You are on page 1of 18

Bộ quy chuẩn xây dựng Japan

JASS 6 Công trình kết cấu thép tiền chế

Mục lục

Chương 1 Tổng quan trang


1.1Nguyên tắc và phạm vi ứng dụng.................................................................................1
12. Thuật ngữ....................................................................................................................1
1.3 Những hạng mục chung..............................................................................................5

Chương 2 Quản lý chất lượng


2.1 Nguyên tắc quản lý chất lượng...................................................................................7
2.2 Quản lý chất lượng từ phía tổng thầu.........................................................................7
2.3 Quản lý chất lượng từ phía nhà sản xuất thép tiền chế..............................................7
2.4 Quản lý chất lượng trong việc lắp dựng lại công trường............................................8

Chương 3 Vật liệu


3.1 Thép.............................................................................................................................9
3.2 Ốc................................................................................................................................10
3.3 Vật liệu hàn..................................................................................................................11
3.4 Thí nghiệm vật liệu, thí nghiệm hàn............................................................................12
3.5 Mua nguyên vật liệu, tiếp nhận, bảo quản..................................................................12

Chương 4 Gia Công


4.1 Bản vẽ gia công và bản vẽ chi tiết tỉ lệ thực................................................................13
4.2 Thước cuộn thép.........................................................................................................13
4.3 So sánh đối chiếu thép................................................................................................13
4.4 Phân biệt chủng loại thép............................................................................................13
4.5 Đánh dấu.....................................................................................................................14
4.6 Gia công cắt gọt..........................................................................................................14
4.7 Gia công vát mép........................................................................................................15
4.8 Gia công schallop........................................................................................................15
4.9 Gia công khoan lỗ........................................................................................................16
4.10 Xử lý ma sát bề mặt..................................................................................................17
4.11 Sửa chữa cong, vênh................................................................................................17
4.12 Gia công uốn.............................................................................................................18
4.13 Lắp ghép....................................................................................................................18
4.14 Hàn đính....................................................................................................................19
4.15 Các loại chi tiết phụ...................................................................................................20
4.16 Liên kết khớp gối, khớp lăn.......................................................................................20
4.17 Kiểm tra bảo dưỡng máy móc định kỳ......................................................................20
4.18 Vệ sinh, an toàn lao động..........................................................................................20

Chương 5 Hàn
5.1 Phạm vi ứng dụng.......................................................................................................21
5.2 Phê duyệt phương pháp hàn.......................................................................................21
5.3 Kỹ sư quản lý hàn........................................................................................................21
5.4 Thợ hàn và điều khiển rô bốt hàn................................................................................22
5.5 Vật liệu hàn..................................................................................................................22
5.6 Xác nhạn góc vát thép,làm sạch vật chủ.....................................................................23
5.7 Cơ bản về hàn.............................................................................................................23
5.8 Hàn tan chảy hoàn toàn..............................................................................................26
5.9 Hàn fillet.......................................................................................................................27
5.10 Hàn tan chảy 1 phần.................................................................................................27
5.11 Hàn điện xỉ ................................................................................................................28
5.12 Hàn đinh tán stad......................................................................................................28
5.13 Sửa chữa lỗi hàn.......................................................................................................28

Chương 6 Liên kết bu lông cường lực


6.1 Bu lông cường lực.......................................................................................................30
6.2 Cách sử dụng bu lông cường lực................................................................................31
6.3 Lắp bu lông cường lực................................................................................................32
6.4 Xiết bu lông cường lực................................................................................................32
5 Xác nhận phương pháp xiết bu lông cường lực............................................................37
6.6 Kiểm tra sau khi xiết....................................................................................................37
6.7 Bu lông siêu cường lực đầu tròn.................................................................................39

Chương 7 Liên kết bu lông


7.1 Phạm vi ứng dụng.......................................................................................................40
7.2 Bu lông.........................................................................................................................40
7.3 Lắp và xiết bu lông......................................................................................................41
7.4 Kiểm tra sau khi xiết....................................................................................................41

Chương 8 Sơn
8.1 Phạm vi ứng dụng.......................................................................................................43
8.2 Chủng loại sơn và phương pháp sơn.........................................................................43
8.3 Kiểm tra và sửa chữa..................................................................................................45

Chương 9 Mạ kẽm nhúng nóng


9.1 Chủng loại và chất lượng............................................................................................46
9.2 Kế hoạch và phương pháp gia công vật liệu cần mạ kẽm..........................................46
9.3 Quy trình mạ kẽm........................................................................................................47
9.4 Sửa chữa sau mạ kẽm và kiểm tra.............................................................................47
9.5 Liên kết bu lông cường lực cho vị trí mạ kẽm.............................................................48
9.6 Hàn vật liệu đã mạ kẽm...............................................................................................50
9.7 Thi công cấu kiện mạ kẽm...........................................................................................50

Chương 10 Nghiệm thu


10.1 Những hạng mục chung............................................................................................51
10.2 Nghiệm thu nội bộ.....................................................................................................52
10.3 Nghiệm thu giữa các công đoạn................................................................................52
10.4 Nghiệm thu lúc tiếp nhận sản phẩm (sản phẩm đã hoàn thành)..............................52
10.5 Nghiệm thu tại công trường.......................................................................................56

Chương 11 Vận chuyển


11.1 Phân chia sản phẩm..................................................................................................57
11.2 Kế hoạch vận chuyển................................................................................................57

