Chi trên

1- Vai và chỏ: Luyện tập Thái Cực Quyền yêu cầu “trầm kiên trụy chỏ”. Hai vai cần
buông lỏng, tạo tiền đề để “trầm kiên trụy chỏ”, tức là trong cái tiền đề lỏng vai thì vai và
khuỷu tay trầm xuống; do đó hai cánh tay cảm giác có nội kình trầm thực - đó chính là
nội kình mạnh mẽ của chi trên.

2- Tay: Luyện tập Thái Cực Quyền yêu cầu bàn tay cần “thư chỉ toạ uyển”. “Thư chỉ” là
ngón tay thư thái duỗi thẳng tự nhiên; “toạ uyển” là khớp cổ tay cong hướng về lưng
bàn tay, hổ khẩu. Khi làm động tác đẩy tay về phía trước, ngoài chú ý trầm kiên, trụy
chỏ ra đồng thời cổ tay phải hơi ép xuống dưới, tức tọa uyển, nhưng không được cong
quá mức; động tác thu chưởng cũng phải hàm súc, không thể quá lỏng, trôi nổi. Việc
co, duỗi, chuyển, lật của thủ pháp cần nhẹ nhàng, linh hoạt; xuất chưởng cần tự nhiên,
ngón tay thư duỗi, quyền cần nắm lỏng.

F- Tư thế, động tác cơ bản và phương pháp luyện tập chủ yếu trong
Thái Cực Quyền

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 8
I- Tư thế, động tác cơ bản

1- Thủ pháp

a- Chưởng: Bàn tay mở, các ngón tay tách rời nhau và duỗi thẳng, hơi cong tự nhiên,
hổ khẩu tròn, bàn tay như đang cầm một quả bóng. Chưởng có các thế chưởng, như
chưởng thẳng, chưởng nghiêng, chưởng úp xuống.

b- Quyền: Bốn ngón tay cuộn lại, ngón cái xếp lên ngón thứ hai của ngón trỏ và
ngón giữa.

c- Câu: Năm ngón tay chụm lại, cổ tay gập xuống.

2- Bộ pháp

Bộ pháp là phần rất quan trọng trong luyện tập Thái Cực Quyền. Bộ pháp tốt giúp cho
trọng tâm ổn định, thân thể vững vàng, phối hợp với tay tạo thành vận động chỉnh thể.
Do đó cần thường xuyên luyện tập bộ pháp. Việc thường xuyên luyện tập bộ pháp giúp
cho gân, cơ chi dưới và vùng hông chậu được cải thiện, có lợi cho sức khỏe.

Luyện tập bộ pháp cũng đồng thời là luyện tập thân pháp.

Bộ pháp được chia thành nhỏ, vừa và lớn; người tập dưỡng sinh nên tập bộ nhỏ và
vừa. Người luyện công phu nên tập bước bộ lớn, để tăng cường lượng vận động, rèn
luyện sức mạnh của eo và chân.

a- Lập bộ: Thân đứng thẳng. Hai bàn chân sát nhau.

b- Cung bộ: Chân trước chịu khoảng bẩy phần trọng lượng cơ thể, toàn bộ bàn chân
chạm đất, mũi bàn chân hướng về phía trước, đầu gối gập lại, nhưng không nhô quá
mũi bàn chân; chân sau chịu khoảng ba phần trọng lượng cơ thể, toàn bộ bàn chân
chạm đất, mũi bàn chân mở góc 45 - 60 độ với hướng chính diện, chân duỗi thẳng tự
nhiên. Khoảng cách ngang giữa hai mép trong chân khoảng từ 10 - 25 cm; Khoảng
cách dọc giữa hai bàn chân bằng hoặc lớn chiều rộng vai; khoảng cách giữa hai bàn
chân phụ thuộc vào tầm vóc từng người và bước bộ người đó sử dụng là lớn hay nhỏ.

c- Hư bộ: Chân sau chịu hầu hết trọng lượng cơ thể, bàn chân sau mở góc 45 - 60 độ với
hướng phía trước; chân trước, điểm mũi hoặc gót chân xuống đất.

d- Mã bộ: Hai bàn chân song song; khoảngg cách giữa hai bàn chân khoảng bằng từ
một đến hai lần chiều rộng vai. Khi đứng với hai bàn chân rộng bằng vai còn được gọi
là “Khai bộ”

e- Đáng bộ: Một chân chịu hầu hết trọng lượng cơ thể, gối gập, người ngồi thấp; chân
còn lại duỗi thẳng, bàn chân chạm đất.

f- Độc lập bộ: Đứng trên một chân, chân còn lại co gối cao ngang hông, cổ chân, bàn
chân buông lỏng.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 9
g- Cước pháp: Đá gót chân về phía trước, gối cao ngang hông.

II- Một số phương pháp luyện tập chủ yếu trong Thái Cực Quyền

1- Trạm trang: Là công pháp quan trọng xuyên suốt quá trình luyện tập Thái Cực
Quyền. Nó vừa là công pháp cơ bản, đồng thời cũng là công pháp nâng cao, là phương
pháp tập nội công trong Thái Cực Quyền.

2- Luyện đơn thức: Là cách luyện chủ yếu trong Thái Cực Quyền, nó giúp người tập
thuần thục động tác, dần thực hiện các yếu lĩnh của Thái Cực Quyền. Luyện đơn thức
có thể chia thành định bộ hoặc hoạt bộ.

3- Luyện bài quyền: Là cách luyện một đoạn quyền hoặc toàn bộ bài quyền.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 10
G- Thái Cực Quyền 24 thức
TÊN ĐỘNG TÁC:
Dự bị thế
1. Khởi thế
2.Tả hữu dã mã phân tung
3. Bạch hạc lượng sí
4. Tả hữu lâu tất ảo bộ
5. Thủ huy tì bà
6. Tả hữu đảo quyển quăng
7. Tả lãm tước vĩ
8. Hữu lãm tước vĩ
9. Đơn tiên
10. Vân thủ
11. Đơn tiên
12. Cao thám mã
13. Hữu đăng cước
14. Song phong quán nhĩ
15. Chuyển thân tả đăng cước
16. Tả hạ thế độc lập
17. Hữu hạ thế độc lập
18. Tả hữu xuyên thoa
19. Hải để châm
20. Thiểm thông tí
21. Chuyển thân ban lan chùy
22. Như phong tự bế
23. Thập tự thủ
24. Thu thế

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 11
DIỄN GIẢI BÀI QUYỀN

1- Dự bị thế

Thân đứng thẳng tự nhiên, hai chân khép lại, hai đùi duỗi thẳng tự nhiên, ngực bụng
thả lỏng, hai cánh tay buông thõng, ngón tay hơi cong, hai tay thẳng để cạnh hai đùi.
Đầu cổ thẳng, cằm dưới hơi thu, miệng ngậm kín, dùng lưỡi đẩy tỳ hàm trên. Tinh thần
tập trung,biểu cảm tự nhiên, hai mắt nhìn ngang phía trước.

Khởi thế:

Bước chân trái về bên trái nửa bước, khoảng cách chân rộng bằng vai, hai chân song
song quay phía trước thành khai lập bộ. Hai cánh tay từ từ đưa ngang phía trước, cao
bằng vai, rộng bằng vai, hai cánh tay duỗi thẳng tự nhiên, khớp khuỷu tay chúc xuống
hơi gập, hai lòng bàn tay úp, đầu ngón tay chỉ phía trước. Hai đùi từ từ gập gối nửa
ngồi, trọng tâm rơi vào giữa đùi thành mã bộ, đồng thời hai bàn tay ấn nhè nhẹ xuống
trước bụng, thân trên ngay thẳng thoải mái, hai mắt nhìn ngang phía trước.

Điểm trọng yếu:

- Khi đứng mở chân trái, người vẫn giữ ngay thẳng; khi nhấc chân gót chân nhấc trước
sau đó mới nhấc ngón chân, khi đặt chân ngón chân cái đặt trước sau mới dần dần đặt
cả ban chân, phải làm được nhấc nhẹ đặt nhẹ.

- Khi giơ hai cánh tay, đầu nhọn của khuỷu không vênh lên, hai vai không được dướn
lên, người không được ưỡn lên.

- Khi gập gối thả lỏng eo, thu hông, thân trên giữ ngay thẳng; khi án hai bàn tay xuống
phải trầm vai, chúc khuỷu, chân tay phối hợp nhịp nhàng.

Ứng dụng:

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 12
Khởi thế động tác tuy đơn giản, nhưng bao gồm đầy đủ công, thủ. Hai tay đưa hết một
vòng tròn thì có đầy đủ bằng, Lý, Tê, Án, Thái, Liệt, Chỏ, Kháo.

Cần chú ý khởi kình và trầm kình.

