You are on page 1of 5

BÀI TẬP VỀ CÔNG THỨC XÁC SUẤT (BUỔI 2)

Ví dụ 1: Cho một lô đựng sản phẩm trong đó có 3 chính phẩm và 2 phế phẩm. Lấy ngẫu nhiên 2
lần mỗi lần một sản phẩm không hoàn lại. Tính xác suất để lấy được 2 chính phẩm.
Ví dụ 2: Một người có 10 chìa khóa giống hệt nhau, trong đó có 3 chìa thật, 7 chìa giả. Người đó
mở khóa và thử từng chia, chìa nào không mở được thì loại ra. Tìm xác suất để người đó mở được
cửa ở lần mở thứ 3.
Ví dụ 3: Một lô thuốc tiêm cùng loại có 100 hộp thuốc, trong đó có 10 hộp bị mờ nhãn. Kiểm tra
liên tiếp không hoàn lại 4 hộp thuốc. Nếu có ít nhất một hộp thuốc bị mờ nhãn thì lô thuốc không
được nhận. Tính xác suất để lô thuốc được nhận.
Ví dụ 4: Có 3 xí nghiệp cung ứng khẩu trang y tế cho một bệnh viện, biết tỷ lệ khẩu trang không
đạt chuẩn của các xí nghiệp tương ứng là: 10%, 20%, và 15%. Chọn ngẫu nhiên và độc lập mỗi
xí nghiệp 1 khẩu trang. Tính xác suất
a. Có đúng một khẩu trang không đạt chuẩn?
b. Có ít nhất một khẩu trang không đạt chuẩn?
Ví dụ 5: Khả năng xuất hiện của một loại vi trùng trong một thí nghiệm là 10%. Một cán bộ
nghiên cứu làm từng thí nghiệm cho đến khi phát hiện được vi trùng thì thí nghiệm thành công
và dừng. Tính xác suất cán bộ nghiên cứu đó thành công trong thí nghiệm thứ 10?
Ví dụ 6: Khả năng xuất hiện của một loại vi trùng trong một thí nghiệm là 10%. Một cán bộ
nghiên cứu được cấp kinh phí để làm tối đa 10 thí nghiệm; cán bộ đó làm từng thí nghiệm cho
đến khi phát hiện được vi trùng thì thí nghiệm thành công, hoặc hết kinh phí thì dừng. Tính xác
suất cán bộ nghiên cứu đó phải làm 10 thí nghiệm?
Ví dụ 7: Một loại sản phẩm của một xí nghiệp có tỷ lệ kém chất lượng là 5%. Kiểm tra một lô
sản phẩm gồm 15 hộp, người ta kiểm tra lần lượt từng hộp, nếu tất cả đều tốt thì lô sản phẩm đó
được chấp nhận, ngược lại nếu phát hiện một sản phẩm kém chất lượng thì dừng kiểm tra và cả
lô sản phẩm đó không được chấp nhận.
a. Tính xác suất cả 15 hộp trong lô sản phẩm đó đều được kiểm tra?
b. Tính xác suất cả 15 hộp trong lô thiết bị đó đều được kiểm tra và lô thiết bị không được chấp
nhận?
Ví dụ 8: Có 3 hộp đựng sản phẩm bề ngoài giống nhau:
Hộp 1 có 10 sản phẩm trong đó có 6 chính phẩm và 4 phế phẩm.
Hộp 2 có 15 sản phẩm trong đó có 10 chính phẩm và 5 phế phẩm.
Hộp 3 có 20 sản phẩm trong đó có 15 chính phẩm và 5 phế phẩm.
Lấy ngẫu nhiên một hộp và từ đó lấy ngẫu nhiên một sản phẩm. Tìm xác suất để được chính
phẩm.
Ví dụ 9: Có 2 hộp đựng sản phẩm: Hộp 1 có 10 sản phẩm trong đó có 9 chính phẩm
Hộp 2 có 20 sản phẩm trong đó có 18 chính phẩm.
Từ hộp 1 lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm bỏ sang hộp thứ 2, sau đó từ hộp 2 lấy ngẫu nhiên ra 1 sản
phẩm. Tính xác suất để sản phẩm lấy ra từ hộp 2 là chính phẩm.
Ví dụ 10: Một xí nghiệp có hai phân xưởng sản xuất: Phân xưởng A sản xuất toàn sản phẩm loại
I; Phân xưởng B có số sản phẩm loại I gấp 4 lần sản phẩm loại II. Chọn ngẫu nhiên một phân
xưởng và chọn ngẫu nhiên một sản phẩm của phân xưởng đó.
a. Tính xác suất để sản phẩm được chọn ra đó là loại I?
b. Tính xác suất để sản phẩm được chọn ra đó là loại II?
