You are on page 1of 35

CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA

TRUNG TÂM XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH THÔNG TIN

Thông tin Chuyên đề:

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ


TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA TRUNG QUỐC (2006-2020)

Hà Nội, 11/2010
Thông tin chuyên đề:
KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KH&CN TRUNG VÀ DÀI HẠN
CỦA TRUNG QUỐC (2006-2020)

Lời giới thiệu


Trong hơn hai thập kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc,
với đường lối cải cách, nền kinh tế Trung Quốc đã có những bước phát triển vượt
bậc, đưa nước này trở thành một trong những nước có tổng trị giá GDP cao nhất
thế giới. Từ năm 1998, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chủ trương đổi mới, tự chủ,
sáng tạo trong lĩnh vực KH&CN để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước và khắc
phục tình trạng chậm tiến về KH&CN của Trung Quốc so với các nước tiên tiến.
Đây cũng được coi là định hướng chiến lược cho tương lai phát triển của Trung
Quốc.
Ngày 9/2/2006 tại Bắc Kinh, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành
Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển KH&CN Trung và Dài hạn
(2006-2020). Đây là bản kế hoạch phát triển KH&CN dài hạn nhất từ trước đến
nay của Trung Quốc, trong đó đặt ra mục tiêu đến năm 2020 nước này sẽ đạt được
những đột phá về khoa học và công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới, và
đưa đất nước đứng vào hàng ngũ các quốc gia đổi mới nhất thế giới.
Để phục vụ cho việc soạn thảo Chiến lược phát triển KH&CN của Việt Nam
đến năm 2020, Cục Thông tin KH&CN quốc gia biên soạn Chuyên đề: “KẾ
HOẠCH PHÁT TRIỂN KH&CN TRUNG VÀ DÀI HẠN CỦA TRUNG
QUỐC (2006-2020)” như một tài liệu tham khảo giúp các nhà hoạch định chính
sách có thể lựa chọn những mục tiêu phát triển trong chiến lược phát triển của đất
nước ta.
Xin chân trọng giới thiệu.

CỤC THÔNG TIN KH&CN QUỐC GIA

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 2
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
I. ĐỊNH HƯỚNG QUỐC GIA VỀ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN
KH&CN TRUNG VÀ DÀI HẠN (2006-2020): NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH
Ngày 9/2/2006 tại Bắc Kinh, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã ban hành
Định hướng Quốc gia về Chương trình phát triển KH&CN Trung và Dài hạn
(2006-2020). Kế hoạch trung và dài hạn này đặt ra viễn cảnh đưa Trung Quốc trở
thành một “xã hội định hướng đổi mới” vào năm 2020, và trở thành một nước dẫn
đầu thế giới về khoa học và công nghệ vào năm 2050. Bản kế hoạch cam kết
Trung Quốc sẽ phát triển các năng lực đổi mới bản xứ (indigenous innovation) và
nhảy vọt lên các vị trí dẫn đầu trong các lĩnh vực công nghiệp mới dựa vào khoa
học ở vào thời điểm khi kết thúc giai đoạn thực hiện kế hoạch này. Điểm nổi bật
của Kế hoạch là coi đổi mới như một chiến lược quốc gia và đầu tư cho NCPT
(NCPT) của Trung Quốc sẽ đạt mức 2% GDP vào năm 2010 và 2,5% GDP vào
năm 2020, đồng thời tỷ lệ đóng góp của tiến bộ KH&CN cho tăng trưởng kinh
tế sẽ là hơn 60%. Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu giảm xuống dưới mức 30% sự
lệ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ nước ngoài. Mục tiêu khác cũng được
đặt ra là đưa Trung Quốc trở thành một trong năm nước dẫn đầu thế giới về số
bằng sáng chế cấp cho công dân Trung Quốc và số lượng các bài báo nghiên cứu
của các tác giả Trung Quốc được trích dẫn nhiều nhất trên thế giới. Kế hoạch trung
và dài hạn này được đánh giá là sẽ có tác động quan trọng đến quỹ đạo phát triển
của đất nước Trung Quốc. Bảng 1 thể hiện các chỉ tiêu thống kê về KH&CN
Trung Quốc khi bước vào thực hiện Kế hoạch trung và dài hạn này.
Bảng 1: Các số liệu thống kê KH&CN chủ yếu của Trung Quốc
Chỉ tiêu Số lượng Năm Nguồn
Tỷ lệ tăng GDP 9,9% 2005 Cục Thống kê
Trung Quốc/Bộ
KH&CN
%GDP chi cho NCPT 1,3% 2005
Tổng GDP 18.232 tỷ NDT
Ngân sách NCPT chính phủ 71,6 tỷ NDT 2005
Tỷ lệ tăng hàng năm trong 19,2% 2005
ngân sách NCPT chính phủ
Nhân lực KH&CN 2,25 triệu nhà KH và 2004 Cục Thống kê
kỹ sư Trung Quốc
Nhân lực NCPT tương đương 1,15 triệu người năm 2004
Số người theo học đại học 15 triệu 2004 Bộ Giáo dục

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 3
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Số người theo học chương 820.000 2004
trình nghiên cứu sinh
Số sinh viên đăng ký học các 6.508.541 2004
ngành khoa học, y học và kỹ
thuật
Số nghiên cứu sinh các ngành 502.303 2004
khoa học, y học và kỹ thuật
Số người nhận bằng tiến sĩ 23.500 (70% thuộc 2004
các ngành liên quan
đến khoa học)
Số sinh viên du học nước 700.000 1978-2003
ngoài (1978-2003)
Số sinh viên du học quay về 170.000 2003
nước
Số các trường cao đẳng và đại 1731 2004 Bộ Giáo dục
học
Số các trường đại học thuộc 6 2006 Times Higher
top 200 toàn cầu Education
Supplement
Số các trường đại học thuộc 5 2006 Times Higher
top 100 toàn cầu về khoa học Education
Supplement
Số công bố công trình khoa 13.500 1995 Evidence Ltd
học (trong SCI) 46.000 2004
Tỷ lệ trích dẫn thế giới 0,92% 1995
3,78% 2004
Số đơn đăng ký sáng chế 130.000 (gần một nửa Cơ quan sở hữu
của các công ty đa 2005 trí tuệ Trung
quốc gia) Quốc (SIPO)
Tỷ lệ gia tăng số đơn đăng ký 23%/năm kể từ năm 2005 SIPO
sáng chế 2000
Tỷ trọng trong tổng số đơn Công ty nước ngoài:
đăng ký sáng chế 86% 2005 SIPO
Công ty Trung Quốc:
18%
Tỷ trọng quốc gia trong tổng

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 4
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
số bằng sáng chế quốc tế đăng 1,4% 2005 WIPO
ký tại Tổ chức sở hữu trí tuệ
thế giới (WIPO)
Số trung tâm R-D của các tập Bộ Thương mại
đoàn đa quốc gia tại Trung 750 2005 Trung Quốc
Quốc
Số công ty Trung Quốc thuộc 4 (PetroChina, 185;
China Petroleum, UK DTI global
top 500 công ty toàn cầu về 2006
260; ZTE, 298; scoreboard
đầu tư R-D Lenovo, 356)

Trị giá xuất khẩu công nghệ 165,5 tỷ USD 2004 Niên giám thống
cao Trung Quốc kê công nghiệp
công nghệ cao
Trung Quốc
Tổng thu nhập bình quân đầu 1290 USD 2004 UNICEF
người

1. Quá trình xây dựng kế hoạch


Quá trình xây dựng kế hoạch chiến lược hướng tới năm 2020 kéo dài trong 3
năm, từ năm 2003 đến 2005, Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã làm chủ tịch ban chỉ đạo
quá trình xây dựng kế hoạch, với sự tham gia của nhiều bộ. Công việc biên soạn
và phác thảo đã kéo dài gần ba năm, lâu hơn một năm so với các kế hoạch trước
đó. Trong lần soạn thảo kế hoạch lần này có hơn 2000 các nhà khoa học, các kỹ sư
và các nhà quản lý doanh nghiệp đã được huy động vào một chương trình “nghiên
cứu chiến lược” để xác định các vấn đề then chốt có tính quyết định và các cơ hội
nghiên cứu trong 20 lĩnh vực được coi là có tầm quan trọng chủ yếu đến tương lai
của đất nước. Bảng 2 dưới đây thể hiện 20 lĩnh vực trọng yếu, trong đó có các lĩnh
vực như chế tạo tiên tiến, nông nghiệp, khoa học cơ bản, năng lượng, nguồn nhân
lực và quốc phòng.
Hai mươi báo cáo nghiên cứu chiến lược về các lĩnh vực then chốt đã được
Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc (CAS), Viện Hàn lâm Kỹ thuật Trung Quốc
(CAE), và Viện Hàn lâm các ngành Khoa học Xã hội Trung Quốc (CASS) xem
xét kỹ lưỡng. Bộ KH&CN với sự tư vấn của các cơ quan khác như Bộ Tài chính,
CAS và CAE đã dành 12 tháng cho việc soạn thảo bản kế hoạch. So với các kế

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 5
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
hoạch trước đó, quá trình xây dựng kế hoạch này được đánh giá là “đặc biệt mở”
và lôi kéo nhiều thành phần tham gia.
Bảng 2: 20 chủ đề nghiên cứu chiến lược trong Kế hoạch trung và dài hạn
của Trung Quốc
Số TT Chủ đề nghiên cứu
1 Khoa học và công nghệ nông nghiệp
2 Khoa học cơ bản
3 Các điều kiện, nền móng và cơ sở hạ tầng cho phát triển KH&CN
4 Văn hóa đổi mới và truyền bá KH&CN
5 KH&CN sinh thái, bảo vệ môi trường và kinh tế tái sinh
6 KH&CN về năng lượng, tài nguyên và biển
7 Nguồn nhân lực cho KH&CN
8 Đầu vào và mô hình quản lý KH&CN
9 Luật pháp và chính sách phát triển KH&CN
10 KH&CN phát triển chế tạo công nghiệp hiện đại
11 KH&CN ngành công nghiệp dịch vụ hiện đại
12 KH&CN quốc phòng
13 Chiến lược tổng thể về phát triển KH&CN trung và dài hạn
14 KH&CN về dân số và sức khỏe
15 KH&CN an ninh công cộng
16 Hệ thống đổi mới vùng
17 Cải cách hệ thống KH&CN và hệ thống đổi mới quốc gia
18 Công nghệ cao chiến lược và công nghiệp hóa công nghệ cao và mới
19 KH&CN giao thông vận tải
20 KH&CN phát triển đô thị và đô thị hóa
Nguồn: “China’s 15-year science and technology plan”, Physics Today, 12/2006.
Kế hoạch phát triển KH&CN dài hạn nhất này của Trung Quốc đã phản ánh sự
quyết tâm của Trung Quốc trong việc khắc phục các vấn đề xã hội và môi trường
ngày càng tăng bằng sự phát triển công nghệ và đạt mục tiêu trở thành nước dẫn
đầu thế giới về đổi mới.
Theo kế hoạch này, Trung Quốc sẽ tăng đáng kể năng lực đổi mới, năng lực
KH&CN trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội và đảm bảo an ninh quốc
gia. Những nỗ lực này sẽ biến Trung Quốc thành một quốc gia đổi mới và là nền
tảng vững chắc để Trung Quốc trở thành cường quốc về KH&CN trên thế giới vào
giữa thế kỷ 21.

