You are on page 1of 2

Chủ đề/tình huống/vấn đề 1

Bà Nguyễn Thị S đã mãn kinh được 5 năm nay, đến khám vì lý do đau vùng thắt

lưng. Ngày 15 tháng 6 năm nay là kỷ niệm sinh nhật bà tròn 52 tuổi. Cách đây 3 năm bà

đã từng bị gẫy cổ xương đùi và được được điều trị ổn định đi lại được bình thường, nhưng

khi trở trời thì còn đau. Khi đó Bác sỹ đã chỉ định cho Bà đo mật độ xương ở cột sống và

cổ xương đùi, kết quả là loãng xương (hiện nay bà không giữ kết quả). Khi ra viện, Bác

sỹ có kê đơn thuốc điều trị loãng xương và dặn dò phải uống hàng tuần, nhưng Bà chỉ

uống được vài tháng thì Bà tự ý bỏ thuốc vì thấy đã đi lại được. Bà cứ băn khoăn là bà

không hút thuốc, không uống rượu, không uống cà phê, gia đình bà cũng không có ai bị

gẫy xương mà tại sao Bà lại bị gẫy xương dù chỉ ngã rất nhẹ cách đây 3 năm. Khám hiện

tại Bà S tỉnh táo, tiếp xúc tốt, chỉ có đau vùng thắt lưng, các bộ phận khác đều không phát

hiện bất thường. Cho đo mật độ xương thì có kết quả như Hình 1. Bà S đã được đánh giá

nguy cơ gãy bằng mô hình FRAX và được giải thích về nguy cơ gẫy xương của lần tiếp

theo nếu không tuân thủ điều trị. Bà S đã được chỉ định dùng thuốc Aclasta truyền 1 lần

mỗi năm.
Hình 1. Kết quả đo mật độ xương của bệnh nhân

- Câu hỏi

1. Trình bày nguyên lý, quy trình đo, tiêu chuẩn phải đạt của một kết quả đo

mật độ xương, đọc và nhận định kết quả

2. Trình bày chu chuyển xương và một số dấu ấn của chu chuyển xương ứng

dụng trong lâm sàng

3. Trình bày hai công cụ đánh giá nguy cơ gẫy xương là FRAX (của WHO)

và NGUYEN (của Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan) và nhận xét về sự

khác biệt và tương đồng của hai công cụ này

4. Hãy đọc và nhận định kết quả đo mật độ xương của Bà S. Chỉ định truyền

Aclasta trong trường hợp của Bà S có phải là chỉ định tối ưu không? Theo

dõi kết quả điều trị của Bà S nên dùng dấu ấn chu chuyển xương nào và

tại sao?

5. Hãy tính chỉ số FRAX và NGUYEN của bà S để ước tính nguy cơ gãy

xương tiếp theo của Bà S và giải thích kết quả tính toán được

You might also like