You are on page 1of 19

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN THỐNG KÊ ỨNG DỤNG TRONG KINH TẾ VÀ KINH DOANH

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC HỌC ONLINE


TRONG MÙA DỊCH

Giảng viên : Nguyễn Thảo Nguyên

Mã lớp học phần : 21D1STA50800548

Danh sách sinh viên - Mã sinh viên :

1. Nguyễn Thị Hồng Thắm


2. Phan Khánh Huyền
3. Phạm Hồng Anh
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 2

ĐẶT VẤN ĐỀ 2

MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI 4

TỔNG QUAN 4

GOOGLE MEET 4

ZOOM CLOUD MEETINGS 6

MICROSOFT TEAMS 7

HẠN CHẾ 8

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 10

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 10

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 12

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 12

GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN 19

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHI HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY ONLINE. 19

KẾT LUẬN 20

DANH SÁCH THAM KHẢO 21

1
I. MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện tại do ảnh hưởng phức tạp của dịch COVID-19, một lượng lớn học sinh từ
tiểu học đến trung học phổ thông và các bạn sinh viên tại các tỉnh thành phải
ngừng đến trường để tránh lây lan dịch bệnh. Từ năm 2020 đến nay đã có bốn đợt
bùng phát dịch trên cả nước, thời gian ở nhà của các học sinh, sinh viên ngày càng
kéo dài. Trước tình hình này, việc chuyển sang hình thức học trực tuyến là phương
án mà hầu hết các trường đã lựa chọn.
Dù bắt đầu áp dụng hình thức học trực tuyến đã phần nào giúp học sinh, sinh
viên tiếp tục quá trình học tập của mình trong thời gian giãn cách xã hội, nhưng
hình thức này cũng ghi nhận nhiều vấn đề xảy ra. Về phía giáo viên, câu hỏi làm
sao để truyền tải tốt kiến thức đến học sinh của mình khi bị hạn chế về tương tác
trực tiếp là một thách thức lớn khi phải chuyển đổi từ cách dạy truyền thống sang
giảng dạy trực tuyến. Bên cạnh đó việc lạ lẫm với các phần mềm học trực tuyến
như Zoom hay Google Meet, vấn đề về kết nối mạng và đường truyền tại nơi ở
cũng gây ra khó khăn cho cả người dạy lẫn người học.
Một khảo sát nhanh về việc học trực tuyến đã được Đoàn thanh niên và Hội
sinh viên Trường ĐH Nha Trang thực hiện với gần 4.000 sinh viên vào tháng
4/2020 (theo Báo Thanh Niên). Khảo sát đã cho ra những con số đáng lo ngại như
85% sinh viên cho rằng việc học trực tuyến có hiệu quả thấp hơn so với học truyền
thống (học tập trung trên lớp). Có 14-18% sinh viên còn cho rằng giảng viên chưa
điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với hình thức trực tuyến, chỉ đưa bài
giảng lên hệ thống và chưa có nhiều tương tác với người học.

2
Trước những diễn biến khó lường của dịch bệnh thì việc học trực tuyến sao cho
hiệu quả sẽ tiếp tục là vấn đề đáng quan tâm đối với ngành giáo dục đặc biệt là
giáo dục đại học. Chính vì thế, nhóm sinh viên thuộc chuyên ngành Marketing của
Đại học Kinh Tế TP.HCM đã thực hiện cuộc khảo sát thái độ của sinh viên đối với
việc học trực tuyến; từ đó đánh giá được những vấn đề lớn đối với cách dạy và cả
nền tảng học trực tuyến mà sinh viên đang gặp phải hiện nay là gì và đưa ra hướng
giải quyết phù hợp.

2. MỤC TIÊU HƯỚNG TỚI


‘KHẢO SÁT THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN VỀ VIỆC HỌC TRỰC TUYẾN’
được thực hiện với mục tiêu:
- Hiểu được những vấn đề lớn nhất mà sinh viên trên địa bàn TP.HCM đang
gặp phải trong quá trình học trực tuyến và đánh giá của sinh viên đối với
những ứng dụng học tập phổ biến hiện nay.
- Từ đó đề xuất hướng giải quyết cho những vấn đề khi học trực tuyến và đề
xuất nền tảng học tập phù hợp với những mục đích học tập riêng.