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 6
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Kế hoạch này không cho thấy có sự thay đổi đáng kể so với các chiến lược trước
đó và tiếp tục xác định rõ việc hoạch định chính sách bằng một sự tin tưởng mạnh
mẽ rằng, đổi mới có thể “ban hành” hay chỉ đạo bởi chính phủ. Bản kế hoạch dựa
chủ yếu vào cả hai phương diện: các chính sách chú trọng cung (supply-side
policy) đối với nghiên cứu và giáo dục và quan điểm đổi mới do công nghệ chi
phối, chứ không phải là nhằm vào giải quyết các vấn đề hữu hình và phức tạp hơn
như thâm hụt vốn của xã hội, xây dựng thể chế và xây dựng một môi trường thân
thiện đổi mới. Các mục tiêu mới được nhằm vào đổi mới “độc lập” hay “bản xứ”
làm nảy sinh mối quan tâm của các nước về sự nổi lên của “techno-nationalism”
(chủ nghĩa dân tộc kỹ trị) và những ám chỉ đến sự mở cửa kinh tế tương lai của
Trung Quốc.
Các khía cạnh quan trọng nhất của kế hoạch trung và dài hạn này có thể tóm lược
thành ba điểm chính. Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tăng chi tiêu NCPT tính theo tỷ
trọng của GDP. Thứ hai, Trung Quốc sẽ đẩy mạnh năng lực đổi mới trong nước và
giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nhập khẩu nước ngoài. Thứ ba, các doanh
nghiệp và khu vực doanh nghiệp sẽ là động lực chủ yếu của quá trình đổi mới. Bản
kế hoạch là một chiến lược tăng trưởng định hướng công nghệ, đặt các vấn đề ưu
tiên trong các lĩnh vực năng lượng, cung cấp nước, các công nghệ môi trường và
công nhận rằng sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn sẽ đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của
Trung Quốc.
2. Tăng đáng kể chi tiêu NCPT
Hai mục tiêu then chốt đến năm 2020 đó là tăng chi tiêu NCPT lên 2,5% GDP từ
mức hiện tại là 1,4% và tăng gấp bốn lần GDP sử dụng năm 2000 làm mốc chuẩn.
Từ năm 1996 đến 2006, chi tiêu NCPT của Trung Quốc đã tăng từ 0,6% GDP lên
1,4%, trong khi tăng trưởng GDP đã tăng gần 10% một năm. Nếu GDP theo dự
kiến vẫn tăng với tốc độ tương tự, thì gia tăng chi tiêu NCPT tính theo tỷ trọng
GDP sẽ là một sự gia tăng đồ sộ nếu tính theo giá trị tuyệt đối (xem bảng 2). Nếu
tính theo sức mua tương đương (PPP) thì Trung Quốc đã đạt mức chi tiêu NCPT
lớn thứ ba thế giới, chỉ sau Mỹ và Nhật Bản.
Bảng 3: Các mục tiêu về chi tiêu NCPT trong Kế hoạch trung và dài hạn
Chi tiêu NCPT Chính quyền trung
Năm (Tất cả các nguồn, tỷ % GDP ương
USD) (Tỷ USD)
2004 24,6 1,23 8,7
2010 45,0 2,00 18,0
2020 113,0 2,50 -
Nguồn: ‘China bets big on big science’, Science 311, 17 Mar 2006.

