You are on page 1of 48

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ

ĐỒ ÁN HỆ THỐNG CƠ ĐIỆN TỬ
ĐỀ TÀI: HỆ THỐNG TRỘN SƠN TỰ ĐỘNG

Giáo viên hướng dẫn: TS. VÕ NHƯ

THÀNH Sinh viên thực hiện: LÊ NGỌC

HÙNG

VÕ CHÍ KHẢI

Lớp: 18CDT1

Đà Nẵng, ngày 3 tháng 6 năm 2022


ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay, nước ta đang đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, hội nhập kinh
tế Quốc tế nhằm đưa đất nước phát triển, cùng với sự phát triển đó ngành công nghệ
hóa chất cũng trở thành một ngành công nghiệp không thể thiếu đối với một đất nước.
Hóa chất có mặt trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, cuộc sống càng phát triển, càng
văn minh thì vai trò và vị trí của hóa chất càng quan trọng. Do vậy, ngành công
nghiệp hóa chất được xem là ngành kinh tế có tính chất nền tảng, đóng vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước nói chung và công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nói riêng.
Lấy ý tưởng từ đó, nhóm em đã thực hiện đề tài Hệ thống trộn sơn tự động,
sơn không chỉ góp phần làm đẹp mà còn có tác dụng bảo vệ tăng tuổi thọ sản phẩm và
các công trình. Các ngành công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng và bất động sản cũng
trở nên đa dạng và có điều kiện để phát triển nên nhu cầu về sơn ngày càng tăng và đa
dạng.
Tuy đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện đề tài nhưng sẽ không tránh
khỏi những sai sót, mong quý thầy cô bỏ qua và giúp đỡ để em có thể hoàn thành
tốt nhiệm vụ và củng cố kiến thức ngày càng vững vàng hơn.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô và các bạn đặc biệt là thầy TS. Võ Như
Thành đã luôn quan tâm, giúp đỡ và tạo những điều kiện thuận lợi nhất giúp em có thể
hoàn thành đề tài này đúng thời hạn được giao.

Đà Nẵng, ngày 3 tháng 6 năm 2022

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI....................................................................4
1.1. Đặt vấn đề......................................................................................................4
1.2. Mục đích nghiên cứu....................................................................................4
1.3. Giới hạn đề tài...............................................................................................4
1.4. Hướng thực hiện...........................................................................................5
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ...........................................................7
2.1. Quy trình điều khiển máy trộn....................................................................7
2.2. Quá trình rót sơn..........................................................................................7
2.3. Chọn quy luật pha màu................................................................................7
CHƯƠNG 3: CƠ CẤU CƠ KHÍ CHO HỆ THỐNG...........................................9
3.1. Khung sắt.......................................................................................................9
3.2. Thùng đựng sơn..........................................................................................10
3.3. Motor DC.....................................................................................................11
3.4. Thùng trộn...................................................................................................12
3.5. Cơ cấu hoàn chỉnh......................................................................................13
CHƯƠNG 4: CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH.....................................14
4.1. Cảm biến tiệm cận......................................................................................14
4.2. Relay trung gian..........................................................................................16
4.3. Van điện từ..................................................................................................18
4.4. Động cơ điện DC.........................................................................................20
CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN...........................................................25
5.1. Giới thiệu về PLC S7-1200 và Tia Portal.................................................25
5.1.1. PLC S7-1200.........................................................................................25
5.1.2. Phần mềm Tia Portal...........................................................................38
5.2. Lưu đồ thuật toán.......................................................................................39
5.3. Giao diện SCADA.......................................................................................41
CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC TẾ.............................................42
6.1. Sơ đồ nối dây PLC......................................................................................42
6.2. Hình ảnh mô hình.......................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.1. Đặt vấn đề


Hiện nay, đất nước ta bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hóa, để quá
trình này phát triển nhanh chúng ta cần tập trung đầu tư vào các dây chuyền sản
xuất tự động hóa, nhằm mục đích giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao
động và cho ra sản phẩm có chất lượng cao. Một trong những phương án đầu tư
vào tự động hoá là việc ứng dụng PLC vào các dây chuyền sản xuất. Đối với những
tính năng tiện ích của hệ thống PLC nên hiện nay bộ điều khiển này đang được sử
dung rất nhiều trong các lĩnh vực khác nhau. Một trong những ngành đang phát
triển mạnh mẽ nhất hiện nay đó là ngành xây dựng, và việc ứng dụng PLC vào
trong ngành xây dựng là một việc làm sẽ đem lại hiệu quả cao và rất phù hợp, đặc
biệt là trong công đoạn pha chế sơn.

1.2. Mục đích nghiên cứu


Sơn là một trong những nguyên vật liệu chủ yếu trong ngành xây dựng, chủ
yếu là sơn phủ bề mặt nhằm bảo vệ bề mặt đối tượng sử dụng, đồng thời cũng là
hình thức trang trí thẩm mỹ, chính vì vậy màu sắc của sơn là một yếu tố được quan
tâm hàng đầu. Đa số việc pha màu hiện nay trên thị trường đều được thực hiện trên
phương pháp thủ công (tức theo kinh nghiệm). Chính vì vậy độ chính xác không
cao, sản phẩm sản xuất ra đôi khi không theo mong muốn, tỷ lệ phế phẩm nhiều,
năng suất thấp, lãng phí sức lao động, thời gian, Để loại bỏ những nhược điểm trên.
Cũng như để tạo ra những sản phẩm theo mong muốn, chỉ bằng một thao tác đơn
giản, đưa bộ điểu khiển lập trình PLC vào để thực hiện cụ thể là một dây chuyền
sản xuất tự động.