Chương 12 Lắp dựng tại công trường


12.1 Phạm vi và ứng dụng................................................................................................58
12.2 Kế hoạch lắp dựng, quản lý.......................................................................................58
12.3 Cố định phần chân trụ vào móng..............................................................................58
12.4 Lắp dựng...................................................................................................................60
12.5 Độ chính xác trong lắp dựng.....................................................................................61
12.6 Các loại liên kết (bu lông cường lực, hàn) tại công trường.......................................62
12.7 Tấm lót sàn và định tán đầu tròn...............................................................................63
12.8 Hàn các chi tiết phụ...................................................................................................65
Chương 13 Phủ lớp chống cháy
13.1 Phạm vi vùng chống cháy, tính năng.........................................................................66
13.2 Vật liệu và cách thi công............................................................................................66
13.3 Kiểm tra và sửa chữa................................................................................................66

Chương 14 Các hạng mục cần ghi rõ...........................................................................68


Đính kèm 1.................................................................................................................(khuyết)
2..................................................................................................................................(khuyết)
3..................................................................................................................................(khuyết)
4..................................................................................................................................(khuyết)
5. Quy chuẩn vát mép hàn tan chảy hoàn toàn.................................................................73
6. Quy chuẩn nghiệm thu độ chính xác sản phẩm thép tiền chế......................................80
7. Quy chuẩn nghiệm thu đầu vào độ chính xác của kích thước......................................102
8. Kiểm tra phê duyệt vát mép dùng trong hàn tan chảy hoàn toàn ................................104
JASS 6 Công trình kết cấu thép tiền chế
Chương 1 Tổng quan
1.1 Phạm vi sử dụng và ứng dụng
a. Bản quy chuẩn này áp dụng cho các công trình kiến trúc, xây dựng sử dụng thép để
xây dựng tại Nhật Bản.
b. Những hạng mục cơ bản của công trình kiến trúc được quy định trong hạng mục cơ
bản của JASS 1. Tuy nhiên nếu nội dung ở đây mâu thuẫn với JASS 1, sẽ ưu tiên ở
đây (JASS 6)
c. Những quy định, quy chuẩn ngoài phạm vi quyển này vẫn có hiệu lực như quyển này.
d. Trong việc ứng dụng các hạng mục của quyển này, phải ghi rõ ứng dụng các hạng mục
nào (được ghi trong chương 14 Các hạng mục cần ghi rõ). Nếu không ghi rõ, hoặc có
phát sinh chất vấn thì phải thảo luận với người quản lý công trình dựa trên mục 1.4
Chất vấn của quyển JASS 1 này.
e. Trong trường hợp sử dụng các quy chuẩn khác quyển này dựa trên điều tra, nghiên
cứu đặc biệt thì phải đạt được sự đồng thuận của người quản lý công trình.
1.2 Thuật ngữ
Các thuật ngữ sử dụng trong quyển này
Kết cấu thép tiền Chỉ trạng thái kết cấu sử dụng thép dùng cho kết cấu xây dựng tại vị trí
chế trọng yếu trong công trình kiến trúc, xây dựng, đang hoặc đã được lắp
dựng, thi công, về nghĩ rộng là sản phẩm kết cấu thép tiêng chế.
Công trình kết Chỉ các hành vi liên quan đến việc gia công, thi công kết cấu thép tiền
cấu thép tiền chế.
chế Sản phẩm kết cấu thếp tiền chế: Chỉ các bộ phận cả kết cấu thép tiền
chế đã hoàn thành tại nhà máy sản xuất. Tuy nhiên, cũng có trường
hợp chỉ sản phẩm đang gia công hoặc sản phẩm đã hoàn thiện.
Chủ đầu tư Chỉ người có nhu cầu xây dựng công trình kiến trúc, chủ sở hữu công
trình.
Bên thiết kế Người nhận yêu cầu từ chủ đầu tư, thực hiện vẽ thiết kế.
Phía bên thiết kế Chỉ bên thiết kế lẫn chủ đầu tư.
Bản vẽ thiết kế Bao gồm bản vẽ, bản quy chuẩn, bản thuyết trình cho công trường, các
câu hỏi
Giám sát công Chỉ bên nhận sự ủy thác hoặc thay mặt nhận sự ủy thác quản lý công
trình trình được quy định trong Quy định đấu thầu của liên hiệp công trình tư
nhân
Bên thi công Chỉ người đại diện hoặc thay mặt nhận sự ủy thác thi công công trình
được ghi trong hợp đồng đấu thầu thi công. Vai trò các bên liên quan
trong công trình kết cấu thép tiền chế sơ đồ 1.1
Nhà thầu phụ Dựa trên hợp đồng với bên thi công, đảm nhiệm 1 phần công trình kết
cấu thép tiền chế
Nhà thầu kết cấu Trong các nhà thầu phụ, nhà thầu đảm nhận 1 phần việc gia công sản
thép tiền chế phẩm kết cấu thép tiền chế và thi công tại công trường. Vai trò các bên
liên quan trong công trình kết cấu thép tiền chế sơ đồ 1.1
Phía bên thi Bao gồm bên thi công và nhà thầu kết cấu thép tiền chế
công

Chủ đầ u tư Chỉ thị (Bên thiết kế)