2- Tả hữu dã mã phân tung

Thân trên hơi quay sang phải, gập cánh tay phải ôm trước ngực. Tay cao không quá
vai, khuỷu tay hơi thấp hơn bàn tay, lòng bàn tay úp xuống. Gập cánh tay trái ôm trước
bụng, lòng bàn tay quay lên, hai tay trên dưới đối nhau, như đang ôm cầu trước sườn
phải. Thu chân trái về cạnh trong chân phải, đầu ngón chân tiếp đất, mắt nhìn tay phải.
Quay thân trên sang trái, chân trái bước lên phía trước bên trái một bước, gót chân nhè
nhẹ tiếp đất, trọng tâm vẫn ở chân phải. Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển
về trước, chân trái đứng chắc, chân trái gập gối cung trước. Chân phải duỗi thẳng tự
nhiên, gót chân phải xoay ra ngoài, thành tả cung bộ; đồng thời hai bàn tay tách ra một
trước một sau; tay trái ở trước mặt cao ngang mắt, lòng bàn tay ngửa; tay phải ấn (Án)
xuống cạnh hông phải, lòng bàn tay úp, ngón tay chỉ phía trước; hai vai hơi gập, mắt
nhìn bàn tay trái.

Hữu dã mã phân tung:

Trọng tâm hơi chuyển ra sau, mũi chân trái kiễng lên ngoẹo ra ngoài; thân trên hơi
quay trái; hai tay chuẩn bị lật chuyển “ôm cầu”; mắt vẫn nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 13
Thân trên tiếp tục quay sang trái, lật chuyển lòng bàn tay úp xuống, gập lại ôm trước
sườn trái. Tay phải lật lại đặt trước, lòng bàn tay ngửa, gập lại ôm trước bụng, hai tay
một trên một dưới đối nhau, như ôm cầu trước sườn trái; trọng tâm chuyển sang chân
trái.

Chân trái đứng chắc, chân phải thu về cạnh trong chân trái, đầu ngón chân chạm đất,
mắt nhìn tay trái.

Thân trên hơi quay sang phải; chân phải bước về phía trước bên phải một bước, gót
chân nhẹ nhàng tiếp đất.

Thân trên tiếp tục quay phải; trọng tâm chuyển về trước, chân phải đứng chắc, đùi
phải gập gối cung trước; đồng thời đùi trái chống thẳng tự nhiên, gót chân trái ngoẹo ra
thành hữu cung bộ; hai tay tách ra một trước một sau, tay phải đưa về trước mặt, cao
ngang mắt, lòng bàn tay nghiêng lên. Tay trái ấn xuống cạnh hông trái, lòng bàn tay úp
xuống, ngón tay chỉ phía trước; hai cánh tay gập; mắt nhìn tay phải.

Tả dã mã phân tung:

Trọng tâm hơi chuyển ra sau, mũi chân phải nhấc lên xoay ra ngoài; thân trên hơi quay
sang phải; hai tay chuẩn bị quay lật “ôm cầu”.

Thân trên tiếp tục quay phải; tay phải lật lại lòng bàn tay úp, ôm cầu trước ngực bên
phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 14
Tay trái lật lại đặt trước, gập lại ôm ngang eo, hai tay trên dưới đối nhau, giống như ôm
cầu trước sườn bên phải; trọng tâm chuyển về trước, chân phải đứng chắc, chân trái
thu về cạnh trong chân phải, mũi bàn chân tiếp đất; mắt nhìn tay phải.

Thân trên quay trái, chân trái bước lên phía trước bên trái một bước, gót chân nhẹ
nhàng tiếp đất, trọng tâm vẫn ở chân phải.

Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển về trước, chân trái đứng chắc, đùi trái
gập gối cung trước. Đùi phải chống thẳng tự nhiên, gót chân phải ngoẹo, thành tả cung
bộ; hai bàn tay tách ra một trước một sau, tay trái ở trước mặt, cao ngang mắt, lòng
bàn tay nghiêng lên. Tay phải ấn ở cạnh hông phải, lòng bàn tay úp xuống, đầu ngón
tay chỉ phía trước; hai cánh tay hơi gập, mắt nhìn bàn tay phải.

Điểm trọng yếu:

- Khi hai bàn tay ôm cầu, sự vận động của cánh tay phải nhờ eo kéo động, đồng thời
cánh tay tự quay.

- Khi quay người sang trái khớp đầu gối ở đùi chống đỡ phải thẳng mũi chân, mở háng
bước đi.

- Khi cung bộ chân sau phải có động tác chống xoay. Tách tay phải phối hợp đồng bộ với
cung bộ, đầu ngón tay giữa của tay trước cao ngang đầu mũi, tay sau ở cạnh hông.

Ứng dụng:

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 15
Một tay Án, Thái tay địch về bên hông, tay còn lại dùng Liệt kình đánh vào nách, sườn,
đầu địch thủ (bao hàm Kháo, Chỏ).

Chú ý khai hợp kình.

3- Bạch hạc lượng xí

Thân trên hơi quay trái; chân phải bước về trước nửa bước; bàn chân trước tiếp đất
nhẹ nhàng, cách gót chân trái chừng một bàn chân; đồng thời hai tay quay ngược chiều
nhau, gập cánh tay “Ôm cầu” trước ngực. Tay trái ở trên, lòng bàn tay úp, tay phải ở
dưới, lòng bàn tay ngửa; mắt nhìn tay trái.

Trọng tâm chuyển ra sau; chân phải đứng chắc, đồng thời thân trên ngồi ra sau, và
quay người sang phải, hai tay bắt đầu tách ra, tay phải giơ lên, tay trái hạ xuống; mắt
nhìn tay phải.

Thân trên quay thẳng trước; bàn chân trái hơi đưa lên trước, bàn chân trước tiếp đất
thành tả hư bộ; đồng thời tay phải giơ lên ngang trước trán bên phải, lòng bàn tay quay
vào, tay trái ấn xuống cạnh đùi trái, 5mắt nhìn ngang về phía trước.

Điểm trọng yếu:

- Ôm cầu phải đồng bộ với cân bộ, tức bước thu chân sau.

- Khi quay người góc quay không vượt quá 45 độ.

- Chân trái đưa lên trước phải hoàn thành đồng thời với tách hai tay, hai cánh tay luôn
giữ hình cung tròn.

Ứng dụng:

Hai tay ta mở ra có thể phân tách hai tay của đối phương, làm đối phương mất thế, ta
có thể nhân cơ hội đó dùng chân tấn công vào thân dưới của đối phương.

Chú ý khai hợp kình.

4. Tả hữu lâu tất ảo bộ

Tả lâu tất ảo bộ:

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 16
Thân trên quay trái; tay phải đặt trước, lòng bàn tay quay ngửa; mắt nhìn tay phải.

Thân trên quay phải; hai cánh tay đặt chéo nhau, tay phải từ trước đầu hạ xuống, đi
qua cạnh hông phải giơ lên trên phía sau bên phải, cao bằng đầu, lòng bàn tay ngửa.
Tay trái từ bên trái đưa lên, qua trước đầu sang phải theo đường cong xuống trước vai
phải, lòng bàn tay úp xuống; thu chân phải về đặt ở cạnh trong chân trái, mũi bàn chân
tiếp đất; đầu quay cùng người, mắt nhìn tay phải.

Thân trên quay trái; chân trái bước lên trước bên trái một bước, gót chân nhẹ nhàng tiếp
đất; cánh tay phải gập khuỷu, tay phải thu về cạnh đầu trên vai, hổ khẩu ngang tai, lòng
bàn tay nghiêng về trước. Tay phải hạ xuống trước bụng; mắt nhìn phía trước.

Thân trên tiếp tục quay sang trái; trọng tâm chuyển trước, chân trái đứng chắc, đùi trái
gập cong, chân phải chống thẳng tự nhiên thành tả cung bộ; tay trái đưa qua trước gối
trái ôm sang trái, ấn vào cạnh ngoài đùi trái, lòng bàn tay úp xuống; đầu ngón tay chỉ
trước. Tay phải đẩy ra phía trước, đầu ngón tay ngang đầu mũi, lòng bàn tay úp xuống;
đầu ngón tay chỉ trước. Tay phải đẩy ra phía trước, đầu ngón tay ngang với đầu mũi,
lòng bàn tay quay trước, đầu ngón tay quay lên. Cánh tay phải duỗi thẳng tự nhiên,
khuỷu tay gập chúc xuống; mắt nhìn tay phải.

Hữu lâu tất ảo bộ:

Trọng tâm hơi chuyển ra sau, mũi chân trái kiễng lên ngoẹo ra ngoài, thân trên quay
trái, hai cánh tay quay ra, bắt đầu gạt sang trái, mắt nhìn bên phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 17
Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển về trước, chân trái đứng chắc, chân phải
thu về cạnh trong chân trái, mũi bàn chân chạm đất; tay phải đi qua trước đầu theo
đường cong đặt trước vai trái, lòng bàn tay úp xuống. Tay trái hướng lên trên bên trái đi
theo đường cong giơ lên, cao ngang đầu, lòng bàn tay ngửa lên, cánh tay trái duỗi
thẳng tự nhiên, khuỷu tay hơi cong; quay đầu nhìn tay trái.

Thân trên hơi quay phải, chân phải bước về phía trước bên phải một bước, gót chân
nhẹ nhàng chạm đất; cánh tay trái gập khuỷu, tay trái thu về cạnh đầu trên vai, miệng
hổ ngang tai, lòng bàn tay nghiêng phía trước. Đồng thời tay phải hạ xuống trước bụng,
lòng bàn tay úp xuống, khuỷu tay hơi gập; quay đầu nhìn phía trước.