1.3. Giới hạn đề tài


Từ yêu cầu của đề tài, cũng như khả năng về kiến thức chúng em chỉ thực hiện
những công việc sau
- Tìm hiểu mô hình Pha màu trong thực tế
- Tìm hiểu và nghiên cứu PLC S7 – 1200
- Viết chương trình, chạy chương trình trên PLC (CPU 1214C)
- Tìm hiểu phần mềm Tia Portal
- Viết giao diện bằng phần mềm Tia Portal, giao tiếp giữa PLC và máy tính
- Thi công mô hình

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
1.4. Hướng thực hiện
- Nghiên cứu mô hình máy pha màu từ các bồn chứa vật liệu cơ bản, tỷ lệ
giữa 3 màu RGB (đỏ, xanh lá cây, xanh lam) từ đó tạo ra các màu khác.
- Sử dụng giao diện để người sử dụng lựa chọn sản phẩm và tỷ lệ theo
các thành phần màu để có một màu theo mong muốn.
- Sử dụng các bộ timer để tính thời gian trộn và xả sản phẩm thông qua PLC
để tác động đóng mở các van cấp nguyên vật liệu và điều khiển động cơ khuấy trộn
- Vẽ giao diện về mô hình và bảng điều khiển, bảng mã màu để dễ dàng
trong việc giám sát và điều khiển.
- Thi công mô hình và điều khiển mô hình hoạt động.
1.5. Một số sản phẩm thực tế

Hình 1.1: Máy trộn sơn (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 5
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành

Hình 1.2: Máy trộn sơn (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 6
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ

2.1. Quy trình điều khiển máy trộn


- Bình trộn là nơi trộn để tạo ra các màu sơn khác nhau và cũng là nơi rửa
sơn sau khi kết thúc quá trình trộn mẻ đó. Ta thấy có đường ống để đưa ba loại sơn
màu khác nhau (Gồm các màu theo thứ tự: đỏ, xanh da trời, xanh lam) làm cơ sở
cho việc tạo ra màu sơn mong muốn.
- Quy trình làm việc được thực hiện như sau: Trước tiên van xả các loại sơn
khác màu nhau vào bồn, loại sơn thứ nhất được xả vào bình bằng van điện từ 1 trong
khoảng thời gian t1, loại sơn thứ hai được xả vào bình qua van điện từ 2 trong
khoảng thời gian t2, loại sơn thứ ba được xả vào bình bằng van điện từ 3 trong
khoảng thời gian t3. Các van dừng đưa sơn vào bình khi đã bơm đủ khoảng thời gian
định sẳn thì bắt đầu quá trình trộn. Quá trình này được điều khiển bởi động cơ trộn,
sau khi trộn xong, sơn được rót xuống lon thông qua van xả.

2.2. Quá trình rót sơn


- Khâu rót sơn ra hộp được thực hiện sau khi chương trình trộn sơn kết
thúc, các hộp sơn được đặt trên băng tải, có 2 cảm biến để báo quá trình rót sơn tự
động.
- Các cảm biến sử dụng:
 Cảm biến 1: báo hộp sơn đã đến đúng vị trí để rót sơn.
 Cảm biến 2: báo hộp sơn đến cuối băng tải cần được đưa.
- Khi quá trình trộn sơn kết thúc, ta mới thực hiện rót sơn vào hộp. Khi sơn đã
được trộn xong, băng tải chạy để đưa hộp sơn đến đúng vị trí để rót sơn. Cảm biến 1
báo hộp sơn đã đến đúng vị trí thì băng tải ngưng và van rót sơn mở để đưa sơn
xuống hộp trong khoảng thời gian t do ta tính trước để đảm bảo sơn đã được rót đầy
vào hộp thì van đóng lại ngưng rót sơn đồng thời băng tải chạy lại để đưa hộp sơn ra
cuối băng tải và đồng thời hộp sơn tiếp theo cũng đến vị trí rót.

2.3. Chọn quy luật pha màu


Trên thực tế các hạt màu trong màu sơn không phải là các màu sơ cấp lý tưởng.
Vì thế bảng pha màu (hay vòng tròn màu sắc) chỉ có tác dụng định hướng. Chỉ các
hãng sản xuất sơn mới nghiên cứu và thực sự hiểu màu pha trộn với nhau như thế nào

SV: Lê Ngọc 7
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
để tạo thành màu khác, dựa trên kinh nghiệm của các chuyên gia và tự tạo ra được
một công thức pha màu sơn cho riêng mình.
Trong đề tài, chúng ta áp dụng nguyên tắc pha màu tuân theo quy tắc trừ màu
và chọn 3 màu sơ cấp (Primary, hay còn gọi là màu chính, màu cơ bản, màu bậc nhất)
là đỏ (Red – R), vàng (Yellow – Y) và lam (Blue – B). Từ đó có thể pha ra các màu
khác (trừ đen và trắng – không màu nào pha trộn ra nó).
Như vậy 3 màu thứ cấp là:
 Đỏ + Vàng -> Da cam (Orange)
 Vàng + Lam -> Lục (Green)
 Lam + Đỏ -> Tím (Violet)
Trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp cạnh nó thì được màu tam cấp (Tertiary).

Hình 2.1: Bảng màu RYB (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 8
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
CHƯƠNG 3: CƠ CẤU CƠ KHÍ CHO HỆ THỐNG

3.1. Khung sắt

Hình 3.1: Khung sắt

Ta sử dụng sắt chữ V để dễ dàng lắp đặt và gắn các linh kiện khác lên, đồng thời
giúp việc đi dây tiện lợi hơn.
- Kích thước: 40*30*60 (cm)
- Chất liệu: sắt chữ V (25*25*4) (mm)
- Tác dụng: làm giá đỡ để gắn các thiết bị cho hệ thống

SV: Lê Ngọc 9
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
3.2. Thùng đựng sơn
Với mô hình này, cần sử dụng nước xả rửa để làm sạch thùng chứa, nên cần sử
dụng thêm 1 hộp để đựng nước xả sơn, vì việc rửa thùng trộn thực hiện nhiều nên cần
sử dụng loại hộp lớn hơn để chứa nước, cần sử dụng 2 loại hộp đựng có kích thước
khác nhau.

Hình 3.2: Hộp đựng sơn

Hình 3.3: Hộp đựng nước xả sơn

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
Hộp đựng sơn
- Kích thước: 13*12*9 (cm)
- Vật liệu: nhựa
Hộp đựng nước xả rửa:
- Kích thước: 19*18*9 (cm)
- Vật liệu: nhựa
3.3. Motor DC
Vì là mô hình nhỏ nên không cần sử dụng động cơ với tốc độ quay quá cao, lựa
chọn động cơ DC với tốc độ quay 200 vòng/phút là phù hợp.

Hình 3.4: Motor DC (nguồn: grabcad)

- Loại động cơ:


DC
- Tốc độ quay: 200 vòng/phút
- Điện áp hoạt động: 24V DC
SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
- Tác dụng: dùng để khuấy trộn cho hệ thống
3.4. Thùng trộn
Ta dùng loại thùng với kích thước vừa đủ để chứa sơn trộn, đồng thời có thể gắn
động cơ trộn ngay phía trên.

