You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN THI NGHỀ TIN HỌC 2020

PHẦN 1. Lý thuyết
I - HỆ ĐIỀU HÀNH
1.Khái niệm hệ điều hành: Hệ điều hành là tập hợp có tổ chức các chương trình thành
một hệ thống với nhiệm vụ đảm bảo giao tiếp giữa người sử dụng với máy tính, cung cấp các
phương tiện và dịch vụ để người sư dụng dễ dàng thực hiện chương trình, quản lí chặt chẽ các
tài nguyên cả máy tính, tổ chức khai thác chúng một cách thuận tiện và tối ưu.
2.Hệ điều hành Windows: Micrsoft Windows là hệ điều hành cho máy tính cá nhân
của hãng phần mềm Microsoft. Các hệ điều hành Windows đều có giao diện đồ họa dựa trên
khái niệm “cửa sổ” (windows). Ngoài ra còn có hệ thống các biểu tượng, bảng chọn, hộp
thoại để đặt tham số,... và cơ chế chỉ định bằng chuột.
3.Nêu các chức năng chính của hệ điều hành
- Tổ chức giao tiếp giữa người dùng và hệ thống bằng hai cách: qua hệ thống các câu
lệnh hoặc thông qua bảng chọn
- Cung cấp tài nguyên cho các chương trình và tổ chức thực hiện các chương trình đó
- Tổ chức lưu trữ thụng tin trên bộ nhớ ngoài, cung cấp các công cụ để tìm kiếm và truy
cập thông tin
- Kiểm tra và hỗ trợ bằng phần mềm cho các thiết bị ngoại vi để khai thác chúng một
cách cú hiệu quả
- Cung cấp các dịch vụ tiện ích cho hệ thống: dịch vụ kết nối mạng và Internet, trao đổi
thư điện tử…
4. Mô tả các thành phần cơ bản trong giao diện hệ điều hành Windows, chức năng
của từng loại
- Cửa sổ : nhận biết một số thành phần chính như thanh tiêu đề, thanh bảng chọn, thanh
công cụ, thanh trạng thái, thanh cuộn, nút điều khiển…
- Bảng chọn Start: Chứa mọi nhóm lệnh cần thiết để bắt đầu sử dụng Windows và xuất
hiện khi ta nháy chuột vào nút Start. Bảng chọn này cho phép
+ Mở các chương trình cài đặt trong hệ thống
+ Kích hoạt các biểu tượng: My Computer, My Document…
+ Xem thiết đặt máy in, in bảng cấu hình hệ thống Control Panel
+ Trợ giúp hay tìm kiếm tệp/thư mục
+ Chọn các chế độ ra khỏi hệ thống
- Thanh công việc: Mỗi lần chạy một chương trình hay mở một cửa sổ, một nút đại diện
cho chương trình hay cửa sổ đó xuất hiện trên thanh công việc
- Biểu tượng: là hình ảnh thu nhỏ tượng trưng cho một thư mục hay một file chạy của
chương trình

