You are on page 1of 14

Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

TÀI LIỆU KHÓA LIVE S - 2004

DẠNG KHÍ THAN ƯỚT

Câu 1 (đề thi THPT 2019 mã đề 203): Dẫn 0,55 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua
cacbon nung đỏ thu được 0,95 mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa
0,1 mol Ba(OH)2 sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 29,55 B. 19,7 C. 15,76. D. 9,85.
Câu 2. (đề thi THPT 2019 mã đề 202): Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon
nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm
CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28
gam. Giá trị của a là
A. 0,10. B. 0,04. C. 0,05. D. 0,08.
Câu 3 - MH lần 2 - 2020: Dẫn 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu
được 0,07 mol hỗn hợp Y gồm CO; H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và
CuO (dư, nung nóng) sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m

A. 19,04 B. 18,56 C. 19,52 D. 18,40
Câu 4: Dẫn 0,6 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua than nung đỏ, thu được 0,9 mol hỗn hợp X
gồm CO, H2 và CO2. Cho X hấp thụ hết vào 200ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch NaOH
2M, thu được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch Y vào 150ml dung dịch HCl 1M, thu được V lít khí
CO2 (đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 B. 2,52 C. 4,48 D. 2,80
Câu 5: Dẫn hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2, CO, H2; tỉ
khối hơi của X so với H2 là 7,8. Cho toàn bộ V lít khí X ở trên khử vừa đủ 24 gam hỗn hợp CuO,
Fe2O3 nung nóng, thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl dư thấy có 4,48
lít khí H2 bay ra (đktc). Giá trị của V là
A. 10,08 B. 11,20 C. 13,44 D. 8,96
Câu 6: Dẫn 0,275 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,475 mol
hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa Ba(OH)2 dư, sau phản ứng thu được
m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 14,775 B. 12,805 C. 9,85 D. 19,7
Câu 7: Dẫn 0,5 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) đi qua than nung đỏ, thu được 0,95 mol
hỗn hợp Y gồm CO, CO2, H2. Cho Y hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch có chứa 0,2 mol Ba(OH)2. Sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 29,55 B. 19,7 C. 9,85 D. 15,76
Câu 8: Dẫn 0,09 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,15 mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng CuO (dư, nung nóng) thu được chất rắn Z gồm 2
chất. Cho Z vào dung dịch HCl dư, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là
A. 3,84 B. 5,12 C. 10,24 D. 7,68

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 1


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Câu 9: Dẫn 26,88 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hơi nước và khí cacbonic qua than nung đỏ thu được a mol
hỗn hợp khí Y gồm CO, H2, CO2; trong đó có V1 lít (đktc) CO2. Hấp thụ hoàn toàn khí CO2 vào dung
dịch có chứa 0,06b mol Ca(OH)2, khối lượng kết tủa tạo ra phụ thuộc vào thể tích khí CO2 được ghi ở
bảng sau:
Thể tích khí CO2 ở đktc V V + 8,96 V1
(lít)
Khối lượng kết tủa 5b 3b 2b
(gam)
Giá trị của a gần nhất giá trị nào sau đây:
A. 1,48 B. 1,28 C. 1,36 D. 1,42
Câu 10: Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,075 mol
hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư,
nung nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 18,56 B. 19,04 C. 19,52 D. 18,88
Câu 11: Dẫn 0,2 mol hỗn hợp gồ CO2 và hơi CO2 qua than nóng đỏ, thu được hỗn hợp X gồm CO, H2
và CO2. Cho X đi chậm qua dung dịch chứa NaOH và Ba(OH)2, sự phụ thuộc khối lượng kết tủa và số
mol CO2 được biểu diễn theo đồ thị sau:

