You are on page 1of 21

Better knowledge, Better success

Mục lục

Lời mở đầu............................................................................................... 7
Bí mật của con số 7.................................................................................. 8
Nhân sự phù hợp là tài sản của một công ty phát triển bền vững!....... 11
Người làm nhân sự nói về nhân sự làm nghề nhân sự.......................... 13

Chương 1. Tư duy đúng: Hiểu mình, hiểu người và hiểu nghề............ 15


1.1. Những cái bẫy, sai lầm của tư duy về ngành nhân sự ......... 16
1.2. Tư duy của người chủ/lãnh đạo ........................................... 22
1.3. Tư duy về quản trị hệ thống ................................................. 26
1.4. Tư duy về đỉnh nghề nhân sự ............................................... 33

Chương 2. Lãnh đạo bản thân và định vị giá trị trong ngành nhân sự.... 43
2.1. Có ý định/động cơ đúng ....................................................... 44
2.2. Phát triển bản thân.............................................................. 45
2.3. Tự nhận thức và định vị bản thân ........................................ 51

Chương 3. Kiến thức chuẩn – lợi thế quyết định trong quản trị
nhân sự ............................................................................................ 61
3.1. Kiến thức nền tảng ngành nhân sự: hệ thống và xu hướng..... 64
3.2. Lộ trình phát triển và các mục tiêu học tập......................... 80
3.3. Câu chuyện học của nhân sự tại môi trường nhỏ ................ 89

Chương 4. Sẵn sàng hành động – từ kiến thức đến thực tế ................ 95
4.1. “Just Do It” – Cứ làm đi – Đường xa vạn dặm
bắt đầu từ một bước chân.................................................... 96
4.2. Đánh tan sự trì hoãn – không phải bây giờ thì bao giờ....... 103

–5
4.3. Tại sao lại chọn những việc khó và khác?
vượt khỏi vùng an toàn của bản thân................................. 109

Chương 5. Trí tuệ cảm xúc – sỏi đá cũng có trái tim ....................... 115
5.1. Trí tuệ cảm xúc và bánh xe cuộc đời.................................. 116
5.2. Kỹ thuật để quản lý cảm xúc cá nhân ................................ 123
5.3. Cân bằng cảm xúc.............................................................. 135
5.4. Xử lý xung đột, căng thẳng và áp lực trong công việc ...... 139
5.5. Giao tiếp hiệu quả – nền tảng của kết nối
và xử lý xung đột................................................................ 144

Chương 6. Sống trên đời cần có một tấm lòng:


Cho đi và cống hiến ........................................................................ 167
6.1. Sẵn lòng giúp đỡ................................................................. 167
6.2. Phát triển con người .......................................................... 170
6.3. Dốc hết trái tim................................................................... 174
6.4. Tinh thần cho đi.................................................................. 177
6.5. Hy sinh và phụng sự xã hội ................................................ 180

Chương 7. Luôn tò mò và ham học hỏi như một đứa trẻ................... 186
7.1. Chúng ta sống trong một thế giới VUCA và TUNA............. 187
7.2. Thời đại công nghệ và trí tuệ nhân tạo:
định hình tương lai hay bị thay thế.................................... 194
7.3. Tươi mới như một đứa trẻ –
làm sao đảo ngược thời gian?............................................ 204
Kết luận................................................................................................ 208
Lời cảm ơn............................................................................................ 211

6 –
Lời mở đầu

T rong lĩnh vực quản trị nhân sự, chúng ta có lẽ đã chứng kiến vô vàn
câu chuyện, tình huống phức tạp. Điều thú vị là sau những con
số, các văn bản chính sách, hay những công việc “mắm muối dưa
hành” sự vụ tới các cuộc họp bàn chiến lược thì bản chất nó vẫn là
hành trình giúp mỗi cá nhân phát triển, tăng cường kết nối mọi người
lại với nhau. Hơn hết, mọi thành tựu đều bắt nguồn từ việc hiểu mình
và hiểu người trong doanh nghiệp.

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều cuốn sách liên quan đến lĩnh
vực nhân sự đến từ các tác giả nổi tiếng, hay những câu chuyện người
thật việc thật, đó là các giám đốc nhân sự hoặc chủ doanh nghiệp tại
Việt Nam đang hằng ngày làm việc và tương tác trực tiếp với đội ngũ
bên dưới. Những cuốn sách đó dạy tư duy, dạy kiến thức, dạy kỹ năng,
truyền nghề, kể về nghề, những xu hướng mới và những thay đổi mới
trong lĩnh vực quản trị nhân sự. Dường như tất cả những ai khi bắt đầu
viết về lĩnh vực này đều có một khao khát được truyền tình yêu nghề,
đam mê nghề, tận tâm cống hiến những tri thức và trải nghiệm cho
mọi người.

Có lẽ nhiều khi bạn sẽ hỏi, vì sao cùng là giám đốc nhân sự, có người
thu nhập 15-20 triệu, có người lại đạt mức thu nhập 350-400 triệu (gấp
20 lần)? Và có khi nào bạn tự hỏi: Tại sao tôi đã cố gắng rất nhiều, nỗ
lực rất nhiều nhưng không có được điều mong mỏi? Tại sao nhiều đồng
nghiệp trong ngành lại có thể tự tin và thăng tiến nhanh như vậy? Tại sao
có những trưởng phòng, giám đốc nhân sự luôn có một vị trí trang trọng
trong cuộc họp chiến lược doanh nghiệp, hay họp bàn về những vấn đề
quan trọng nhất trong doanh nghiệp, tư vấn các quyết sách cho tổng
giám đốc, chủ tịch; nhưng cũng có người chỉ đơn thuần là thực thi, thừa

–7
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

hành những yêu cầu từ ban lãnh đạo phía trên? (mà nhiều lúc bạn cũng
tự hỏi là tại sao lại có những quyết định trái khoáy kiểu này?)