Thân trên tiếp tục quay phải; trọng tâm chuyển về trước, chân phải đứng chắc, đùi phải
cong hình cung, chân trái chống thẳng tự nhiên thành hữu cung bộ, tay trái đưa qua
trước gối trái ôm sang trái, ấn vào cạnh ngoài đùi trái, lòng bàn tay úp uống; đầu ngón
tay chỉ trước. Tay phải đẩy ra phía trước, đầu ngón tay ngang với đầu mũi, lòng bàn tay
quay trước, đầu ngón tay quay lên. Cánh tay phải duỗi thẳng tự nhiên, khuỷu tay gập
chúc xuống; mắt nhìn tay phải.

Tả lâu tất ào bộ:

Trọng tâm hơi đưa ra sau, mũi chân phải kiễng lên ngoẹo ra ngoài, thân trên quay phải;
hai cánh tay quay ra, bắt đầu gạt sang phải; mắt nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 18
Thân trên tiếp tục quay phải; trọng tâm chuyển về trước, chân phải đứng chắc, chân
trái thu về cạnh trong chân phải, mũi bàn chân tiếp đất; tay trái đi theo đường cong qua
trước đầu về trước vai phải, lòng ban tay úp xuống. Tay phải hướng về phía trên bên
phải theo đường cong giơ lên cao ngang đầu, lòng bàn tay ngửa, cánh tay phải duỗi
thẳng tự nhiên, khuỷu tay hơi cong; quay đầu nhìn tay phải.

Thân trên hơi quay trái; chân trái bước về phía trước bên trái một bước, gót chân nhẹ
nhàng chạm đất, cánh tay phải gập khuỷu, tay phải thu về cạnh đầu trên vai, miệng hổ
cao ngang tai, lòng bàn tay nghiêng phía trước. Đồng thời tay trái hạ xuống trước bụng,
lòng bàn tay úp xuống, khuỷu tay gập; quay đầu nhìn phía trước.

Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển về trước, chân trái đứng chắc, đùi trái
cong hình cung, đùi phải chống thẳng tự nhiên, thành tả cung bộ, tay trái đi qua phía
trên trước gối trái ôm về bên trái, ấn xuống cạnh ngoài đùi trái, lòng bàn tay úp, đầu
ngón tay chỉ về phía trước. Tay phải đẩy về trước, đầu ngón tay cao ngang đầu mũi,
lòng bàn tay quay phía trước, đầu ngón tay chỉ lên trên, cánh tay phải duỗi thẳng tự
nhiên, khuỷu chúc xuống; mắt nhìn tay phải.

Điểm trọng yếu :

- Khi hai tay đưa theo hình cung phải dùng eo dẫn động, đồng thời hai cánh tay cũng
phải tự quay.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 19
- Khi quay người lỏng eo bên trái, lấy xương sống làm trục quay phải, đùi kéo cẳng
chân duỗi về trước.

- Ôm đẩy phối hợp nhịp nhàng với quay người, đứng vững đẩy tay.

Ứng dụng:

Thế Lâu tất ảo bộ có nhiều ứng dụng, biến chiêu; ứng dụng cơ bản là: tay trước lâu
(xoa) ra kéo tay đối phương sang một bên, làm đối phương mất thăng bằng, tay sau
nhanh chóng Án tới.

5. Thủ huỷ tì bà

Chân phải bước về phía trước nửa bước, bàn tay trước chân nhẹ nhàng hạ xuống phía
sau chân trái cách chân trái khoảng một bàn chân; cánh tay phải duỗi về trước, khớp
cổ tay thả lỏng.

Trọng tâm chuyển ra sau, chân phải đứng chắc, thân trên quay phải; tay trái hướng
sang trái đưa lên theo đường cong tới trước ngực, cánh tay duỗi thẳng tự nhiên, lòng
bàn tay nghiêng xuống. Cánh tay phải cong dẫn ra sau, thu về trước ngực, lòng bàn tay
nghiêng xuống, mắt nhìn theo tay trái.

Thân trên quay về bên trái, chân trái hơi đưa về trước, gót chân tiếp đất, thành tả hư
bộ; hai cánh tay quay ra ngoài, gập khuỷu ôm vào, hai tay một trước một sau lệch
nhau, cạnh tay hợp với trước thân. Tay trái cao ngang mũi, lòng bàn tay quay sang
phải. Tay phải đối với khuỷu trái, lòng bàn tay quay sang trái, hai cánh tay như dáng ôm
tì bà; mắt nhìn tay trái.

Điểm trọng yếu:

- Khi cân bộ trước hết lỏng gối, thu hông, thu chân, giữ cho thân thể bình ổn. Lỏng cánh
tay hơi thu vào.

- Khi hạ tay đặt bàn tay lấy eo kéo cánh tay, có ý gánh lên và thu vào trong.

- Khi hợp cánh tay eo chìm xuống, hai cánh tay hợp vào duỗi ra trước, dưới hai nách
rỗng.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 20
Ứng dụng: Hai tay hợp lại có thể bắt, bẻ tay đối phương. Vươn tới có thể tấn công vào
đầu, cổ đối phương.

Chú ý hợp kình và đề (nâng) kình.

6- Tả hữu đảo quyển quăng

Thân trên quay sang phải, hai tay lật lên, cùng với quay người tay phải hướng xuống đi
qua cạnh eo ra sau theo đường cong lên trên, cánh tay phải hơi gập, tay cao bằng đầu.
Tay trái quay lại dừng trước ngực; đầu quay cùng với người, mắt nhìn tay phải sau
chuyển nhìn tay trái.

Thân trên quay sang trái; nâng thu chân trái bước lùi ra sau một bước, mũi bàn chân
nhẹ nhàng tiếp đất; cánh tay trái gập cuốn lại, cánh tay phải thu trên vai cạnh tai, lòng
bàn tay nghiêng xuống. Tay trái bắt đầu thu ra sau; mắt nhìn tay trái.

Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển ra sau, chân trái đứng chắc, chân phải
lấy bàn làm trụ quay thẳng, gót chân cách đất, đầu gối bên phải hơi cong thành hư bộ;
tay phải đẩy ra phía trước, cổ tay cao ngang vai, lòng bàn tay quay phía trước. Tay trái
quay sau thành đường cong xuống, thu về cạnh eo trái, lòng bàn tay ngửa, mắt nhìn
tay phải.

Tả đảo quyển quăng:

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 21
Thân trên hơi quay sang trái, tay trái chuyển ra sau bên trái phía trên theo đường cong,
cao bằng đầu, lòng bàn tay ngửa, cánh tay trái hơi gập; tay phải lật lại dừng trước
ngực; đầu quay theo người, mắt lúc đầu nhìn tay trái sau nhìn tay phải.

Thân trên hơi quay sang phải; nhấc chân phải bước lùi ra sau một bước, mũi chân nhẹ
nhàng tiếp đất; cánh tay trái gập cong, tay trái thu về trên vai cạnh tai, lòng bàn tay
nghiêng quay trước chúc xuống. Tay phải bắt đầu thu ra sau; mắt nhìn tay phải.

Thân trên tiếp tục quay phải; trọng tâm chuyển ra sau, chân phải đứng chắc, chân trái
lấy bàn làm trụ quay thẳng, gót chân cách đất, đầu gối bên trái hơi cong thành tả hư bộ,
tay trái đẩy ra phía trước, cổ tay cao ngang vai, lòng bàn tay quay phía trước; tay phải
quay ra sau cong xuống, thu về cạnh eo phải; mắt nhìn tay trái.

Hữu đảo quyển quăng:

Thân trên hơi quay sang phải; tay phải cùng với quay người hướng ra sau theo đường
cong giơ lên, cánh tay phải hơi cong, cao bằng đầu, lòng bàn tay ngửa; tay trái quay
dừng trước ngực; đầu quay cùng người, mắt lúc đầu nhìn tay phải sau quay nhìn tay
trái.

Thân trên hơi quay sang trái, nhấc thu chân trái bước lùi ra phía sau một bước, đầu
bàn chân nhẹ nhàng tiếp đất; cánh tay phải gập cong, tay phải thu về cạnh tai trên vai,
lòng bàn tay nghiêng chúc xuống. Tay trái bắt đầu thu ra sau; mắt nhìn tay trái.

Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển ra sau, chân trái đứng chắc, chân phải
lấy bàn chân làm trụ quay thẳng, gót chân cách đất, đầu gối phải hơi cong thành hữu
hư bộ; tay phải đẩy về phía trước, cổ tay cao bằng vai, lòng bàn tay quay phía trước;
tay trái quay sau theo đường cong xuống dưới, thu tay trái về cạnh eo, lòng bàn tay
ngửa, mắt nhìn tay phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 22
Tả đảo quyển quăng:

Thân trên hơi quay sang trái, tay trái quay sang trái phía sau theo đường cong giơ lên,
tay cao bằng đầu, lòng bàn tay ngửa, cánh tay trái hơi gập, tay phải lật lại dừng phía
trước; đầu quay theo người, mắt lúc đầu nhìn tay trái, sau chuyển nhìn tay phải.

