You are on page 1of 75

HỌC PHẦN QUẢN TRỊ HỌC

BỘ MÔN QUẢN TRỊ HỌC


CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
Mục tiêu của chương
Người học nắm được những nội dung cơ bản:
• Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của tổ chức
• Bản chất của quản trị
• Các chức năng cơ bản của quản trị và mối quan hệ giữa các
chức năng
• Các lý thuyết quản trị
• Các yếu tố môi trường quản trị
• Tính tất yếu, nội dung và cách thức quản trị sự thay đổi
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.2 Các lý thuyết quản trị

1.3 Môi trường quản trị

1.4 Quản trị sự thay đổi


CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.1.1. Khái niệm quản trị

1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị


1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị

Quản trị có từ bao giờ?


Nguồn gốc xuất hiện của quản trị
Từ xa xưa, để tồn tại, con người đã sớm biết quy tụ thành bầy đàn, là
khởi nguồn cho sự hình thành các tổ chức. Do đó, nhiều nhận định cho
rằng, hoạt động quản trị xuất hiện ngay từ thuở sơ khai và gắn liền với
sự tồn tại và phát triển của con người.
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị
Một số cách hiểu khác nhau về quản trị
- Quản trị là các hoạt động do một hoặc nhiều người tiến hành nhằm điều phối
hành động của những người khác trong một tổ chức
- Quản trị là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng
sự cùng chung một tổ chức
- Quản trị là các hoạt động thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc
qua nỗ lực của người khác
- Quản trị là xây dựng và duy trì một môi trường tốt giúp con người hoàn thành
một cách hiệu quả mục tiêu đã định
- Quản trị là sự tác động có tổ chức của chủ thể quản trị lên đối tượng bị quản trị
nhằm đạt được mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị
a. Khái niệm
Theo Nguyễn Thị Bích Loan & Phạm Công Đoàn, (2019): Quản trị là
hoạt động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự
phối hợp các hoạt động của những người khác thông qua hoạch
định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong
môi trường luôn thay đổi.
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị

a, Khái niệm
- Quản trị là hoạt động gắn với một tổ chức, hướng vào việc thực hiện
một hoặc một số mục tiêu xác định; hay nói cách khác, quản trị là
hoạt động mang tính hướng đích.
- Quản trị là hoàn thành công việc với và thông qua hoạt động, nỗ lực
của những người khác nhằm đạt được mục tiêu. Hay nói cách khác,
quản trị là tác động đến người khác, thông qua người khác, và sử
dụng người khác nhằm hoàn thành mục tiêu.
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị

a, Khái niệm
- Quản trị hướng tới việc sử dụng, phối hợp các nguồn lực hữu
hạn của tổ chức nhằm đạt được mục tiêu xác định một cách
có hiệu quả.

- Sự phối hợp hoạt động của những người khác được thực
hiện thông qua tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và
kiểm soát các nguồn lực. Đó chính là các chức năng của
quản trị.
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị

a, Khái niệm

- Hoạt động quản trị được tiến hành trong môi trường luôn luôn
thay đổi nên cần phải dự báo, nhận diện một cách chính xác,
kịp thời những cơ hội, thuận lợi hay khó khăn, thách thức để
từ đó, đưa ra những quyết định, hành động quản trị phù hợp
với mỗi hoàn cảnh, tình huống cụ thể, hướng tới việc thực
hiện các mục tiêu đề ra trên cơ sở sử dụng các nguồn lực sẵn
có của tổ chức.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.1 Khái niệm quản trị

b. Bản chất của quản trị

Tại sao có thể nói, quản trị là một khoa học, một nghệ thuật và
là một nghề?
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
Khoa học
1.1.1 Khái niệm quản trị
Phân công
b. Bản chất của Quản trị hợp tác lao động

Quản trị là một khoa học Vận dụng quy luật


kinh tế
Sử dụng thành tựu
các khoa học khác
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị


Nghệ thuật
1.1.1 Khái niệm quản trị
Sáng tạo, nhạy bén
b. Bản chất của Quản trị
Tích lũy kinh
Quản trị là một nghệ thuật nghiệm

Giải quyết các tình


huống
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị


1.1.1 Khái niệm quản trị Là 1 nghề

b. Bản chất của Quản trị


Chuyên môn hóa
Quản trị là một nghề
Đảm bảo thu nhập

Có những yêu cầu và


tiêu chuẩn riêng
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị

Chức năng quản trị là những nhiệm vụ cơ bản, chủ yếu bao trùm các công
việc và hoạt động quản trị.

