You are on page 1of 111

thuvienhoclieu.

com
CHỦ ĐỀ 4: NẤM
BÀI 15: NẤM VÀ MỘT SỐ NẤM ĐƯỢC DÙNG LÀM THỨC ĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Năng lực đặc thù
- Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống khác nhau.
- Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn.
- Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú được tên các bộ phận của nấm.
- Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật về một số loại nấm được dùng làm thức ăn.
- Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật về
một số nấm được dùng làm thức ăn để hoàn thành tốt nội dung bài học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi nhiệt tình tham gia thảo luận nhóm.
Trình bày được một số đặc điểm của nấm được dùng làm thức ăn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Vẽ được sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và
ghi chú được tên các bộ phận của nấm.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng chống ngộ độc. Có trách
nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu về các loại nấm
và một số nấm làm thức ăn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Video về các loại nấm, sơ đồ về bộ phận của nấm.
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Phiếu học tập, các mẫu vật
sưu tầm về các loại nấm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1: Tìm hiểu về nấm.
A. MỞ ĐẦU
* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.

thuvienhoclieu.com Trang 1
thuvienhoclieu.com
- Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về các loại nấm.
* Cách tiến hành
- Cho HS quan sát 1 video về: “Sự kì diệu của thế giới loài nấm” - HS quan sát.
Link:https://www.youtube.com/watch?v=Mk1ndDkxuOA&t=199s
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Quan sát video trên, em đã thấy hình ảnh gì? - HS trả lời:
+ Em hãy kể những loại nấm mà em đã được ăn? + Hình ảnh về các loại
nấm
- GV nhận xét, tuyên dương. + Nấm mộc nhĩ, nấm đùi
- GV dẫn dắt vào tiết học: “Để hiểu rõ, các loại nấm mà các em gà, nấm kim châm......
đã ăn có hình dạng, màu sắc và nơi sống như thế nào? Hôm nay - Chú ý lắng nghe.
chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
Bài 15: Nấm và một số nấm được dùng làm thức ăn” - Chú ý lắng nghe.
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại.

- HS quan sát và nhắc lại.


B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Nhận ra được nấm có hình dạng, kích thước, màu sắc và nơi sống rất khác nhau
qua quan sát hình ảnh và đọc thông tin.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 64. - 1 HS đọc yêu cầu.

thuvienhoclieu.com Trang 2
thuvienhoclieu.com
- Yêu cầu HS quan sát các hình 1 – 4 và đọc thông tin có ở mỗi
hình trong SGK trang 63, 64.
- Chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu HS thảo luận về tên, hình
dạng, màu sắc và nơi sống của từng loại nấm có trong mỗi hình - HS quan sát và đọc
trên. thông tin ở các hình.
- Hết thời gian thảo luận, mời đại diện một số nhóm trình bày kết - Chú ý lắng nghe và thảo
quả thảo luận. luận.

- Đại diện một số nhóm


trình bày.
- Hình 1: Nấm tràm: thân
cây màu xám, đầu màu
đen, có hình dạng giống
chiếc ô. Nấm này mọc
trên lớp lá mục dưới tán
rừng.
- Hình 2: Nấm tán trắng
(tán màu trắng, thân cây
màu trắng và có hình
dạng giống chiếc ô), nấm
tán đỏ (tán màu đỏ, thân
cây màu trắng và có hình
dạng giống chiếc ô).
Chúng mọc trên mặt đất.
- Hình 3: Nấm hương: có
- GV yêu cầu các nhóm khác nhận xét. màu xám, hình dáng
- GV nhận xét và cung cấp thêm thông tin về các loại nấm: giống chiếc ô, mọc trên
+ Các nấm như nấm tràm, nấm hương là nấm ăn được. thân cây khác.
+ Nấm đông trùng hạ thảo được dùng để làm thuốc. - Hình 4: Nấm đông
+ Nấm trắng và nấm đỏ đều là nấm độc, nếu ăn phải có thể gây trùng hạ thảo: có hình thù
tử vong. như cây nấm mọc trên

thuvienhoclieu.com Trang 3
thuvienhoclieu.com
- GV yêu cầu HS tiếp tục quan sát các hình 5, 6 và đọc thông tin đầu con sâu màu nâu
có ở mỗi hình trang 64 SGK sẫm, đầu nấm như lưỡi
mác. Nó mọc trên cơ thể
động vật.
- Các nhóm nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.

- Mời 2 – 3 HS lên bảng hỏi đáp về nơi sống của nấm men và - HS quan sát và đọc
nấm mốc. thông tin.
- Mời 1 – 2 HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV đặt câu hỏi: “Từ những loại nấm trên, em có nhận xét gì về
hình dạng, kích thước và nơi sống của từng loại nấm?”
- Mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- Mời HS nhận xét câu trả lời của bạn.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV chốt và yêu cầu HS nhắc lại: “Mỗi loại nấm có hình dạng,
màu sắc, kích thước khác nhau. Nấm men, nấm mốc có kích
thước nhỏ bé, không thể nhìn thấy được bằng mắt thường. Nấm
hương, nấm sò,... có kích thước lớn có thể nhìn thấy bằng mắt
thường. Nấm có thể sống ở trong đất xác sinh vật, trên thực vật,
động vật, con người,...”

- 2 – 3 HS hỏi đáp.

- HS nhận xét.

thuvienhoclieu.com Trang 4
thuvienhoclieu.com
- HS lắng nghe

- HS trả lời câu hỏi.


- HS nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- Chú ý lắng nghe và
nhắc lại.

C. THỰC HÀNH VÀ VẬN DỤNG


* Mục tiêu: Củng cố những kiến thức đã học về nấm
* Cách tiến hành
- Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 65. - HS đọc yêu cầu trong
SGK trang 65: “Hãy nói
về hình dạng, màu sắc,
kích thước và nơi sống
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, nói cho bạn nghe về hình của một số nấm mà em
dạng, màu sắc, kích thước và nơi sống của một trong số những biết”
nấm mà mình biết. - HS thảo luận và chia sẻ
- Mời đại diện một số nhóm trình bày. với bạn.
- Mời các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương câu trả lời của HS.
*Tiếp nối - Đại diện nhóm trình
- Xem lại bài và làm vở BT. bày.
- Các nhóm nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.

thuvienhoclieu.com Trang 5
thuvienhoclieu.com
- Chú ý lắng nghe.
Tiết 2: Một số nấm được dùng làm thức ăn.
A. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu: Nêu được tên các bộ phận của nấm ăn.
* Cách tiến hành:
- Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 65 - HS đọc yêu cầu: “Chỉ
và nói tên các bộ phận
của nấm hương trong
hình”

- Yêu cầu HS quan sát hình 7 SGK trang 65 và thảo luận nhóm
đôi về các bộ phận của nấm hương.
- GV chiếu hình ảnh về nấm hương trên màn hình
- Mời 2 – 3 HS chỉ và nói các bộ phận của nấm hương. - HS quan sát và thảo
luận.

- Mời 1 – 2 HS nhận xét.


- GV nhận xét và tuyên dương. - HS quan sát.
- HS chỉ và nói các bộ
phận của nấm hương:
Các bộ phận của nấm
hương trong hình: Thân
nấm, chân nấm và mũ
nấm.
- HS nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
* Mục tiêu: Vẽ sơ đồ (hoặc sử dụng sơ đồ đã cho) và ghi chú tên các bộ phận của một loại
nấm ăn.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS vẽ sơ đồ và ghi chú tên các bộ phận của nấm. - Lắng nghe và thực hiện.

thuvienhoclieu.com Trang 6
thuvienhoclieu.com
- GV cho HS quan sát mẫu về sơ đồ của nấm. - HS quan sát.

- HS dựa vào hình mẫu GV đã đưa, tự vẽ sơ đồ và ghi chú tên các


bộ phận của nấm.
- Khuyến khích HS đã sưu tầm được hình ảnh các loại nấm xác - HS thực hiện
định các bộ phận của nấm.
- Yêu cầu HS trình bày bài làm của mình trước lớp, nói rõ các bộ - HS thực hiện
phận của nấm.
- Mời một số HS nhận xét. - HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và tuyên dương.
*Tiếp nối: - HS nhận xét.
- Dặn dò HS về nhà: Sưu tầm một số loại nấm ăn. - Chú ý lắng nghe.
- Xem lại bài và làm vở bài tập.
Tiết 3
A. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu:
- Nêu được tên và một số đặc điểm (hình dạng, màu sắc) của nấm được dùng làm thức ăn qua
quan sát ảnh, vật thật.
- Thu thập thông tin, tranh ảnh, vật thật về một số loại nấm được dùng làm thức ăn.
* Cách tiến hành:
- HS đọc yêu cầu trong
SGK: “Nêu tên, hình
dạng và màu sắc của một
số loại nấm ăn dưới đây”

thuvienhoclieu.com Trang 7
thuvienhoclieu.com
- Mời 1 HS đọc yêu cầu SGK trang 65

- HS quan sát các hình.


- HS đọc thông tin có
trong hình.
- Chú ý lắng nghe và
thực hiện.
- Yêu cầu HS quan sát các hình 8 – 13
- Mời HS đọc thông tin có trong hình.
- Chia lớp thành nhóm 5 HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm về - HS chia sẻ với bạn về
tên, hình dạng và màu sắc các loại nấm. mẫu vật đã sưu tầm.
- Khuyến kích HS đã sưu tập được các loại nấm mẫu vật có thể - HS thực hiện.
chia sẻ với bạn trong nhóm.
- Phát phiếu học tập và yêu cầu HS điền kết quả thảo luận đã đọc
được ở các hình 8 – 13.
PHIẾU HỌC TẬP NHÓM.....
Tên nấm Hình dạng Màu sắc
1. Nấm rơm Còn non, nấm có Màu xám
hình trứng, khi trắng, xám,
trưởng thành có xám đen.
hình cái ô.
2.
3.
4.
- HS trình bày kết quả
5.
thảo luận trước lớp
6.
- HS trả lời câu hỏi của
- Mời các nhóm dán phiếu học tập lên bảng và mời đại diện một
GV và chia sẻ về mẫu vật
số nhóm trình bày kết quả thảo luận.
đã sưu tầm được.
- Đồng thời GV mời các nhóm có mẫu vật nấm đã sưu tầm giới
thiệu với cả lớp và đặt câu hỏi: “Những loại nấm đó, em đã thu
thập từ nguồn nào?”

thuvienhoclieu.com Trang 8
thuvienhoclieu.com
- Mời 1 – 2 nhóm nhận xét.
- Cho HS xem 1 đoạn video: “Phân biệt nấm độc và nấm ăn - Các nhóm nhận xét
được” - Chú ý quan sát.
Link: https://www.youtube.com/watch?v=2HhFxAekn-w
- GV đặt câu hỏi cho HS: “Tất cả các loại nấm đều có thể ăn
được hay không?” - Chú ý lắng nghe.
- Mời 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- Mời HS nhận xét. - HS trả lời câu hỏi:
- GV nhận xét và chốt: “Có nhiều loại nấm ăn được nhưng cũng “Không phải loại nấm
có nhiều loại nấm ăn vào sẽ bị ngộ độc. Ngộ độc nấm có thể gây nào cũng ăn được”.
buồn nôn, tiêu chảy, hôn mê và tử vong. Nấm độc thường có màu - HS trả lời.
sặc sỡ nhưng cũng có màu xám, trắng như nấm tán trắng nên khó
phân biệt nấm độc và nấm ăn được trong tự nhiên. Vì vậy, tuyệt - HS nhận xét.
đối không thu hái, chế biến và ăn nấm lạ”. - Chú ý lắng nghe.

B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


* Mục tiêu: Có ý thức không ăn nấm lạ để phòng tránh ngộ độc
* Cách tiến hành:
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu trong SGK trang 66. - HS đọc yêu cầu: “Em
sẽ làm gì trong tình
huống dưới đây?”

- GV chia lớp thành các nhóm đôi, yêu cầu HS quan sát hình 14
trong SGK và thảo luận để trả lời câu hỏi:
Câu 1: Bạn nam trong tranh đang muốn làm gì?
Câu 2: Nếu em là bạn nam, em sẽ làm gì trong tình huống đó? - Chú ý lắng nghe, quan
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi phỏng vấn: sát và thảo luận.
PHỎNG VẤN
- GV phổ biến luật chơi cho HS: 1 HS sẽ đóng vai thành người

thuvienhoclieu.com Trang 9
thuvienhoclieu.com
phóng viên và đi phỏng vấn các nhóm về câu hỏi thảo luận vừa
rồi.
Câu 1: Bạn nam trong tranh đang muốn làm gì? - HS lắng nghe
- GV mời 1 HS đi phỏng vấn các nhóm câu hỏi 1.
- HS lắng nghe.

- GV mời các nhóm khác nhận xét. Câu 1:


- GV nhận xét, tuyên dương. - 1 HS đi phỏng vấn và
Câu 2: Nếu em là bạn nam, em sẽ làm gì trong tình huống đó? các nhóm còn lại trả lời:
- GV mời 1 HS đi phỏng vấn các nhóm câu hỏi 2. Bạn nam đã nói: “Ở đây
có nhiều nấm, và bạn
không biết là mình có
nên hái về ăn hay không.
- Các nhóm khác nhận
xét.
- GV mời các nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét, tuyên dương.
Câu 2:
- GV nhận xét trò chơi, tuyên dương.
- GV đặt câu hỏi: “Qua tiết học ngày hôm nay, em biết được điều
- 1 HS đi phỏng vấn và
gì về các loại nấm?”
các nhóm còn lại trả lời:
- Mời 1- 2 HS trả lời câu hỏi
“Nếu ở trong tình huống
- GV nhận xét tiết học.
đó, em sẽ dùng một vật
*Dặn dò
nào đó ví dụ như cành
- Xem lại bài và chuẩn bị bài mới.
cây để hái 1 cây nấm và
đưa về hỏi bố mẹ. Tuyệt
đối không dùng tay bẻ
trực tiếp vì nếu là nấm
độc thì sẽ rất nguy hiểm”
- Các nhóm nhận xét.
- Chú ý lắng nghe.
- HS lắng nghe.

thuvienhoclieu.com Trang 10
thuvienhoclieu.com
- Chú ý lắng nghe

- HS trả lời.
- Chú ý lắng nghe.

- Chú ý lắng nghe.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY


.................................................................................................................................................................
BÀI 16: NẤM MEN VÀ NẤM MỐC (2 Tiết)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Năng lực đặt thù:
Khám phá được lợi ích của một số nấm men trong chế biến thực phẩm.
Nhận biết được tác hại của một số nấm mốc gây hỏng thực phẩm.
Biết vận dụng được kiến thức về nguyên nhân gây hỏng thực phẩm từ đó nêu được một số
cách bảo quản thực phẩm.
2. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả
lời nội dung trong bài học từ đó khám phá được lợi ích của một số nấm men trong chế biến
thực phẩm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các hoạt động khám phá
tìm hiểu lợi ích của nấm men và tác hại của nấm mốc.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động tìm hiểu, khám
phas và chia sẻ cùng nhóm bạn về lợi ích của nấm men và tác hại của nấm mốc.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, biết chia sẻ lòng biết ơn khi được hướng dẫn về nội dung bài học.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tìm hiểu, làm tốt các nhiệm vụ và trả lời vấn đề cô giao
về tìm hiểu lợi ích của nấm men và tác hại của nấm mốc.

thuvienhoclieu.com Trang 11
thuvienhoclieu.com
- Phẩm chất trách nhiệm: Học tập nghiêm túc, giữ trật tự, biết lắng nghe khi bạn trình bày
nhóm và biết đưa ra nhận xét nhóm bạn và đưa ra được những cách để bảo quản thực phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên:
+ Giáo án.
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Học sinh:
+ Tập ghi bài, sách khoa học 4
+ Tranh ảnh các loại bánh làm từ nấm men.
+ Tranh ảnh về một số cách bảo quản thực phẩm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Tiết 1:
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU:
- Mục tiêu: + Tạo không khí vui vẻ, hứng thú trước giờ học.
+ Ôn lại kiến thức đã học về các loại nấm .
 Cách tiến hành:
Trò chơi nhìn hình đoán chữ: - HS quan sát hình, suy nghĩ trả lời cá
- GV đưa ra hình ảnh các loai nấm học sinh nhân.
sẽ đoán tên các loại nấm.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân,
khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của mình và
chưa cần chốt ý kiến đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài 16: Nấm
men và nấm mốc - HS theo dõi, ghi bài mới.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI:


a. Mục tiêu:
- HS khám phá được lợi ích của một số nấm men trong chế biến thực phẩm, biết được
nguyên liệu nào cần có để làm bánh mì..

thuvienhoclieu.com Trang 12
thuvienhoclieu.com
- Kể tên được một số thức ăn, đồ uống có sử dụng nấm men trong quá trình chế biến.
Hoạt động 1: Nấm men dùng trong chế
biến thực phẩm:
 Cách tiến hành: HS thảo luận
Hoạt động tìm hiểu, khám phá: Vì sao cho nấm men làm bánh mì vào
- GV chia lớp thành các nhóm 4 HS, cùng bột làm bánh mì?
chia sẻ về nhiệm vụ mà GV đã giao cho các em - HS trả lời:
về nhà tìm hiểu nguyên liệu nào cần có để làm - HS thảo luận, chia sẻ nội dung tìm
bánh mì? hiểu câu hỏi khám phá SGK trang 67:
- GV yêu cầu các nhóm chia sẻ các thông tin + Hình 1: Hỏi trực tiếp
mà nhóm vừa thảo luận trả lời câu hỏi Quan sát + Hình 2: Thực hành trải nghiệm
mục 1 SGK trang 67: + Hình 3:Tìm hiểu qua internet.
Khám phá lợi ích của một số nấm men trong
chế biến thực phẩm? - Các nhóm báo cáo, nhận xét
- GV mời 1 nhóm trả lời và nhận xét chéo
nhau. - HS lắng nghe, nhận xét.

- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm, Hoạt động chia sẻ 2

tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác, - HS quan sát Hình 4 và 5, trả lời các

chốt lại những lợi ích của nấm men trong chế câu hỏi Quan sát mục 1 SGK trang 67-

biến thực phẩm. 68:

Hoạt động chia sẻ:


- GV yêu cầu HS quan sát Hình 4 và 5, chia Học sinh thảo luận, trả lời và nhận

sẻ những loại nấm men nào dùng trong chế xét

biến thực phẩm.