Thân trên hơi quay sang phải; chân phải nhấc lên bước lùi về sau một bước, đầu bàn
chân nhẹ nhàng tiếp đất; cánh tay trái gập cong, tay trái thu về trên vai cạnh tai, lòng bàn
tay nghiêng phía dưới chúc xuống. Tay phải bắt đầu thu ra sau; mắt nhìn tay phải.

Thân trên tiếp tục quay phải, trọng tâm chuyển ra sau, chân phải đứng chắc, chân trái
lấy bàn chân làm trụ quay thẳng, gót chân cách đất, đùi trái hơi cong thành tả hư bộ;
tay phải đẩy về phía trước, cổ tay cao bằng đầu, lòng bàn tay quay phía trước, tay phải
quay sau, hạ xuống theo đường cong, thu về cạnh eo phải, mắt nhìn tay trái.

Điểm trọng yếu:

- Khi quay người phải dùng eo kéo tay trước, đẩy tay sau, đi theo đường cong
nghiêng.

- Động tác của thân, eo, chân và tay phải đồng bộ, nhịp nhàng.

Ứng dụng:

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 23
Thế này trong lùi có tiến, lùi lại mà là tiến lên. Giả sử đối phương bất ngờ tấn công ta
rất nhanh, ta nhấc chân che phần dưới thân đề phòng đối phương đá tới, lật thân lùi lại,
hai tay thực hiện động tác “đảo quyển quăng” (quăng đảo, cuộn hai cánh tay) để ngăn
chặn tay đối phương; lùi về có thể dùng Lý, Thái, Liệt, Chỏ để hóa giải và phản công,
tiến lên có thể Án, Liệt vào mặt đối phương.

7- Tả lãm tước vĩ

Từ thế Tả đảo quyển quăng, thân trên lùi về sau đồng thời quay sang phải; tay phải từ
cạnh eo phải hướng sang phải theo đường cong lên trên, cánh tay phải hơi gập, bàn
tay úp, cao ngang ngực phải. Tay trái ở trước mặt thu về bên hông phải, khuỷu tay gập,
bàn tay ngửa, cao ngang hông. Hai tay tạo thành thế ôm cầu bên phải. Chân trái đồng
thời thu về cạnh chân phải, mũi chân chạm đất.

Thế bằng bên trái:

Thân trên quay sang trái, chân trái bước về phía trước bên trái một bước, gót chân nhẹ
nhàng tiếp đất; mắt nhìn phía trước. Thân trên tiếp tục quay trái, trọng tâm chuyển về
chân trái phía trước, chân trái đứng chắc, gập gối cung trước; chân phải chống thẳng
tự nhiên, thành tả cung bộ; hai tay tách ra một trước một sau, tay trái nửa gập đưa lên
trước mặt, cổ tay cao ngang vai, lòng bàn tay quay vào người. Tay phải hạ xuống theo
đường cong Án xuống cạnh hông phải, lòng bàn tay úp xuống, hổ khẩu mở tròn, năm
ngón tay chỉ phía trước; mắt nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 24
Thế Lý:

Từ thế Bằng, thân trên tiếp tục quay sang trái, tay trái hướng sang trái duỗi thẳng về
phía trước bên trái, lòng bàn tay úp xuống, cánh tay và các ngón tay vươn ra. Tay phải
đồng thời đi theo, lòng bàn tay quay vào trong, ngang trước ngực.

Tiếp theo, trọng tâm chuyển về chân sau, đồng thời thân quay sang phải, cánh tay trái
đưa ngang trước ngực, bàn tay úp xuống đưa về trước hông phải. Tay phải theo hông
eo xoay, đưa về cạnh hông phải, lòng bàn tay ngửa. Hai tay hợp lại thành thế Lý.

Thế Tê:

Từ thế Lý bên trái, thân trên tiếp tục quay sang phải, hai tay đưa theo hình cung, tay
phải cao ngang vai, tay trái cao ngang ngực; lòng hai bàn tay hướng vào nhau.

Thân trên quay sang trái; hai tay thu về; cánh tay trái gập khuỷu ngang trước ngực, bàn tay
quay vào trong; bàn tay phải đặt ở phía trong cổ tay trái; mắt nhìn phía trước.

Trọng tâm chuyển về phía trước, đùi trái gập hình cung, đùi phải chống thẳng tự nhiên
thành tả cung bộ; tay phải đẩy về bên trái phía trước cánh tay đưa tới trước mặt, cao
ngang vai, hai cánh tay chống tròn; mắt nhìn phía trước.

Thế Án:

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 25
Hai bàn tay úp lại xoa qua nhau, tay trái trên, tay phải dưới, tách ra bằng vai. Tiếp theo,
trọng tâm chuyển về chân phải phía sau, thân trên ngồi xuống phía sau, đùi phải gập
gối, đùi trái duỗi thẳng tự nhiên, mũi bàn chân trái kiễng lên. Hai tay thuận theo thân thu
về, hai nách tay thu lại, hai tay thu về sau, đi qua trước ngực rồi về trước bụng, lòng
bàn tay nghiêng xuống, mắt nhìn ngang phía trước.

Trọng tâm chuyển về trước, chân trái đứng chắc, đùi trái gập thành hình cung, đùi phải
chống thẳng tự nhiên thành tả cung bộ; hai tay đi theo đường cong Án về phía trước,
hai cổ tay cao, rộng bằng vai, hai lòng bàn tay quay phía trước, đầu ngón tay chỉ lên;
mắt nhìn phía trước.

Điểm trọng yếu:

Toàn bộ thức Lãm tước vĩ cần phối hợp động tác nhịp nhàng giữa chuyển trọng tâm và
động tác của hai tay.

Trọng tâm cần ổn định, xương cùng chính giữa, tinh thần quán đỉnh, hư thực rõ ràng.

Thế Bằng, Tê, Án thân vươn duỗi về phía trước, nhưng không quá mức, cần “trung
chính, an thư”; thân eo không được ưỡn, ngực không được nhô về phía trước.

Ứng dụng: Dùng trong thôi thủ, các thế Bằng, Lý, Tê, Án là bốn loại kình quan trọng của
Thái Cực Quyền.

8- Hữu lãm tước vĩ

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 26
Tiếp theo thế Án, thân trên quay phải, mũi bàn chân trái xoay vào trong; tay phải đưa
lên theo hình cung, từ hông phải lên, qua trước mặt, sang phải, đi xuống rồi thu về bên
hông trái, lòng bàn tay ngửa lên; tay trái đi xuống dưới ngang bụng, sang phải, đưa lên,
rồi về bên vai trái, lòng bàn tay úp xuống. Hai tay tạo thành thế ôm cầu bên trái.

Mũi chân trái quay sang phải, đùi trái gập gối, trọng tâm chuyển sang trái, chân phải thu
về cạnh trong chân trái, mũi bàn chân tiếp đất; mắt nhìn sang trái.

Thân trên quay phải, chân phải bước về phía trước bên phải một bước, gót chân nhẹ
nhàng tiếp đất; mắt nhìn phía trước.

Thế bằng: Tương tự thế Bằng của thức Tả lãm tước vĩ, nhưng ngược bên.

Thế Lý: Tương tự thế Lý của thức Tả lãm tước vĩ, nhưng ngược bên.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 27
Thế Tê: Tương tự thế Tê của thức Tả lãm tước vĩ, nhưng ngược bên.

Thế Án: Tương tự thế Án của thức Tả lãm tước vĩ, nhưng ngược bên.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 28
Điểm trọng yếu:

Tương tự thức Tả lãm tước vĩ, nhưng ngược bên.

Khi chuyển hướng, trọng tâm cần ổn đinh, vững vàng. Thân, chân, tay cần phối hợp
nhịp nhàng.

Ứng dụng: Tương tự thức Tả lãm tước vĩ

9- Đơn tiên

Trọng tâm chuyển sang trái, thân trên quay trái, mũi bàn chân phải gập vào; hai cánh
tay chuyển động so le nhau. Tay trái đi qua trước đầu theo đường cong sang trái, lòng
bàn tay quay ra. Tay phải đi qua trước bụng sang trái theo đường cong tới trước sườn
trái, lòng bàn tay ngửa; mắt nhìn theo tay trái.

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển sang phải, chân phải gập gối, chân trái thu về
cạnh trong chân phải, lòng bàn tay quay vào đi qua trước đầu tới phía trước bên phải
biến thành câu thủ, mũi câu quay xuống, cổ tay cao ngang vai. Tay trái hướng xuống
theo đường cong sang phải, đi qua trước bụng đến trước vai phải, lòng bàn tay quay
vào, mắt nhìn theo tay phải cuối cùng nhìn câu thủ.

Thân trên hơi quay trái; chân trái bước về phía trước bên trái một bước, gót chân tiếp
đất; tay trái đi qua trước mặt đi theo đường cong sang trái, lòng bàn tay quay vào; mắt
nhìn sang trái.