Có lẽ câu trả lời chỉ có thể đến từ chính những người đang được nhận
mức lương như vậy? Họ đã thực sự trải qua con đường của mình như thế
nào? Họ đã thay đổi tư duy ra sao? Họ đã dẫn dắt đội ngũ và mang tới
những giá trị gì cho doanh nghiệp?

Chúng tôi bắt đầu viết 7 bí quyết chạm đỉnh cao nghề nhân sự với mục tiêu
mong muốn giúp bạn trả lời những câu hỏi đó và cả những câu hỏi của
chính mình: Chúng tôi đã thay đổi như thế nào theo thời gian? Điều gì
giúp chúng tôi phát triển như ngày hôm nay?

Tất nhiên đây không phải là câu chuyện của chỉ riêng chúng tôi. Rất
nhiều người làm nhân sự khác cũng đang kể những câu chuyện của
họ. Những câu chuyện đã góp phần thay đổi tư duy, thay đổi góc nhìn.
Những câu chuyện có được là nhờ sự nỗ lực không biết mệt mỏi của họ
để có thể đem lại nhiều giá trị hơn cho doanh nghiệp, cho cộng đồng và
cũng là để nâng cấp giá trị chính mình. Khi các bạn đã trở thành những
tờ 100 đô-la thay vì tờ tiền lẻ, nội lực của các bạn sẽ vững vàng, điều
này cũng đồng nghĩa với việc, thị trường sẽ đối xử với các bạn tương
ứng như vậy.

7 bí quyết chạm đỉnh cao nghề nhân sự được viết với hy vọng sẽ truyền
cảm hứng và khơi dậy tiềm năng của bạn. Hy vọng những câu chuyện và
bài học chân thực trong cuốn sách này sẽ giúp bạn có được những trải
nghiệm thực tế với nghề ở mọi “điểm chạm” trên hành trình phát triển.
Và đỉnh cao của nghề sẽ không ngừng biến động, không ngừng phát
triển đòi hỏi bạn phải nỗ lực hơn mỗi ngày. Do đó, bạn cần phải lớn hơn
mỗi ngày để “chạm” tới được đỉnh cao mà bản thân kỳ vọng.

BÍ MẬT CỦA CON SỐ 7


Trên hành trình tạo ra cuốn sách 7 bí quyết chạm đỉnh cao nghề nhân
sự, chúng tôi đã xem xét nhiều con số và cuối cùng quyết định chọn
con số 7, một sự lựa chọn mang nhiều ý nghĩa. Con số 7 tượng trưng
cho sự đa dạng, sáng tạo và đầy màu sắc của nghề nhân sự. Nó biểu

8 –
L ờ i m ở đầu

trưng cho những điều quan trọng mà chúng tôi muốn chia sẻ trong
cuốn sách này:

7 sắc cầu vồng


Mỗi bí quyết trong cuốn sách tượng trưng cho một màu sắc khác nhau
của cầu vồng. Tại sao chúng tôi chọn sử dụng cầu vồng là biểu tượng?
Bởi vì cầu vồng thể hiện sự đa dạng, sáng tạo và tương phản. Chính
những đặc điểm này làm cho nghề nhân sự trở nên cuốn hút và đa chiều.
Mỗi bí quyết là một mảng màu riêng biệt, mang ý nghĩa và giá trị riêng
của nó. Nhưng khi kết hợp chúng lại với nhau, chúng ta sẽ tạo ra một
bức tranh hoàn hảo, một hành trình phát triển toàn diện cho người làm
nhân sự. Tương tự như cách mà cầu vồng sáng tạo ra một hình ảnh tuyệt
đẹp từ sự kết hợp của nhiều màu sắc đậm nhạt.

7 nốt nhạc
Nghề nhân sự cũng giống như một bản nhạc. Có những thời điểm thăng
trầm, có những nốt nhạc cao và thấp. Khi bạn biết cách kết hợp những
nốt nhạc này một cách điệu nghệ, bạn sẽ tạo ra một bản nhạc hay, một
sự nghiệp thành công. Nhưng để có thể chinh phục được một bản nhạc,
bạn cần biết cách đọc nó, hiểu nó và tạo ra âm nhạc từ trái tim. Chính vì
vậy, chúng tôi muốn trao tặng bạn những “nốt nhạc” cần thiết để bằng
nội lực của mình, thanh âm của mình, bạn có thể biến nó thành một bản
nhạc tuyệt vời trong lĩnh vực nhân sự.

7 ngày trong một tuần


Một điều thú vị về nghề nhân sự là không có ngày nào giống ngày nào.
Mỗi ngày đều đem lại những sự kiện, hoạt động và thách thức khác
nhau. Người làm nhân sự cần phải linh hoạt và sẵn sàng đối mặt với mọi
tình huống.