Nếu cho X đi qua ống sứ chứa Fe2O3 dư, nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thấy khối
lượng ống sứ giảm m gam. Giá trị của m là
A. 2,56 B. 3,20 C. 2,88 D. 3,52
Câu 12: Cho 0,2 mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được 0,35 mol hỗn hợp khí
X gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp NaHCO3 (x mol) và Na2CO3 (y mol)
thu được dung dịch Y chứa 27,4 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Cô cạn dung dịch Y, nung
đến khối lượng không đổi thu được 21,2 gam chất rắn. Giá trị của x là
A. 0,1 B. 0,25 C. 0,2 D. 0,15
Câu 13: Dẫn lượng dư hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO) qua m (gam) cacbon nung đỏ thu được
hỗn hợp Y gồm CO, H2, CO2 và hơi nước. Cho Y đi qua bình đựng CuO, Fe2O3 dư nung nóng thu
được chất rắn Z và khí T. Z tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 8,064 lít NO là sản phẩm khử
duy nhất. Hấp thụ hoàn toàn T vào dung dịch mol Ba(OH)2 dư thấy xuất hiện 59,1 gam kết tủa. Biết
các phản ứng xảy ra hoàn toàn, các khí đo ở đktc. Giá trị của m là
A. 2,88 B. 3,24 C. 0,72 D. 3,60
Câu 14: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,75a mol
hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau khi phản ứng xảy
ra hoàn toàn thu được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,045 B. 0,030 C. 0,010 D. 0,015

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 2


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Câu 15: Dẫn một luồng hơi nước qua than nóng đỏ thì thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp khí X gồm CO2,
CO, H2, tỉ khối hơi của X so với H2 là 7,8. Toàn bộ V lít hỗn hợp khí X trên khử vừa đủ 24 gam hỗn
hợp gồm CuO, Fe2O3 nung nóng thu được rắn Y chỉ có 2 kim loại. Cho toàn bộ Y vào dung dịch HCl
dư thấy có 4,48 lít H2 bay ra (ở đktc). Giá trị của V là
A. 6,72 B. 11,2 C. 8,96 D. 13,44

BÀI TẬP VỀ NHÀ

Câu 1. (đề thi THPT 2019 mã đề 204): Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon
nung đỏ, thu được 1,75a mol hỗn hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch Ca(OH)2
dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,75 gam kết tủa. Giá trị của a là
A. 0,045. B. 0,030. C. 0,010. D. 0,015.
Câu 2: (đề thi THPT 2019 mã đề 201): Dẫn 0,02 mol hỗn hợp X (gồm CO2 và hơi nước) qua than
nóng đỏ thu được 0,035 mol hỗn hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 10 gam hỗn
hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, đun nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn. Giá trị của m là
A. 9,2. B. 9,76. C. 9,52. D. 9,28.
Câu 3: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO, CO2, H2 có tỉ
khối so với heli là 3,875. Dẫn toàn bộ X đi qua bột CuO (dư) nung nóng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, khối lượng chất rắn giảm 8 gam. Giá trị của V là
A. 13,44 B. 11,20 C. 16,80 D. 15,68
Câu 4: Cho a mol hỗn hợp gồm CO2 và hơi H2O qua than nung đỏ, thu được 1,6a mol hỗn hợp khí X
gồm CO, CO2, H2. Dẫn toàn bộ X qua dung dịch chứa hỗn hợp gồm 0,02 mol KHCO3 và 0,06 mol
K2CO3, thu được dung dịch Y chứa 12,76 gam chất tan, khí thoát ra còn CO và H2. Bỏ qua sự hòa tan
các khí trong nước. Giá trị của a là
A. 0,10 B. 0,20 C. 0,05 D. 0,15
Câu 5: Cho 0,6 mol hỗn hợp CO2 và hơi nước qua than nung đỏ thu được hỗn hợp X (gồm CO, H2,
CO2). Cho X qua CuO dư nung nóng thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với HNO3 dư thu được 8,96
lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) Mặt khác, nếu cho X hấp thụ vào 200ml dung dịch NaOH
2M, thu được dung dịch Z. Cho từ từ 250ml dung dịch HCl 1M vào Z, thu được V lít CO2 (đktc). Biết
rằng các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của V là
A. 3,36 B. 6,72 C. 4,48 D. 8,96
Câu 6: Dẫn 0,2 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được a mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2; trong đó có x mol CO2. Cho Y đi qua dung dịch hỗn hợp gồm Ca(OH)2 và
KOH, ta quan sát hiện tượng theo đồ thị hình vẽ