5.Máy tính tổ chức lưu trữ thông tin trên đĩa như thế nào: Hệ điều hành tổ chức
các tệp trên đĩa thành các thư mục. Mỗi thư mục lại chứa các tệp hoặc các thư mục con. Thư
mục được tổ chức phân cấp, mức trên cùng gọi là thư mục gốc, do vậy cách tổ chức này còn
có tên gọi là tổ chức cây.
Ví dụ:.... vẽ một cây thư mục
6. Làm việc với tệp và thư mục:
6.1 Chọn đối tượng:
- Để chọn một đối tượng: nháy chuột ở đối tượng đó.
- Để loại bỏ kết quả chọn: nháy chuột bên ngoài đối tượng đó.
- Để chọn đồng thời nhiều đối tượng liên tiếp nhau: Nháy chuột vào đối tượng đầu tiên, nhấn
giữ phím Shift và nháy vào đối tượng cuối cùng.
- Để chọn đồng thời nhiều đối tượng không liên tiếp nhau: nhấn Nháy chuột vào đối tượng
đầu tiên giữ phím Ctrl và chọn các đối tượng cần chọn tiếp theo. Khi không muốn chọn đối
tượng đã được chọn thì chỉ cần nháy chuột lại vào đối tượng đó.
6.2 Xem tổ chức các tệp và thư mục trên đĩa: Để xem những tài nguyên có trên máy
tính, có thể sử dụng My Computer hoặc Windows Explore.
-Nháy đúp biểu tượng My computer trên màn hình để mở cửa sổ My computer.
- Nhấn nút folder trên thanh công cụ của cửa sổ để hiển thị cửa sổ My computer dưới dạng
hai ngăn, ngăn bên trái cho biết cấu trúc của ổ đĩa và thư mục.
6.3 Xem nội dung thư mục:
- Nháy chuột ở biểu tượng hoặc tên của thư mục cần xem để xem nội dung thư mục
- Nếu thư mục có chứa nhiều thư mục con thì nháy dấu + ở ngăn bên trái để hiển thị các thư
mục con.
6.4 Tạo thư mục mới:
- Mở thư mục gốc nơi cần tạo thư mục mới.
- Nháy file-> new-> folder. Một thư mục mới xuất hiện tạm gọi tên là new folder.
- Gõ tên cho thư mục mới tạo và nhấn phím enter.
6.5 Đổi tên tệp hoặc thư mục
- Chọn thư mục muốn đổi tên
- Nháy file-> rename. Khi đó tên của đối tượng sẽ có khung viền ngoài.
- Gõ tên mới rồi nhấn enter.
* Lưu ý: Khi tệp đang mở thì thao tác đổi tên không thực hiện được. Cần đóng tệp lại.
6.6 Sao chép tệp hoặc thư mục
- Chọn thư mục hoặc tệp cần sao chép.
- Nháy edit-> copy.
- Mở thư mục hoặc đĩa nơi muốn đặt bản sao nháy edit->paste
* Lưu ý: nơi muốn đặt bản sao mà đã có đối tượng cùng tên thì phải lựa chọn dán đè lên
hoặc không sao chép nữa.
6.7 Di chuyển tệp hoặc thư mục
- Chọn tệp hoặc thư mục cần sao chép.
- Nháy edit-> cut
- Chọn thư mục hoặc đĩa muốn di chuyển tệp hoặc thư mục tới rồi nháy edit->paste.
6.8 Xóa tệp hoặc thư mục
- Chọn đối tượng cần xóa.
- Nháy file-> delete.
- Windows hiển thị hộp thoại để ta khẳng định thao tác xóa. Nháy yes để xóa, ngược lại nháy
no.
6.9 Khôi phục hoặc xóa hẳn tệp và thư mục đã bị xóa:
- Nháy đúp biểu tượng Recycle Bin.
2
- Chọn đối tượng muốn khôi phục hoặc xóa hẳn.
- Nháy file-> restore (khôi phục) hoặc file-> delete (xóa hẳn)
6.10 Control panel: Là một tập hợp các chương trình dùng để cài đặt các tham số hệ
thống như phông chữ, máy in, quản lí các phần mềm ứng dụng, thay đổi tham số của chuột,
bàn phím... để phù hợp với công việc hay sở thích. Để khởi động control panel nháy start->
control panel. Cửa sổ Control panel xuất hiện. Để thiết đặt loại tham số nào cần khởi động
chương trình tương ứng.
6.11 Hãy liệt kê và mô tả thao tác với chuột:
- Di chuột: di chuyển con trỏ chuột đến một vị trí nào đó trên màn hình
- Nháy chuột: Nhấn nuốt chuột trỏi một lần rồi thả tay
- Nháy đúp chuột: Nháy nhanh liên tiếp hai lần nút trái chuột
- Nháy nút phải chuột: Nhấn một lần nút phải chuột
- Kéo thả chuột: Nhấn và giữ nút trái chuột đồng thời di chuyển con trỏ chuột đến một vị
trí nào đó trên màn hỡnh rồi thả nút giữ chuột

II - MẠNG MÁY TÍNH


1. Khái niệm mạng máy tính: Mạng máy tính là hệ thống các máy tính được kết nối
với nhau với mục đích trao đổi thông tin. Khi sử dụng máy tính được kết nối mạng, người sử
dụng có thể dụng chung dữ liệu, chương trình , truyền thông báo, dùng chung máy in, máy
fax, môđem và các tài nguyên phần cứng khác. Dưới góc độ địa lí, ta phân biệt các loại mạng
như: mạng cục bộ, mạng diện rộng, mạng toàn cầu,...