Thân trên tiếp tục quay trái, trọng tâm chuyển về trước, chân trái đứng chắc, đùi trái
gập cung, đùi phải chống thẳng tự nhiên, hai gót chân quay ra, thành cung bộ nghiêng
về bên trái phía trước; tay trái đi qua trước mặt, quay cổ tay lại đẩy bàn tay ra phía
trước, cổ tay cao ngang vai, khuỷu trái và gối trái cùng trên một đường thẳng đứng; mắt
nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 29
Điểm trọng yếu:

- Trọng tâm di động bình ổn, chân phải cố gắng ập vào, lấy eo làm trụ quay
người.

- Thu chân thành đinh bộ phải phân rõ hư thực, bàn tay trái dừng ở trước vai
phải.

- Quá trình cung bộ phải đặt bàn chân đúng thứ tự, gập gối, cung đùi, đưa eo, đạp đất.

- Tay trái cũng phải vừa lật vừa đẩy.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 30
10- Vân thủ

Trọng tâm chuyển ra sau, thân trên quay phải, mũi bàn chân trái ập vào, chân phải
cong, tay trái đi theo đường cong sang phải, đi qua trước bụng sang trước vai phải,
lòng bàn tay quay vào. Hữu câu thủ thả lỏng biến chưởng, lòng bàn tay quay ra, mắt
nhìn tay phải.

Thân bên quay trái, trọng tâm chuyển sang trái, chân phải khép lại cạnh chân trái, mũi
bàn chân tiếp đất trước, sau đó cả bàn chân đứng chắc, hai chân gập gối nửa ngồi, hai
chân song song, mũi bàn chân quay phía trước, hai bàn chân song song, hai bàn chân
cách nhau khoảng 10 cm; tay trái đi qua trước đầu theo đường cong vận chuyển sang
trái, lòng bàn tay từ từ lật quay ra ngoài. Tay phải hướng xuống đi qua trước bụng,
đồng thời theo đường cong vận chuyển sang trái, lòng bàn tay từ từ quay vào. Tay trái
dừng ở phía bên trái cao ngang vai, tay phải dừng ở trước vai trái; mắt nhìn theo tay
trái.

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển sang phải, chân trái bước ngang sang trái một
bước, mũi bàn chân tiếp đất trước, sau đó cả bàn chân đứng chắc, ngón chân thẳng
phía trước; tay phải đi qua trước đầu theo đường cong vận chuyển sang phải, lòng bàn
tay từ từ quay ra ngoài. Tay trái hướng xuống đi qua trước bụng, đồng thời vận chuyển
theo đường cong sang bên phải, lòng bàn tay từ từ quay vào. Bàn tay phải dừng ở
cạnh bên phải, cao ngang vai, bàn tay trái dừng ở trước vai phải; mắt nhìn theo tay
phải.

Thân trên quay trái, trọng tâm chuyển sang trái; chân trái khép vào cạnh chân phải, mũi
bàn chân tiếp đất trước, sau đó cả bàn chân đứng chắc, hai chân gập gối nửa ngồi, hai
bàn chân song song, đầu ngón chân thẳng trước, hai bàn chân cách nhau 10 cm; tay trái
đi qua trước đầu vận chuyển theo đường cong sang trái, lòng bàn tay từ từ quay ra
ngoài. Tay phải hướng xuống đi qua trước bụng, đồng thời theo đường cong vận
chuyển sang trái, lòng bàn tay từ từ quay vào. Bàn tay trái dừng ở cạnh trái cao bằng
vai, bàn tay phải dừng ở trước vai trái; mắt nhìn theo tay trái.

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển sang phải, chân trái bước ngang sang trái một
bước, mũi bàn chân tiếp đất trước, sau đó cả bàn chân đứng chắc, ngón chân thẳng
phía trước; tay phải đi qua trước đầu theo đường cong vân chuyển sang phải, lòng bàn
tay từ từ quay ra ngoài. Tay trái hướng xuống đi qua trước bụng, đồng thời vân chuyển
theo đường cong sang bên phải, lòng bàn tay từ từ quay vào trong. Bàn tay phải dừng
ở cạnh bên phải, cao ngang vai, bàn tay trái dừng ở trước vai phải; mắt nhìn theo tay
phải.

Thân trên quay trái, trọng tâm chuyển sang trái; chân phải khép vào cạnh chân trái, mũi
bàn chân tiếp đất trước, sau đó cả bàn chân đứng chắc, hai chân gập gối nửa ngồi, hai
bàn chân song song, đầu ngón chân thẳng trước, hai bàn chân cách nhau 10 cm; tay trái
đi qua trước đầu vân chuyển theo đường cong sang trái, lòng bàn tay từ từ quay ra
ngoài. Tay phải hướng xuống đi qua trước bụng, đồng thời theo đường cong vân
chuyển sang trái, lòng bàn tay từ từ quay vào. Bàn tay trái dừng ở cạnh trái cao bằng
vai, bàn tay phải dừng ở trước vai trái; mắt nhìn theo tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 31
Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 32
Điểm trọng yếu:

- Thân thể bình ổn.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 33
- Lấy chuyển động của cột sống, eo kéo hai cánh tay múa tròn lệch nhau.

- Chân và tay phải phối hợp dụng kinh thống nhất không được đứt đoạn.

11- Đơn tiên

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển sang chân phải, nhấc gót chân trái lên, tay phải
đi qua trước đầu theo đường cong sang bên phải, sang đến phía trước bên phải lòng
bàn tay quay chuyển thành câu thủ. Tay trái hướng xuống dưới đi qua trước bụng, vận
chuyển theo đường cong sang bên phải, tới trước vai phải, lòng bàn tay quay vào; mắt
nhìn câu thủ.

Thân trên hơi quay sang trái; chân trái bước lên phía trước bên trái, gót chân tiếp đất;
tay trái đi qua trước mặt theo đường cong sang trái, lòng bàn tay quay vào; mắt nhìn
tay trái.

Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển về phía trước, chân trái đứng chắc, đùi
trái gập cung, đùi phải chống thẳng tự nhiên, gót chân ngoẹo ra ngoài, thành cung bộ
nghiêng bên trái phía trước; tay phải đi qua trước mặt lật chuyển đẩy ra phía trước; Cổ
tay phải ngang vai, khuỷu trái và đầu gối trái cùng trên một đường thẳng đứng; mắt
nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 34
Điểm trọng yếu:

Giống thế Đơn tiên trên, người không thể có sự nhấp nhổm rõ ràng.

12- Cao thám mã

Chân sau chụm chân về trước nửa bước, mũi bàn chân tiếp đất cách bàn chân trước
khoảng một bàn chân; hữu câu thủ lỏng ra, hai tay chuyển ngửa lên, hai cánh tay một
trước một sau giơ lên bằng nhau, khớp khuỷu hơi cong; mắt nhìn tay trái.

Thân trên hơi quay phải; trọng tâm chuyển ra sau, chân phải đứng chắc, đùi phải gập
ngồi, chân trái nhấc gót; cánh tay phải gập khuỷu, tay phải cuốn thu về cạnh đầu, cong
ngang đầu, lòng bàn tay nghiêng xuống; mắt nhìn tay trái.

Thân trên quay trái, vai phải đưa về phía trước; tay phải đi qua cạnh đầu đẩy về phía
trước, cổ tay cao ngang vai, lòng bàn tay quay phía trước. Cánh tay trái gập lại, tay trái
thu về trước bụng, lòng bàn tay ngửa; mắt nhìn tay phải.

Điểm trọng yếu:

- Khi cân bộ thân trên ngay thẳng, không được nhấp nhổm.

- Đẩy tay đồng thời với việc tạo thành hư bộ.

13- Hữu đăng cước

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 35
Thân trên quay trái; chân trái sau đó bước về phía trước bên trái, gót chân chạm đất,
tay phải hơi thu về phía sau, tay trái đi qua lưng phải xuyên về phía trước bên phải, hai
tay chéo nhau gặp nhau ở khớp cổ tay, lòng bàn tay trái nghiêng ngửa lên, lòng bàn tay
phải nghiêng úp xuống; chân trái nhấc lên thu về cạnh trong cẳng chân phải; mắt nhìn
tay trái.

Trọng tâm chuyển về trước, chân trái đứng chắc, đùi trái gập cung, đùi phải đứng thẳng
tự nhiên, hai tay đồng thời tách ra hai bên trái phải, lòng bàn tay quay trước, hổ khẩu
đối nhau, hai cánh tay chống ra ngoài; mắt nhìn tay phải.

Chân phải thu về cạnh trong chân trái, mũi bàn chân tiếp đất; hai tay đi theo đường
cong cùng ôm lại trước bụng, giơ lên trước ngực, tay phải ở ngoài, hai lòng bàn tay đều
quay vào; mắt nhìn bên phải phía trước.

Đùi trái chống đỡ, đùi phải gập gối nhấc lên, mũi bàn chân phải móc lên, gót chân từ từ
đá mạnh lên phía trước bên phải. Đùi trái hơi cong, đùi phải duỗi thẳng; hai lòng bàn
tay mở ra ngoài, hai cánh tay giang ra hai bên thân, khớp khuỷu hơi gập, hai cổ tay cao
ngang vai. Cánh tay phải và đùi phải trên dưới đối nhau, hướng phía trước bên phải
khoảng 50 độ; mắt nhìn tay phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 36
Điểm trọng yếu:

- Hai cổ tay chéo nhau cách trước ngực 20 cm, giao điểm ngang với huyệt phúc trung,
người quay sang trái 45 độ. Phân thủ hợp bão phối hợp với thu cước đinh bộ.