Giá m sá t cô ng
Báo cáo
trình
Chứ ng nhậ n

Bả n vẽ
Chỉ thị
Có mặ t chứ ng kiế n

Báo cáo
Thự c hiện
Chứ ng nhậ n Bá o cá o

Chứ ng nhâ n

Bên thi công

Bả n vẽ
Chỉ thị
Nghiệm thu, kiể m tra

Thự c hiện
Bá o cá o

Chứ ng nhậ n

Nhà thầ u gia cô ng


kết cấ u thép tiền chế

Sơ đồ 1.1 Vai trò các bên liên quan trong công trình kết cấu thép tiền chế
Nhà máy sản Nhà sản xuất kết cấu thép tiền chế
xuất
Hệ thống quản lý Chỉ các hoạt động mang tính hệ thống để quản lý, chỉ huy tổ chức các
chất lượng bên thi công, nhà thầu kết cấu thép tiền chế trong việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm kết cấu thép tiền chế được yêu cầu trong bản vẽ.
Trong việc quản lý chất lượng này, bao gồm cả việc cải thiện chất
lượng, bảo hành, quản lý, lên kế hoạch, hoạch định mục tiêu, phương
châm quản lý chất lượng.
Quản lý chất Chỉ 1 phần của hệ thống quản lý chất lượng tập trung vào việc bảo
lượng đảm sản phẩm kết cấu thép tiền chế đáp ứng được yêu cầu bản vẽ đặt
ra.
Bảo hành chất Chỉ 1 phần của hệ thống quản lý chất lượng tập trung vào việc đảm
lượng bảo uy tín trong việc thỏa mãn chất lượng của sản phẩm kết cấu thép
tiền chế theo yêu cầu bản vẽ đề ra.
Chất lượng thiết Chỉ các quy chuẩn, tính năng được quy định trong bản vẽ, như là mục
kế tiêu thi công mà chủ đầu tư và thiết kế đặt ra.
Chất lượng thi Chỉ chất lượng thực tế của sản phẩm kết cấu thép tiền chế thi công
công đảm bảo chất lượng thiết kế.
Chỉ thị Chỉ những việc bên quản lý yêu cầu bên thi công hoặc bên thi công yêu
cầu bên thầu phụ thực hiện bằng lời nói hay văn bản để chỉ thị các vấn
đề về thi công, chế tác, điều tra, lên phương án, Các chỉ thị được xem
như mệnh lệnh, bên ra chỉ thị có trách nhiệm và bên nhận chỉ thị có
nghĩa vụ thực hiện.
Thảo luận Chỉ việc bên thi công công trình và bên quản lý hoặc bên thầu phụ trình
lên bên thi công các phương án, điều tra dựa theo chỉ thị hoặc bản vẽ
thiết kế yêu cầu thảo luận để đạt được kết luận sau cùng.
Báo cáo Chỉ việc bên thi công trình lên bên quản lý hoặc bên thầu phụ trình lên
bên thi công các nội dung về thi công, chế tạo dựa theo chỉ thị và bản
vẽ thiết kế. Trong việc báo cáo này, có 3 phương pháp: bằng lời nói,
bằng văn bản, giấy tờ chứng minh hoặc trình xuất của giấy tờ cần thiết.
Đồng ý Bên quản lý chấp thuận các nội dung của báo cáo, thảo luận dối với
bên nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng.
Nghiệm thu Chỉ việc điều tra, đánh giá đúng sai trong ciệc bên thi công thực hiện tại
các công đoạn hay gồm đối chiếu kỹ thuật, phương pháp, vật liệu, máy
móc, phương pháp thi công, điều kiện thi công, chất lượng, tiến dộ so
với bản vẽ thiết kế, bản vẽ thi công, bản kế hoạch thi công dựa trên
bản vẽ thiết kế.
Thực nghiệm Chỉ việc điều tra tính chất hàn, tính chất vật lý của vật liệu, tính chất vật
lý, độ bền của phần hàn, hoặc kỹ năng của thợ hàn (mục đích xác
nhận, kiểm tra lại)
Có mặt chứng Chỉ việc bên quản lý cũng có mặt chứng kiến việc thi công, nghiệm thu,
kiến thực nghiệm của bên thi công hoặc nhà thầu phụ chịu trách nhiệm
đứng ra tổ chức.
Nghiệm thu nội Chỉ việc nhà thầu kết cấu thép tiền chế tự tổ chức nghiệm thu các công
bộ đoạn , cùng khi sản phẩm hoàn thiện.
Nghiêm thu công Chỉ việc bên thi công nghiệm thu các công đoạn giữa, trong quá trình
đoạn gia công kết cấu thép tiền chế.
Nghiệm thu đầu Chỉ việc bên thi công nghiệm thu sản phẩm kết cấu thép tiền chế đã
vào hoàn thành tại nhà máy trước khi tiếp nhận sản phẩm.
Nghiêm thu sản Chỉ việc nghiệm thu sản phẩm kết cấu thép tiền chế đã hoàn thành tại
phẩm nhà máy, phân biệt với nghiệm thu nội bộ do bên nhà thầu kết cáu thép
tiên chế tự tổ chức và nghiệm thu đầu vào do bên thi công tổ chức.