Quan sát mục 2 SGK trang 67:
1. Cho biết những loại nấm men nào dùng
trong chế biến thực phẩm.
- Nấm men bánh mì gồm có : Men tươi và
men khô
- HS trình bày
- Nấm men rượu.
2. Tại sao phải trộn nấm men bánh mì vào - HS lắng nghe, chữa bài
bột mì?

thuvienhoclieu.com Trang 13
thuvienhoclieu.com
- GV cho 1 - 2 nhóm trả lời câu hỏi và nhận - HS lắng nghe tiếp thu, ghi chép.
xét chéo nhau.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm,
tuyên dương các nhóm có câu trả lời chính xác. Hoạt động luyện tập
- GV chốt lại tên gọi các loại nấm men dùng - HS tạo nhóm, lắng nghe GV hướng
trong chế biến thực phẩm: dẫn và thi đua.
+ Nấm men bánh mì gồm có : Men tươi và
men khô
+ Nấm men rượu.
Hoạt động luyện tập – vận dụng
- GV chia lớp thành 3 nhóm, thi đua dán
những hình ảnh đã sưu tầm về một số thức ăn,
- Các nhóm cùng thi đua
đồ uống có sử dụng nấm men trong quá trình
chế biến và hướng dẫn cách tiến hành:
Chuẩn bị: Hình ảnh đã sưu tầm về một số
thức ăn, đồ uống có sử dụng nấm men trong
quá trình chế biến.
Tiến hành:
+ Từng học sinh trong nhóm lên bảng dán
hình ảnh đã sưu tầm về một số thức ăn, đồ
- HS đại diện nhóm trình bày, nhận
uống có sử dụng nấm men trong quá trình chế
xét chéo.
biến
+ Sau đó về cho bạn tiếp theo lên thực hiện.
- HS lắng nghe.
Khoảng 3 phút nhóm nào dán được nhiều hỉnh
ảnh đúng nhất nhóm đó chiến thắng.
- GV yêu cầu các nhóm dán đúng hình ảnh
đã ghi tên thực phẩm
- GV cho 1 – 2 nhóm trình bày và nhận xét
chéo nhau.
- GV nhận xét phần thi đua của các nhóm,
nhận xét.

thuvienhoclieu.com Trang 14
thuvienhoclieu.com
Hoạt động 2: Nấm mốc gây hỏng thực
phẩm
 Cách tiến hành: - HS quan sát và thảo luận trả lời câu
- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm, tìm hiểu hỏi của GV:
những thực phẩm nào bị nhiễm nấm mốc theo Hoạt động thảo luận
hình ảnh 6-7-8-9-10-11-12-13 SGK trang 68
- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày câu
trả lời, đại diện các nhóm khác chú ý lắng
- HS trình bày, đối chiếu đáp án,
nghe, đối chiếu đáp án và nhận xét.
nhận xét.
- GV nhận xét phần trình bày của các nhóm
và chốt lại thông tin:
- HS chú ý lắng nghe, tiếp thu, ghi
Các sợi của nấm mốc thường xâm nhập vào
chép.
bên trong thực phẩm và tiết ra chất gây độc.
Thực phẩm bị nhiễm nấm mốc đã rửa sạch bên
ngoài hoặc cắt bỏ một phần hay nấu chin đều
HS đọc lại nội dung bài
không đảm bảo loại bỏ hết được chất độc. Vì
vậy, khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm mốc
có thể gây ngộ độc với biểu hiện nôn mửa,
choáng váng, tiêu chảy,… hoặc chất độc sẽ tích
HĐ luyện tập – vận dụng
luỹ dần trong cơ thể gây ung thư.
- HS hoạt động nhóm đôi, thảo luận
Hoạt động luyện tập – vận dụng
trả lời câu hỏi:
- GV cho HS hoạt động nhóm đôi thảo luận
1.Khi ăn phải thực phẩm bị nhiễm
trả lời các câu hỏi:
nấm mốc có thể gây ngộ độc với biểu
1. Điều gì xãy ra nếu chúng ta ăn phải
hiện nôn mửa, choáng váng, tiêu chảy
những thực phẩm bị nhiễm nấm mốc?
2. Một số biểu hiện của người bị ngộ
độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm
mốc: Đau bụng quằn quại, buồn nôn,
1. Hãy nêu một số biểu hiện của người bị
nôn mửa, tiêu chảy, sốt, đau đầu.
ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm nấm
3. Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm
mốc?
mốc, chúng ta cần: tự gây nôn để nôn
hết thức ăn bị nhiễm khuẩn đã được đưa
vào cơ thể. Sau đó, bệnh nhân nên uống

thuvienhoclieu.com Trang 15
thuvienhoclieu.com
3. Khi bị ngộ độc thực phẩm do nấm mốc, Oresol để bù điện giải, rồi chuyển ngay
chúng ta cần làm gì? đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp
thời.
HS trả lời câu hỏi, nhận xét

- GV yêu cầu các cặp lần lượt trả lời câu hỏi,
GV nhận xét
- GV mời đại diện 1 – 2 cặp thực hành trước
lớp, trả lời các câu hỏi, HS khác chú ý lắng
nghe và nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở
- GV giao nhiệm vụ về nhà và dăn dò tìm hiểu
tiết 2.

- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà.


+ Nhóm 1 + 2: Chọn 2 quả dâu chín như nhau
và đặt mỗi quả vào một hộp nhựa. 1 hộp để ở
trên bàn, 1 hộp để trong ngăn mát tủ lạnh. Sau
3 ngày quan sát 2 quả dâu.
+ Nhóm 3 – 4: Chọn 1 quả bắp tươi, 1 quả khô
cho vào 2 hộp nhựa để trên bàn. Sau 7 ngày
quan sát.
Tiết 2
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH:
Mục tiêu: HS nêu được các cách bảo quản thực phẩm không bị ô nhiễm nấm mốc
Hoạt động 3: Một số cách bảo quản thực
phẩm không bị ô nhiễm nấm mốc
 Cách tiến hành:
Hoạt động thí nghiệm - quan sát HS thí nghiệm tại nhà

thuvienhoclieu.com Trang 16
thuvienhoclieu.com
- GV đã giao nhiệm vụ cho HS thí nghiệm
tại nhà trong buổi học trước. HS cùng chia sẻ kết quả thí nghiệm
- GV mời các nhóm cùng chia sẻ về kết quả của nhóm, nhận xét.
thí nghiệm của nhóm mình, mời đại diện các
nhóm nêu kết quả
- GV đánh giá, nhận xét phần trình bày của
các nhóm, tuyên dương các HS trả lời tốt.
Hoạt động luyện tập – vận dụng HS thảo luận đưa ra cách bảo quản
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi cấu hỏi 2 thức ăn để tránh bị nhiễm nấm mốc
SGK trang 70 hãy cho biết các thực phẩm - Lên men thực phẩm (làm siro dâu)
trong những hình dưới đây được bảo quản bằng - Ướp đá (cá)
cách nào để tránh bị nhiễm nấm mốc? - Cho vào tủ lạnh (rau củ, nước hoa
- GV mời đại diện 2 – 3 nhóm trình bày quả)
trước lớp, các nhóm khác chú ý lắng nghe nhận - Phơi khô (bánh tráng)
xét, bổ sung.
- GV nhận xét, tuyên dương các bạn kể tốt, HS đưa ra câu trả lời
chuyển sang hoạt động tiếp theo - Phơi khô: thóc, lạc, ngô...
- Cấp đông, ướp muối: thịt, cá...
- GV đưa ra câu hỏi Gia đình em thường bảo - Lên men: muối chua dưa cải, làm
quản thực phẩm bằng cách nào để tránh bị siro mơ....
nhiễm mốc? Nêu ví dụ HS đọc lại phần thông tin nhắc nhỡ.
- GV nhận xét, cung cấp thông tin nhắc nhỡ:
Không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong
thời gian dài ở tủ lạnh vì chúng vẫn có thể bị HS đọc lại kiến thức chủ yếu của
nhiễm nấm mốc. Ngoài rac, cần vệ sinh các bài học
dụng cụ chứa thực phẩm hoặc chế biến thực
phẩm nhằm tránh lây nhiễm nấm mốc.
GV nêu kiến thức chủ yếu của bài học:
Một số nấm men được sử dụng trong chế
biến thực phẩm như nấm men bánh mì, nấm
men rượu.
Nấm mốc gây hỏng thực phẩm làm cho thực

thuvienhoclieu.com Trang 17
thuvienhoclieu.com
phẩm bị biến đổi về màu sắc, hình dạng và
chứa chất gây ngộ độc, gây bệnh nguy hiểm
cho con người.
Một số cách bảo quản thực phẩm không bị
nhiễm mốc như làm lạnh, phơi hoặc sấy khô,
ướp muối,…

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG:


*Mục tiêu:
Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung về lợi ích
của nấm men và tác hại của nấm mốc.
 Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi củng cố bài học:

Qua bài học này, em đã khám phá được những HS trả lời: lợi ích của nấm men và tác
điều gì? hại của nấm mốc.
- GV tổ chức cho HS bài tập trắc nghiệm: - HS tham gia trò chơi theo hình thức
Câu 1: Thực phẩm dễ bị nhiễm nấm mốc cá nhân
nếu
A. Bảo quản không đúng cách
B. Cho quá nhiều muối
C. Cho quá nhiều đường
D. Chiên nhiều dầu
Câu 2: Nấm men có tác dụng
A. Làm bánh mỳ.
B. Làm rượu.
C. Làm sữa chua.
D. Đáp án A và B.
Câu 3: Nấm men giúp bánh mì
A. Phồng và xốp.
B. Teo nhỏ.
C. Đặc ruột bánh hơn.

thuvienhoclieu.com Trang 18
thuvienhoclieu.com
D. Cứng hơn.
Câu 4: Nấm mốc có thể làm thực phẩm
A. Thay đổi màu sắc
B. Thay đổi hình dạng
C. Thay đổi mùi vị
D. Cả A, B, C
Câu 5: Nguyên nhân chính khiến chúng ta
không nên dự trữ thức ăn tươi sống trong thời
gian dài ở tủ lạnh?
A. Vì chúng sẽ bị héo và mất nước.
B. Vì ăn chúng không còn ngon nữa.
C. Vì màu sắc chúng không đẹp nữa.
D. Vì chúng vẫn có thể bị nhiễm nấm mốc.
- GV mời HS trả lời, nhận xét, chốt đáp án,
tuyên dương các HS trả lời tốt.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở
- GV giao nhiệm vụ về nhà và dặn dò tìm hiểu
bài ôn tập chủ đề nấm
- GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà. Tìm tranh
ảnh các loại nấm.
- HS chọn đáp án:

Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5

A D A D D

- HS lắng nghe, chữa bài.

IV. Điều chỉnh sau tiết dạy


....................................................................................................................................
......................................................................................................................................
.....................................................................................................................................

thuvienhoclieu.com Trang 19
thuvienhoclieu.com
......................................................................................................................................

Ngày soạn
Ngày dạy:
CHỦ ĐỀ: NẤM
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ NẤM
(1 tiết)
I.YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặt thù:
Hệ thống lại những kiến thức đã học về Chủ đề Nấm.
Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
Biết vận dụng kiến thức đã học giải thích được vì sao không ăn thức ăn bị nhiễm nấm mốc.
2. Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, hệ thống lại những kiến thức đã học về nấm và
một số cách bảo quản thực phẩm.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào các hoạt động làm bộ sưu
tập nấm theo cách của mình, biết phân biệt nấm có lợi và nấm có hại, hướng giải quyết khi
thức ăn bị nhiễm nấm mốc.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động thu thập và chia sẻ
thông tin giới thiệu bộ sưu tập về nấm và một số cách bảo quản thực phẩm.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành
nhiệm vụ được giao, biết chia sẻ lòng biết ơn khi được hướng dẫn về nội dung bài học.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ tìm hiểu, làm tốt các nhiệm vụ và trả lời vấn đề cô giao
về thu thập thông tin về nấm.
- Phẩm chất trách nhiệm: Học tập nghiêm túc, giữ trật tự, biết lắng nghe khi bạn trình bày
nhóm và biết đưa ra nhận xét nhóm bạn và xác định được một số thực phẩm và những cách
để bảo quản thực phẩm.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Giáo viên:
+ Giáo án.

thuvienhoclieu.com Trang 20
thuvienhoclieu.com
+ Máy tính, máy chiếu.
+ Các tranh ảnh liên quan đến chủ đề.
- Học sinh:
+ Tập ghi bài, sách khoa học 4
+ Tranh ảnh nấm đã sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a.Mục tiêu:
+ Tạo không khí vui vẻ, hứng thú trước
giờ học.
+ Ôn lại kiến thức đã học về các loại nấm
thông qua trò chơi học tập.
b. Cách thức tiến hành:
Trò chơi: “Hái nấm”
- GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm Học sinh tham gia tích cực
cho học sinh lựa chọn đáp án đúng.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân,
khuyến khích HS chia sẻ suy nghĩ của
mình và chưa cần chốt ý kiến đúng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ôn tập chủ
đề Nấm
2. HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Làm bộ sưu tập nấm
Mục tiêu:
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về
nấm
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông

thuvienhoclieu.com Trang 21
thuvienhoclieu.com
tin.
Cách tiến hành: 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 1
trang 71

Bước 1: Làm việc cá nhân


Gv yêu cầu học sinh trình bày thông tin
thu thập được về nấm theo gợi ý hoặc có
thể sáng tạo cách trình bày khác trong
SGK.
Bước 2: Làm việc nhóm 4 hoặc nhóm
6
- GV yêu cầu HS:
+ Từng HS giới thiệu bộ sưu tập nấm của
mình cho cả nhóm nghe. Sau đó tập hợp
lảo thành bộ sưu tập chung của cả nhóm -Mang những hình thu thập được
và tạo ra một không gian để triển lãm “ Bộ về nấm đã chuẩn bị ở nhà có thể
sưu tập nấm” của nhóm mình. làm theo sơ đồ sau:
Bước 3: Làm việc cả lớp
- GV tổ chức cho học sinh các nhóm đi
tham quan “ Bộ sưu tập nấm” của nhóm
bạn. Sau đó đưa ra nhận xét và đánh giá
lẫn nhau.

thuvienhoclieu.com Trang 22
thuvienhoclieu.com

- GV hoàn thiện phần trình bày của các


nhóm. Tuyên dương, khen ngợi nhóm
nhiều thông tin, tranh ảnh và có cách
trình bày đẹp sáng tạo.
Hoạt động 2: Xác định một số thực
phẩm và cách bảo quản thực phẩm đó
Mục tiêu:
Hệ thống lại kiến thức đã học về một số
cách bảo quản thực phẩm.
Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2

Bước 1:Làm việc cá nhân


Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành
câu 2 vào phiếu bài tập(trong vở bài tập)

thuvienhoclieu.com Trang 23
thuvienhoclieu.com

Bước 2:Làm việc cả lớp


Giáo viên yêu cầu học sinh trình bày kết
quả trước lớp.
Giáo viên chụp hình kết quả bài làm của
học sinh đưa lên màn hình trước lớp
nhận xét, tuyên dương học sinh,...

Hoạt động 3: Đóng vai


Mục tiêu:
Giải thích được vì sao không ăn thức
ăn bị nhiễm nấm mốc
Cách tiến hành:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 3

- 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3


Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc lại tình
huống SGK/71 và nghiên cứu để hoàn
thành bài 3 vào vở bài tập.

thuvienhoclieu.com Trang 24
thuvienhoclieu.com

Bước 2: Làm việc nhóm


Yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí tình Học sinh đọc lại tình huống
huống và giải thích vì sao xử lí như thế. SGK/71 và nghiên cứu để hoàn
Giáo viên đến các nhóm hỗ trợ HS( khi thành bài 3 vào vở bài tập.
cần thiết).

Bước 3: Làm việc cả lớp


Gọi một vài nhóm lên đóng vai xử lí tình
huống trước lớp.
Giáo viên nhận xét góp ý cho từng nhóm. Lần lượt học sinh đưa ra cách xử
lí tình huống và giải thích vì sao
* CỦNG CỐ xử lí như thế.
- GV nhận xét, tóm tắt lại những nội
dung chính của bài học theo nội dung:
- GV nhận xét, đánh giá sự tham gia
của HS trong giờ học, khen ngợi những
HS tích cực; nhắc nhở, động viên những Các thành viên trong nhóm đóng
HS còn chưa tích cực, nhút nhát. vai để xử lí tình huống
* DẶN DÒ Học sinh lắng nghe nhận xét lẫn
- Ôn tập kiến thức đã học. nhau.
- Đọc và chuẩn bị trước bài 17

Học sinh lắng nghe

Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


BÀI 17: CÁC CHẤT DINH DƯỠNG CẦN THIẾT CHO CƠ THỂ ( 2 tiết )

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

thuvienhoclieu.com Trang 25
thuvienhoclieu.com
1. Năng lực đặc thù
- Kể được tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
- Nêu được vai trò của nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và
trả lời nội dung bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực các trò chơi, hoạt động khám
phá kiến thức.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong các hoạt
động nhóm.
3. Phẩm chất
- Nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Chăm chỉ: Tự giác tìm hiểu. Có tinh thần chăm chỉ, tích cực đóng góp trong các hoạt
động cá nhân, nhóm. Chăm chỉ suy nghĩ trả lời câu hỏi, hoàn thành các bài tập.
- Trách nhiệm: Có ý thức giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


- Tranh ảnh trong SGK, phiếu bài tập, VBT Khoa học
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1:
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
*Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú trước giờ học.
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Tiếp sức” - HS chú ý lắng nghe
- Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội chơi. Mỗi đội
cử 5 thành viên tham gia chơi. Nhiệm vụ của cả hai - HS chú ý lắng nghe và tham gia hăng
đội là trong vòng 2 phút, lần lượt các thành viên lên hái, các bạn trong nhóm cổ vũ.
bảng ghi nhanh “Tên các thức ăn mà em cho rằng
có lợi cho sức khỏe”. Sau khi trò chơi kết thúc đội
nào có nhiều đáp án đúng hơn sẽ giành chiến thắng

thuvienhoclieu.com Trang 26
thuvienhoclieu.com
và được 1 phần thưởng từ giáo viên.
- GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe
- GVchỉ lần lượt tên 1 số thức ăn trên bảng yêu
cầu hs đưa ra ví dụ về lợi ích của thức ăn đó ? - HS chú ý và trả lời
- GV nhận xét, tuyên dương
- GV dẫn vào bài: Trong cuộc sống hằng ngày
chúng ta được ăn rất nhiều thức ăn khác nhau và
mỗi thức ăn có ích lợi riêng đối với cơ thể. Vậy - HS lắng nghe và đọc tựa bài
để khám phá xem các chất dinh dưỡng có trong
thức ăn cần thiết như thế nào đối với cơ thể, cô
trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài học “Bài
17. Các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể”
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu:
- Kể được tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn
* Hoạt động 1: Xác định các nhóm chất dinh
dưỡng có trong thức ăn
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu HS đọc nội dung trong kí hiệu con - HS đọc theo yêu cầu
ong và thực hiện các yêu cầu :

- Trong thức ăn có chứa những chất gì?

- Kể tên các nhóm chất dinh dưỡng có trong thức


ăn?
- Các loại thức ăn nào chứa nhiều nước và chất xơ?
- GV gọi HS trình bày kết quả làm việc của mình - Trong thức ăn có chứa các chất dinh
trước lớp. dưỡng, nước, chất xơ,…

thuvienhoclieu.com Trang 27
thuvienhoclieu.com
- GV nhận xét tuyên dương - Chất bột đường, chất đạm, chất béo,
Bước 2: Làm việc nhóm vitamin và chất khoáng.
- GV tổ chức cho HS làm việc nhóm 4. - Cà rốt, cà chua, rau cải, cam, bưởi,…
- Nhiệm vụ:
- 3HS trình bày.
- HS khác nhận xét, bổ sung

- HS làm việc nhóm 4

- Đại diện 5 nhóm trình bày mỗi nhóm


trình bày 1 tranh:
- HS chỉ vào các hình 1 – 5 và nói tên các
nhóm chất dinh dưỡng và tên từng loại
thức ăn có chứa nhiều nhóm chất dinh
dưỡng đó.
+ Chất bột đường: Cơm, bánh mì, khoai
tây, khoai lang,…
+ Chất đạm: Thịt gà, thịt bò, cá, tôm,
trứng, sữa, đậu phụ, thịt lợn, đậu tương,..
+ Chất béo: Bơ, dừa, dầu dừa, mỡ lợn, cá
- GV nhận xét, tuyên dương HS trình bày tốt.
hồi, lạc,…
- GV: “Có 5 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết cho
+ Các vi-ta-min: Sữa, súp lơ xanh, xoài, cà
cơ thể: chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất
rốt, cá hồi, gấc, táo,…
khoáng và vi-ta-min. Để hiểu biết thêm về các
- Các nhóm nhận xét
thức ăn chúng ta ăn hằng ngày thuộc nhóm chất
dinh dưỡng nào ta cùng tìm hiểu Hoạt động 2”.
- HS lắng nghe

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH


*Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
* Hoạt động 2: Viết tên các thức ăn cho một bữa

thuvienhoclieu.com Trang 28
thuvienhoclieu.com
ăn.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm các câu 3 và 4 trong VBT - HS lắng nghe và làm bài cá nhân vào
Câu 3: Đánh dấu X vào cột nhóm chất dinh dưỡng VBT, 2HS làm bài vào bảng phụ.
có nhiều trong mỗi loại thức ăn ở bảng dưới đây:
Chứa nhiều nhóm chất Câu 4: Hãy viết tên các thức ăn cho một
Thức ăn Bột Đạ Béo Vi-ta- Khoá bữa ăn. Trong đó:
đườ m min ng - Một thức ăn chứa nhiều chất bột đường:
ng …………………….……
Khoai tây - Một thức ăn chứa nhiều chất đạm:

Bánh mì ………………………………….