2. Mạng cục bộ: Mạng cục bộ (LAN) là mạng liên kết các máy tính trong một phạm vi
địa lí có khoảng cách hạn chế. Phạm vi một phòng, vài phòng, một tòa nhà...... Mạng cục bộ
thường là mạng kết nối máy tính của một xí nghiệp, một công ty nhỏ, một trường học... Mạng
cuc bộ thường sử dụng dây cáp mạng để kết nối các máy tính với các thiết bị khác.

3. Các thiết bị kết nối tối thiểu trong mạng cục bộ:

Cáp mạng dùng để làm môi trường truyền tín hiệu giữa các máy tính trong mạng. Thường
nằm trong các loại sau: Cáp đồng trục, cáp xoắn, cáp quang. Để có thể kết nối các thành
phần khác trong mạng, đầu cuối của dây cáp được gắn với một đầu nối.
- Vỉ mạng: Muốn tham gia vào mạng, mỗi máy tính phải có vỉ mạng thường được cắm trong
thân máy và kết nối với cáp mạng thông qua đầu nối. Vai trò của vỉ mạng là dùng để: Chuẩn
bị dữ liệu từ máy tính để truyền qua dây cáp mạng, gửi dữ liệu tới máy khác, kiểm soát dòng
dữ liệu giữa máy tính và hệ thống dây cáp, nhận dữ liệu từ cáp mạng và chuyển thành các
byte dữ liệu để máy tính có thể hiểu được.
- Hub Là một cấu thành của mạng và hiện đang trở thành thiết bị thông dụng trong mạng.
Hub là thiết bị phần cứng có chức năng nhận và chuyển tiếp các tín hiệu mạng. Các hub
thường có từ 8- 24 cổng để các máy tính có thể kết nối vào.

3
4. Chia sẻ: là thiết đặt để những người trên mạng cùng dùng chung các tài nguyên trên
một máy tính trong mạng. Để một tài nguyên nào đó có thể được dùng chung trên mạng thì
trước hết tài nguyên đó phải được chia sẻ và người sử dụng phải có quyền truy cập.

5. Quyền truy cập: Máy tính được kết nối vào mạng không có nghĩa là tất cả các tài
nguyên trên đó được dùng chung. Quyền truy cập quyết định việc người sử dụng có được
phép truy cập vào tài nguyên hay không, cũng như quyết định mức độ của việc truy cập đó.
Như vậy, khi quyết định đưa một tài nguyên nào đó ra để dùng chung, ta phải quan tâm
đến hai việc:
- Chia sẻ tài nguyên đó;
- Đặt quyền truy cập cho những người dùng đối với tài nguyên được chia sẻ.

Chú ý một số ý nghĩa của các biểu tượng sau:


Biểu tượng Ý nghĩa Biểu tượng Ý nghĩa
Sao chép vùng Trở về thư mục
- Copy
chọn vào bộ nhớ vừa mở trước đó
đệm Clipboard
Sao chép vùng Mở một file mới
- Paste
chọn từ bộ nhớ
đệm vào vị trí cần
sao chép tới.
- Cut Di chuyển vùng Mở một file đã có
chọn vào vùng nhớ trên đĩa
đệm Clipboard
Tìm kiếm Ghi vào đĩa
- Search
- Folder Xuất hiện cây thư Sơn định dạng
mục ở bên trái màn
hình
Trở về thư mục mẹ Hủy bỏ thao tác
- Up vừa thực hiện

MỘT SỐ CÂU HỎI ÔN TẬP VỀ MẠNG MÁY TÍNH


Câu 1: Phân loại mạng máy tính dưới góc độ địa lí?
 Mạng cục bộ (LAN)
 Mạng diện rộng (WAN)
 Mạng toàn cầu (INTERNET)
Câu 2: Ứng dụng của việc sử dụng mạng? Dựa vào vị trí địa lý phân loại mạng như thế
nào?