Hình 3.5: Thùng trộn

- Kích thước: 13*13*22 (cm)


- Chất liệu: nhựa

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
3.5. Cơ cấu hoàn chỉnh

Hình 3.6: Cơ cấu cơ khí hoàn chỉnh

Hình 3.7: Cơ cấu cơ khí hoàn chỉnh

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
CHƯƠNG 4: CẢM BIẾN VÀ CƠ CẤU CHẤP HÀNH

Các thiết bị sử dụng:


- Cảm biến tiệm cận
- Relay trung gian
- Van điện từ
- Động cơ DC
4.1. Cảm biến tiệm cận
- Do tính phổ biến cũng như chức năng, cảm biến tiệm cận được sử dụng
nhiều trong công nghiệp.
- Cảm biến tiệm cận dung để phát hiện vật thể kim loại từ tính, kim loại không
từ tính (như Nhôm, đồng…). Sử dụng cảm biến loại điện cảm (Inductivity Proximity
Sensor) và phát hiện vật phi kim sử dụng loại cảm biến tiệm cận kiểu điện dung
(Capacitve Proximity Sensor). Đồng thời có sẵn Model đáp ứng được hầu hết các
điều kiện môi trường lắp đặt: nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, chống nước, chống hóa chất

Cảm biến tiệm cận là gì?
- Cảm biến tiệm cận bao gồm tất cả các loại cảm biến phát hiện vật thể không
cần tiếp xúc như công tắc hành trình mà dựa trên những mối quan hệ vật lý giữa
cảm biến và vật thể cần phát hiện. Cảm biến tiệm cận chuyển đổi tín hiệu về sự
chuyển động hoặc xuất hiện của vật thể thành tín hiệu điện. Có 3 hệ thống phát hiện
để thực hiện công việc chuyển đổi này: hệ thống sử dụng dòng điện xoáy được phát
ra trong vật thể kim loại nhờ hiện tượng cảm ứng điện từ. Hệ thống sử dụng sự thay
đổi điện dung khi đến gần vật thể cần phát hiện, hệ thống sử dụng nam châm và hệ
thống chuyển mạch cộng từ.

Hình 4.1: Cảm biến tiệm cận (nguồn: Internet)


SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
a) Cảm biến tiệm cận điện
cảm Nguyên lý hoạt động
Cảm biến tiệm cận kiểu điện cảm phát hiện sự suy giảm từ tính do dòng điện
xoáy sinh ra trên bề mặt vật dẫn do từ trường ngoài. Trường điện từ xoay chiều sinh
ra trên cuộn dây và thay đổi trở kháng phụ thuộc vào dòng điện xoáy trên bề mặt
vật thể kim loại được phát hiện.

Một phương pháp khác để phát hiện vật thể bằng nhôm nhờ phát hiện pha của
tần số. Tất cả các cảm biến phát hiện kim loại đều sử dụng cuộn dây để phát hiện
sự thay đổi điện cảm. Ngoài ra còn có loại cảm biến đáp ứng xung, loại này phát ra
dòng điện xoáy dưới dạng xung và phát hiện số lần thay đổi dòng điện xoáy với
điện áp sinh ra trên cuộn dây.

Vật thể cần phát hiện và cảm biến khi tiến gần nhau giồng như hiện tượng
cảm ứng điện từ trong máy biến áp.

b) Cảm biến tiệm cận điện


dung Nguyên lý hoạt động
Trong cảm biến tiếp cận điện dung, sự có mặt của đối tượng làm thay đối điện
dung C của các bản cực. Cảm biến tiếp cận điện dung cũng gồm bốn bộ phận chính
là cuộn dây và lõi ferit, mạch dao động, mạch phát hiện, mạch đầu ra.
Tuy nhiên cảm biến tiếp cận điện dung không đòi hỏi đối tượng là kim loại.
Đối tượng phát hiện có thể là chất lỏng, vật liệu phi kim loại; thuỷ tinh, nhựa. Tốc
độ chuyển mạch tương đối nhanh, có thể phát hiện đối tượng có kích thước nhỏ,
phạm vi cảm nhận lớn.
Hạn chế yếu của cảm biến điện dung là chịu ảnh hưởng của độ ẩm và bụi.
Cảm biến tiếp cận điện dung có vùng cảm nhận lớn hơn vùng cảm nhận của cảm
biến tiếp cận điện cảm. Để có thể bù ảnh hưởng của môi trường và đối tượng, cảm
biến tiếp cận điện dung thường có một chiết áp điều chỉnh.
Giá trị điện dung phụ thuộc vào kích thước và khoảng cách của đối tượng.
Một cảm biến tiệm cận điện dung thông thường tương tự như tụ điện với 2 bản điện
cực song song, và điện dung thay đổi giữa 2 bản cực đó sẽ được phát hiện. Một tấm

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
điện cực là đối tượng cần phát hiện và một tấm kia là bề mặt của cảm biến. Đối
tượng có thể được phát hiện phụ thuộc vào giá trị điện môi của chúng.

4.2. Relay trung gian


a) Khái niệm
- Rơle là một loại thiết bị điện tự động mà tín hiệu đầu ra thay đổi nhảy cấp
khi tín hiệu đầu vào đạt những giá trị xác định. Rơle là thiết bị điện dùng để đóng
cắt mạch điện điều khiển, bảo vệ và điều khiển sự làm việc của mạch điện động
lực.
- Rơ le trung gian được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống bảo vệ điện
trong các hệ thống điều khiển tự động.
- Do có số lượng tiếp điểm lớn, vừa thường đóng vừa thường mở. Rơ le trung
gian được sử dụng khi khả năng đóng cắt của rơ le chính không đủ, hoặc chia tín
hiệu từ rơ le chính đến nhiều bộ phận khác nhau của sơ đồ mạch điều khiển.
- Trong các bảng mạch điều khiển linh kiện điện tử, Rơ le trung gian thường
được dùng làm các phần tử đầu ra để truyền tín hiệu cho bộ phận mạch phía sau,
đồng thời cách ly điện áp giữa phần điều khiển thường là điện áp thấp, một chiều
(5V, 10V, 12V, 24V) với phần chấp hành thướng là điện áp lớn xoay chiều (220V,
380V).