Trứng - Một thức ăn chứa nhiều chất béo:

Sữa ………………………………….
- Một thức ăn chứa nhiều vi-ta-min hoặc
Thịt bò
chất khoáng, chất xơ:
Cá hồi
…………………….……………
Tôm
Rau dền
Lạc
Gấc
Các loại
đậu, đỗ
Xúp lơ
- 2HS lần lượt dán bảng phụ, trình bày
xanh
bài. Gọi HS khác nhận xét, chia sẻ.
Xoài
- HS lắng nghe
Dứa
- Gọi HS chữa bài tập

- GV nhận xét, tuyên dương

- GV đánh giá và chấm điểm 1 số HS ở VBT


D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
*Mục tiêu:
thuvienhoclieu.com Trang 29
thuvienhoclieu.com

- Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi củng cố bài học: - HS trả lời:
1. Qua bài học này, em đã khám phá được những - HS: Biết được các nhóm chất dinh
điều gì? dưỡng có trong thức ăn như: chất bột
đường, chất béo, chất đạm, vi-ta-min
và chất khoáng.
2. Em hãy kể tên một số thức ăn chứa nhiều chất - HS lắng nghe
dinh dưỡng ở các nhóm trên?
- HS trả lời, HS khác nhận xét
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở
TIẾT 2
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
*Mục tiêu:
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú trước giờ học.
- Củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng có trong thức ăn.
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hộp quà bí - HS chú ý lắng nghe
mật”
 - Luật chơi: GV nhờ 1 HS xung phong làm quản - HS chú ý lắng nghe và tham gia
trò. Người quản trò sẽ mò tay vào thùng đồ, mô tả
thức ăn mình chạm thấy, nhưng không được nhắc
tới tên hoặc tên gọi khác của thức ăn. Ai giơ tay
nhanh đoán đúng tên thức ăn sẽ được nhận phần
quà nhỏ.
- GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe và trả lời
- GV chỉ lần lượt 1 số thức ăn HS vừa đoán đúng
yêu cầu hs nêu tên nhóm chất dinh dưỡng có
nhiều trong thức ăn đó.
- GV nhận xét, tuyên dương - HS lắng nghe

thuvienhoclieu.com Trang 30
thuvienhoclieu.com
GV dẫn vào bài: “Các em đã biết các nhóm chất
dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể là: chất bột đường,
chất đạm, chất béo, chất khoáng và vi-a-min. Vậy
để khám phá vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng
đối với cơ thể, cô trò chúng ta sẽ cùng tìm hiểu
Hoạt động 1”
B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu:
- Nêu được vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của các nhóm
chất dinh dưỡng đối với cơ thể
* Cách tiến hành:
- GV cho HS quan sát và nêu từng nhóm chất dinh - HS quan sát
dưỡng đối với cơ thể trong sơ đồ.

- HS dựa vào thông tin trong sơ đồ để


- GV cho HS thảo luận nhóm 2
thay nhau hỏi – đáp về vai trò của các
nhóm chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
- Các nhóm lần lượt làm theo yêu cầu

- GV tổ chức cho các cặp chơi trò chơi “Hỏi - Đáp”


về vai trò của các nhóm chất dinh dưỡng đối với
cơ thể. Ban đầu, một cặp được đưa ra câu hỏi đầu
tiên và chỉ định cặp khác trả lời, cặp được chỉ định
- Cả lớp nhận xét,bình chọn nhóm trả lời
trả lời nhanh và đúng sẽ được đưa ra một câu hỏi
nhanh và đúng nhất.
mới,…
Trò chơi kết thúc khi hết câu hỏi.(Các câu hỏi đưa
thuvienhoclieu.com Trang 31
thuvienhoclieu.com
ra không được trùng nhau) - 2 HS nêu lại
- - GV nhận xét, tuyên dương.
- YC HS nêu lại vai trò của các nhóm chất dinh
dưỡng.
- GV: “Vừa rồi chúng ta đã khám phá được vai trò
của các nhóm chất dinh dưỡng. Vậy làm thế nào để -
xác định các chất dinh dưỡng và vai trò của các chất
dinh dưỡng có trong thức ăn hằng ngày cả lớp hãy
cùng cô tìm hiểu Hoạt động 2”
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
*Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về các chất dinh dưỡng và vai trò của các chất dinh dưỡng có trong thức
ăn.
* Hoạt động 2: Phóng viên nhí
* Cách tiến hành:
- GV cho HS làm việc cá nhân, hoàn thành BT6 vở - HS hoàn thành vở bài tập
bài tập (4 phút)

- 1 bạn làm phóng viên, phỏng vấn các


bạn trong lớp. Các bạn trong lớp chia
sẻ.
- Sau khi thời gian kết thúc. GV nhờ 1 bạn
xung phong làm phóng viên. Nhiệm vụ của bạn - HS lắng nghe
phóng viên là đi phỏng vấn các bạn trong lớp.
- GV chấm vở 1 số HS.
- Nhận xét và tuyên dương. - HS lắng nghe
* GV kết luận
- Các chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng cho
cơ thể, tham gia xây dựng cơ thể, giữ cho cơ thể
khỏe mạnh và phòng tránh bệnh.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

thuvienhoclieu.com Trang 32
thuvienhoclieu.com
*Mục tiêu:
- Củng cố những kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu nội dung.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn để ăn uống hợp lí, đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
- GV đưa ra câu hỏi củng cố bài học: - HS trả lời:
1. Qua bài học này, em đã khám phá được những - HS: Biết được vai trò của các nhóm
điều gì ? chất dinh dưỡng đối với cơ thể.
2. Em hãy nêu vai trò của các nhóm chất dinh - HS: Các chất dinh dưỡng cung cấp
dưỡng đối với cơ thể ? năng lượng cho cơ thể, tham gia xây
dựng cơ thể, giữ cho cơ thể khỏe mạnh
và phòng tránh bệnh.
* GV kết luận

- 2HS nhắc lại

- Nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc nhở

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU TIẾT DẠY


.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................
.............................................................................................................................................................

Môn học: Khoa học Thời gian thực hiện: …../……./2023


Cánh Diều – Lớp: 4 Số tiết: 4 tiết

CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE


BÀI 18: CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG
thuvienhoclieu.com Trang 33
thuvienhoclieu.com

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và
năng lượng ở mức độ khác nhau.
- Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn, ăn đủ rau, hoa, quả và
uống đủ nước mỗi ngày.
- Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng.
- Nhận xét được bữa ăn có lành mạnh hay không.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý học tập, tự giác tìm hiểu nội dung bài học để nhận xét
được bữa ăn có cân bằng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của trẻ em và đối
chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà ( hoặc ở trường.)
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt
động nhóm. Có khả năng trình bày trước lớp sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức
ăn, ăn đủ rau, hoa, quả và uống đủ nước mỗi ngày.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo trong xây dựng thực đơn cho
các bữa ăn trong ngày. Nói được một số ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể
các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau. Tích cực tham gia các trò chơi và
hoạt động vận dụng.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc đã được giao trong quá trình tham
gia các hoạt động nhóm. Hoàn thành tốt thực đơn cho các bữa ăn trong ngày, nghiêm túc thực
hiện các nhiệm vụ trong hoạt động của nhóm và cá nhân.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động tìm ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể
các chất dinh dưỡng và năng lượng ở mức độ khác nhau.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Tranh ảnh trong SGK, máy chiếu, ti vi….
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Hình ảnh các loài sinh vật,
bảng con, phiếu học tập, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU

thuvienhoclieu.com Trang 34
thuvienhoclieu.com
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước,tạo tâm thế cho HS khi vào tiết học.
* Cách tiến hành:
- GV cho HS tham gia trò chơi: “ Hỏi đáp nhanh”
- Nội dung câu hỏi: Em hãy kể tên 1 món ăn em thích nhất” - Chú ý lắng nghe và trả
lời câu hỏi:
Ví dụ: :
- Tên món ăn yêu thích của
em: cá rán, sườn xào chua
ngọt, tôm rim, sinh tố
bơ.....
- GV đặc câu hỏi tiếp theo: Điều gì sẽ xảy ra nếu em thường xuyên ăn - Nếu em thường xuyên ăn
những món ăn mà mình thích? những món ăn mà mình
thích, em sẽ bị thừa chất,
cơ thể không kịp hấp thu
dinh dưỡng từ những món
ăn đó, gây ra nhiều ảnh
hưởng tới sức khỏe.

GV: Việc thường xuyên ăn cùng một loại thức ăn mỗi ngày có thể - Chú ý lắng nghe và trả
khiến cơ thể bị thiếu chất, thậm chí là ngộ độc. Chúng ta nên tạo cho lời câu hỏi:
mình thực đơn phong phú, ưu tiên những món ăn mà mình yêu thích.
Để hiểu rõ hơn về điều này thì bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu nhé:
Bài 18: Chế độ ăn uống
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại. - Chú ý lắng nghe và nhắc
lại.
1. Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn
( Tiết 1)
B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

thuvienhoclieu.com Trang 35
thuvienhoclieu.com
Hoạt động 1: Xác định các thức ăn khác nhau thì cung cấp cho cơ thể năng lượng và các chất
dinh dưỡng khác nhau
* Mục tiêu:
Nêu được ví dụ về các thức ăn khác nhau cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng và năng lượng
ở mức độ khác nhau.
Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
* Cách tiến hành:
Tìm hiểu Bảng năng lượng và thành phân dinh dưỡng trong 100g
thực phẩm
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 75 - HS đọc yêu cầu và đọc
thông tin

Bước 1: Làm việc cá nhân


- GV yêu cầu học sinh quan sát và đọc thông tin trong bảng Năng
lượng và thành phần dinh dưỡng trong 100g thực phẩm và hoàn
thành câu 1 trong vở bài tập.

- HS quan sát, đọc và làm bài


vào vở bài tập
Ví dụ về các thức ăn khác
nhau thì cung cấp cho cơ thể
năng lượng và các chất dinh
dưỡng khác nhau:
- 100g hạt lạc sẽ cung cấp:

thuvienhoclieu.com Trang 36
thuvienhoclieu.com
573kcal; 16g chất đường bột;
28g chất đạm; 44g chất béo;
<1g canxi.

- Trong khi đó, 100g chuối


tiêu sẽ cung cấp: 97kcal; 22g
chất đường bột; 2g chất đạm;
chất báo, canxi, vitaminC đều
-Gọi HS đọc thông tin “ Em có biết” trang 76 SGK <1g.

-1 HS đọc thông tin “ Em có


biết” trang 76 SGK

Bước 2: Làm việc nhóm


-GV yêu cầu học sinh chia sẻ bài làm của mình với các bạn trong
nhóm, sau đó cùng nhau thảo luận câu hỏi trong logo (SGK trang -HS chia sẻ và thảo luận:
76)

HS trình bài báo cáo nhóm


mình, HS các nhóm khác góp
ý
Ví dụ :

- Chúng ta cần phải phối hợp


Bước 3: Làm việc cả lớp nhiều loại thức ăn vì:
-GV gọi đại diện 1 số nhóm báo cáo kết quả thảo luận + Các thức ăn khác nhau thì
cung cấp cho cơ thể năng

thuvienhoclieu.com Trang 37
thuvienhoclieu.com
lượng và các chất dinh dưỡng
khác nhau.
+ Các thức ăn khác nhau giúp
chúng ta ăn ngon miệng, tiêu
hóa tốt.
+ Không có một loại thức ăn
nào cung cấp đủ các nhóm
chất dinh dưỡng và năng
lượng cần cho cơ thể, nếu
thường xuyên ăn một đến hai
GV nhận xét và bổ sung ( nếu cần) loại thức ăn trong thời gian
- Nếu thường xuyên ăn một đến hai loại thức ăn trong thời gian dài dài thì sẽ không cung cấp các
thì không đủ các chất dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thể. chất dinh dưỡng và năng
- Chúng ta phải ăn nhiều loại thức ăn để cung cấp đầy đủ, đa dạng lượng cho hoạt động sống
các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. của cơ thể.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- HS lắng nghe.
.

Sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn( tiết 2)
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều rau, hoa quả mỗi ngày
*Mục tiêu: Trình bày được sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều rau, hoa quả mỗi ngày
*Cách tiến hành:
KHẤM PHÁ KIẾN THỨC MỚI:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV yêu cầu HS qua sát hình 1 SGK trang 76 và gọi HS trình bày về HS quan sát và trình bày
sự cần thiêt phải ăn nhiều rau, hoa quả mỗi ngày trước lớp
Ví dụ:

thuvienhoclieu.com Trang 38
thuvienhoclieu.com
Chúng ta cần thiết phải ăn đủ
rau và hoa quả mỗi ngày để:
- Cung cấp chất khoáng giúp
xương chắc khỏe.
- Cung cấp vitamin giúp cho
mắt, thần kinh, da... khỏe
mạnh.
- Cung cấp chất xơ giúp
nhanh no và phòng tránh táo
GV nhận xét , góp ý ( nếu có) bón.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Bước 2: Làm việc cá nhân HS đọc nội dung 2 logo
GV gọi HS đọc nội dung trong logo 1 và 2 trang 76 SGKvà yêu cầu Sau đó viết vào vở bài tập
học sinh làm vào vở bài tập

GV theo dõi quan sát HS làm bài, nhận xét góp ý ( nếu cần)

Bước 3: Làm việc cả lớp:


HS góp ý trao đổi với nhau
GV tổ chức cho HS trình bày kết quả làm bài tập trước lớp.
về sự cần thiết phải thay đổi
thói quen ăn uống hằng ngày
để cơ thể được cung cấp đầy
đủ chất dinh dưỡng.

GV nhận xét chốt lại bài:


-Mức độ thường xuyên trong việc ăn rau và hoa quả của em: Một số
ngày em sẽ ăn các loại rau như là rau cải, rau muống, súp lơ....; các

thuvienhoclieu.com Trang 39
thuvienhoclieu.com
loại hoa quả như là bơ, cam, vải...
-Em cần thay đổi về thói quen ăn uống hằng ngày để cơ thể được
cung cấp đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng. Vì cơ thể cần nhiều
loại và nhiều nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo hoạt động sống
mỗi ngày. Cần phải bổ sung, thay đổi đa dạng các loại thức ăn để bổ
sung đa dạng chất dinh dưỡng, không nên ăn quá nhiều và thường
xuyên một món thức ăn nào đó.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lí do phải uống đủ nước mỗi ngày
*Mục tiêu: Trình bày được sự cần thiết phải uống đủ nước mỗi ngày
*Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc cá nhân
GV gọi HS đọc nội dung trong logo 1 và 2 trang 77 SGK HS đọc nội dung 2 logo và làm vào vở
và yêu cầu học sinh làm vào vở bài tập bài tập

Bước 2: Làm việc cả lớp


GV gọi HS trình bày kết quả làm bài tập của mình trước
HS trình bày và góp ý cho nhau về sự
lớp.
cần thiết phải thay đổi thói quen uống

thuvienhoclieu.com Trang 40
thuvienhoclieu.com
nước hằng ngày.

- Hằng ngày em uống đã uống đủ


nước.
- Cách xây dựng thói quen uống đủ
nước mỗi ngày của em: Sáng ngủ dậy
em sẽ uống 1 ly nước khoảng 250ml.
Em rót nước đầy vào cái bình 600ml và
bắt buộc uống hết trong buổi sáng,
buổi chiều thêm một bình tương tự. Tối
sau khi ăn cơm xong, em uống thêm 1
ly
GV nhận xét, tuyên dương HS và chốt lại: nước tầm 250ml.
Mỗi ngày, em cần uống khoảng 1.5 lít nước. Chúng ta
phải uống đủ nước mỗi ngày để cung cấp đủ lượng nước
cần thiết cho các hoạt động của cơ thể:
- Tiêu hóa thức ăn, hòa tan một số chất dinh dưỡng.
- Vận chuyển đi khắp cơ thể.
- Làm mát cơ thể khi ra mồ hôi.
- Đào thải các chất độc, chất cặn bã qua nước tiểu, mồ hôi,
phân.
- GV gọi HS đọc nội dung trong kí hiệu con ong và nội
dung chìa khóa trang 77 SGK
HS đọc 2 nội dung trong SGK trang 77

thuvienhoclieu.com Trang 41
thuvienhoclieu.com

2. Chế độ ăn uống cân bằng( Tiết 3)


Hoạt động 4: Tìm hiểu về chế độ ăn uống cân bằng
Mục tiêu: Nêu được ở mức độ đơn giản về chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp
GV gọi HS đọc nội dung trong kí hiệu con ong trang 78 -1 HS đọc cả lớp lắng nghe
SGK

Hỏi :
-HS trả lời dựa vào nội dung kí hiệu
1. Theo em thế nào là chế độ ăn uống cân bằng?
con ong
2. Dựa vào đâu chúng ta có thể xây dựng được chế độ
- HS nhận xét, góp ý cho bạn ( nếu
ăn uống cân bằng?
có)
GV nhận xét, tuyên dương
Bước 2: Làm việc theo nhóm đôi
GV yêu cầu HS quan sát hình 4 Tháp dinh dưỡng cho trẻ 6-

thuvienhoclieu.com Trang 42
thuvienhoclieu.com
11 tuổi trong một ngày và trao đổi với bạn trả lời câu hỏi
trong logo quan sát trang 78 SGK Hs quan sát thảo luận nhóm trả lời
câu hỏi

HS trình bày trước lớp


Bước 3: Làm việc cả lớp
Ví dụ:
GV gọi một số cặp lên trình bảy kết quả làm việc trước lớp.
Tên các nhóm thực phẩm cần thiết
cho trẻ 6 - 11 tuổi trong một ngày:
*Đáy tháp: Ngũ cốc, khoai củ và sản
phẩm chế biến.
*Tầng thứ 2: Rau lá, rau củ, quả, trái
cây hoặc quả chín.
*Tầng thứ 3: Thịt, thủy sản, hải sản,
trứng, hạt giàu đạm, sữa và các sản
phẩm chế biến.
*Tầng thứ 4: Dầu, mỡ
GV nhận xét, tuyên dương
*Tầng thứ 5: Đường hoặc đồ ngọt,
*Tầng thứ 6: Muối
- Trong đó, muối nên ăn hạn chế, dầu,
mỡ, đường, đồ ngọt nên ăn ít.
- Lắng nghe và nhận xét góp ý nhóm

thuvienhoclieu.com Trang 43
thuvienhoclieu.com
bạn
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 5: Phân tích các thành phấn dinh dưỡng trong một bữa ăn
Mục tiêu : Nhận xét được bữa ăn có cân bẳng, lành mạnh không dựa vào sơ đồ tháp dinh dưỡng của
trẻ em và đối chiếu với thực tế bữa ăn trong ngày ở nhà hoặc ở trường
*Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc nhóm
GV yêu cầu các nhóm quan sát các hình 5 và 6 để trả lời -Nhóm trưởng cùng các bạn quan sát
các câu hỏi 1,2 trong logo trang 79 SGK các hình 5 và 6 để trả lời các câu hỏi
1,2 trong logo trang 79 SGK

GV đến các nhóm hỗ trợ, gợi ý HS trả lời câu hỏi 2 cần đọc
thêm logo trong kí hiệu con ong trang 79 SGK
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận trước lớp Đại diện các nhóm HS trả lời:
Các thức ăn trong bữa ăn ở hình 5 và
6 được chế biến từ những thực phẩm
và cung cấp những nhóm chất dinh

thuvienhoclieu.com Trang 44
thuvienhoclieu.com
dưỡng:
- Hình 5:

Bánh mì: chất tinh bột


Rau, củ (khoai tây): Chất xơ, vitamin.
Thịt: Chất đạm.
Nước ngọt: Chất đường, đồ ngọt.
- Hình 6:

Cơm: Tinh bột


Trứng: Chất đạm, protein.
Tôm, thịt: Chất đạm
Đậu: Chất vitamin, chất khoáng.
Canh: Nước, chất xơ.
Cam: Vitamin, chất khoáng
Nước: Nước

GV nhận xét và chốt lại những ý kiến đúng


Chế độ dinh dưỡng ở bữa ăn trong hình 6 là cân bằng, lành
mạnh vì cung cấp đa dạng được nhiều nhóm chất dinh
dưỡng,
GV dành thời gian cho HS hoàn thành câu 9 trong vở bài
tập
Bước 3: Làm việc nhóm
HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
GV yêu cẩu HS chia sẽ thực đơn một bữa ăn ở nhà( ở
của GV
trường) và cùng bạn nhận xét xem chế độ ăn uống trong

thuvienhoclieu.com Trang 45
thuvienhoclieu.com
bữa ăn đó đã cân bằng và lành mạnh chưa
Bước 4: Làm việc cả lớp Ví dụ:
GV yêu cầu các nhóm lên phân tích thực đơn một bữa ăn ở Thực đơn của một bữa ăn ở gia đình
nhà( ở trường) trước lớp em: Cơm trắng, cá kho, rau muống
luộc, canh mướp nấu tôm, dưa hấu.

