You are on page 1of 13

INSTRUCTIONAL TOOL

CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

TÌM HIỂU VÀ ỨNG DỤNG


CÔNG CỤ MICROSOFT TEAMS
TRONG DẠY HỌC

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM 1


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

NỘI DUNG CHÍNH

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT TEAMS ........................................................3


B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MICROSOFT TEAMS .............................................................4
C. ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA MICROSOFT TEAMS ...........................................................4
1. Ưu điểm .......................................................................................................................... 4
2. Khuyết điểm..................................................................................................................... 5

D. ỨNG DỤNG MICROSOFT TEAMS TRONG DẠY VÀ HỌC .................................................5


E. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MICROSOFT TEAMS ................. Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... Error! Bookmark not defined.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 2


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

A. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MICROSOFT TEAMS


Microsoft Teams là một nền tảng cộng tác ở dạng ứng dụng web (collaboration platform),
một thành phần làm việc cộng tác (team workspace) thuộc bộ công cụ Office 365 giúp tạo một
không gian làm việc ảo, các tài nguyên và các công cụ được tập trung tại một nơi tạo điều kiện
giao tiếp và tương tác trong thời gian thực giữa các thành viên trong nhóm.

Tên gọi MICROSOFT TEAMS Trang web teams.microsoft.com

Nhà cung cấp Microsoft Người dùng Hơn 75 triệu (5/2020)

Năm thành lập 2016 Chi phí sử dụng Mua bản quyền office
365
Đăng kí tài khoản miễn
phí

Trụ sở chính Redmond, Tính khả dụng Trực tuyến


Washington, Hoa Kì

Xếp hạng công cụ theo bảng khảo sát của Jane Hart (2020)
Nguồn: Top Tools for Learning1 - https://www.toptools4learning.com

2020: 5 2019: 11 2018: 27 2017: 79

2016: - 2015: - 2014: - 2013: -

2012: - 2011: - 2010: -

Vào ngày 3/5/2017, Microsoft tuyên bố Microsoft Teams sẽ thay thế Microsoft Classroom
trong Office 365 Education. Vào ngày 7/9/2017, người dùng bắt đầu để ý tới một thông báo cho
biết "Skype for Business hiện là Microsoft Team". Điều này đã được xác nhận vào ngày
25/9/2017, tại hội nghị Ignite hàng năm của Microsoft .
Về chi phí, Teams thường được bán kèm trong gói Office 365, tuy nhiên Microsoft vẫn
cho phép tải về bản miễn phí với các tính năng bị giới hạn.

1
The Top Tools for Learning 2020 list was compiled by Jane Hart from the results of the 14th annual learning
tools survey.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 3


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

Cụ thể, ứng dụng Teams được tích hợp sẵn trong các gói Business Essentials ($2.50/người
dùng/tháng), Business Premium ($10.00/người dùng/tháng), E1 ($8.00/người dùng/tháng), E3
($20.00/người dùng/tháng) và E5 ($35.00/người dùng/tháng).
Riêng với gói Office 365 Business không tích hợp sẵn, mỗi người dùng sẽ phải trả thêm
$5.00/tháng nếu muốn sử dụng Teams.
Cấu trúc của ứng dụng Microsoft Teams được chia thành 3 cấp
⁃ Nhóm (Team): Bao gồm tất cả những người muốn cộng tác cùng nhau như thành
viên trong cùng bộ phận, cùng dự án hoặc các học sinh trong cùng một lớp.
⁃ Kênh (Channel): Là nơi bạn tổ chức cuộc họp, trò chuyện nhóm, và chia sẻ các tập
tin thực hiện các cuộc hội thoại với những người khác nhau trong nhóm.
⁃ Thẻ (Tab): Giúp người dùng điều hướng thông qua nội dung kênh. Hệ thống mặc
định có 3 thẻ: Trò chuyện (lưu trữ những tin nhắn với một người trong kênh), Tập tin
(lưu trữ tất cả các tài liệu được chia sẻ với mọi người trong kênh) và Wiki (trình soạn
thảo văn bản thông minh). Người dùng có thể thêm các tab tùy chỉnh theo ý thích.

