You are on page 1of 3

CÂU HỎI CHƯƠNG 2

1. Tính chất hoá học và sự biến thiên tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm
IIIA. Giải thích sự khác nhau về sự biến thiên các tính chất ở các nguyên tố
nhóm IIIA so với các nguyên tố trong nhóm IA, IIA.
2. Tính chất hoá học của B.
3. Tính chất hoá học của B2O3và H3BO3. Giải thích tại sao khi cho glixerin vào
dung dịch acid boric thì tính acid của dung dịch tăng lên.
4. Giải thích khả năng phản ứng của Al với các tác nhân: O2, H2O ở điều kiện
thường.
5. Tại sao Al là chất khử mạnh được dùng phổ biến trong các phản ứng nhiệt
kim. Dự đoán xem có thể dùng Al làm chất khử để chế các kim loại sau từ
các oxide tương ứng của chúng không?
Fe- Fe2O3, Cr – Cr2O3, Mn- MnO, Mg- MgO, Ca- CaO.
Trình bày cơ sở của các dự đoán này.
6. Nêu, giải thích và chứng minh qui luật biến thiên tính chất của các hydroxide
dạng M(OH)3 của các nguyên tố nhóm IIIA.
7. Trình bày đặc điểm cấu tạo nguyên tử, khả năng liên kết, khả năng thể hiện
các số oxi hoá của các nguyên tố nhóm IVA.
8. Tính chất hoá học và sự biến thiên tính chất hoá học của các nguyên tố nhóm
IVA.
9. Các dạng thù hình của C, giải thích sự khác nhau về tính chất lí, hoá học
của chúng.
10. Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của các oxide CO và CO2.
11. Giải thích:
a. Tính độc của CO đối với người
b. Hiện tượng tạo thạch nhủ ở các núi đá vôi
c. Tại sao khi đun nóng dung dịch kiềm đặc không nên dùng bát bằng
sứ hoặc thuỷ tinh.
d. Giải thích hiệu ứng nhà kính
e. Tác dụng của HF trong kỹ thuật khắc thuỷ tinh.
12.Viết các phương trình phản ( ghi rõ điều kiện) thực hiện các dãy biến hoá
hoá học sau:
a, CaCO3→ CO2→ CO → Ni(CO)4→ CO→ CO2→ C→ CO2→ H2CO3→
CaCO3 → Ca(HCO3)2→CO2
b, Si → SiO2→ Na2SiO3→ H4SiO4→ SiO2→ H2SiF6→ Si
13. Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho Sn, Pb tác dụng với :
- dd HCl đặc và loãng
- dd H2SO4 đặc và loãng
14.Trình bày đặc điểm cấu tạo nguyên tử, khả năng liên kết, khả năng thể hiện
các số oxi hoá của các nguyên tố nhóm VA.
15. Đặc điểm cấu tạo phân tử; tính chất lí, hoá học đặc trưng của các đơn chất
của các nguyên tố nhóm VA. Sự biến thiên tính chất hoá học theo nhóm, giải
thích.
16. Dựa vào phương pháp LKHT và phương pháp MO so sánh cấu tạo phân tử
và độ bền và khả năng phản ứng ( hoạt tính hoá học) của các phân tử N2, O2
và F2.
17.Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử; tính chất lí, hoá học đặc trưng của NH 3.
Lấy ví dụ cụ thể minh hoạ các tính chất hoá học của NH3.
18.Trình bày phương pháp điều chế NH3 khô, sạch từ vôi bột và muối NH4Cl.
Cho biết có thể sử dụng các chất làm khô nào để làm khô khí NH3.
19.Trong thực tế thường dùng NH4Cl làm chất tẩy sạch bề mặt kim loại trước
khi hàn, hãy giải thích tại sao? Cho ví dụ cụ thể.
20.So sánh độ bền và tính khử của NH3 và muối amonium. Giải thích và cho ví
dụ minh hoạ.
21. So sánh tính chất hoá học của NO và NO2. Minh hoạ bằng các phương trình
phản ứng.
22. Trình bày đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của HNO3. Lấy ví dụ
chứng tỏ rằng dung dịch HNO3 đặc có tính oxi hoá mạnh hơn dung dịch
HNO3 loãng.
23. Giải thích tại sao:Trong các phản ứng của HNO3 với các chất khử, sản phẩm
chủ yếu sẽ là NO2 hoặc NO phụ thuộc vào nồng độ acid.
24. Trình bày các phương pháp điều chế HNO3.
25. So sánh tính acid của HNO3 với H2SO4. Từ đó giải thích tại sao hỗn hợp
acid HNO3 và H2SO4 đặc có tác dụng nitro hoá mãnh liệt. Cho ví dụ.
26. Viết các phương trình phản ứng theo sơ đồ sau:
NO→ NO2→ NaNO2→ NaNO3→ NO
NaNO2→ NO→ Fe(NO)SO4→NO
N2
27.Viết các phương trình phản ứng xảy ra khi cho các chất sau vào dung dịch
acid nitric đặc, acid nitric loãng: Ca, Al, Zn, Fe, Hg, S, C, P, FeO.
28. Giải thích tính oxi hoá mạnh của “nước cường thuỷ”, viết phương trình
phản ứng của Au, Pt với “nước cường thuỷ”.
29. Trong thực tế người ta có thể dùng các chất sau: (NH4)2SO4, NH4Cl, NaNO3,
KNO3, Ca(NO3)2, NH4NO3, CO(NH2)2 ( gọi là phân đạm) để bón cho cây
trồng. Hãy cho biết việc sử dụng các phân đạm trên cho các loại đất (chua,
kiềm, trung tính ) như thế nào cho thích hợp.
30. Tính chất của KNO3. Ứng dụng. Viết phương trình phản ứng của KNO3 với
MnSO4, S.
31. Cho biết các dạng thù hình của P. Giải thích sự khác nhau về hoạt tính hoá
học của chúng.
32. Tính chất hoá học của P. Viết phương trình phản ứng điều chế P.
33. Giải thích các hiện tượng:
- P trắng có khả năng phát lân quang
- Hiện tượng “ma trơi”
34. Tính chất hoá học của các hợp chất P2O3, P2O5, H3PO3, H3PO4.
35. So sánh tính chất hoá học (độ bền, tính acid, tính oxi hoá -khử ) của HNO3
và H3PO4.
36. Trình bày các hiểu biết của mình về phân lân.

You might also like