Sản phẩm mua Chỉ các sản phẩm công nghiệp như thép, ốc cường lực, ốc, đinh tán,
sẵn chằng chéo ,bu lông mồi, vật liệu hàn, sơn,...sản phẩm công nghiệp là
sản phẩm của nhà thầu kết cấu thép tiền chế không tự sản xuất được
bằng các công đoạn gia công, lắp giáp, hàn của nhà máy kết cấu thép
tiền chế.
Sản phẩm đặt Chỉ các sản phẩm nhà thầu kết cấu thép tiền chế đặt các công ty trung
ngoài gianm hoặc các công ty đồng nghiệp làm giúp dưới sự quản lý của
mình. Các sản phẩm này để sản xuất nằm trong phạm vi sản xuất của
nhà thầu kết cấu thép tiền chế, nhưng được đưa ra sản xuất tại công ty
bên ngoài.
Nghiệm thu sản Trong nghiệm thu nội bộ, nhà thầu kết cấu thép tiền chế thực hiện việc
phẩm mua sẵn nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm mua sẵn.
Nghiệm thu sản Trong nghiệm thu nội bộ, nhà thầu kết cấu thép tiền chế thực hiện việc
phẩm đặt ngoài nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm đặt ngoài.
Sản phẩm đạt Công ty sản xuất đảm bảo sản phẩm đạt đúng tiêu chuẩn JIS biểu thị
chuẩn JIS các sản phẩm đó bằng
về chủng loại tên trong sản phẩm (ví dụ: SN400B) và giấy chứng
minh đạt đúng quy cách được đính kèm theo sản phẩm.
Sản phẩm đạt Chỉ các sản phẩm đạt được chứng nhận của bộ xây dựng, được xem
chuẩn bộ xây như 1 loại vật liệu xây dựng hợp pháp được quy định trong điều 37 luật
dựng xây dựng Nhật Bản.
Chứng minh sản Chỉ chung các loại giấy tờ chứng minh được phát hành bởi nhà sản
phẩm xuất, trong việc chứng minh phạm vi trách nhiệm của công ty đó trong
quy trinhg đảm bảo chất lượng sản phẩm từ khâu sản xuất của công ty
sản xuất, đến khâu xuất hàng của công ty thương mại. Tùy theo công
ty phát hành mà chứng minh quy cách sản phẩm và chứng minh nguồn
gốc sản phẩm.
Chứng minh quy Chỉ các loại giấy tờ chứng minh được ghi tên, đóng dấu mộc công ty để
cách sản phẩm chứng minh sản phẩm đạt chất lượng JIS hoặc các quy cách được
công nhận rộng rãi, hoặc phù hợp với tiêu chuẩn bộ xây dựng đưa ra.
Chứng minh Chỉ các giấy tờ copy từ chứng minh quy cách sản phẩm (bản gốc) hoặc
tương đương copy chứng minh tương đương với chứng minh nguồn gốc sản phẩm
với chứng minh được phát hành tại các công đoạn gia công trước, để đối chiếu với sản
nguồn gốc sản phẩm hiện tại trong quá trình sản xuất hiện tại, phù hợp với vật liệu
phẩm thép trong sản phẩm. Những chứng minh này cần tên công ty tại quy
trình đó, mộc công ty cũng như ngày tháng.
Chứng minh Chỉ các giấy tờ chứng minh thép được bán ra từ các công ty bán lẻ
nguồn gốc sản hoặc các công ty gia công sơ cấp (cắt, gọt, khoan lý) được đính kèm
phẩm trong chứng minh quy cách sản phẩm. Ngoài giấy tờ ghi rõ nội dung
chất lượng tại quy định công ty đang thực hiện (kích thước, hình dung
số lượng, trạng thái đầu vào sản phẩm) còn phải ghi rõ số vật liệu hàn,
tên nhà sản xuất, số chứng minh, quy cách của sản phẩm tại quy trình
quy trình trước đó vào quy định hiện tại. Trên giấy chứng minh này cần
tên công ty, dấu công ty và ngày tháng thực hiện.
Chương 10 Nghiệm thu
10.1 Các mục cơ bản
(1) Nghiệm thu sản phẩm kết cấu thép tiền chế được tiến hành tại nhà máy sản
xuất hoặc công xưởng. Nghiệm thu nhà máy dựa theo mục (2) của phần này vào 10.2
đến 10.4. Nghiệm thu tại công trường dựa theo mục 10.5 [ Nghiệm thu tại công trường]
(2) Nghiệm thu tại nhà máy sản xuất bao gồm nghiệm thu nội bộ do nhà thầu sản
xuất kết cấu thép tiền chế tiến hành trong và sau quá trình gia công, nghiệm thu vật liệu, bộ
phận giữa các công đoạn gia công do bên thi công tiến hành, và nghiệm thu khi tiếp nhận
sản phẩm khi hoàn thành quá trình sản xuất kết cấu thép tiền chế do bên thi công tiến
hành. Chi tiết được ghi tại mục 10.2 Nghiệm thu nội bộ, 10.3 Nghiệm thu giữa các công