Hình 4.2: Relay trung gian (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
b) Phân loại
Có nhiều loại rơle với nguyên lý và chức năng làm việc rất khác nhau. Do
vậy có nhiều cách để phân loại rơle.
 Phân loại theo nguyên lý làm việc gồm các nhóm:
- Rơle điện cơ (rơle điện từ, rơle cảm ứng…)
- Rơle nhiệt.
- Rơle từ
- Rơle số, điện từ, bán dẫn…

 Phân loại theo nguyên lý tác động của cơ cấu chấp hành:
- Rơle có tiếp điểm: Loại này tác động lên mạch bằng cách đóng
mở các tiếp điểm.
- Rơ le không tiếp điểm (rơle tĩnh): Loại này tác động bằng cách thay
đổi đột ngột các tham số của cơ cấu chấp hành mắc trong mạch điều khiển
như: điên cảm, điện dung, điện trở…

 Phân loại theo đặc tính tham số vào:


- Rơle dòng điện.
- Rơle điện áp.
- Rơle công suất.
- Rơle tổng trở.
- Rơle định hướng.
 Phân loại theo cách mắc cơ cấu:
- Rơle sơ cấp: Được mắc trực tiếp vào mạch cần bảo vệ.
- Rơle thứ cấp: Được lắp vào mạch thông qua biến áp đo lường
hay biến dòng điện.

e) Phân theo gia trị và chiều các đại lượng đi vào rơ le:
- Rơ le cực đại.
- Rơ le cực tiểu.

c) Các thông số của Relay


* Hệ số điều khiển rơle:

Tỷ số Kđk = Pđk/Ptđ gọi là hệ số điều khiển của rơle.

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
- Pđk là công suất điều khiển định mức của rơ le, chính là
công suất định mức của cơ cấu chấp hành.

- Ptđ là công suất tác động, chính là công suất cần thiết cung
cấp cho đầu vào để rơ le tác động.

* Hệ số dự trữ:

Tỷ số Kdt = xlv/xtđ gọi là hệ số dự trữ của rơle. Kdt > 1 khi Kdt lớn càng
đảm bảo rơle làm việc tin cậy.

* Hệ số nhả:

Tỷ số Knh = xnh/xtđ gọi là hệ số nhả của rơle (đôi khi còn gọi là hệ số trở về).
Hệ số Knh luôn nhỏ hơn 1.

Khi Knh lớn, bề mặt rộng của đặc tính rơle Dx = xtđ-xnh nhỏ, đặc tính
rơle dạng này phù hợp với bảo vệ có tính chọn lọc cao sử dụng trong bảo vệ
HTĐ.

Khi Knh nhỏ, bề rộng đặc tính Dx = xtđ – xnh lớn, đặc tính này thích hợp
với rơle điều khiển và tự động trong truyền động điện và tự động hóa.

* Thời gian tác động:

Là thời gian kể từ thời điểm cung cấp tín hiệu cho đầu vào, đến lúc cơ cấu
chấp hành làm việc. Với 13ung điện từ là quãng thời gian cuộn dây được cung cấp
dòng (hay áp) cho đến lúc hệ thống tiếp điểm đóng hoàn toàn (với tiếp điểm thường
mở) và mở hoàn toàn (với tiếp điểm thường đóng).
4.3. Van điện từ
- Van điện từ là cơ cấu chấp hành thông dụng nhất. Nguyên lý hoạt động cơ
bản là sự di chuyển lõi sắt (piston) trong cuộn dây. Bình thường piston được giữ
bên ngoài cuộn dây. Khi cuộn dây được cấp điện, cuộn dây sinh ra từ trường hút
piston và kéo nó vào trung tâm của cuộn dây. Ứng dụng quan trọng nhất của van
điện từ là điều khiển các van khí nén, thủy lực và khóa cửa xe.

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
Hình 4.3: Hoạt động của van điện từ khi cấp điện (nguồn: Internet)

- Van điện từ có tên tiếng anh là solenoid valve. Đúng như tên gọi của nó, van
sử dụng từ trường để đóng mở, kiểm soát lưu chất trong hệ thống đường ống. Van
sử dụng nguồn điện 24v, 220v xoay chiều hoặc một chiều.

- Van điện từ có cơ chế đóng mở nhanh, hoạt động ổn định, tốn ít năng lượng
và có thiết kế nhỏ gọn. Trong các hệ thống công nghiệp, chúng đóng vai trò mở,
trộn phân chia dòng lưu chất trong đường ống. Van được ứng dụng trong rất nhiều
lĩnh vực, từ môi trường chất lỏng như nước, dầu, hóa chất đến các môi trường dạng
khí, hơi.

Hình 4.4: Van điện từ (nguồn: Internet)

- Van có thiết kế phổ biến nhất là dạng hai cổng: một vào và một ra. Ngoài ra
chúng cũng có thiết kế dạng ba cổng: một vào và hai cổng ra. Dạng ba cổng thường

SV: Lê Ngọc 1
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
sử dụng trong các hệ thống phân chia dòng lưu chất. Các hệ thống hiện đại có thể
sử dụng rất nhiều van điện từ để ghép lại với nhau, nhằm tối ưu hóa hoạt động của
hệ thống.

Hình 4.5: Cấu tạo van điện từ (nguồn: Internet)

4.4. Động cơ điện


DC
- Động cơ DC hay còn gọi là động cơ một chiều, được sử dụng trong dòng điện
một chiều. Trong nhiều năm trở lại đây, động cơ điện một chiều DC đã được rất
nhiều những tiến bộ trong công nghiệp sản xuất quạt trần. Ngày nay nó đã và đang
được phát triển trong lắp đặt quạt trần. Khác với những loại động cơ khác, DC có
mức tiêu thụ thấp hơn giúp tiết kiệm năng lượng cho người dùng. Ngoài ra nó cũng
có khối lượng khá nhẹ, phù hợp với mọi gia đình.
- Xét về công suất thì động cơ DC tiêu thụ ít điện năng hơn do chỉ cần cấp điện
cho Stato mà không phải cấp điện cho cả Roto và Stato như động cơ AC. Vì vậy,
động cơ DC cho khả năng tiết kiệm hơn khoảng 70% so với động cơ AC.

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

a) Cấu tạo
Động cơ điện một chiều có thể phân thành hai phần chính: Phần tĩnh và phần
động.

- Phần tĩnh hay stato hay còn gọi là phần kích từ động cơ, là bộ phận sinh ra
từ trường nó gồm có:

+) Mạch từ và dây cuốn kích từ lồng ngoài mạch từ (nếu động cơ được kích từ
bằng nam châm điện), mạch từ được làm băng sắt từ (thép đúc, thép đặc). Dây quấn
kích thích hay còn gọi là dây quấn kích từ được làm bằng dây điện từ, các cuộn dây
điện từ nay được mắc nối tiếp với nhau.

+) Cực từ chính: Là bộ phận sinh ra từ trường gồm có lõi sắt cực từ và dây
quấn kích từ lồng ngoài lõi sắt cực từ. Lõi sắt cực từ làm bằng những lá thép kỹ
thuật điện hay thép cacbon dày 0.5 đến 1mm ép lại và tán chặt. Trong động cơ điện
nhỏ có thể dùng thép khối. Cực từ được gắn chặt vào vỏ máy nhờ các bulông.