- Đùi đỡ hơi gập gối, nâng gối bàn chân chúc tự nhiên. Khi tách tay, vai không hất lên,
không gồ lên.

- Đầu gối của chân đá cao ngang eo; hai tay cao không quá đầu. Phân thủ xanh
chướng cùng hoàn thành với đăng cước.

14- Song phong quán nhĩ

Đùi phải gập gối thu về, mũi chân phải chúc xuống tự nhiên; tay phải đi qua cạnh đầu
theo đường cong về phía trước, song song với tay phải hạ xuống trên đầu gối phải, hai
lòng bàn tay ngửa lên, ngón tay chỉ ra phía trước; mắt nhìn phía trước.

Chân phải bước lên phía trước bên phải, gót chân tiếp đất, mũi bàn chân nghiêng về
phía trước bên phải khoảng 30 độ, hai tay thu về hai cạnh eo, lòng bàn tay ngửa.

Trọng tâm chuyển về trước, chân phải đứng chắc, đùi phải gập cung, đùi trái chống
thẳng tự nhiên, thành hữu cung bộ; hai tay nắm lại từ hai cạnh giơ lên, theo đường
cong về phía trước mặt. Hai cánh tay gập một nửa thành hình cung, hai nắm tay tạo
thành hình kéo, cách nhau bằng độ rộng của đầu, cánh tay trước quay vào, mắt quyền
nghiêng xuống, mắt nhìn phía trước.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 37
Điểm trọng yếu:

- Khi thượng bộ lạc thủ, sau khi tiếp đất bàn chân phải cách bàn chân trái chiều ngang
không quá 10 cm. Tách tay phía sau mỗi tay cách hông 20 cm. Phân thủ lạc cước đồng
bộ.

- Khi cung bộ quán quyền, khoảng cách giữa hai mắt quyền bằng khoảng cách giữa
hai tai. Khớp khuỷu tay chúc xuống.

- Quán quyền hoàn thành đồng thời với cung bộ.

15- Chuyển thân tả đăng cước

Trọng tâm chuyển ra sau, thân trên quay trái, gập đùi trái ngồi xuống, mũi bàn chân
phải ngoặt vào trong, hai nắm tay mở ra, tay trái đi qua trước đầu theo đường cong
sang bên trái, hai tay hơi cong giơ lên hai bên người, lòng bàn tay quay ra, mắt nhìn tay
trái.

Trọng tâm chuyển sang phải, đùi phải gập gối ngồi xuống. Chân trái thu vào cạnh trong
chân phải, mũi bàn chân tiếp đất; hai tay hạ xuống theo đường cong giao nhau ôm
trước bụng, giơ lên trước ngực, tay trái ở ngoài, hai lòng bàn tay đều quay vào; mắt
nhìn phía trước.

Đùi phải chống đỡ, đùi trái gập gối nâng cao, mũi bàn chân trái móc lên, gót chân từ từ
đá mạnh lên phía trước bên trái, hai cánh tay quay vào, hai lòng bàn tay quay ra, trái
trước phải sau theo đường cong tách ra, hai cánh tay hơi cong giơ lên hai bên người,
đùi trái đá thẳng, cùng với cánh tay trái một trên một dưới đối nhau; mắt nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 38
Điểm trọng yếu:

- Thân trên ngay thẳng, bàn chân phải ngoẹo vào trên 90 độ.

- Hai cổ tay cắt chéo nhau cách ngực 20 cm, giao điểm ngang với huyệt phúc trung,
người quay sang trái 45 độ. Phân thủ hợp bão phối hợp thống nhất với thu chân thành
đinh bộ.

- Đùi chống đỡ hơi cong, nâng gối bàn chân chúc xuống tự nhiên. Khi phân thủ vai
không dướn, không gồ lên.

- Bàn chân đá qua eo, hai tay cao không quá đầu. Phân thủ xanh chưởng hoàn thành
đồng thời với đăng cước.

16- Tả hạ thế độc lập

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 39
Gập đùi trái thu lại, bàn chân trái chúc xuống thu về cạnh trong cẳng chân phải; thân
trên quay phải, cánh tay phải gập thu vào, tay phải biến câu thủ. Tay trái đi qua trước
đầu theo đường cong tới trước vai phải, lòng bàn tay quay sang phải, ngón tay chỉ lên,
mắt nhìn hữu câu thủ.

Đùi phải gập gối nửa ngồi, mũi bàn chân trái tiếp đất, bám theo mặt đất duỗi về bên trái,
tiếp đó cả bàn chân đứng chắc, đùi trái duỗi thẳng; tay trái hạ xuống cạnh sườn bên
phải; mắt nhìn câu thủ.

Đùi phải gập gối ngồi hẳn, thân trên quay trái thành tả phốc bộ; tay trái đi qua trước
bụng men theo phía trong đùi trái xuyên ra bên trái, lòng bàn tay quay ra, ngón tay chỉ
sang trái; mắt nhìn tay trái.

Trọng tâm chuyển sang đùi trái, mũi bàn chân trái ngoẹo ra ngoài, đùi trái gập gối cung
trước, mũi bàn chân phải ngoẹo vào, đùi phải đá thẳng tự nhiên. Trọng tâm phục hồi về
độ cao cung bộ; tay trái tiếp tục xuyên về trước đồng thời gánh lên. Hữu câu thủ quay
vào trong, lưng câu quay vào thân, đỉnh câu quay lên; mắt nhìn tay trái.

Thân trên quay trái, trọng tâm chuyển về trước, đùi phải gập gối nhấc về trước, mũi bàn
chân chúc xuống tự nhiên, đùi phải hơi gập chống đỡ độc lập, thành tả độc lập bộ; tay
trái ấn xuống tới cạnh hông trái. Hữu câu thủ biến chưởng, đi qua cạnh người gánh về
phía trước, lòng bàn tay quay sang trái, đầu ngón tay quay lên cao ngang mắt, cánh tay
phải nửa gập thành hình cung, khớp khuỷu và đầu gối phải trên dưới thẳng nhau; mắt
nhìn tay phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 40
Điểm trọng yếu:

- Thu cước câu thủ, thân trên ngay thẳng, hữu câu thủ cao ngang tai.

- Khi phốc bộ xuyên chưởng thân trên không được đổ về trước, xuyên chưởng đồng
thời với phốc thoái.

- Khi độc lập khiên chưởng thân trên ngay thẳng, khuỷu tay trước tương đối với đầu
gối, cánh tay hoàn thành đồng thời với nâng gối.

17- Hữu hạ thế độc lập

Bàn chân phải đặt phía trước bên phải chân trái, mũi bàn chân chạm đất; thân trên
quay trái, chân trái lấy bàn chân làm trụ quay; tay trái biến câu thủ giơ lên bên trái
người, cao ngang vai. Tay phải đi qua trước đầu theo đường cong tới trước vai trái,
lòng bàn tay quay sang trái; mắt nhìn tay trái.

Nhấc chân phải thu về cạnh trong cẳng chân trái sau đó hạ mũi bàn chân tiếp đất rà
theo mặt đất duỗi ra bên phải, cùng với duỗi thẳng chân phải, cả bàn chân phải đứng
chắc, tay phải hạ xuống cạnh sườn trái; mắt nhìn câu thủ.

Đùi trái gập gối ngồi hẳn xuống, thân trên quay phải thành hữu phốc bộ; tay phải đi qua
trước bụng men theo cạnh trong đùi phải xuyên ra bên phải, lòng bàn tay quay ra, ngón
tay chỉ sang phải, mắt nhìn tay phải.

Trọng tâm chuyển sang đùi phải; mũi bàn chân phải ngoẹo ra, đùi phải gập gối cung
trước. Mũi bàn chân trái ngoẹo vào, đùi trái đá thẳng tự nhiên. Trọng tâm khôi phục về
độ cao cung bộ; tay phải tiếp tục xuyên về trước đồng thời gánh lên; tả câu thủ quay
vào trong, lưng câu thủ quay vào người, mũi câu quay lên; mắt nhìn tay phải.

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển về trước; đùi trái gập gối nâng lên phía trước,
mũi bàn chân phải chúc xuống, đùi trái hơi gập chống đỡ độc lập, thành hữu độc lập
bộ; tay phải ấn xuống cạnh hông phải, tả câu thủ biên chưởng, đi qua cạnh người gánh
lên phía trước, lòng bàn tay quay phải, ngón tay chỉ lên, cao ngang mắt; cánh tay trái
gập một nửa thành hình cung, khớp khuỷu tương đối với gối trái; mắt nhìn tay trái.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 41
Điểm trọng yếu:

Khi phân động khởi thân thứ tư lấy đầu lĩnh ngực, ngực lĩnh bụng, lần lượt mà khởi
lên, thân trên ngay thẳng.

18- Tả hữu xuyên thoa

Bàn chân trái bước lên trước bên trái, mũi bàn chân ngoẹo ra, thân trên quay trái; tay
trái lật quay xuống, tay phải lật quay lên; hai tay một trên một dưới ôm trước sườn trái;
mắt nhìn tay trái.