Chúng tôi sử dụng con số 7 để tượng trưng cho sự đa dạng và không


ngừng biến đổi trong nghề nhân sự. Cuốn sách này không chỉ giúp bạn
thích nghi với sự thay đổi hằng ngày mà còn hướng dẫn bạn cách tận
dụng mọi cơ hội để phát triển nghề nghiệp của mình.

–9
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

Số 7 trong thần số học


Con số 7 trong thần số học cũng rất có ý nghĩa. Nó thường được hiểu
như “tiền hung – hậu kiết”, nghĩa là nỗ lực và cống hiến từ đầu sẽ đem
lại kết quả tích cực trong tương lai. Cuốn sách này chứa đựng bí quyết để
bạn vượt qua những khó khăn ban đầu và thu hoạch thành công sau này.

7 thói quen của người thành đạt


Cuốn sách này không chỉ cung cấp kiến thức mà còn được xây dựng dựa
trên 7 thói quen quan trọng của người thành đạt. Bạn sẽ thấy những câu
chuyện trong cuốn sách không xa rời với những bí quyết được đưa ra.
Thói quen là nền tảng của thành công và cuốn sách này sẽ giúp bạn phát
triển những thói quen đó để đạt được đỉnh cao nghề nghiệp.

Như vậy, chúng tôi đã lý giải tại sao lại chọn con số 7 và ý nghĩa đằng sau
của cuốn sách 7 bí quyết chạm đỉnh cao nghề nhân sự. Trên thực tế, khi
đúc kết trải nghiệm và các câu chuyện, chúng tôi nhận ra đó là một hành
trình không có điểm kết thúc sẽ cần có thêm những câu chuyện khác
được viết lên mà người viết có thể là chính các bạn, những người đang
cầm trên tay cuốn sách này.

10 –
Nhân sự phù hợp là tài sản
của một công ty phát triển
bền vững!

Q uản lý Nhân sư là một đề tài quan trọng cho sự phát triển lâu dài của
hầu hết các doanh nghiệp. Thật thú vị khi tôi được nói về Hồng Duyên
và cuốn sách mới của Duyên: 7 bí quyết chạm đỉnh cao nghề nhân sự.

Khi tôi gặp Hồng Duyên, người từng làm việc tại VinBrain và giữ vị trí
Giám đốc Khối Vận hành, quản lý ba bộ phận Nhân sự hành chính, Tài
chính Kế toán và Dịch vụ khách hàng, tôi đã nhanh chóng nhận ra sự đặc
biệt trong con người này. Cô ấy không ngại khó, luôn tự chủ và quyết tâm
trong mọi tình huống.

Điều khiến tôi ấn tượng nhất là tinh thần tự nguyện và lòng hy sinh của
cô ấy cho công việc và vì một sứ mệnh lớn của VinBrain trong thời kỳ
dịch COVID. Trong khi con còn nhỏ, cô ấy đã tình nguyện dẫn dắt đội ngũ
tham gia vào việc thu thập dữ liệu ở vùng dịch Bắc Giang để hỗ trợ việc
chẩn đoán và điều trị COVID bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

Khi công ty cần một Giám đốc khối Sales và Marketing, cô ấy là một ứng
viên nổi bật với sự tinh tế, đáng tin cậy, hiểu biết về văn hóa công ty và
ngành Y tế đặc thù. Đặc biệt, cô ấy được đội ngũ tôn trọng và yêu quý.

Dù cô ấy chưa trải qua vị trí nào về sales và marketing, nhưng tinh thần
“học hỏi tự thân, vượt lên chính mình”, khả năng tuyển dụng và phát
triển nhân viên, cô ấy đã đạt được những thành tựu trong lĩnh vực mới
này. Kết quả là hơn 80 bệnh viện trên cả ba miền đang sử dụng sản
phẩm DrAid™, điều này thể hiện rõ rằng người ta có thể vượt qua mọi
khó khăn nếu họ dám thay đổi và thách thức bản thân.

– 11
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

Tôi tin rằng cuốn sách 7 bí quyết chạm đỉnh cao nghề nhân sự sẽ là một
đột phá mới của cô ấy. Cuốn sách thể hiện rõ những trải nghiệm, tư duy
và cái tâm của cô ấy với nghề. Những kiến thức mà cô ấy chia sẻ bao gồm
cả trí tuệ cảm xúc và trí tuệ nhân tạo. Thật thú vị, nhưng tôi nghĩ điều đó
có lẽ bắt nguồn một phần từ chính thời gian cô ấy làm tại Vinbrain, công
ty về trí tuệ nhân tạo trong ngành y tế với các sản phẩm rất nhân văn, vì
sức khỏe cộng đồng và vì sự phát triển của xã hội. Và tôi rất hy vọng có
thể tìm thấy nhiều người có tài năng và tâm huyết như cô ấy.

STEVE TRƯƠNG
CEO Vinbrain (Vingroup)

12 –
Người làm nhân sự nói về
nhân sự làm nghề nhân sự

N ghe có vẻ xoắn não, nhưng đúng là như vậy. Nghề Nhân sự vốn có
dễ mà hiểu ngay được đâu! Vậy mà một người trong nghề lại có thể
tổng lược chuyện nghề với một thứ diễn giải rất trơn tru và giản dị như
đang kể chuyện… đi ăn đường phố.