Ví dụ 11: Kiểm tra y tế một nhóm 200 người khách du lịch, được biết trong đó có: 34 người mới
tiêm 01 mũi vắc xin phòng dịch, 96 người đã tiêm 02 mũi vắc xin phòng dịch và 70 người đã tiêm
đủ 03 mũi vắc xin phòng dịch.
Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh với những người mới tiêm 01 mũi vắc xin phòng dịch là
40%, với những người đã tiêm 02 mũi vác xin phòng dịch là 20% và với những người đã tiêm đủ
03 mũi vắc xin phòng dịch là 1%.
a. Tính tỷ lệ nhiễm bệnh của nhóm người đó?
b. Tính tỷ lệ những người không bị nhiễm bệnh trong nhóm đó?
Ví dụ 12: Thống kê tại một phòng khám ta thấy: Trong số những người được chẩn đoán là có
bệnh thì chỉ có 90% là có bệnh thật, còn 10% thực sự không có bệnh; và trong số những người
được chẩn đoán là không có bệnh thì có 80% không có bệnh, còn 20% thực tế vẫn có bệnh mà
không được phát hiện ra. Trong một ngày phòng khám đó có tỷ lệ người khám được chẩn đoán
có bệnh là 83%
a. Tỷ lệ những người khám hôm đó có bệnh là bao nhiêu?
b. Tỷ lệ những người khám hôm đó không có bệnh là bao nhiêu?
Ví dụ 13: Một bộ kit xét nghiệm có tỷ lệ 99% những người nhiễm virus cho kết quả dương tình,
chỉ có 1% cho kết quả âm tính; và có 98% những người không nhiễm virus cho kết quả âm tính,
nhưng có 2% vẫn cho kết quả dương tính. Theo thống kê thì trong số những người được xét
nghiệm có 0,5% bị nhiễm virus.
a. Tính xác suất một người được xét nghiệm cho kết quả dương tính?
b. Tính xác suất một người được xét nghiệm cho kết quả âm tính?
Ví dụ 14: Một loại dược phẩm được 3 phân xưởng sản xuất.
Phân xưởng I sản xuất được 50% số sản phẩm, trong đó có 90% đạt tiêu chuẩn.
Phân xưởng II sản xuất được 30% số sản phẩm, trong đó có 95% đạt tiêu chuẩn.
Phân xưởng III sản xuất được 20% số sản phẩm, trong đó có 98% đạt tiêu chuẩn.
Lấy ngẫu nhiên một sản phẩm:
a) Tính xác suất để sản phẩm lấy ra đạt tiêu chuẩn.
b) Biết sản phẩm lấy ra là đạt tiêu chuẩn, tính xác suất để sản phẩm đó do phân xưởng I sản xuất
Ví dụ 15: Có 1000 bệnh nhân mắc cùng một loại bệnh, bệnh viện điều trị phương pháp 1 cho 400
bệnh nhân, phương pháp 2 cho 350 bệnh nhân, phương pháp 3 cho 250 bệnh nhân. Xác suất khỏi
bệnh khi điều trị phương pháp 1 là 95%, phương pháp 2 là 90%, phương pháp 3 là 85%. Chọn
ngẫu nhiên một bệnh nhân:
a) Tính xác suất để bệnh nhân đó khỏi bệnh.
b) Biết bệnh nhân được chọn là khỏi bệnh, tính xác suất để bệnh nhân đó được điều trị theo
phương pháp 2.
Ví dụ 16: Sinh viên Khoa Du Lịch có số nam gấp đôi số nữ. Xác suất để sinh viên nam bị cận thị
là 0,4 và xác suất để sinh viên nữ bị cận thị là 0,2. Chọn ngẫu nhiên một sinh viên.
a) Tính xác suất để sinh viên được chọn là bị cận thị.
b) Biết sinh viên được chọn là cận thị, tính xác suất để đó là sinh viên nữ.
Ví dụ 17: Thống kê tại một phòng khám ta thấy: Trong số những người được chẩn đoán là có
bệnh thì chỉ có 90% là có bệnh thật, còn 10% thực sự không có bệnh và trong số những người
được chẩn đoán là không có bệnh thì có 80% không có bệnh, còn 20% thực tế vẫn có bệnh mà
không được phát hiện ra. Trong một ngày phòng khám đó có tỷ lệ người khám được chẩn đoán
có bệnh là 83% .
a. Nếu một người có bệnh đi khám hôm đó, tính xác suất người đó được chẩn đoán đúng là có
bệnh?
b. Nếu một người có bệnh đi khám hôm đó, tính xác suất người đó được chẩn đoán sai là không
có bệnh?
c. Nếu một người không có bệnh đi khám hôm đó, tính xác suất người đó được chẩn đoán đúng
là không có bệnh?
d. Nếu một người không có bệnh đi khám hôm đó, tính xác suất người đó được chẩn đoán sai là
có bệnh?
