You are on page 1of 6

PHẦN LỊCH SỬ:

Câu 1: Di tích lịch sử Rạch Gầm – Xoài Mút thuộc địa phận tỉnh nào ngày nay?
A. Bến Tre C. Long An
B. Vĩnh Long D. Tiền Giang
Câu 2: Đoạn sông từ Rạch Gầm đến Xoài Mút thuộc con sông nào?
A. Sông Tiền C. Sông Vàm Cỏ Đông
B. Sông Hậu. D. Sông Vàm Cỏ Tây
Câu 3: Khu di tích Rạch Gầm-Xoài Mút bao gồm:
A. tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, một ngôi nhà cổ Nam Bộ và cổng chính dáng chiếc thuyền.
B. tượng đài chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút, hai nhà trưng bày và một ngôi nhà cổ Nam Bộ.
C. tượng đài chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút, đền thờ thắp hương và một ngôi nhà cổ Nam Bộ.
D. tượng đài anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, hai nhà trưng bày, hai súng thần công, một ngôi nhà cổ Nam Bộ.
Câu 4: Chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút diễn ra vào năm nào và cách ngày nay bao nhiêu năm?
A. Diễn ra năm 1758 và cách ngày nay 264 năm
B. Diễn ra năm 1788 và cách ngày nay 234 năm
C. Diễn ra năm 1785 và cách ngày nay 237 năm
D. Diễn ra năm 1885 và cách ngày nay 137 năm
Câu 5: Ai là người chỉ huy trận Rạch Gầm-Xoài Mút đánh ta 4 vạn quân Xiêm?
A. Nguyễn Huệ C. Nguyễn Nhạc
B. Quang Trung D. Nguyễn Ánh
Câu 6: Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút có 3 nhân vật gồm
A. Nguyễn Huệ, quân Tây Sơn và quân Định Tường
B. Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Lữ
C. Nguyễn Lữ, người dân Định Tường và quân Tây Sơn
D. Nguyễn Huệ, người dân Định Tường và quân Tây Sơn
Câu 7: Cù lao nào được Nguyễn Huệ sử dụng chiến thuật mai phục, làm nên chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút?
A. Cù lao Tân Lộc C. Cù lao Chàm
B. Cù lao An Bình D. Cù lao Thới Sơn
Câu 8: Vì sao Nguyễn Huệ là chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến với
quân Xiêm?
A. Quân Xiêm yếu về thủy chiến B. Xa căn cứ của quân Xiêm
C. Địa hình đặt thuận lợi cho việc đặt phục binh D. Lợi dụng thủy triều
Câu 9: Nguyên cớ để quân Xiêm kéo sang xâm lược nước ta vào năm 1785 là
A. Đại Việt nhiều lần quấy nhiễu vùng biên giới của Chân Lạp – thuộc quốc của Xiêm
B. Chân Lạp cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sức ép của quân chúa Nguyễn
C. Nguyễn Ánh cầu cứu quân Xiêm giúp đỡ trước sự tấn công của quân Tây Sơn
D. quân Tây Sơn không cử sứ thần sang giao hảo với Xiêm
Câu 10: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút là gì?
A. Tiêu diệt được quân Xiêm, bảo vệ nền độc lập dân tộc
B. Đập tan sự kháng cự của dòng họ Nguyễn
C. Đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam nghệ thuật thủy chiến độc đáo
D. Nâng cao vị thế của Đại Việt ở Đông Nam Á
Câu 11: Vì sao quân Xiêm lại kéo quân vào Gia Định?
A. Do lo ngại ảnh hưởng của phong trào Tây Sơn C. Do sự nhờ vả của Nguyễn Ánh
B. Do sự nhờ vả của Lê Chiêu Thống D. Do yêu cầu của chúa Trịnh
Câu 12: Khi kéo quân vào Gia Định, quân Xiêm có thái độ như thế nào?
A. Hòa nhã, ra sức giúp Nguyễn Ánh khôi phục cơ đồ
B. Muốn nhanh chóng rút quân về nước
C. Kiêu căng, hung bạo, giết người, cướp của
D. Muốn nhanh chóng kéo quân ra Bắc thôn tính toàn bộ Đại Việt
Câu 13: Kết quả của chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút mà nghĩa quân Tây Sơn đã giành được là:
A. đánh đuổi 4 vạn quân Xiêm về nước.
B. đánh tan quân Xiêm và làm gần 4 vạn quân Xiêm chết tại trận.
C. làm thất bại âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
D. tạo thêm mối hận thù giữa quân Xiêm và Nguyễn Ánh.
Câu 14: Trận đánh nào quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785?