Thân trên quay phải; nhấc bàn chân trái thu về qua cạnh trong chân phải bước lệch lên
phía trước, gót chân chạm đất; tay phải từ dưới đi theo đường cong lên trên phía trước;

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 42
tay trái đang từ trên đi thu đường cong hạ xuống phía sau, hai tay chéo nhau; mắt nhìn
tay phải.

Thân trên tiếp tục quay phải; trọng tâm chuyển về trước, bàn chân trái đứng chắc, đùi
phải gập gối cung trước, thành hữu cung bộ; tay phải lật quay giơ lên, giá ở góc trước
trán phía trên bên phải, lòng bàn tay nghiêng quay lên. Tay trái đẩy về phía trước, cao
ngang mũi; mắt nhìn tay trái.

Tả xuyên thoa:

Trọng tâm chuyển ra sau, mũi bàn chân phải ngoẹo ra ngoài, thân trên quay phải; tay
phải hạ xuống trước đầu, tay phải đi theo đường cong sang bên trái, hạ xuống trước
bụng, chuẩn bị “Bão cầu”; mắt nhìn tay phải.

Hai tay một trên một dưới ôm trước sườn bên phải; bàn chân trái thu về trong cạnh bàn
chân phải; mắt nhìn tay phải.

Thân trên chuyển sang trái, bàn chân trái bước về trước lệch sang trái, gót chân tiếp
đất; tay trái từ từ đưa lên trên theo đường cong, tay phải từ từ đưa xuống phía sau theo
đường cong, hai tay chéo nhau; mắt nhìn tay trái.

Thân trên tiếp tục quay trái; trọng tâm chuyển về trước, bàn chân trái đứng chắc, đùi
trái gập gối cung trước, thành tả cung bộ; tay trái quay lại giơ lên, giá ở góc trước trán
phía trên bên trái.Tay phải đẩy về phía trước, cao ngang mũi; mắt nhìn tay phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 43
Điểm trọng yếu:

-Tả cước thượng bộ ở phần động thứ nhất, đầu gối phải chống trước, đầu gối ở dạng
bước nghỉ. Khi hợp bão hai lòng bàn tay đối nhau cách người 20 cm. Thượng bộ thống
nhất với hợp bão.
- Khi phân động thứ ba hai bàn tay giá và đẩy trước phải xoay, cung bộ hoàn
thành cùng giá thôi.

19- Hải để châm

Bàn chân phải thu về phía trước nửa bước, mũi bàn chân tiếp đất cách bàn chân trước
chiều dài một bàn chân, đẩy trọng tâm chuyển ra sau, đùi phải gập ngồi xuống, thân
trên quay phải, gót bàn chân trái nhấc lên; tay phải hạ xuống qua cạnh sườn gập cánh
tay rút đẩy lên cạnh tai, lòng bàn tay quay sang trái, ngón tay chỉ phía trước. Tay trái đi
theo đường cong đi sang phải hạ xuống trước bụng, lòng bàn tay úp xuống, ngón tay
chỉ nghiêng sang phải; mắt nhìn phía trước.

Thân trên quay trái, người cúi về trước, tay phải từ cạnh tai chọc nghiêng xuống dưới
phía trước, lòng bàn tay quay trái, ngón tay chỉ nghiêng xuống. Tay trái đi qua phía
trước gối trái theo đường cong ôm lại, ấn đến cạnh ngoài đùi; bàn chân trái hơi đưa về
trước, mũi bàn chân tiếp đất thành tả hư bộ; mắt nhìn tay phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 44
Điểm trọng yếu:

- Tay phải đưa lên cạnh tai phải, thân trên ngay thẳng.

- Khi chọc tay vai phải không nên nghiêng quá về phía trước, đầu không cúi, mông
không nhô ra.

20- Thiểm thông tí

Thân trên phục hồi ngay thẳng, đùi phải gập gối chống đỡ, bàn chân trái thu về, mũi
chân tiếp đất hạ xuống trong bàn chân phải, tay phải giơ lên ngang truớc ngực, ngón
tay chỉ phía trước, lòng bàn tay quay sang trái. Tay trái gập cánh tay lại giơ lên, ngón
tay sát phía trong cẳng tay gần cổ tay phải; mắt nhìn phía trước.

Bàn chân trái bước về phía trước một bước thành tả cung bộ; tay trái đẩy về phía trước
cao ngang đầu mũi. Tay phải đỡ ở phía trên cạnh đầu, lòng bàn tay nghiêng lên, hai tay
tách ra giơ lên trước sau; mắt nhìn tay trái.

Điểm trọng yếu:

- Thân trên ngay thẳng, không nên vẹo hông,

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 45
- Cung bộ khoảng cách hướng ngang giữa hai bàn chân 10 cm. Bàn tay phải đỡ lên
phía trên đỉnh đầu. Cung bộ hoàn thành đồng thời với giá thôi.

21- Chuyển thân ban lan chuỳ

Trọng tâm chuyển ra sau, đùi phải gập ngồi xuống, mũi bàn chân trái ngoặt vào trong,
người quay sang phải, hai tay vung lên phải, tay phải đưa đến cạnh đầu, hai lòng bàn
tay quay ra ngoài; mắt nhìn tay phải.

Trọng tâm chuyển sang trái, đùi trái gập ngồi xuống, chân phải lấy bàn chân làm trụ
quay thẳng, tay phải nắm lại chúc xuống, hướng sang trái theo đường cong thu lại
trước sườn trái, lòng nắm đấm quay xuống. Tay trái chống giơ lên phía trước góc trên
bên trái trán; mắt nhìn sang phải.

Nhấc bàn chân phải thu về trong cạnh cổ chân trái, rồi bước về phía trước, gót chân
chạm đất, mũi bàn chân quay ra ngoài, nắm tay phải đi qua trước ngực đánh về phía
trước, lòng nắm đấm ngửa cao ngang ngực, khuỷu tay hơi gập. Tay trái đi qua cạnh
ngoài trước cánh tay phải hạ xuống cạnh hông trái; mắt nhìn nắm tay phải.

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển về trước, gót bàn chân trái nhấc lên; cánh tay
phải xoay vào trong, nắm tay phải hướng sang phải đi theo đường cong đến cạnh thân,
lòng nắm tay úp xuống, cánh tay phải nửa gập. Cánh tay trái quay ra, tay trái đi qua
cạnh trái theo đường cong đưa về trước mặt, lòng bàn tay nghiêng; mắt nhìn ngang
phía trước.

Bàn chân phải bước về phía trước, gót chân tiếp đất; bàn tay trái chặn trước mặt, cao
ngang vai, lòng bàn tay quay phải, ngón tay chỉ nghiêng lên. Bàn tay phải quay thu về
giữa eo, lòng nắm tay ngửa lên; mắt nhìn bàn tay trái.

Thân trên quay trái; trọng tâm chuyển về trước, đùi trái gập cung, bàn chân trái đứng
chắc, đùi phải chống thẳng tự nhiên, thành tả cung bộ; nắm tay phải đánh ra phía trước
ngực, khuỷu tay hơi gập, lòng nắm tay quay sang trái, nắm tay ngửa. Tay trái hơi thu,
bàn tay sát cạnh trong cẳng tay phải; mắt nhìn nắm tay phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 46
Điểm trọng yếu:

- Bàn chân trái ngoẹo vào trong, cố gắng góc độ lớn một chút. Nắm tay trái cách đỉnh
đầu 20 cm, nắm tay phải để trước bụng.

- Bàn chân đặt song song nhau.

- Cánh tay chặn quay vào trong

22- Như phong tự bế

Tay trái lật quay ngửa lên, luồn dưới cẳng tay phải xuyên ra phía trước, đồng thời
quyền phải biến chưởng, cũng lật quay ngửa lên, hai tay vắt chéo nhau giơ lên phía
trước; mắt nhìn phía trước.

Trọng tâm chuyển ra sau, gập đùi phải ngồi xuống, mũi bàn chân trái kiễng lên; hai cánh
tay gập thu lại, hai tay vừa tách ra vừa dẫn ra sau, khoảng cách giữa hai tay rộng bằng vai,
thu về trước ngực, lòng bàn tay nghiêng quay vào nhau; mắt nhìn phía trước.

Trọng tâm chuyển về phía trước, đùi trái gập cung, bàn chân trái đứng chắc, đùi phải
chống thẳng tự nhiên thành tả cung bộ; hai tay lật quay hạ xuống qua trước bụng
hướng lên, đẩy về phía trước, rộng bằng vai, cổ tay cao bằng vai, lòng bàn tay quay
phía trước, năm ngón tay chỉ lên; mắt nhìn phía trước.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 47
Điểm trọng yếu:

- Khi thực hiện động tác thứ hai, khi ngồi xuống phía sau đầu gối và mũi bàn chân của
chân phải thẳng nhau. Hai bàn tay rộng vai.

- Khi làm động tác thứ ba, hai bàn tay đi theo đường cung dưới, từ dưới lên trên, ấn
đẩy ra phía trước.

