You are on page 1of 41

IC3 GS6 Spark – LEVEL 1

Bài 1
CĂN BẢN VỀ CÔNG NGHỆ
Mục tiêu bài học
Sau bài học này, em sẽ:
 Liệt kê được các thuật ngữ căn bản;
 Trình bày được các khái niệm cơ bản về phần cứng,
phần mềm, hệ điều hành, mạng và Internet;
 Thực hiện được thao tác tạo thư mục và lưu được tập tin
vào thư mục;
 Nhận dạng và phân biệt được các thiết bị và phần mềm.
1.Khái niệm phần cứng (Hardware)
• Phần cứng là những thiết bị máy tính mà em có thể
cầm nắm và nhìn thấy được.
2. Các thiết bị phần cứng
a. Thiết bị nhập (Input Device)
Những thiết bị giúp em gửi, đưa, truyền, nhập
thông tin vào máy tính được gọi là thiết bị nhập.

Bàn phím (Keyboard) Chuột (Mouse)

Mi rô (Micro) Web camera


2. Các thiết bị phần cứng
b. Thiết bị xuất (Output Device)
Những thiết bị đưa kết quả xử lí của máy tính đến
con người.

Màn hình (Monitor) Máy in (Printer)

Loa (Speaker) Tai nghe (Heaphone)


2. Các thiết bị phần cứng
c. Thiết bị kết nối (Connection Device)
Là những thiết bị giúp em kết nối máy tính với
các thiết bị khác.

Cáp kết nối (Cable) Router Wifi


Ghi nhớ
Phần cứng máy tính là các bộ phận tạo thành một chiếc máy
tính. Các bộ phận đó bao gồm:
• Phần bên ngoài: Màn hình, tai nghe, bàn phím, chuột máy
tính, máy in, máy chiếu, loa, USB,…
• Phần bên trong: Bộ nguồn, Chip CPU, bo mạch chủ, quạt
tản nhiệt, RAM, ROM, ổ cứng,…
3. Phần cứng cơ bản
a. Các loại máy tính
Máy tính để bàn (Desktop Computer): Gồm một thùng máy (Case),
bàn phím (Keyboard), chuột (Mouse), màn hình (Monitor). Được
thiết kế để đặt cố định ở bàn làm việc.
Không thể di động vì phải luôn kết nối nguồn điện.

Máy tính xách tay (Laptop Computer): Có đủ màn hình, bàn phím,
Camera, loa, thiết bị trỏ,… trên cùng một thiết bị.
 Nhỏ và nhẹ, dễ di động, có cấu tạo phức tạp.
3. Phần cứng cơ bản
a. Các loại máy tính
Máy tính tất cả trong một (All-in-One Computer): Giống như máy
tính để bàn nhưng được tích hợp thùng máy vào màn hình.
 Ít chiếm diện tích hơn, phải cắm điện khi dung.

Máy tính bảng (Tablet): Là máy tính được thiết kế đủ nhỏ để cầm
trên tay.
 Nhỏ và cầm được trên tay

Điện thoại thông minh (Smartphone): Kết hợp các tính năng của
điện thoại di động tiêu chuẩn với máy tính cá nhân.
 Là thiết bị cầm tay
3. Phần cứng cơ bản
c. Các thiết bị nhập xuất

Bộ tai nghe (Headset) Màn hình cảm ứng (Touchscreen)

