You are on page 1of 1

BÀI LÀM

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM


1.B 2.D 3.A 4.D 5.B 6.A 7.B 8.A
9.D 10.C 11.D 12.B 13.C 14.A 15.D 16.D
II.PHẦN TỰ LUẬN
1.– Trái Đất hình cầu nên khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế, cần có đường
chuyển ngày quốc tế.
– Người ta quy định lấy kinh tuyến 180° qua giữa múi giờ số 12 ở Thái Bình Dương
làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến
180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến
180l) thì tăng thêm một ngày lịch.
2. .*Nội dung chính của thuyết kiến tạo mảng:
- Vỏ Trái đất trong quá trình hình thành đã bị gãy vỡ, tách ra thành những mảng
cứng gọi là mảng kiến tạo.
- Toàn bộ bề mặt Trái đất (gồm vỏ Trái đất và phần trên của lớp manti) được chia
thành 7 mảng lớn và một số mảng nhỏ. Mỗi mảng kiến tạo vừa có vỏ lục địa, vừa
có vỏ đại dương, riêng mảng Thái Bình Dương chỉ có vỏ đại dương. Các mảng
kiến tạo nhẹ, nổi trên lớp vật chất quánh dẻo thuộc phần trên của lớp manti và
dịch chuyển trên lớp này do hoạt động của các dòng đối lưu vật chất quánh dẻo
và có nhiệt độ cao trong lớp manti trên. Trong khi dịch chuyển, các mảng kiến
tạo có thể tách rời nhau hoặc xô vào nhau.
*Theo học thuyết kiến tạo mảng, sự hình thành của dãy Himalaya là kết quả của
sự va chạm lục địa giữa mảng Ấn-Úc và mảng Á-Âu.

3. Lượng mưa phân bố không đều theo vĩ độ.


- Khu vực Xích đạo lượng mưa nhiều nhất do khí áp thấp, nhiệt độ cao; khu vực
chủ yếu là đại dương và rừng xích đạo ẩm ướt, nước bốc hơi mạnh.

- Hai khu vực chí tuyến mưa ít do khí áp cao, tỉ lệ diện tích lục địa tương đôi lớn.

- Hai khu vực ôn đới mưa trung bình, khí áp thấp, có gió Tây ôn đới từ biển thổi
vào.

- Hai khu vực địa cực mưa ít nhất, do khí áp cao, do không khí lạnh, nước không
bốc hơi lên được.

You might also like