23- Thập tự thủ

Thân trên quay phải, trọng tâm chuyển sang phải, đùi phải gập ngồi xuống, mũi bàn
chân phải ngoẹo vào trong; tay phải hướng sang phải giơ lên trước đầu; mắt nhìn tay
phải.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 48
Thân trên tiếp tục quay phải, mũi bàn chân phải ngoặt ra ngoài, đùi phải gập cung, đùi
trái duỗi thẳng tự nhiên, thành hữu hoành đang bộ (trắc cung bộ); tay phải tiếp tục đi
theo đưòng cong sang phải đặt ở cạnh bên phải thân, hai tay giơ lên hai bên cao bằng
nhau, lòng bàn tay đều quay ra, ngón tay nghiêng chỉ lên; mắt nhìn tay phải.

Thân trên quay trái, trọng tâm chuyển sang trái, đùi trái gập cung, đùi phải duỗi thẳng tự
nhiên, mũi bàn chân ngoẹo vào; hai tay hạ xuống theo đường cong, vắt chéo nhau
trước bụng, ôm giơ lên trước ngực, tay phải ở ngoài, lòng bàn tay quay vào. Hai cánh
tay chống tròn, hai cổ tay chéo nhau thành thập tự nghiêng, cao ngang vai; mắt nhìn
ngang theo hai tay.

Thân trên quay thẳng lại; nhấc bàn chân phải thu về bên trái nửa bước, đầu mũi bàn
chân chạm đất, sau đó cả bàn đứng chắc, hai đùi từ từ đứng thẳng, trọng lượng cơ thể
chia đều trên hai chân, hai bàn chân song song nhau, rộng ngang vai, thành khai lập bộ
(đứng mở chân); hai tay vắt chéo nhau hợp bão trước ngực; mắt nhìn ngang phía
trước.

Điểm trọng yếu:

- Hai tay giơ lên hai bên bằng nhau cao bằng vai, cùng tay phải phối hợp thống nhất
với quay người.

- Chỗ vắt chéo của hai cổ tay ngang với huyệt thiện trung ở ngực, khoảng cách giữa
hai bàn chân rộng bằng vai.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 49
24- Thu thế

Hai cánh tay quay vào, hai tay quay chuyển xuống tách ra hai bên trái phải, rộng bằng
vai; mắt nhìn ngang phía trước.

Hai cánh tay buông thõng, hai bàn tay ấp hai bên đùi; mắt nhìn ngang phía trước.

Bàn chân phải bước lên nhẹ nhàng chụm lại cùng bàn chân trái, mũi bàn chân tiếp đất
trước, sau đó cả bàn chân đứng chắc, khôi phục thành tư thế dự bị; mắt nhìn phía
trước.

Điểm trọng yếu:

- Án chưởng phải thống nhất với khởi thân.

- Toàn thân di động cần bình ổn.

CÁC LỖI THƯỜNG GẶP

Quá trình tập Thái Cực Quyền là quá trình từng bước sửa đổi bản thân, thay đổi các
thói quen vận động, từ vận động cục bộ, không chỉnh thể, dùng lực cứng nhắc... thành
vận động chỉnh thể, phối hợp các bộ phận của cơ thể, thống nhất giữa ý niệm và vận
động…Do đó người tập cần rất kiên trì, từng bước sửa đổi bản thân.

Các lỗi chung:

Vận động cục bộ: Vận động cục bộ thì động tác rời rạc, khí thế tán loạn, không đạt
được yêu cầu “toàn thân một khí”, “mỗi cử động toàn thân phải khinh linh, đặc biệt cần
liên quán” của Thái Cực Cuyền. Vận động của Thái Cực Quyền là vận động chỉnh thể,
“nhất động toàn động”, coi trọng biến đổi âm dương, hư thực…, mỗi động tác, đều cần
chú ý lấy eo lưng làm trung tâm điều khiển để chân tay vận động theo, dần dần sẽ đạt
yêu cầu toàn thân là một chỉnh thể.

Không buông lỏng: Buông lỏng là yêu cầu xuyên suốt quá trình tập Thái Cực Quyền,
bởi vậy, dù tập dưỡng sinh hay võ thuật, người tập đều cần luôn luôn lưu ý buông lỏng.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 50
Không dùng ý thức điều khiển động tác: “dụng ý bất dụng lực” là yêu cầu cơ bản của
Thái Cực Quyền. Yêu cầu này xuyên suốt quá trình tập Thái Cực Quyền. Bởi vậy, dù
ban đầu có thể khó làm quen, nhưng cần kiên trì, từng bước thực hiện “dùng ý dẫn khí,
dùng khí dẫn thân”.

Không chú ý tới các yếu lĩnh, yêu cầu của Thái Cực Quyền:

Đầu:
Yêu cầu: Hư linh đỉnh kình - đầu ngay ngắn, đỉnh đầu hướng lên trên;
Lỗi thường gặp: cúi hoặc ngửa, nghiêng.
Mắt:
Yêu cầu: Thư thái, quán xuyến vận động của 2 tay. Định thế: mắt nhìn về phía trước.
Lỗi thường gặp: Mắt không tập trung, nhìn xuống hoặc ngó xung quanh.
Mặt:
Yêu cầu: tươi tỉnh, cơ mặt buông lỏng, miệng ngậm, lưỡi chạm hàm trên.
Lỗi thường gặp: Cơ mặt căng thẳng, mím môi, trợn mắt hoặc ủ rũ;
Cằm:
Yêu cầu: Thu cằm;
Lỗi thường gặp: Không chú ý thu cằm;
Cổ:
Yêu cầu: Cổ thẳng, buông lỏng.
Lỗi thường gặp: Gập, cúi hoặc vươn cổ;
Gáy:
Yêu cầu: Gáy thẳng, xương Đại chùy hơi nâng lên; gáy dựa về phía sau;
Lỗi thường gặp: Gáy lõm vào;
Vai:
Yêu cầu: Hai vai cân bình, lỏng, trầm, đặc biệt là cơ tam giác và cơ bả vai.
Lỗi: Nhô lệch hoặc bó cứng.
Nách:
Yêu cầu: Mở như kẹp 1 quả bóng nhỏ.
Lỗi thường gặp: Nách khép hoặc mở quá.
Khuỷu tay:
Yêu cầu: Lỏng, trầm, cong tự nhiên.
Lỗi thường gặp: Cứng khuỷu, không trầm hoặc quá khép.
Cánh tay:
Yêu cầu: Lỏng trầm, hai cánh tay có sự tương hỗ.
Lỗi thường gặp: Cứng, không tròn, khuỷu không trầm, không đến đúng vị trí yêu cầu.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 51
Cổ tay, bàn tay:
Yêu cầu: Bàn tay mở, ngón tay duỗi thẳng tự nhiên, như đang nắm một quả bóng.
Lỗi thường gặp: Bàn tay quá lỏng hoặc quá cứng; ko phối hợp vận động với cánh tay.
Ngực:
Yêu cầu: Hàm hung, tức buông lỏng cơ ngực, buông trầm tự nhiên.
Lỗi: Lõm, gẫy hoặc ưỡn.
Lưng:
Yêu cầu: Bạt bối, lỏng, trầm.
Lỗi thường gặp: Gẫy lõm, lưng và hông không thẳng hoặc cơ lưng co cứng.
Eo:
Yêu cầu: Thẳng, trầm; dùng eo điều khiển mọi động tác của cơ thể.
Lỗi thường gặp: Eo lệch, không thẳng; khi vận động không có ý thức dùng eo.
Mông:
Yêu cầu: Mông rơi xuống và thu vào; phối hợp với hông eo để điều khiển toàn bộ vận
động của cơ thể; xương cùng cần chính giữa.
Lỗi thường gặp: mông nhô; vẹo
Hông
Yêu cầu: hông lỏng, chìm; phối hợp với eo, mông để điều khiển cơ thể vận động;
Lỗi thường gặp: Hông bó, lệch.
Háng:
Yêu cầu: Háng tròn.
Lỗi thường gặp: Háng nhọn, vẹo.
Gối:
Yêu cầu: Cong tự nhiên, không dùng lực; bàn chân, gối và hông phải tương đối thẳng, tránh
gối vặn. Khi đứng cung bộ, đầu gối chân trước không nhô quá mũi chân.

Lỗi thường gặp: không buông lỏng, thẳng quá, tư thế cung bộ gối trước nhô quá mũi
chân, hoặc vặn.
Bàn chân:
Yêu cầu: Bớc bộ vững vàng, chính xác, phân bố lực đều.
Lỗi thường gặp: Bàn chân bước không đúng vị trí, không vững vàng, lệch trọng tâm.
Dùng ý:
Yêu cầu: Mọi động tác phải dùng ý thức quán xuyến, điều khiển.
Lỗi thường gặp: Không chú trọng dùng ý, luyện tập máy móc.
Thực hành yếu lĩnh: Yếu lĩnh là các yêu cầu cơ bản của Thái Cực Quyền, không chú
trọng luyện tập theo các yêu cầu đó thì hiệu quả luyện tập thấp.

Câu lạc bộ Thái Cực nội gia quyền – tài liệu nội bộ - Thái Cực Quyền 24 thức 52

You might also like