Giá trị của a gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,26 B. 0,36 C. 0,425 D. 0,475

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 3


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Câu 7: Đun 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng 30 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung
nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 29,52 B. 28,56 C. 29,04 D. 28,40
Câu 8: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ, thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm CO, CO2 và
H2. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn
bộ Y bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư) được 8,96 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Phần trăm
thể tích khí CO trong X là
A. 18,42% B. 28,57% C. 14,28% D. 57,15%
Câu 9: Dẫn 0,04 mol hỗn hợp gồm hơi nước và khí CO2 qua cacbon nung đỏ, thu được 0,07 mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đụng 20 gam hỗn hợp gồm Fe2O3 và CuO (dư, nung
nóng). sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 19,04 B. 18,56 C. 19,52 D. 18,40
Câu 10: Hỗn hợp khí X chứa 1 mol hỗn hợp O2, N2 và H2O. Dẫn X qua than nung đỏ thu được hỗn
hợp khí Y gồm N2, CO2, CO, H2. Dẫn Y qua nước vôi trong dư thu được 10 gam kết tủa và hỗn hợp
khí Z. Cho Z qua hỗn hợp chất rắn gồm CuO và Fe2O3 lấy dư, đun nóng, đến phản ứng hoàn toàn thấy
khối lượng chất rắn giàm 9,6 gam. Phần trăm thể tích của N2 trong hỗn hợp X là
A. 30,00% B. 60,00% C. 37,50% D. 46,15%
Câu 11: Dẫn 0,075 mol hỗn hợp X gồm hơi nước và khí CO2 đi qua than nung đỏ thu được x mol hỗn
hợp Y gồm CO, CO2 và H2. Dẫn Y đi qua ống sứ đựng 18,0 gam hỗn hợp gồm CuO, Fe2O3 (dư) nung
nóng thu được 16,4 gam chất rắn. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của X là
A. 0,125 B. 0,075 C. 0,105 D. 0,15
Câu 12: Cho hơi nước qua than nóng đỏ thu được hỗn hợp khí X gồm CO, H2 và CO2. Cho 1 mol X
qua CuO dư, nung nóng thì khối lượng chất rắn giảm 14,4 gam và thu được hỗn hợp Y. Cho Y vào
nước vôi trong dư, thu được m gam kết tủa. Các phản ứng xả ra hoàn toàn. Giá trị của m là
A. 40 B. 35 C. 50 D. 45
Câu 13: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,8a mol hỗn
hợp khí Y gồm H2, CO và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung nóng),
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 1,28 gam. Giá trị của a là
A. 0,10 B. 0,04 C. 0,05 D. 0,08
Nếu cho Y qua dung dịch Ba(OH)2 dư thì thu được bao nhiêu gam kết tủa?
A. 1,379 B. 1,576 C. 0,985 D. 1,97
Câu 14: Dẫn 1,2x mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,5x mol
hỗn hợp khí Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y đi qua ống đựng hỗn hợp gồm CuO và Fe2O3 (dư, nung
nóng), sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn giảm 3,84 gam. Giá trị của x là
A. 0,10 B. 0,80 C. 0,50 D. 0,40
Câu 15: Cho hơi nước đi qua than nóng đủ thu được 78,4 lít hỗn hợp khí X (đo đktc) gồm khí CO,
CO2, H2. Oxi hóa hết ½ hỗn hợp X bằng CuO dư nung nóng thu được chất rắn Y. Hòa tan hoàn toàn Y
trong dung dịch HNO3 loãng thu được 22,4 lít (đo đktc) khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5).
Phần trăm thể tích khí CO trong X là
A. 28,57% B. 33,3% C. 57,15% D. 18,42%
Câu 16: Cho hơi nước đi qua than nung đỏ thu được 2,24 lít hỗn hợp khí A (đktc) gồm CO, CO2 và H2.
Cho hỗn hợp A khử 40,14 gam PbO dư nung nóng (hiệu suất 100%) thu được hỗn hợp khí B và hỗn
hợp rắn C. Hòa tan hoàn toàn C trong HNO3 2M thu được 1,344 lít khí NO (đktc) và dung dịch D. Khí
B được hấp thụ hết bởi dung dịch nước vôi, thu được 1,4 gam kết tủa E. Lọc tách kết tủa, đun nóng
nước lọc lại tạo ra m gam kết tủa E. Cho dung dịch D tác dụng với lượng dư K2SO4 và Na2SO4 tạo ra
kết tủa G màu trắng. Giá trị của m là