đoạn và 10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm
(3) Nghiệm thu sản phẩm được tiến hành khi đã hoàn thành việc gia công bao
gồm nghiệm thu nội bộ và nghiện thu khi tiếp nhận sản phẩm. Nếu không có chỉ thị đặc
biệt, các mục nghiệm thu bao gồm: nghiệm thu kích thước, mối nối , ngoại quan mặt cắt và
bề mặt vật liệu, ngoại quan đường hàn, lõi bên trong đường hàn, hàn định tán stad, xiết
bulong cường lực tại nhà máy, các chi tiết phụ, nghiệm thu sơn , tiến độ và các mục liên
quan đến các .
(4) Trong các nghiệm thu ghi ở mục trước, các hạng mục không được quy định ở
sách này về hạng mục nghiệm thu, phương pháp, số lượng, quy chuẩn đánh giá, thời gian
thực hiện,...sẽ dựa theo tiêu chí thi công.
(5) Trong việc nghiệm thu giữa các công đoạn, nghiệm thu khi tiếp nhận sản
phẩm , nhà thầu kết cấu thép tiền chế phải hợp tác với bên thi công. Ngoài ra, sau khi
nghiệm thu phát hiện lỗi, bên nhà thầu phải chịu trách nhiệm.
(6) Nghiệm thu kích thước, đo đạc kích thước sản phẩm, xác nhận trong dung sai
kích thước cho phép. Cụ thể được quy định trong bảng 4 [ Sản phẩm] của phụ lục 6 Quy
chuẩn nghiệm thu kích thước sản phẩm kết cấu thép tiền chế
(7) Nghiệm thu mối nối, nghiệm thu trạng thái bề hàn, kích thước của chi tiết mối
nối bằng bulong cường lực hoặc hàn ở công trường dựa theo quy định tại chương 4 「Gia
công」
(8) Nghiệm thu ngoại quan bề mặt sản phẩm, bề mặt cắt dựa theo quy định tại
chương 4 「Gia công」
(9)Nghiệm thu ngoại quan đường hàn dựa theo quy định tại mục e 「Nghiệm thu
ngoại quan đường hàn 」của phần 10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm
(10)Nghiệm thu chi tiết phụ: nghiệm thu vị trí, kích thước, ngoại quan đường hàn
các chi tiết phụ liên quan đến đến việc gắn , bê tông cốt thép, thiết bị, các dụng cụ hỗ
trợ thi công.
(11)Nếu phát hiện lỗi trong kết quả nghiệm thu sản phẩm phải nhanh chóng sửa
chữa. Tuy nhiên, nếu lỗi nghiêm trọng phải đem ra thảo luận bàn cách xử lý.
(12) Trong trường hợp có sơn, trên nguyên tắc phải hoàn thành tất cả các nghiệm
thu khác (ngoại trừ nghiệm thu sơn) rồi mới tiến hành sơn. Nghiệm thu sơn dựa trên mục
8.3 「Nghiêm thu và sửa chữa」
(13) Trong trường hợp có mạ kẽm, trên nguyên tắc phải hoàn thành tất cả các
nghiệm thu khác rồi mới tiến hành mạ kẽm. Nghiệm thu sau mạ kẽm dựa trên mục 9.4
10.2 Nghiệm thu nội bộ
(1) Nhà thầu kết cấu thép tiền chế tiến hành nghiệm thu nội bộ tại các công đoạn
gia công. Kết quả nghiệm thu nếu cần thiết phải lưu lại. Về các hạng mục cần nghiệm thu
giữa các công đoạn và nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm phải lưu lại vào bảng theo dõi
nghiệm thu nội bộ, và trình lên bên thi công nếu được yêu cầu.
(2) Trong nghiệm thu nội bộ về nghiệm thu kích thước sản phẩm, các kết quả đo
đạc cũng như dung sai với thiết kế phải được lưu lại vào bảng nghiệm thu nội bộ. Về
nghiệm thu này, nếu không có chỉ thị riêng thì dựa trên phụ lục 6 Quy chuẩn nghiệm thu
kích thước sản phẩm kết cấu thép tiền chế với các hạng mục: chiều dài trụ, độ cao tầng,
chiều dài chì nối dầm-trụ, kích thước trụ, kích thước chì mối nối dầm-trụ, chiều dài dầm,
kích thước dầm phải toàn bộ.
(3) Trong nghiệm thu nội bộ, phần nghiệm thu mối hàn, phạm vi nghiệm thu là
toàn bộ các mối hàn, bao gồm ngoại quan đường hàn và lõi bên trong mối hàn. Phải dựa
theo mục e 「 Nghiệm thu ngoại quan đường hàn 」 và phần f Nghiệm thu lõi bên trong
đường hàn của phần 10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm,
(4) Trong nghiệm thu nội bộ, phần nghiệm thu hàn định tán stad dựa trên mục
10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm.
(5) Trong nghiệm thu nội bộ, các nghiệm thu ngoài mục (2), (3), (4) ghi trên sẽ
được tiến hành thích hợp vào mục đích.