Lịch sử các tư tưởng quản trị đều đề cập đến các chức năng quản trị song
số lượng, cấu trúc và tên gọi của các chức năng có thể khác nhau. Tuy vậy,
nhìn chung, quản trị thường được chia thành 4 chức năng cơ bản, bao gồm:
hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát.
1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị
1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị

Xác định mục tiêu


Hoạch định
Cách thức và nguồn lực để đạt được mục tiêu
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị

Thiết kế cơ cấu tổ chức


Tổ chức Tổ chức công việc
Phân quyền
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị

Gây ảnh hưởng


Lãnh đạo Thúc đẩy
Hướng dẫn, động viên
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.1 Khái niệm và các chức năng quản trị

1.1.2. Khái quát các chức năng quản trị

Xác định kết quả


Kiểm soát So sánh với mục tiêu
Điều chỉnh cho phù hợp
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.2 Một số lý thuyết quản trị

Hệ thống các tư tưởng, quan niệm được đúc kết, hệ


thống hóa, giải thích về các hoạt động quản trị tổ chức
được thực hành trong thực tế qua các thời đại với những
ý tưởng và quan điểm khác nhau
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị

Lý thuyết Lý thuyết
quản trị quản trị
khoa học hành vi

Lý thuyết Lý thuyết
quản trị quản trị
định lượng Nhật Bản
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học
• Nội dung chính:
Lý thuyết quản trị khoa học nhấn mạnh đến việc xây dựng một quy trình chặt chẽ,
áp dụng các nguyên tắc, kỷ luật ngay từ đầu, mỗi nhân viên đều tôn trọng các
nguyên tắc và quy định trong quá trình làm việc để cải thiện năng suất lao động.
Lý thuyết này tập trung nghiên cứu quản trị trong phạm vi hệ thống doanh nghiệp
ở góc độ tạo ra một cơ cấu tổ chức quản trị hợp lý, một chế độ điều hành khoa
học và chặt chẽ để đem lại hiệu quả cao cho công tác quản trị trong hệ thống.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học

Một số nghiên cứu tiêu biểu:


❑ Frederich Taylor (1856-1915): Các nguyên tắc quản trị một cách khoa học
❑ Henry Fayol (1841-1925): Những nguyên tắc quản trị (14 nguyên tắc
hướng dẫn tư duy của các nhà quản trị trong việc quản trị các tổ chức)
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học
Một số nghiên cứu tiêu biểu:
❑ Frank Gilbreth (1868-1924) & Lilian Gilbreth (1878-1972): Hoàn thiện hệ
thống thao tác để tăng năng suất
❑ Henry Gantt (1861-1919): Sơ đồ Gantt theo dõi tiến độ công việc
1.2 Lý thuyết quản trị
1.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học

Frederich Taylor (1856-1915): Các nguyên tắc quản trị


một cách khoa học
• Xây dựng cơ sở khoa học cho các công việc cùng với
các định mức và phương pháp phải thực thi, thay thế
cho phương pháp kinh nghiệm
• Chọn công nhân phải chú trọng kỹ năng, sự phù hợp với
công việc và đào tạo, huấn luyện họ để hoàn thành công
việc
1.2 Lý thuyết quản trị
1.2.1 Lý thuyết quản trị khoa học

Frederich Taylor (1856-1915): Các nguyên tắc quản trị


một cách khoa học
• Tăng cường hợp tác, khen thưởng dựa theo kết quả
công việc, trang thiết bị và bố trí hiệu quả nơi làm việc
• Công việc và trách nhiệm tách bạch giữa nhà quản trị
với công nhân
Henry Fayol (1856-1915): 14 nguyên tắc quản trị tổ chức
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.2. Lý thuyết quản trị hành vi