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 7
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Kế hoạch phát triển KH&CN giai đoạn 2006-2020 đã thiết lập một chiến lược
đổi mới cho 15 năm tiếp theo dựa trên bốn trụ cột chính, đó là: (1) “Đổi mới bản
xứ” (tăng cường năng lực đổi mới trong nước); (2) “Tạo bước nhảy vọt trong
các lĩnh vực then chốt” (tập trung các nguồn lực để đạt được bước đột phá trong
các lĩnh vực ưu tiên); (3) “Duy trì phát triển” (đáp ứng các yêu cầu cấp thiết nhất
của phát triển kinh tế và xã hội); (4) “Xác định viễn cảnh cho tương lai” (chuẩn
bị sẵn sàng cho sự phát triển tương lai với một viễn cảnh dài hạn).
Đặc điểm đáng chú ý nhất của bản kế hoạch đó là mục tiêu nhằm vào đổi mới
bản xứ, thể hiện sự quyết tâm làm giảm phụ thuộc của Trung Quốc vào công nghệ
nước ngoài và là chủ đề trọng tâm của chiến lược đổi mới này. Chương trình
KH&CN 2006 đã đưa ra một phép đo về sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài
mang tên “dependence ratio” (Tỷ lệ phụ thuộc), được xác định bằng cách tính tỷ lệ
phần trăm của chi tiêu cho nhập khẩu công nghệ trong tổng chi tiêu NCPT cộng
với chi tiêu nhập khẩu công nghệ (Wu and Gao 2007). Kế hoạch đã đặt ra mục
tiêu làm giảm tỷ lệ phụ thuộc xuống dưới 30% vào năm 2020.
Khái niệm đổi mới bản xứ được bổ sung đầy đủ trong kế hoạch phát triển
KH&CN năm 2006 bằng một sự chú trọng lớn hơn vào vai trò của các doanh
nghiệp đối với đổi mới công nghệ. Cả chương trình KH&CN năm 2006 và Nghị
quyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc đều nhấn mạnh đến “vai trò lãnh đạo”
(tiếng Trung là zhuti hay còn gọi là vai trò trung tâm) của các doanh nghiệp trong
tiến trình đổi mới công nghệ. Đề ra các nguyên tắc chủ đạo chính về cải tổ hệ
thống KH&CN, kế hoạch phát triển KH&CN đã xác định “một hệ thống đổi mới
công nghệ do các doanh nghiệp dẫn đầu” như một “điểm đột phá trọng tâm”. Nghị
quyết của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chỉ thị rõ phương hướng làm thế nào để
đạt được đổi mới bản xứ: Vấn đề then chốt để làm tăng năng lực đổi mới bản xứ
đó là đẩy mạnh vai trò đi đầu của các doanh nghiệp trong tiến trình đổi mới công
nghệ để xây dựng một hệ thống đổi mới công nghệ do các doanh nghiệp lãnh đạo,
với sự định hướng của thị trường và được đặc trưng bằng sự hợp tác của các ngành
công nghiệp, các tổ chức giáo dục đại học và các tổ chức nghiên cứu. Các biện
pháp có hiệu quả hơn cần được áp dụng nhằm tạo nên một môi trường thuận lợi để
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đóng một vai trò dẫn đầu trong chi tiêu NCPT,
trong các hoạt động đổi mới công nghệ cũng như áp dụng các kết quả đổi mới.
3. Các vấn đề công nghệ cần khắc phục
Bản kế hoạch phát triển KH&CN trung và dài hạn đã xác định ba vấn đề then chốt
cần khắc phục đối với sự phát triển khoa học và công nghệ của Trung Quốc. Thứ
nhất, mặc dù đất nước đã đạt được những thành quả kinh tế đáng kể, nhưng thành
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 8
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
tích đổi mới trong công nghệ thương mại vẫn còn yếu, ngay cả khi có những cải
thiện gần đây về số bằng sáng chế. Thay vào đó là sự phụ thuộc vào công nghệ
nước ngoài đã tăng lên rõ rệt trong vòng 20 năm qua. Các nhà lãnh đạo Trung
Quốc đã nhận thấy rằng, những ai nắm giữ sở hữu trí tuệ và người nào nắm quyền
kiểm soát các tiêu chuẩn kỹ thuật, thì người đó sẽ có được vị trí đặc quyền và
được hưởng lợi nhiều nhất từ các mạng lưới sản xuất quốc tế. Vì vậy, nền kinh tế
công nghiệp của Trung Quốc trong thế kỷ 21 cần đặt ra tiêu chuẩn riêng, sản sinh
và kết hợp các sở hữu trí tuệ riêng. Thứ hai, năng lực công nghệ của Trung Quốc
vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của quốc gia trong các lĩnh vực như năng
lượng, sử dụng nước và tài nguyên, bảo vệ môi trường và y tế công cộng. Các hậu
qủa bất lợi về môi trường trong 25 năm tăng trưởng kinh tế nhanh là điều không
thể coi nhẹ. Ngoài ra nhu cầu về năng lượng của Trung Quốc sẽ chỉ tăng lên trong
những năm tới và sẽ yêu cầu các công nghệ bảo tồn mới, các nguồn năng lượng
mới, và cần tìm kiếm các nguồn cung ứng năng lượng thông thường hơn.
Thứ ba, là thách thức công nghệ trong lĩnh vực quốc phòng. Cũng giống như công
nghệ sản xuất dân sự, hiện đại hóa công nghệ quốc phòng của Trung Quốc cũng
phải dựa nhiều vào công nghệ nhập khẩu của nước ngoài. Trung Quốc đã nhận
thức rõ về tầm quan trọng của các công nghệ sử dụng kép, có thể sử dụng cho các
mục đích hòa bình hoặc sử dụng trong chiến tranh công nghệ cao của thế kỷ 21 và
đất nước đã bắt đầu khai thác các cơ hội lưỡng dụng này. Nhưng các công nghệ sử
dụng kép, đặc biệt là các bí quyết tinh vi hơn thường là đối tượng hạn chế nhập
khẩu và hơn nữa tất cả đều từ Mỹ. Vì vậy, các nhà cung ứng công nghệ then chốt
sẽ là các nguồn không đáng tin cậy, vì vậy sự cần thiết về đổi mới bản xứ dường
như là điều hiển nhiên.
4. Thách thức về khoa học
Thách thức quan trọng thứ tư mà bản kế hoạch phát triển KH&CN trung và dài
hạn đề cập đến đó là hiện trạng của nền khoa học Trung Quốc. Cũng như đối với
lĩnh vực công nghệ của đất nước, khoa học Trung Quốc vẫn còn chứa nhiều điều
gây thất vọng. Mặc dù được xếp hạng cao về số nhân lực nghiên cứu và có được
nguồn tài trợ gia tăng một cách hào phóng, thành tích của hệ thống nghiên cứu vẫn
chưa đáp ứng được kỳ vọng. Nhiều nhà khoa học tài giỏi và có trình độ cao nhất
của Trung Quốc vẫn tìm kiếm các cơ hội sự nghiệp ở nước ngoài mặc dù các
chính quyền địa phương và trung ương ở trong nước đã áp dụng một loạt các biện
pháp khuyến khích và mời chào để giữ chân họ lại. Trong một số trường hợp, mức
lương cao và các khuyến khích về vật chất được dùng để thu hút nhân lực ở một số
tổ chức của Trung Quốc đã bị lạm dụng. Các nhà nghiên cứu được hưởng mức
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 9
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
lương cao nhưng không hoàn thành được các nghĩa vụ giao phó, trong khi các tổ
chức tuyển dụng vẫn thỏa mãn với việc sử dụng tên tuổi và các công trình công bố
của các nhà khoa học nổi tiếng để nhằm đề cao mức đánh giá và chất lượng của tổ
chức mình để được tăng kinh phí tài trợ.
Có thể kết luận rằng, sự gia tăng về khối lượng trong năng suất nghiên cứu của
Trung Quốc đã không luôn tương xứng với những cái đạt được về chất lượng. Các
nguồn lực được cam kết dành cho nghiên cứu khoa học trên thực tế có dẫn đến sự
gia tăng nhanh chóng số các bài báo khoa học được công bố của các tác giả Trung
Quốc, nhưng sự đóng góp của họ nếu được đo bằng chỉ số trích dẫn lại gây thất
vọng. Trung Quốc vẫn cần phải thiết lập một truyền thống nghiên cứu vừa thuận
lợi đối với việc đạt được các thành tích sáng tạo và vừa chống chịu được với
những thất bại sáng tạo. Các nhà khoa học thường có xu hướng thiên về các
nghiên cứu đạt được kết quả nhanh và có được sự đền đáp ngay lập tức và nạn
chảy máu chất xám đã làm chậm sự phát triển thế hệ lãnh đạo khoa học trình độ
cao. Do tầm quan trọng của khoa học và đổi mới đối với thế kỷ 21 mà Trung Quốc
đã thu hút được sự chú trọng chính trị cao, người Trung Quốc đã quay trở về với
di sản lập kế hoạch hóa khoa học như một cách thức để hướng tới những khát
vọng tương lai của quốc gia. Đặc biệt họ rất ấn tượng với những thành tựu đã đạt
được thông qua các kế hoạch khoa học trong quá khứ, kế hoạch 12 năm (1956-67)
đã đóng góp vào việc tạo nên một nền tảng vững mạnh cho khoa học hiện đại ở
Trung Quốc. Trong số những thành tựu đã đạt được của kế hoạch trước đó là
thành công của Trung Quốc trong các chương trình vũ khí hạt nhân và vũ trụ. Kế
hoạch 12 năm đã được đặc trưng bằng sự nhận diện của chính quyền trung ương
về các dự án ưu tiên và việc hiện đại hóa các nguồn lực để tác động đến chúng.
Bản kế hoạch trung và dài hạn lần này cũng có cùng các đặc điểm như vậy.
5. Quản lý và trách nhiệm giải trình
Sự tăng mạnh nguồn kinh phí của chính phủ tài trợ cho nghiên cứu và đổi mới
được cam kết trong kế hoạch trung và dài hạn lần này đã làm nảy sinh các mối
quan tâm về hoạt động của hệ thống nghiên cứu và về việc liệu các nguồn lực
quốc gia có được sử dụng một cách hiệu quả hay không. Mặc dù Trung Quốc vẫn
còn chưa đạt đến một chế độ hạch toán dân chủ, nhưng những chỉ trích gần đây về
hệ thống nghiên cứu và các báo cáo về những gian lận và các dạng quản lý yếu
kém khác trong cộng đồng kỹ thuật đã làm nảy sinh các câu hỏi trong Quốc hội,
Bộ Tài chính, trong giới hoạch định chính sách và trong các cuộc thảo luận công
khai về quản lý hành chính công đối với các vấn đề khoa học trong các cơ quan
nhà nước. Phản ứng trước những mối lo ngại nảy sinh, Bộ KH&CN đã nhanh
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 10
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
chóng ban hành một bộ các quy định về thủ tục đánh giá và cấp ngân sách mới
nhằm mục đích giám sát công tác nghiên cứu chặt hơn nữa và để tránh và trừng
phạt các hình thức gian lận và các thể loại hành vi khoa học phi đạo đức khác.
Việc thực hiện có hiệu quả kế hoạch trung và dài hạn này sẽ đòi hỏi sự hợp tác
giữa các bộ trong chính quyền trung ương, sự hợp tác giữa các chính quyền địa
phương và giữa chính quyền trung ương với chính quyền các tỉnh, thành phố trong
việc xúc tiến các kế hoạch phát triển KH&CN riêng của từng địa phương. Để cải
tiến công tác quản lý ở cấp chính quyền trung ương, đặc biệt là đối với các dự án
kỹ thuật lớn, Bộ KH&CN đã đưa ra kiến nghị về các hệ thống trực tuyến theo dõi
sự tham gia của các chuyên gia kỹ thuật để nhằm tránh mâu thuẫn về lợi ích và để
giám sát thành tích thực hiện của các nhà nghiên cứu và tạo điều kiện thúc đẩy
việc đệ đơn xin cấp kinh phí.
Bộ KH&CN sẽ phải cố gắng để tiếp tục đảm bảo vai trò của mình về chính sách
khoa học và điều phối nghiên cứu quốc gia, nhưng các thách thức để thực hiện
thành công kế hoạch lần này có thể làm phát sinh những sắp xếp quản lý mới. Đặc
biệt, các thành viên của cộng đồng kỹ thuật đã đưa ra ý kiến về sự cần thiết phải
thành lập một cơ quan siêu bộ mới về chính sách KH&CN. Cơ quan này sẽ cải
tiến hoạt động điều phối liên bộ và cung cấp sự cố vấn khoa học cho các nhà lãnh
đạo chính phủ, những người phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về thể chế và kỹ
thuật sẽ nảy sinh trong qúa trình thực hiện kế hoạch.
6. Một số mục tiêu nổi bật trong Kế hoạch phát triển KH&CN Trung và
Dài hạn (2006-2020) như sau:
Các mục tiêu chủ yếu:
• Các ngành công nghiệp chế tạo sẽ làm chủ những công nghệ then chốt thích
hợp với tính cạnh tranh quốc gia;
• KH&CN nông nghiệp phải đạt được trình độ tiên tiến trên thế giới, để nâng
cao tính cạnh tranh trong nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia;
• Có những bước nhảy vọt trong khai thác năng lượng, công nghệ tiết kiệm
năng lượng, công nghệ năng lượng sạch, nhằm tiến tới tối ưu hoá cơ cấu năng
lượng; các sản phẩm công nghiệp tiêu thụ điện phải đạt hoặc tiếp cận với trình độ
thế giới;
• Các ngành công nghiệp chính và các thành phố lớn sẽ xây dựng các phương
thức phát triển, hỗ trợ KH&CN nhằm xây dựng một xã hội khai thác hiệu quả các
nguồn lực và bảo vệ môi trường;
• Cải thiện đáng kể việc phòng và kiểm soát các căn bệnh hiểm nghèo và các
đại dịch, các bệnh nguy hiểm như AIDS và viêm gan. Có những đột phá trong
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 11
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
triển khai và chế tạo các máy móc, thiết bị y - dược, với các năng lực công nghệ
đủ để công nghiệp hoá;
• Phát triển công nghệ quốc phòng đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu cơ bản
của việc tự tiến hành NCPT các vũ khí hiện đại cho quân đội;
• Có một đội ngũ đông đảo cán bộ KH&CN trình độ quốc tế, có khả năng tạo ra
được những thành tựu lớn trong nghiên cứu, đặc biệt là trong các lĩnh vực công
nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu và công nghệ vũ trụ;
• Có các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học, các trung tâm NCPT có khả
năng cạnh tranh quốc tế thuộc sở hữu của các công ty. Các công ty này sẽ tạo
thành một hệ thống đổi mới tương đối hoàn chỉnh mang bản sắc Trung Quốc.
Tạo môi trường thuận lợi cho các công ty công nghệ cao
Chỉnh phủ Trung quốc sẽ thông qua các chính sách ngân hàng khuyến khích
khởi nghiệp, tạo các điều kiện thuận lợi hơn cho các công ty công nghệ cao. Xây
dựng và hoàn thiện cơ chế đầu tư mạo hiểm cho các công ty mới khởi nghiệp cũng
như khuyến khích thành lập các công ty thông qua việc sửa đổi các quy định, Luật
và các chính sách liên quan. Đẩy mạnh việc xây dụng hệ thống thị trường vốn, thị
trường chứng khoán cấp 2, thị trường trao đổi quyền sở hữu. Chính phủ khuyến
khích các cơ quan tài chính cho vay ưu đãi, tăng cường các dịch vụ tài chính phục
vụ các công ty công nghệ cao, đặc biệt là các công ty nhỏ, nhằm hỗ trợ các dự án
vì sự công nghiệp hoá công nghệ và ứng dụng các thành tựu công nghệ; tạo môi
trường thuận lợi cho các công ty nhỏ tăng vốn và đổi mới công nghệ.
Tăng cường đáng kể đầu tư vào KH&CN
Trung Quốc sẽ tăng đầu tư đáng kể vào KH&CN trong 15 năm tới. Theo Kế
hoạch phát triển KH&CN, đầu tư cho NCPT của Trung Quốc sẽ đạt mức 360 tỷ
NDT vào năm 2010 và 900 tỷ NDT vào năm 2020, tương đương 2% GDP vào
năm 2010 và 2,5% GDP vào năm 2020. Đầu tư xã hội cho KH&CN sẽ đạt 730 tỷ
NDT vào năm 2010 và 1800 tỷ NDT vào năm 2020. Tuy nhiên, bản kế hoạch cũng
chỉ ra rằng so với các nước phát triển và các nước công nghiệp hoá mới nổi, đầu tư
của Trung Quốc vẫn chưa đủ, cơ cấu đầu tư chưa hợp lý và các điều kiện cơ bản
cho KH&CN vẫn còn yếu kém. Chính phủ phải đóng vai trò chủ đạo trong việc
tăng đầu tư cho KH&CN, phải tăng cường năng lực điều phối các nguồn lực
KH&CN của toàn xã hội thông qua các chính sách thuế và tài chính. Đầu tư tài
chính của Nhà nước sẽ được sử dụng để hỗ trợ chủ yếu cho nghiên cứu cơ bản,
nghiên cứu mũi nhọn, nghiên cứu công nghệ then chốt, các lĩnh vực vốn không thể
giải quyết theo cơ chế thị trường. Tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 12
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
các dự án nghiên cứu khoa học của Nhà nước và thiết lập một hệ thống thẩm định
và giám sát việc thực hiện chi tiêu cho khoa học.
Nghiên cứu cơ bản được tăng cường để đáp ứng các yêu cầu chiến lược
Trung Quốc sẽ tăng cường nghiên cứu cơ bản để đáp ứng các yêu cầu chiến
lược chính và giúp đạt được những mục tiêu quốc gia trong 15 năm tới. Nghiên
cứu cơ bản là một phần trong cạnh tranh quốc tế của Trung Quốc. Theo nguyên
tắc lựa chọn các nghiên cứu cơ bản trong danh mục của Nhà nước do Kế hoạch đề
ra, Nhà nước sẽ đưa ra các chương trình có tác động tới phát triển kinh tế, an ninh
quốc gia hoặc có khả năng định hướng sự phát triển công nghệ cao trong tương lai.
Định hướng cũng nêu 10 lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, trong đó có khoa học sự
sống, nghiên cứu về tác động của các hoạt động của con người đến ảnh hưởng
toàn cầu và hiệu ứng vùng, nghiên cứu về sự hình thành, dự báo và kiểm soát bệnh
tật. Kế hoạch cũng chỉ ra 4 vấn đề hàng đầu trong nghiên cứu cơ bản.
Hỗ trợ nhiều hơn cho đổi mới doanh nghiệp
Trung Quốc sẽ khuyến khích các doanh nghiệp lập các viện NCPT, chia sẻ
nhiệm vụ NCPT với Nhà nước. Doanh nghiệp Trung Quốc đóng vai trò ngày càng
quan trọng trong đổi mới. Trung Quốc sẽ khuyến khích doanh nghiệp trở thành lực
lượng NCPT chính thông qua các chính sách KH&CN; thúc đẩy các doanh nghiệp
chi nhiều hơn cho NCPT và thiết lập các phòng thí nghiệm, trung tâm quốc gia
quy tụ các nhóm NCPT đến từ các doanh nghiệp, trường đại học và viện khoa học.
Kế hoạch phát triển KH&CN cũng đề cập đến các chính sách ưu đãi thuế và
khuyến khích doanh nghiệp lập quỹ NCPT.
Phát triển các công nghệ mũi nhọn
Trung Quốc sẽ phát triển một số công nghệ mũi nhọn được cho là có triển vọng
đóng vai trò định hướng trong phát triển KH&CN, bằng cách tăng năng lực nghiên
cứu công nghệ cao và tăng tính cạnh tranh quốc tế của các ngành công nghiệp.
Vào năm 2020, Trung Quốc sẽ phải phát triển một số công nghệ mũi nhọn trong
lĩnh vực sinh học, như nghiên cứu cây trồng, biến đổi gen, tế bào gốc trên cơ thể
người…
Liên quan đến công nghệ thông tin, Kế hoạch chỉ rõ Trung Quốc sẽ tiếp tục
hướng tới những mục tiêu chính: hiệu quả cao, giá thành thấp, khả năng ứng dụng
rộng rãi. Về công nghệ vật liệu, trong vòng 15 năm tới, Trung Quốc sẽ tập trung
vào công nghệ vật liệu và cấu trúc thông minh, công nghệ dẫn nhiệt cao, công
nghệ năng lượng và vật liệu hiệu quả cao. Trong lĩnh vực công nghệ chế tạo tiên
tiến, Trung Quốc có kế hoạch tạo bước đột phá trong chế tạo rô bốt. Trung Quốc
sẽ tăng cường nghiên cứu và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng mới. Định
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 13
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
hướng phát triển cũng nhấn mạnh tới sự phát triển công nghệ khám phá và khai
thác đại dương, phát triển công nghệ laze và công nghệ vũ trụ.
Tăng cường nghiên cứu 16 công nghệ then chốt
Trong gần 30 năm cải cách và mở rộng tự do, nền kinh tế của Trung Quốc đã
phát triển nhanh chóng, với mức tăng trưởng 9%/năm, song vẫn dựa chủ yếu vào
các sản phẩm lắp ráp với giá nhân công rẻ. Để thay đổi điều đó, chiến lược của
Hội đồng Nhà nước Trung Quốc liệt kê ra 16 "công nghệ trọng yếu" sẽ nhận được
sự hỗ trợ nhiều hơn từ Chính phủ và kinh tế tư nhân. Đó là những công nghệ đặc
biệt then chốt để giải quyết các vấn đề quan trọng và khẩn cấp đối với các lĩnh vực
chiến lược của đất nước và phục vụ các mục tiêu quốc gia, như: công nghệ thông
tin, công nghệ sinh học, y - dược và một số công nghệ có thể áp dụng trong cả lĩnh
vực dân sự và quân sự. Những công nghệ mà Trung Quốc coi là đặc biệt then chốt
gồm: công nghệ sản xuất thiết bị điện - điện tử; chip và phần mềm cơ bản; công
nghệ đóng tàu siêu trọng; công nghệ thông tin - viễn thông; công nghệ khai thác
dầu mỏ, khí, than; công nghệ điện hạt nhân; công nghệ kiểm soát và xử lý ô nhiễm
nước; nuôi trồng các loại sinh vật biến đổi gen, NCPT dược liệu mới; phòng và
kiểm soát các bệnh nguy hiểm; công nghệ sản xuất máy bay trọng tải lớn; hệ thống
định vị phân giải cao; công nghệ vũ trụ…
Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nghiên cứu khu vực dân sự và quân
sự
Kế hoạch phát triển trung và dài hạn nêu rõ rằng Trung Quốc sẽ cải cách hệ
thống quản lý KH&CN và phối hợp, điều phối các cơ quan nghiên cứu của quân
sự và dân sự nhằm thúc đẩy phát triển khoa học. Các cơ quan nghiên cứu của quân
đội được khuyến khích thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học phục vụ dân
sự. Ngược lại, các cơ quan nghiên cứu dân sự cũng được phép tham gia các dự án
nghiên cứu quốc phòng quốc gia. Kế hoạch cho rằng, cải cách hệ thống quản lý để
tạo các cơ hội ngang nhau cho các cơ quan nghiên cứu dân sự tham gia nghiên cứu
và sản xuất các trang thiết bị vũ khí. Trung Quốc sẽ thiết lập một cơ chế mới để
điều phối nghiên cứu cơ bản trong dân sự và quân sự, đồng thời tập hợp các nguồn
lực NCPT cho công nghệ cao.
Các mục tiêu KH&CN của Trung Quốc trong thế kỷ 21
Trong giai đoạn KH&CN phát triển nhanh chóng hiện nay, Trung Quốc đã xác
định mục tiêu phát triển KH&CN chung của mình là cải tiến Hệ thống Đổi mới
Quốc gia, để KH&CN có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho sự nghiệp xây dựng một xã hội
thịnh vượng. Trung Quốc sẽ thiết lập một Hệ thống Đổi mới Quốc gia phù hợp về
cơ bản với nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa và các quy luật tự nhiên của sự
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 14
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
phát triển KH&CN. Họ đang cố gắng xóa bỏ những trở ngại lớn đối với phát triển
KH&CN. Bằng việc triển khai các dự án trọng điểm lớn được điều chỉnh cho phù
hợp với các yêu cầu chiến lược quốc gia và hình thành nên một mô hình phát triển
KH&CN hợp lý hơn, Trung Quốc đã cố gắng để đạt được những đột phá và sự
phát triển nhảy vọt trong một số lĩnh vực, hiện đang được xếp vào hạng tiên tiến
thế giới.
Để trở thành một quốc gia thành công trong thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ tuân theo
7 chiến lược KH&CN chính như sau:
Thứ nhất, Trung Quốc sẽ tuân theo một chiến lược phát triển nhảy vọt nhằm
thúc đẩy nhanh khả năng của mình trong ngành công nghiệp công nghệ thông tin
(IT), bằng cách triển khai các hệ điều hành mới kèm theo các chương trình phần
mềm và các vi mạch CPU tiên tiến. Trong lĩnh vực công nghệ sinh học, Trung
Quốc sẽ chú trọng vào các lĩnh vực như bộ gen chức năng (Functionnal Genome),
sinh tin học, y sinh, và nhân giống cây trồng bằng công nghệ di truyền, với mục
tiêu là phải được công nhận trong ngành công nghiệp y sinh quốc tế.
Thứ hai, Trung Quốc sẽ thúc đẩy năng lực đổi mới nguyên bản chính của mình
và thoát ra khỏi vai trò là một nước trước đây chỉ chú trọng vào việc sao chép các
đổi mới đã đăng ký độc quyền sở hữu và thiết lập các hệ thống đánh giá hỗ trợ cho
mục tiêu này.
Thứ ba, Trung Quốc sẽ cải thiện năng lực của mình trong việc kết hợp và quản
lý các nguồn lực NCPT quốc gia và các chương trình KH&CN quốc gia sẽ chú
trọng mạnh vào sự hợp tác liên ngành, liên cơ quan nhằm phát triển các sản phẩm
và doanh nghiệp công nghiệp.
Thứ tư, Trung Quốc sẽ thúc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa công nghệ
cao, bên cạnh đó sẽ tiến hành cải tổ các khu công viên công nghệ cao quốc gia, hỗ
trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ và cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cần thiết.
Thứ năm, Trung Quốc sẽ sử dụng IT để thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa
bằng cách phát triển và phổ biến việc sử dụng máy tính có tính năng cao, tạo ra
các hệ thống IT thông dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm và
chế tạo.
Thứ sáu, Trung Quốc sẽ thúc đẩy hợp tác quốc tế về KH&CN và hỗ trợ cho các
nhà khoa học Trung Quốc tích cực tham gia vào các dự án khoa học quy mô lớn
toàn cầu, bên cạnh đó khuyến khích các công ty đa quốc gia đầu tư vào NCPT; sử
dụng công nghệ và nhân lực nhập khẩu kết hợp với đầu tư nước ngoài trực tiếp,
yếu tố đã từng đóng một vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của
Trung Quốc.
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 15
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Thứ bảy, Trung Quốc sẽ cải tiến chiến lược nguồn nhân lực nhằm tạo nên một hệ
thống mở, cạnh tranh và chú trọng nhiều hơn đến đầu tư nhân lực trong tổng chi tiêu
NCPT. Trung Quốc sẽ chú trọng nhiều hơn đến phát triển nguồn nhân lực và sẽ tăng
cường nhập khẩu số nhân lực có trình độ xuất sắc của nước ngoài dựa trên một cơ sở
chọn lọc.
Các mục tiêu phát triển công nghệ cao trong thế kỷ 21
Mục tiêu của Trung Quốc là trở thành một trong những nền kinh tế công nghệ
cao có khả năng cạnh tranh nhất thế giới, đuổi kịp các nước tiên tiến trên thế giới
về năng lực công nghệ, ít ra là trong một số lĩnh vực chủ chốt và phải đạt bằng
được mục tiêu này càng nhanh càng tốt. Hiện tại, Trung Quốc chú trọng vào việc
thúc đẩy nhanh sự phát triển công nghệ cao thông qua “Tin học hóa”, một chương
trình phát triển công nghệ bao trùm tất cả các ngành của nền kinh tế: Tin học hóa
là chìa khóa trong việc thúc đẩy tiến bộ công nghiệp, công nghiệp hóa và hiện đại
hóa”.
Bộ KH&CN Trung Quốc đã xác định 12 lĩnh vực công nghệ then chốt nằm
trong trọng tâm KH&CN như sau:
- Mạch tổ hợp siêu cấp độ (Super scale integrated circuits) và phần mềm máy
tính;
- Các hệ thống đảm bảo thông tin;
- Quản lý điện tử và tài chính điện tử;
- Chip sinh học và chip gen chức năng;
- Ô tô điện;
- Tàu hỏa đệm từ trường;
- Các loại thuốc mới và hiện đại hóa ngành sản xuất dược phẩm truyền thống
của Trung Quốc;
- Chế biến chuyên sâu trong sản xuất nông nghiệp;
- Sản xuất các sản phẩm sữa;
- An ninh lương thực;
- Canh tác bảo toàn nước và kiểm soát ô nhiễm nước;
- Thiết lập các tiêu chuẩn kỹ thuật then chốt.
Trên đây là các lĩnh vực mà qua đó Trung Quốc sẽ tạo ra một bước nhảy vọt
nhằm đạt được mức tương đương (hoặc vượt) trình độ công nghệ của các nước
công nghiệp hóa. Đầu tư nước ngoài được cho là đóng vai trò quyết định trong
chiến lược phát triển công nghệ cao của Trung Quốc, bao gồm cả nâng cao mức
đầu tư cho NCPT công nghệ cao.