Dây quấn kích từ được quấn bằng dây đồng bọc cách điện và mỗi cuộn dây
đều được bọc cách điện kỹ thành một khối, tẩm sơn cách điện trước khi đặt trên các
cực từ. Các cuộn dây kích từ được đặt trên các cực từ này được nối tiếp với nhau

+) Cực từ phụ: Cực từ phụ được đặt trên các cực từ chính. Lõi thép của cực từ
phụ thường làm bằng thép khối và trên thân cực từ phụ có đặt dây quấn mà cấu tạo
giống như dây quấn cực từ chính. Cực từ phụ được gắn vào vỏ máy nhờ những
bulông.

+) Gông từ: Gông từ dùng làm mạch từ nối liền các cực từ, đồng thời làm vỏ
máy. Trong động cơ điện nhỏ và vừa thường dùng thép dày uốn và hàn lại, trong
máy điện lớn thường dùng thép đúc. Có khi trong động cơ điện nhỏ dùng gang làm
vỏ máy.

+) Các bộ phận khác:

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
Nắp máy: Để bảo vệ máy khỏi những vật ngoài rơi vào làm hư hỏng dây quấn
và an toàn cho người khỏi chạm vào điện. Trong máy điện nhỏ và vừa nắp máy còn
có tác dụng làm giá đỡ ổ bi. Trong trường hợp này nắp máy thường làm bằng gang.

Cơ cấu chổi than: Để đưa dòng điện từ phần quay ra ngoài. Cơ cấu chổi than
bao gồm có chổi than đặt trong hộp chổi than nhờ một lò xo tì chặt lên cổ góp. Hộp
chổi than được cố định trên giá chổi than và cách điện với giá. Giá chổi than có thể
quay được để điều chỉnh vị trí chổi than cho đúng chỗ, sau khi điều chỉnh xong thì
dùng vít cố định lại.

- Phần quay hay rôto: Bao gồm những bộ phận chính sau:
+) Phần sinh ra sức điện động gồm có:
Mạch từ được làm bằng vật liệu sắt từ (lá thép kĩ thuật) xếp lại với nhau.

Trên mạch từ có các rãnh để lồng dây quấn phần ứng.

Cuộn dây phần ứng: Gồm nhiều bối dây nối với nhau theo một qui luật nhất
định. Mỗi bối dây gồm nhiều vòng dây các đầu dây của bối dây được nối với các
phiến đồng gọi là phiến góp, các phiến góp đó được ghép cách điện với nhau và
cách điện với trục gọi là cổ góp hay vành góp.

Tỳ trên cổ góp là cặp trổi than làm bằng than graphit và được ghép sát vào
thành cổ góp nhờ lò xo.

+) Lõi sắt phần ứng: Dùng để dẫn từ, thường dùng những tấm thép kỹ thuật
điện dày 0,5 (mm0 phủ cách điện mỏng ở hai mặt rồi ép chặt lại để giảm tổn hao do
dòng điện xoáy gây nên. Trên lá thép có dập hình dạng rãnh để sau khi ép lại thì đặt
dây quấn vào. Trong những động cơ trung bình trở lên người ta còn dập những lỗ
thông gió để khi ép lại thành lõi sắt có thể tạo được những lỗ thông gió dọc trục.
Trong những động cơ điện lớn hơn thì lõi sắt thường chia thành những đoạn nhỏ,
giữa những đoạn ấy có để một khe hở gọi là khe hở thông gió. Khi máy làm việc
gió thổi qua các khe hở làm nguội dây quấn và lõi sắt. Trong động cơ điện một
chiều nhỏ, lõi sắt phần ứng được ép trực tiếp vào trục. Trong động cơ điện lớn, giữa
trục và lõi sắt có đặt giá rôto. Dùng giá rôto có thể tiết kiệm thép kỹ thuật điện và
giảm nhẹ trọng lượng rôto.

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
+) Dây quấn phần ứng: Dây quấn phần ứng là phần phát sinh ra suất điện động
và có dòng điện chạy qua, dây quấn phần ứng thường làm bằng dây đồng có bọc
cách điện. Trong máy điện nhỏ có công suất dưới vài kW thường dùng dây có tiết
diện tròn. Trong máy điện vừa và lớn thường dùng dây tiết diện chữ nhật, dây quấn
được cách điện cẩn thận với rãnh của lõi thép. Để tránh khi quay bị văng ra do lực
li tâm, ở miệng rãnh có dùng nêm để đè chặt hoặc đai chặt dây quấn. Nêm có thể
làm bằng tre, gỗ hay bakelit.

+) Cổ góp: Cổ góp gồm nhiều phiến đồng có được mạ cách điện với nhau
bằng lớp mica dày từ 0,4 đến 1,2 mm và hợp thành một hình trục tròn. Hai đầu trục
tròn dùng hai hình ốp hình chữ V ép chặt lại. Giữa vành ốp và trụ tròn cũng cách
điện bằng mica. Đuôi vành góp có cao lên một ít để hàn các đầu dây của các phần
tử dây quấn và các phiến góp được dễ dàng.

b) Phân loại

Khi xem xét động cơ điện một chiều cũng như máy phát điện một chiều người
ta phân loại theo cách kích thích từ các động cơ. Theo đó ta có 4 loại động cơ điện
một chiều thường sử dụng:

+) Động cơ điện một chiều kích từ độc lập: Phần ứng và phần kích từ được
cung cấp từ hai nguồn riêng rẽ.
+) Động cơ điện một chiều kích từ song song: Cuộn dây kích từ được mắc
song song với phần ứng.
+) Động cơ điện một chiều kích từ nối tiếp: Cuộn dây kích từ được mắc nối
tếp với phần ứng.
+) Động cơ điện một chiều kích từ hỗn hợp: Gồm có 2 cuộn dây kích từ, một
cuộn mắc song song với phần ứng và một cuộn mắc nối tiếp với phần ứng.
c) Ưu nhược điểm của động cơ DC

Do tính ưu việt của hệ thống điện xoay chiều: để sản xuất, để truyền tải..., cả
máy phát và động cơ điện xoay chiều đều có cấu tạo đơn giản và công suất lớn, dễ
vận hành... mà máy điện (động cơ điện) xoay chiều ngày càng được sử dụng rộng
rãi và phổ biến. Tuy nhiên động cơ điện một chiều vẫn giữ một vị trí nhất định

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
trong công nghiệp giao thông vận tải, và nói chung ở các thiết bị cần điều khiển tốc
độ quay liên tục trong phạm vi rộng (như trong máy cán thép, máy công cụ lớn, đầu
máy điện...) Mặc dù so với động cơ không đồng bộ để chế tạo động cơ điện một
chiều cùng cỡ thì giá thành đắt hơn do sử dụng nhiều kim loại màu hơn, chế tạo
bảo quản cổ góp phức tạp hơn. Nhưng do những ưu điểm của nó mà máy điện
một chiều vẫn không thể thiếu trong nền sản xuất hiện đại.