II. TỔNG QUAN


Những nền tảng học trực tuyến phổ biến được nhắc đến trong khảo sát

1. GOOGLE MEET
a. Định nghĩa: Google Meet là dịch vụ liên lạc qua video miễn phí do Google
phát triển và ra mắt vào tháng 3/2017. Đây là một trong hai ứng dụng thay
thế cho Google Hangouts bên cạnh Google Chat do từ tháng 10 năm 2019,
Google đã lên kế hoạch ngừng hoạt động ứng dụng Google Hangouts.
b. Đặc điểm:

3
- Google Meet cho phép người dùng học hoặc họp trực tuyến qua mạng trên
nền tảng web.
- Người dùng cần có tài khoản Google để sử dụng nền tảng này.
- Google Meet giới hạn số lượng người tham dự là 100 người/cuộc gọi. Tuy
nhiên Google Meet không giới hạn thời lượng cuộc gọi.
- Bên cạnh tính năng gọi video, Google Meet còn cung cấp tính năng chia sẻ
màn hình, chat trực tiếp giữa những người tham gia cuộc họp, giơ tay, tạo
bảng trắng phục vụ cho nhu cầu học tập.
- Nếu người dùng có tham gia các phiên bản thích hợp của Google Workplace
(có trả phí) thì tài khoản của người dùng đó sẽ có thêm tính năng ghi lại
cuộc họp.
- Google Meet cho phép tạo đường liên kết đến cuộc họp mới một cách dễ
dàng. Đồng thời Google cũng cung cấp đường liên kết đến cuộc họp mới khi
người dùng đặt lịch họp trên Google Calendar.
- Google Meet có thể được sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau từ điện thoại
thông minh (smart phone), máy tính bảng (tablet) đến máy tính xách tay
(laptop) hoặc máy tính bàn (PC).

2. ZOOM CLOUD MEETINGS


a. Định nghĩa: Zoom Cloud Meetings (thường chỉ được gọi là Zoom) là một
nền tảng gọi video độc quyền được phát triển bởi Zoom Video
Communications và ra mắt vào tháng 10/2012.
b. Đặc điểm: Zoom có hai gói dịch vụ gồm gói miễn phí và gói trả phí
● Gói miễn phí
- Cung cấp dịch vụ trò chuyện video cho phép tối đa 100 người tham gia đồng
thời.

4
- Cuộc gọi nhóm có giới hạn thời gian là 40 phút. Không giới hạn thời gian
cho cuộc gọi 1-1.
- Có chức năng chia sẻ màn hình, chat trực tiếp giữa những người trong cuộc
họp, ghi lại cuộc họp.
- Zoom hỗ trợ chia phòng nhỏ (Break-out room) để thảo luận nhóm nhỏ giữa
những thành viên tham gia cuộc họp.
- Có thể sử dụng trên nhiều thiết bị khác nhau từ điện thoại thông minh (smart
phone), máy tính bảng (tablet) đến máy tính xách tay (laptop) hoặc máy tính
bàn (PC).
● Gói trả phí
- Người dùng có tùy chọn nâng cấp bằng cách đăng ký gói trả phí.
- Bên cạnh những tính năng đã có ở gói miễn phí, gói Pro (149.9$/năm) hỗ trợ
lên đến 1.000 người tham gia đồng thời cho các cuộc họp kéo dài đến 30
giờ.
- Gói trả phí hỗ trợ phát sóng trực tiếp cuộc họp lên các trang mạng xã hội.

3. MICROSOFT TEAMS
a. Định nghĩa: Microsoft Teams là nền tảng nhắn tin dành cho các nhóm doanh
nghiệp được Microsoft ra mắt vào năm 2017. Microsoft Teams hỗ trợ tạo
phòng họp hay nhắn tin trực tiếp và cả trò chuyện âm thanh cũng như video.
b. Đặc điểm:
- Microsoft Teams có nhiều hình thức khác nhau như Microsoft Teams cho gia
đình, Microsoft Teams cho doanh nghiệp, Microsoft Teams cho doanh
nghiệp lớn và Microsoft Teams cho giáo dục.
- Người dùng có thể ghi lại hoạt động trong cuộc họp bằng chia sẻ màn hình
hoặc tạo ghi chú cuộc họp bằng chức năng bài đăng trong Teams.

5
- Teams cung cấp tính năng ghi âm lại, ghi lại các đoạn chat và chia sẻ tệp
trong mỗi cuộc họp.
- Người dùng có thể lên lịch cuộc họp Teams với bất kỳ ai có địa chỉ email
người tiêu dùng hoặc doanh nghiệp hợp lệ. Họ chỉ cần bấm vào liên kết
được gửi qua email để tham gia ngay cuộc họp trên trình duyệt web.
- Microsoft Teams còn cho phép mở các cuộc họp lớn, hội thảo trực tuyến, sự
kiện toàn công ty và thuyết trình với tối đa 10.000 người dự với trải nghiệm
nhất quán trên các nền tảng.
- Microsoft Teams cho phép đặt lịch họp, chat và gọi riêng với những người
dùng khác, chia sẻ file.
- Microsoft Teams cho Giáo dục còn có chức năng giao bài tập cho học sinh.

