You are on page 1of 2

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
6/8/2020
M.02B.LEC.CTĐM
GIẢI PHẪU TỦY SỐNG
Mã bài giảng: LEC02. S2.8

- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ ba
- Số lượng: 200 sinh viên
- Thời lượng: 50 phút
- Địa điểm: Giảng đường
- Giảng viên biên soạn: Lê Mạnh Thường (lemanhthuong@hmu.edu.vn)
- Giảng viên giảng dạy: PGS.TS. Trần Sinh Vương, PGS. TS. Ngô Xuân Khoa, TS. Nguyễn
Đức Nghĩa, PGS.TS.Nguyễn Văn Huy, PGS.TS. Nguyễn Xuân Thuỳ, Ths. Vũ Bá Anh, TS. Trần Quốc
Hoà TS. Lê Mạnh Thường, Ths. Vũ Thành Trung, Ths. Chu Văn Tuệ Bình, Ths. Phan Văn Hậu,
Ths.Nguyễn Ngọc Ánh, Ths. Hoàng Văn Sơn
- Mục tiêu học tập
1. Trình bày được vị trí, hình thể ngoài và phân đoạn của tuỷ sống
2. Trình bày được hình thể trong của tủy sống
3. Giải thích được một số đặc điểm triệu chứng lâm sàng bằng giải phẫu tuỷ sống
1. Các khái niệm chính (key concepts)
1.1. Vị trí tủy sống
- Nằm trong ống sống
- Vị trí từ ngang mức từ bờ trên C1, tận hết ở nón tủy, ngang mức thân đốt sống L1
- Các trường hợp biến đổi: đỉnh nón tủy ngang mức đốt sống N9; đỉnh nón tủy ngang mức đốt sống
L3.
1.2. Hình thể ngoài:
- Phình là phình cổ, phình thắt lưng, dây tận.
- Các rễ trước dây thần kinh sống thoát ra ở rãnh bên trước; các rễ sau dây thần kinh sống đi vào ở
rãnh bên sau.
- Các dây thần kinh đoạn tủy L2 phải tìm lỗ giai đốt sống tương ứng thấp hơn nó. Đuôi ngựa ở đoạn
cuối ống sống
- Đốt tủy là đoạn tủy mà các sợi thần kinh đi vào hoặc đi ra khỏi nó tập hợp thành một dây thần
kinh sống.
- Có 31 đốt tủy: 8 đốt tủy cổ (C1-C8); 12 đốt tủy ngực (N1-N12); 5 đốt tủy thắt lưng (L1-L5); 5 đốt
tủy cùng (Cg1-Cg5); 1 đốt tủy cụt (Co).
1.3. Hình thể trong
- Mỗi đốt tủy có chất trắng ở ngoại vi, chất xám ở trung tâm.
- Chất trắng chạy theo các thừng dựa trên hình thể ngoài, đoạn tủy từ N6 trở lên, thừng sau có 1
rãnh nhỏ chạy dọc chia nó thành bó thon ở trong và bó chêm ở ngoài.
- Chất xám có hình chữ H. Các nét của chữ H hướng ra trước gọi là sừng trước, các nét hướng ra
sau là các sừng sau. Đoạn tủy ngực và hai đốt tủy trên của thắt lưng còn có sừng bên. Sừng trước là
nơi đi ra của các rễ vận động (sợi trục neuron vận động); sừng sau là nơi đi vào của các rễ cảm giác
(sợi trục của neuron cảm giác nằm ở hạch rễ sau); sừng bên là tập hợp các neuron tự chủ.
- Các sừng của chất xám theo trục tủy sống xếp thành các cột tương ứng: cột xám trước, cột xám
sau, cột trung gian-bên.
2. Câu hỏi cần nghiên cứu
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu A. Tài liệu dành cho Giảng viên
6/8/2020
Không có
3. Tài liệu học tập
- Handout bài giảng
- Giải phẫu người. Chủ biên: PGS.TS. Hoàng Văn Cúc và TS. Nguyễn Văn Huy. Nhà xuất bản Y
học (2006): Bài Tủy sống (trang 322)
4. Tài liệu tham khảo (cho giảng viên và sinh viên):
- Sách Giải phẫu người, tập 3, Hệ thần kinh – Hệ nội tiết. Chủ biên: GS. Trịnh Văn Minh. NXB
Giáo dục (2015). Bài Tủy sống (trang 50).
- Sách Gray’s Anatomy, phiên bản 41. Chủ biên: Susan Standring. NXB: Elsevier (2016). Bài
Spinal cord (trang 252).

You might also like