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 16
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
7. Tám nhiệm vụ chủ yếu cải tổ hệ thống chính sách và luật pháp KH&CN
trong vòng 15-20 năm tới được xác định như sau:
(1) Xây dựng “Luật cơ bản về KH&CN”
Nhiệm vụ quan trọng nhất trong việc xây dựng hệ thống chính sách và luật pháp
KH&CN của Trung Quốc đó là ban hành “Luật cơ bản về KH&CN” được Quốc
hội thông qua nhằm đảm bảo tỷ lệ đầu tư NCPT/GDP đạt 2% vào năm 2010 và
2,5% vào năm 2020, xác định rõ vai trò của chính phủ, thị trường và các chính
quyền trung ương và địa phương trong lĩnh vực KH&CN.
(2) Gia tăng cấp độ ra quyết định quốc gia đối với KH&CN
Cần nâng cấp độ ra quyết định quốc gia đối với KH&CN (ví dụ như nâng lên cấp
Hội đồng chính phủ) với mục đích là để phối hợp lợi ích quốc gia giữa các bộ
ngành khác nhau. Bên cạnh đó, cần thành lập một cơ chế giám sát và minh bạch,
cơ chế đánh giá hợp lý, công bằng đối với chính sách và luật pháp KH&CN, để
sao cho có thể sửa đổi và bãi bỏ các chính sách và luật pháp liên quan, và cả
chương trình KH&CN nhằm làm tăng tính hiệu quả và hiệu lực của đầu tư công
vào KH&CN.
(3) Thành lập “Chiến lược quốc gia về SHTT”
Thiết lập một cơ chế có hiệu quả về hình thành, thực hiện và điều chỉnh chiến lược
quốc gia về SHTT bằng cách cải tiến các quy định về SHTT và đưa SHTT vào hệ
thống quyền sở hữu nhằm làm hài hòa hệ thống luật pháp và lý thuyết liên quan.
Giám sát việc thực thi pháp luật và chính sách KH&CN để hỗ trợ cho sự thay đổi
từ chỗ là người chấp nhận “vai trò trong trò chơi” đến chỗ là người tham gia tích
cực vào quá trình hình thành “các vai trò mới trong trò chơi”.
(4) Hình thành quy chế chia sẻ các nguồn lực KH&CN
Thành lập cơ chế chia sẻ các nguồn lực KH&CN và làm tăng tính hiệu quả và hiệu
lực của việc phát triển và sử dụng các nguồn lực KH&CN như các thiết bị và công
cụ lớn, cũng như các dữ liệu, thông tin khoa học, giấy phép lixăng.
(5) Thúc đẩy đổi mới và quốc tế hóa doanh nghiệp
Cải tiến chính sách đổi mới và thực hiện các biện pháp chính sách tuân theo các
luật định liên quan như “Luật Xúc tiến doanh nghiệp vừa và nhỏ”, và cải tổ sâu
sắc hơn hệ thống KH&CN để đảm bảo rằng doanh nghiệp là bộ phận đổi mới chủ
yếu và đầu tư vào đổi mới, thúc đẩy đổi mới hợp nhất và phát triển kỹ thuật trong
các doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp trở thành các công ty hàng
đầu thế giới.
(6) Hình thành quy chế đổi mới vùng