Ghi nhớ: Thiết bị ngoại vi gồm các thiết bị nhập và thiết bị xuất.
4. Khái niệm về phần
mềm
Phần mềm máy tính là những chương trình do trí
tuệ con người tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích
sử dụng của con người.
5. Phân loại phần mềm (Software)
a. Chương trình ứng dụng là các phần mềm giúp
em thực hiện những công việc cụ thể như: Tạo thông
tin tài liệu, bài trình chiếu, bảng tính, cơ sở dữ liệu,
biểu đồ, đồ thị, hình ảnh kĩ thuật số, trang Web, nhạc
điện tử hoặc Video kĩ thuật số,…
5. Phân loại phần mềm (Software)
a. Chương trình ứng dụng:
• Xử lí văn bản (Word Processing): Giúp em tạo,
chỉnh sửa, lưu, định dạng và in tài liệu, gồm có
Microsoft Word (Microsoft), Word Perfect (Corel),
Page for Mac (Apple),…
• Bảng tính (Spreadsheet): Giúp em thực hiện tính
toán, phân tích dữ liệu, tạo đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, sắp
xếp, tìm kiếm hoặc lọc thông tin, gồm có Microsoft
Excel (Microsoft), Quattro Pro (Corel),…
5. Phân loại phần mềm (Software)
a. Chương trình ứng dụng:
• Thiết kế đồ họa và chỉnh sửa hình ảnh (Graphic
Design and Image Editing): Giúp em tạo ra một bản
thiết kế trực quan, gồm có Adobe Illustrator (Adobe
System), Microsoft Paint 3D (Microsoft), Windows
Photo Viewer,…
• Chỉnh sửa đoạn phim (Video Editing): Giúp em
chỉnh sửa đoạn phim như cắt phim, sắp xếp Clip và
thêm hiệu ứng hoặc các chú thích.
5. Phân loại phần mềm (Software)
b. Ứng dụng Web là các phần mềm hoạt động trên
Internet, dùng phục vụ nhu cầu của em.
• Google Apps: Là một bộ ứng dụng được liên kết với
dịch vụ lưu trữ trực tuyến Google Drive, gồm có
Google Docs, Google Sheets, Google Slides,…
5. Phân loại phần mềm (Software)
b. Ứng dụng Web là các phần mềm hoạt động trên
Internet, dùng phục vụ nhu cầu của em.
• Ứng dụng Web hoặc di động (Web or Mobile
Apps): Là một số ứng dụng đi kèm với các thiết bị di
động, gồm có Google Play Store (Android), App Store
(iOS), Windows Store (Windows), Appstore for
Android (Android), BlackBerry World (BlackBerry),

5. Phân loại phần mềm (Software)
c. Phần mềm mã nguồn mở (Open Source) và phần
mềm độc quyền (Proprietary)
• Phần mềm mã nguồn mở: Là các phần mềm được phân
phối mã nguồn miễn phí cho người dùng được phép sử
dụng, sửa đổi và sao chép cho bất kỳ ai với bất kỳ mục
đích gì.
• Phần mềm độc quyền: Là các phần mềm được bán hoặc
phân phối với một loại giấy phép phần mềm cụ thể.
6. Các chương trình ứng dụng trên máy tính
để bàn:
• Trình chiếu
• Xử lí văn bản
• Xử lí bảng tính
• Thiết kế dồ họa
• Chỉnh sửa phim…
7. Hệ điều hành
a. Chức năng của hệ điều
• Quản lí các thiết bị phần cứng;
• Quản lí các tập tin được lưu trữ trên máy tính.
7. Hệ điều hành
b. Phân loại hệ điều hành
- Hệ điều hành máy tính gồm:
• Hệ điều hành nguồn mở (Open-Source): Là
phần mềm mà người dùng được phép sử dụng,
sửa đổi và sao chép cho bất kì ai với bất kì mục
đích gì.
Ví dụ: Linux
7. Hệ điều hành
b. Phân loại hệ điều hành
- Hệ điều hành máy tính gồm:
• Hệ điều hành độc quyền (Proprietary): Là phần
mềm được sở hữu bởi một cá nhân hoặc công ty
tạo ra nó.
Ví dụ: Hệ điều hành Windows, Mac OS X, UNIX
7. Hệ điều hành
b. Phân loại hệ điều hành
- Hệ điều hành trên các thiết bị di động gồm:
8. Tập tin và thư mục
a.Tập tin là gì?
- Tập tin (File) là sản phẩm em tạo ra từ một chương
trình phần mềm, sau đó đặt tên và lưu trữ vào máy tính.
- Để lưu một sản phẩm được tạo ra từ một chương trình
phần mềm, em cần lưu ý điều gì?
• Đặt tên cho sản phẩm để dễ phân loại và tìm kiếm;
• Lưu vào ổ cứng, ổ USB, đĩa DVD, đĩa mềm, ổ đĩa mạng.
8. Tập tin và thư mục
b. Cách đặt tên cho tập tin
• Tên của tập tin gồm 2 phần: Phần tên và phần mở
rộng. Phần tên và phần mở rộng được phân cách
nhau bởi dấu chấm;
Ví dụ: baitap.docx
• Tên của tập tin không dài quá 255 kí tự;
• Em không dùng các kí tự \ / : * ? “ < > | khi đặt
tên cho tập tin nhé!
8. Tập tin và thư mục
c. Các kiểu tập tin phổ biến
Loại tập tin Phần mở rộng
Hình ảnh .bmp .eps .gif .jpg .pict .png .psd .tif
Văn bản .asc .doc .docx .rtf .msg .txt .wpd .wps
Video .avi .mp4 .mpg .mov .wmv
Âm thanh .aac .au .mid .mp3 .ra .snd .wma .wav
Nén .arc .arj .gz .hqx .rar .sit .tar .z .zip
Chương trình .bat .com .exe
8. Tập tin và thư mục
Ghi nhớ:
• Em nhận biết được kiểu tập tin và xác định được
chương trình phù hợp để mở dựa vào phần mở rộng
của tập tin;
• Tên của tập tin cần dễ nhớ và ngắn gọn.
8. Tập tin và thư mục
d. Thư mục là gì?
Thư mục (Folder) là một dạng tập tin đặc biệt có
công dụng như là một ngăn chứa, được dùng trong
việc quản lí và sắp xếp các tập tin
8. Tập tin và thư mục
d. Thư mục là gì?
Thư mục có 4 dạng:
• Thư mục chứa thư mục khác, được gọi là thư mục cha;
• Thư mục nằm trong thư mục khác, được gọi là thư
mục con;
8. Tập tin và thư mục
d. Thư mục là gì?
Thư mục có 4 dạng:
• Thư mục ngoài cùng không có thư mục cha, chứa
tất cả các thư mục gọi là thư mục gốc;
• Thư mục rỗng là thư mục trong đó không chứa tập
tin haу thư mục con.
8. Tập tin và thư mục
Em sắp xếp các thư mục trong máy tính bằng cách nào?
Các thư mục được sắp xếp theo dạng cây và được gọi là
cây thư mục.

