You are on page 1of 4

CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI KÌ

HỌC PHẦN VẬT LIỆU CƠ KHÍ


Giảng viên: Nguyễn Đình Tân
CHƯƠNG 1: CẤU TRÚC TINH THỂ CỦA VẬT LIỆU
1) Tinh thể kim loại là gì? Đặc trưng cơ bản của cấu tạo tinh thể kim loại.
2) Trình bày sự biến đổi thù hình của vật liệu kim loại? Cho ví dụ.
3) Trình bày các dạng liên kết nguyên tử trong vật liệu kim loại.
4) Liệt kê các kiểu mạng tinh thể điển hình và trình bày các đặc điểm của chúng?
5) Thế nào là đơn tinh thể và đa tinh thể, chúng khác nhau ở điểm nào?
6) Phân biệt các dạng sai lệch của mạng tinh thể? Ý nghĩa của các dạng sai lệch đó.
7) Trình bày sự kết tinh của kim loại? Quá trình kết tinh xảy ra như thế nào?
CHƯƠNG 2: TÍNH CHẤT CỦA VẬT LIỆU
8) Nêu các chỉ tiêu đánh giá cơ tính của vật liệu? Trình bày cơ tính của vật liệu kim loại.
9) Phân biệt sự khác nhau giữa độ bền, giới hạn chảy, giới hạn đàn hồi của kim loại.
10) Thế nào gọi là độ cứng HB, HRC, HV?
11) Kim loại có những đặc tính công nghệ nào? Cho ví dụ về ứng dụng các đặc tính này.
CHƯƠNG 3: BIẾN DẠNG DẺO
12) Phân biệt giữa biến dạng đàn hồi và biến dạng dẻo?
13) Trình bày cơ chế biến dạng dẻo trong vật liệu đơn tinh thể.
14) Thế nào là hóa bền biến dạng? Cho biết ý nghĩa của hiện tượng này?
15) Cho biết đặc điểm biến dạng dẻo của vật liệu đa tinh thể?
16) Trình bày định nghĩa và các giai đoạn của quá trình kết tinh lại?
18) Trình bày khái niệm và các đặc điểm của biến dạng nóng?
CHƯƠNG 4: CẤU TẠO HỢP KIM VÀ GIẢN ĐỒ TRẠNG THÁI
19) Hợp kim là gì và trình bày một số khái niệm cơ bản để nghiên cứu hợp kim?
20) Hợp kim có các tổ chức nào và trình bày tính chất của các tổ chức đó?
21) Thế nào gọi là giản đồ trạng thái hợp kim và các loại giản đồ hợp kim 2 nguyên
thường gặp?
22) Phân biệt các dạng tổ chức và tính chất của các pha: Ferit, Peclit, Austenit, Xêmentit
trong giản đồ trạng thái Fe-C
23) Phân tích hợp kim 40% Si –
60% Al (% khối lượng) tại 700oC
trên giản đồ:
a) Xác định % khối lượng pha
lỏng L và pha rắn  (gần
đúng)?
b) Xác định thành phần pha lỏng
của trường hợp trên?
c) Xác định khối lượng tổ chức
cùng tinh

24) Cho giản đồ pha hệ Sn – Pb như sau:

a) Xét hợp kim 46% Sn –54% Pb. Ở 44ohệ tồn tại ở dạng pha nào?
b) Xét hợp kim 77% Sn –23% Pb. Ở 190oC hệ tồn tại ở dạng pha nào?
c) Xét hợp kim 25% Sn –75% Pb. Ở 200oC dạng pha tồn tại và thành phần của nó?
d) Xét hợp kim 40% Sn –60% Pb. Ở 150oC tỷ lệ khối lượng các pha sẽ là?
e) Hợp kim tạo thành từ 1,25 kg Sn và 14 kg Pb ở 200 oC sẽ có các pha và thành
phần?
f) Xét hợp kim 15% Sn –85% Pb. Ở 100oC dạng pha tồn tại và thành phần của nó?

25. Trình bày sự khác biệt về thành phần giữa Gang và thép
CHƯƠNG 5: NHIỆT LUYỆN

26) Thế nào là nhiệt luyện? Cho biết các thông số công nghệ chính trong quá trình nhiệt
luyện.
27) Trình bày các phương pháp nhiệt luyện thông thường? Vẽ sơ đồ minh họa.
28) Cho biết đặc điểm và mục đích của phương pháp ủ?
29) Cho biết khái niệm và đặc điểm của quá trình tôi thép?
30) Trình bày các phương pháp tôi thép.
31) Mục đích của ram thép sau khi tôi. Đặc điểm và phạm vi sử dụng của các phương pháp
ram
32) Thế nào là hóa nhiệt luyện? Đặc điểm công nghệ trong quy trình hóa nhiệt luyện.

CHƯƠNG 6: VẬT LIỆU THÔNG DỤNG TRONG CHẾ TẠO MÁY VÀ CÔNG
NGHIỆP ÔTÔ

33) Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa thép và gang, thành phần tổ chức và phạm vi
ứng dụng.
34) Trình bày đặc điểm và tính chất của các loại gang: Gang xám, gang dẻo, gang cầu?

35) Giải thích các ký hiệu sau đây GZ 30-6; GX15-32; CT38; GC 40-8

36) Sự khác nhau giữa gang xám và gang trắng về mặt cấu trúc, cơ tính và phạm vi ứng dụng

37) Phân biệt giữa thép C và thép hợp kim, thành phần, tính chất và tính công nghệ?

38) Ảnh hướng của thép tạp chấp S, P tới tính chất của thép?

39) Thế nào gọi là thép C thấp, thép C trung bình, thép C cao? Ví dụ

40) Thế nào là thép hợp kim thấp, thép hợp kim trung bình, thép hợp kim cao? Ví dụ

41) Giải thích các ký hiệu sau: CT 31; C45; CD90; CD90A, 60Mn; 90W18V2; 10Cr18Ni9T
40) Phân biệt giữa hợp kim nhôm đúc và hợp kim nhôm biến dạng? Cho biết phạm vi ứng
dụng của các loại hợp kim này?
41) Phân biệt giữa latông và brông. Cho biết phạm vi ứng dụng của các loại hợp kim này?
42) Đặc điểm của Magie và hợp kim magie? Cho biết phạm vi ứng dụng của các loại hợp
kim này?
43) Đặc điểm của Titan và hợp kim Titan? Cho biết phạm vi ứng dụng của các loại hợp kim
này?
44) Giải thích các ký hiệu sau: CD80A, C15s, CCT51, C45, GX15-32, 20Cr, 18Cr2Ni4W,
GC42-12

45) Giải thích các ký hiệu sau: CT38n, 80Cr17, 60Si2, 12Cr13, GZ33-8, 65Mn

46) Giải thích các ký hiệu sau: 3Cr17Ni14Mo3, A95, BK8, 12S, GC42-12

47) Nêu đặc điểm cấu trúc và tính chất của vật liệu Polyme

48) Cho biết đặc điểm và cấu trúc tính chất của vật liệu vô cơ

49) Trình bày khái niệm và phân loại vật liệu Composit và kể tên vài loại vật liệu compozit
thường gặp trong thực tế?

You might also like