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 4


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

A. 1,00 B. 3,00 C. 1,55 D. 4,50


Câu 17: Cho hơi nước đi qua m gam cacbon nung đỏ, phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít hỗn hợp X
gồm CO, H2, CO2. Dẫn X qua ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp CuO và Fe3O4 nung nóng, phản ứng xảy
ra hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn giảm 4,8 gam. Giá trị của m là
A. 0,9 B. 1,8 C. 1,2 D. 4,8
Câu 18: Đốt cháy hoàn toàn 11,5 gam một mẫu than chứa 4% tạp chất trư không cháy thu được hỗn
hợp khí T gồm CO và CO2. Mặt khác hòa tan hoàn toàn 83,1 gam hỗn hợp gồm K2O, K, Ba, Ba2O vào
nước (dư), thu được 200ml dung dịch X và 8,512 lít H2 (đktc). Dẫn toàn bộ hỗn hợp T qua ống sứ
đựng Fe2O3 và CuO (dư), nung nóng đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khí thoát ra khỏi ống sứ được
hấp thụ vào dung dịc X, thu được 78,8 gam kết tủa. Nồng độ mol của KOH có trong dung dịch X là
A. 1,0M B. 2,0M C. 2,5M D. 2,3M
Câu 19: Dẫn a mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 1,4a mol hỗn
hợp Y gồm CO, H2 và CO2. Cho Y hấp thụ vào dung dịch chứa 0,3 mol Ba(OH)2 thu được kết tủa và
dung dịch Z. Để thu được kết tủa lớn nhất từ Z cần cho thêm ít nhất 100ml dung dịch hỗn hợp KOH
0,5M và Na2CO3 0,5M vào Z. Giá trị của a là
A. 1,05 B. 0,45 C. 0,75 D. 0,90
Câu 20: Dẫn 0,13 mol hỗn hợp X (gồm hơi nước và khí CO2) qua cacbon nung đỏ, thu được 0,2 mol
hỗn hợp T gồm CO, CO2 và H2. Dẫn toàn bộ T đi qua m gam hỗn hợp Z gồm FexOy và CuO nung nóng,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 46,88 gam hỗn hợp rắn Y. Cho Y tan hoàn toàn trong
dung dịch chứa NaNO3 và 1,66 mol HCl, thu được dung dịch X chỉ chứa 96,79 gam muối của kim loại
và hỗn hợp hai khí gồm NO và H2, có tỉ khối so với He là 4. Cho X phản ứng hoàn toàn với dung dịch
AgNO3 dư, thu được 253,33 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của CuO trong Z là
A. 25,77% B. 24,43% C. 23,81% D. 25,60%

Page Live: https://www.facebook.com/Hoathaythuan


Nhóm Fb: https://www.facebook.com/groups/hoa2k4

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT

Hướng dẫn:
Câu 1 (đề thi THPT 2019 mã đề 203):
n C (pư) = n Y  n X  0,4 mol
Bảo toàn e ta có: 4n C (pư)  2n CO  2n H 2  n CO  n H 2  0,8
 n CO2 (Y)  n Y  (n CO  n H2 )  0,15mol
n Ba(OH)2  0,1mol  n BaCO3  2n Ba(OH)2  n CO 2  0,05  m BaCO3  9,85gam
Chọn D
Câu 2. (đề thi THPT 2019 mã đề 202):
1,28
n CO  n H2  n O (bị lấy) =  0,08
16
Bảo toàn e ta có: 4n C (pư)  2n CO  2n H 2  4.0,8a  2.0,08  a  0,05
Chọn C
Câu 3.
n C (phản ứng) = n Y  n X  0,03mol
BTKL ta có: 4n C (pư) = 2n CO  2n H2  2n O (trong oxit) = 0,06 mol
 m  20  0,06.16  19,04gam