• Nội dung chính:


❑ Nhấn mạnh đến yếu tố con người trong công việc
❑ Tập trung vào khía cạnh tình cảm, quan hệ xã hội của con người
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.2. Lý thuyết quản trị hành vi

• Một số nghiên cứu tiêu biểu:


❑ Abraham Maslow (1908-1970): Lý
thuyết tháp nhu cầu 5 bậc
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
Lý thuyết tháp nhu cầu của Maslow
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.2. Lý thuyết quản trị hành vi

• Một số nghiên cứu tiêu biểu:


Douglas Mc Gregor (1906 – 1964):
Thuyết X và thuyết Y
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.2. Lý thuyết quản trị hành vi

Thuyết X và thuyết Y của Douglas Mc Gregor


Hai giả định khác nhau về con người
• Thuyết X của McGregor là những giả định rằng con người không thích
làm việc và cần phải được kiểm soát và chỉ dẫn.
• Thuyết Y của McGregor là ý kiến cho rằng con người, trong điều kiện
thích hợp sẽ yêu thích công việc, tìm kiếm trách nhiệm và tự kiểm soát
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.2. Lý thuyết quản trị hành vi

Thuyết X và thuyết Y của Douglas Mc Gregor


Việc nhà lãnh đạo nhận thức nhân viên của mình theo thuyết X hay
thuyết Y sẽ ảnh hưởng đến phong cách lãnh đạo và hành vi của họ
Lời tiên tri:
Những gì mà một nhà lãnh đạo trông đợi ở nhân viên và cách nhà lãnh đạo
ứng xử với nhân viên có tác động quyết định lớn đến thành tích và sự tiến
bộ trong sự nghiệp của nhân viên
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.3. Lý thuyết quản trị Nhật Bản
• Nội dung chính:
❑ Coi trọng yếu tố con người và giá trị xã hội
❑ Chú trọng cải tiến liên tục
• Một số nghiên cứu tiêu biểu:
❑ William Ouchi (1943 - ): Thuyết Z
❑ Masaaki Imai (1930 - ): Thuyết Kaizen
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.3. Lý thuyết quản trị Nhật Bản
• Thuyết Z của William Ouchi:
❑ Thuê, dùng công nhân suốt đời
❑ Đánh giá và nâng bậc thận trọng
❑ Kiểm soát công việc mềm dẻo
❑ Ra quyết định tập thể
❑ Quan tâm đến người lao động, kể
cả gia đình của họ
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2.3. Lý thuyết quản trị Nhật Bản
Thuyết Z của William Ouchi
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.3. Lý thuyết quản trị Nhật Bản
• Kaizen (cải tiến):
- Ba yếu tố: Nhà quản trị, tập thể, cá nhân
- Đặc điểm:
+ JIT (Just-in-time): dự trữ bằng không
+ Ghi nhận sáng kiến, đóng góp, báo
cáo vấn đề
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.2 Một số lý thuyết quản trị
1.2.4. Lý thuyết quản trị định lượng

• Nội dung chính:


❑ Coi tổ chức là một hệ thống
❑ Áp dụng các phương pháp định lượng (thống kê, toán kinh tế, máy
tính điện tử)
❑ Phục vụ cho việc ra quyết định
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
Khái niệm môi trường quản trị
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Bích Loan & PGS.TS Phạm Công Đoàn,(2019):
Môi trường quản trị là các định chế hay lực lượng bên trong và bên ngoài tổ
chức có ảnh hưởng đến hoạt động quản trị của tổ chức.