4
- Ứng dụng của việc sử dụng mạng:
+ Cho phép NSD dùng chung tài nguyên phần cứng, phần mềm và dữ liệu.
+ Truyền dữ liệu nhanh chóng giữa các máy trên những khoảng cách xa.
+ Giao dịch bằng thư điện tử, hoạt động kinh doanh trên mạng.
+ Nhiều kho thông tin cơ sở dữ liệu được tổ chức trên mạng trở thành tài sản chung của
tổ chức, của nhân loại.
- Dựa vào vị trí địa lý có thể phân loại mạng thành 3 loại như sau:
+ Mạng cục bộ: Mạng liên kết các máy tính trong một phạm vi địa lý có khoảng cách
hạn chế như phạm vi một phòng học hay một số phòng trong một tòa nhà
+ Mạng diện rộng: mạng liên kết các máy tính có phạm vi địa lý khá lớn
+ Mạng toàn cầu: mạng liên kết các máy tính trên phạm vi toàn cầu
Câu 3: Hãy cho biết các thiết bị kết nối ít nhất phải có trong mạng cục bộ là gì?
- Cáp mạng: đóng vai trò môi trường truyền thông để truyền tín hiệu giữa các máy tính.
- Vi mạng: đóng vai trò chuẩn bị dữ liệu từ máy tính để truyền sang cáp mạng, nhận dữ
liệu từ cáp mạng và chuyển thành các byte dữ liệu để máy tính hiều được.
- Hub: đóng vai trò nhận và chuyển tiếp tín hiệu trong mạng.
- Đầu nối: Dùng để kết nối giữa cáp mạng, vi mạng và hub
Câu 4: Có những mô hình mạng nào?
Có hai mô hình mạng:
Mô hình ngang hàng: Trong mô hình này, tất cả các máy tính đều bình đẳng với nhau. Mỗi
máy vừa có thể cung cấp trực tiếp tài nguyên của mình cho các máy khác, vừa có thể sử dụng
trực tiếp tài nguyên của các máy tính khác trong mạng.
Mô hình khách-chủ: Trong mô hình này, một hoặc một vài máy sẽ được chọn để đảm nhận
việc quản lí và cung cấp tài nguyên (chương trình, dữ liệu,…), được gọi là máy chủ (Server),
các máy chủ khác sử dụng tài nguyên này, được gọi là máy khách (Client).
Câu 5: Lợi ích của việc sử dụng mạng máy tính? Các loại tài nguyên có thể sử dụng
chung trên mạng?
- Lợi ích của mạng máy tính:
 Cho phép người sử dụng dùng chung tài nguyên phần cứng, phần mềm và dữ liệu
 Truyền dữ liệu nhanh chóng giữa các máy tính trên những khoảng cách xa
 Giao dịch điện tử, hoạt động kinh doanh trên mạng
- Các loại tài nguyên có thể dùng chung:
 Thư mục, tập tin
 Phần mềm
 Phần cứng (CPU,RAM,HDD,…)
 Máy in, máy Photo,máy Fax,…
Câu 6: Đặc điểm về giao diện của hệ điều hành Windows là gì?
5
- Các hệ điều hành Windows đều có đặc điểm:
 Giao diện đồ họa dựa trên khái niệm “cửa sổ” (windows)
 Hệ thống các biểu tượng (Icons), bảng chọn (Menu), hộp thoại (Dialog) để đặt
tham số, …
 Và có thể điều khiển bằng chuột (Mouse)
Câu 7: Ba cách để chuyển đổi giữa các cửa sổ làm việc trong hệ điều hành Windows:
1. Nháy vào biểu tượng chương trình tương ứng trên thanh công việc
2. Nháy vào một vị trí bất kì trên cửa sổ muốn kích hoạt
3. Nhấn giữ phím Alt + Tab nhiều lần cho tới khi chương trình tương ứng được đóng
khung (được chọn)

Phần 2. Thực hành


1. Word.
- Tạo bảng (gộp/tách ô)
- Chèn chữ nghệ thuật
- Chia cột báo
- Tạo chữ cái lớn đầu dòng
2. Excel
* Tính toán sử dụng các hàm:
- Hàm Sum
- Hàm Average
- Hàm If
- Hàm Sumif
- Hàm Min, Max
* Trình bày bảng:
- Tạo đường kẻ viền, đường lưới trong bảng
- Trộn ô, tách ô
- Phân cách số theo hàng nghìn
- Làm tròn số thập phân
- Đổ màu ….

6
7

You might also like