+) Ưu điểm của động cơ điện một chiều là có thể dùng làm động cơ điện hay
máy phát điện trong những điều kiện làm việc khác nhau. Song ưu điểm lớn nhất
của động cơ điện một chiều là điều chỉnh tốc độ và khả năng quá tải. Nếu như bản
thân động cơ không đồng bộ không thể đáp ứng được hoặc nếu đáp ứng được thì
phải chi phí các thiết bị biến đổi đi kèm (như bộ biến tần ) rất đắt tiền thì động cơ
điện một
chiều không những có thể điều chỉnh rộng và chính xác mà cấu trúc mạch lực,
mạch điều khiển đơn giản hơn đồng thời lại đạt chất lượng cao.
+) Nhược điểm chủ yếu của động cơ điện một chiều là có hệ thống cổ góp -
chổi than nên vận hành kém tin cậy và không an toàn trong các môi trường rung
chấn, dễ cháy nổ.

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

Hình 4.6: Động cơ DC (nguồn: Internet)

CHƯƠNG 5: HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN

5.1. Giới thiệu về PLC S7-1200 và Tia Portal


5.1.1. PLC S7-1200
a) Giới thiệu

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành

Hình 5.1: PLC S7-1200 (nguồn: Internet)

- Năm 2009, Siemens ra dòng sản phẩm S7-1200 dùng để thay thế dần cho S7-
200. So với S7-200 thì S7-1200 có những tính năng nổi trội:
- S7-1200 là một dòng của bộ điều khiển logic lập trình (PLC) có thể kiểm soát
nhiều ứng dụng tự động hóa. Thiết kế nhỏ gọn, chi phí thấp, và một tập lệnh mạnh
làm cho chúng ta có những giải pháp hoàn hảo hơn cho ứng dụng sử dụng với S7-
1200.
- S7-1200 bao gồm một microprocessor, một nguồn cung cấp được tích hợp
sẵn, các đầu vào/ra (DI/DO).
- Một số tính năng bảo mật giúp bảo vệ quyền truy cập vào cả CPU và
chương trình điều khiển:
 Tất cả các CPU đều cung cấp bảo vệ bằng password chống truy cập
vào PLC.
 Tính năng “know-how protection” để bảo vệ các block đặc biệt của
mình S7-1200 cung cấp một cổng PROFINET, hỗ trợ chuẩn Ethernet và
TCP/IP. Ngoài ra, có thể dùng các module truyền thong mở rộng kết nối
bằng RS485 hoặc RS232.
- Phần mềm dùng để lập trình cho S7-1200 là Step7 Basic. Step7 Basic hỗ trợ
ba ngôn ngữ lập trình là FBD, LAD và SCL. Phần mềm này được tích hợp trong TIA
Portal của Siemens.

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
- Dòng sản phẩm PLC S7-1200 có nhiều CPU khác nhau như: CPU 1211, CPU
1212, CPU 1214, CPU 1215…trong mỗi dòng CPU đều được phân biệt bởi ký hiệu
như AC/DC/Ply, DC/DC/DC…tương ứng với Nguồn cấp cho CPU, Dạng cổng ngõ
vào, dạng cổng ngõ ra. Mỗi CPU có bộ nhớ làm việc, chu kỳ lệnh, cổng truyền thông
giao tiếp, khối tổ chức chương trình OB, chức năng khác nhau…Tùy vào ứng dụng
và hệ thống mà ta sẽ lựa chọn dòng CPU phù hợp để đáp ứng về tốc độ xử lý, cũng
như về giá thành của CPU.
Bảng 5.1: Các loại CPU

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành

Với PLC S7-1200 thì các CPU khác nhau về ký hiệu ngay sau tên CPU. Ví dụ
CPU 1214C DC/DC/DC: Với nguồn điện áp 24VDC/ ngõ vào kích hoạt ở cấp điện
áp 24VDC/ Ngõ ra Transistor. Ưu điểm của loại ngõ ra Transistor dùng để điều
biến độ rộng xung, xuất xung tốc độ cao…Nhược điểm là chỉ có thể sử dụng với 1
cấp điện áp là 24VDC và phải thông qua 1 Relay đệm 24VDC để sửng dụng với
các cấp điện áp khác nhau. Với ngõ ra Relay có thể sử dụng ngõ ra ở nhiều cấp
điện áp khác nhau, tuy nhiên do tác động chậm nên không dùng cho điều biến độ
rộng xung hoặc phát xung tốc độ cao.

b) Các Module mở rộng của PLC S7-1200


Thông thường để tăng tính năng linh động trong ứng dụng thực tế những bộ điều
khiển PLC được thiết kế không bị cứng hóa về cấu hình. Chúng được chia nhỏ
thành các module. Số các module được sử dụng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng bài

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
toán, nhưng tối thiểu bao giờ cũng phải có Module chính là module CPU. Các
module còn lại là các module nhận truyền tín hiệu với đối tượng điều khiển, các
module chức năng chuyên dụng như PID, điều khiển động cơ…được gọi là các
module mở rộng.

Bảng 5.2: Module Digital S7-1200

Bảng 5.3: Module giao tiếp S7-1200

SV: Lê Ngọc 2
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
Bảng 5.4: Module Analog S7-1200

c) Các tập lệnh cơ bản trong PLC S7-


1200 Các tiếp điểm ladder (LAD)

Hình 5.2: Tiếp điểm thường mở và tiếp điểm thường đóng (nguồn: Internet)

Bảng 5.5: Tiếp điểm đầu vào

Thông số Kiểu dữ liệu Miêu tả

IN Bool Bit được gán giá trị

- Tiếp điểm thường hở NO (Normally Open) được đóng lại (ON) khi giá
trị bit được gán bằng 1.
- Tiếp điểm thường đóng NC (Normally Closed) được đóng lại (ON)
khi giá trị bit được gán bằng 0.
- Các tiếp điểm được nối nối tiếp sẽ tạo ra mạch logic AND.
- Các tiếp điểm được nối song song sẽ tạo ra mạch logic OR.
Cuộn dây ngõ ra (LAD)

Hình 5.3: Cuộn dây ngõ ra và ngõ ra đảo (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
Bảng 5.6: Ngỏ ra