Môi trường
bên trong
Môi trường Môi trường
quản trị Môi trường vĩ mô
bên ngoài
Môi trường
ngành
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.1 Môi trường bên trong tổ chức

• Các yếu tố thuộc về tài chính


• Các yếu tố thuộc về nhân sự
• Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
• Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3.1 Môi trường bên trong tổ chức
a. Các yếu tố thuộc về tài chính
Giúp DN lựa chọn dự án đầu tư

Xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn

Đáp ứng các hoạt động SX, kinh doanh: mua, bán, dự trữ, quảng cáo…

Đảm bảo hiệu quả làm việc của NLĐ

Kiểm soát các hoạt động trong DN


CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.1 Môi trường bên trong tổ chức

b. Các yếu tố thuộc về nhân lực

• Nâng cao chất lượng sản phẩm


• Tăng năng suất lao động, thúc đẩy sản xuất phát triển
• Nâng cao tính ổn định và năng động của doanh nghiệp
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.1 Môi trường bên trong tổ chức
c. Các yếu tố thuộc về cơ sở vật chất
• Trang thiết bị kỹ thuật hiện đại:
❑ Tạo ra sản phẩm cạnh tranh cao
❑ Tiết kiệm chi phí
❑ Nâng cao hiệu quả làm việc
❑ Nâng cao hiệu quả quản lý
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.1 Môi trường bên trong tổ chức
d. Các yếu tố thuộc về văn hóa tổ chức
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Bích Loan: Văn hoá doanh nghiệp là hệ các giá trị đặc
trưng mà một doanh nghiệp sáng tạo ra và gìn giữ trong suốt quá trình hình thành,
tồn tại và phát triển doanh nghiệp, trở thành chuẩn mực, quan niệm, tập quán và
truyền thống thâm nhập và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ, hành vi ứng xử của mọi
thành viên trong doanh nghiệp, tạo nên bản sắc riêng có của mỗi doanh nghiệp.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị Kinh tế

1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức


Chính trị
Tự
a. Môi trường chung - Luật
nhiên
Môi trường pháp
(môi trường vĩ mô) vĩ mô

Khoa
Văn hóa
học công
nghệ Xã hội
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
• Yếu tố kinh tế
❑ Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tốc độ tăng trưởng kinh g tế cao => Thu nhập của người dân tăng
=> khả năng thanh toán tăng => sức mua (cầu) của hàng hóa tăng
=> doanh nghiệp thay đổi hoạt động kinh doanh của mình.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
• Yếu tố kinh tế
❑ Lạm phát
Nếu lạm phát tăng => giá cả yếu tố đầu vào tăng => tăng giá thành và
tăng giá bán => khó cạnh tranh.
Mặt khác, khi có yếu tố lạm phát tăng cao => thu nhập thực tế của người
dân lại giảm => giảm sức mua và nhu cầu thực tế của người tiêu dung.
Do đó, nhà quản trị cần phải điều chỉnh chiến lược và chính sách.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
• Yếu tố kinh tế
❑ Tỷ giá hối đoái và lãi suất
Nếu đồng nội tệ lên giá => DN trong nước giảm sức cạnh tranh ở thị
trường nước ngoài. Khi đồng nội tệ giảm giá => sức cạnh tranh của
các DN tăng cả trên thị trường trong và ngoài nước.

Lãi suất cho vay cao => chi phí của doanh nghiệp tăng do phải trả lãi
lớn => sức cạnh tranh của doanh nghiệp kém đi.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức

• Yếu tố kinh tế
❑ Thuế

Thuế của hàng hóa tăng => giá bán hàng hóa tăng => sức cạnh tranh
của DN giảm. Thuế suất áp dụng cho các ngành nghề, lĩnh vực, sản
phẩm ở mỗi giai đoạn có thể khác nhau đòi hỏi nhà quản trị phải linh
hoạt trong hoạch định kinh doanh.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức

• Yếu tố chính trị, luật pháp


Những biến động trong môi trường chính trị và luật pháp sẽ tạo ra nhiều
thay đổi cho doanh nghiệp..