10.3 Nghiệm thu giữa các công đoạn gia công


(1) Trong trường hợp bên gia công thực hiện nghiệm thu giữa các công đoạn gia
công, việc nghiệm thu được dựa theo tiêu chí thi công.
(2) Nghiệm thu giữa các công đoạn gia công bao gồm các mục: phương pháp gia
công, số lượng, quy chuẩn đánh giá, thời gian...dựa theo tiêu chí thi công.
10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm
a. Các hạng mục chung
Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm là các nghiệm thu được bên thi công thực
hiện sau khi kết thúc nghiệm thu nội bộ.
b. Nghiệm thu kích thước
Nghiệm thu kích thước sản phẩm trong phần nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm
bao gồm các mục như dưới đây.
(1) Nghiệm thu kích thước sản phẩm bao gồm nghiệm thu tài liệu và nghiệm thu
sản phẩm, nghiệm thu sản phẩm được thực hiện dựa theo tiêu chí thi công.
(2) Trong trường hợp không có yêu cầu đặc biệt, phương pháp nghiệm thu
được tiến hành theo bảng nghiệm thu nội bộ trong mục (2) của phần 10.2
Nghiệm thu nội bộ và phụ lục 7 quy chuẩn nghiệm thu kích thước khi tiếp
nhận sản phẩm khoản nghiệm thu tài liệu.
(3) Nghiệm thu sản phẩm được thực hiện dựa theo phụ lục 7 Quy chuẩn nghiệm
thu kích thước khi tiếp nhận sản phẩm khoản Nghiệm thu sản phẩm 1 và
Nghiệm thu sản phẩm 2 hoặc các phương pháp khác dựa theo tiêu chí thi
công.
(4) Nếu phát hiện lỗi trong quá trình nghiệm thu tài liệu, phải thực hiện nghiệm
thu sản phẩm đối với toàn bộ sản phẩm, số lượng được ghi trong mục tài liệu
đó.
(5) Kết quả nghiệm thu, nếu phát hiện sản phẩm vượt quá giới hạn dung sai cho
phép hoặc dung sai ghi trong tiêu chí thi công, phải tiến hành sửa chữa, gia
công lại nếu cần thiết và tiến hành nghiệm thu lại.
c. Nghiệm thu mối nối
Nếu không có chỉ thị riêng, việc nghiệm thu mối nối được thực hiện dựa theo
phần 10.1 Các hạng mục chung mục (7) Nghiệm thu mối nối.
d. Nghiệm thu bề mặt sản phẩm, ngoại quan mặt cắt
Nếu không có chỉ thị riêng, việc nghiệm thu bề mặt sản phẩm, ngoại quan mặt cắt
được thực hiện dựa theo phần 10.1 Các hạng mục chung mục (8) Nghiệm thu bề
mặt sản phẩm, ngoại quan mặt cắt.
e. Nghiệm thu ngoại quan đường hàn
Nghiệm thu ngoại quan đường hàn gồm kiểm tra bề mặt đường hàn cũng như
kích thước mối hàn. Phạm vi, phương pháp cũng như quy chuẩn đánh giá trong
quá trình nghiệm thu được theo tiêu chuẩn thi công. Trong trường hợp không có
chỉ thị riêng, việc nghiệm thu này được tiến hành dựa theo các mục như bên
dưới.
(1) Phạm vi nghiệm thu: bao gồm tất cả các mối hàn. Các mục nghiệm thu được
ghi trong phụ lục 6 quy chuẩn nghiệm thu kích thước sản phẩm kết cấu thép
tiền chế bảng 3 Hàn, bao gồm 17 mục được ghi. Ngoài trừ mục 16 hàn định
tán stad thì tất cả các mục còn lại yêu cầu được thực hiện.
(2) Phương pháp nghiệm thu: nghiệm thu bề mặt sản phẩm, ngoại quan mặt cắt
được thực hiện bằng mắt thường. Chỉ đối với bộ phận hàn bị nghi ngờ là sai
quy chuẩn mới tiến hành đo đạc bằng dụng cụ thích hợp.
(3) Quy chuẩn đánh giá được dựa theo giới hạn dung sai được ghi tại phụ lục 6
Quy chuẩn nghiệm thu sản phẩm kết cấu thép tiền chế.
(4) Nghiệm thu ngoại quan của hàn tan chảy hoàn toàn được thực hiện bằng
phương phápnghiệm thu ngẫu nhiên, bộ phận tiến hành nghiệm thu ngẫu
nghiên được nghiệm thu như mục f. Nghiệm thu lõi bên trong đường hàn.
(5) Nếu xác nhận chính xác mối hàn bị nứt, phải tiến hành nghiệm thu đối với
toàn bộ các bộ phận hàn tương tự.
(6) Nếu phát hiện lỗi trong nghiệm thu bề mặt, phải tiến hành sửa chữa, nghiệm
thu lại cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Việc sửa chữa được tiến hành dưới sự phối
hợp với bên giám sát thi công. Nếu không có chỉ thị riêng, việc sửa chữa
được tiến hành theo phần b. Phương pháp sửa chữa của mục 5.13 Sửa chữa
mối hàn.
f. Nghiệm thu lõi bên trong đường hàn
Đối tượng, phạm vi, phương pháp cũng như quy chuẩn đánh giá của nghiệm thu
lõi bên trong đường hàn được thực hiện dựa theo tiêu chí thi công. Nếu không có
chỉ thi riêng, việc nghiệm thu được thực hiện như bên dưới đây.
(1) Đối tượng, phạm vi nghiệm thu bao gồm toàn bộ các bộ phận tiến hành hàn
tan chảy hoàn toàn.
(2) Phương pháp nghiệm thu: nghiệm thu được thực hiện bằng phương pháp
(3) Quy chuẩn đánh giá: được thực hiện theo nghiệm thu UT. Phương pháp
nghiệm thu dựa theo phần 7.2.1 (1) Trường hợp có ứng suất kéo tác dụng lên
mối hàn được ghi trong cuốn Quy chuẩn-giải thích kiểm tra UT của mối hàn
trong kết cấu thép tiền chế.
(4) Phương pháp kiểm tra UT được thực hiện theo phương pháp nghiệm thu
ngẫu nhiên, được tiến hành theo các bước như sau. Chú ý: trong trường hợp
xác nhận chính xác đường hàn bị nứt, phương pháp nghiệm thu được quy
định theo hiệp nghị.
i) Cách đếm số vị trí nghiệm thu.
Cách đếm số vị trí nghiệm thu cấu thành lên lô sản phẩm dựa theo bảng
10.1
Bộ Mối nối dầm-trụ Mối nối trụ-trụ Hàn nối góc của mặt cắt Hàn stiffener
phận trụ hình hộp của trụ chữ
thập
Trụ
với
mặt
Vị
cắt
hình
hộp
Ống
trí
trụ
thép
hình
góc
hàn