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 17
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Cần thiết lập quy chế đổi mới vùng nhằm thúc đẩy phát triển hệ thống đổi mới
vùng, đặc biệt là các khu phát triển công nghiệp công nghệ cao quốc gia và xây
dựng hệ thống KH&CN nông nghiệp vùng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế và
thúc đẩy tiến bộ KH&CN tại các vùng nông thôn.
(7) Đẩy mạnh sự kết hợp các nguồn lực KH&CN quốc gia
Cần đẩy mạnh sự kết hợp các nguồn lực KH&CN quốc gia bằng cách thiết lập một
cơ chế hiệu quả đề ra các vấn đề ưu tiên dựa trên cơ sở các chính sách KH&CN
hợp lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, cải
thiện môi trường và các điều kiện xã hội phục vụ chất lượng sống và phát triển con
người cũng như cải thiện cơ sở hạ tầng KH&CN. Ví dụ, thành lập các ủy ban tư
vấn trực thuộc trực tiếp Hội đồng Nhà nước nhằm tạo nên sự hợp nhất chiến lược
các nguồn lực KH&CN quốc gia.
(8) Bảo đảm an ninh quốc gia và phát triển bền vững
Thiết lập một hệ thống chính sách có hiệu quả và hệ thống cảnh báo, phòng ngừa
và ứng phó với tình trạng khẩn cấp, đảm bảo an ninh quốc gia liên quan đến quốc
phòng, thông tin, công nghệ sinh học, tiêu chuẩn công nghệ và tài chính. Cùng lúc
giáo dục cấp cao, đào tạo nhân tài với các kiến thức về KH&CN, luật pháp và
quản lý nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội.
9. Các công cụ chính sách hỗ trợ thực hiện Kế hoạch 15 năm phát triển
KH&CN
Tháng 6 năm 2006, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã vạch ra các nguyên tắc chỉ
đạo về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ thực hiện kế hoạch phát triển KH&CN
trung và dài hạn. Tổng cộng có 99 chính sách hỗ trợ được chỉ định các bộ chịu
trách nhiệm thực hiện (xem bảng 3). Dưới đây là một số lĩnh vực chính sách chủ
yếu được triển khai để thực hiện kế hoạch.
Các chính sách thuế:
 Khấu trừ nhiều hơn nữa các khoản chi tiêu cho NCPT từ thu nhập chịu thuế
 Thúc đẩy nhanh việc thực hiện thuế tiêu dùng giá trị gia tăng (VAT) nhằm
cho phép khấu trừ phần chi dùng vào tư liệu sản xuất.
 Miễn thuế hải quan và thuế giá trị gia tăng đối với nhập khẩu các sản phẩm
NCPT
 Thúc đẩy nhanh thời hạn khấu hao thiết bị và phương tiện NCPT
 Các chính sách ưu đãi về thuế, như điều kiện thuế ưu đãi đối với vốn mạo
hiểm, nhằm thúc đẩy phát triển các sản phẩm mới, công nghệ mới, các
doanh nghiệp công nghệ cao và các SME
Các chính sách tài trợ và tài chính
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 18
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
 Các ngân hàng chính sách cung cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp
chú trọng đến NCPT, cung cấp tài chính cho xuất và nhập khẩu, hỗ trợ ứng
dụng công nghệ nông nghiệp và công nghiệp hóa
 Các ngân hàng thương mại được khuyến khích cung cấp các khoản vay
dựa trên sự bảo lãnh của chính quyền và cung cấp các khoản vay với tỷ lệ
lãi suất chiết khấu
 Khuyến khích đầu tư vốn mạo hiểm bằng nguồn kinh phí chính phủ, các
khoản vay ngân hàng chính sách và thương mại
 Khuyến khích đổi mới không lệ thuộc và hạn chế nhập khẩu bừa bãi các
công nghệ sao chép nước ngoài
 Đặc biệt tài trợ cho việc tiếp thu, đồng hóa và tái đổi mới các công nghệ
nhập khẩu
 Tài trợ đặc biệt cho các công nghệ then chốt đối với các ngành công nghiệp
chủ yếu và sử dụng các dự án phát triển quốc gia như một phương tiện để
tăng cường năng lực đổi mới
 Tạo dựng một môi trường thuận lợi cho việc niêm yết trên các thị trường
chứng khoán nước ngoài
 Tạo điều kiện cho việc thành lập các trung tâm NCPT ở nước ngoài với sự
hỗ trợ về ngoại hối và tài chính
Các chính sách thu mua chính phủ
 Khuyến khích đổi mới không lệ thuộc thông qua sự mua sắm chính phủ các
sản phẩm hay các công nghệ nội địa
 Thực hiện chính sách thu mua chính phủ với sự ưu tiên dành cho các công
nghệ và thiết bị có sáng chế được phát triển trong nước
 Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp mua sắm các công nghệ và thiết bị
nội địa.
Bảng 4: Kế hoạch KH&CN trung và dài hạn: phạm vi trách nhiệm và tổng số
các chính sách hỗ trợ thực hiện do các bộ và cơ quan chỉ đạo
Tổng số
Cơ quan chỉ đạo chính sách Phạm vi trách nhiệm
hỗ trợ
Ủy ban phát triển và cải cách . Vốn mạo hiểm
quốc gia 29 . Đẩy mạnh đổi mới trong các SME
. Chính sách công nghệ công nghiệp
. Đẩy mạnh các quỹ vốn mạo hiểm

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 19
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
công
. Năng lực đổi mới độc lập
Bộ Tài chính 21 . Các chính sách tài chính hỗ trợ
hoặc khuyến khích đổi mới trong
các doanh nghiệp
. Mua sắm chính phủ
Bộ KH&CN 17 . Các vườn ươm và công viên khoa
học
. Các biện pháp hỗ trợ nghiên cứu và
ứng dụng các công nghệ quan trọng
. Phổ biến khoa học
Bộ Giáo dục 9 . Các trường đại học
. Thu hút nhân tài nước ngoài
Tổng cục thuế nhà nước (Bộ 4 . Các biện pháp khuyến khích về
Tài chính) thuế nhằm khích lệ đổi mới trong
các doanh nghiệp
Bộ Nhân sự (tổ chức cán bộ) 4 . Đẩy mạnh giáo dục nhân lực trong
các lĩnh vực khoa học
. Khích lệ người Hoa kiều trở về
nước
Bộ Thương mại 2
Ủy ban điều hành ngân hàng 2
Trung Quốc
Ủy ban điều hành bảo hiểm 2 . Điều tiết vốn bảo hiểm đầu tư trong
Trung Quốc các doanh nghiệp vốn mạo hiểm
Ủy ban điều hành và giám sát 2 . Quản lý đổi mới và KH&CN trong
tài sản thuộc sở hữu nhà nước các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà
nước
Bộ công nghiệp thông tin 1
Ngân hàng phát triển Trung 1 . Các khoản vay mềm cho các doanh
Quốc nghiệp thuộc các lĩnh vực công nghệ
cao quốc gia
Ngân hàng xuất-nhập khẩu 1 . Các công cụ (tài khoản đặc biệt)
Trung Quốc nhằm hỗ trợ sự phát triển các doanh
nghiệp công nghệ cao

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 20
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Tổng cục hải quan 1
Bộ Phương tiện quân sự trung 1
ương
Nguồn: Hội đồng nhà nước, Nước CHND Trung Hoa, 2006.
Cơ quan chịu trách nhiệm dẫn đầu trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ là Ủy
ban Phát triển và Cải cách Quốc gia, với 29 chính sách hỗ trợ, tiếp theo là Bộ Tài
chính với 21 chính sách (nếu tính cả tổng cục thuế, số các chính sách hỗ trợ là 25),
Bộ KH&CN thực hiện 17 chính sách và Bộ Giáo dục chịu trách nhiệm thực hiện 9
chính sách.
Bộ KH&CN chịu trách nhiệm về việc phân bổ kinh phí cho thành lập và đẩy mạnh
các vườn ươm và công viên khoa học, cũng như tiến hành các biện pháp hỗ trợ
nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực khoa học và công nghệ, hai lĩnh vực then
chốt trong chính sách KH&CN của Trung Quốc. So với các kế hoạch trước đây,
vai trò của Bộ KH&CN trong việc thực hiện kế hoạch 15 năm phát triển KH&CN
có bị giảm. Phạm vi quyền hạn rộng hơn được trao cho Ủy ban Phát triển và Cải
cách Quốc gia và Bộ Tài chính trong kế hoạch lần này phản ánh sự chú trọng mới
nhằm vào các doanh nghiệp, coi đó là động lực của hệ thống đổi mới quốc gia.
Việc bổ nhiệm Bộ trưởng KH&CN mới vào tháng 4 năm 2007 được đánh giá là
một tín hiệu cho thấy Trung Quốc muốn tìm kiếm một sự thay đổi về phương
hướng, không chỉ ở vai trò của Bộ KH&CN mà còn cả ở hệ thống KH&CN chung
của nước này. Wan Gang là bộ trưởng đầu tiên của Trung Quốc trong vòng 35
năm không phải là Đảng viên của Đảng Cộng sản. Ông có kinh nghiệm rất lớn
trong lĩnh vực hoạt động công nghiệp do đã làm việc cho hãng chế tạo ô tô Audi
của Đức và có 15 năm học tập và làm việc ở nước ngoài.
Kế hoạch phát triển KH&CN dài hạn nhất này của Trung Quốc chỉ ra rằng nước
này đang chuyển hướng từ một chính sách KH&CN sang một chính sách đổi mới.
Trên vũ đài mới này, sự điều hành đổi mới của Trung Quốc có thể sẽ có sự dàn
trải bởi có nhiều bộ và tổ chức cạnh tranh nhau để nắm quyền kiểm soát. Ngoài
các bộ nêu trên còn có Viện Hàn lâm khoa học (CAS) và Trung tâm nghiên cứu
phát triển (DRC) trực thuộc Hội đồng nhà nước cũng là những tổ chức đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành và tác động đến chính sách và điều hành đổi
mới quốc gia. Hình 1 dưới đây cho thấy cơ cấu điều hành Hệ thống khoa học và
công nghệ của Trung Quốc.