Hệ thống pháp luật ảnh hưởng đến hành vi kinh doanh của doanh
nghiệp VD: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật lao động…
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
• Yếu tố văn hóa, xã hội
- Độ tuổi
❖ Dân số và phân bố - Giới tính
dân cư - Mật độ
- Mức độ phân bổ dân cư
- Chi phối nhu cầu về chủng loại
❖Phong tục tập quán,
- Chi phối nhu cầu về chất lượng, số lượng
thói quen
- Chi phối rất mạnh nhu cầu hình dáng,
mẫu mã
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức

• Yếu tố công nghệ, kỹ thuật - Xuất hiện nhiều loại máy móc và
nguyên liệu vật liệu mới
- Năng suất chất lượng cũng như tính
❖ Công nghệ, kỹ thuật năng và công dụng hiệu quả hơn
- Chu kỳ đổi mới công nghệ ngày càng
ngắn hơn
- Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
• Yếu tố tự nhiên

Yếu tố tự nhiên là nguồn lực mang lại cuộc sống cho con người. Lối
sống, sinh hoạt và các nhu cầu khác của con người chịu sự chi phối
mạnh mẽ của các yếu tố tự nhiên. Do đó trong kinh doanh, quản lý phải
có kế hoạch khoa học để khai thác các yếu tố tự nhiên một cách hợp lý.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3. Môi trường quản trị
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức Khách
hàng
b. Môi trường đặc thù (môi
trường ngành)

Môi Nhà
quan
trường cung
hữu
đặc thù ứng
quan

Đối thủ
cạnh
tranh
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức

b. Môi trường đặc thù (môi trường ngành)


Khách hàng
Sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá đối với doanh nghiệp
=> “Khách hàng là thượng đế”

Nhu cầu Thói quen

Thị hiếu Khả năng mua

Sự tín nhiệm
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
b. Môi trường đặc thù (môi trường ngành)

Nhà cung ứng


Thiết lập mối quan hệ tốt với nhà cung ứng mang lại nhiều lợi thế
cho doanh nghiệp

 Nâng giá đầu vào


 Giảm chất lượng đầu vào
 Cung cấp dịch vụ kém hơn
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
b. Môi trường đặc thù (môi trường ngành)

Đối thủ cạnh tranh

Cạnh tranh luôn tồn tại khách quan trong kinh tế thị trường, để có
thể tồn tại, các doanh nghiệp cần có thông tin đầy đủ về chiến lược,
chiến thuật của đối thủ cạnh tranh.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.3.2. Môi trường bên ngoài tổ chức
b. Môi trường đặc thù (môi trường ngành)
Các cơ quan hữu quan

Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp luôn chịu sự quản lý, tác
động của các cơ quan hữu quan như chính quyền địa phương, các
cơ quan quản lý thị trường, hải quan, thuế vụ. Các cơ quan này vừa
tạo sự thuận lợi đồng thời tạo áp lực cho hoạt động của doanh
nghiệp.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


1.4.1. Sự cần thiết của quản trị sự thay đổi

• Môi trường luôn biến động nhanh chóng


• Thay đổi dẫn đến những cơ hội và rủi ro không lường trước
• Nhà quản trị cần có hành động kịp thời
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.4. Quản trị sự thay đổi
1.4.2. Mô hình quản trị sự thay đổi
1 Xác định vấn đề và phát triển giải pháp cho vấn đề nảy sinh

Mô hình 2 Phát triển tầm nhìn và truyền thông tầm nhìn đến các thành viên
7 bước Tập hợp những nhà lãnh đạo thích hợp để thực hiện sự thay đổi
của 3
Michael 4 Hành động tập trung vào kết quả, không phải vào hành động
Beer
5 Thay đổi từ vòng ngoài sau đó sang các bộ phận khác
(1990)
6 Thể chế hóa thành công qua hệ thống chính sách

7 Kiểm soát và điều chỉnh chiến lược


CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ
1.4. Quản trị sự thay đổi
a. Xác định vấn đề và phát triển giải pháp cho vấn đề nảy sinh