Chú ý:
Biểu tượng thư mục (Folder) thường là màu vàng
8. Tập tin và thư mục
e. Các thao tác trên thư mục
- Xem nội dung thư mục: Bước 1 Em nhấn chuột trái 2 lần liên tiếp (nhấp
đúp chuột) vào biểu tượng (icon) This PC
trên màn hình nền (Desktop).

Bước 2
Em nhấp chuột trái 2 lần liên tiếp vào
Cách 1 biểu tượng ổ đĩa C:\ hoặc D:\ ở
khung trái để xem nội dung.

Em nhấp chuột trái vào biểu tượng ổ


Cách 2
đĩa C:\ hoặc D:\ ở khung trái.
Bước 3
Em nhấp chuột trái 2 lần liên tiếp vào
thư mục ở khung phải hoặc nhấp chọn
thư mục ở khung trái để xem nội dung.
8. Tập tin và thư mục
- Tạo thư mục mới:
Bước 1 Mở ổ đĩa hoặc thư mục sẽ chứa thư mục đó.

Bước 2 Em nhấp chuột phải tại vùng trống, chọn New  Folder.

Bước 3 Em gõ tên của thư mục tại đây nhé!


8. Tập tin và thư mục
- Xóa thư mục
Cách 1 Em nhấn chuột phải vào thư mục

Chọn

Cách 2 Em nhấn chuột trái chọn thư mục rồi nhấn phím Delete.
9. Các thiết bị di động (Mobile Device)
a. Thiết bị di động là gì?
• Thiết bị di động là thiết bị cầm tay tích hợp
màn hình cảm ứng, máy ảnh, máy quay và
các phần mềm tiện ích như SMS, Phone Call.
Ví dụ: Điện thoại thông minh (Smartphone),
máy tính bảng (Tablet)
9. Các thiết bị di động (Mobile Device)
b. Sử dụng thiết bị di động
• Nhấn vào biểu tượng của ứng dụng để mở ứng dụng;
• Nhấn các phím trên bàn phím ảo để nhập ký tự và
văn bản;
• Chạm và giữ một ứng dụng để di chuyển nó;
• Dùng ngón cái và ngón trỏ để phóng to hoặc thu nhỏ
khi chụp ảnh.
9. Các thiết bị di động (Mobile Device)
c. An toàn khi sạc thiết bị di động
10. Mạng và Internet
a. Mạng là gì?
• Mạng là một hệ thống để di chuyển các
thông tin;
• Có nhiều loại mạng khác nhau: Mạng di
động, mạng điện thoại, Internet.
10. Mạng và Internet
b. Kết nối thiết bị với
• Để có thể truyền thông tin trong mạng em phải
sử dụng các thiết bị mạng;
• Một số thiết bị mạng cơ bản như: Card mạng,
Hub, Switch, Bridge, Router, Gateway,…
Hub
10. Mạng và Internet
c. Tìm kiếm thông tin

Em tìm kiếm thông tin


trên sách, báo hoặc trên Internet.
10. Mạng và Internet
d. Internet là gì?
• Internet là một mạng toàn thế giới giúp kết nối
nhiều máy tính ở khắp nơi trên thế giới;
• Em có thể sử dụng Internet để tìm thông tin, đọc
sách, học tập trực tuyến cùng thầy cô và bạn bè.
10. Mạng và Internet
e. Kết nối máy tính, điện thoại thông minh và Internet

You might also like