You are on page 1of 5

LECTURE 2:

2. CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA SỰ VẬN CHUYỂN VẬT CHẤT QUA MỘT SỐ MÀNG


TRONG CƠ THỂ VÀ TRONG KĨ THUẬT Y HỌC

Tổng kết về những điều đã học trước. Nếu trong cơ thể xét hai dung dịch ngăn bởi
màng bán thấm, ở hai phía có các thông số áp suất thủy tĩnh và áp suất keo tương ứng
là P1, P2, . . Chiều vận chuyển chất lỏng xác định như sau

2.1. Lọc ở tiểu cầu thận (glomerular filtration)

 Tiểu cầu thận (glomerular


capsule) là một phần của đơn
vị thận (nephron). Có khoảng 1
triệu nephron phân bố ở vùng
vỏ thận
 Tiểu cầu thận có hai thành
phần hợp thành là bọc
Bowman và búi mao mạch
(glomerulous).
 Hình bên là 1 đơn vị thận
(nephron) có dạng ống dài uốn
lượn. Đầu tròn của ống này (được
khoanh màu xanh lá cây) là tiểu
cầu thận (glomerular capsule)

 Thành mao mạch và thành bọc Bowman gắn với nhau tạo thành màng lọc tiểu cầu
thận.
 Giống như mọi màng mao mạch khác trong cơ thể, màng lọc tiểu cầu thận không
cho hồng cầu và các protein cao phân tử qua.
GFR: lưu lượng lọc ở cầu thận
GFR cang nhỏ --> suy thận càng cao

Xét 3 loại áp suất ở tiểu cầu thận trong trường hợp một người trung bình không có
bệnh tim mạch và bệnh thận .
- Áp suất thủy tĩnh của máu trong mao mạch P1 = 60 mm Hg
- Áp suất thuỷ tĩnh của dịch trong bọc Bowman P2 = 15 mm Hg.
P1> P2 tạo lực đẩy chất lỏng đi từ mao mạch vào bọc Bowman
- Áp suất thẩm thấu keo trong mao mạch tạo ra do nồng độ protein hòa tan trong huyết
tương = 25 mm Hg  tạo lực đẩy chất lỏng đi từ bọc Bowman vào mao mạch
 Áp suất tổng cộng P = P1 – P2 –  = 20 mm Hg  chênh lệch này có nghĩa là denta P=0
--> vô niệu
lọc từ mao mạch trội hơn so với thẩm thấu vào mao mạch kết quả là dòng vận denta P nhỏ
chuyển chất lỏng tổng cộng hướng từ mao mạch vào bọc Bowman và tạo ra --> thiểu niệu
nước tiểu sơ cấp. p thủy tĩnh máu ko đủ ( <= 40 mmHg) --> ko tạo nước tiểu sơ cấp
 Đây là quá trình lọc. Các đại phân tử như protein, hồng cầu không thể đi qua
màng lọc và bị giữ lại trong máu
nước tiểu sơ cấp chứa chất thải, chất cần tái hấp thu --> chất tái hấp thu sau đó đc thu hồi lại
2.2. Vận chuyển vật chất qua thành mao mạch (transport across
capillary wall)
 Mao mạch là các mạch máu nhỏ nhất nối động mạch nhỏ với tĩnh mạch nhỏ. Nơi
diễn ra sự trao đổi oxy, carbonic, dưỡng chất, chất thải giữa máu và các mô.
• Thành mao mạch mỏng, không cho hồng cầu qua, có thể cho qua một số cao
phân tử, protein tùy cấu trúc loại mao mạch,
Các hình thức vận chuyển qua thành mao mạch
• Sự vận chuyển các chất tan trong máu và dịch mô qua thành mao mạch có 2
cách chính: khuếch tán, và vận chuyển theo dòng nước
• sự vận chuyển chất tan theo dòng nước có 2 cách: lọc hoặc thẩm thấu. Sự vận
chuyển như thế không phụ thuộc chênh lệch nồng độ của từng chất trong máu
và dịch mô mà chỉ phụ thuộc thành mao mạch cho qua chất nào
• Khuếch tán đặc biệt quan trọng trong vận chuyển chất khí O2, CO2,
Vận chuyển nước và các chất nhờ dòng nước qua thành mao mạch
• Áp suất thủy tĩnh của máu trong mao mạch giảm dần theo chiều dòng chảy.
• Áp suất thủy tĩnh của dịch mô không đổi
• Áp suất thẩm thấu keo của máu trong mao mạch cao hơn so với dịch mô (
máu-dịch  25mmHg).
• Chiều vận chuyển chất lỏng tại vị trí đoạn mao mạch xác định phụ thuộc tương
quan giữa chênh lệch áp suất thẩm thấu  máu-dịch và chênh lệch áp
suất thủy tĩnh P máu-dịch.