Thông số Kiểu dữ liệu Miêu tả

OUT Bool Bit được gán giá trị

- Nếu có luồng tín hiệu chạy qua một cuộn dây ngõ ra, bit ngõ ra được
đặt lên 1.
- Nếu không có luồng tín hiệu chạy qua một cuộn dây ngõ ra, bit ngõ
ra được đặt về 0.
- Nếu có luồng tín hiệu chạy qua một cuộn dây ngõ ra đảo, bit ngõ ra
được đặt về 0.
- Nếu không có luồng tín hiệu chạy qua một cuộn dây ngõ ra đảo, bit
ngõ ra được đặt lên 1.
S và R: Set và Reset 1 bit
- Khi lệnh S (Set) được kích hoạt, giá trị dữ liệu ở địa chỉ OUT được
đặt lên 1.
- Khi lệnh S không được kích hoạt, ngõ ra OUT không bị thay đổi.
- Khi lệnh R (Reset) được kích hoạt, giá trị dữ liệu ở địa chỉ OUT được
đặt về 0.
- Khi lệnh R không được kích hoạt, ngõ ra OUT không bị thay đổi.
- Những lệnh này có thể được đặt tại bất cứ vị trí nào trong mạch.

Hình 5.4: Các lệnh Set, Reset (nguồn: Internet)

Bảng 5.7: Lệnh Set và Reset


Thông số Kiểu dữ liệu Miêu tả

IN Bool Vị trí bit được giám sát

OUT Bool Vị trí bit được đặt hoặc đặt lại

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
RS và SR: các mạch chốt của bit set trội và reset trội

Hình 5.5: Lệnh Reset và Set ưu tiên (nguồn: Internet)

- RS là một mạch chốt set trội mà set chiếm ưu thế. Nếu tín hiệu set
(S1) và reset
- (R) đều là đúng, địa chỉ ngõ ra OUT sẽ bằng 1.
- SR là một mạch chốt reset trội mà reset chiếm ưu thế. Nếu tín hiệu set
(S) và
- reset (R1) đều là đúng thì địa chỉ ngõ ra OUT sẽ là 0.
- Thông số OUT định rõ địa chỉ bit được set hay reset. Ngõ ra OUT
tùy chọn (Q) phản ánh trạng thái tín hiệu của địa chỉ OUT.
Bảng 5.8: Lệnh Set và Reset ưu tiên
Thông số Kiểu dữ liệu Miêu tả

S, S1 Bool Ngõ vào set; số “1” biểu thị sự ưu thế

R, R1 Bool Ngõ vào reset; số “1” biểu thị sự ưu thế

OUT Bool Ngõ ra của bit được gán “OUT”

Q Bool Trạng thái kèm theo của bit “OUT”

Các bộ định thời (Timer).


Ta sử dụng các lệnh định thời để tạo ra các trì hoãn thời gian được lập trình.
- TP: bộ định thì xung phát ra một xung với bề rộng xung được đặt trước.
- TON: ngõ ra của bộ định thì ON – delay Q được đặt lên ON sau một
sự trì hoãn thời gian đặt trước.
- TOF: ngõ ra Q của bộ định thì OFF – delay được đặt lại về OFF
sau một sự trì hoãn thời gian đặt trước.
- TONR: ngõ ra bộ định thì có khả năng nhớ ON – delay được đặt lên
ON sau một trì hoãn thời gian đặt trước. Thời gian trôi qua được tích lũy
qua

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
nhiều giai đoạn định thì cho đến khi ngõ vào R được sử dụng để đặt lại thời
gian trôi qua.
- RT: đặt lại một bộ định thì bằng cách xóa dữ liệu thời gian được lưu
trữ trong khối dữ liệu tức thời của bộ định thì xác định.
Bảng 5.8: Thông số PT và IN của Timer
Bộ định thì Những thay đổi trong các thông số PT và IN

□ Thay đổi PT không có ảnh hưởng trong khi bộ định thì vận hành.
TP □ Thay đổi IN không có ảnh hưởng trong khi bộ định thì vận hành.

□ Thay đổi PT không có ảnh hưởng trong khi bộ định thì vận hành.
□ Thay đổi IN sang “FALSE”, trong khi bộ định thì vận hành, sẽ đặt lại
TON
và dừng bộ định thì.

□ Thay đổi PT không có ảnh hưởng trong khi bộ định thì vận hành.
□ Thay đổi IN sang “TRUE”, trong khi bộ định thì vận hành, sẽ đặt lại
TOF
và dừng bộ định thì.

□ Thay đổi PT không có ảnh hưởng trong khi bộ định thì vận hành,
nhưng có ảnh hưởng khi định thì khôi phục lại.
TONR
□ Thay đổi IN sang “FALSE”, trong khi bộ định thì vận hành, sẽ dừng
bộ định thì nhưng không đặt lại bộ định thì. Thay đổi IN trở lại sang
“TRUE” sẽ làm bộ định thì bắt đầu tính toán thời gian từ giá trị thời
gian được tích lũy.

Các giá trị TIME.


Các giá trị PT (preset time – thời gian đặt trước) và ET (elapsed
time – thời gian đã trôi qua) được lưu trữ trong bộ nhớ như các số nguyên
double có dấu, tượng trưng cho những mili giây thời gian. Dữ liệu TIME sử
dụng bộ định danh T# và có thể được nhập vào như một đơn vị thời gian thuần
túy “T#200ms” hay như các đơn vị thời

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
Bảng 5.9: Giá trị Time cho phép
Kiểu dữ liệu Kích cỡ Phạm vi số hợp lệ
T#-24d_20h_31m_23s_648ms đến
TIME 32 bit T#24d_20h_31m_23s_647ms – 2.147.483.648 ms đến +
2.147.483.647 ms

Hình 5.6: Giản đồ TP (nguồn: Internet)

Hình 5.7: Giản đồ TON (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

Hình 5.8: Giản đồ TOFF (nguồn: Internet)

Hình 5.9: Giản đồ TONR (nguồn: Internet)

Các bộ đếm.
Ta sử dụng các lệnh bộ đếm để đếm các sự kiện chương trình bên trong
và các sự kiện xử lý bên ngoài:
- CTU: bộ đếm đếm lên.
- CTD: bộ đếm đếm xuống
- CTUD: bộ đếm đếm lên và xuống.

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
L
ự a chọn kiểu dữ liệu giá trị đếm từ danh
sách thả xuống dưới tên hộp.

Ta tạo ra một “Counter name” riêng chỉ


định Data Block bộ đếm và miêu tả mục
đích của bộ đếm này trong chu trình.