III. HẠN CHẾ


Trong quá trình hoàn thiện bài báo cáo, nhóm đã nhận ra một vài hạn chế trong quá
trình làm dự án.

1. Bộ câu hỏi khảo sát được đưa ra chưa bám sát và phục vụ đủ tốt cho việc đạt
được mục tiêu của dự án. Lý do cho hạn chế này là vì các câu hỏi đưa ra
trong bộ khảo sát chưa đi sâu vào vấn đề nhóm muốn khai thác. Bên cạnh đó
hình thức trả lời cũng cho ra những dữ liệu khó liên kết với nhau. Giải pháp
cho nhóm ở những dự án tiếp theo là tập trung nhiều hơn cho việc thiết kế
bộ câu hỏi để thu thập dữ liệu; đảm bảo các câu hỏi có sự liên kết và đi vào
vấn đề cần nghiên cứu.
2. Bài báo cáo chưa vận dụng được nhiều phương pháp trong thống kê. Hạn
chế này xuất pháp từ việc chưa xác định rõ phương pháp nghiên cứu từ đầu.
Điều này kéo theo việc thu thập dữ liệu chưa phù hợp cho một vài phương
pháp thống kê. Giải pháp nhóm đưa ra cho dự án sau này là cần chú ý xác

6
định rõ phương pháp nghiên cứu cho dự án sao cho phù hợp với mục tiêu đặt
ra. Điều này sẽ giúp việc thiết kế câu hỏi hiệu quả hơn và chất lượng của dự
án cũng được nâng lên đáng kể.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Khảo sát được thực hiện bởi 127 sinh viên trong độ tuổi khoảng từ 18 – 22,
hiện đang là sinh viên của trường Đại học Kinh tế TP. HCM.

Sinh viên năm nhất chiếm 2/3 trong tổng số sinh viên được khảo sát.

7
Xét về giới tính, có 2/3 số sinh viên là nữ thực hiện khảo sát.

8
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
“KHẢO SÁT THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN ĐỐI VỚI VIỆC HỌC ONLINE”
sử dụng phương pháp thống kê: Thu thập và xử lý số liệu, nghiên cứu mối liên hệ
giữa các hiện tượng để làm rõ được thực trạng thái độ của sinh viên về việc học
Online và đánh giá của họ đối với các ứng dụng học Online phổ biến hiện tại.

V. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


* Phân tích số liệu trực tiếp từ khảo sát:
Số liệu phân tích dựa trên 127 đơn khảo sát:

● 83% sinh viên trả lời rằng họ thích hình thức học Offline hơn.

9
● Xét riêng tỉ lệ của từng giới tính, tỉ lệ sinh viên nam thích học Offline cao
hơn tỉ lệ sinh viên nữ thích học Offline (88,6% so với 79,5%)

● Sinh viên năm 2 có tỉ lệ sinh viên thích học Offline cao nhất, trong khi đó,
sinh viên năm 4 có xu hướng thích học Offline thấp hơn các nhóm còn lại.

10
● 87/127 sinh viên cho rằng “Tiết kiệm thời gian đi lại” là yếu tố “rất lợi ích”
khi học Online. Tỉ lệ này cũng khá cao đối với “Linh hoạt địa điểm học”
(74/127 sinh viên). Đây cũng là 2 yếu tố có mức điểm trung bình cao nhất.

11
● Trong khi đó, "Dễ tương tác với giảng viên" và "Dễ dàng đóng góp vào bài
giảng thông qua các tình năng của phần mềm học tập" không được đánh giá

là có nhiều lợi ích.

12
● Hơn 40% số sinh viên được khảo sát (53/127) cho rằng “Dễ bị xao
nhãng” là yếu tố “Rất bất lợi” khi học Online. Đây cũng là yếu tố có
điểm trung bình cao nhất.
● "Có thể thiếu công cụ hỗ trợ học online" và "Không phù hợp với cách
học của bản thân" được đánh giá không “gây quá ít” cũng không “gây
quá nhiều” bất lợi. (Điểm trung bình 3.2/5)

13
● Đánh giá của sinh viên về các ứng dụng học Online phổ biến hiện nay
● Chỉ hơn 1/2 số sinh viên được khảo sát từng học qua ứng dụng Microsoft
Team.
● Có đến 87% sinh viên từng học qua Google Meet và Zoom.

a. Google Meet
● “Giao diện” là yếu tố có điểm trung bình cao nhất của ứng dụng này.

14
b. Zoom
● Zoom cũng có “Giao diện” là yếu tố được điểm trung bình cao nhất, tuy
nhiên, không có sự chênh lệch lớn giữa các yếu tố.

c. Microsoft Team
● Ngược lại với Zoom và Google Meet, Microsoft Team có “Giao diện” là
yếu tố được đánh giá thấp nhất. Các nhóm yếu tố không có sự chênh lệch
lớn.