A. Trận Bạch Đằng C. Trận Chi Lăng – Xương Giang
B. Trận Rạch Gầm – Xoài Mút D. Trận Ngọc Hồi – Đống Đa
Câu 15: Trận Rạch Gầm - Xoài Mút là một chiến thắng rực rỡ của quân Tây Sơn, trừng trị đích đáng âm mưu và
hành động:
A. âm mưu và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
B. âm mưu và hành động cướp nước của quân Xiêm.
C. âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của Nguyễn Ánh.
D. âm mưu cướp nước của quân Xiêm và hành động bán nước của họ Nguyễn.
Câu 16: Sử cũ viết: “Người Xiêm sau trận thua năm Giáp Thìn (đầu năm 1785), ngoài miệng tuy nói khoác
nhưng trong bụng thì sợ quân Tây Sơn như sợ cọp”, chứng tỏ điều gì?
A. Những tên lính Xiêm chạy thoát khi nhắc đến quân Tây Sơn thì vô cùng sợ hãi
B. Cách đánh giặc tài tình của quân Tây Sơn
C. Khẳng định uy tín và sức mạnh của phong trào Tây Sơn
D. Quân Xiêm không dám sang xâm lược nước ta
Câu 17: Ai là người đã cầu cứu vua Xiêm, dẫn đến việc quân Xiêm sang xâm lược nước ta vào năm 1784 -
1785?
A. Nguyễn Ánh. C. Lê Chiêu Thống.
B. Trần Ích Tắc. D. Nguyễn Hoàng.
Câu 18: Năm 1785, Nguyễn Huệ tổ chức trận Rạch Gầm – Xoài Mút dựa trên nền tảng là
A. quân ta giành nhiều chiến thắng vang dội. C. Nguyễn Ánh cầu cứu vua Xiêm.
B. quân Xiêm đã gần như thất bại hoàn toàn. D. sự ủng hộ của nhân dân.
Câu 19: Nguyễn Huệ có vai trò gì trong hai cuộc kháng chiến chống quân Xiêm năm 1785?
A. Kêu gọi quần chúng, liên kết lực lượng, lãnh đạo nghĩa quân.
B. Thực hiện chính sách tiến bộ đưa đất nước phát triển ổn định.
C. Bước đầu hoàn thành thống nhất đất nước và bảo vệ độc lập dân tộc.
D. Thành lập vương triều mới theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Câu 20: Trong khu di tích lịch sử Rạch Gầm-Xoài Mút, khu vực nào tái hiện lại cuộc sống những người dân phú
nông của đất Nam Bộ xưa?
A. Nhà cổ Nam Bộ.
B. Tượng đài chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút.
C. Nhà trưng bày số 1.
D. Nhà trưng bày số 2.

PHẦN GDCD
Câu 21. Thời điểm nào trong ngày nên đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ?
A. 1 - 3 giờ sáng C. 5 - 8 giờ sáng
B. 3 - 5 giờ sáng D. 8 - 11 giờ sáng
Câu 22. Vì sao thời điểm đó là hợp lí để đi chợ nổi Cái Răng Cần Thơ?
A. Để ngắm cảnh đẹp và xem bình minh ló rạng.
B. Vì lúc đó tại đây còn là chợ bỏ sỉ (như một chợ đầu mối trên đất liền).
C. Để thưởng thức buổi sáng trên ghe thuyền.
D. Hòa mình vào không khí sôi nổi, tấp nập từ hoạt động mua – bán trên ghe thuyền
Câu 23. Hoạt động kinh tế chủ yếu diễn ra tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ là hoạt động nào?
A. Hoạt động sản xuất C. Hoạt động phân phối
B. Hoạt động trao đổi D. Hoạt động tiêu dùng
Câu 24. Chức năng nào của thị trường được thực hiện tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ đối với hoạt động
mua hàng hóa tại chợ?
A. Chức năng thừa nhận giá trị của hàng hóa.
B. Chức năng cung cấp thông tin cho các chủ thể kinh tế.
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
D. Chức năng phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất
Câu 25. Tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ, hai chiếc thuyền cùng bán cháo lòng nhưng chiếc thuyền A bán
cháo nhiều đồ ăn và ngon hơn chiếc thuyền B. Vì vậy du khách đều mua cháo của chiếc thuyền A. Với
tình huống này chức năng nào của thị trường được thực hiện?
A. Chức năng thừa nhận giá trị
B. Chức năng cung cấp thông tin
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
D. Chức năng phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
Câu 26. Căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán thì hoạt động bán các trái cây,
khô, rau củ quả tại chợ nổi Cái Răng được phân loại là thị trường nào?
A. Thị trường tư liệu tiêu dùng C. Thị trường hàng hóa
B. Thị trường tư liệu sản xuất D. Thị trường dịch vụ
Câu 27. Khu chợ nổi Cái Răng Cần Thơ chủ yếu buôn bán các hàng hóa nào?
