You are on page 1of 1

Hành vi xả chất thải trái phép ra môi trường là hành động bị nghiêm cấm theo

quy định của Điều 7 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Điều này bao gồm việc vận
chuyển, chôn, lấp, đổ, thải chất thải rắn hoặc chất thải nguy hại không tuân theo
quy trình kỹ thuật hoặc luật lệ về bảo vệ môi trường. Hành vi xả nước thải, khí thải
chưa qua xử lý đạt chuẩn chất lượng cũng bị cấm. Cũng như thực hiện các dự án
đầu tư hoặc xả thải mà chưa đáp ứng được các điều kiện quy định cho phép về bảo
vệ môi trường. Mức phạt hành chính cho hành vi xả thải trái phép Mức phạt hành
chính cho hành vi xả thải trái phép ra môi trường được quy định theo Điều 4 của
Nghị định 155/2016/NĐ-CP. Theo đó: Cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trong lĩnh
vực bảo vệ môi trường có thể bị: cảnh cáo hoặc phạt tiền tới 1.000.000.000 VNĐ
đối với cá nhân và tổ chức là tới 2.000.000.000 VNĐ. Có các hình phạt bổ sung
ngoài phạt tiền như sau: Tước quyền sử dụng giấy phép xử lý chất thải nguy hại
hoặc giấy phép xả thải khí thải công nghiệp trong một khoảng thời gian nhất định.
Tịch thu các vật phẩm, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tạm ngừng các hoạt động liên quan đến xử lý chất
thải của doanh nghiệp. Sau khi thời hạn xử lý kết thúc, các hoạt động không liên
quan vẫn được phép tiếp tục. Đồng thời, doanh nghiệp vi phạm còn có thể phải
thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả. Ví dụ: buộc phục hồi môi trường đã bị
ô nhiễm hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm và báo cáo kết quả khắc
phục theo quy định.

Trách nhiệm hình sự trong việc gây ô nhiễm môi trường Truy cứu trách nhiệm
hình sự về tội gây ô nhiễm môi trường được quy định tại Điều 235 Chương XIX
Bộ luật Hình sự 2015 về “Tội gây ô nhiễm môi trường”. Theo quy định này, doanh
nghiệp có hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường có thể bị trừng phạt tùy theo tính
chất và mức độ của vi phạm. Cụ thể, các hành vi như xả thải gây ô nhiễm có thể bị
phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 1 đến 5 năm. Điều này áp
dụng cho những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến môi
trường. Trách nhiệm quản lý chất thải và phế liệu không chỉ là của các cơ quan
quản lý mà còn là của mỗi chúng ta. Từ mỗi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp đến
cộng đồng. Việc xử lý chất thải một cách bền vững không chỉ giúp bảo vệ môi
trường ngay trong thời điểm hiện tại mà còn góp phần xây dựng môi trường lành
mạnh cho thế hệ sau. Mọi hành động nhỏ từ việc tái chế, tiết kiệm năng lượng cho
đến việc hạn chế xả thải đều đóng góp vào sự cân bằng của môi trường sống chung
của chúng ta.

You might also like