You are on page 1of 2

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
M.02B.LEC.CTĐM
< SINH LÝ NƠRON VÀ TẾ BÀO THẦN KINH ĐỆM>
MÃ BÀI GIẢNG: LEC1.S2.8.MD
- Tên bài giảng: Sinh lý nơron và tế bào thần kinh đệm
- Mã bài giảng: LEC1.S2.8.MD
- Đối tượng học tập: Sinh viên năm thứ 2, Bác sĩ Y khoa
- Số lượng: 200 sinh viên
- Thời lượng: 2 tiết (100 phút)
- Địa điểm: Giảng đường
- Giảng viên biên soạn: PGS.TS.BS. Lê Đình Tùng
- Giảng viên giảng dạy: PGS.TS.BS. Lê Đình Tùng, PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Bình
- Mục tiêu học tập
1. Phân tích được cơ chế hình thành và dẫn truyền điện thế hoạt động ở mỗi nơron và trên con
đường dẫn truyền thần kinh
2. Trình bày được đặc điểm cấu trúc – chức năng của tế bào thần kinh đệm
3. Giải thích được các rối loạn liên quan tổn thương sợi trục và quá trình hình thành synap

1. Các khái niệm chính (key concepts)


1.1. Cấu trúc và chức năng của nơron
1.2. Đặc điểm hưng phấn của nơron và biểu hiện điện của nơron
1.3. Các rối loạn liên quan đến tổn thương sợi trục
1.4. Đặc điểm dẫn truyền qua synap
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến dẫn truyền qua synap
1.6. Quá trình hình thành synap giữa các nơron và rối loạn liên quan
1.7. Chất truyền đạt thần kinh
1.8. Đặc điểm cấu trúc-chức năng các tế bào thần kinh đệm
2. Câu hỏi cần nghiên cứu
Tình huống:
Bệnh nhân S, nữ 45 tuổi, cách đây 3 năm xuất hiện nhìn mờ, đọc báo và các chữ nhỏ khó khăn. Gia
đình động viên cô đi khám chuyên khoa mắt, tuy nhiên sau đó mắt cô lại trở về bình thường; 10 tháng
sau đó tình trạng nhìn mờ lại tái phát với triệu chứng nhìn đôi, kèm theo cảm giác tê bì ở chân, chân
trở nên rất yếu, bệnh nhân thậm chí không thể đi lại bình thường. Sau khi thăm khám chuyên khoa
thần kinh và làm các xét nghiệm, hình ảnh MRI não có tổn thương điển hình của MS (mutiple
sclerosis - đa xơ cứng). Kết quả ghi điện thế kích thích thị giác (VEP) có thời gian tiềm kéo dài - do
giảm vận tốc dẫn truyền thần kinh thị giác. Kể từ khi được chẩn đoán, bệnh nhân S đã bị xuất hiện 2
đợt bệnh tấn công.
Điện thế hoạt động được dẫn truyền trên sợi thần kinh như thế nào?
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
A. Dẫn truyền qua lại từ noron trước đến nơron sau qua synap và ngược lại
B. Điện thế hoạt động xuất hiện ở thân nơron và dẫn truyền theo sợi trục
C. Sợi trục không myelin dẫn truyền với tốc độ nhanh hơn sợi có myelin
D. Đường kính sợi trục không ảnh hưởng đến dẫn truyền điện thế hoạt động
3. Tài liệu học tập
- Sinh lý học (sách dành cho bác sĩ đa khoa) (2020). Phạm Thị Minh Đức. Nhà xuất bản Y học,
Hà Nội. Sinh lý nơron, trang 378-391.
- Handout bài giảng
4. Tài liệu tham khảo (cho giảng viên và sinh viên)
- Guyton and Hall: Textbook of medical physiology (thirteen edition), John E. Hall, Elsevier
(2016), page 575-606.

You might also like