You are on page 1of 3

Chuyên đề 1: Liên kết

Câu 1: Độ âm điện  là gì? Thang đo độ âm điện theo Pauling và Mulliken có giống nhau
không? Nên sử dụng từng thang đo trong mỗi trường hợp cụ thể nào? Việc gán cho mỗi
nguyên tố một giá trị độ âm điện không đổi có hợp lí không? Tại sao?
Câu 2: Dựa vào quan điểm độ âm điện có biến đổi, hãy sắp xếp các nguyên tử và ion trong
mỗi dãy theo trật tự độ âm điện tăng dần:
a. O ; O2– và O– b. Na+ ; Mg2+ và Al3+ c. Fe ; Fe3+ và Fe2+
Câu 3: Khi nào thì một liên kết được xem là có bản chất cộng hóa trị? Khi nào thì được
xem là có bản chất ion hay có bản chất kim loại? Tại sao không sử dụng chênh lệch độ âm
điện  để xác định bản chất của liên kết hóa học?
Câu 4: Trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến độ bền của (a) Liên kết cộng hóa trị và (b)
Liên kết ion? Trong các yếu tố đó, yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?
Câu 5: Hãy trình bày các yếu tố làm giảm tính ion của một liên kết? Trong các yếu tố đó, yếu
tố nào đóng vai trò quan trọng nhất?
Câu 6: Xác định hình dạng phân tử, trạng thái lai hóa, số phối trí, hóa trị của các phân tử
sau:

HNO3, H2SO4, CH4, BF3, H2O,PCl5, COBr2.

Câu 7: Moment lưỡng cực của các phân tử SO2 bằng 1,67D, còn moment lưỡng cực phân
tử CO2 bằng 0D. Giải thích?

Câu 8: Phân tử NF3 có moment lưỡng cực là 0,24D nhỏ hơn nhiều so với moment lưỡng
cực của phân tử NH3 là 1,46D. Giải thích.
Moment lưỡng cực của diclorbenzen bằng không còn của phân tử dihydroxybenzen là
5,48.10–30 C.m. Giải thích nguyên nhân gây ra sự khác nhau này.

HO OH Cl Cl
Câu 9: Sắp xếp nhiệt độ phân hủy các hợp chất sau đây theo thứ tự tăng dần: H2O, H2Se,
H2S, H2Te.
Câu 10: Sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ nóng chảy
a. NaF, NaCl, NaBr, NaI
b. MgO, MgCl2, MgS, NaCl
c. CaO, MgO, NaF, KCl
Câu 11: Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của fluor, clor, brom và iod có giá trị như sau:

Chất Fluor Clor Brom Iod

Tnc 0
C –219,6 –102,4 –7,2 113,6

Ts 0
C –187,9 –34 58,2 184,4

Giải thích điều đó như thế nào?


Câu 12: Nhiệt độ nóng chảy của hợp chất với hydro của các nguyên tố phân nhóm 6A như
sau:

Chất H2 O H2 S H2Se H2Te

Tnc 0
C 0 –85,6 –65,7 –51,0

Câu 13: Năng lượng của một số liên kết cộng hóa trị có các giá trị như sau, giải thích ?

Phân tử H–F H–Cl H–Br HI

Elk kJ/mol 566 432 366 298

Câu 14: Năng lượng của một số liên kết cộng hóa trị có các giá trị như sau, giải thích ?

Phân tử H2 F2 Cl2 Br2 I2

Elk kJ/mol 431 151 239 199 151


Câu 15: So sánh nhiệt độ nóng chảy của các hợp chất sau: NaCl, C3H7OH, C3H7Cl,
C2H5COOH, C3H8.
Câu 16:
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có liên kết hóa học phân cực nhất:
A. NaCl. B. MgO. C. Al2O3. D. KCl.
Câu 17: Sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần tính cộng hóa trị của liên kết và giải thích.
a. NaF ; MgF2 ; AlF3 và SiF4
b. KF ; KBr; KCl và KI
c. MnO, CaO, MnO2, Mn2O3
d. FeCl2 ; CaBr2 và FeCl3
Câu 18: Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu đúng là:
A. Liên kết ion của AgCl có tính cộng hóa trị nhiều hơn KCl.
B. Khi cation có tác dụng phân cực ngược, khả năng cation làm biến dạng anion sẽ giảm
đi.
C. Khi cation có tác dụng phân cực cành mạnh, liên kết giữa cation và anion có độ phân
cực càng lớn.
D. Để ngăn quá trình thủy phân của ion Al3+ trong nước, ta cần tăng giá trị pH của dung
dịch.
Câu 19: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào có liên kết hóa học khác với chất còn lại
A. KNO3. B. NH4Cl. C. NaOH. D. KCl.
Câu 20: Giải thích tại sao liên kết trong NaCl có tính ion cao hơn trong CuCl nhiều mặc
dù các ion Na+ và Cu+ có điện tích +1 bằng nhau và cùng có bán kính là 0,98Å.
Câu 21: Tiểu phân nào sau đây có thể tồn tại, giải thích
A. [AIF6]3–. B. [CoF6]3–. C. [BF6]3–. D. [SiF6]2–.

You might also like