Phan Anh, theo cảm nhận và đánh giá của tôi từ quá trình hợp tác tại
Cengroup, là một người Làm Nhân Sự theo một cách rất “bản năng”,
nhưng là thứ bản năng được hình thành từ sự nghiên cứu học hỏi tỉ mỉ,
và đặc biệt là sự trải nghiệm và thực thi mà cô có được từ những công
ty, tập đoàn hàng đầu của Việt Nam. Bởi thế, tôi rất mừng vì sự chia sẻ
này sẽ không chỉ mang lại những “short-cut” nhất định cho những người
làm Nghề Nhân Sự, mà còn giúp những người quản lý, lãnh đạo hiểu về
công tác Nhân Sự - một trong những thứ người lãnh đạo cần biết và buộc
phải biết, và hiểu về người Làm Nhân Sự - để mà chỉ đạo, và phối hợp
nhịp nhàng, hiệu quả hơn.

Một cuốn sách, mà không phải là sách, nó giống một cuốn nhật ký cá
nhân về nghề, với những ví dụ thực tế sinh động, những lý thuyết khô
khan được tóm tắt gọn gàng, và đặc biệt mang hơi thở thời đại với cả
những sự trăn trở về giải pháp Nhân Sự thời AI (trí tuệ nhân tạo) đang và
sẽ thay thế rất nhiều công việc của con người.

Còn bây giờ, hãy pha một tách trà ngon và cùng tôi nhìn vào Nghề
Nhân Sự.

SHARK HƯNG
Phó Chủ tịch CENGROUP

– 13
Hiểu mình là chìa khóa để hiểu
người khác, và hiểu người khác
là chìa khóa để hiểu nghề.”

– George H. Mead
CHƯƠNG 1

Tư duy đúng: Hiểu mình,


hiểu người và hiểu nghề

T rải qua 20 năm hoạt động trong lĩnh vực quản trị nhân
sự, tôi hoàn toàn “thấm nhuần” tầm quan trọng của tư duy
đúng. Tư duy đúng không chỉ định hình quan niệm của chúng ta
về nghề nghiệp mà còn là nền tảng xây dựng mục tiêu rõ ràng và
phát triển sự nghiệp thành công.
Một trong những lĩnh vực phức tạp và đầy thách thức nhất
trong thế giới doanh nghiệp là quản trị nhân sự. Trong thời đại
ngày nay với sự biến đổi liên tục và sự cạnh tranh khốc liệt, nhân
sự không chỉ đơn thuần là tài sản quý báu của một tổ chức mà
còn là nguồn năng lượng và sức mạnh tiềm ẩn, là nội lực mà rất
nhiều doanh nghiệp quyết dồn tâm lực, tài lực để đầu tư phát
triển. Tuy nhiên, chúng ta sẽ luôn phải đối diện với một thách
thức cực lớn: tạo ra một môi trường làm việc thúc đẩy sự phát
triển của cá nhân và đồng thời đảm bảo sự phù hợp của họ với
mục tiêu và giá trị của tổ chức. Nhiệm vụ này, ngoài vai trò trọng
yếu của chủ doanh nghiệp thì sẽ là chức năng chính của bộ phận
quản trị nhân sự.
Tư duy đúng trong quản trị nhân sự không chỉ đơn thuần là
việc áp dụng những nguyên tắc và kỹ thuật quản lý cơ bản. Nó là
sự hiểu biết sâu sắc về bản chất của nghề này; hiểu rõ và định vị
được bản thân; có khả năng đọc hiểu và kết nối với người khác;
tư duy đúng về mong muốn, khao khát và mục tiêu của bản thân;

– 15
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

tư duy đúng về nghề, về việc “đi làm thuê chuyên nghiệp” hay là
làm chủ của bản thân.
Tư duy đúng là chưa đủ bởi bạn còn cần vượt qua chính
mình để bắt đầu hành trình thiết lập bản thân trở thành người
bản lĩnh và tử tế. Trước khi lãnh đạo người khác, bạn cần học
lãnh đạo chính mình, bởi nghề nhân sự là nghề chinh phục con
người và điều đó chỉ thực sự thành công khi bạn chinh phục
được chính mình. Tôi cũng như nhiều giám đốc nhân sự khác
đều từng mắc phải những sai lầm trong tư duy ban đầu mà chỉ
đến khi đã kinh qua trải nghiệm thực tế, học hỏi và phát triển, tôi
mới nhận ra những cái bẫy, những sai lầm đó.

1.1. NHỮNG CÁI BẪY, SAI LẦM CỦA TƯ DUY VỀ NGÀNH


NHÂN SỰ

Hồi 25 tuổi khi được nhận vào làm Chuyên viên Đào tạo của
Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hồ Tây (hay còn gọi là công
việc nước Hồ Tây), tôi nghĩ trong đầu “Sáu tháng sau liệu mình
có trở thành Trưởng phòng Nhân sự được không?” Sau này ngẫm
lại không hiểu sao khi đó tôi đã có tư tưởng ấy vì điều đó thực sự
rất “tham vọng và thiếu khả thi”. Kết quả là điều đó trở thành sự
thật sau sáu tháng – tháng 3/2018, tôi trở thành Quyền Trưởng
phòng Nhân sự của Công ty khi bản thân gần tròn 26 tuổi.
Đó là một trải nghiệm đáng nhớ hồi mới vào nghề, đến giờ
mỗi khi tâm trí thả trôi hay mất mục tiêu, tôi vẫn thường nghĩ
về nó để nhắc nhở mình. Chính tư duy và ý chí ban đầu sẽ là
nhân tố quan trọng dẫn tới kết quả sau này. Nếu chưa từng nghĩ
bản thân làm được điều gì đó trong tương lai thì có nghĩa là bạn
đang hoàn toàn thả trôi tương lai mình vào ngoại cảnh, trong khi
chúng ta đã có một đặc ân hơn thế rất nhiều: cách chúng ta tư
duy, suy nghĩ và hành động sẽ quyết định tương lai chúng ta như
thế nào. Vì vậy, chúng ta có thể kiến thiết tương lai từ chính tư
duy của ngày hôm nay.