B. CHỨC NĂNG CHÍNH CỦA MICROSOFT TEAMS


Microsoft Teams có chức năng chính trong dạy học và giáo dục là:
⁃ Tổ chức các nhóm/kênh trò chuyện (online chat), hội thoại (video conference) để dạy
học và giáo dục trực tuyến đồng bộ theo thời gian thực;
⁃ Tổ chức và quản lí lớp học trực tuyến;
⁃ Tích hợp các phần mềm của Microsoft như Word, PowerPoint, Excel, Forms, Calendar,
và nhiều phần mềm khác vào cùng một ứng dụng, cho phép xây dựng kế hoạch giáo
dục, kế hoạch bài dạy; hỗ trợ thiết kế và trình diễn các tài liệu, bài giảng, học liệu
điện tử; hỗ trợ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh.
⁃ Tổ chức hoạt động học tập trực tuyến (cho học sinh).

C. ƯU VÀ KHUYẾT ĐIỂM CỦA MICROSOFT TEAMS

1. Ưu điểm

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 4


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

⁃ Tổ chức cuộc họp miễn phí với tối đa 300 học sinh hoặc thành viên cộng đồng, truy
cập cuộc trò chuyện kéo dài để đảm bảo mọi người duy trì kết nối khi học tập hoặc
làm việc.
⁃ Tương tác tốt với học viên với chức năng giao bài tập, quản lý tiến trình làm bài và
chấm điểm bài nộp của học sinh.
⁃ Chia sẻ tài liệu dễ dàng, an toàn và bảo mật.
⁃ Tích hợp nhiều công cụ tiện ích hấp dẫn như khảo sát, câu hỏi trắc nghiệm, bảng
tương tác
⁃ Họp trực tuyến, gọi điện và chat ở mọi lúc mọi nơi.

2. Khuyết điểm
⁃ Mỗi nhóm chỉ có thể tạo tối đa 100 kênh.
⁃ Khó khăn khi tổ chức, sắp xếp lại dữ liệu giữa các kênh.
⁃ Cài đặt phân quyền bị hạn chế: Lấy ví dụ, bất cứ ai là thành viên của một nhóm đều
tự động có quyền truy cập vào tất cả các kênh và tài liệu trong nhóm cùng sổ ghi
chép OneNote,… Nhưng môi trường công việc đòi hỏi doanh nghiệp phải phân tách
một số tài liệu đặc biệt và chỉ chia sẻ với một số hữu hạn người ở các cấp độ nhất
định (xem, nhận xét, chỉnh sửa,…).

D. ỨNG DỤNG MICROSOFT TEAMS TRONG DẠY VÀ HỌC


Ứng dụng 1: Tổ chức và quản lí một lớp học trực tuyến hoàn toàn
Ý tưởng sư phạm: người dạy (Giáo viên/Giảng viên) cần tổ chức và quản lí một lớp học ảo
- virtual classroom để tiến hành dạy học trực tuyến hoàn toàn từ xa cho người học (Học
sinh/Sinh viên) khi không có điều kiện tổ chức lớp học truyền thống – traditional
classroom.
Yêu cầu dạy và học:
− Lớp học được triển khai hoàn toàn từ xa.
− Người dạy và người học phải có máy tính kết nối mạng ổn định, có trang bị
webcam, micro; có tài khoản Microsoft team.
− Hoạt động dạy và hoạt động học phải được ghi nhận trên hệ thống, có điểm danh
và có chức năng ghi hình các buổi học trực tuyến.
− Các hoạt động trực tuyến được sử dụng để tính điểm kiểm tra và đánh giá kết quả
học tập tương đương với các hoạt diễn ra trên lớp học truyền thống.
Giải pháp:

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 5


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

− Người dạy: sử dụng Microsoft Teams tạo lớp học trực tuyến, xây dựng và tổ chức
sẵn các chủ đề/hoạt động học tập, thêm học sinh vào lớp học, tiến hành giảng dạy
trực tuyến, trao đổi và thảo luận, giám sát, phản hồi và chấm điểm cho người học.
− Người học: tham gia vào lớp học trực tuyến và tiến hành tự học, tự nghiên cứu các
tài liệu, các bài giảng, các hoạt động học tập; thực hiện bài tập, bài kiểm tra được
giao, tham gia trao đổi và thảo luận về các chủ đề/hoạt động học tập.
Ứng dụng 2: Tổ chức một lớp học theo mô hình dạy học kết hợp trực tiếp (F2F)
và trực tuyến (Blended Learning)
Ý tưởng sư phạm: người dạy cần tổ chức dạy học theo mô hình kết hợp trực tuyến và trực
tiếp.
Yêu cầu dạy và học:
− Giáo viên muốn sử dụng phương pháp dạy học theo dự án và tổ chức cho học sinh tự
nghiên cứu, tìm hiểu và thực hiện dự án ở ngoài nhà trường, sau đó sẽ có buổi báo
cáo kết quả thực hiện dự án trên lớp.
− Giáo viên cần một nơi để cung cấp và chia sẻ các tài liệu liên quan đến dự án và cũng
là nơi học sinh có thể nộp các sản phẩm dạng tập tin.
− Học sinh cần một nơi như diễn đàn để có thể trao đổi riêng hay nhờ giáo viên hỗ trợ
khi gặp khó khăn.
− Giáo voie6n và học sinh phải có máy tính kết nối mạng Internet ổn định, có tài khoản
Microsoft Teams.
− Hoạt động dạy và hoạt động học vừa được ghi nhận trên lớp học truyền thống vừa
được ghi nhận trên lớp học trực tuyến.
− Một số hoạt động trực tuyến được sử dụng để tính điểm kiểm tra và đánh giá kết quả
học tập cùng với các hoạt động diễn ra trên lớp học truyền thống.
Giải pháp:
− Người dạy: sử dụng Microsoft Teams tổ chức lớp học trực tuyến, tạo thư mục chia sẻ
tài liệu như video minh hoạ, tài nguyên phục vụ học tập, giao nhiệm vụ trực tuyến và
nơi nộp sản phẩm khi thực hiện. Thiết kế các biểu mẫu khảo sát để quản lý tiến độ
hoàn thành dự án của học sinh.
− Người học: tham gia học trực tiếp trên lớp học với giáo viên đồng thời tham gia lớp
học trực tuyến để thực hiện các yêu cầu của giáo viên như xem video, tải các tài liệu,
tài nguyên phục vụ học tập, trao đổi thảo luận để làm nhiệm vụ, nộp bài tập lên hệ
thống hay thực hiện các bài khảo sát, trò chơi trực tuyến,…
Ứng dụng 3: Tổ chức lớp học trực tuyến với các hoạt động tương tác lôi cuốn,
hấp dẫn, tích cực

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 6


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

Ý tưởng sư phạm: khi tham gia dạy học trực tuyến, giáo viên muốn tổ chức hoạt động thi
đua giữa các nhóm.
Yêu cầu dạy và học:
− Giáo viên và học sinh cần có máy tính có kết nối mạng Internet ổn định, có tài
khoản Microsoft Teams.
− Giáo viên muốn chia lớp thành các nhóm nhỏ trao đổi, thảo luận với nhau để giải
quyết nhiệm vụ đưa ra.
− Các nhóm có một không gian riêng, kín đáo để trao đổi, thảo luận cách giải quyết
nhiệm vụ. Sau đó, các nhóm cần có nơi chung như bảng để cùng viết đáp án trên
bảng điện tử.
Giải pháp:
− Giáo viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, gán các nhóm vào từng phòng chat riêng
với chức năng Breakout room trên MS Teams.
− Các nhóm trao đổi, thảo luận cách giải quyết yêu cầu trong từng phòng chat riêng.
Sau đó, các nhóm sẽ cùng điền đáp án trên cùng một bảng điện tử whiteboard.
Ứng dụng 4: Hướng dẫn học sinh trực tiếp trên máy tính từ xa (Remote
Desktop)
Ý tưởng sư phạm: Giáo viên và học sinh đang tham gia dạy và học trực tuyến ở nhà. Giáo
viên muốn sửa bài tập trên máy tính của học sinh từ xa.
Yêu cầu dạy và học:
− Giáo viên phải hướng dẫn học sinh thực hiện làm bài tập từ xa .
− Giáo viên và học sinh cần có máy tính có kết nối mạng Internet ổn định, có tài
khoản Microsoft Teams.
Giải pháp:
− Giáo viên: yêu cầu học sinh chia sẻ màn hình máy tính của học sinh và hường dẫn
học sinh làm bài tập.
− Học sinh: tham gia vào lớp học và thực hiện chức năng chia sẻ màn hình cho giáo
viên.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 7


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

E. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MICROSOFT TEAMS

1 Tạo nhóm

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, nhấp nút Join or create a team,
nhấp nút Create team.
Bước 2: Nhấp nút From scratch, nhấp nút Public, gõ tên của nhóm, nhấp nút
Create.
Bước 3: Trong mục Add members to “name group”, gõ tài khoản của các thành
viên muốn thêm vào nhóm.
Bước 4: Nhấp nút Create.