15
● Google Meet có phần nhỉnh hơn về “Giao diện” so với Zoom và
Microsoft Team, tuy nhiên “Chất lượng hình ảnh khi mở cam” của ứng
dụng này không được đánh giá cao.
● Ngược lại, Microsoft Team có điểm đánh giá trung bình “Giao diện” thấp
nhất nhưng lại có điểm số dẫn đầu ở các yếu tố đánh giá còn lại.

VI. GIẢI PHÁP VÀ KẾT LUẬN


1. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHI HỌC TẬP VÀ GIẢNG DẠY
ONLINE.
Đại dịch Covid - 19 đã làm đình trệ rất nhiều hoạt động của xã hội, từ những
hoạt động vui chơi giải trí, đến những công việc hằng ngày. Và theo đó, việc học
cũng không phải là ngoại lệ. Nhưng thay vì bận tâm đến những điều không thể
thay đổi thì ta có thể đề ra những biện pháp khác để thích nghi với đại dịch này.

16
a. Đối với sinh viên
- Đọc bài trước khi tham gia lớp học để dễ dàng nắm được nội dung mà giảng
viên truyền tải. Nên chủ động trong việc xây dựng bài và lên kế hoạch học
tập hiệu quả sao cho đạt được những kết quả học tập mình mong muốn.
- Tích cực phát biểu xây dựng bài, tương tác mỗi khi giáo viên đặt câu hỏi để
tạo môi trường học tập năng động, thoải mái; tránh việc phải tương tác thụ
động làm giáo viên dễ bị mất động lực dạy học, sinh viên mất động lực học
tập.
- Bên cạnh đó, trước mỗi giờ học, sinh viên cần chuẩn bị môi trường học tập ít
tiếng ồn để tránh gây xao nhãng việc học và nghe được trọn vẹn nội dung
giảng bài của giảng viên.
- Trang bị đầy đủ công cụ học tập (webcam, headphone,...) và một đường
truyền ổn định để có thể lắng nghe bài giảng một cách trọn vẹn nhất, không
bị bỏ sót bất kỳ thông tin gì.
- Tránh làm việc riêng trong giờ học, nên tập trung khi học thì vẫn sẽ tiếp thu
được những kiến thức khi học trực tuyến tương đương với những kiến thức
khi học trực tiếp tại trường.
b. Đối với giáo viên
- Thầy cô nên trang bị kỹ năng tin học, sử dụng thành thạo các ứng dụng học
trực tuyến (Google Meet, Zoom, Microsoft Team,...) cho phù hợp với từng
mục đích sử dụng. Ví dụ nếu giảng viên cần chia nhóm hoặc bình chọn thì
có thể sử dụng ứng dụng Zoom, Microsoft Team; nếu giảng viên muốn có
ứng dụng dễ sử dụng thì có thể dùng Google Meet.
- Bên cạnh đó, song song với việc giảng bài, giáo viên cũng có thể kích thích
sự sáng tạo và tính tương tác của sinh viên khi lồng ghép vào đó những trò
chơi, bài tập áp dụng kiến thức thực tiễn kèm theo nội dung bài học.

17
- Ngoài ra, việc đặt câu hỏi cũng chính là cách để làm tăng tính chủ động của
sinh viên, giúp buổi học không còn bị nhàm chán và tương tác một chiều.
2. KẾT LUẬN
Tóm lại, hình thức học trực tuyến là hình thức học khá mới và khó để thích nghi
trong thời kỳ Covid - 19. Hình thức học này tuy còn lạ lẫm và có nhiều bất cập
nhưng cũng đi kèm với rất nhiều lợi ích khác mà không phải là không có cách để
thích nghi với nó. Cách dạy học trực tuyến này sẽ là thách thức không chỉ với sinh
viên mà còn là giảng viên. Cách này sẽ giúp sinh viên nâng cao tính tự giác, tinh
thần tự học và đồng thời cũng là cơ hội để giảng viên có thể tiếp cận được nhiều
cách thức truyền tải nội dung sáng tạo và thu hút sinh viên hơn.
Đại dịch Covid xảy đến là điều bất đắc dĩ, không ai muốn và tất cả mọi người
đều chịu sự ảnh hưởng của nó. Nên thay vì chán nản và mất động lực giảng dạy và
học tập thì mỗi người trong chúng ta nên cùng cố gắng để chất lượng buổi học trở
nên tốt hơn. Đặc biệt là xóa tan bầu không khí im lặng của buổi học.

VII. DANH SÁCH THAM KHẢO


- So sánh giữa phương pháp học trực tuyến và học truyền thống.

18

You might also like