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 21
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Hình 1
Cơ cấu điều hành trong Hệ thống KH&CN của Trung Quốc

Hội đồng nhà nước

Ban chỉ đạo quốc gia về KH&CN


và giáo dục

Các bộ khác MOE MOST CAS CAE CASS NFSC

Các tổ Các Chương trình Các tổ Các tổ Chương


chức trường đại KH&CN quốc chức chức trình nghiên
nghiên cứu học gia nghiên cứu nghiên cứu cứu

Cơ quan KH&CN địa Các tổ chức nghiên cứu Các tổ chức nghiên cứu thuộc
phương Chương trình KH&CN địa doanh nghiệp
phương

II. CÁC LĨNH VỰC ƯU TIÊN THEN CHỐT VÀ CHỦ ĐỀ ƯU TIÊN


TRONG KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KH&CN 2006-2020
Các lĩnh vực ưu tiên là các ngành và lĩnh vực công nghiệp đóng vai trò quyết định
đối với sự phát triển kinh tế xã hội và cả an ninh quốc gia và rất cần có sự hỗ trợ
của KH&CN. Các chủ đề ưu tiên nằm trong các ngành và lĩnh vực ưu tiên được
xác định là những nhóm công nghệ yêu cầu cấp bách với các nhiệm vụ được xác
định rõ ràng, có sơ sở kỹ thuật vững chắc và có triển vọng mang lại những đột phá
trong tương lai gần. Các nguyên tắc lựa chọn các chủ đề ưu tiên bao gồm: 1) Các
chủ đề cần thiết để phá vỡ những trở ngại bế tắc và đẩy mạnh phát triển kinh tế
bền vững; 2) Các chủ đề cần thiết phục vụ cho việc làm chủ các công nghệ then
chốt và khai thông và để cải thiện khả năng cạnh tranh công nghiệp cốt lõi; 3) Các
chủ đề cần thiết cho việc giải quyết các vấn đề KH&CN hàng hóa công chủ yếu và
nâng cao năng lực trong việc cung cấp dịch vụ công; và 4) Các chủ đề cần thiết

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 22
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
đối với sự phát triển các công nghệ lưỡng dụng (sử dụng kép) được thiết kế để
tăng cường năng lực đảm bảo an ninh quốc gia.
1. Năng lượng
Mục tiêu phát triển: 1) Lấy tiết kiệm năng lượng là vấn đề ưu tiên hàng đầu và
giảm tiêu thụ năng lượng; 2) Gia tăng nguồn cung ứng năng lượng bằng cách thúc
đẩy một cấu trúc năng lượng đa dạng hóa – đẩy mạnh phát triển năng lượng hạt
nhân, nỗ lực tạo ra những đột phá trong năng lượng tái tạo; 3) Thúc đẩy sử dụng
than sạch và có hiệu quả nhằm làm giảm ô nhiễm môi trường; 4) Đẩy mạnh năng
lực đồng hóa và tiếp thu các công nghệ năng lượng nhập khẩu và tái đổi mới liên
quan. Làm chủ các công nghệ cốt lõi trong chế tạo các thiết bị đốt than chủ yếu và
các công nghệ sản xuất năng lượng hạt nhân; 5) Nâng cao năng lực công nghệ tối
ưu hóa sự phân bố năng lượng khu vực. Các vấn đề ưu tiên dành cho việc phát
triển các công nghệ truyền tải và phân phối đ-iện có độ tin cậy và hiệu quả cao.
Các chủ đề ưu tiên:
(1) Hiệu suất năng lượng công nghiệp
(2) Phát triển và sử dụng than sạch, hiệu quả, hóa lỏng và khí hóa than đá.
(3) Điều tra, thăm dò và phát triển khai thác dầu mỏ và khí đốt, và sử dụng
dưới các điều kiện địa chất phức hợp
(4) Phát triển và sử dụng với quy mô lớn, chi phí thấp các nguồn năng lượng
tái tạo
(5) Thiết bị an toàn truyền tải điện siêu lớn và mạng lưới phân phối

2. Nước và khoáng sản


Mục tiêu phát triển: 1) Đặt vấn đề ưu tiên đối với tiết kiệm tài nguyên. Sự chú
trọng tập trung vào nghiên cứu các công nghệ tiết kiệm nước nông nghiệp và sử
dụng tuần hoàn nước đô thị, phát triển các công nghệ tháo nước giữa các lưu vực
(trans-basin water diversion), sử dụng nước mưa, nước lũ và công nghệ khử mặn
nước biển. 2) Ưu tiên nghiên cứu cơ chế kiến sự tạo thành mỏ và phát triển các
công nghệ đánh giá khai thác sâu và công nghệ thăm dò nhanh và hiệu quả đối với
các mỏ khoáng sản có các điều kiện địa chất phức tạp. 3) Đẩy mạnh phát triển và
sử dụng các nguồn tài nguyên phi truyền thống. Làm chủ các công nghệ then chốt
phát triển và sử dụng methane vỉa than và khoáng sản biển. 4) Đẩy mạnh năng lực
đổi mới trong phát triển các thiết bị thăm dò tài nguyên, thiết bị khoan, thiết bị
khai mỏ lớn.
Các chủ đề ưu tiên

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 23
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
(6) Tối ưu hóa sự phân phối, phát triển và sử dụng hỗn hợp các nguồn tài
nguyên nước
(7) Bảo tồn toàn diện các nguồn nước
(8) Khử mặn nước biển
(9) Thăm dò tìm kiếm các nguồn tài nguyên bổ sung
(10) Phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn khoáng sản
(11) Phát triển và sử dụng các nguồn tài nguyên biển
(12) Quy hoạch bao quát toàn diện các nguồn tài nguyên

3. Môi trường
Mục tiêu phát triển: 1) Chỉ đạo và hỗ trợ phát triển kinh tế chu trình (cyclic
economy); phát triển các công nghệ sản xuất sạch đối với các ngành công
nghiệp ô nhiễm cao, giảm chất thải và xử lý an toàn chất thải; 2) Kiểm soát
toàn diện môi trường khu vực, đẩy mạnh năng lực KH&CN về cải thiện chất
lượng môi trường; 3) Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp bảo vệ môi
trường, đặt vấn đề ưu tiên cho việc phát triển các phương tiện và thiết bị bảo vệ
môi trường; 4) Tham gia mạnh mẽ vào sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi
trường.
Các chủ đề ưu tiên
(13) Kiểm soát ô nhiễm toàn diện và tái chế phế thải
(14) Phục hồi chức năng và khôi phục các hệ sinh thái tại các vùng dễ bị tổn
thương về sinh thái
(15) Bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển
(16) Các chiến lược giám sát và phản ứng với sự thay đổi môi trường toàn cầu.

4. Nông nghiệp
Mục tiêu phát triển: 1) Biến đổi các công nghệ nghề nông thông thường bằng
cách áp dụng công nghệ cao nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp toàn diện
theo cách bền vững. Đặt vấn đề ưu tiên cho việc tiến hành nghiên cứu ứng
dụng công nghệ sinh học, đẩy mạnh sự tích hợp và tương hợp của các công
nghệ nông nghiệp; 2) Mở rộng dây chuyền sản xuất nông nghiệp nhằm đạt
được sự cải tiến nông nghiệp tổng thể, ưu tiên phát triển các công nghệ tinh chế
trong sản xuất nông nghiệp, giảm thất thoát sau thu hoạch, đưa vào ứng dụng
thương mại dây chuyền cung ứng xanh. Phát triển các công nghệ và thiết bị chế
biến và giám sát an toàn thực phẩm. 3) Phát triển các công nghệ sản xuất thuốc
trừ sâu và phân bón thân môi trường, thao tác nông nghiệp chính xác, tận dụng
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 24
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
phế thải nông và lâm nghiệp; 4) Phát triển nền nông nghiệp theo mô hình nhà
máy (factory-like) nhằm tăng năng suất lao động trong các hoạt động nông
nghiệp.
Các chủ đề ưu tiên
(17) Phát triển, bảo tồn các nguồn tài nguyên di truyền, đổi mới và nuôi cấy
đích các giống mới
(18) Thực hành nghề nông lành mạnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy
sản, liên kết phòng tránh và kiểm soát dịch bệnh
(19) Chế biến sâu, các phương tiện bảo quản và vận chuyển nông sản tiên tiến
(20) Phát triển và sử dụng tích hợp sinh khối nông lâm nghiệp
(21) An toàn sinh thái nông lâm nghiệp và lâm nghiệp hiện đại
(22) Phát triển và sản xuất phân bón, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu thân môi
trường và phát triển các công nghệ nông nghiệp thân môi trường
(23) Phương tiện và thiết bị nông nghiệp đa chức năng
(24) Nông nghiệp chính xác và tin học hóa kèm theo
(25) Phát triển ngành sữa hiện đại

5. Ngành công nghiệp chế tạo


Mục tiêu phát triển: 1) Nâng cao năng lực thiết kế, chế tạo thiết bị và tích hợp.
2) Phát triển công nghệ chế tạo thân môi trường. 3) Chuyển đổi và nâng cấp
ngành công nghiệp chế tạo sử dụng công nghệ cao, đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong công nghiệp, phát triển vật liệu thô cơ bản, nâng cao cấp
độ, hàm lượng công nghệ, giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao trình độ
công nghệ tổng thể của ngành công nghiệp.
Các chủ đề ưu tiên:
(26) Các bộ phận và linh kiện cơ bản và thông dụng
(27) Thiết kế và chế tạo thông minh và số hóa
(28) Quy trình công nghiệp xanh, tự động và thiết bị tự động
(29) Kỹ thuật và thiết bị quy trình luyện kim quay vòng
(30) Công nghệ và thiết bị kỹ thuật công trình biển quy mô lớn
(31) Nguyên vật liệu thô cơ bản: phát triển các công nghệ chế tạo vật liệu
composit tính năng cao và các thành phần hợp chất siêu lớn, plastic kỹ thuật
tính năng cao, kim loại nhẹ cường độ cao (light high-intensity metals), vật liệu
cấu trúc vô cơ phi kim, vật liệu độ tinh khiết cao, vật liệu đất hiếm, hóa dầu,
hóa chất chính xác, vật liệu xanh thân thiện môi trường.
(32) Vật liệu và cấu phần chức năng thông tin thế hệ tiếp theo
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 25
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
(33) Vật liệu phụ trợ then chốt và các quy trình kỹ thuật phục vụ công nghiệp
quốc phòng.

6. Giao thông vận tải


Mục tiêu phát triển: 1) Tăng cường năng lực đổi mới bản xứ trong các lĩnh vực
chế tạo máy bay, ô tô, tàu thủy và vận tải đường sắt; 2) Phát triển các công
nghệ phục vụ hệ thống thông tin giao thông và xử lý thông minh, các hệ thống
vận tải cao tốc an toàn, nâng cao năng lực và hiệu suất của các hệ thống giao
thông. 3) Thúc đẩy phát triển ngành giao thông vận tải theo hướng hiệu suất
năng lượng, bảo vệ môi trường và an toàn bằng cách tạo ra các đột phá trong
các công nghệ then chốt; 4) Làm chủ các công nghệ then chốt về xây dựng và
bảo trì cơ sở hạ tầng giao thông vận tải quốc gia.
Các chủ đề ưu tiên:
(34) Các công nghệ và thiết bị xây dựng và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng giao thông
(35) Các hệ thống vận tải đường sắt cao tốc
(36) Phương tiện động cơ hiệu suất năng lượng cao và dựa trên năng lượng mới:
các công nghệ then chốt thiết kế, tích hợp và chế tạo các loại xe ô tô dùng tế bào
nhiên liệu, nhiên liệu thay thế, động cơ lai (hybrid), công nghệ điều khiển, công
nghệ tính toán nền, động cơ đốt trong hiệu suất cao, phát xạ thấp.
(37) Công nghệ và thiết bị vận tải hiệu quả
(38) Các hệ thống điều khiển giao thông thông minh
(39) Phương tiện giao thông vận hành an toàn và ứng phó khẩn cấp

7. Ngành công nghệ thông tin và dịch vụ hiện đại


Mục tiêu phát triển: 1) Tạo ra các đột phá về các công nghệ cốt lõi thúc đẩy sự
phát triển ngành công nghệ thông tin và làm chủ các công nghệ then chốt về mạch
tích hợp, các cấu phần chủ yếu, phần mềm quan trọng, máy tính tính năng cao,
viễn thông di động băng thông rộng, mạng Internet thế hệ kế tiếp; 2) Đẩy mạnh
đổi mới tích hợp trong các sản phẩm công nghệ thông tin, nâng cao năng lực thiết
kế và chế tạo các sản phẩm công nghệ thông tin, ươm tạo các công nghệ và doanh
nghiệp mới, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghệ thông tin; 3) Đề
cao tầm quan trọng và đẩy mạnh đổi mới tích hợp, phát triển các công nghệ và sản
phẩm nhằm hỗ trợ và dẫn đến sự phát triển ngành dịch vụ hiện đại, cùng lúc
chuyển đổi và nâng cấp công nghệ của các ngành truyền thống. 4) Phát triển các
công nghệ và sản phẩm an ninh mạng, thiết lập các hệ thống hỗ trợ kỹ thuật về an

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 26
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
toàn thông tin, phát triển năng lực công nghệ trong giải quyết các tình huống khẩn
cấp về an toàn thông tin.
Các chủ đề ưu tiên
(40) Thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin và phần mềm ứng dụng đối với
ngành dịch vụ hiện đại
(41) Công nghệ Internet và dịch vụ thế hệ kế tiếp: phát triển các công nghệ then
chốt cho các thiết bị mạng cốt lõi tính năng cao, thiết bị truyền, kết nối và phát
triển các công nghệ then chốt về khả năng mở rộng, an ninh, tính lưu động, chất
lượng dịch vụ và quản lý vận hành, thiết lập các hệ thống quản lý mạng đáng tin
cậy, phát triển các thiết bị đầu cuối thông minh, ...
(42) Máy tinh tin cậy, tính năng cao
(43) Các mạng cảm biến và xử lý thông tin thông minh
(44) Dung lượng truyền thông số hóa
(45) Màn hình phẳng cỡ lớn độ nét cao
(46) Công nghệ cốt lõi về an ninh thông tin định hướng ứng dụng, công nghệ lập
trình cho các hệ thống lớn, phức tạp, bảo vệ trong thời gian thực, lưu trữ thông tin
an toàn, đề phòng tấn công trên các trang web.