2 Tạo kênh

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, chọn nhóm muốn tạo kênh.
Bước 2: Nhấp nút Create more chanels.
Bước 3: Trong hộp thoại Create a channel for <name> team, khai báo như sau:
⁃ Channel name: gõ tên kênh.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 8


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

⁃ Privacy: chọn Stand ard


⁃ Automatically favourite this channel for the whole team: nhấp chọn nếu bạn
muốn kênh này tự động hiển thị trong danh sách kênh của các thành viên.
Bước 4: Nhấp nút Add.

3 Tuỳ chỉnh và quản lý nhóm

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, nhấp nút bên phải nhóm muốn
hiệu chỉnh.
Bước 2: Thực hiện các tuỳ chỉnh sau:
⁃ Hide: nhấp chọn để ẩn nhóm.
⁃ Add channel: chọn để thêm kênh mới.
⁃ Add member: chọn để thêm các thành viên vào nhóm.
⁃ Leave the team: chọn để rời nhóm.
⁃ Edit team: Hiệu chỉnh nhóm.
⁃ Delete the team: xoá nhóm.
Bước 3: Thực hiện khai báo thông tin trên màn hình.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 9


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

4 Tuỳ chỉnh và quản lý kênh

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, nhấp nút bên phải kênh muốn
hiệu chỉnh.
Bước 2: Thực hiện các tuỳ chỉnh sau:
⁃ Channel notifications: gõ thông báo.
⁃ Pin: ghim kênh.
⁃ Hide: ẩn kênh.
⁃ Manage channel: tuỳ chỉnh kênh như cho phép thành viên viết bình luận mới.
⁃ Edit channel: hiệu chỉnh kênh.
⁃ Delete this channel: xoá kênh.
Bước 3: Thực hiện khai báo thông tin trên màn hình.

5 Tạo cuộc họp

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Meetings, nhấp nút Schedule a meeting.
Bước 2: Khai báo thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc cuộc họp.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 10


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

6 Lấy mã code của nhóm

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, nhấp nút bên phải kênh muốn
hiệu chỉnh, chọn Manage Team.
Bước 2: Chọn thẻ Settings, chọn Team code, nhấp nút Generate.
Bước 3: Cung cấp mã code cho người học

7 Tham gia nhóm bằng Team code

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, nhấp nút Join & create team.
Bước 2: Nhấp chọn mục Join a team with a code, gõ Team code để tham gia.

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 11


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

8 Tham gia cuộc họp

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Meetings, chọn cuộc họp muốn tham gia,
nhấp nút Join.
Bước 2: Thực hiện một số thao tác khi tham gia cuộc họp.

Show conversation: hiển thị cuộc hội thoại.


: chọn biểu tượng cảm xúc

Breakout room: tách thành các phòng họp nhỏ


Turn camera off: bật/tắt camera.
Mute: bật/tắt micro.
Share content: chia sẻ màn hình trình bày
Bước 3: Nhấn nút Leave nếu muốn rời cuộc họp.

9 Chia sẻ tài liệu

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 12


INSTRUCTIONAL TOOL
CÔNG CỤ HỖ TRỢ DẠY HỌC

Bước 1: Trên thanh công cụ, nhấp nút Teams, chọn team muốn chia sẻ dữ liệu (hoặc
chọn kênh muốn chia sẻ dữ liệu).
Bước 2: Chọn thẻ Files, upload tập tin muốn chia sẻ.

10 Điều khiển máy tính học sinh từ xa

Bước 1: Trong cuộc họp đang tham gia, nhấp nút Show participants, nhấp nút
bên phải tên học sinh, chọn Make a presenter.
Bước 2: Trên máy học sinh muôn hướng dẫn, nhấp nút Share content, chọn
Desktop (chia sẻ toàn màn hình)
Bước 3: Trên máy giáo viên, nhấp nút Request control, học sinh nhấp nút Allow
Bước 4: Giáo viên thực hiện điều khiển, thao tác trực tiếp trên máy học sinh để hướng
dẫn.

11 Tách lớp thành các phòng trao đổi nhỏ

Bước 1: Trong cuộc họp đang tham gia, nhấp nút Breakout rooms.
Bước 2: khai báo số lượng phòng muốn tách và chọn kiểu tách tự động hay thủ công.
Bước 3: Cá thành viên trong mỗi nhóm có thể trao đổi, thảo luận riêng.

---Hết---

Copyright © Trung tâm Tin học ĐHSP TP.HCM Trang. 13

You might also like