• Đoạn đầu phía động mạch nhỏ, lọc > thẩm thấu  chất lỏng từ máu vào dịch
mô  glucose, các acid amin, ion đi vào dịch mô theo dòng nước
• Đoạn cuối gần tĩnh mạch nhỏ, thẩm thấu > lọc  chất lỏng từ dịch mô vào máu
(quá trình còn được gọi là tái hấp thụ) nước, các ion, chất thải từ quá trình trao
đổi chất lại từ dịch mô vào máu theo dòng nước.

2.3. NGUYÊN LÝ MÁY LỌC MÁU THAY THẾ THẬN


• Máu được đưa ra khỏi cơ thể và đi qua máy lọc máu. Trong máy, dòng máu
được dẫn qua đơn vị quan trọng nhất trong máy gọi là bộ thẩm phân
(dialyzer). Tại Dialyzer diễn ra sự loại bỏ các chất có hại, các chất không cần
thiết ra khỏi máu . Xem hình minh họa


• Tại dialyzer có hai dòng chất lỏng được ngăn cách với nhau bởi một màng
bán thấm nhân tạo: 1) dòng máu và 2) dòng dung dịch thẩm phân (dialysate).
Hai dòng này chảy ngược chiều nhau
• Màng bán thấm có các lỗ nhỏ không cho hồng cầu và các chất protein trong
huyết tương đi qua.
• Những chất trong máu có kích thước nhỏ hơn lỗ lọc sẽ có thể đi qua màng
bán thấm. Nếu có chênh lệch về nồng độ giữa một chất nào đó trong máu và
trong dialysate thì sẽ có sự khuếch tán chất đó qua màng.
K (cao ở ng suy thận)--> cần hạ K xuống

• Muốn loại chất nào khỏi máu thì trong dialysate phải không có chất đó hoặc
có nhưng với nồng độ thấp hơn trong máu. Nếu muốn giữ lại chất nào trong
máu thì trong dialysate phải có chất đó với nồng độ tương đương.
• Urea là chất nguy hiểm nhất cần loại bỏ khỏi máu, đó là chất tạo thành khi
chuyển hóa chất đạm
• Dialysate đã nhiễm chất thải (khuếch tán từ máu vào) sẽ được đổ đi.
Dialysate được đưa mới vào liên tục nên dialysate tiếp xúc dòng máu qua
màng bán thấm luôn là tươi sạch. Mỗi lần lọc máu cần khoảng 180 lít
dialysate.
HA thận thấp --> hệ TKTV tăng HA
thận ứ nước (do sỏi thận) --> p thủy tĩnh trong bọc bowman tăng --> giảm hoặc ngừng lọc ở TC thận