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 5


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Chọn A
Câu 4: Ta có: nC phản ứng = nX – nH2O = 0,3 mol
Bảo toàn electron ta có:
4. nC phản ứng = 2nCO + 2nH2→ nCO + nH2 = 0,6 mol → nCO2 = 0,9 - 0,6 = 0,3 mol
Ta có: nNaOH = 0,4 mol
Y chứa 2 muối Na2CO3 (0,1 mol) và NaHCO3 (0,2 mol)
Khi cho từ từ Y vào dung dịch HCl xảy ra các phương trình sau:
Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O
NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O
Đặt nNa2CO3pư = x và nNaHCO3pư = 2x
→ nHCl = 2x + 2x = 0,15 mol → x = 0,0375 mol → nCO2 = x + 2x = 0,1125 mol → V = 2,52 (lít)
Chọn B
Câu 5:

Chọn B

Câu 6: nCO, H2 = 2(nY – nx)


nCO2 = nY - nCO, H2 = 2nx – nY
nBaCO3 = nCO2 = 2nx – nY = 2.0,275 – 0,475 = 0,075 → mBaCO3 = 14,775 (g)
Chọn A
Câu 7: Ta có 2nx – nY = nCO2 trong Y
→ nCO2 trong hỗn hợp Y = 0,05 mol
Khi cho Y vào dung dịch Ba(OH)2 thì CO2 sẽ phản ứng với Ba(OH)2
nOH-/nCO2 = 8 > 2 → phản ứng chỉ tạo BaCO3
nBaCO3 = nCO2 = 0,05 mol → m = 9,85 (g)
Chọn C
Câu 8:

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 6


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

→ nCO2dư = z = 0,03 (mol)


→ nCO + nH2 = nhh Y – nCO2dư = 0,15 – 0,03 = 0,12 (mol)
Cho hh Y tác dụng với CuO có pư:
CO + CuO → Cu + H2O (1)
H2 + CuO → Cu + H2O (2)
Theo PTHH (1) và (2): ∑nCu = ∑nCO+H2 = 0,12 (mol)
Z thu được gồm Cu và CuO dư. Cho hh Z tác dụng với dd HCl thì CuO tan còn lại chất rắn không tan
là Cu.
→ mCu = nCu × MCu = 0,12.64 = 7,68 (g)
Chọn D
Câu 9:

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 7


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Chọn D
Câu 10: nc phản ứng = 0,075 – 0,04 = 0,035
→ no bị lấy = 2nc = 0,07 → mrắn = 20 - mo bị lấy = 18,88 (g)
Chọn D
Câu 11: nBaCO3max = 0,04 → a = 0,04
Đoạn nằm ngang tạo ra NaHCO3 → nNaHCO3 = nCO2đoạn này = a = 0,04
Khi nCO2 = x thì các sp là BaCO3 (0,02), Ba(HCO3)2 (0,04-0,02=0,02) và NaHCO3 (0,04)
BT C: x = 0,1
Đặt nx = u → nc phản ứng = u – 0,2
BT e: 4nc phản ứng = 2nCO + 2nH2 → nCO + nH2 = 2u – 0,4 → nx = (2u – 0,4) + u → u = 0,3
→ no bị lấy = nCO + nH2 = 0,2 → m giảm = mo bị lấy = 3,2 gam
Chọn B
Câu 12: nc=0,35−0,2=0,15
Bảo toàn electron: 4nc =2nCO + 2nH2
→ nCO + nH2 = 0,3→ nCO2(X) = nx – (nCO + nH2) = 0,05
→nH2CO3 = 0,05
mchất tan = 84x + 106y + 0,05.62 = 27,4
Sau khi nung → nNa2CO3 = 0,5x + y = 0,2

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 8


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

→ x = 0,1; y = 0,15
Chọn A
Câu 13:

Gọi số mol CO và C ban đầu lần lượt là x và y (mol).


