You are on page 1of 2

Mỗi năm, hàng trăm triệu con chim phải bay hàng nghìn ki-lô-mét theo đội hình

chữ V giữa nơi sinh


sản và nơi trú đông để di cư. Tuy nhiên, tập tính này khiến cho loài chim phải đối mặt với nhiều rủi ro
như tìm kiếm thức ăn và bị săn bắn, đặc biệt là ở Bán cầu Bắc. Vậy thì tại sao chúng lại phải làm như
vậy? Hãy cùng tìm hiểu hiện tượng chim di cư qua bài viết sau đây nhé!

VÌ SAO CÁC LOÀI CHIM LẠI CẦN PHẢI DI CƯ XA NHƯ VẬY?

Chim di trú hay còn gọi là chim di cư, sự di cư của chim chỉ về sự di chuyển đều đặn theo mùa của
một số loài chim, thường trên một đường bay theo chiều bắc nam. Lúc đầu, mọi người nghĩ rằng
chim di cư là để tránh cái lạnh của mùa đông. Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây cho thấy rằng chim di
cư không nhất thiết phải di chuyển đến môi trường khí hậu khác so với nơi chúng sinh sống ban đầu,
bởi vì ở lại nơi đó chúng vẫn có thể sống sót bình thường. Và vì thế, vẫn chưa có câu trả lời chính
thức về tại sao chúng lại di cư hàng năm. Một vài người cho rằng sự di cư của các loài chim có thể bắt
nguồn từ thời kỳ băng hà 10.000 năm trước Công nguyên. Nhóm chim di cư dần mở rộng và cuối
cùng hình thành sự di cư hằng năm của các loài chim này. Cho dù vậy, lí thuyết này có những lỗ hổng
nhất định. Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã đưa ra lí do di cư mới của loài chim là vì
tình trạng thiếu lương thực xảy ra ở một số khu vực trong thời tiết lạnh, buộc chúng phải rời khỏi
nhà, di chuyển đến những khu vực có nhiệt độ cao và lượng thức ăn phong phú hơn.

CÁCH DI CƯ, TUYẾN ĐƯỜNG CỦA CÁC LOÀI CHIM

Tất cả các loài chim di cư đều có hai kỹ năng tự định hướng và điều hướng. Loài chim không có la
bàn hay GPS nhưng chúng có thể quan sát vị trí của Mặt trời vào ban ngày và các vì sao vào ban đêm.
Một số loài chim nhờ vào từ trường của Trái đất để tự định hướng.

Có nhiều giả thuyết về cách điều hướng của loài chim, một số loài sử dụng các mốc lớn trên biển
hoặc các ngọn núi để điều hướng, trong khi các loài khác theo dõi các chú chim già hơn, đã từng di
cư trước đó và tự ghi nhớ. Các loài chim như diều hâu và bồ nông bay vào ban ngày để tận dụng gia
nhiệt, trong khi đó các loài nhỏ bay vào ban đêm vì bầu khí quyển ổn định hơn.

Hầu hết các loài chim di cư di chuyển theo hướng Bắc - Nam và đến những vùng lãnh thổ trú đông ở
phía Nam vào mùa đông. Di cư phổ biến hơn ở bán cầu bắc, nơi có các rào cản tự nhiên như Biển Địa
Trung Hải hoặc Biển Caribbean hướng các loài chim dọc theo các con đường hoặc đường bay cụ thể.
Ở Bắc Mỹ, có bốn tuyến đường chính dẫn đường cho các loài chim từ Bắc Canada xuống Mexico và
Nam Mỹ. Ở châu Âu, các loài chim sinh sản ở phía Bắc cực di chuyển đến châu Phi vào mùa đông.
Chim hải âu đuôi ngắn đi theo một hình số 8, vòng qua vành đai Thái Bình Dương. Mòng biển
California thì sinh sản trong Công viên quốc gia Yellowstone và bay về phía Tây trước khi quay về
phía Nam để bay trở về nơi sinh sản ở Nam California. Đường di trú của loài nhạn biển Bắc cực nhỏ
bé di chuyển từ Greenland ở gần Bắc cực để đến Nam cực dọc theo bờ biển châu Phi và Nam Mỹ.
Mỗi con nhạn biển Bắc cực thường bay khoảng 81.000km mỗi năm. Đây cũng là đường di cư dài
nhất trong các loài chim. Việt Nam cũng là một trong những nơi mà rất nhiều loài chim ghé qua khi
chúng di cư. Ta có thể kể đến Vườn Quốc gia Xuân Thủy. Hệ động vật nơi đây nổi bật với gần 220
loài chim. Số lượng chim nước nhiều nhất được ghi nhận là 30.000 – 40.000 cá thể khi mùa
chim di cứ đến. Các loài chim quý hiếm kể đến như: rẽ mỏ thìa, choắt chân màng lớn, cò
thìa, cò trắng Trung Quốc, choắt mỏ vàng, bồ nông, mòng bể mỏ ngắn, cò lạo Ấn Độ...

Ngoài ra, đội hình di cư cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong chuyến đi. Ta có thể thấy được
các loài chim khi di cư luôn chia thành các nhóm nhỏ bay theo hình chữ V. Đội hình chữ V được xem
là đội hình tối ưu về mặt khí động lực học. Con chim bay ở đầu thường là chim đầu đàn và khoẻ hơn
hẳn. Khi bay theo đội hình như vậy, chúng thường tận dụng luồng không khí đi qua đôi cánh của
chúng bao gồm: luồng khí hướng lên (có lợi) từ phía dưới lên mép sau của đôi cánh giữ cho chúng ở
trên không trung mà không phải quạt cánh và luồng không khí hướng xuống (không có lợi) từ phía
trên đến mép sau đôi cánh. Khi bay, con chim dẫn đầu vỗ cánh làm cho không khí hai bên cánh
chuyển động, luồng khí này truyền ra phía sau. Những con chim bay phía sau sẽ nhận luồng khí có lợi
từ con đầu đàn và giảm thiểu luồng khí hướng xuống bất lợi nhằm hạn chế việc hao tốn sức lực
trong thời gian dài. Đó là mục đích chính của đội hình bay chữ V. Con người cũng có thể học cách bay
theo đội hình chữ V của loài chim vì tiết kiệm được năng lượng khi bay theo đội hình, hình thức này
khá phổ biến với cả phi công dân sự và quân sự. Tờ báo chuyên công bố kết quả của những nghiên
cứu mới nhất Nature cho biết: “Bằng cách giữ đầu mũi cánh trong vùng xoáy của máy bay phía
trước, mỗi chiếc bay sau có thể tiết kiệm tối đa 18% lượng nhiên liệu.

You might also like