- Chế độ ăn uống trong bữa ăn đó đã


cân bằng, lành mạnh vì cung cấp đầy
đủ các nhóm chất dinh dưỡng.

GV nhận xét tuyên dương các nhóm trình bày tốt


( Tiết 4)
Hoạt động 6: Thực hành xây dựng thực đơn
Mục tiêu: Bước đầu tập xây dựng thực đơn cho các bữa ăn trong ngày

*Cách tiến hành:


Bước 1: Làm việc nhóm
GV yêu cầu các nhóm thực hiện các yêu cầu trong logo HS thảo luận nhóm theo yêu cầu trong
luyện tập trang 79 SGK logo

Bước 2: Làm việc cả lớp


GV tổ chức cho các nhóm chia sẽ sản phẩm của nhóm
theo kĩ thuật phòng tranh Các nhóm chia sẻ thục đơn của nhóm
mình để các bạn nhóm khác nhận xét,

thuvienhoclieu.com Trang 46
thuvienhoclieu.com
đóng góp ý kiến.
Ví dụ

GV nhận xét và kết thức bài sau khi yêu cầu HS đọc nội
dung trong logo chìa khóa trang 79 SGK

IV. ĐÁNH GIÁ: GV có thể đánh giá một số học sinh ở


cả 6 hoạt động trong bài.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
MÔN: KHOA HỌC – LỚP 4 – CÁNH DIỀU
Chủ đề 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 19: THỰC PHẨM AN TOÀN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1.1 Năng lực đặc thù
- Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
- Nhận biết được một số dấu hiệu đặc thù giúp phân biệt thực phẩm an toàn và thực phẩm
không an toàn.
- Có ý thức thực hiện sử dụng thực phẩm an toàn.
1.2 Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: HS có biểu hiện chú ý học tập, tự giác tìm hiểu về những dấu
hiệu thực phẩm an toàn, dấu hiệu thực phẩm không an toàn.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: HS có biểu hiện tích cực, sáng tạo trong các hoạt
động đưa ra lời khuyên cần chú ý những gì khi lựa chọn thực phẩm để đảm bảo an toàn.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: HS có biểu hiện tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt
động nhóm để nêu được thế nào là thực phẩm an toàn, sự cần thiết của việc sử dụng thực
phẩm an toàn và sự khác nhau giữa thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn.
thuvienhoclieu.com Trang 47
thuvienhoclieu.com
1.3 Phẩm chất
- Trách nhiệm: HS có ý thức hình thành các thói quen xem xét kĩ các thông tin trên bao bì
thực phẩm giúp nhận biết thực phẩm an toàn.
- Chăm chỉ: HS tự giác tìm hiểu bài thực phẩm an toàn. Có tinh thần chăm chỉ, tích cực đóng
góp trong các hoạt động cá nhân, nhóm để nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn và
lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn, nhận biết được một số dấu hiệu thực phẩm an toàn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh ảnh thực phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn, tranh ảnh các công đoạn để có
được thực phẩm an toàn, tranh tình huống, video tình huống ăn phải thực phẩm bẩn.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
TIẾT 1
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
* Mục tiêu
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú trước giờ học.
* Cách tiến hành
- GV cho HS xem video “ĂN PHẢI THỰC - HS xem video và chú ý quan sát.
PHẨM BẨN” và yêu cầu HS chú ý quan
sát
https://www.youtube.com/watch
?v=NR_aljog2S8
- Sau khi xem xong video, GV đưa ra một
số câu hỏi:
1/ Sau khi xem xong, các em cảm thấy - HS: Rất hay.
video như thế nào?
2/ Các bạn nhỏ trong video đã gặp vấn đề - HS: Các bạn nhỏ bị đau bụng.
gì?
3/ Vì sao các bạn nhỏ bị đau bụng? - HS: Các bạn nhỏ ăn salad hoa quả được
làm từ trái cây bị hỏng.
- GV: Các bạn nhỏ trong video bị đau bụng - HS: Bị đau bụng, ỉa chảy,…
vì ăn phải salad trái cây được làm từ những
trái cây bị hư. Vậy điều gì xảy ra khi chúng

thuvienhoclieu.com Trang 48
thuvienhoclieu.com
ta ăn thực phẩm còn chứa thuốc trừ sâu
hoặc bị nhiễm nấm mốc?
- GV: Đúng rồi các em ạ. Khi chúng ta ăn - HS lắng nghe.
phải thực phẩm bị nấm mốc hay còn chứa
thuốc trừ sâu thì sẽ dẫn đến nôn, ỉa chảy
(gồm cả ỉa ra máu), đau bụng, nặng hơn có
thể bị ngộ độc thực phẩm như các bạn nhỏ
trong video vừa rồi nữa đấy. Thế nên sử
dụng thực phẩm an toàn là điều vô cùng cần
thiết. Vậy thế nào là thực phẩm an toàn và
vì sao chúng ta cần phải sử dụng thực phẩm
an toàn thì hôm nay các bạn hãy cùng cô
tìm hiểu – Bài 19: Thực phẩm an toàn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI


* Mục tiêu
- Nêu được tóm tắt thế nào là thực phẩm an toàn.
- Nêu được lí do cần phải sử dụng thực phẩm an toàn.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu thực phẩm an
toàn
* Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về thực - HS quan sát.
phẩm an toàn như: rau, củ, quả, thịt, trái
cây,…

- GV: Em thấy gì trong các bức hình này?

- HS: Trong bức tranh có nhiều loại thực


- GV mời HS nhận xét.

thuvienhoclieu.com Trang 49
thuvienhoclieu.com
- GV: Em thấy màu sắc của các thực phẩm phẩm như: thịt, cá, rau củ và trái cây.
này như thế nào? - HS nhận xét.
- GV mời HS nhận xét. - HS: Màu sắc đẹp, tươi mới.
- GV: À đây cũng chính là thực phẩm an
toàn đó các em. Và để biết được quy trình - HS nhận xét.
để có được thực phẩm an toàn cô mời các - HS lắng nghe.
em cùng bước vào Hoạt động 1: Tìm hiểu
thực phẩm an toàn.
- GV cho HS quan sát tranh 1 trong
SGK/80:

- GV: Các em hãy quan sát hình 1 SGK/80.


Đây là các công đoạn để có được thực
phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Cô mời
1 bạn nêu cho cô các công đoạn để có được
thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng.
- GV: Trong hình 1 có bao nhiêu công
đoạn?
- GV mời HS nhận xét.
- HS quan sát và nêu các công đoạn.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.
- GV: Ở hoạt động này, cô sẽ cho các em
thảo luận nhóm đôi, hai bạn cùng bàn sẽ là
một nhóm. Các em hãy thảo luận trong 3
phút để trả lời 2 câu hỏi:
+ Theo em đâu là công đoạn quan trọng

thuvienhoclieu.com Trang 50
thuvienhoclieu.com
trong các công đoạn trên? - HS: 4 công đoạn.
+ Vì sao em cho rằng công đoạn đó là công
đoạn quan trọng? - HS nhận xét.
- GV gợi ý cho các nhóm quan sát và phân
tích kĩ các việc nên hoặc không nên làm để - HS lắng nghe và hoạt động theo yêu
đảm bảo sản xuất an toàn ở công đoạn trong cầu của GV.
hình 1a và các việc cần làm để chế biến
thực phẩm hợp vệ sinh ở công đoạn trong
hình 1c.
- Sau 3 phút, GV mời đại diện các nhóm
trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét. - HS lắng nghe.
- GV: Cô thấy ý kiến của các nhóm đều rất
hay và đúng. Cô cũng đồng ý với ý kiến của
các nhóm. Vừa rồi cô và các em đã cùng
tìm hiểu các công đoạn để có được thực
phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Vậy thì
em nào cho cô biết thực phẩm an toàn là gì? - HS đại diện nhóm trình bày.

- GV mời HS nhận xét. - HS nhóm khác nhận xét.


- GV nhận xét: Cô cũng đồng ý với ý kiến
của các em. - HS lắng nghe
- GV mời 1 – 2 HS đọc phần lưu ý đầu tiên
trong khung kiến thức chủ yếu.
- GV đưa ra câu hỏi kết luận:
+ Qua hoạt động này các em khám phá
được điều gì?
- HS: Thực phẩm được sản xuất, bảo
quản và chế biến hợp vệ sinh; không
chứa chất gây hại cho sức khỏe con

thuvienhoclieu.com Trang 51
thuvienhoclieu.com
+ Em hãy nêu các công đoạn để có được người là thực phẩm an toàn.
thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng? - HS nhận xét.
* Kết luận: - HS lắng nghe.
- Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và
chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất gây - HS đọc.
hại cho sức khỏe con người là thực phẩm an
toàn. - HS:
- GV: Vậy là vừa rồi chúng ta đã cùng tìm + Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và
hiểu và nắm được thế nào là thực phẩm an chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất
toàn và các công đoạn để có được thực gây hại cho sức khỏe con người là thực
phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Và để phẩm an toàn. Và các công đoạn để có
biết tại sao chúng ta cần sự dụng thực phẩm được thực phẩm an toàn.
an toàn thì cô mời cả lớp cùng tìm hiểu – + Nêu 4 công đoạn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự cần thiết
phải sử dụng thực phẩm an toàn.

- HS lắng nghe.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự cần thiết
phải sử dụng thực phẩm an toàn
* Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc câu hỏi trong SGK/81: - HS: Vì sao chúng ta cần phải sử dụng
- GV: Để trả lời cho câu hỏi này thì cô mời thực phẩm an toàn?
các em quan sát sơ đồ trong SGK/81. - HS lắng nghe.
- GV cho HS quan sát sơ đồ trong SGK/81.

- HS quan sát.

- GV: Trên đây là sơ đồ những lợi ích khi


sử dụng thực phẩm an toàn.

thuvienhoclieu.com Trang 52
thuvienhoclieu.com
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 trong
vòng 3 phút để hoàn thành phiếu bài tập
bằng cách nêu những lợi ích của việc sử - HS lắng nghe.
dụng thực phẩm an toàn.

- GV: Ở hoạt động này cô sẽ cho lớp thảo


luận nhóm 4 và hoàn thành phiếu bài tập
sau.
- GV hướng dẫn HS làm phiếu bài tập (HS
có thể tham khảo phần cung cấp thông tin
trong SGK/81).
- Sau 3 phút, GV mời đại diện một số nhóm - HS lắng nghe và thảo luận nhóm 4.
lên bảng trình bày kết quả thảo luận của
nhóm mình.
- HS lắng nghe.
- GV mời đại diện các nhóm khác nhận xét.
- GV: Dưới lớp có nhóm nào làm giống các
nhóm trên bảng không? Giơ tay cho cô - HS đại diện nhóm trình bày.
xem. + Bảo vệ sức khỏe bản thân.
- GV nhận xét và mở rộng thêm cho HS + Bảo vệ tính mạng.
một số bệnh nặng khó chữa khác đối với + Tăng sức đề kháng cho cơ thể….
người bị ngộ độc thức ăn lâu dài như: - HS nhóm khác nhận xét.
+ Thoái hóa gan, thận và ống tiêu hóa.
+ Bệnh liên quan đến cơ quan thần kinh. - HS giơ tay.
+ Các bệnh liên quan đến hệ thống miễn
dịch…
- GV: Vừa rồi các bạn đã cùng thảo luận và - HS lắng nghe.

thuvienhoclieu.com Trang 53
thuvienhoclieu.com
nêu ra được những lợi ích của việc sử dụng
thực phẩm an toàn. Vậy bạn nào có thể trả
lời cho cô câu hỏi ở đầu hoạt động: Vì sao
chúng ta cần phải sử dụng thực phẩm an
toàn?
- GV mời HS nhận xét.
- GV mời HS đọc phần lưu ý còn lại trong - HS: Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm
khung kiến thức chủ yếu. bảo sức khỏe và tính mạng của mỗi
* Kết luận chúng ta.
- Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm bảo
sức khỏe và tính mạng của mỗi chúng ta.

- HS nhận xét.
- HS đọc.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH


* Mục tiêu
- HS nêu được những việc làm để giữ thực phẩm được an toàn.
* Hoạt động 3: Chung sức
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chung
sức.
- Luật chơi: GV chia lớp thành 2 đội chơi, - HS lắng nghe và tham gia chơi.
hai đội cùng thảo luận để nêu được những
việc làm để giữ thực phẩm được an toàn.
Mỗi đội cử ra 2 bạn lên ghi đáp án của đội
mình lên bảng, mỗi lần lên được một bạn.
Đội nào có nhiều kết quả đúng hơn sẽ là đội
chiến thắng và nhận được phần thưởng.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- HS lắng nghe.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

thuvienhoclieu.com Trang 54
thuvienhoclieu.com
* Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu những việc gia đình
HS thường làm để giữ thực phẩm được an toàn.
* Cách tiến hành
- GV đưa ra câu hỏi củng cố bài học: - HS:
1/ Qua bài học này, em khám phá được + Thực phẩm được sản xuất, bảo quản và
những điều gì? chế biến hợp vệ sinh; không chứa chất
gây hại cho sức khỏe con người là thực
phẩm an toàn. Sử dụng thực phẩm an
toàn để đảm bảo sức khỏe và tính mạng
của mỗi chúng ta.
2/ Em hãy nêu các công đoạn để có được + HS nêu.
thực phẩm an toàn?
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc - HS lắng nghe.
nhở.
- GV giao nhiệm vụ về nhà: Về nhà tìm - HS chú ý lắng nghe.
hiểu những việc gia đình HS thường làm để
giữ thực phẩm được an toàn (bằng cách hỏi
bà, mẹ hoặc quan sát nhiều hơn khi bà, mẹ
làm bếp) tiết sau chia sẻ.
TIẾT 2
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
* Mục tiêu
- Tạo không khí vui vẻ, hứng thú trước giờ học
* Cách tiến hành
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Chuyền
hoa.
- Luật chơi: GV đưa cho em ngồi đầu 1 - HS lắng nghe và tham gia chơi.
bông hoa, sau đó mở nhạc, các em sẽ
chuyền hoa theo hàng ngang, nhạc dừng,

thuvienhoclieu.com Trang 55
thuvienhoclieu.com
em nào đang cầm hoa sẽ đứng lên trả lời
câu hỏi của GV.
1/ Thế nào là thực phẩm an toàn? - HS: Thực phẩm được sản xuất, bảo
quản và chế biến hợp vệ sinh; không
chứa chất gây hại cho sức khỏe con
người là thực phẩm an toàn.
2/ Vì sao chúng ta cần phải sử dụng thực - HS: Sử dụng thực phẩm an toàn để đảm
phẩm an toàn? bảo sức khỏe và tính mạng của mỗi
3/ Những việc gia đình em thường làm để chúng ta.
giữ thực phẩm được an toàn? - HS chia sẻ.
- GV: Như tiết trước các em đã biết sự cần
thiết của việc sử dụng thực phẩm an toàn. - HS lắng nghe.
Tuy vậy, làm thế nào để nhận biết được đâu
là thực phẩm an toàn, đâu là thực phẩm
không an toàn cũng như cần chú ý những gì
khi lựa chọn thực phẩm an toàn thì cô mời
các em cùng bước vào bài học ngày hôm
nay - Bài 19: Thực phẩm an toàn (Tiết 2).
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu
- Quan sát, so sánh để phát hiện một số dấu hiệu đặc thù giúp phân biệt thực phẩm an
toàn và thực phẩm không an toàn.
- Nêu được những lưu ý khi chọn mua thực phẩm an toàn.
* Hoạt động 1: Phân biệt thực phẩm an
toàn và thực phẩm không an toàn
* Cách tiến hành
- GV cho HS quan sát các hình 2 – 7 trong - HS quan sát.
SGK/ 81, 82.

thuvienhoclieu.com Trang 56
thuvienhoclieu.com

- HS: Có nhiều loại thực phẩm an toàn


và không an toàn.
- GV: Các em thấy gì trong hình này?
- HS nhận xét.
- HS thảo luận nhóm theo yêu cầu của
- GV mời HS nhận xét.
GV.
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trong 4
phút, quan sát các hình và nêu các dấu hiệu
để phân biệt thực phẩm an toàn và không an
toàn.
- Sau 4 phút, GV chiếu riêng từng tranh và
- HS đại diện nhóm trình bày kết quả
mời các nhóm lên trình bày kết quả thảo
thảo luận.
luận của nhóm mình.
Hình 2:

- Nhóm em hãy nêu các dấu hiệu để phân


biệt thực phẩm an toàn và không an toàn - HS: Hình 2: Thịt lợn

trong hình 2? + Thực phẩm an toàn: có màu sắc sáng,


phần thịt ngon có màu hồng nhạt, phần
mỡ có màu trắng trong hơi ngà ngà.
+ Thực phẩm không an toàn: phần thịt có
màu sắc nhợt nhạt, có chỗ bị đen.

- GV mời nhóm khác nhận xét. - HS nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét. - HS lắng nghe.

Hình 3:

thuvienhoclieu.com Trang 57
thuvienhoclieu.com

- HS: Hình 3: Gạo


- Nhóm em hãy nêu các dấu hiệu để phân
+ Thực phẩm an toàn: có hạt tròn, đều và
biệt thực phẩm an toàn và không an toàn
bóng, không bị nát, gãy, không có hạt
trong hình 3?
khác màu.
+ Thực phẩm không an toàn: có dấu hiệu
ngả vàng.
- HS nhóm khác nhận xét.
- GV mời nhóm khác nhận xét.
- HS lắng nghe.
- GV nhận xét.
- HS trình bày tương tự.
Tương tự hình 4, 5, 6, 7.
Hình 4: Ớt chuông
+ Thực phẩm an toàn: có lớp vỏ trơn
nhẵn, căng bóng, màu sắc tươi tắn và đều
màu.
+ Thực phẩm không an toàn: vỏ có vết
nứt, thâm, nẻ, bị héo.
Hình 5: Cà rốt
+ Thực phẩm an toàn: có màu tươi sáng,
cứng chắc, thẳng.
+ Thực phẩm không an toàn: có phần vỏ
bên ngoài bị dập, bị mốc.
Hình 6: Bắp cải
+ Thực phẩm an toàn: có màu xanh nhạt,
lá cuốn chắc vào nhau.
+ Thực phẩm không an toàn: có lá vàng,
có đốm nâu trên lá.
Hình 7: Khoai tây
+ Thực phẩm an toàn: có vỏ trơn, lành
lặn.
+ Thực phẩm không an toàn: có dấu hiệu
trầy xước, có đốm đen hoặc đã mọc

thuvienhoclieu.com Trang 58
thuvienhoclieu.com
mầm.
- GV nhận xét. - HS lắng nghe.
- GV đặt câu hỏi mở rộng: - HS:
+ Ngoài những dấu hiệu để phân biệt thực - Rau muống
phẩm an toàn và không an toàn mà các em + Thực phẩm an toàn: có màu xanh đậm,
vừa nêu trong các hình trên. Em hãy kể lá không bị sâu và già.
thêm những dấu hiệu để phân biệt các thực + Thực phẩm không an toàn: có dấu hiệu
phẩm khác mà em biết? ngả vàng, bị héo.
- GV đưa ra câu hỏi kết luận: - HS:
+ Chúng ta vừa tìm hiểu các dấu hiệu để + Dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn:
phân biệt thực phẩm an toàn và thực phẩm Có màu sắc tươi sáng, không có mùi hôi,
không an toàn. Vậy em hãy nêu các dấu ô thiu, không bị gãy, không có dấu hiểu
hiệu đặc thù để nhận biết thực phẩm an ngả vàng.
toàn?
* Kết luận
- Dấu hiệu nhận biết thực phẩm an toàn: Có
màu sắc tươi sáng, không có mùi hôi, ô
thiu, không bị gãy, không có dấu hiểu ngả
vàng.
- GV: Vừa rồi cô và các em đã cùng tìm - HS lắng nghe.
hiểu một số dấu hiệu để nhận biết thực
phẩm an toàn và thực phẩm không an toàn.
Vậy khi chọn mua thực phẩm được đóng
gói bao bì chúng ta cần chú ý điều gì thì lớp
chúng ta cùng bước sang Hoạt động 2:
Những chú ý khi chọn mua thực phẩm.
* Hoạt động 2: Những chú ý khi chọn
mua thực phẩm.
* Cách tiến hành
- GV cho HS làm việc cá nhân. Quan sát - HS quan sát tranh.
hình 8 trong SGK/ 82 và trả lời câu hỏi:

thuvienhoclieu.com Trang 59
thuvienhoclieu.com

+ Trong tranh vẽ gì? - HS: Hai bạn đang trao đổi.