16 –
T ư d u y đ ú n g : H i ể u m ì n h , h i ể u n g ườ i và h i ể u n g h ề

Do đó, những tư duy sai lầm đã trở thành cạm bẫy cản trở
bạn phát triển trong tương lai sẽ được tôi tóm gọn trong những
nội dung bên dưới.

a. Muốn ở vị trí lãnh đạo nhưng bạn phấn đấu và làm việc như
một chuyên viên xuất sắc

Thời điểm còn làm việc ở Tập đoàn FPT, sau sáu tháng làm việc
miệt mài với đủ loại ý tưởng, lăn xả hết mình và đã có một số
thành quả nhất định, tôi đinh ninh mình sẽ được bổ nhiệm vào
một vị trí Phó của Phòng Nhân sự như lời chị Trưởng phòng lúc
phỏng vấn có hứa. Thế nhưng kết quả là… không có gì, thậm
chí ngay cả tới lúc chị nghỉ sinh thì tôi vẫn ở vị trí đó. Trong lòng
tôi bực lắm, nhiều khi đã “không thoải mái” vì những ý tưởng
của tôi “được” trình bày trong các cuộc họp, triển khai hay lúc
chị sửa email gửi đi đều “không thể hiện là do tôi làm gì cả”. Do
đó, tôi cảm thấy như thể mình ăn cái bánh vẽ hơi to và đôi khi
tôi cảm thấy tiếc vì đã từ bỏ vị trí Trưởng phòng Nhân sự ở công
ty cũ để vào đây. Rồi có một ngày, anh Tổng Giám đốc của Công
ty tôi đang làm chuyển sang làm Tổng Giám đốc ở một công ty
khác, anh gọi cho tôi và mời trao đổi, hỏi tôi có về làm Trưởng
phòng Nhân sự của Công ty đó giúp anh xây dựng hệ thống được
không, nhưng tôi từ chối cơ hội dù trong lòng rất muốn.
Chắc hẳn các bạn sẽ rất thắc mắc tại sao tôi muốn nhưng lại
không thể đảm nhận vị trí đó phải không?
Vì tôi nhận ra mình không có đủ kiến thức và tri thức để xây
dựng hệ thống nhân sự của Công ty. Có thể bạn sẽ bảo vì tôi chưa
được trao cơ hội nên chưa có kinh nghiệm là bình thường và tôi
hoàn toàn có thể thử sức phải không? Đồng ý là bạn có thể làm
rồi mới có kinh nghiệm, nhưng nếu không có một tư duy đúng,
kiến thức bài bản thì bạn sẽ BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU? Nếu bạn đi từ
vị trí chuyên viên lên trưởng nhóm rồi trưởng phòng trong một
công ty thì bạn sẽ có kinh nghiệm hoặc đã có guồng làm việc,

– 17
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

nhưng câu hỏi là nếu không thì sao? Nếu được bổ nhiệm nhưng
không có tư duy và kiến thức đủ vững vàng thì bạn sẽ là trưởng
phòng nhân sự, là lãnh đạo hay là… lãnh đạn? Tôi nhận ra bài
học là sáu tháng qua tôi có học, có làm nhưng học chưa đủ, cách
tiếp cận của tôi sai hoàn toàn. Tôi đã quá chú tâm vào tiểu tiết
và những kết quả ngắn hạn mà không thực sự tư duy, học tập và
làm việc tương ứng với điều tôi mong mỏi. Tôi muốn làm Trưởng
phòng Nhân sự nhưng tôi lại làm việc với tư duy như một chuyên
viên xuất sắc nhất. Đó là bài học về cách tư duy sai lầm mà tôi luôn
tự nhắc nhở mình. Nếu muốn điều gì thì bạn cần ngay lập tức học
cách tư duy ở vị trí bạn muốn, bởi tư duy không thể đến trong
một sớm một chiều mà cần được hun đúc, rèn luyện qua thời gian,
để từ tư duy trở thành hành động, từ hành động tạo ra kết quả.
Nếu không muốn hối tiếc khi cơ hội đến với mình mà bản thân lại
không thể nắm bắt thì bạn cần bắt đầu từ tư duy đúng đắn.

b. Nghề nhân sự ổn định và không cạnh tranh

Trong một lần ngồi cà phê với người bạn, cậu ấy từng nói với tôi
rằng “Nghề của cậu ổn định nên cũng đỡ”. Điều đó không sai
đối với góc nhìn của mọi người về nghề nhân sự nhưng là nồi
nước ấm1 nếu đó là tư duy của người trong nghề.
Chúng ta hãy cùng xem xét một số câu hỏi dưới đây để
khảo nghiệm:
• Bạn đã bao giờ ngồi trong các cuộc họp giao ban công
ty mà chẳng hề quan tâm về kết quả kinh doanh tuần
đó chưa?