Bảng 5.10: Thông số CU, CD, CTUD


Thông số Kiểu dữ liệu Miêu tả

CU, CD Bool Đếm lên hay đếm xuống, bởi một lần đếm

R (CTU, CTUD) Bool Đặt lại giá trị đếm về 0

LOAD (CTD, CTUD) Bool Nạp điều khiển cho giá trị đặt trước
SInt, Int, DInt,
PV USInt, UInt, UDInt Giá trị đếm đặt trước

Q, QU Bool Đúng nếu CV >= PV

QD Bool Đúng nếu CV <= 0


SInt, Int, DInt,
CV USInt, UInt, UDInt Giá trị đếm hiện thời

CTU: CTU đếm lên 1 đơn vị khi giá trị của thông số CU thay đổi
từ 0 lên 1. Nếu giá trị của thông số CV (Current count value – giá trị đếm
hiện thời) lớn hơn hoặc bằng giá trị thông số PV (Preset count value – giá

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
trị đếm đặt trước) thì thông số ngõ ra của bộ đếm Q = 1. Nếu giá trị của
thông số đặt lại R thay đổi từ 0 lên 1, giá trị đếm hiện thời được xóa về 0.
Hình dưới đây thể hiện một giản đồ định thì CTU với một giá trị đếm là số
nguyên không dấu (với PV = 3).

Hình 5.10: Giản đồ CU (nguồn: Internet)

CTD: CTD đếm xuống 1 đơn vị khi giá trị của thông số CD thay đổi
từ 0 lên 1. Nếu giá trị của thông số CV (Current count value – giá trị
đếm hiện thời) nhỏ hơn hoặc bằng 0 thì thông số ngõ ra của bộ đếm Q =
1. Nếu giá trị của thông số LOAD thay đổi từ 0 lên 1, giá trị tại thông số
PV (Preset count value – giá trị đặt trước) được nạp đến bộ đếm như một
giá trị CV mới. Hình dưới đây thể hiện một giản đồ định thì CTD với một
giá trị đếm là số nguyên không dấu (với PV = 3).

Hình 5.11: Giản đồ CTD (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện tử GVHD: TS. Võ Như Thành
CTUD: CTUD đếm lên hay xuống 1 đơn vị theo sự quá độ từ 0 lên
1 của ngõ vào đếm lên (Count up – CU) hay đếm xuống (Count down –
CD). Nếu giá trị của thông số CV (giá trị đếm hiện thời) lớn hơn hoặc bằng
giá trị thông số PV (giá trị đếm đặt trước) thì thông số ngõ ra của bộ đếm
QU = 1. Nếu giá trị của thông số CV nhỏ hơn hay bằng 0, thông số ngõ ra
của bộ đếm QD = 1. Nếu giá trị của thông số LOAD thay đổi từ 0 lên 1,
giá trị tại thông số PV được nạp đến bộ đếm như một giá trị CV mới. Nếu
giá trị của thông số đặt lại R thay đổi từ 0 lên 1, giá trị đếm hiện thời sẽ
được xóa về 0. Hình dưới đây cho thấy một biểu đồ đếm thời gian
CTUD với một giá trị đếm số nguyên không dấu (với PV = 4).

Hình 5.12: Giản đồ CTUD (nguồn: Internet)

SV: Lê Ngọc 3
Hùng Võ Chí
5.1.2. Phần mềm Tia Portal
- TIA Portal viết tắt của Totally Integrated Automation Portal là một phần mềm
tổng hợp của nhiều phần mềm điều hành quản lý tự động hóa, vận hành điện của hệ
thống. Có thể hiểu, TIA Portal là phần mềm tự động hóa đầu tiên, có sử dụng chung
1 môi trường/ nền tảng để thực hiện các tác vụ, điều khiển hệ thống.
- TIA Portal được phát triển vào năm 1996 bởi các kỹ sư của Siemens, nó cho
phép người dùng phát triển và viết các phần mềm quản lý riêng lẻ một cách nhanh
chóng, trên 1 nền tảng thống nhất. Giải pháp giảm thiểu thời gian tích hợp các ứng
dụng riêng biệt để thống nhất tạo hệ thống.
- TIA Portal - Tích hợp tự động toàn diện là phần mềm cơ sở cho tất cả các
phần mềm khác phát triển: Lập trình, tích hợp cấu hình thiết bị trong dải sản phẩm.
Đặc điểm TIA Portal cho phép các phần mềm chia sẻ cùng 1 cơ sở dữ liệu, tạo nên
tính thống nhất, toàn vẹn cho hệ thống ứng dụng quản lý, vận hành.
- TIA Portal tạo môi trường dễ dàng để lập trình thực hiện các thao tác:
 Thiết kế giao diện kéo nhã thông tin dễ dàng, với ngôn ngữ hỗ trợ đa dạng.
 Quản lý phân quyền User, Code, Project tổng quát.
 Thực hiện go online và Diagnostic cho tất cả các thiết bị trong project để
xác định bệnh, lỗi hệ thống.
 Tích hợp mô phỏng hệ thống.
 Dễ dàng thiết lập cấu hình và liên kết giữa các thiết bị Siemens.

Hiện tại phần mềm TIA Portal có nhiều phiên bản như TIA Portal V14, TIA
Portal V15, TIA Portal V16 và mới nhất là TIA Portal V17. Tùy theo nhu cầu sử dụng
mà người dùng sẽ lựa chọn cài đặt TIA portal phiên bản tương ứng.
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

5.2. Lưu đồ thuật toán

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
Hình 5.13: Lưu đồ chương trình chính

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
Hình 5.14: Lưu đồ chương trình trộn sơn

5.3. Giao diện SCADA

Hình 5.15: Giao diện SCADA cho hệ thống trộn sơn

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

CHƯƠNG 6: XÂY DỰNG MÔ HÌNH THỰC TẾ

6.1. Sơ đồ nối dây PLC

Hình 6.1: Sơ đồ đấu dây

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

6.2. Hình ảnh mô hình

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

Hình 6.2: Bảng mạch

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

Hình 6.3: Mô hình thực tế

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như

Hình 6.4: Sản phẩm

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí
ĐA Hệ thống Cơ điện GVHD: TS. Võ Như
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình “Điều khiển logic” – Th.S Khương Công Minh, Đại học Đà Nẵng
– Trường ĐH Bách Khoa.
2. Giáo trình PLC – TS. Ngô Thanh Nghị - Trường ĐH Bách Khoa
3. https://grabcad.com/library
4. https://new.siemens.com

SV: Lê Ngọc 4
Hùng Võ Chí

You might also like