* Xét cả quá trình nhận thấy C và CO ban đầu chuyển hóa hết thành CO2 (trong hỗn hợp T).
Bảo toàn nguyên tố C → nCO + nC = nCO2 (T) = nBaCO3
→ x + y = 0,3 (1).
* Nhận thấy cả quá trình chỉ có sự cho, nhận electron của C0 (C tạo CO2), C+2 (CO tạo CO2) và
N+5 (HNO3 tạo NO).
Quá trình trao đổi e:
C+2 → C+4 + 2e ; N+5 + 3e → N+2
x → 2x (mol) 1,08 → 0,36 (mol)
C → C + 4e
0 +4

y → 4y (mol)
Áp dụng định luật bảo toàn e: 2x + 4y = 1,08 (2).
* Từ (1) và (2) → x = 0,06 và y = 0,24.
Vậy m = mC = 12y = 2,88 gam.
Chọn A
Câu 14: nc phản ứng = nY - nx = 0,75a (BTC)
Bảo toàn electron: 4nc phản ứng = 2nCO + 2nH2 → nCO + nH2 = 1,5a
→ nCO2(Y) = nY – (nCO + nH2) = 0,25a
Ca(OH)2 dư nên nCO2 (Y) = nCaCO3 = 0,0075
→ 0,25a = 0,0075 → a = 0,03
Chọn B
Câu 15:

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 9


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Chọn B
BÀI TẬP VỀ NHÀ
Câu 1. (đề thi THPT 2019 mã đề 204):
n C (pư) = n Y  n X  0,75a
Bảo toàn e ta có: 4n C (pư)  2n CO  2n H 2
 n CO  n H 2  1,5a
 n CO2 (Y)  n Y  (n CO  n H2 )  0,25a
n CO2  n   0,0075  0,25a  a  0,03
Chọn B
Câu 2: (đề thi THPT 2019 mã đề 201):
n C (pư) a  n Y  n X  0,015
Bảo toàn e ta có: 4n C (pư)  2n CO  2n H 2  n CO  n H 2  0,03
n O (nị lấy)  0,03
 mrắn = 10  m O  9,52 gam
Chọn C
Câu 3: nCuO (phản ứng) = 8/16= 0,5 → nCO2(Y) = 0,25
BTKL:mx = 12.0,25 + 18x = (0,25+x).4.3,875 → x = 0,35
→Vx = 22,4.(0,25+0,35) = 13,44
Chọn A
Câu 4: Nếu chất tan chỉ có KHCO3 (0,14) thì mKHCO3 = 14 > 12,76
→ Chất tan gồm KHCO3 (x) và K2CO3 (y)
m chất tan = 100x + 138y = 12,76
→ x = 0,1 và y = 0,02
Bảo toàn C → nCO2(X)=0,04mol
→ nCO + nH2 = 1,6a − 0,04
nc phản ứng = 1,6a – a = 0,6a
Bảo toàn electron: 4.0,6a = 2(1,6a – 0,04)
→ a = 0,1
Chọn A
Câu 5: Ta có: nC phản ứng = nX – nH2O = 0,3 mol
Bảo toàn electron ta có:
4. nC phản ứng = 2nCO + 2nH2 = 3nNO → nC = 0,3 mol và nCO + nH2 = 0,6
nx = 0,6 + nC = 0,9 → nCO2 = 0,3
Ta có: nNaOH = 0,4 mol; nHCl = 0,25
Khi V lít khí thoát ra, dung dịch còn lại Na+ (0,4), Cl-(0,25), bảo toàn điện tích → nHCO3- = 0,15
BT C : nCO2 = 0,3 – 0,15 = 0,15 → V = 3,36 (l)
Chọn A