Xác định vấn đề đồng thời xác định các nguyên nhân từ
phía môi trường làm nảy sinh vấn đề. Từ đó, doanh nghiệp
phát triển giải pháp để xử lý vấn đề.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


b. Phát triển tầm nhìn và truyền thông tầm nhìn đến các thành viên

Các nhà lãnh đạo tổ chức cần phải phát triển tầm nhìn về một
tương lai mà việc chuyển đổi tổ chức sẽ hướng tới.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


c. Tập hợp những nhà lãnh đạo thích hợp để thực hiện sự thay đổi

Để thực hiện sự thay đổi phải có đội ngũ lãnh đạo giỏi, có khả
năng thu hút, tập trung và sử dụng các nguồn lực hữu hiệu để
thực hiện sự thay đổi theo kế hoạch.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


d. Hành động tập trung vào kết quả, không phải vào hành động

Trong quản trị sự thay đổi, lãnh đạo thực hiện các hoạt động lấy đó
làm mục tiêu như: đánh giá, đãi ngộ, đào tạo huấn luyện..
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


e. Thay đổi từ vòng ngoài sau đó sang các bộ phận khác mà không
cần thúc đẩy từ bên trên

Thực tế cho thấy, tiến hành thay đổi cùng lúc ở các bộ phận ít
thành công hơn là bắt đầu thay đổi ở những bộ phận nhỏ.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


f. Thể chế hóa thành công qua hệ thống chính sách

Từ những thành công do tiến hành sự thay đổi trong doanh


nghiệp, nhà lãnh đạo cần đúc rút những kinh nghiệm, những
bài học và thể chế hóa chúng thành những chính sách, quy
định, quy trình triển khai thực hiện công việc.
CHƯƠNG 1: KHÁI LUẬN VỀ QUẢN TRỊ

1.4. Quản trị sự thay đổi


g. Kiểm soát và điều chỉnh chiến lược

Các nhà lãnh đạo, quản lý các cấp phải luôn chủ động nắm
bắt, phân tích và đánh giá những thay đổi về môi trường, điều
kiện thực hiện thay đổi để điều chỉnh chiến thuật, thậm chí cả
chiến lược nếu cần thiết.
Câu hỏi ôn tập chương 1

Quản trị là gì?


Theo Nguyễn Thị Bích Loan & Phạm Công Đoàn, (2019): Quản trị là hoạt
động nhằm đạt được mục tiêu một cách có hiệu quả bằng sự phối hợp
các hoạt động của những người khác thông qua hoạch định, tổ chức,
lãnh đạo và kiểm soát các nguồn lực của tổ chức trong môi trường luôn
thay đổi.
Câu hỏi ôn tập chương 1

Bản chất của quản trị?


Quản trị là hoạt động gắn với một tổ chức, hướng vào việc thực hiện một
hoặc một số mục tiêu xác định
Quản trị là hoàn thành công việc với và thông qua hoạt động, nỗ lực của
những người khác nhằm đạt được mục tiêu.
Quản trị hướng tới việc sử dụng, phối hợp các nguồn lực hữu hạn của tổ
chức nhằm đạt được mục tiêu xác định một cách có hiệu quả.
Câu hỏi ôn tập chương 1

Vì sao nói quản trị vừa là một khoa học, một nghệ thuật và là một
nghề?
Quản trị là một khoa học, là một nghề
Quản trị thể hiện tính nghệ thuật, linh hoạt, sáng tạo
Câu hỏi ôn tập chương 1

Các chức năng quản trị? Vị trí, vai trò, mối quan hệ giữa các chức
năng quản trị
Câu hỏi ôn tập chương 1

Các yếu tổ môi trường kinh doanh và ảnh hưởng của chúng tới
quản trị tổ chức?
Môi trường
bên trong
Môi trường Môi trường
quản trị Môi trường vĩ mô
bên ngoài
Môi trường
ngành
Câu hỏi ôn tập chương 1

Vì sao nói quản trị chính là quản trị sự thay đổi? Nội dung và cách
thức quản trị sự thay đổi trong tổ chức
Sự cần thiết của quản trị sự thay đổi
• Môi trường luôn biến động nhanh chóng
• Thay đổi dẫn đến những cơ hội và rủi ro không lường trước
• Nhà quản trị cần có hành động kịp thời
Mô hình quản trị sự thay đổi
XIN CHÂN THÀNH CÁM ƠN!

You might also like