1. Nếu bạn thả một con ếch vào nồi nước sôi, nó sẽ nhảy ra khỏi nồi ngay lập tức.
Nhưng nếu bạn để con ếch vào nồi nước lạnh rồi mới đun, nó sẽ thoải mái trong
đó và không nhảy ra ngoài. Đây là hình tượng để ví dụ cho những trường hợp
bạn không ý thức được tình hình ‘nước sôi lửa bỏng” đến mức bị sự thoải mái
đó giết chết mình lúc nào không hay.

18 –
T ư d u y đ ú n g : H i ể u m ì n h , h i ể u n g ườ i và h i ể u n g h ề

• Bạn đã bao giờ nhìn báo cáo tài chính doanh thu nhận
được từ phòng tài chính và bỏ qua rồi xem như không liên
quan đến mình chưa? Hay bạn sẽ đọc khi có thời gian?
• Có khi nào bạn đi tham quan các gian hàng công ty đối
thủ hoặc “đi thị trường” cùng bộ phận kinh doanh chưa?
• Lần gần nhất bạn phỏng vấn và nghiêm túc tìm hiểu về chính
sách lương bổng đãi ngộ của công ty đối thủ là khi nào?
• Bạn có từng làm hoặc từng nghĩ tới việc là ứng viên sẽ trải
nghiệm quá trình phỏng vấn ở công ty khác để tìm kiếm
giải pháp cho công ty mình chưa?
• Bạn có thực sự quan tâm tới trải nghiệm của ứng viên
khi tới phỏng vấn như cách bộ phận kinh doanh hồi hộp
theo dõi trải nghiệm khách hàng trong ngày khai trương
một cửa hàng chưa?
Nếu bạn chưa từng thực hiện một trong những việc trên đây
thì e rằng chúng ta đang có chút sai lầm trong tư duy về nghề
nhân sự.
Nghề nhân sự không quá biến động như lĩnh vực kinh
doanh, nhưng chắc hẳn chúng ta đều đồng ý rằng mong muốn,
hành vi, suy nghĩ của con người trong tổ chức có tốc độ thay đổi
nhanh hơn các con số.
Sự cạnh tranh của nghề nhân sự không giống với việc luôn cố
gắng về nhất trong cuộc thi chạy thể thao, nhưng nếu không biết
thị trường, không hiểu chính sách lương bổng, văn hóa của các
công ty cùng ngành và không thực sự quan tâm tới trải nghiệm
của nhân viên trong tổ chức, ứng viên thì đây đúng là lúc bạn đã
thụt lùi và hoàn toàn mông lung.
Chưa nói tới các vị trí như giám đốc nhân sự, giám đốc đối
tác nhân sự, mà ngay ở những vị trí như nhân viên/chuyên viên
tuyển dụng, chính sách, đào tạo bạn đều cần quan tâm tới mấy

– 19
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

vấn đề trên. Tư duy cho rằng nghề nhân sự không cạnh tranh
hoặc cạnh tranh nhân lực là cuộc chiến của các công ty trong khi
bạn lại làm việc “hành chính giấy tờ” là bạn đang tự đóng cánh
cửa phát triển của bản thân trong nghề. Nghe thật buồn vì hẳn
chúng ta có rất nhiều rào cản khiến bản thân không có đủ thời
gian tìm hiểu mà tôi sẽ nêu ra sau đây. Nhưng trước tiên bạn cần
chấp nhận sự thật rằng nếu bạn không hiểu thị trường nhân sự,
không có tư duy cạnh tranh thì chắc chắn bạn không thể chạm
đỉnh nghề nhân sự được. Do đó, để có thể “chạm đỉnh”, bạn cần
nhận thức rõ tư duy sai lầm này và cho mình một quyết định để
chuyển đổi sang cách tư duy mới.
Khi tôi được đặt hàng tuyển dụng chức vụ trưởng phòng
nhân sự cho một khách hàng, họ đưa ra những yêu cầu rất cụ thể
và mức thu nhập dao động trong khoảng 50-60 triệu VNĐ/1
tháng (trong khi đó trên thị trường đang đầy rẫy những tin tức
tuyển dụng trưởng phòng thậm chí giám đốc nhân sự với mức
lương 15 triệu, 30 triệu hoặc cao lắm là 40 triệu). Trong ba ngày,
tôi nhận được hơn 50 CV và tôi chỉ lọc được ra 5 CV đủ điều
kiện để phỏng vấn, sau đó chỉ có 02 bạn đủ điều kiện để vào vòng
cuối gặp CEO của công ty. 28 bạn trưởng phòng nhân sự ở trên
hoàn toàn không biết mình thực sự thiếu điều gì. Các bạn hài
lòng với những gì mình đã làm, đã đạt được và chỉ khi các bạn
rời khỏi “vòng an toàn”, gửi CV đi ứng tuyển, đặc biệt với những
vị trí yêu cầu cao, các bạn mới biết bản thân đang thiếu sức “cạnh
tranh” đến mức nào.

c. Hệ thống của công ty tôi rất đặc thù, bạn không hiểu đâu

Khi còn làm việc cho một công ty bán lẻ, có thời gian tôi thức
trắng hai đêm để thiết kế toàn bộ hệ thống bảng excel tính toán
lương theo các chỉ tiêu kinh doanh. Một thời gian dài sau tôi
vẫn tự hào (một cách xuẩn ngốc) khi có ai đó khen tôi đã “code
excel”. Tôi cũng xuẩn ngốc khi mất nhiều thời gian tranh cãi với