+ Hai bạn đang trao đổi về điều gì? - HS: Những điều cần chú ý mua được
thực phẩm an toàn đối với những thực
phẩm được đóng gói.
+ Em hãy nêu những điều cần chú ý mà em - HS: Xem kĩ nguồn gốc và xuất xứ phải
biết để mua được thực phẩm an toàn đối với được in rõ ràng, còn hạn sử dụng và phải
những thực phẩm được đóng gói bao bì? được bảo quản hợp vệ sinh,…
- GV mời HS nhận xét.
- GV nhận xét. - HS nhận xét.
* Kết luận - HS lắng nghe.
- Đối với những thực phẩm được đóng gói
bao bì chúng ta cần chú ý: xem kĩ nguồn
gốc và xuất xứ phải được in rõ ràng, còn
hạn sử dụng và phải được bảo quản hợp vệ
sinh,…
- GV: Và để tìm hiểu xem ngoài những dấu
hiệu để nhận biết thực phẩm an toàn thì đâu - HS lắng nghe.
là dấu hiệu để nhận biết thực phẩm không
an toàn mà các em biết thì chúng ta cùng
bước sang Hoạt động 3: Phóng viên nhí.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP, THỰC HÀNH
* Mục tiêu
- Nêu được một số dấu hiệu của thực phẩm không an toàn.
* Cách tiến hành
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi trong 3 - HS thảo luận nhóm đôi theo yêu cầu
phút, chia sẻ với bạn chung nhóm về những của GV.
dấu hiệu của thực phẩm không an toàn và
nêu ví dụ.

thuvienhoclieu.com Trang 60
thuvienhoclieu.com
- Sau 3 phút, GV nhờ 1 bạn làm phóng
viên. Nhiệm vụ của bạn phóng viên là đi
phỏng vấn các nhóm, các bạn trong lớp. - 1 HS làm phóng viên và tiến hành
- GV nhận xét. phỏng vấn các nhóm và các bạn trong
- GV: Vậy để tránh mua phải những thực lớp.
phẩm không an toàn thì chúng ta cần lưu ý - HS lắng nghe.
những gì? - HS: Xem kĩ nguồn gốc và xuất xứ phải
được in rõ ràng, còn hạn sử dụng và phải
được bảo quản hợp vệ sinh,… Quan sát
kĩ thực phẩm trước khi mua xem có bị ô
thiu, mọc mầm, có dấu hiệu ngả vàng
* Kết luận hoặc bị mốc, bị héo, bị mềm nhũn.
- Dấu hiệu của thực phẩm không an toàn: bị
ô thiu, mọc mầm, có dấu hiệu ngả vàng
hoặc bị mốc, bị héo, bị mềm nhũn.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
* Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học trong tiết học để học sinh khắc sâu.
- Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống để tìm hiểu những lưu ý của gia
đình HS để chọn mua được thực phẩm được an toàn.
* Cách tiến hành
- GV đưa ra câu hỏi củng cố bài học: - HS:
1/ Qua bài học này, em khám phá được + Dấu hiệu nhận biết của thực phẩm an
những điều gì? toàn và thực phẩm không an toàn. Những
lưu ý khi mua thực phẩm được đóng gói
để mua được thực phẩm an toàn.
+ Đối với những thực phẩm được đóng
2/ Em hãy nêu các dấu hiệu để nhận biết gói bao bì chúng ta cần chú ý: xem kĩ
thực phẩm an toàn và những chú ý khi chọn nguồn gốc và xuất xứ phải được in rõ
mua thực phẩm được đóng gói bao bì? ràng, còn hạn sử dụng và phải được bảo
quản hợp vệ sinh,…
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương, nhắc - HS lắng nghe.

thuvienhoclieu.com Trang 61
thuvienhoclieu.com
nhở.
- GV giao nhiệm vụ về nhà: Về nhà tìm - HS lắng nghe.
hiểu những lưu ý của gia đình mình để chọn
mua được thực phẩm được an toàn (bằng
cách hỏi bà, mẹ hoặc quan sát nhiều hơn
khi bà, mẹ lựa chọn thực phẩm) tiết sau
chia sẻ.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY


…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………….
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 20: MỘT SỐ BỆNH LIÊN QUAN ĐẾ DINH DƯỠNG VÀ CÁCH PHÒNG
TRÁNH

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
1. Về năng lực khoa học tự nhiên:
* Về nhận thức khoa học tự nhiên:
- Nêu được tên , dấu hiệu chính và nguyên nhân của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất
dinh dưỡng.
* Về tìm hiểu môi trường tự nhiên xung quanh:
- Liên hệ được vai trò của dinh dưỡng trong đời sống thực tiễn.
* Về vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học.
- Thực hiện một số việc làm để phòng tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và vận
động mọi người trong gia đình cùng thực hiện.
2. Về năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện tìm hiểu vai trò của dinh dưỡng
đối với cơ thể.

thuvienhoclieu.com Trang 62
thuvienhoclieu.com
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận, đóng vai trong
các hoạt động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Trình bày được bệnh, nguyên nhân cách phòng
tránh liên quan đến dinh dưỡng trong tình huống cụ thể .
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức sức khỏe. Tranh luận khi tham gia các hoạt động
nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu bài học.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Sách giáo khoa
- Laptop, màn chiếu ( hình ảnh trong sách)
2. Học sinh
- Sách giáo khoa
- Vở bài tập Khoa học 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng
A. MỞ ĐẦU
* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.
* Cách tiến hành
- GV hỏi: Sáng nay, em đã ăn gì trước khi vào học? - 3 HS trả lời. HS nghe, nhận xét.
Em có nhận xét gì về bữa ăn sáng nay?
-GV: Bữa ăn sáng nói chung và các bữa ăn khác
nói chung có vai trò rất lớn đối với cơ thể của mỗi
người. Nó cung cấp dinh dưỡng giúp cơ thể ta lớn
lên, khỏe mạnh… . Nếu ta ăn thiêu hoặc thừa thì có
tác hại gì? chúng mình cùng vào bài học ngày hôm
nay để tìm hiểu.
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại. - Chú ý lắng nghe và nhắc lại.
B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI

thuvienhoclieu.com Trang 63
thuvienhoclieu.com
Hoạt động 1: Một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
* Mục tiêu:
- Nêu được dấu hiệu chính của một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc theo nhóm 2
- GV yêu cầu mỗi nhóm : Nêu tên và dấu hiệu chính - Chú ý thảo luận và tiến hành thực hiện
của các bệnh liện quan dến dinh dưỡng hình 1 ,hình theo yêu cầu.
2 và hình 3 trang 83
* Bước 2: Làm việc cả lớp HS trình bày.
- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày các loại -Hình 1: Bệnh suy dinh dưỡng và thấp còi.
bệnh ở từng hình. -Hình 2: Bệnh thiếu máu sắt.
-Hình 1: Bệnh thừa cân, béo phì.

-Bệnh suy dinh dưỡng và thấp còi: Chiều


- GV yêu cầu đại diện nhóm lên trình bày dấu hiệu cao thấp, nhẹ cân.
các loại bệnh ở từng hình. -Bệnh thiếu máu sắt: Hoa mắt, chóng mặt,
da nhợt nhạt, xanh xao, tê lạnh chân, tay;
khó thở
-Bệnh thừa cân, béo phì: Mập , thừa cân.
-HS nhận xét
- GV yêu cầu nhóm khác nhận xét. -HS lắng nghe.
-GV nhận xét- chốt ý- tuyên dương.

C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


* Bước 3: Làm việc nhóm -HS lắng nghe.
- GV yêu cầu đọc to mục em có biết trang 84 -HS thực hành nhóm nam và nữ.
- GV yêu cầu HS thực hành đo cân nặng và chiều
cao ghi số lượng trong bảng biểu .

thuvienhoclieu.com Trang 64
thuvienhoclieu.com
Cân nặng ( kg) Ciều cao( cm)
Số Số Số Số Số Số
bạn bạn bạn bạn bạn bạn
nhẹ có béo thấp có bị
cân cân phì còi chiều quá
nặng cao cao
trung trung
bình bình -2 HS báo cáo. Nhận xét

Nữ
Nam
- HS trình bày cá nhân.

* Bước4: Làm việc cả lớp


+ Bệnh còi xương: Xương giòn mểm yếu,
- GV gọi HS trình bày
dị tật xương do thiếu can xi, vi ta min D và
* Lưu ý: Không nêu tên bạn.
kẽm.
-GV chốt ý
+ Bệnh khô mắt hoặc quáng gà: Mắt nhìn
-Nêu một số bệnh khác liên quan đến dinh dưỡng và
kém, mắt khô dẫn đến nhiễm trùng mãn tính
dấu hiệu của bệnh đó?
do thiếu Vi –ta-min –A.
-GV chốt nội dung :
+Bệnh bướu cổ: Trẻ bị còi cọc, suy tuyến
giáp dẫn đến đần độn, tâm lí phát triển chậm
do thiếu I- ốt.
+Bệnh tê phù: Thiếu vi-ta-min-B1.
+ Bệnh Scorbut: Chảy máu chân răng,
viêm lợi do thiếu vi-ta-min C.
Tiết 2:
Nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng tránh.
A. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2 : Nguyên nhân gây ra một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng và cách phòng
tránh.
* Mục tiêu:
- Nêu được nguyên nhân và cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh
dưỡng.

thuvienhoclieu.com Trang 65
thuvienhoclieu.com
- Thực iện được một số việc để phòng tránh số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc nhóm đôi
- GV yêu cầu 2 HS hỏi đáp về nguyên nhân và cách - HS thực hiện hỏi đáp.
phòng tránh các bệnh : Suy dinh dưỡng thấp còi;
thiếu máu sắt; thừa cân béo phì (trang 84 và 85 )
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- GV yêu cầu 2 HS trình bày về nguyên nhân và
cách phòng tránh các bệnh : Suy dinh dưỡng thấp - HS trình bày, nhận xét bổ sung.
còi; thiếu máu sắt; thừa cân béo phì (trang 84 và 85
)
- GV nhận xét; chốt nội dung. Hỏi thêm
? Trong các bệnh: Suy dinh dưỡng thấp còi; thiếu -HS trả lời :
máu sắt; thừa cân béo phì bệnh nào có nguyên nhân + Bệnh do thiếu chất dinh dưỡng: Suy dinh
do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng. dưỡng thấp còi; thiếu máu sắt.
? Em cần làm gì để phòng tránh các bệnh do thiếu + Bệnh do thừa chất dinh dưỡng: thừa cân
hoặc thừa chất dinh dưỡng? béo phì.
. + Ăn uống điểu độ, cân bằng phối hợp
nhiều loại thức ăn, ăn thực phẩm an toàn
thường xuyên vận động, luyện tập thể dục
thể thao….

LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


Tiết 3
Hoạt động 3: Chơi trò chơi: “ Chọn thức ăn”
* Mục tiêu:
Củng cố kiến thức cách phòng tránh một số bệnh do thiếu chất đến dinh dưỡng.
* Cách tiến hành:
-Giáo viên chia lớp thành 2 đội để chơi dựa vào -HS lắng nghe
kiến thức đã học ở tiết 1 và 2. Đội 1 nêu tên bệnh
thi đội 2 nêu cách phòng tránh và ngược lại.
- Cho HS chơi thử

thuvienhoclieu.com Trang 66
thuvienhoclieu.com
- GV cho HS thi nhiều lượt; GV nhận xét tuyên
dương qua từng lượt chơi. -HS chơi mỗi lượt 4 - 5 HS / đội.
VD

Tên bệnh Biện pháp


(Đội 1) phòng tránh
(Đội 2)
Thiếu máu sắt Ăn thêm rau
Béo phì Tập thề dục
Bướu cổ Ăn muối I ốt
…. …….

*Hoạt động 4: Thực hành các bước vận động mọi ngườitrong gia đình thực hiện phòng
tránh một số bệnh liên quan đến dinh dưỡng.
* Mục tiêu:
Vận động mọi ngườitrong gia đình cùngthực hiện phòng tránh một số bệnh liên quan đến
dinh dưỡng.
Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc yêu cầu SKG trang 86. - HS đọc.
- GV yêu cầu HS hoàn thành câu 6 bài 20 trong vở -HS thực hiện
BT.
- Gợi ý:
+Chọn một bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh
dưỡng.
+Chuẩn bị các thông tin về bệnh đó theo gợi ý.

thuvienhoclieu.com Trang 67
thuvienhoclieu.com
. Tên bệnh.
. Dấu hiệu bệnh.
. Nguyên nhân gây bệnh
.Cách phòng tránh.
.Thói quen ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi cần thay
đổi của các thành viên trong gia đình.
.Tuyên truyền các thông tin đã chuẩn bị đền người
thân trong gia đình.
* Bước 2: Làm việc nhóm
- GV chia theo nhóm 4
- Yêu cầu học sinh tập tuyên truyền các thông tin đã
chuẩn bị. -HS thực hiện, nhận xét, bổ sung
* Bước 3: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện nhóm tuyên truyền các thông tin
đã chuẩn bị trước lớp. -HS thực hiện, nhận xét, bổ sung
-GV nhận xét, đánh giá chung.
Tiết 4
Hoạt động 5 : Đóng vai
* Mục tiêu:
Vận động phòng tránh một số bệnh suy dinh dưỡng thấp còi và bệnh thừa cân, béo phì.
Cách tiến hành:
* Bước 1: Làm việc nhóm 4.
- GV yêu cầu HS đọc 2 tình huống cần thực hiện. -HS lắng nghe
(Trang 86)
1. Em của Lan hay đi học muộn nên không kịp -HS chia nhóm thực hiện theo yêu cầu
ăn sáng trước khi đi học. Em thường không ăn hết ( Đóng vai; luyện tập)
phần ăn bữa trưa và buổi tối.
+ Điều gì xảy ra với em của Lan nếu tình trạng này
kéo dài?
+ Nếu là Lan em sẻ làm gì để giúp đỡ em mình?
2. Em của An đang có dấu hiệu thừa cân béo phì
nhưng lại rất thích ă bành kẹo và đồ ăn chiên, rán.

thuvienhoclieu.com Trang 68
thuvienhoclieu.com
Nếu là An em cần làm gì để giúp đỡ em của mình
phòng tránh bệnh thừa cân béo phì?
* Bước 2: Làm việc cả lớp
- Yêu cầu đại diện nhóm đóng vai trước lớp.
( Bốc thăm chọn 1 trong 2 tình huống) -HS thực hiện, nhận xét, bổ sung
- GV nhận xét, đánh giá chung. Bình bầu nhóm xử
lí tinh huồng hay nhất.
* Tiếp nối:
- Khi phát hiện bị thiếu hoặc thừa dinh dưỡng thì - HS trả lời
em cần làm gì?
- Kể một số loại bệnh liên quan dền chất dinh - HS trả lời
dưỡng?
-> GV yêu cầu HS đọc nội dung trong kí hiệu con - HS đọc
ong trang 86 SGK
- Để phòng tránh số bệnh liên quan đến dinh dưỡng - HS trả lời
em cần làm gì?
-> GV yêu cầu HS đọc nội dung trong logo chìa - HS đọc
khóa trang 86 SGK
- GV chốt nội dung. Giáo dục HS -HS lắng nghe
- Dặn dò HS : Thực hiện theo nội dung bài; Xem
trước bài; Phòng tránh đuối nước.
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI 21: PHÒNG TRÁNH ĐUỐI NƯỚC
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.

thuvienhoclieu.com Trang 69
thuvienhoclieu.com
- Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến đuối
nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó.
- Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác tích cực tham gia học tập, biết xử lí tình
huống và liên hệ bản than về phòng tránh đuối nước.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt
động nhóm. Có thói quen trao đổi, trình bày và nhắc nhở bạn cùng thực hiện phòng tránh
đuối nước; Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xử lí tình huống trong bài theo hiểu biết, kinh
nghiệm của bản thân về phòng tránh đuối nước. Tích cực tham gia các hoạt động vận dụng.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức phòng tránh đuối nước. Có trách nhiệm khi tham gia
các hoạt động nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu những việc nên
và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Các hình ảnh về phòng tránh đuối nước trong SGK.
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Phiếu học tập, đồ dùng học
tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1: Một số việc làm phòng tránh đuối nước
MỞ ĐẦU
*Mục tiêu:
- Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về phòng tránh đuối nước.
*Cách tiến hành:
- GV cho HS xem bản tin về phòng tránh - HS quan sát.
đuối nước.
Link: Báo Động Tình Trạng Đuối Nước Ở
Trẻ Em | Cư Dân Mạng | ANTV -
YouTube

thuvienhoclieu.com Trang 70
thuvienhoclieu.com
- GV đặt câu hỏi: - HS trả lời:
+ Bản tin thời sự vừa rồi nhắc đến tai + Bản tin thời sự vừa rồi nhắc đến tai
nạn gì? nạn đuối nước.
+ Theo em những nguyên nhân dẫn đếnn + Những nguyên nhân dẫn đến đuối
đuối nước? nước: thiếu giám sát của người lớn,
không biết bơi, thiên tai, không có các
kỹ năng khi ở dưới nước,…
+ Điều gì có thể xẩy ra với người đuối + Người bị đuối nước có thể sẽ gặp phải
nước? các vấn đề về hô hấp, nôn mửa, trở nên
lú lẫn hoặc bất tỉnh.
- GV dẫn dắt vào bài: “Tình trạng đuối - HS lắng nghe.
nước đang trở thành một vấn đề nghiêm
trọng và phổ biến trong cuộc sống hiện
đại của chúng ta. Để bảo vệ bản thân và
người thân khỏi nguy cơ đuối nước, chúng
ta cần phải phòng tránh rủi ro trong môi
trường nước. Hôm nay lớp cùng nhau tìm
hiểu bài:
Bài 21: Phòng tránh đuối nước
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS - HS nhắc lại tên bài học.
nhắc lại.
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu:
- Nêu được những việc nên và không nên làm để phòng tránh đuối nước.
- Thực hành luyện tập kĩ năng phân tích và phán đoán tình huống có nguy cơ dẫn đến
đuối nước và thuyết phục, vận động các bạn tránh xa những nguy cơ đó.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu một số việc làm
để phòng tránh đuối nước.
- GV mời 1 đọc yêu cầu đề bài SGK trang - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
87.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 – 6 SGK - HS chú ý quan sát và thảo luận.

thuvienhoclieu.com Trang 71
thuvienhoclieu.com
trang 87, thảo luận nhóm đôi về câu hỏi
sau:

+ Em thấy hình 1 – 6 vẽ gì?


+ Theo em những việc nên hoặc không
nên làm phòng tránh đuối nước trong
hình trên. Vì sao?
- GV mời đại diện một số nhóm lên chia
sẻ.