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 10


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Câu 6:
Khi nCO2 = 0,015 → nCaCO3 = 0,015
Khi nCO2 = 0,045 → nCaCO3 = 0,015 và nNaHCO3 = 0,045 – 0,015 = 0,03
Khi nCO2 = x thì tất cả các sản phẩm gồm CaCO3 (0,01), Ca(OH)2 (0,015-0,01=0,005) và NaHCO3
(0,03)
Bảo toàn C → x = 0,05
nC = nY – nX = a – 0,2
nCO + nH2 = nY – nCO2 = a -0,05
bảo toàn e: 4nC = 2nCO + 2nH2
→ 4(a - 0,2) = 2(a - 0,05) → a = 0,35
Chọn B
Câu 7:
nC phản ứng = nY – nX = 0,03
bảo toàn e: 4nC = 2nCO + 2nH2
→ nCO + nH2 = 0,06
nO bị lấy đi trong 30 gam hỗn hợp = 0,06
→ m = 30 – 0,06.16 = 29,04 gam
Chọn C
Câu 8:
Đặt nCO PT1 = x mol;
nCO2 PT2 = y mol
nCO PT1 = x mol;
nCO2 PT2 = y mol
C + H2O → CO + H2 (1)
x x mol

C + 2H2O → CO2 + 2H2 (2)


y 2y mol

CO + CuO → Cu + CO2 (3)


x x mol
H2 + CuO →Cu + H2O (4)
(x+2y) (x+2y) mol

Hỗn hợp khí X có x mol CO, y mol CO2; (x+2y) mol H2


→ 2x +3y= 0,7 mol (I)
Tổng số mol Cu là x + x + 2y= 2x + 2y mol
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2+ 2NO+ 4H2O (1)
Theo PT (1): nNO= 2/3. nCu= 2/3 (2x+2y)= 0,4 (II)
Giải hệ (I, II) ta có: x= 0,2; y= 0,1
%VCO = %nCO = 0,20,7.100% = 28,57%
Chọn B
Câu 9:

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 11


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

nC phản ứng = nY – nX = 0,03


bảo toàn e: 4nC = 2nCO + 2nH2
→ nCO + nH2 = 0,06
nO bị lấy đi trong 20 gam hỗn hợp = 0,06
→ m = 20 – 0,06.16 = 19,04 gam
Chọn A
Câu 10:
Ca(OH)2 dư → nCO2 = nCaCO3 = 0,1
nCO + nH2 = nO = 0,6
→ nCO = 0,6 – nH2 = 0,6 – nH2O
Bảo toàn O: 2nO2 + nH2O = 2nCO2 + nCO
→ 2nO2 + nH2O = 2.0,1 + (0,6 – nH2O)
→ nO2 + nH2O = 0,4
→ nN2 = 1- 0,4 =0,6
%VN2 = 60%
Chọn B
Câu 11:
nO = (18 – 16,4)/16 = 0,1
bảo toàn e: 4nC = 2nO → nC = 0,05
nC = nY – nX → nY = 0,125
Chọn A
Câu 12:
Chất rắn giảm là do O bị lấy đi → nO = 0,9
Bảo toàn e: 4nC = 2nO → nC = 0,45
Bảo toàn C: → nCaCO3 = 0,45
→ mCaCO3 = 45 gam
Chọn D
Câu 13:
nCO + nH2 = nO bị lấy = 0,08
nC phản ứng = nY – nX = 0,8a
bảo toàn e: 4nC phản ứng = 2nCO + 2nH2
→ 4.0,8a = 2.0,08
→ a = 0,05
Chọn C
nCO2(Y) = nY – (nCO + nH2) = 0,1
→ nBaCO3 = 0,01 → mBaCO3 = 1,97
Chọn D
Câu 14:
Khối lượng chất rắn giảm là do O bị Y lấy đi
→ nO bị lấy = 0,24
nC = nY – nX = 0,3x
bảo toàn e: 4nC = 2nO → 4.0,3x = 0,24.2
→ x = 0,4
Chọn D
Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 12
Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

