You are on page 1of 10

2

BÀI TẬP HÓA VÔ CƠ


B, Al, Ga In, Tl
Câu 1 :

a, Mô tả hình thành liên kết trong phần tử BF3 theo thuyết VB

b, Năng lượng liên kết BF3 = 646 kj/mol còn của NF3 chỉ bằng 280kj/mol.
Giải thích về sự khác biệt liên kết này.

Câu 2 : Các Bo (B) Halogenua có khả năng phản ứng rất khác nhau với nước.
BF3 tạo ra hợp chất cộng bền vững, trong khi BCl 3 và BBr3 phản ứng mãnh liệt
với nước ở những nhiệt độ thấp hơn. Dự đoán sản phẩm phản ứng

BF3 + H2O  A

BCl3 (BBr3) + 3H2O  B + C

Câu 3 : Tại sao Nhôm (Al) Halogenua có khả năng hình thành hợp chất Dime
Al2X6 mà Boron (B) Halogenua không thể ? Cho biết khuynh hướng Dime hóa
tăng hay giảm dần từ B  Tl ?

- So sánh bản chất liên kết các cầu nối : Al - Cl - Al trong phần tử Al 2Cl6 và
B – H – B trong phẩn tử B2H6

Câu 4 : Tại sao Tl có số Oxi hóa +1 bền hơn số Oxi hóa +3 ?


2

Câu 5 :

- Giải thích sự khác nhau về độ dài liên kết B – H ở trong B2H6

Câu 6 :

Hợp chất AlF3 AlCl3 AlBr3 AlI3


To nóng chảy (Độ K) 1564 465,5 374,7 462,5

- Giải thích tạo sao lại có sự giảm nhiệt độ nóng cháy rõ rệt từ AlF 3  AlCl3
và có sự tăng nhiệt độ nóng chảy từ AlBr3  AlI3
2

C, Si, Ge, Sn , Pb
Câu 1 :

a, Mô tả cấu tạp phân tử CO, N2 theo thuyết VB, thuyết MO

b, So sánh và giải thích sự giống nhau và khác nhau về tính chất vật lí
(nhiệt độ nóng cháy, nhiệt độ sôi, độ tan) , tính chất hóa học (tính khử, khả năng
tạo phức).

c, So sánh tính khử của CO và H2

Câu 2 : Tại sao NH3 có nhiệt độ sôi cao hơn PH3 nhưng CH4 lại sao ở nhiệt độ
thấp hơn SiH4

Hợp chất NH3 PH3 CH4 SiH4


To nóng chảy (Độ C) -33,35 -78,4 -162 -112
Câu 3 : Cacbon và Silic là những nguyên tố kế tiếp ở nhóm IVA trong bảng
hệ thống tuần hoàn, Giải thích.

a, Nhiệt độ nóng chảy có Ckc (> 4000 oC) lớn hơn Silic (1410 oC) rất nhiều

b, CO2 tồn tại dạng đơn phân tử còn SiO2 ở dạng polime. Từ đó rút ra kết
luận về nhiệt độ nóng chảy CO2 và SiO2

c, CCl4 trơ đối với nước còn SiCl4 bị thủy phân nhanh chóng

Câu 4 : Trong số các Carbonyl Halogenua COX2, người ta chủ yếu điều chế
được 3 chất COF2, COCl2, COBr2

a, Vì sao không có hợp chất COI2

b, So sánh góc liên kết ở phân tử bền

c, COCl2 + NaOH  ? (ctkt)

Câu 5 :
2

a, C chỉ tạo được 4 liên kết trong các hợp chất như CH 4,..v..v.. nhưng từ Si
trở đi lại tạo được những hợp chất kiểu H2SiF6. Tại sao ?

b, Tóm tắt sự biến đổi trạng thái Oxi hóa trong các nguyên tố nhóm IVA
2

Nitro, Photpho
Câu 1 :

a, Giải thích tại sao

- Ở điều kiện thường N2 tồn tại ở trạng thái khí còn P tồn tại ở trạng thái
rắn ?
- P là nguyên tố có độ âm điện bé hơn N nhưng lại hoạt động mạnh hơn N2

b, Viết phương trình phản ứng khi Ptrắng tác dụng với dung dịch Ba(OH)2,
dung dịch CuSO4, AgNO3.

Câu 2 :

a, Trình bày sự hình thành liên kết của NH3 theo thuyết VB

b, Giải thích tại sao :

- Phân tử NH3 có cực tính lớn ?


- Góc liên kết H – N – H = 107o < 109,5o
c, Từ những đặc điểm cấu tạo phân tử NH3, nêu ra tính chất cơ bản của
hợp chất này. Cho ví dụ minh họa
d, Ở điều kiện thường NF3 là một chất khí không màu . Hãy cho biết cấu
trúc phân tử NF3

Câu 3 :

So sánh góc liên kết, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính bazo của NF 3 và
NH3.

Câu 4 :

a, So sánh đặc điểm cấu tạo của Amoniac và hydrazine

b,So sánh tính khử, tính Bazo của NH3 và N2H4


2

c,Viết các phương trình phản ứng của hydrazine với nước Clo, dung dịch
AgNO3, Zn trong môi trường H+.