A. Các loại trái cây, nông sản, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
B. Các loại trái cây, thủy sản, đặc sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long.
C. Các loại trái cây, nông sản, đặc sản của vùng đồng bằng sông Hồng.
D. Các loại trái cây, thủy sản, đặc sản của vùng đồng bằng sông Hồng.
Câu 28. “Ghe bán gì thì treo thứ đó lên cây sào cao từ 3 – 5 m để người mua có thể nhận biết từ xa”. Như
vậy ở những chợ nổi miền Tây cây sào được gọi tên là gì?
A. Cây cột B. Cây sào C. Cây bẹo D. Cây bẹn
Câu 29. Người bán rau củ quả, trái cây trên ghe, thuyền là chủ thể nào trong nền kinh tế?
A. Chủ thể sản xuất. C. Chủ thể tiêu dùng
B. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể phân phối.
Câu 30: Du khách mua đồ tại những ghe, thuyền là chủ thể nào trong nền kinh tế?
A. Chủ thể sản xuất. C. Chủ thể tiêu dùng
B. Chủ thể trung gian. D. Chủ thể phân phối.
Câu 31: Hoạt động du khách mua hang hóa tại ghe, thuyền là hoạt động nào trong nền kinh tế?
A. Hoạt động sản xuất C. Hoạt động phân phối
B. Hoạt động trao đổi D. Hoạt động tiêu dùng
Câu 32: Căn cứ vào vai trò của các yếu tố được trao đổi, mua bán (bán trái cây, bán rau củ, bán đặc
sản, ...) thì chợ nổi Cái Răng được phân loại thành thị trường nào?
A. Thị trường tư liệu tiêu dùng C. Thị trường hàng hóa
B. Thị trường tư liệu sản xuất D. Thị trường dịch vụ
Câu 33: Những người buôn bán tại ghe, thuyền nhập trái cây từ những người nông dân trồng trọt và bán
trên thuyền vừa thể hiện được nét đặc sắc tại chợ nổi Cái Răng, vừa thể hiện vai trò của hoạt động kinh
tế nào?
A. Hoạt động sản xuất C. Hoạt động phân phối
B. Hoạt động trao đổi D. Hoạt động tiêu dùng
Câu 34: Hai chiếc ghe cùng bán trái thanh long nhưng ghe của chị N bán thanh long giá rẻ hơn ghe của
anh K, vì vậy rất nhiều du khách mua thanh long của chị N. Lúc này giá cả thị trường đã thực hiện được
chức năng nào?
A. Chức năng thừa nhận giá trị
B. Chức năng cung cấp thông tin
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
D. Chức năng phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
Câu 35: Anh M tự làm những món đồ lưu niệm xong đem lên ghe bán và được rất nhiều du khách mua
với giá 20.000VND- 50.000VND/1 món. Như vậy chức năng nào của thị trường được thực hiện?
A. Chức năng thừa nhận giá trị
B. Chức năng cung cấp thông tin
C. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng
D. Chức năng phân bố nguồn lực giữa các ngành sản xuất.
Câu 36. Ghe treo một tấm lá lợp nhà hoặc tàu lá dừa là ghe bán gì?
A. Bán rau B. Bán trái cây C. Bán ghe D. Bán trà
Câu 37. Việc trao đổi mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Cần Thơ từ xưa là hoạt động kinh tế thuần
túy cho đến nay trở thành...
A. Hoạt động mua bán C. Hoạt động tiêu dùng
B. Phong tục tập quán D. Hoạt động tiêu dùng
Câu 38. Hoạt động chở du khách tham quan, biểu diễn nghệ thuật truyền thống tại chợ nổi Cái Răng khi
căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán thì được phân loại thành thị trường
nào?
A. Thị trường tư liệu tiêu dùng C. Thị trường hàng hóa
B. Thị trường tư liệu sản xuất D. Thị trường dịch vụ
Câu 39. Hoạt động hướng dẫn viên du lịch thuyết minh về các nét đặc sắc, đặc sản của chợ nổi Cái Răng
khi căn cứ theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ được trao đổi, mua bán thì được phân loại thành thị trường
nào?
A. Thị trường tư liệu tiêu dùng C. Thị trường hàng hóa
B. Thị trường tư liệu sản xuất D. Thị trường dịch vụ
Câu 40. Những chiếc ghe không treo đồ trên các cây sào cao từ 3 – 5m bán gì?
A. Các mặt hàng rau củ quả, trái cây. C. Các mặt hàng lưu niệm.
B. Các mặt hàng ăn nhẹ, giải khát. D. Các mặt hàng về trang phục.

You might also like