8. Dân số và sức khỏe


Các mục tiêu phát triển: 1) Kiểm soát tỷ lệ sinh đẻ và xây dựng khả năng tái sinh
sản của dân số. Phát triển các công nghệ kiếm soát tỷ lệ sinh đẻ và sức khỏe sinh
sản, phát triển các loại thuốc, dụng cụ và sản phẩm y tế cho sức khỏe sinh sản
nhằm đảm bảo rằng dân số không vượt quá 1,5 tỷ và tỷ lệ sinh để dưới 3%. 2) Tiến
hành nghiên cứu về các công nghệ then chốt trong phòng chống bệnh tật, phát hiện
sớm, nâng cao năng lực chẩn đoán, phòng ngừa và điều trị bệnh tật. 3) Đẩy mạnh
sự kế thừa và đổi mới trong Y học cổ truyền Trung Hoa và thúc đẩy hiện đại hóa
và quốc tế hóa. 4) Phát triển các loại thuốc mới và thiết bị y học tiên tiến.
Các chủ đề ưu tiên
(47) Kế hoạch hóa gia đình và phòng tránh thai an toàn, phòng và điều trị khuyết
tật sinh sản
(48) Phòng ngừa và điều trị các bệnh về tim mạch và mạch máu não, các căn bệnh
ác tính và không truyền nhiễm khác
(49) Phòng và điều trị các căn bệnh phổ biến, thường xuyên xảy ra ở các cộng
đồng đô thị và nông thôn.
(50) Y học Trung hoa truyền thống: phổ biến và đổi mới
(51) Thiết bị y học tiên tiến và vật liệu y sinh
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 27
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
9. Đô thị hóa và phát triển đô thị
Mục tiêu phát triển: 1) Quy hoạch hợp lý các vùng đô thị, nông thôn và phát triển
khoa học liên quan, phát triển các công nghệ về lập kế hoạch hóa đô thị hiện đại,
kết hợp kế hoạch hóa đô thị với kế hoạch hóa kinh tế vùng. 2) Tạo ra các công
nghệ đột phá về hiệu quả năng lượng đô thị, phát triển hợp lý và sử dụng các
nguồn năng lượng mới, phát triển vật liệu xây dựng xanh, lâu bền, hiệu quả. 3)
Nâng cao năng lực quản lý đô thị toàn diện bằng cách đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, phát triển công nghệ quản lý đô thị số hóa tích hợp. 4) Phát triển
môi trường dân cư sinh thái, công trường xây dựng xanh và cải thiện rõ rệt chất
lượng môi trường sống thông qua việc sử dụng các công nghệ xử lý, tái chế rác
thải, công nghệ thân thiện môi trường.
Các chủ đề ưu tiên
(52) Kế hoạch hóa đô thị và kiểm soát năng động các hoạt động đô thị, trong đó có
kế hoạch hóa, dân số, tài nguyên, môi trường và phát triển kinh tế
(53) Nâng cấp chức năng đô thị và hiệu quả không gian
(54) Kiến trúc hiệu suất năng lượng cao và các công trình xây dựng xanh
(55) Môi trường cư trú sinh thái đô thị và kiểm soát chất lượng
(56) Các công nghệ nền phổ biến thông tin đô thị

10. An ninh công cộng


Mục tiêu phát triển: 1) Đẩy mạnh sự hỗ trợ kỹ thuật cho phản ứng nhanh và giải
quyết các trường hợp khẩn cấp. Tập trung nỗ lực phát triển hệ thống an ninh công
cộng quốc gia. 2) Nâng cao năng lực phát hiện sớm và đề phòng. Nghiên cứu các
công nghệ giám sát, cảnh báo, phòng tránh tai nạn trong sản xuất, khai thác than,
các sự cố khẩn cấp xã hội, thảm họa thiên tai, an toàn hạt nhân và an toàn sinh học.
3) Tăng cường năng lực phản ứng toàn diện và cứu nguy khẩn cấp. 4) Đẩy mạnh
hiện đại hóa thiết bị và phương tiện an ninh công cộng.
Các chủ đề ưu tiên:
(57) Phát triển các công nghệ nền móng phát hiện và giám sát an ninh công cộng
quốc gia
(58) Cảnh báo và ứng cứu tai nạn tại nơi làm việc
(59) An toàn thực phẩm, thanh tra và kiểm dịch xuất nhập khẩu xuyên biên giới
(60) Đề phòng và phản ứng nhanh các tình trạng khẩn cấp công cộng
(61) Biện pháp an toàn sinh học
(62) Đề phòng và chuẩn bị sẵn sàng với các thảm họa thiên tai lớn

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 28
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
11. Lĩnh vực quốc phòng
Ngoài các lĩnh vực ưu tiên, kế hoạch phát triển KH&CN của Trung Quốc còn xác
định một loạt các dự án lớn (megaproject) về khoa học và kỹ thuật do chính phủ
thiết kế, chỉ đạo và tài trợ.

III. CÁC CÔNG NGHỆ VÀ LĨNH VỰC KHOA HỌC MŨI NHỌN
A. CÔNG NGHỆ MŨI NHỌN
Công nghệ mũi nhọn là những công nghệ tương lai có triển vọng đi đầu mở đường,
có tính khai phá trong lĩnh vực công nghệ cao. Các công nghệ này được coi là sẽ
đóng góp nền tảng quan trọng đối với sự phát triển các ngành và các lĩnh vực công
nghiệp công nghệ cao tương lai. Chúng đại diện cho năng lực đổi mới công nghệ
cao toàn diện của quốc gia.
Các công nghệ then chốt được lựa chọn tuân theo các nguyên tắc: 1) Tiêu biểu cho
định hướng phát triển các lĩnh vực công nghệ thế giới; 2) Có vai trò tiên phong
trong việc định hình và phát triển các ngành công nghiệp mới trong tương lai; 3)
Có khả năng dẫn đến sự nâng cao trình độ công nghệ công nghiệp và hiện thực
hóa sự phát triển nhảy vọt; 4) Nắm giữ đội ngũ nhân lực mạnh có trình độ tài năng
và nền tảng NCPT vững chắc.
1. Công nghệ sinh học: công nghệ sinh học và khoa học về sự sống sẽ trở
thành động lực quan trọng dẫn đến một cuộc cách mạng KH&CN mới trong
thế kỷ 21. Nghiên cứu về genomics (bộ gen học) và proteomics (Protein học) là
những lĩnh vực tiên tiến hàng đầu trong công nghệ sinh học theo định hướng
nghiên cứu hệ thống hóa. Nghiên cứu lập trình tự bộ gen và phân tích cấu trúc
gen được tiến hành theo hướng nghiên cứu bộ gen học chức năng, khám phá và
ứng dụng các gen chức năng. Nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mũi
nhọn bao gồm chip sinh học, tế bào gốc, kỹ thuật mô, các đột phá trong chẩn
đoán, điều trị chữa bệnh, y học tái sinh.
Các công nghệ mũi nhọn:
(1) Công nghệ nhận dạng mục tiêu, chú trọng vào nghiên cứu nhận biết
các chức năng di truyền then chốt và các hệ thống điều khiển chúng
trong quy trình sinh lý và bệnh lý, tạo ra các bước đột phá về các kỹ
thuật nhận biết chức năng của các gen gây bệnh, điều khiển biểu
hiện gen, sàng lọc mục tiêu, chế tạo thuốc theo phương thức đổi
mới: “từ gen đến thuốc”.
(2) Các giống thực vật, động vật và chế tạo thuốc bằng công nghệ thiết
kế phân tử (drug molecular design technology)
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 29
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
(3) Công nghệ thao tác gen và kỹ thuật protein
(4) Kỹ thuật mô người dựa trên tế bào gốc: ưu tiên phát triển công nghệ
nhân bản vô tính chữa bệnh, nuôi cấy tế bào gốc trong ống nghiệm,
cảm ứng định hướng.
(5) Công nghệ sinh học thế hệ tiếp theo: xúc tác sinh học, chuyển hóa
sinh học, ưu tiên phát triển công nghệ sàng lọc các dòng chức năng,
xúc tác định hướng, hệ thống công nghệ xúc tác sinh học phục vụ ở
quy mô công nghiệp.
2. Công nghệ thông tin: công nghệ thông tin sẽ tiếp tục phát triển theo hướng
tính năng cao, chi phí thấp, xử lý thông minh, tìm kiếm các cách tiếp cận xử lý
và tính toán đổi mới, tiêu biểu cho sự phát triển tương lai của ngành công nghệ
thông tin.
Các công nghệ mũi nhọn
(6) Công nghệ cảm nhận thông minh, nghiên cứu sẽ được tập trung vào các
công nghệ điều khiển và xử lý thông tin thông minh dựa trên cơ sở các đặc tính
sinh học, nhận thức ngôn ngữ ảnh và tự nhiên, tập trung vào con người, phát
triển các hệ thống xử lý thông tin bằng ngôn ngữ Trung, các công nghệ hệ
thống mang đặc tính nhận dạng sinh học, hệ thống lưu lượng thông tin.
(7) Công nghệ mạng phi thể thức (ad hoc network)
(8) Công nghệ thực tế ảo (Virtual reality)
3. Công nghệ vật liệu tiên tiến: chú trọng vào chức năng cấu trúc composit, vật
liệu chức năng thông minh, tích hợp vật liệu và hợp phần, chế tạo và ứng dụng
thân thiện môi trường. Dựa trên các nghiên cứu về công nghệ nano, phát triển các
loại vật liệu nano, cấu phần nano, vật liệu chức năng đặc biệt như siêu dẫn, vật
liệu thông minh, vật liệu năng lượng, vật liệu siêu cấu trúc, vật liệu thông tin
quang điện tử thế hệ mới.
Các công nghệ mũi nhọn:
(9) Công nghệ cấu trúc và vật liệu thông minh
(10) Công nghệ siêu dẫn nhiệt độ cao
(11) Công nghệ vật liệu hiệu suất năng lượng cao: chú trọng vào nghiên cứu các
công nghệ vật liệu liên quan đến pin năng lượng mặt trời, các công nghệ then chốt
về vật liệu pin nhiên liệu, vật liệu tích trữ hidro dung tích cao, vật liệu tế bào nạp
lại hiệu suất cao, vật liệu siêu tụ điện, các hệ thống vật liệu lưu trữ và chuyển hóa
năng lượng hiệu suất cao.
4. Công nghệ chế tạo tiên tiến: Đẩy mạnh công nghệ chế tạo tiên tiến dựa trên cơ
sở ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ cực trị và thân thiện môi trường, tạo
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 30
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
nền tảng cho sự sống còn của ngành công nghiệp chế tạo tương lai và liên kết với
phát triển bền vững.
Các công nghệ mũi nhọn:
(12) Công nghệ chế tạo cực trị: các hệ thống chế tạo chức năng và linh kiện ở
phạm vi cực trị (kích thước cực nhỏ hoặc cực lớn) hoặc với các chức năng cực
mạnh dưới các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
(13) Rôbôt dịch vụ thông minh: các thiết bị thông minh kết hợp với các thành phần
công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ đa dạng
(14) Công nghệ dự báo thời hạn làm việc đối với các sản phẩm và phương tiện chủ
yếu, đây là công nghệ then chốt để cải thiện độ tin cậy, độ an toàn và khả năng
duy trì.
5. Công nghệ năng lượng tiên tiến: sự phát triển công nghệ nhằm vào hệ thống
năng lượng hạt nhân thế hệ thứ tư, chu trình nhiên liệu hạt nhân tiên tiến, và năng
lượng nhiệt hạch. Các nỗ lực nghiên cứu được chú trọng vào sử dụng nhiên liệu
hydro, các hệ thống phân phối năng lượng, năng lượng hạt nhân tiên tiến, công
nghệ chu trình nhiên liệu tiên tiến.
Các công nghệ mũi nhọn:
(15) Công nghệ hydro và pin nhiên liệu
(16) Công nghệ cung ứng năng lượng phân bố: là công cụ quan trọng để cung cấp
các dịch vụ năng lượng toàn diện với đặc điểm linh hoạt và hiệu quả năng lượng
cao.
(17) Công nghệ lò phản ứng nơtron nhanh
(18) Công nghệ nhiệt hạch từ kìm nén (Contained magnetic fusion): dựa vào lợi
thế của sự tham gia dự án Lò phản ứng thử nghiệm nhiệt hạch quốc tế, tập trung
nghiên cứu các công nghệ liên quan đến nam châm siêu dẫn lớn, đốt nóng và
truyền động vi sóng, thiết bị đốt nóng vòi phun chùm tia trung tính, cách điện triti
và tinh chế lớn thời gian thực, điện trở mắc rẽ, lập mô hình số, điều khiển và chẩn
đoán plasma, vật liệu then chốt cho lò phản ứng thử nghiệm.
6. Công nghệ biển: tập trung nghiên cứu phát triển các công nghệ liên quan đến
hydrat hóa khí đốt thiên nhiên, khai thác và vận chuyển tài nguyên khoáng sản và
kim loại ở tầng đáy biển, khai thác tại chỗ và các dự án công trình biển lớn.
Các công nghệ mũi nhọn:
(19) Công nghệ giám sát môi trường biển 3-D
(20) Công nghệ thăm dò nhanh đáy đại dương bằng âm thanh đa thông số: là công
nghệ tập hợp đồng bộ các thông số khác nhau về đáy đại dương, trong đó có địa
vật lý, địa hóa học, sinh hóa, khả năng truyền thông tin và dữ liệu trong thời gian
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 31
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
thực. Ưu tiên nghiên cứu công nghệ cảm biến, công nghệ cảm biến tự động định vị,
công nghệ truyền thông tin ở tầng đáy biển trong điều kiện môi trường khác
thường.
(21) Công nghệ khai thác khí hydrat tự nhiên: khí hydrat tự nhiên (Natural gas
hydrate) là loại khí cacbon nitrate nằm ở đáy biển sâu hoặc trong lòng đất. Nghiên
cứu được tập trung vào lý thuyết và công nghệ khai thác hợp chất này, công nghệ
đánh giá và khảo sát các đặc điểm địa vật lý và địa hóa học loại khí này.
(22) Công nghệ vận hành và khai thác ở tầng đáy biển sâu.
7. Công nghệ laze
8. Công nghệ vũ trụ