Câu 5 :

a, Trình bày đặc điểm cấu tạo của phân tử NO 2. Từ đó hãy giải thích tại sao
phân tử này có màu và có khả năng tạo N2O4

1
b, Phản ứng NO + 2 O2  NO2 là phản ứng xảy ra nhanh ở điều kiện thường

trong khi đó O2 là hợp chất bền, thường phản ứng ở điều kiện nhiệt độ ?

c, Lập giản đồ năng lượng MO các ion và phân tử sau : NO, NO+ , NO-

Câu 6 : Giải thích

- Kim loại phản ứng với H2SO4 loãng  H2


H2SO4 đặc  SO2
- Kim loại phản ứng với HNO3 loãng/đặc  [NO, NO2, N2, NH4+]
2

O, S, Se, Te
Câu 1 : Hãy giải thích tại sao

a, Lưu huỳnh có khuynh hướng lớn tạo thành mạch đồng nguyên tử ?

b, Oxi tồn tại ở dạng phân tử O2 còn lưu huỳnh là S8 ?

Câu 2 : Hãy giải thích tại sao

a, Tại sao khi các kim loại kiềm có thể tạo ra M 2S, M2S2 và 1 số Poli
Sunfua khác ? Sản phẩm nào có thể tạo ra ở điều kiện thường ?

b, Tại sao phản ứng Hg với S xảy ra ra khác dễ ở nhiệt độ thường ? Ứng
dụng phản ứng này ?

Câu 3 : Hãy giải thích tại sao

a, H2SO4 đặc,nóng có tính Oxi hóa còn H2SO4 thì không ?

b, H2SO4 đặc,nóng có tính Oxi hóa mạnh hơn H2SO4 đặc nguội ?

c, H2SO4 đặc không những có khả năng hút ẩm mà còn có khả năng hóa khan
các tinh thể hidrat, hút nước của một số hợp chất hữu cơ và vô cơ.

Câu 4 : Nếu nhận xét và giải thích sự biến thiên góc liên kết, độ bền liên kết,
nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, tính axit – bazo của các hợp chất hidrua cộng
hóa trị trong dãy : H2O, H2S, H2Se, H2Te
2

H2, O2, H2O2


Câu 1 :

a, Tính chất vật lí đặc trưng nhất của H2 và ứng dụng của nó trong thực tế ?
b, Tính chất hóa học đặc trưng nhất H2 ? Giải thích Hidro chỉ hoạt động khi
đun nóng ?

Câu 2 : So sánh khả năng phản ứng của Oxi với các halogen F 2, Cl2, Br2, I2.
Giải thích sự khác nhau đó ?

Câu 3 :

Các quá trình :

O2  2O (1)

O + O2  O3 (2)

Giải thích tại sao quá trình (2) lại xảy ra mạnh ở điều kiện thường ?

Câu 4 : Giải thích

a, Tại sao O2 có tính Oxi hóa mạnh hơn ở môi trường kiềm

b, Tại sao O3 lại hoạt động hơn so với O2


2

Kim loại kiềm - kiềm thổ - chuyển tiếp


Câu 1 : N2 là một nguyên tố rất kém hoạt động do liên kết ba bền vững. Giải
thích tạo sao trong các kim loại chỉ có Li phản ứng được với N2 ?
Câu 2 :
a, Các muối của kim loại kiềm hầu hết là những muối tan nhưng có một số
trường hợp ngoại lệ như các muối của Li như LiF, Li2CO3, Li3PO4, ….v…v
Giải thích về điều này ?

b, So sánh khả năng tan của LiCl, NaCl trong dung môi EtOH

c, So sánh và giải thích sự biến đổi nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy của các
kim loại kiềm

Câu 3 :

a, So sánh và giải thích nhiệt độ phân hủy của MgCO3, CaCO3, SrCO3,
BaCO3

b,

Năng lượng ion hóa I1 (eV) I2 (eV)


Kim loại
Be 9,32 18,21
Mg 7,64 15,03
Ca 6,11 11,87
Sr 5,96 10,93
Ba 5,21 9,95

Từ bảng số liệu cho thấy năng lượng ion hóa thứ 2 cao hơn nhiều so với
năng lượng ion hóa thứ nhất đối với các kim loại kiềm thổ, điều đó rút ra
được là các kim loại kiềm có xu hướng tạo thành ion M+.
2

Nhưng trên thực tế các ion thường gặp của các kim loại kiềm thổ là dạng
M2+. Giải thích điều này ?

Câu 4 : Các nguyên tố Cu, Ag, Au ở trạng thái hơi có khả năng hình thành
phân tử hai nguyên tử với độ bền liên kết như sau :

Phân tử Cu2 Ag2 Au2 K2 Rb2 Cs2


Năng lượng liên kết 174,3 157,5 210 50,2 46 41,8

a, So sánh độ bền các phân tử nhóm IB với các phân tử kim loại kiềm cùng
chi kì ? Giải thích ?

b, Nêu và giải thích sự bền nhiệt trong dãy phần tử Cu2 – Ag2 – Au2

Câu 5 : Hãy cho nhận xét và giải thích sự biến đổi bán kính nguyên tử, năng
lượng ion hóa, số Oxi hóa của kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất

You might also like