20 –
T ư d u y đ ú n g : H i ể u m ì n h , h i ể u n g ườ i và h i ể u n g h ề

một đơn vị triển khai phần mềm và nghi ngờ họ không có năng
lực triển khai.
Nếu bạn cũng đang ở trong trạng thái như tôi khi đó thì
chia sẻ chân thành của tôi là bạn hãy thử đặt lại một câu hỏi cho
mình: “Cái mình tin chắc này có đúng không? Nếu nó đúng, tại
sao nó không nhanh chóng ảnh hưởng tới người khác? Đơn giản
là vì con người sẽ thay đổi ngay lập tức khi nhìn thấy lợi ích. Và
sau này tôi cảm thấy mình đã chậm hai năm để tiếp cận phần
mềm quản trị nhân sự, giải phóng bản thân khỏi tâm thế xem cá
nhân là quan trọng, và tôi đã có thể kịp “ngẩng lên” nhìn nhận
xung quanh, học hỏi về chiến lược và tầm nhìn. Đã rất nhiều lần
tôi tự động viên mình rằng “có còn hơn không”.
Mọi người đều biết rằng, việc chuyển từ tư duy cũ sang tư
duy học hỏi sẽ rất hữu ích nhưng cực khó để sửa đổi bởi chúng ta
quá cần sự an toàn. Có một mẹo nhỏ mà bạn có thể tham khảo để
điều trị bệnh tư duy cũ của mình là: Hãy tự nhắc nhở mình “cứ
nghe thật kỹ, mình vẫn là người quyết định có thay đổi không.
Thay vì phải bảo vệ “hệ thống của tôi, công ty của tôi...” thì bạn
sẽ thoải mái tiếp nhận ý kiến và thông tin mới.

d. Rào cản nội tâm, viện cớ “lý do to hơn lý trấu”

Tôi quá bận và công việc hiện tại chưa cần


Bạn có thể viện lý do này và dễ dàng nhận được cái gật đầu từ
nhiều người trong ngành bởi những khó khăn và vấn đề “đồng
bệnh tương liên” mà cả bạn và họ cùng gặp phải (thậm chí nó đã
biến thành tư duy phổ biến tự lúc nào). Thế nhưng cuộc đời là
của bạn, sự nghiệp là của bạn, và nếu có người nào đó hỏi “bạn
sẽ có thu nhập gấp đôi nếu bạn hiểu rõ về cách thiết lập hệ thống
chính sách lương thưởng đãi ngộ của công ty” thì bạn có muốn
bắt tay vào làm ngay hay không?
Có muôn vàn lý do và nó luôn hợp lý, nếu ngày nào bạn
còn thỏa hiệp với bản thân thì ngày đó bạn cũng sẽ như số đông

– 21
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

người dưới chân núi, vỗ tay cổ vũ cho người lên đỉnh và vui với
họ, sau đó đi về trong nuối tiếc “giá như”. Rất đáng buồn nhưng
sự thật chính là như vậy.
Điều bạn cần làm là kiên nhẫn với bản thân. Bạn sẽ cảm thấy
khó có thể dành ra 2-3 giờ mỗi ngày để kiên trì học nhưng dành
15 phút mỗi ngày và 3 giờ cuối tuần thì bạn có thể sắp xếp được
chứ? Vậy là đủ, vì sau một năm bạn đã có hơn 200 giờ học tập
cho một chuyên môn sâu/tầm vóc mới so với chính bạn, đủ để
bạn tăng thu nhập tối thiểu lên 25%. Thay vì ngồi chờ đợi mình
sẽ được vào nhóm 25% người của doanh nghiệp được tăng lương
(chưa kể mức tăng thường dưới 20%). Đôi khi phải dùng các con
số để bạn ngừng khoảng thời gian tự bào chữa và chuyển sang
trạng thái “tiến về phía trước”.

1.2. TƯ DUY CỦA NGƯỜI CHỦ/LÃNH ĐẠO

Trong cuốn sách Quản trị nhân sự thời GenZ của TS. Hồng Duyên,
có một nội dung nói về câu chuyện “Hãy nói theo ngôn ngữ của
CEO”. Ý tứ ở đây muốn nói rằng: Mỗi CEO đều có những định
hướng và phương pháp quản lý của riêng họ. Một số phong cách
lãnh đạo của CEO sẽ hiệu quả hơn những người khác, điều này
phụ thuộc vào môi trường và ngành công nghiệp. Các nhà lãnh
đạo vĩ đại không đi theo một công thức đã được thiết lập mà tự
xây dựng triết lý lãnh đạo của riêng họ, tạo nên một phong cách
và một mô thức lãnh đạo riêng. Họ tìm kiếm những người quản
trị nhân sự đi song hành cùng họ để biến những mục tiêu của họ
thành sự thật thông qua việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực
trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhiều khi CEO không thích nói
chuyện với nhân sự về những vấn đề trong công ty vì sự khác biệt
trong tư duy và ngôn ngữ. Điều CEO quan tâm là kết quả cuối
cùng sẽ tác động thế nào đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến
doanh thu, lợi nhuận, chi phí trong khi nhân sự lại giải quyết các
vấn đề sự vụ, vấn đề theo quy trình quy chế. Ngoài ra, nghề nhân