B. NGHIÊN CỨU CƠ BẢN


Nghiên cứu cơ bản được coi là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển công
nghệ cao, là cái nôi nuôi dưỡng nguồn nhân lực đổi mới, nền tảng cho xây dựng
một nền văn hÓA tiên tiến và là động lực chi phối nội sinh đối với sự phát triển
KH&CN tương lai. Sự phát triển nghiên cứu cơ bản cần gắn kết với nguyên tắc về
sự kết hợp giữa việc đáp ứng các mục tiêu quốc gia với sự khuyến khích tự do
khám phá. Bản Kế hoạch triển khai trong bốn lĩnh vực liên quan đến các hoạt động
nghiên cứu cơ bản và khoa học chủ yếu, phát triển các lĩnh vực cơ bản, khoa học
mũi nhọn và các yêu cầu chiến lược lớn quốc gia.
1. Phát triển các lĩnh vực cơ bản
Các lĩnh vực nghiên cứu được tiến hành theo hướng giao nhau và xâm nhập vào
nhau trong một nỗ lực nhằm dẫn đến các mốc phát triển mới cho các lĩnh vực.
Điều được kỳ vọng là các nghiên cứu lý thuyết dài hạn và sâu và những tích lũy
cuối cùng sẽ dẫn đến nâng cao năng lực về đổi mới nguyên bản và thúc đẩy phát
triển phối hợp đa ngành.
(1) Các lĩnh vực cơ bản: chú trọng xây dựng năng lực nghiên cứu lý thuyết và các
bộ môn cơ bản, phối hợp phát triển các lĩnh vực toán học, vật lý, hóa học, thiên
văn, khoa học trái đất và sinh học.
(2) Các lĩnh vực giao nhau và mới nổi: Khuyến khích sự trộn lẫn và giao nhau
giữa các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, giữa các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và các
ngành khoa học ứng dụng, và giữa lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.
Một sự kết hợp như vậy sẽ dẫn đến sự ra đới của các khám phá khoa học lớn và
các lĩnh vực nghiên cứu mới. Đây là một trong nghiên cứu bộ phận tích cực nhất
của hoạt động nghiên cứu khoa học.
2. Các vấn đề khoa học mũi nhọn
Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 32
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Các vấn đề khoa học mũi nhọn được lựa chọn dựa trên các nguyên tắc: đóng vai
trò thúc đẩy đối với sự phát triển các ngành khoa học cơ bản, có một nền tảng
vững chắc, có khả năng hiện thực hóa đầy đủ sức mạnh và nét đặc biệt của Trung
Quốc, và có thể giúp nâng cao vị trí quốc tế của Trung Quốc trong lĩnh vực khoa
học cơ bản.
(1) Nghiên cứu định lượng và tích hợp hệ thống quy trình về sự sống: các định
hướng nghiên cứu chính bao gồm: ngôn ngữ và điều tiết di truyền, sinh vật
học mô hình mẫu, di truyền học biểu sinh, ARN chưa giải mã, chức năng
cấu trúc và mạng điều khiển sự sống, sự phục hồi sự sống, sinh tin học,
sinh học điện toán, đặc trưng sự sống trong môi khắc nghiệt, nguồn gốc và
sự tiến hóa của sự sống, phát triển hệ thống và sinh học tiến hóa.
(2) Vật chất ngưng tụ (condensed matters) và các hiệu ứng mới lạ: Các định
hướng nghiên cứu bao gồm: các hệ thống tương quan mạnh, vật chất ngưng
tụ mềm, vật chất ngưng tụ mang các đặc tính lượng tử mới lạ, sinh trưởng
tập thể đồng dạng (self-similar cooperative growth), Hệ thống phức Khổng
lồ mở (Open Complex Giant System – OCGS), thể ngưng tụ Bose-Einstein,
cơ chế siêu dẫn siêu lỏng, phát xạ chuyển hóa pha cấu trúc, chất ngưng tụ
dưới điều kiện khắc nghiệt, cấu trúc điện tử, các quy trình kích thích đa
dạng đầu tiên.
(3) Các cấu trúc sâu bên trong vật chất và các định luật vật lý ở phạm vi vũ trụ:
các định hướng nghiên cứu gồm: cấu trúc vật chất và các định luật vật lý ở
thang độ vi mô hay phạm vi vũ trụ và dưới các điều kiện cực trị (khắc
nghiệt) như năng lượng cao, mật độ cao, áp suất siêu cao và từ trường
cường độ siêu lớn, lý thuyết về hợp nhất tất cả các định luật vật lý, các vấn
đề mũi nhọn về vật lý hạt, bản chất vật chất tối và năng lượng tối, nguồn
gốc và sự tiến hóa vũ trụ, sự hình thành và tiến hóa lỗ đen và các thực thể
vũ trụ.
(4) Toán học cốt lõi và ứng dụng trong các lĩnh vực liên ngành
(5) Quá trình hệ thống trái đất và tài nguyên, môi trường và các hiệu ứng thảm
họa liên quan
(6) Các quá trình hóa học trong sự tạo thành và chuyển hóa các vật chất mới
(7) Bộ não và khoa học về nhận thức
(8) Đổi mới trong các thử nghiệm khoa học, các phương pháp quan sát, các kỹ
thuật và thiết bị
3. Nghiên cứu cơ bản đáp ứng các yêu cầu chiến lược chủ yếu quốc gia

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 33
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
Các hoạt động nghiên cứu cơ bản để đáp ứng các mục tiêu quốc gia và giúp
giải quyết các vấn đề then chốt và bế tắc trong phát triển tương lai được xác
định tuân theo các nguyên tắc: có tầm quan trọng chiến lược, tổng thể và lâu
dài đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của đất nước và đối với cả an ninh
quốc gia, có khả năng dẫn đến một sự kết hợp giữa các lĩnh vực khoa học cơ
bản với các ngành khoa học công nghệ, qua đó dẫn đến phát triển công nghệ
cao tương lai.
(1) Nền tảng sinh học đối với sức khỏe và bệnh tật con người
(2) Cải tiến về di truyền đối với cây trồng và các vấn đề khoa học liên quan
đến phát triển nông nghiệp bền vững
(3) Các hoạt động của con người và tác động của chúng đến hệ Trái đất
(4) Sự thay đổi (khí hậu) toàn cầu và phản ứng khu vực
(5) Các hệ thống phức hợp, sự hình thành, dự báo và kiểm soát thiên tai
(6) Các vấn đề khoa học then chốt trong phát triển năng lượng bền vững
(7) Các nguyên lý và phương pháp luận về thiết kế và chế tạo vật liệu
(8) Cơ sở khoa học của chế tạo dưới các điều kiện môi trường khắc nghiệt
(9) Các vấn đề cơ học chủ yếu trong khoa học hàng không và vũ trụ
(10) Cơ sở khoa học cho phát triển công nghệ thông tin
4. Các chương trình nghiên cứu khoa học lớn
Bốn chương trình nghiên cứu khoa học lớn được xác định và triển khai phù
hợp với các xu thế phát triển KH&CN thế giới và các yêu cầu chiến lược chủ
yếu của quốc gia. Các chương trình được cho là đóng một vai trò mạnh mẽ
trong phát triển KH&CN, tạo nên một sự tiến bộ nhanh chóng năng lực đổi
mới bền vững và nắm giữ một đội ngũ các nhà nghiên cứu có trình độ cao. Các
đột phá trong các định hướng này sẽ nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh
quốc tế của quốc gia, thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiện thực hóa sự phát
triển nhảy vọt trong các lĩnh vực lựa chọn.
(1) Các nghiên cứu về protein
(2) Nghiên cứu về điều chỉnh lượng tử
(3) Nghiên cứu ở phạm vi nano
(4) Nghiên cứu về tăng trưởng và tái sản xuất

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 34
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. China’s National Guideline on Medium- and Long-Term Program for


Science and Technology Development (2006-2020).
2. China’s Science and Technology Policy for the Twenty-First Century - A
View from the Top. Report from U.S. Embassy, Beijing, 11/2006.
3. Hui Yongzheng: China’s High-Tech Successes, MOST, 2005.
4. China’s Ministry of Science and Technology: Http://www.most.gov.cn/eng/
5. The National Medium- and Long-Term Program for Science and
Technology Development (2006-2020): An Outline. The State Council The
People’s Republic of China.
6. Cong Cao, Richard P. Suttmeier: China's 15-year science and technology
plan. Physics today, 12/2006.
7. Sylvia Schawaag Serger: China's Fifteen-Year Plan for Science and
Technology: An Assessment. Asia policy, 7/2007.
8. James Wilson, James Keeley: China: The next science superpower? Demos,
2007.

Kế hoạch Phát triển khoa học và công nghệ trung và dài hạn của Trung Quốc (2006-2020). Biên soạn: 35
Trung tâm Xử lý và phân tích thông tin, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia

You might also like