Nabica --> trung hòa acid ở dạ dày


• Dòng máu được thẩm phân lại được đưa trở lại cơ thể. Mỗi lần lọc tại bệnh
viện, máu có thể được đưa ra đưa vào cơ thể nhiều lần, quá trình kéo dài
nhiều giờ.
Đọc thêm:
Tình trạng suy thận nặng hay nhẹ được đánh giá qua chỉ số nồng độ urea trong
máu. Nhiệm vụ chính của lọc máu bằng máy là loại bỏ urea. Tất cả bệnh nhân
chạy thận đều được chỉ định 3 ngày một lần lọc. Có giải pháp như sau rất hiệu
quả để giúp bệnh nhân bớt khổ. Cụ thể là: Nếu người bệnh trong cuộc sống
hàng ngày biết giữ mức urea trong máu thấp thì có thể giãn xa các lần lọc ra
không phải là 3 ngày 1 lần nữa, mà 5, 7, 10 ngày một lần lọc. Nếu được thế thì
giảm chi phí, thời gian, sức lực và các tổn hại về sức khỏe của người bệnh do lọc
máu. Cần nhớ là lọc máu bằng máy là quá trình rất có hại cho sức khỏe. Giữ
mức urea trong máu thấp đến mức không phải lọc máu trong thời gian 7 ngày
hoặc hơn là hoàn toàn khả thi, bằng cách bỏ đạm động vật và các thực phẩm
xấu ra khỏi chế độ ăn và tăng cường các thực phẩm tốt . Nếu đã không còn thứ
là nguồn lớn nhất sinh ra urea thì urea trong máu tăng lên rất chậm. Đây là cách
tiếp cận theo luật NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ. Muốn thực hiện được điều này
cần giáo dục bệnh nhân và quan trọng là các cán bộ y tế phải quan tâm riêng
biệt từng cá thể và chỉ định chế độ lọc máu phù hợp. Có người cần 2 ngày lọc
một lần, có người sau nhiều ngày hơn mới cần lọc. Chương trình học chính thức
ở tất cả các trường y trên thế giới đều ghi rõ: suy thận phải kiêng đạm, chính là vì
lý do giảm thiểu sự sản sinh ra urea và axit. Còn một vấn đề nữa là axit tích tụ
trong cơ thể và trong máu của người bệnh do thận suy không thải được làm họ
kiệt sức. Không thể thẩm tách được axit ra khỏi máu, để giải quyết vấn đề axit
cao trong máu, người ta dùng cách khác: dùng chất kiềm là bicarbonate natri
NaHCO3 pha với dialysate để trung hòa axit (qui trình cơ bản là như thế nhưng
thực tế phức tạp hơn).
Người bệnh cũng có thể tự giải quyết tình trạng cơ thể nhiễm axit (acidosis) bằng
chế độ ăn loại bỏ thực phẩm sinh axit và tăng cường thực phẩm tạo kiềm. Khi
thận không thải được axit, urea thì phải giảm hết mức các thực phẩm tạo axit và
urea trong cơ thể. Tìm hiểu trên internet về các kiến thức rất đơn giản nhưng vô
cùng quan trọng “Thực phẩm tạo axit và tạo kiềm” (acidic foods, alkaline foods,
acid alkaline balance,…)
Tóm lại, trước tiên cán bộ y tế cần cố gắng giãn các lần lọc xa nhau hơn là chế
độ chung 1 tuần 3 lần để bệnh nhân bớt khổ. Sau đó nên tiến tới mục tiêu cao
hơn là chữa khỏi cho người bệnh. Nếu thực hiện tốt thì thận sẽ phục hồi dần và
bệnh nhân có thể hết suy thận. Có không ít bằng chứng thực tế về các bệnh
nhân suy thận lọc máu trường kì đã thoát khỏi cuộc sống địa ngục bằng liệu
pháp dinh dưỡng. Những người khỏi bệnh thường là thuộc nhóm mới lọc máu
một thời gian chưa lâu, thận chưa bị teo hẳn. Còn các bệnh nhân suy thận mãn ở
mức chưa phải lọc máu thì liệu pháp dinh dưỡng cực kì hiệu quả, có thể đưa
thận người bệnh trở về trạng thái bình thường khá nhanh.
hệ thống Renin-angiotensin

You might also like