22 –
T ư d u y đ ú n g : H i ể u m ì n h , h i ể u n g ườ i và h i ể u n g h ề

sự là làm việc với con người mà để thành công được nó phải bao
hàm cả kiến thức và nghệ thuật. Mỗi người sếp sẽ có những mô
thức lãnh đạo riêng, có một “khẩu vị” riêng trong quản trị nhân
sự mà nếu không hiểu sếp thì rất khó để thuyết phục sếp đồng ý
với các đề xuất của mình.
Vậy nên bạn có thực sự hiểu sếp mình, hiểu tư duy và mong
muốn của sếp không?

a. Đào sâu tường tận để làm được việc chi tiết

Có bao giờ bạn gặp tình huống như gửi báo cáo lên mà nhiều
ngày sếp chưa trả về cho bạn chưa? Khi đó cảm nhận của bạn
như thế nào? Sếp quá bận nên cũng không xem tới. Báo cáo
mình đã gửi thì coi như xong việc, nếu trễ hạn thì là do sếp.
Có một câu chuyện xảy ra ở tập đoàn trước đây tôi từng làm việc
khiến tôi cứ nhớ mãi. Trong một cuộc họp vào khoảng 18 giờ 30
phút, có một nữ giám đốc vào họp muộn. Chị khá bực bội vì thư
ký về sớm (sớm thì cũng phải 17 giờ 30 phút, tức là đã về đúng giờ
rồi) nên không in kịp bản báo cáo và bản thân chị ấy lại không thể
tự in. Chị bước vào phòng, giải thích với vị phó chủ tịch và nói:
“Ngày mai em sẽ mắng bạn ấy, về sớm mà không báo em”. Vị Phó
Chủ tịch đáp lại rằng: “Em cần nâng cấp mình lên, hoặc là em làm
xong báo cáo ít nhất là trước 3 tiếng để đủ thời gian chuẩn bị hoặc
là em nên học cả việc in ấn để có thể tự xử lý vấn đề. Quan trọng
vẫn là kết quả và đừng viện cớ cũng như đổ bực dọc của em sang
người khác”. Nói rồi vị phó chủ tịch cầm tờ giấy vừa in từ máy của
mình đặt trên bàn tỉnh queo rồi bắt đầu cuộc họp.

Tôi nghe vậy thì toát mồ hôi hột nhủ thầm “lát về sẽ kiểm tra
máy in, giấy, kẹp mực, kết nối…” dù lúc đó thú thật xung quanh
tôi có mấy nhóm đội gồm hơn 20 bạn toàn là “lính thiện chiến”.
Cũng từ câu chuyện đó, tôi rút ra cho mình một bài học: nếu
tư duy sâu hơn, càng chi tiết càng cụ thể thì kết quả càng rõ ràng.
Kết quả là mới là tiếng nói oai hùng nhất.

– 23
7 B Í Q U Y Ế T C H Ạ M Đ Ỉ N H C AO N G H Ề N H Â N S Ự

Tư duy sâu sẽ giúp bạn hiểu rằng để hoàn thiện một việc gì đó
sẽ cần rất nhiều những yếu tố của hệ thống mà nếu không nỗ lực xem
xét mọi vấn đề thì kết quả sẽ không thể hoàn thiện.

b. Đối diện với sai lầm

Có lần, tôi chứng kiến một vị CEO bị kỷ luật toàn hệ thống vì


chậm triển khai hệ thống phòng cháy chữa cháy của một đơn vị.
Lúc đó, tôi cảm thấy hình thức kỷ luật này quá nặng, bởi tôi thấy
vị CEO kia gần như làm việc 12 giờ mỗi ngày với tinh thần nhiệt
huyết và vô cùng tận tâm. Tôi cũng nhận ra khối lượng công việc
lớn khủng khiếp mà CEO kia đang cáng đáng. Có lần khi ngồi
nói chuyện với vị CEO đó sau giờ làm, câu nói của chị đã khiến
tôi thức tỉnh: “Nếu mình đã làm không đúng thì không nên yêu cầu
người khác thông cảm cho mình”. Đó là một câu nói có tác động
vô cùng mạnh mẽ với tôi. Đôi khi chúng ta luôn tự hài lòng khi
đạt thành quả nhỏ và tìm lý do khách quan khi xảy ra lỗi. Sự khác
biệt về tư duy của những người thủ lĩnh thực sự hay chúng ta vẫn
thường gọi là người chủ/lãnh đạo là sự nhận thức rõ ràng về tính
trách nhiệm khi mắc sai lầm. Vị CEO khi đó đã giúp tôi nhận ra
vì sao họ đạt được thành tựu lớn lao. Đó là bởi, họ đã chấp nhận
mọi thứ đến với mình và biến nó trở thành bài học để rèn luyện
phẩm tính và hoàn thiện bản thân. Thú thực tới giờ tôi vẫn thấy
mình chưa có được phẩm tính đó, vì nếu có, tôi cũng sẽ trở thành
người chủ của một tập đoàn rồi. Thế nhưng, đây vẫn là một bài
học khắc cốt ghi tâm của tôi về tư duy đối diện trước sai lầm và
những vấn đề không mong muốn: Chấp nhận nó, nhìn nhận lại
nguyên nhân và bước qua để thực sự rút ra bài học.

c. Nhìn nhận khách quan và nắm bắt xu hướng


Vào đầu xuân năm 2018, chúng tôi được triệu tập để triển khai
bán hàng. Trên đường ra sân bay tham dự cuộc họp tại miền
Trung trước Tết Nguyên Đán, chủ tịch tập đoàn thấy có rất

24 –

You might also like