You are on page 1of 3

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ 1

Môn: Công nghệ 6


Chương 1: Nhà ở
1. Bài 1. Mục 1. Vai trò của nhà ở
2. Bài 2. Mục 1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà
2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
Chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm
3. Bài 4. Mục 1. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
3. Chế độ ăn uống khoa học
4. Bài 5. Mục 1. Bảo quản thực phẩm
2. Chế biến thực phẩm
* Nội dung chi tiết
Chương 1: Nhà ở
1. Bài 1. Mục 1. Vai trò của nhà ở
- Nhà ở là nơi trú ngụ của con người, bảo vệ con người tránh khỏi những ảnh hưởng
xấu của thiên nhiên, môi trường
- Nhà ở là nơi đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của các thành viên trong gia
đình như: ăn uống, vệ sinh, nghỉ ngơi, làm việc, học tập, vui chơi, giải trí, ….
2. Bài 2. Mục 1. Các nguồn năng lượng thường dùng trong ngôi nhà
- Con người thường sử dụng năng lượng điện, năng lượng chất đốt để thực hiện các
hoạt động hằng ngày trong gia đình
- Ngoài ra, người ta còn sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng gió để chiếu sáng,
phơi khô,... hoặc tạo ra điện dùng đề vận hành các đồ dùng điện trong gia đình.
Mục 2. Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả
2.1. Lí do cần sử dụng tiết kiệm năng lượng
Cần tiết kiệm sử dụng năng lượng để giảm chi phí, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
đồng thời bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe cho gia đình và cho cộng đồng.
2.2. Biện pháp tiết kiệm năng lượng điện trong gia đình
- Chỉ sử dụng điện khi cần thiết, tắt các đồ dùng điện khi không sử dụng
- Điều chỉnh hoạt động của đồ dùng ở mức vừa đủ dùng
- Thay thế các đồ đùng điện thông thường bằng các đồ dùng tiết kiệm điện
- Tận dụng gió, ánh sáng tự nhiên và năng lượng mặt trời để giảm bớt việc sử dụng
các đồ dùng điện.
Chương 2: Bảo quản và chế biến thực phẩm
3. Bài 4. Mục 1. Giá trị dinh dưỡng của các nhóm thực phẩm
* Có 4 nhóm thực phẩm chính
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đạm (protein): có vai trò xây dựng, tạo ra các tế bào
mới giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển. Ngoài ra, còn góp phần cung cấp năng
lượng cho hoạt động của cơ thể.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất đường, bột (glucid): là nguồn cung cấp năng lượng chủ
yếu cho mọi hoạt động của cơ thể.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất béo (lipid): góp phần cung cấp năng lượng, giúp bảo vệ
cơ thể và chuyển hoá một số vitamin cần thiết.
+ Nhóm thực phẩm giàu chất khoáng (minerals) và vitamin: tăng sức đề kháng của cơ
thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh để chống lại bệnh tật.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể
- Nếu ăn uống thiếu chất thì cơ thể sẽ bị suy dinh dưỡng, phát triển chậm lại hoặc
ngừng phát triển. Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng sẽ có sức đề kháng yếu, dễ nhiễm
bệnh và trí tuệ kém phát triển.
- Nếu ăn uống quá thừa so với nhu cầu cơ thể, kèm theo thói quen ít vận động thì các
chât đạm và đường, bột sẽ tích luỹ trong cơ thể đưới dạng mỡ khiến cơ thể béo phì,
vận động khó khăn, chậm chạp và dễ mắc một số bệnh như: cao huyết áp, tim mạch,
tiểu đường, ...
3. Chế độ ăn uống khoa học
3.1. Xây dựng bữa ăn dinh dưỡng hợp lí
- Bữa ăn dinh dưỡng hợp lí phải có sự phối hợp đủ 4 nhóm thực phẩm chính với tỉ lệ
thích hợp để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của cơ thể.
- Ngoài cơm trắng, bữa ăn dinh dưỡng hợp lí nên có đầy đủ các loại món ăn chính,
gồm: món canh, món xào hoặc luộc, món mặn (rán hoặc kho, rang, ,..).
3.2. Phân chia số bữa ăn hợp lí
- Ăn đúng bữa: phân chia số bữa ăn trong ngày hợp lí sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tiêu hoá thức ăn và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Nếu các bữa ăn quá gần
nhau hoặc quá xa nhau khiến dạ dày hoạt động không điều đó, gây hại cho sức khoẻ.
- Ngoài việc ăn đúng bữa, còn phải ăn đúng cách: cần tập trung nhai kĩ, không nên
đọc sách, xem TV hay làm việc trong khi ăn uống.
4. Bài 5. Mục 1. Bảo quản thực phẩm
1.1. Vai trò và ý nghĩa của việc bảo quản thực phẩm
- Làm chậm quá trình hư hỏng của thực phẩm, tránh cho thực phẩm bị hao hụt chất
dinh dưỡng.
- Tạo sự thuận tiện cho con người trong việc chế biến và sử dụng.
1.2. Phương pháp bảo quản thực phẩm
Phơi khô hoặc sấy khô, ướp lạnh, cấp đông, ngâm giấm, ngâm đường, ướp muối,
muối chua, hút chân không, …
2. Chế biến thực phẩm
2.1. Vai trò và ý nghĩa của việc chế biến thực phẩm
- Giúp thực phẩm trở nên chín mềm, dễ tiêu hoá, đảm bảo vệ sinh và an toàn cho
người sử dụng.
- Giúp gia tăng tính đa dạng của món ăn, làm phong phú bữa ăn cho con người.
2.2. Phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt
a. Trộn hỗn hợp thực phẩm là phương pháp trộn các nguyên liệu thực phẩm với hỗn
hợp nước trộn, tạo nên món ăn có hương vị đặc trưng.
b. Ngâm chua thực phẩm là phương pháp ngâm thực phẩm vào hỗn hợp nước ngâm
một thời gian để thực phẩm lên men vi sinh hoặc thấm hỗn hợp nước ngâm, tạo ra
món ăn có vị chua đặc trưng.
2.3. Phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng nhiệt
a. Phương pháp làm chín thực phẩm trong nước
+ Luộc là làm chín mềm thực phẩm trong môi trường nhiều nước với thời gian thích
hợp.
+ Nấu là làm chín thực phẩm trong môi trường nhiều nước, có nêm gia vị vừa ăn.
+ Kho là làm chín mềm thực phẩm trong lượng nước vừa phải với vị mặn đậm đà.
b. Phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo
- Rán (chiên) là làm chín thực phẩm với lượng chất béo khá nhiều, đun với lửa vừa.
Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được rán chín, vàng đều các mặt.
- Xào là làm chín thực phẩm với lượng chất béo vừa phải, đun với lửa to trong thời
gian ngắn. Trong khi xào, người ta nếm nêm gia vị cho vừa ăn.
- Rang là làm chín thực phẩm với lượng chất béo rất ít, đun với lửa vừa. Trong khi
rang, người ta nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
c. Phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước và bằng nguồn nhiệt trực tiếp
- Hấp (đồ) và chưng là các phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng của hơi
nước. Nước được đun sôi với lửa to để hơi nước bốc lên nhiều, làm chín thực phẩm.
- Nướng là phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của nguồn
nhiệt. Thực phẩm sau khi tẩm, ướp gia vị được nướng chín đều các mặt.

TT Phú Thứ, ngày 10/12/2022


GV ra đề cương

Lê Thị Hồng Duyên

You might also like