- Đại diện một số nhóm chia sẻ:


+ Hình 1: Đi đò, thuyền trên sông nước.
Đây là việc không nên làm vì khi đi trên
sông nước không có đồ bảo hộ.
+ Hình 2: Đi thuyền trên sông. Đây là
việc nên làm vì các bạn nhỏ được mặc
đồ bảo hộ đầy đủ.
+ Hình 3: Nghịch nước, lội sông suối.
Đây là việc không nên làm vì có thể bị
trượt chân đuối nước.
+ Hình 4: Với lấy đồ trôi nổi trên mặt
nước. Đây là việc không nên làm vì thể
bị ngã xuống rất nguy hiểm.
+ Hình 5: Chơi gần khu vực ao, hồ nước.
Đây là việc không nên làm vì chơi gần

thuvienhoclieu.com Trang 72
thuvienhoclieu.com
ao có thể bị ngã xuống ao.
- Nhóm còn lại lắng nghe và nhận xét. + Hình 6: Đậy nắp giếng sau khi sử dụng
- GV nhận xét và tuyên dương. rất an toàn. Đây là việc nên làm vì để
- GV đặt câu hỏi mở rộng: “Em hãy kể phòng tránh tai nạn cho trẻ em.
một số việc em nên hoặc không nên làm - HS lắng nghe và nhận xét.
khác để phòng tránh đuối nước”. - HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời câu hỏi:
+ Nên làm: Bơi hoặc tập bơi nơi có
người lớn và phương tiện cứu hộ. Không
chơi đùa gần sông, ao, hồ, suối…
+ Không nên làm: rủ nhau đi tắm ao, hồ,
sông suối. Chơi ở nơi có: ao, hồ, sông
suối hoặc bể nước, cống rãnh, miệng
- GV nhận xét và kết luận: “Nên bơi hoặc giếng…
tập bơi tại nơi có người lớn và phương - HS lắng nghe.
tiện cứu hộ để đảm bảo an toàn cho các
em. Đồng thời, không nên chơi đùa gần
những khu vực có nước như sông, ao, hồ,
suối để tránh nguy hiểm”.
Hoạt động 2: Thực hành phân tích tình
huống
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chiếu hình 7 cho học sinh quan sát - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
và đặt câu hỏi: - HS trả lời:

+ Các bạn trong hình 7 đang tắm khu

thuvienhoclieu.com Trang 73
thuvienhoclieu.com
vực nào?
+ Điều gì xảy ra khi các bạn ra chỗ nước
sâu hoặc chỗ nước chảy mạnh? + Các bạn trong hình đang tắm ở khu
+ Khi nguy hiểm xảy ra thì ai có thể giúp vực: suối nguy hiểm.
các bạn đó? + Khi các bạn ra chỗ nước sâu có thể sẽ
gặp nguy cơ bị đuối nước.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu + Khi nguy hiểm xảy ra thì không có ai
HS thảo luận trả lời các câu hỏi: có thể giúp các bạn vì đây là nơi hẻo
+ Em sẽ nói gì để giúp các bạn nhận ra lánh, ít người qua lại.
rằng chơi ở khu vực này là không an - HS lắng nghe và thảo luận.
toàn?
+ Nếu các bạn không nghe lời khuyên
của em thì em sẽ làm gì?
- GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi:
“Phỏng vấn”.
- GV phổ biến luật chơi cho HS: 1 HS sẽ
đóng vai thành người phóng viên và đi
phỏng vấn các nhóm về câu hỏi thảo luận
vừa rồi. - HS lắng nghe.
- GV mời 1 HS đi phỏng vấn các nhóm
câu hỏi 1,2 .
Câu 1: Em sẽ nói gì để giúp các bạn nhận
ra rằng chơi ở khu vực này là không an - HS trả lời phỏng vấn:
toàn?
Câu 1:
- 1 HS đi phỏng vấn và các nhóm còn lại
trả lời: Để giúp các bạn nhận ra rằng chơi
ở khu vực này là không an toàn, em sẽ chỉ
Câu 2: Nếu các bạn không nghe lời cho các bạn xem biển cảnh báo nguy hiểm
khuyên của em thì em sẽ làm gì? gần đó và đưa ra các lí do mà các bạn
không nên chơi ở đây.
Câu 2:

thuvienhoclieu.com Trang 74
thuvienhoclieu.com
- 1 HS đi phỏng vấn và các nhóm còn lại
- GV mời các nhóm khác nhận xét. trả lời: Nếu các bạn không nghe lời
- GV nhận xét, tuyên dương và kết luận: khuyên của em thì em sẽ đi gọi người lớn
“Để tránh nguy hiểm đuối nước, trẻ em và đến để thuyết phục.
mọi người cần tránh xa các khu vực có - Các nhóm khác nhận xét.
nguy cơ như hố nước sâu, ao hồ, sông - HS lắng nghe.
suối, và cần tuân thủ các biển cảnh báo
nguy hiểm. Nếu trẻ em đi qua những khu
vực này, cần có sự giám sát của người
lớn”.
* Tiếp nối:
- Dặn dò HS về nhà: Xem lại bài và làm
vở BT.

- HS thực hiện.
Tiết 2: An toàn khi bơi hoặc tập bơi
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
*Mục tiêu:
- Luyện tập kiến thức về những việc nên làm và không nên làm để phòng tránh đuối
nước.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Luyện tập kiến thức về
phòng tránh đuối nước
- 1 HS đọc yêu cầu SGK trang 88,89. - 1 HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV cho HS quan sát hình 8 SGK trang - HS lắng nghe và quan sát.
88.

- GV đặt câu hỏi và mời 1 số bạn trả lời:

thuvienhoclieu.com Trang 75
thuvienhoclieu.com
+ Các bạn nhỏ trong hình đang làm gì?
- HS trả lời câu hỏi:
+ Các bạn trong hình đang chơi ở khu
+ Em sẽ nói gì để giúp các bạn biết ở vực sông/ao/hồ có gắn biển cảnh báo
đây nguy hiểm? nguy hiểm.
+ Nếu không may bị trượt chân xuống
nước các bạn có thể sẽ bị đuối nước. Khi
nguy hiểm xảy ra thì không ai có thể
- GV mời HS khác nhận xét và bổ sung. giúp các bạn vì khu vực này không có
- GV cho HS thảo luận nhóm đôi về: “Bản người khác ngoài 2 bạn.
thân đã thực hiện được việc nào và chưa - HS nhận xét và bổ sung.
thực hiện được việc nào khi phòng tránh - HS lắng nghe.
đuối nước”.
- GV cho cá nhân làm phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP
Họ Và Tên: … - HS thực hiện.
Hãy tự đánh giá bản thân bằng dấu X PHIẾU HỌC TẬP
những việc đã thực hiện được và chưa Họ Và Tên: Nguyễn Văn A
thực hiện được. Hãy tự đánh giá bản thân bằng dấu X
Đã Chưa những việc đã thực hiện được và chưa
thực thực thực hiện được.
Những việc làm
hiện hiện Đã Chưa
được được thực thực
Những việc làm
hiện hiện
được được
Mặc áo phao khi đi đò
thuyền trên sông X
nước.
Học bơi lội. X
Khi cần lấy đồ vật rơi X
trên nước ở ao, hồ, em
sẽ dùng một cây sào

thuvienhoclieu.com Trang 76
thuvienhoclieu.com
dài và đứng ở cách xa
- Mời một số HS lên trình bày. mặt nước.
- GV yêu cầu HS khác nhận xét. - HS lên trình bày.
- GV nhận xét và tuyên dương. - HS nhận xét.
- HS lắng nghe.
KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
*Mục tiêu:
- Nêu được một số nguyên tắc an toàn khi đi bơi và tập bơi.
- Cam kết thực hiện các nguyên tắc an toàn khi bơi hoặc tập bơi.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Tìm hiểu một số nguyên
tắc an toàn khi bơi.
- GV chia lớp thành các nhóm đôi và phát - HS lắng nghe.
phiếu cho HS thảo luận về:
+ Nêu một số nguyên tắc an toàn khi đi
bơi hoặc tập bơi.
+ Em hãy cam kết thực hiện giữ an toàn
trước khi được người lớn đưa em đi bơi
dựa trên những nguyên tắc.
PHIẾU CAM KẾT
NHÓM:…
Câu 1: Một số nguyên tắt an toàn khi đi
bơi hoặc tập bơi?

Câu 2: Em hãy cam kết thực hiện giữ an


toàn trước khi được người lớn đưa em
đi bơi.

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày


và cam kết.

thuvienhoclieu.com Trang 77
thuvienhoclieu.com
- Đại diện một số nhóm trình bày và cam
kết.
PHIẾU CAM KẾT
NHÓM:…
Câu 1: Một số nguyên tắt an toàn khi đi
bơi hoặc tập bơi?
- Không bơi khi quá đói hoặc quá no;
Khởi động kĩ trước khi bơi; Không đi
bơi một mình, phải có người lớn đi cùng
hoặc nhân viên cứu hộ; Bơi lội ở nơi
quy định; Không bơi khi ốm, mệt; Vệ
sinh cơ thể sạch sẽ ngay sau khi bơi.
Câu 2: Em hãy cam kết thực hiện giữ an
toàn trước khi
được người lớn
đưa em đi bơi.
- GV mời các nhóm khác nhận xét bổ
sung.
- GV tuyên dương và nhận xét.
- HS khác nhận xét và bổ sung.

- HS lắng nghe.
LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
*Mục tiêu:
- Hệ thống cho HS kiến thức về an toàn khi bơi.
*Cách tiến hành:
Hoạt động 5: Luyện tập kiến thức về an
toàn khi bơi
- 1 HS đọc yêu cầu đề bài SGK trang 89. - HS đọc yêu cầu đề bài.
- GV chia lớp thành các nhóm 4, yêu cầu - HS chú ý lắng nghe.
thảo luận hoàn thành phiếu học tập sau:
PHIẾU HỌC TẬP

thuvienhoclieu.com Trang 78
thuvienhoclieu.com
NHÓM…
Những việc em nên làm:
Trước khi bơi …
Trong khi bơi …
Sau khi bơi …
- GV mời đại diện một số nhóm trình bày.
- Đại diện một số nhóm trình bày.
PHIẾU HỌC TẬP
NHÓM…
Những việc em nên làm:
- Tắm sạch sẽ để bảo
vệ nguồn nước khi
bơi.
- Vận động cơ thể để
làm ấm cơ thể tránh bị
Trước khi bơi
chuột rút khi bơi.
- Mặc đồ bảo hộ (nếu
là mới biết bơi) để
đảm bảo an toàn khi
bơi.
- Thực hiện đúng các
thao tác bơi đã được
huớng dẫn để đảm
bảo bơi đúng cách.
Trong khi bơi
- Bơi đúng nơi quy
định để tránh xa
những nơi có nguy
hiểm.
- Tắm rửa sạch sẽ để
làm sach cơ thể
Sau khi bơi
- Nghỉ ngơi, thư giãn
một lúc để lấy lại sức.

thuvienhoclieu.com Trang 79
thuvienhoclieu.com
- Nhóm còn lại nhận xét và bổ xung.
- GV yêu cầu các nhóm còn lại nhận xét
và bổ xung. - HS lắng nghe.
- GV nhận xét, tuyên dương và cùng HS
rút ra kết luận: “Để phòng tránh đuối
nước các em cần tuân thủ quy tắc an toàn
khi tắm và vui chơi trong nước. Bằng cách
tuân thủ các quy tắc an toàn, các em có
thể tránh được nguy hiểm và tận hưởng
những giây phút vui chơi trong nước một
cách an toàn nhất”.
*Tiếp nối: - HS lắng nghe.
- GV dặn dò HS về nhà:
+ Xem lại bài.
+ Làm vở bài tập.
+ Chuẩn bị bài cho tiếp sau.

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY


.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ 5: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE
BÀI: ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC KHỎE

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


* Sau khi học xong bài này, HS sẽ:
1. Năng lực đặc thù
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Con người và sức khỏe.
- Đưa ra được cách xử lí tình huống về vận động người thân trong gia đình ăn uống cân
bằng, lành mạnh, phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và phòng tránh đuối nước.

thuvienhoclieu.com Trang 80
thuvienhoclieu.com
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện tìm hiểu, hệ thống lại các kiến
thức về vai trò của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các bệnh liên quan đến dinh
dưỡng.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt
động nhóm. Trình bày được cách lựa chọn thực phẩm an toàn, chế độ ăn uống lành mạnh,
cách phòng tránh đuối nước.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được cách xử lí tình huống khi gia đình
có chế độ ăn uống không hợp lí, phòng tranh bị đuối nước khi đi chơi với gia đình.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức ăn uống lành mạnh, phòng tránh các bệnh liên quan
đến dinh dưỡng và phòng tránh đuối nước. Có trách nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu, hệ thống lại các
kiến thức liên quan đến chủ đề Con người và sức khỏe.
- Phẩm chất nhân ái: Biết cách chăm sóc sức khỏe của bản thân qua việc ăn uống hợp lí,
phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng, phòng tránh đuối nước và quan tâm, chăm
sóc người thân trong gia đình.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Hình ảnh về các tình huống liên quan đến dinh
dưỡng ở người, phòng tránh đuối nước.
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Phiếu thảo luận nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. MỞ ĐẦU

* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.
* Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi: “Lợi ích của việc ăn - Cả lớp hát và vận động theo bài hát.
rau”.
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài: - Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:

thuvienhoclieu.com Trang 81
thuvienhoclieu.com
+ Bạn nhỏ trong bài hát bị bệnh gì? + Bạn nhỏ trong bài hát bị đau
+ Để hết bị đau bụng, bạn nhỏ đã ăn những loại thức bụng.
ăn nào? + Để hết bị đau bụng, bạn nhỏ đã
ăn các loại rau, đồ uống có lợi cho
+ Khi ăn uống, chúng ta cần phải để ý đến điều gì? cơ quan tiêu hóa,…
+ Khi ăn, uống chúng ta cần phải
chú ý đến việc lựa chọn thực phẩm
sao cho an toàn, nên ăn đầy đủ các
- GV nhận xét và tuyên dương. loại thức ăn để cung cấp đủ chất
- GV dẫn dắt vào bài mới: “Chúng ta đã được học cho cơ thể,…
những kiến thức về dinh dưỡng ở người như: vai trò - Chú ý lắng nghe.
của các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, các - Chú ý lắng nghe.
bệnh liên quan đến dinh dưỡng, chế độ ăn uống lành
mạnh để bảo về sức khỏe cũng như là phòng tránh
đuổi nước. Và để hệ thống lại những kiến thức mà
các bạn đã học thì hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm
hiểu:
“ÔN TẬP CHỦ ĐỀ CON NGƯỜI VÀ SỨC
KHỎE”
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại.

- Chú ý lắng nghe và nhắc lại.


B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
Chơi trò chơi “Hái hoa”
* Mục tiêu:
- Hệ thống lại các kiến thức về dinh dưỡng ở người và phòng tránh đuối nước.
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
* Cách tiến hành:
- GV chia lớp thành các nhóm 6 HS và yêu cầu - Chú ý lắng nghe và đại diện các
trưởng nhóm lên bốc thăm 1 nội dung bất kì trong 6 nhóm lên bốc thăm.
nội dung dưới đây:

thuvienhoclieu.com Trang 82
thuvienhoclieu.com

- Yêu cầu trưởng nhóm điều khiển các bạn trong - Chú ý lắng nghe và tiến hành thực
nhóm chuẩn bị, chia sẻ một ý nhỏ trong nội dung mà hiện theo yêu cầu.
nhóm đã chọn để hoàn thành phiếu học tập.
Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi gặp
khó khăn.

Nhóm:
PHIẾU HỌC TẬP
Trình bày những kiến thức đã học của em về chủ
đề mà nhóm chọn:
Chủ đề Nội dung đã học
........................... .........................................
........................... .........................................
........................... .........................................
........................... .........................................
........................... .........................................
........................... .........................................
........................... .........................................

thuvienhoclieu.com Trang 83
thuvienhoclieu.com

- Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm - Đại diện các nhóm trình bày phần
lên trình bày phần thảo luận của nhóm mình. Các thảo luận của nhóm mình. Các nhóm
nhóm còn lại chú ý lắng nghe và nhận xét. còn lại chú ý lắng nghe.
- Mời các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có). - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
(nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương. - Chú ý lắng nghe.
C. LUYỆN TẬP
Xử lý tình huống và trả lời câu hỏi
* Mục tiêu
- Đưa ra được cách xử lí tình huống về vận động người thân trong gia đình ăn uống cân
bằng, lành mạnh, phòng tránh các bệnh liên quan đến dinh dưỡng và phòng tránh đuối nước.
* Cách tiến hành
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu bài 2 trang 90. - 1 HS đọc yêu cầu.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 và yêu cầu thảo - Chú ý lắng nghe và thực hiện.
luận cách xử lí cho từng tình huống và giải thichs vì
sao lựa chọn cách xử lí đó.
- Hết thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm lên - Đại diện các nhóm lên trình bày
trình bày cách xử lí của 1 tình huống trong 2 tình cách xử lí của 1 tình huống trong 2
huống trên. Sau đó đưa ra giải thích vì sao lại chọn tình huống trên.
cách xử lí đó. a) Một thành viên trong gia đình
thường xuyên ăn thịt, không ăn cá
và rất ít ăn rau.
- Cách xử lí:
+ Giải thích cho người thân hiểu
được vai trò của các chất dinh
dưỡng đối với cơ thể.
+ Giải thích cho người thân biết
thức ăn khác nhau chứa năng
lượng và chất dinh dưỡng khác
nhau.
 Vận động người thân nên ăn

thuvienhoclieu.com Trang 84
thuvienhoclieu.com
uống cân bằng, lành mạnh. Ăn cả
các thức ăn như: cá, rau củ quả để
phòng tránh các bệnh liên quan
đến dinh dưỡng: Bệnh thiếu máu
sắt.
- Giải thích lí do: Nếu chỉ ăn một
mình thịt, không ăn cá và rất ít ăn
rau thì sẽ không có đủ chất dinh
dưỡng cho cơ thể dễ bị bệnh thiếu
máu sắt nên cần phải ăn các thức
ăn có chứa sắt như cá, rau củ
quả,..
b) Khi em cùng gia đình lên một
chiếc thuyền chuẩn bị qua sông
nhưng em không thấy người lái
thuyền phát áo phao cho mọi người.
- Cách xử lí:
+ Em sẽ lên tiếng yêu cầu người
lái thuyển phát áo phao cho mọi
người để đảm bảo an toàn, nếu
không có áo phao thì sẽ không lên
thuyền.
- Giải thích lí do: Khi lên thuyền
mà không có áo phao thì nếu như
thuyền gặp các vấn đề như: lật
thuyền, chìm thuyền thì sẽ nguy
- Các nhóm khác chú ý lắng nghe, nhận xét và bổ hiểm đến tính mạng nên cần phải
sung (nếu có). có áo phao đầy đủ khi đi trên
- GV nhận xét, tuyên dương. thuyền, đò.
* Tiếp nối: - Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- Dặn dò HS về nhà: Xem lại bài và làm vở BT.
Chuẩn bị bài tiếp theo. - Chú ý lắng nghe.

thuvienhoclieu.com Trang 85
thuvienhoclieu.com

- Chú ý lắng nghe và thực hiện.


IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG


BÀI 22: CHUỖI THỨC ĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


1. Năng lực đặc thù
- Trình bày được mối liên hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên thông qua chuỗi thức ăn.
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn.
- Sử dụng được sơ đồ đơn giản để mô tả sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác trong tự
nhiên.
- Viết được chuỗi thức ăn với các sinh vật có ở môi trường xung quanh.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý học tập, tự giác tìm hiểu thức ăn của các sinh vật xung
quanh để hoàn thành tốt nội dung tiết học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt
động nhóm. Có khả năng trình bày trước lớp mối liên hệ giữa các sinh vật trong tự nhiên
thông qua chuỗi thức ăn, sơ đồ chuỗi thức ăn của nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tích cực, sáng tạo trong hoạt động làm sơ đồ chuỗi
thức ăn. Nói được một số ví dụ về chuỗi thức ăn. Quan sát sinh vật qua tranh ảnh và ở môi
trường xung quanh để phát hiện ra sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác, từ đó viết được
chuỗi thức ăn. Tích cực tham gia các trò chơi và hoạt động vận dụng.
3. Phẩm chất

thuvienhoclieu.com Trang 86
thuvienhoclieu.com
- Phẩm chất trách nhiệm: Có trách nhiệm với công việc đã được giao trong quá trình tham
gia các hoạt động nhóm. Hoàn thành tốt sơ đồ chuỗi thức ăn, nghiêm túc thực hiện các nhiệm
vụ trong hoạt động của nhóm và cá nhân.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chủ động tìm hiểu các chuỗi thức ăn của con vật trong tự nhiên và
hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong quá trình tham gia các hoạt động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: Tranh ảnh về sinh vật trong chuỗi thức ăn.
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Hình ảnh các loài sinh vật,
bảng con, phiếu học tập, đồ dùng học tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Tiết 1: Mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.
- Khơi gợi những hiểu biết đã có của HS về thức ăn của các sinh vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành
- GV cho HS hát và nhảy bài “Động vật săn đêm”. - Cả lớp hát và vận động theo bài hát.
- GV đặt câu hỏi: - Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:
+ Bài hát nhắc tới con vật nào? + Bài hát nhắc tới con: con cú và
con sâu.
+ Con cú đang làm gì? + Con cú đang tìm thức ăn.
+ Vậy sâu là thức ăn của con gì? + Sâu là thức ăn của con cú.
- GV nhận xét, tuyên dương. - Chú ý lắng nghe.
- GV dẫn dắt bài học mới: Như vậy, các sinh vật - Chú ý lắng nghe.
trong tự nhiên có mối quan hệ với nhau bằng quan
hệ thức ăn. Sinh vật này là thức ăn của sinh vật kia
rồi sinh vật nhận thức ăn đó lại là thức ăn của sinh
vật khác. Cứ như vậy tạo thành một chuỗi thức ăn
trong tự nhiên. Để hiểu rõ hơn về chuỗi thức ăn thì
bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu:
Bài 22: Chuỗi thức ăn

thuvienhoclieu.com Trang 87
thuvienhoclieu.com
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc lại.
- Chú ý lắng nghe và nhắc lại.
B. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu:
- Nhận biết được trong tự nhiên sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về mối quan hệ thức ăn
giữa các sinh vật trong tự nhiên.
- Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 91. - 1 HS đọc yêu cầu: “Nêu tên các
sinh vật có trong mỗi hình sau. Trong
đó, sinh vật nào là thức ăn của sinh
vật nào?”
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 1, 2, 3, sau đó - HS quan sát, tiến hành thảo luận và
thảo luận nhóm đôi để trả lời câu hỏi sau: trả lời câu hỏi.

+ Trong hình 1, 2, 3 vẽ quang cảnh gì? Và có các


con vật nào?
+ Thức ăn của mỗi con vật trong các hình trên là gì?
- Hết thời gian thảo luận, GV mời đại diện các nhóm
trình bày.
- Đại diện các nhóm trình bày:
+ Hình 1: vẽ một góc vườn. Các
sinh vật: cây cà chua, sâu, chim, con
người.
+ Trong đó, lá cà chua là thức ăn
của con sâu, sâu là thức ăn của chim,
quả cà chua là thức ăn của con

thuvienhoclieu.com Trang 88
thuvienhoclieu.com
người.
+ Hình 2: vẽ luống rau bắp cải. Các
sinh vật: rau bắp cải, chuột, rắn.
+ Trong đó: cây bắp cải là thức ăn
của con chuột, con chuột là thức ăn
của con rắn.
- Mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu + Hình 3: vẽ một góc hồ. Các sinh
có). vật: lá sen, ốc, rùa.
- GV nhận xét, tuyên dương. + Trong đó: lá sen là thức ăn của
- GV đặt câu hỏi: “Trong tự nhiên, các sinh vật có ốc, ốc là thức ăn của rùa.
mối liên hệ như thế nào với nhau?” - Đại diện các nhóm nhận xét, bổ
sung (nếu có).
- GV nhận xét và cùng HS rút ra kết luận: “trong tự - Chú ý lắng nghe.
nhiên, sinh vật này có thể là thức ăn của sinh vật - Chú ý lắng nghe và trả lời: “Trong
khác tạo ra mối liên hệ về thức ăn.” tự nhiên, sinh vật này có thể làm thức
ăn của sinh vật khác.”
- Chú ý lắng nghe, rút ra kết luận và
nhắc lại.

C. THỰC HÀNH VÀ VẬN DỤNG


* Mục tiêu
- Nêu ví dụ khác về mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên.
* Cách tiến hành
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mối liên hệ thức ăn giữa
các sinh vật khác trong tự nhiên.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu. - 1 HS đọc yêu cầu: “Nêu ví dụ khác
về mối liên hệ thức ăn giữa các sinh
vật trong tự nhiên”.
- GV tổ chức cho cả lớp chơi trò chơi “Rung chuông Chú ý lắng nghe.
vàng”.
- GV phổ biến cách chơi: - Chú ý lắng nghe.
+ GV sẽ nói tên 1 con vật, cả lớp sẽ viết tên thức ăn

thuvienhoclieu.com Trang 89
thuvienhoclieu.com
của con vật đó vào bảng con.
+ HS nào trả lời đúng nhiều nhất sẽ chiến
thắng.
- Các con vật được nêu ra: con nai, con cò, - Chú ý lắng nghe.
con sư tử, con cá mập, con bò, con hổ, con cào cào,
con cá rô.
- GV bắt đầu trò chơi. - HS tham gia trò chơi.
- Kết thúc trò chơi, GV nhận xét và tuyên - HS lắng nghe.
dương HS.
*Mở rộng: “Em hãy chia sẻ thức ăn của một số con - HS chia sẻ.
vật xung quanh em”
- GV nhận xét chung, tuyên dương HS. - Chú ý lắng nghe.
Tiết 2: Một số chuỗi thức ăn
A. KHÁM PHÁ KIẾN THỨC MỚI
* Mục tiêu:
- Xác định được mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật trong tự nhiên thông qua chuỗi thức ăn.
- Sử dụng được sơ đồ đơn giản để mô tả sinh tả sinh vật này là thức ăn của sinh vật khác
trong tự nhiên.
* Cách tiến hành:
Hoạt động 3: Sơ đồ hóa mối quan hệ thức ăn giữa
các sinh vật trong tự nhiên.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 92. - 1 HS đọc yêu cầu.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 4 và trả lời cầu - Chú ý quan sát và trả lời:
hỏi sau:

+ Cây lúa là thức ăn của con gì?


+ Chuột là thức ăn của con gì? + Cây lúa là thức ăn của chuột.

thuvienhoclieu.com Trang 90
thuvienhoclieu.com
+ Lúa, con chuột, con cú có mối liên hệ như thế + Chuột là thức ăn của cú.
nào? + Lúa, con chuột, con cú có mối liên
- Mời một số HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có). hệ thức ăn với nhau.
- Một số HS khác nhận xét, bổ sung
[ (nếu có).
- GV nhận xét, tuyên dương và giải thích thêm cho - Chú ý lắng nghe.
HS: Sơ đồ trong hình 4 mô tả mối liên hệ thức ăn
hay còn gọi là mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài
sinh vật. Lúa là thức ăn của con chuột, con chuột lại
là thức ăn của con cú, đây chính là một chuỗi thức
ăn.
- GV yêu cầu học sinh quan sát hình 5, sau đó thảo
luận nhóm đôi để thực hiện yêu cầu sau: “Trình bày - Chú ý quan sát và thực hiện yêu cầu.
chuỗi thức ăn ở hình 5.”

- Hết thời gian thảo luận, GV mời một nhóm lên


bảng chỉ và hỏi – đáp hình 5.

- Một nhóm lên bảng chỉ và hỏi – đáp


hình 5:
+ Cỏ là thức ăn của thỏ.
+ Thỏ là thức ăn của cáo.
- Mời đại diện các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu
+ Cáo là thức ăn của đại bàng.
có).
+ Cỏ, thỏ, cáo, đại bàng có mối liên
GV gợi ý cho HS (nếu chưa trả lời đủ):
hệ thức ăn với nhau.
+ Cỏ là thức ăn của con gì?
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
+ Thỏ là thức ăn của con gì?
(nếu có).
+ Cáo là thức ăn của con gì?

thuvienhoclieu.com Trang 91
thuvienhoclieu.com
+ Cỏ, thỏ, cáo, đại bàng có mối liên hệ như thế
nào?
- GV nhận xét, tuyên dương.
- GV đặt một số câu hỏi:
+ Theo em, chuỗi thức ăn là gì?

- Chú ý lắng nghe.


+ Sinh vật là thức ăn của sinh vật khác luôn đứng - Chú ý lắng nghe và trả lời:
ở phía trước hay phía sau mũi tên? + Chuỗi thức ăn là một dãy gồm
+ Mỗi sinh vật trong chuỗi thức ăn được gọi là gì? nhiều loài sinh vật và chúng có mối
+ Chuỗi thức ăn trong sơ đồ hình 4 và hình 5 có liên hệ về thức ăn với nhau.
bao nhiêu mắt xích? Gồm những sinh vật nào? + Sinh vật là thức ăn của sinh vật
khác luôn đứng ở phía trước mũi
tên.
- GV nhận xét, tuyên dương và cùng HS rút ra kết + Mỗi sinh vật trong chuỗi thức ăn
luận: Mối liên hệ thức ăn giữa các sinh vật hình được gọi là một mắc xích.
thành chuỗi thức ăn. Mỗi sinh vật trong chuỗi thức + Chuỗi thức ăn trong sơ đồ hình 4
ăn được gọi là một mắc xích. có 3 mắc xích, gồm có lúa, con
*GV lưu ý cho HS: Đối với sơ đồ này, chúng ta được chuột, con cú. Và hình 5 có 4 mắt
học về chuỗi thức ăn bắt đầu bằng thực vật nhưng xích. Gồm có cỏ, thỏ, cáo, đại bàng.
trong thực tế còn có những chuỗi thức ăn bắt đầu - Chú ý lắng nghe, rút ra kết luận và
bằng các mùn, vụn hữu cơ. Các chuỗi thức ăn hiện nhắc lại.
tại cũng chưa đề cập đến sinh vật phân hủy (nấm, vi
khuẩn).

B. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG


* Mục tiêu:
- Thể hiện (bằng sơ đồ chữ và mũi tên hoặc hình vẽ) được sơ đồ một chuỗi thức ăn cho trước.
- Nêu được ví dụ về chuỗi thức ăn và thể hiện được sơ đồ chuỗi thức ăn đó.
- Viết được chuỗi thức ăn với các sinh vật có ở môi trường xung quanh.

thuvienhoclieu.com Trang 92
thuvienhoclieu.com
* Cách tiến hành:
Hoạt động 4: Thực hành thể hiện sơ đồ chuỗi
thức ăn
- Mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 91. - 1 HS đọc yêu cầu: “Nêu tên sinh vật
có ở hình 1 phù hợp với mỗi ô trong
sơ đồ chuỗi thức ăn dưới đây.”
- GV yêu cầu yêu cầu HS quan sát hình 1, thảo luận - Cả lớp quan sát hình và thực hiện.
nhóm đôi để hoàn thành sơ đồ chuỗi thức ăn dưới
đây:

- Kết thúc thời gian thảo luận, GV mời 2 HS lên


- 2 HS lên bảng viết chuỗi thức ăn:
bảng viết chuỗi thức ăn.

- Mời các HS còn lại nhận xét.


- HS nhận xét.
- GV nhận xét, tuyên dương.
- Chú ý lắng nghe.
- GV đặt câu hỏi:
- Chú ý lắng nghe và trả lời:
+ Sơ đồ chuỗi thức ăn trên thể hiện điều gì?
+ Sơ đồ trên thể hiện mối liên hệ thức
ăn giữa cây cà chua, con sâu, con
chim trong tự nhiên.
+ Chuỗi thức ăn các em vừa vẽ có bao nhiêu mắt
+ Chuỗi thức ăn các em vừa vẽ có 3
xích? Gồm những sinh vật nào?
mắt xích. Gồm: Cây cà chua, sâu,
- GV nhận xét, tuyên dương và cùng HS rút ra kết
chim.
luận: Sơ đồ trên thể hiện mối liên hệ thức ăn giữa
- Chú ý lắng nghe.
cây cà chua, con sâu, con chim trong tự nhiên. Gồm
có 3 mắt xích: Cây cà chua, sâu, chim.
*Hoạt động 5: Viết sơ đồ chuỗi thức ăn mô tả mối
liên hệ thức ăn của các sinh vật.
- GV mời 1 HS đọc yêu cầu trong SGK trang 93.

thuvienhoclieu.com Trang 93
thuvienhoclieu.com
- GV yêu cầu HS quan sát hình 6 trong SGK và nêu
tên các loài sinh vật có trong hình: - 1 HS đọc yêu cầu.
- Chú ý quan sát và trả lời: các loài
sinh vật có trong hình là: con cào cào,
con ếch, con rắn.

- GV chia lớp thành các nhóm 4, phát cho mỗi nhóm


phiếu học tập và hướng dẫn các nhóm thực hiện:
PHIẾU HỌC TẬP
- Nhận phiếu học tập và chú ý lắng
Nhóm: ……
nghe.
Yêu cầu: Viết sơ đồ chuỗi thức ăn có
trong hình 6 và giới thiệu sơ đồ đó với
các bạn.

.............................................................

- Yêu cầu HS tiến hành thảo luận để hoàn thành


chuỗi thức ăn.
- GV gợi ý cho HS:
+ Mắt xích thức ăn đầu tiên là sinh vật nào?
+ Con ếch ăn gì? - HS tiến hành thảo luận và hoàn
+ Con rắn ăn gì? thành phiếu học tập.
- GV phân khu vực trình bày sơ đồ chuỗi thức ăn cho - Chú ý lắng nghe và trả lời:
các nhóm. + Mắt xích thức ăn đầu tiên là cào
- Kết thúc thời gian thảo luận, GV yêu cầu các nhóm cào.
dán bài làm lên bảng và giới thiệu sơ đồ đó. + Con ếch ăn cào cào.
- Yêu cầu các nhóm còn lại đối chiếu kết quả của + Con rắn ăn con ếch.
nhóm mình và nhận xét kết quả của các nhóm trên - Chú ý quan sát.
bảng.

thuvienhoclieu.com Trang 94
thuvienhoclieu.com
- GV nhận xét, tuyên dương và cùng HS rút ra chuỗi - HS thực hiện.
thức ăn đúng:
- HS đối chiếu kết quả của nhóm
mình và nhận xét.

- Chú ý lắng nghe và rút ra kết kuận.

*Mở rộng: “Hãy kể tên chuỗi thức ăn có 3 hoặc 4


mắt xích mà em biết.”

*Mở rộng:
+ Muỗi là thức ăn của con thằn lằn,
con thằn lằn là thức ăn của con mèo.
+ Cà rốt là thức ăn của con thỏ, con
- GV nhận xét, tuyên dương HS. thỏ là thức ăn của con cáo, con cáo
Hoạt động 6: Thực hành quan sát và lập chuỗi là thức ăn của con sư tử.
thức ăn ở môi trường nơi em sống. + Cây rau là thức ăn của sâu, con
- Mời 1 HS đọc yêu cầu. sâu là thức ăn của con chim, con
chim là thức ăn của con đại bàng.
- Chú ý lắng nghe.
- GV chia lớp thành các nhóm 4 và phát cho HS
phiếu học tập.
PHIẾU HỌC TẬP - 1 HS đọc yêu cầu: “Quan sát các
Nhóm … sinh vật ở môi trường xung quanh,
a) Các loại sinh vật quan sát được: viết chuỗi thức ăn với các sinh vật
Lá cây hoa hồng đó”.
- Chú ý lắng nghe và nhận phiếu học
b) Mối liên hệ thức ăn của các loài sinh tập.
vật:
+ VD: Lá cây hoa hồng là thức ăn của

thuvienhoclieu.com Trang 95
thuvienhoclieu.com
sâu.
+
c) Chuỗi thức ăn:
1) ………→…….…→…...…→………
2) ………→…….…→…...…→………

- GV yêu cầu HS chuẩn bị vở, bút, phiếu học tập, mũ


để chuẩn bị đi quan sát ngoài sân trường.
- GV phổ biến nhiệm vụ trong phiếu học tập
và yêu cầu HS thực hiện: “Quan sát môi trường nơi
em đang sống có những sinh vật nào để hoàn thành
phiếu học tập.”
- Chú ý lắng nghe và thực hiện.
- GV tổ chức cho HS đi quan sát ngoài sân trường.
- Chú ý lắng nghe.
- GV tổ chức cho HS chia sẻ sản phẩm phiếu học tập
với các bạn trong lớp.
- GV cùng HS nhận xét và chỉnh sửa các lỗi chưa
chính xác trong phần chia sẻ của các nhóm (nếu có). - HS nghiêm túc và tích cực thực hiện
- GV đặt câu hỏi: quan sát, ghi chép, phân tích.
+ Trong tự nhiên có nhiều chuỗi thức ăn, phần lớn - HS chia sẻ.
các chuỗi thức ăn bắt đầu bằng sinh vật nào?
- Chú ý lắng nghe và nhận xét.
+ Sinh vật đứng trước và sinh vật đứng sau có liên
quan gì với nhau trong mối liên hệ về thức ăn?
- GV nhận xét, tuyên dương và cùng HS rút ra kết - Chú ý lắng nghe và trả lời:
luận: Chuỗi thức ăn gồm các sinh vật được sắp xếp +Trong tự nhiên có nhiều chuỗi thức
theo thứ tự: Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh ăn, phần lớn các chuỗi thức ăn bắt
vật đứng sau. đầu bằng thực vật.
* Hoạt động tiếp nối: + Sinh vật đứng trước là thức ăn của
- GV yêu cầu HS về nhà quan sát môi trường sống sinh vật đứng sau.
xung quanh nơi ở và viết hai chuỗi thức ăn có từ 3 - Chú ý lắng nghe, rút ra kết luận và

thuvienhoclieu.com Trang 96
thuvienhoclieu.com
mắt xích trở lên bắt đầu bằng thực vật. nhắc lại.
- Ôn lại bài cũ và chuẩn bị bài cho tiết sau.

- Chú ý lắng nghe và thực hiện.

- Chú ý lắng nghe và thực hiện.


IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

KHOA HỌC

CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

BÀI 23: VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT TRONG CHUỖI THỨC ĂN

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT


Bài học này góp phần hình thành, phát triển cho học sinh các năng lực và phẩm chất sau:

1. Năng lực đặc thù


- Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho con người
và động vật.

- Phân tích được một số trường hợp điển hình về mối quan hệ giữa hoạt động của con người
với các mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

- Quan sát sinh vật qua tranh ảnh và ở môi trường xung quanh để phát hiện vai trò của thực
vật trong các chuỗi thức ăn

2. Năng lực chung

thuvienhoclieu.com Trang 97
thuvienhoclieu.com
- Năng lực tự chủ và tự học: Chú ý học tập, tự giác tìm hiểu vai trò quan trọng của thực vật
đối với việc cung cấp thức ăn cho con người và động vật..

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Nhận biết và giải thích được ở mức độ đơn giản về
mối quan hệ giữa hoạt động của con người với các mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình trong hoạt động nhóm, có khả
năng trình bày trước lớp

3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cuộc sống.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC


1. Gv: Các hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa , máy tính, ti vi
2. HS: Vở bài tập khoa học 4

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC


Hoạt động của GV Hoạt động của HS
TIẾT 1
I.KHỞI ĐỘNG
*Mục tiêu:
- Tạo không khí hứng khởi trước giờ học.
*Cách thực hiện:
- GV cho cả lớp quan sát xung quang trường và - HS vận động và hát theo bài hát.
đặt câu hỏi:
+ Hãy cho biết cây xanh có lợi ích gì cho con - HS trả lời.
người và động vật ? +cung cấp ô xi, làm cho môi trường xanh
sạch hơn.
- GV dẫn dắt vào bài mới: “vai trò của thực vật - HS lắng nghe.
trong chuỗi thức ăn ”
II.khám phá kiến thức mới
1,Thực vật cung cấp thức ăn cho con người và động vật :
HĐ 1: Xác định vai trò của thực vật trong chuỗi thức ăn qua việc cung cấp thức ăn cho
con người và động vật
* Mục tiêu: Trình bày được vai trò quan trọng của thực vật đối với việc cung cấp thức ăn cho

thuvienhoclieu.com Trang 98
thuvienhoclieu.com
con người và động vật.