Ví dụ 18: Kiểm tra y tế một nhóm 200 người khách du lịch, được biết trong đó có 34 người mới
tiêm một mũi vắc xin phòng dịch, 96 người đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng dịch, và 70 người đã
tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng dịch. Kinh nghiệm cho thấy tỷ lệ nhiễm bệnh với những người mới
tiêm một mũi vắc xin phòng dịch là 40%, với những người đã tiêm 2 mũi vác xin phòng dịch là
20%, và với những người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin phòng dịch là 1%.
a. Trong số những người nhiễm bệnh có bao nhiêu phần trăm tiêm một mũi vắc xin?
b. Trong số những người nhiễm bệnh có bao nhiêu phần trăm đã tiêm hai mũi vắc xin?
c. Với một người nhiễm bệnh, tính xác suất người đó đã tiêm đủ ba mũi vắc xin?
d. Với một người không bị nhiễm bệnh, tính xác suất người đó đã tiêm đủ ba mũi vắc xin?
Ví dụ 19: Một bộ kit xét nghiệm có tỷ lệ 99% những người nhiễm virus cho kết quả dương tính,
chỉ có 1% cho kết quả âm tính và có 98% những người không nhiễm virus cho kết quả âm tính,
nhưng có 2% vẫn cho kết quả dương tính. Theo thống kê thì trong số những người được xét
nghiệm có 0,5% bị nhiễm virus.
a. Nếu một người được xét nghiệm cho kết quả dương tính, tính xác suất người đó nhiễm
virus
b. Nếu một người được xét nghiệm cho kết quả dương tính, tính xác suất người đó không bị
nhiễm virus
c. Nếu một người được xét nghiệm cho kết quả âm tính, tính xác suất người đó không bị
nhiễm virus
d. Nếu một người được xét nghiệm cho kết quả âm tính, tính xác suất người đó nhiễm virus
Ví dụ 20:
Một xí nghiệp có hai phân xưởng sản xuất:
Phân xưởng A sản xuất toàn sản phẩm loại I;
phân xưởng B có số sản phẩm loại I gấp 4 lần sản phẩm loại II.
Chọn ngẫu nhiên một xí nghiệp và chọn ngẫu nhiên một sản phẩm của xí nghiệp đó, thấy đó là
sản phẩm loại I.
a. Tính xác suất để sản phẩm đó là do phân xưởng B sản xuất?
b. Tính xác suất để sản phẩm đó là do phân xưởng A sản xuất?
Ví dụ 21 : Tung đồng xu cân đối đồng chất 10 lần, tính xác suất để trong 10 lần có 4 lần xuất hiện
mặt sấp.
Ví dụ 22 : Một xạ thủ bắn lần lượt 5 viên đạn vào bia, xác suất trúng bia của mỗi viên đều bằng
nhau và bằng 0,85. Tính xác suất để trong 5 lần bắn có 3 lần người đó bắn trúng bia.
Ví dụ 23: Một bác sỹ có xác suất chẩn đoán đúng bệnh là 0,8. Có 10 người đến khám, tính xác
xuất để có nhiều hơn 7 người được chẩn đoán đúng bệnh.
Ví dụ 24:
Xác suất để mỗi trẻ em khi được tiêm phòng một loại vacxin sẽ miễn dịch là 0,98. Có 30 em được
tiêm phòng. Tính số em sẽ được miễn dịch có khả năng nhất và xác suất tương ứng.
Ví dụ 25:
Theo thống kê của một địa phương thì tỷ lệ gia đình chưa sử dụng mạng Internet là 1%. Kiểm tra
50 gia đình, tính xác suất có đúng 1 chưa sử dụng mạng Internet?
Ví dụ 26:
Một xạ thủ có xác suất bắn trúng mỗi phát là 0,8.
a. Tính xác suất để xạ thủ đó bắn 10 phát thì có 8 phát trúng?
b. Tính xác suất để xạ thủ đó bắn 10 phát thì có ít nhất 1 phát không trúng?
c. Tính xác suất để xạ thủ đó bắn 5 phát thì có 4 phát trúng?
Ví dụ 27:
Một loại văc xin phòng bệnh cho trẻ vẫn có tỷ lệ nhiễm bệnh sau khi tiêm là 1%. Một nhóm trẻ
có 5 em được tiêm phòng; tính xác suất không có em nào bị nhiễm bệnh sau khi đã tiêm phòng?
Ví dụ 28:
Cho biết trong số sản phẩm của một công ty có 85% là loại 1. Một người mua chọn ngẫu nhiên
ra lần lượt từng sản phẩm cho đến khi đủ 3 sản phẩm loại 1 thì dừng. Tính xác suất để người đó
phải chọn đến sản phẩm thứ tư?
Ví dụ 29
Cho biết trong quá trình vận chuyển các linh kiện điện tử thì tỷ lệ bị hư hỏng là 0,04%. Tính xác
suất khi vận chuyển 5000 linh kiện điện tử có không quá 1 một linh kiện bị hư hỏng?

You might also like