Ống
trụ
thép
hình
tròn

Tổng 2 điểm 4 điểm Chiều dài mối hàn Stiffener: 2


số mối 1800mm sẽ có điểm
hàn 6 điểm×4 Dầm flange: 1
điểm
Cách 1 điểm mối hàn được coi như 1 điểm kiểm tra. Tuy nhiên, mối hàn có chiều dài lớn hơn
đếm số 300mm được chia thành các phần nhỏ dài 300mm để kiểm tra. Phần còn lại sau khi chia nếu
mối dài hơn 150mm thì cũng coi như 1 điểm để kiểm tra. Nếu nhỏ hơn 150mm thì sẽ được gộp
hàn chung với mối hàn kế tiếp.
cần
nghiệm
thu

ii) Cấu thành nghiệm thu lô sản phẩm.


Trong trường hợp số bộ phận nghiệm thu ít hơn 300, được coi như 1 lô
sản phẩm. Mặt khác, nghiệm thu lô sản phẩm được cấu thành theo từng
bộ phận hàn. Nghĩa là bao gồm các phần: bộ phận nối dầm-trụ, bộ phận
nối trụ-trụ, hàn stiffener hay hàn diaphram, hàn góc nối... được chia lần
lượt thành các lô sản phẩm nghiệm thu riêng biệt. Tuy nhiên, đối với bộ
phận có số bộ phận nghiệm thu ít hơn 100, phương pháp hàn, dduwnongf
hàn, tiêu chuẩn vát mép có thể được đưa vào các nghiệm thu lô sản
phẩm có bộ phận tương tự. Thêm nữa, nghiệm thu lô sản phẩm được
chia theo từng chương để thực hiện. Nếu số bộ phận nghiệm thu nhiều
hơn 300 thì được chia theo từng tầng hay từng khu để thực hiện.
iii) Lấy mẫu
Đối với từng lô sản phẩm cần nghiệm thu, theo tính hợp lý được chia
thành từng lô sản phẩm mẫu với 30 sản phẩm
iv) Đánh giá lô sản phẩm
Đối với lô sản phẩm mẫu 30 sản phẩm, nếu kết quả nghiệm thu có dưới
1 sản phẩm lỗi, toàn lô sản phẩm được coi là đạt tiêu chuẩn. Nếu có từ 4
sản phẩm lỗi trở lên, toàn lô hàng được coi là không đạt chuẩn. Trong
trường hợp số sản phẩm lỗi từ 2 hay 3 sản phẩm lỗi, tiến hành nghiệm
thu với 30 sản phẩm mẫu ngẫu nhiên khác trong cùng lô sản phẩm.
Trong 60 sản phẩm mẫu được kiểm tra, tổng sản phẩm lỗi từ 4 trở
xuống, lô sản phẩm được coi là đạt tiêu chuẩn. Nếu tổng số sản phẩm
lỗi từ 5 trở lên, toàn lô sản phẩm được coi là không đạt chuẩn.
v) Sử lý lô sản phẩm
Đối với lô sản phẩm đạt chuẩn, tiếp nhận toàn bộ lô sản phẩm. Đối với lô
sản phẩm không đạt chuẩn, tiến hành nghiệm thu đối với toàn bộ số sản
phẩm còn lại.
(5) Nếu phát hiện lỗi trong nghiệm thu lõi bên trong đường hàn, phải tiến hành
sửa chữa, nghiệm thu lại cho đến khi đạt tiêu chuẩn. Việc sửa chữa được tiến
hành dưới sự phối hợp với bên giám sát thi công. Nếu không có chỉ thị riêng,
việc sửa chữa được tiến hành theo phần b. Phương pháp sửa chữa của mục
5.13 Sửa chữa mối hàn.
g. Nghiệm thu hàn định tán stud
(1) Đối tượng nghiệm thu bao gồm tất cả các mối hàn định tán stud, flash được
hình thành quanh trục stud. Kiểm tra bằng mắt các trục stud cũng như vật liệu
gốc việc có hay không xuất hiện tình trạng ăn sâu xuống tại phân vạch dấu.
stud xuất hiện tình trạng flash không đạt chuẩn, cần tiến hành kiểm tra độ biến
dạng khi chịu lực của sản phẩm. Nếu mối hàn bị nghiêng góc 15 ゚ mà không
xuất hiện bất cứ 1 lỗi nào khác, sản phẩm được coi là đạt chuẩn.
(2) Nghiệm thu độ nghiêng cũng như độ cao thành phẩm sau khi hàn được tiến
hành như bên dưới.
i) Cấu thành lô sản phẩm và sản phẩm mẫu
Đối với mỗi 100 cột hay 1 cột của bộ phận chính có số lượng cột ít,
được coi như 1 lô sản phẩm để tiến hành nghiệm thu. Trong 1 lô sản
phẩm, tiến hành nghiệm thu 1 cột. Đối với cột được lấy ra làm cột
mẫu để nghiệm thu, cần chọn cột có chiều dài ngắn hơn hay dài hơn
chiều dài chung của lô sản phẩm, hoặc chọn cột có độ nghiêng lớn
hơn so với các cột khác trong lô.
ii) Đánh giá