*Cách tiến hành:


Bước 1: Làm việc cả nhân
HS chỉ và nói tên các loại thức ăn của con - HS quan sát tranh trong sgk và nói tên
người có nguồn gốc từ thực vật ở hình 1 trang các loại thức ăn có nguồn gốc từ thực vật :
94 SGK; đồng thời quan sát hình 2, 3 trang 95 lúa, ngô, khoai, sắn, rau củ quả ,….
SGK để nhận xét vị trí của thực vật trong các - Vị trí của thực vật là rất quan trọng, có
chuỗi thức ăn trong các hình đó. thực vật mới tạo ra các loài động vật.
Bước 2: Làm việc nhóm
HS chia sẻ kết quả làm việc cá nhân với các bạn - Hs chia sẻ bài của mình trong nhóm bàn
trong nhóm. Sau đó, nhóm trưởng điều khiển đôi, sau đó chia sẻ theo nhóm 4 ( nhóm
các bạn thảo luận để trả lời câu hỏi: “Nếu số trưởng điều khiển )
lượng thực vật bị suy giảm thì những sinh vật - Nếu thực vật bị giảm sút thì những sinh
trong chuỗi thức ăn trên bị ảnh hưởng như thế vật trong chuỗi thức ăn trên cũng sẽ bị ảnh
nào?” hưởng nghiêm trọng,….
Bước 3: Làm việc cả lớp
– Đại diện một số nhóm trình hài kết quả làm - 1 nhóm đại diện lên trình bày
việc trước lớp - Hs lắng nghe, chia sẻ bài
- GV nhận xét và bổ sung (nếu có) và chốt. - Hs lắng nghe
Tiết 2
HĐ2: Khám phá mối quan hệ giữa hoạt
động của con người đối với chuỗi thức ăn
trong tự nhiên
* Mục tiêu: Phân tích được một trường hợp
điển hình về mối quan hệ giữa hoạt động của
con người với các mắt xích của chuỗi thức ăn
trong tự nhiên.
- Bước 1: Làm việc cá nhân - HS thực hiện đọc thông tin và quan sát các
HS đọc thông tin và quan sát các hình 4 – 6 hình trong sgk.
trang 95, 96 SGK.
Bước 2: Làm việc cả lớp ( sắm vai ) - 2-3 em đóng vai người dân kể lại câu

thuvienhoclieu.com Trang 99
thuvienhoclieu.com
- Một vài HS xung phong đóng vai một người chuyện.
dân trong làng kể lại câu chuyện ở trang 95 và
96 SGK với các bạn trong lớp - Hs lắng nghe.
- GV nhận xét, tuyên dương HS
- GV yêu cầu HS đặt ra các câu hỏi để phân
tích sâu về câu chuyện.
Gợi ý một số câu hỏi dưới đây:
(1)Vì sao bò bắt đầu cho ít sữa?
(2) Vì sao cỏ giảm đi? - HS lắng nghe.
(3) Vì sao chuột xuất hiện nhiều lên? (Gợi ý:
(I) Vì cỏ trên cánh đồng giảm đi. (2) Vì
chuột xuất hiện nhiều lên, ăn hết nhiều có.
(3) Vì cú đã bị dân làng đuổi đi, không có ai
săn bắt chuột.)
– Tiếp theo, GV yêu cầu HS suy nghĩ và trả - Hs suy nghĩ và trả lời câu hỏi
lời các câu hỏi và viết vào vở bài tập
(Gợi ý đáp án:
Câu 1 trong logo hỏi trang 96 SGK (tương ứng
câu 3a Bài 23 VBT): Cỏ -> Chuột ->Cú - HS thực hiện.
Dân làng đã phá huỷ mắt xích thứ ba trong
chuỗi thức ăn (cú đã bị đuổi đi). Hậu quả của
việc đó là chuột phát triển, ăn hết nhiều cỏ. - Đại diện một số em trình bày bài làm
Đàn bò thiếu cỏ ăn nên gầy đi và cho ít sữa. cácbạn còn lại nhận xét và bổ sung (nếu có).
Câu 2.: Để giữ cân bằng chuỗi thức ăn trên,
dân làng cần phải để cú quay trở lại sinh sống
trong những hốc cây ở bìa rừng.) - HS lắng nghe.
- GV nhận xét và bổ sung (nếu có).
Tiết 3
III.LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
HĐ3: Xác định những việc cần làm để giữ
cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên
* Mục tiêu: Làm được một số việc để góp

thuvienhoclieu.com Trang 100


thuvienhoclieu.com
phần giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự
nhiên
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc nhóm
– Nhóm trưởng điều khiển các bạn “Nêu - HS thực hiện theo nhóm (4 bạn )
những việc làm để giữ cân bằng chuỗi thức ăn Nêu ra những việc làm cần làm giúp cân
trong tự nhiên” dựa vào gợi ý trong sơ đồ “Giữ bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên ( bảo vệ
cân bằng chuỗi thức ăn” trang 96 SGK. – GV rừng, động vật hoang dã, bảo vệ môi
hỗ trợ các nhóm HS (nếu cần). Dưới đây là trường,… )
một số gợi ý:
+ Bảo vệ động vật hoang dã.
+ Tiêu dùng tiết kiệm.
Bước 2: Làm việc cả lớp
-Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm - 1-2 Hs báo cáo trước lớp
việc trước lớp. -Hs lắng nghe và chia sẻ bài cùng bạn.
-Tiếp theo, GV yêu cầu HS thực hiện yêu cầu - Hs lập danh sách những việc em làm để
trong logo luyện tập, vận dụng ở trang 96 góp phần giữ cân bằng chuỗi thức ăn
SGK: “Lập danh sách những việc em sẽ làm - Hs chia sẻ bài cho bạn cùng bàn
để góp phần giữ cân bằng chuỗi thức ăn và
chia sẻ việc làm đó với các bạn”.
-Gv nhận xét và kết luận
Hoạt động 4: Vận động những người xung
quanh cùng tham gia giữ cân bằng chuỗi
thức ăn trong tự nhiên
* Mục tiêu: Vận động được gia đình cùng thực
hiện giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự
nhiên.
* Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo cặp - Hs làm bài theo cặp (nói với bạn về việc
HS quan sát các hình 7 – 9 trang 97 SGK và làm của mình vận động gia đình giúp giữ
nói với nhau về việc các bạn đã làm để vận cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên)
động gia đình cùng tham gia giữ cân bằng

thuvienhoclieu.com Trang 101


thuvienhoclieu.com
chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
Bước 2: Làm việc cả lớp
– Đại diện một số cặp báo cáo kết quả làm - Đại diện 1-2 em báo cáo trước lớp
việc trước lớp. - Cả lớp lắng nghe, bổ sung
(Gợi ý: Hình 7: Vận động gia đình không sử
dụng động vật hoang dã làm thức ăn, làm
thuốc,... Hình 8: Viết khẩu hiệu tuyên truyền
bảo vệ rừng. Hình 9: Cùng các thành viên
trong gia đình trồng cây.)
– GV tuyên dương những HS đã có việc làm -Hs lắng nghe
thiết thực để vận động gia đình cùng tham gia
giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung kiến thức cốt
lõi ở cuối trang 97 SGK. -1 em đọc lại nội dung bài
IV. Củng cố- dặn dò :
- Gv cho 1-2 em nhắc lại nội dung bài học và
nêu cảm nhận sau tiết học -2 Hs nhắc lại nội dung và nêu cảm nhận
- Nhắc nhở các em chuẩn bị bài học tiếp theo
-Hs lắng nghe

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

............................................................................................................................................................

thuvienhoclieu.com Trang 102


thuvienhoclieu.com
CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Sinh vật và môi trường.
- Đưa ra được cách cách ứng xử khi gặp người xả rác ra môi trường
- Củng cố kĩ năng trình bày, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện tìm hiểu, hệ thống lại các kiến
thức về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt
động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được cách xử lí tình huống hợp lí khi gặp
người xả rác ra môi trường.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cuộc sống. Có trách
nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu, hệ thống lại các
kiến thức liên quan đến chủ đề Sinh vật và môi trường..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
2. 1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: : Các hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa , máy
tính, ti vi
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Vở bài tập khoa học 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. MỞ ĐẦU

* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.
* Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS hát theo bài hát “ Bắc kim - Cả lớp hát và vận động theo bài hát.
thang” trên tivi
- GV đặt câu hỏi dẫn dắt vào bài:

thuvienhoclieu.com Trang 103


thuvienhoclieu.com
Trong bài hát các em vừa xem có những con vật - Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi:
nào? Chúng có liên quan gì với nhau không nhỉ?
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới:
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI
TRƯỜNG
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc - Chú ý lắng nghe và nhắc lại.
lại.
Hoạt động 1: Viết chuỗi thức ăn
Chơi trò chơi “Ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu:
- Hệ thống lại các kiến thức về chuỗi thức ăn.
- Củng cố kĩ năng trình bày, chia sẻ thông tin.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cả lớp - HS quan sát hình 1trang 98 SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình 1 trang 98 SGK - 1 HS đọc yêu cầu bài tập
và gọi 1 HS đọc yêu câu của bài tập.

Hỏi :
1. Trong hình vẽ những gì?
- Chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi và tiến
2. Dựa vào các thực vật và động vật có ở hình 1
hành thực hiện theo yêu cầu.
trang 98 SGK hãy viết ra chuỗi thức ăn có từ
3 mắc xích trở lên vào vở bài tập.
Bước 2: Làm việc nhóm 6
Lần lượt từng HS chia sẽ chuỗi thức ăn của mình
- HS chia sẻ bài của mình trong nhóm bàn
cho cả nhóm nghe, yêu cầu trưởng nhóm điều
đôi, sau đó chia sẻ theo nhóm 6 ( nhóm
khiển các bạn trong nhóm

thuvienhoclieu.com Trang 104


thuvienhoclieu.com
Lưu ý: GV trợ giúp, hướng dẫn HS kịp thời khi trưởng điều khiển )
gặp khó khăn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “ Ai nhanh, ai
đúng”. Trong cùng một thời gian, dựa vào các
thực vật và động vật có ở hình 1 trang 98 SGK,
nhóm nào viết đúng và nhiều chuỗi thức ăn có từ
3 mắc xích trở lên là thắng.
Các nhóm tham gia tích cực
Viết chuỗi thức ăn có từ ba mắt xích trở
lên dựa trên các thực vật, động vật trong
hình:
Ví dụ:
1. Rong biển -> Tôm -> Gà -> Cáo -> Đại
bàng.
2. Rong biển -> Tôm -> Gà -> Rắn -> Đại
bàng.
3. Cỏ -> Dế mèn -> Gà -> Cáo -> Đại
bàng.
4. Cỏ -> Dế mèn -> Gà -> Rắn -> Đại
bàng.
5. Cỏ -> Thỏ -> Cáo -> Đại bàng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm nào nhanh và
có).
đúng nhất
- Chú ý lắng nghe.
- Kết thúc trò chơi, GV dành thời gian cho HS
xem lại bài làm của mình và bổ sung vào vở bài
tập( nếu có sai sót)
B. KẾT THÚC
GV củng cố lại kiến thức đã học bằng cách cho học sinh chơi trò chơi “ Ong nhỏ và mật hoa”
- Gv cho HS nêu cảm nhận sau tiết học
- Nhắc nhở các em chuẩn bị bài học tiếp theo

thuvienhoclieu.com Trang 105


thuvienhoclieu.com
IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM( chơi trò chơi: Ong nhỏ và mật hoa)
Câu 1: Mỗi sinh vật trong chuỗi thức ăn được gọi là
A. Mắt xích. B. Thực vật. C. Động vật. D. Vi sinh vật.
Câu 2: Thức ăn của con người có nguồn gốc từ thực vật là?
A. Các loại lương thực B. Các loại rau, củ C. Các loại quả D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3: Chuỗi thức ăn được sắp xếp theo thứ tự
A. Sinh vật đứng trước là thức ăn của sinh vật đứng sau.
B. Sinh vật đứng sau là thức ăn của sinh vật đứng trước.
C. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là thực vật, cuối dùng là động vật.
D. Sinh vật đầu tiên luôn luôn phải là động vật, cuối cùng là thực vật.
Câu 4: Đâu là các loại thức ăn thuộc nhóm rau củ?
A. Cà chua, trứng, lạc, ngô.
B. Cà chua, cải bắp, súp lơ, rau muống.
C. Hạnh nhân, rau muống, ngô.
D. Gạo, ngô, khoai tây, khoai lang.
Câu 5: Cáo ăn gà, gà ăn dế mèn. Chuỗi thức ăn nào sau đâu mô tả chính xác mỗi
quan hệ này?
A. Gà → dế mèn → Cáo.
B. Cáo → dế mèn → gà.
C. Dế mèn → gà → cáo.
D. Cáo → gà → dế mèn.
Câu 6: Trong chuỗi thức ăn, mắt xích đầu tiên thường là?
A. thực vật B. động vật C. vi sinh vật D. nấm
Câu 7: Đâu không thể là mắt xích liền sau của “con gà”?
A. Con vịt B. Con hổ C. Con báo D. Con sư tử
Câu 8: Cỏ là thức ăn của?
A. Hầu hết các côn trùng B. Một số loài gia súc

thuvienhoclieu.com Trang 106


thuvienhoclieu.com
C. Một số loài gia cầm D. Tất cả đều đúng
Câu 9: Cho chuỗi thức ăn như sau, sinh vật đứng đầu chuỗi thức ăn là?

A. Thực vật phù du B. Động vật phù du


C. Ấu trung tôm D. Cá chép
Câu 10: Cho các sinh vật sau: "Lạc, rắn, chuột, diều hâu". Em hãy sắp xếp tất cả
thành một chuỗi thức ăn?
A. Lạc → chuột → rắn → diều hâu
B. Lạc → chuột → diều hâu → rắn
C. Lạc → chuột → rắn
D. Lạc → rắn → diều hâu

thuvienhoclieu.com Trang 107


thuvienhoclieu.com
CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
1. Năng lực đặc thù
- Hệ thống lại những kiến thức đã học về chủ đề Sinh vật và môi trường.
- Đưa ra được cách cách ứng xử khi gặp người xả rác ra môi trường
- Củng cố kĩ năng trình bày, phân tích vấn đề và xử lí tình huống.
2. Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học: Chú ý học tập, tự giác thực hiện tìm hiểu, hệ thống lại các kiến
thức về chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Tích cực, sôi nổi và nhiệt tình thảo luận trong các hoạt
động nhóm.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đưa ra được cách xử lí tình huống hợp lí khi gặp
người xả rác ra môi trường.
3. Phẩm chất
- Phẩm chất trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh cuộc sống. Có trách
nhiệm khi tham gia các hoạt động nhóm.
- Phẩm chất chăm chỉ: Có tinh thần chăm chỉ học tập và tự giác tìm hiểu, hệ thống lại các
kiến thức liên quan đến chủ đề Sinh vật và môi trường..
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
3. 1. Các thiết bị dùng chung cả lớp: : Các hình ảnh minh họa trong sách giáo khoa , máy
tính, ti vi
2. Các thiết bị dùng để HS thực hành theo nhóm, cá nhân: Vở bài tập khoa học 4
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
A. KHỞI ĐỘNG
* Mục tiêu
- Tạo cảm xúc vui tươi trước khi vào tiết học.
* Cách tiến hành
- Tổ chức cho HS chơi trò chơi “ HỘP QUÀ BÍ - Cả lớp tích cực tham gia trò chơi
MẬT” - Chú ý lắng nghe và trả lời câu hỏi
- GV nhận xét và tuyên dương.
- GV dẫn dắt vào bài mới:

thuvienhoclieu.com Trang 108


thuvienhoclieu.com
ÔN TẬP CHỦ ĐỀ 6: SINH VẬT VÀ MÔI
TRƯỜNG( TIẾT 2)
- GV viết tựa bài lên bảng và yêu cầu HS nhắc - Chú ý lắng nghe và nhắc lại.
lại.
Hoạt động 2: ĐÓNG VAI
Mục tiêu:
- Cách ứng xử khi gặp người xả rác ra mội trường.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc cá nhân - HS quan sát hình 2 trang 98 SGK
- GV yêu cầu HS quan sát hình 2 trang 98 SGK - 1 HS đọc yêu cầu bài tập
và gọi 1 HS đọc yêu câu của bài tập.

Hỏi :
3. Trong hình vẽ những gì? - Chú ý lắng nghe, trả lời câu hỏi và tiến

4. Em hãy viết ý kiến của mình vào vở bài tập. hành thực hiện theo yêu cầu của GV.

Bước 2: Làm việc nhóm


GV yêu cầu trưởng nhóm điều khiển các bạn - HS chia sẻ bài của mình trong nhóm
trong nhóm lần lượt từng HS đưa ra cách xử lí sau đó cử 4 bạn đóng vai trước lớp xử lí
tình huống và giải thích vì sao em lại đưa ra cách tình huống trên.
xử lí như thế và cùng nhau đóng vai chuẩn bị
trình bày trước lớp.
Lưu ý: GV có thể xuống các nhóm hướng dẫn
HS kịp thời khi gặp khó khăn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
Các nhóm tham gia tích cực
GV tổ chức cho HS lên đóng vai trước lớp.
- Các nhóm nhận xét và bổ sung cho nhau
- Chú ý lắng nghe.
- GV nhận xét, góp ý cho từng nhóm

thuvienhoclieu.com Trang 109


thuvienhoclieu.com
B. ĐÁNH GIÁ
GV có thể đánh giá và cho điểm một vài HS ở cả 2 hoạt động trong bài.
- Gv cho HS nêu cảm nhận sau tiết học
- Nhắc nhở các em chuẩn bị bài học tiếp theo

IV. ĐIỀU CHỈNH SAU BÀI DẠY


.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
NỘI DUNG TRẮC NGHIỆM( Chơi trò chơi: HỘP QUÀ BÍ MẬT)
Câu 1: Trong chuỗi thức ăn, mắt xích đầu tiên thường là?
A. thực vật B. động vật C. vi sinh vật D. nấm
Câu 2: Đâu không thể là mắt xích liền sau của “con gà”?
A. Con vịt B. Con hổ C. Con báo D. Con sư tử
Câu 3: Cỏ là thức ăn của?
A. Hầu hết các côn trùng B. Một số loài gia súc
C. Một số loài gia cầm D. Tất cả đều đúng
Câu 4: Thực vật không phải là thức ăn của
A. bò. B. gà. C. báo. D. con người.
Câu 5: Cho các sinh vật sau: "Lạc, rắn, chuột, diều hâu". Em hãy sắp xếp tất cả
thành một chuỗi thức ăn?
A. Lạc → chuột → rắn → diều hâu
B. Lạc → chuột → diều hâu → rắn
C. Lạc → chuột → rắn
D. Lạc → rắn → diều hâu
Câu 6: Hãy điền sinh vật phù hợp vào mắt xích còn thiếu trong chuỗi thức ăn sau
Rong → Ốc → ....... → Rắn
A. Con người. B. Chó. C. Diều hâu. D. Ếch.
Câu 7: Nếu thực vật mất đi, không tồn tại thì chuỗi thức ăn sẽ?
A. Vẫn bình thường, không thay đổi B. Mất cân bằng hoặc biến mất
C. Mất đi một mắt xích D. Không kết luận được

thuvienhoclieu.com Trang 110


thuvienhoclieu.com
Câu 8: Cho hình ảnh về chuỗi thức ăn sau, nếu số lượng rắn suy giảm do bị khai
thác làm thuốc sẽ dẫn đến điều gì?

A. Số lượng chuột tăng B. Số lượng khoai tây giảm


C. Cả A và B đều đúng D. Cả A và B đều sai
Câu 9: Vì sao khi số lượng cú giảm thì số lượng chuột tăng?
A. Vì cú là thức ăn của chuột.
B. Vì chuột là thức ăn của cú.
C. Vì cú làm chuột không thể sinh sôi phát triển.
D. Tất cả đáp án trên đều sai.
Câu 10: Việc làm nào sau đây không giữ cân bằng chuỗi thức ăn trong tự nhiên?
A. Không sử dụng động vật hoang dã làm thức ăn, thuốc.
B. Trồng nhiều cây xanh.
C. Bảo vệ môi trường rừng.
D. Xả rác thải chưa qua xử lí ra môi trường.

thuvienhoclieu.com Trang 111

You might also like