Câu 15:
Đặt a,b,c là số mol CO, CO2, H2 trong mỗi phần
a + b + c = 1,75
bảo toàn e:
2nCO + 4nCO2 = 2nH2 → 2a + 4b = 2c
2nCO + 2nH2 = 3nNO → 2a + 2c = 1,3
→ a= 0,5; b= 0,25; c= 1
→ %VCO = 28,57%
Chọn A
Câu 16:
Xét tất cả quá trình thì chỉ có C và N thay đổi số oxi hóa
Bảo toàn e: 4nCO2 = 3nNO
→ nCO2 = 0,045
nCaCO3 = 0,014
Bảo toàn c: nCa(HCO3)2 = 0,0155
Khi đun nước lọc:
Ca(HCO3)2 → CaCO3 + CO2 + H2O
→ mCa(HCO3)2 = 1,55
Chọn C
Câu 17:
Trong phản ứng khử oxit bằng CO, H2 ta có:
mgiảm = mO = 4,8 gam → nO = 0,3 mol
→ nCO + nH2 = 0,3 mol
Giả sử 0,4 mol X chứa CO (x), H2 (y), CO2 (z)
+) nX = x + y + z = 0,4 (1)
+) nCO + nH2 = 0,3 → x + y = 0,3 (2)
+) Áp dụng bảo toàn e cho phản ứng của C với H2O:
C0 → C+2 + 2e 2H+1 + 2e → H2
C0 → C+4 + 4e
Áp dụng bảo toàn e: 2nCO + 4nCO2 = 2nH2 → 2x + 4z = 2y (3)
Giải (1)(2)(3) được x = 0,05; y = 0,25; z = 0,1
Bảo toàn C → nC = nCO + nCO2 = x + z = 0,15 mol
→ m = 1,8 gam
Chọn B
Câu 18:
Quy đổi 83,1 gam hỗn hợp thành Ba (a), K (b) và O (c)
→ 137a + 39b + 16c = 83,1 (1)
Bảo toàn e: 2a + b = 2c + 0,38.2 (2)
nCO2 = nC = 11,5.96% /12 = 0,92; nBaCO3 = 0,4
Nếu Ba2+ dư → dung dịch sau phản ứng chứa Ba2+ (a- 0,4), K+ (b), HCO3- (0,52)
Bảo toàn điện tích: 2(a – 0,4) + b =0,52 (3)
(1)(2)(3) → a =0,46; b = 0,4; c = 0,28

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 13


Mclass Tham gia khóa Livestream Thầy Thuận để chinh phục điểm 8,9,10 Hóa

CMKOH = b/0,2 = 2M
Chọn B
Câu 19:
nC = nY – nX = 0,4a
bảo toàn e: 4nC = 2nCO +2nH2
→ nCO2 + nH2 = 0,8a
→ nCO2(Y) = 1,4a -0,8a = 0,6a
nNaOH = nKOH = nNa2CO3 = 0,05; Z chứa Ba(HCO3)2
từ 0,1 mol OH- tạo ra 0,1 mol CO32- → nBa2+(Z) = nCO32- tổng = 0,15
bảo toàn C → 0,6a = 0,15.2 + 0,15
→ a = 0,75
Chọn C
Câu 20:
nAg = 0,14
quy đổi Y thành Fe (a), Cu (b) và O (c), đặt NaNO3 = d
mY = 56a +64b +16c = 46,88 (1)
m muối = 56a +64b +16c + 1,66.35,5 = 96,79 (2)
dung dịch muối gồm Fe2+ (0,14), Fe3+ (a-0,14), Cu2+ (b), Na+ (d), Cl- (1,66)
bảo toàn điện tích:
0,14.2 + 3.(a- 0,14) +2b + d = 1,66 (3)
nNO = d, M khí =16 → nH2 = d
nH+ = 4d + 2d + 2c = 1,66 (4)
(1)(2)(3)(4): → a= 0,48, b= 15, c =0,45, d=0,06
nC phản ứng = 0,07
→ mZ = mY + 0,07.32 = 49,12
%CuO = 24,43%
Chọn B

Page Live: https://www.facebook.com/Hoathaythuan


Nhóm Fb: https://www.facebook.com/groups/hoa2k4

Thầy Giáo: Phạm Văn Thuận Sống là để dạy hết mình 14

You might also like