Nghiệm thu được thực hiện bằng các dụng cụ đo thích hợp. Việc đánh
giá được dựa theo giới hạn dung sai được ghi tại phụ lục 6 Quy chuẩn
nghiệm thu sản phẩm kết cấu thép tiền chế. Kết quả nghiệm thu cột mẫu
nếu đạt yêu cầu, toàn lô sản phẩm được coi như đạt yêu cầu.
iii) Sử lý lô sản phẩm
Đối với lô sản phẩm đạt yêu cầu, tiếp nhận toàn bộ lô sản phẩm. Đối với
lô sản phẩm không đạt yêu cầu theo mục ii), tiến hành nghiệm thu tiếp 2
cột bất kỳ trong lô sản phẩm đó. Nếu 2 cột được nghiệm thu mới đạt
chuẩn, toàn lô sản phẩm được coi như đạt yêu cầu. Nếu trong 2 cột
nghiệm thu mới phát hiện bất kỳ cột nào không đạt yêu cầu, phải tiến
hành nghiệm thu toàn bộ lô sản phẩm.
(3) Nghiệm thu độ biến dạng khi chịu lực của sản phẩm được thực hiện như dưới
đây. Trong trường hợp đã thực hiện nghiệm thu độ biến dạng khi chịu lực của
sản phẩm trong quá trình nghiệm thu nội bộ, dựa vào việc xác nhận kết quả
nghiệm thu, có thể tiến hành nghiệm thu tiếp nhận.
i) Cấu thành lô sản phẩm và sản phẩm mẫu
Đối với mỗi 100 cột hay 1 cột của bộ phận trọng yếu hoặc 1 có số
lượng cột ít, được coi như 1 lô sản phẩm để tiến hành nghiệm thu. Trong
1 lô sản phẩm, tiến hành nghiệm thu 1 cột.
ii) Đánh giá
Nếu mối hàn bị nứt tại góc 15 ゚ mà không xảy ra các lỗi khác, lô sản
phẩm được coi đạt tiêu chuẩn.
iii) Sử lý lô sản phẩm
Đối với lô sản phẩm đạt yêu cầu, tiếp nhận toàn bộ lô sản phẩm. Đối với
lô sản phẩm không đạt yêu cầu theo mục ii), tiến hành nghiệm thu tiếp 2
cột stad bất kỳ trong lô sản phẩm đó. Nếu 2 cột được nghiệm thu mới
đạt chuẩn, toàn lô sản phẩm được coi như đạt yêu cầu. Nếu trong 2 cột
nghiệm thu mới phát hiện bất kỳ cột nào không đạt yêu cầu, phải tiến
hành nghiệm thu toàn bộ lô sản phẩm.
(4) Bộ phận không đạt tiêu chuẩn phải được sửa chữa, nghiệm thu lại dựa theo
phần c) Sửa chữa bộ phận hàn định tán stad của mục 5.13 Sửa chữa mối hàn.
h. Nghiệm thu xiết bu lông cường lực tại nhà máy
Nghiệm thu xiết bu lông cường lực tại nhà máy được tiến hành dựa theo mục 6.6
Kiểm tra sau khi xiết
i. Nghiệm thu tiến độ lắp dựng.
Nghiệm thu tiến độ lắp dựng là nghiệm thu số lượng bộ phận hoàn thành theo số
lượng bộ phận trong hợp đồng, là quá trình xác nhận sản phẩm hoàn thành không
xảy ra lỗi trong quá trình lắp dựng.
10.5 Nghiệm thu tại công trường
Nghiệm thu tại công trường được thực hiện dựa theo các mục ghi tại chương 12 Lắp
dựng tại công trường.
(1) Nghiệm thu độ chính xác của phần cố định phần chân trụ vào móng được dựa
theo phần j. độ chính xác trong thi công mục 12.3 Cố định phần chân trụ vào
móng.
(2) Nghiệm thu độ chính xác lắp dựng được dựa theo mục 12.5 Độ chính xác trong
lắp dựng.
(3) Nghiệm thu xiết bu lông cường lực được dựa theo mục 6.6 Kiểm tra sau khi xiết.
(4) Nghiệm thu mối hàn tại công trường được dựa theo tiêu chuẩn thi công. Nếu
không có chỉ thị riêng, nghiệm thu được thực hiện trên toàn bộ sản phẩm,
phương pháp nghiệm thu và đánh giá dựa theo điều (1), (2), (3),(5), (6) phần e.
Nghiệm thu ngoại quan mối hàn của mục 10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản
phẩm và các điều (1), (2), (3), (5) của phần f. Nghiệm thu lỗi bên trong đường
hàn.
(5) Nghiệm thu bộ phận hàn định tán stad được dựa theo phần g. nghiệm thu hàn
định tán tại mục 10.4 Nghiệm thu khi tiếp nhận sản phẩm.
(6) Nghiệm thu sơn tại công trường được dựa theo phần a. Nghiệm thu sơn tại mục
8.3 Kiểm tra và sửa chữa
(7) Nghiệm thu vùng chống cháy được dựa theo mục 13.3 kiểm tra và sửa chữa.

You might also like