You are on page 1of 3

Trường Đại học Y Hà Nội.

Ban Đổi mới CTĐTBSYK


Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
M.02B.LEC.CTĐM
ĐẠI CƯƠNG HỆ SINH DỤC, HỆ THẦN KINH, NỘI TIẾT
Mã bài giảng: LEC 7 – S1.5

- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ nhất
- Số lượng: 200 sinh viên
- Thời lượng: 2 tiết (100 phút)
- Địa điểm: Giảng đường
- Mục tiêu học tập
1. Trình bày được đặc điểm chính của các tế bào trong mô thần kinh và mô tuyến nội tiết.
2. Trình bày được vị trí và chức năng chính các thành phần chính của hệ thần kinh và hệ nội
tiết.
3. Trình bày được đặc điểm và chức năng chính các thành phần chính của hệ sinh dục.
1. Các khái niệm chính (key concepts)
1.1. Đại cương hệ thần kinh
1.1.1. Các loại tế bào hệ thần kinh
- Tế bào thần kinh chính thức (neuron):
+ Xung thần kinh
+ Sợi trục, sợi gai, synapse
+ Neuron cảm giác, neuron vận động, và neuron trung gian.
- Các tế bào thần kinh đệm
1.1.2. Sự phân chia hệ thần kinh
- Phần thần kinh trung ương.
+ Đại não, gian não, thân não (trung não, cầu não, hành não), tiểu não, tủy sống.
+ Chất xám và chất trắng: vỏ đại não, nhân, hạch, dải, bó, sợi thần kinh.
+ Võng mạc và dây thần kinh thị giác.
- Phần thần kinh ngoại vi
+Hệ thần kinh ngoại vi:phần thân thể và phần tự chủ.
+ Cấu tạo của hệ thần kinh ngoại vi: rễ thần kinh, thần kinh sống, nhánh trước và sau, nhánh thông
trắng và nhánh thông xám, rễ đám rối thần kinh, chuỗi hạch giao cảm cạnh sống và các đám rối tạng.
- Hệ thần kinh ruột: đám rối áo cơ ruột và đám rối dưới niêm mạc.
1.2. Đại cương hệ nội tiết
1.2.1. Đặc điểm các tế bào hệ nội tiết
- Các loại tuyến có trong cơ thể: tuyến ngoại tiết và tuyến nội tiết.
- Tế bào tuyến nội tiết: hormone
1.2.2. Các tuyến chính của hệ nội tiết:
- Vùng hạ đồi và tuyến yên
- Tuyến giáp
- Các tuyến cận giáp
- Tuyến thượng thận
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
- Tụy (nội tiết và ngoại tiết)
- Tuyến sinh dục: buồng trứng và tinh hoàn
- Tuyến tùng
- Tuyến ức
1.3. Đại cương hệ sinh dục
- Cơ quan sinh dục trong và cơ quan sinh dục ngoài
- Các cơ quan sinh dục trong của nữ giới: buồng trứng, vòi tử cung, tử cung, âm đạo.
- Các cơ quan sinh dục ngoài của nữ giới: âm hộ với môi lớn, môi bé, tiền đình âm hộ và âm vật.
- Các cơ quan sinh dục trong của nam giới: tinh hoàn, mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, túi tinh, ống
phóng tinh, ống tiết, tuyến tiền liệt, tuyến hành-niệu đạo.
- Các cơ quan sinh dục ngoài của nam giới: bìu và dương vật.
- Cơ quan sinh dục phụ: tuyến vú ở nữ giới
2. Tài liệu học tập
- Handout bài giảng
- Giải phẫu người. Chủ biên: PGS.TS. Hoàng Văn Cúc và TS. Nguyễn Văn Huy. Nhà xuất bản Y
học (2006): Bài Đại cương về Hệ thần kinh, Các màng não-tủy (trang 313); bài Hệ Nội tiết (trang 383);
bài Thận và niệu quản (trang 281); bài Bàng quang, niệu đạo và hệ sinh dục nam (trang 291); bài Hệ
sinh dục nữ (trang 304).
3. Tài liệu tham khảo (chọn 2-3 TLTK dành cho sinh viên)
- Sách Giải phẫu người, tập 3, Hệ thần kinh – Hệ nội tiết. Chủ biên: GS. Trịnh Văn Minh. NXB
Giáo dục (2015). Bài Đại cương về hệ thần kinh (trang 17); bài Hệ nội tiết (trang 487)
- Sách Giải phẫu người, tập 2, Giải phẫu ngực-bụng. Chủ biên: GS. Trịnh Văn Minh. NXB Giáo
dục (2015). Bài Hệ tiết niệu – sinh dục (trang 465).
Trường Đại học Y Hà Nội. Ban Đổi mới CTĐTBSYK
Mẫu B. Tài liệu dành cho sinh viên
6/8/2020
M.02B.TBL.CTĐM

You might also like