You are on page 1of 76

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG “FINGERPRINT” ĐỂ XÂY DỰNG


ĐƯỜNG BÙ TRỪ GIA TĂNG TẦNG THỨ
CHO MÁY IN FLEXO

SVTH : MSSV:
TRƯƠNG THIỆN KHẢI 15148019
NGUYỄN ĐÀO THÁI NGỌC 15148034
NGUYỄN HỮU QUÝ 15148042
VĂN TẤN TIỀN 15148051
Khoá : 2015 - 2019
Ngành : CÔNG NGHỆ IN
GVHD: ThS. CHẾ QUỐC LONG

Tp. HỒ CHÍ MINH, Tháng 8, Năm 2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ỨNG DỤNG “FINGERPRINT” ĐỂ XÂY DỰNG


ĐƯỜNG BÙ TRỪ GIA TĂNG TẦNG THỨ
CHO MÁY IN FLEXO

SVTH : MSSV:
TRƯƠNG THIỆN KHẢI 15148019
NGUYỄN ĐÀO THÁI NGỌC 15148034
NGUYỄN HỮU QUÝ 15148042
VĂN TẤN TIỀN 15148051
Khoá : 2015 - 2019
Ngành : CÔNG NGHỆ IN
GVHD: ThS. CHẾ QUỐC LONG

Tp. HỒ CHÍ MINH, Tháng 8, Năm 2019


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày--- tháng---


năm 2019

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên: Trương Thiện Khải MSSV: 15148019
Nguyễn Đào Thái Ngọc 15148034
Nguyễn Hữu Quý 15148042
Văn Tấn Tiền 15148051
Ngành: Công nghệ In Lớp: 15148CL2
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Chế Quốc Long ĐT: 0913922377
Ngày nhận đề tài: 7/4/2019 Ngày nộp đề tài: 6/8/2019
1. Tên đề tài: Ứng dụng “Fingerprint” để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ
cho máy in Flexo.

2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:


Sách Giáo Trình:

[1] Chế Quốc Long, “Giáo trình Công nghệ in”, Nhà xuất bản ĐHQG, Tp. Hồ
Chí Minh, Việt Nam.

[2] Ngô Anh Tuấn, “Giáo trình Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in”
Nhà xuất bản ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
Website:
[3] https://docs.esko.com/docs/en-us/curvepilot/16/userguide/home.html?q=en-
us%2Fcommon%2Fcup%2Freference%2Fre_cup_cpeDesired.html&fbclid=Iw
AR1Q8glf9pHXUs0soUPB2PQ8GqAPKJ27ro-X2vd5Oifd-g1bUC5rSgFRbSg
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Làm rõ các khái niệm về phương pháp in Flexo, “Fingerprint”.
- Làm rõ về khái niệm sự gia tăng tầng thứ và sự ảnh hưởng của gia tăng tầng thứ
trong in ấn.
- Trình bày các ứng dụng của “Fingerprint” trong thực tế, cụ thể là xây dựng
đường bù trừ gia tăng tầng thứ và công dụng của nó.
- Đưa ra quy trình và cách thực hiện xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ ứng
dụng “Fingerprint”.
- Trình bày các yêu cầu cần có để có thể thực hiện ứng dụng “Fingerprint” để xây
dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in Flexo.

iii
4. Sản phẩm:
- Làm rõ các khái niệm, định nghĩa về “Fingerprint”, đường đặc trưng in và
các nội dung liên quan.
- Hướng dẫn cách ứng dụng “Fingerprint” để xây dựng đường đặc trung in và
đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in Flexo, cùng với các lưu ý và yêu
cầu cần có.
- Đưa ra nguyên lý bù trừ sự gia tăng tầng thứ cho phương pháp in Flexo.

TRƯỞNG NGÀNH GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

iv
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(DÀNH CHO GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN)

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG “FINGERPRINT” ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BÙ TRỪ GIA TĂNG
TẦNG THỨ CHO MÁY IN FLEXO.

Tên sinh viên 1: MSSV: 15148019


Trương Thiện Khải Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên sinh viên 2: MSSV: 15148034

Nguyễn Đào Thái Ngọc Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên sinh viên 3: MSSV: 15148042


Nguyễn Hữu Quý Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên sinh viên 4: MSSV: 15148051

Văn Tấn Tiền Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên GVHD: Chế Quốc Long Chức danh:

Học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác:

NHẬN XÉT
1.VỀ THÁI ĐỘ VÀ HÀNH VI
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
2.VỀ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

v
2.1 Về cấu trúc đề tài:---------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
2.2 Về nội dung đề tài:--------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------

----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------

2.3 Về ưu và nhược điểm của đề tài:----------------------------------------------------------


-----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

3.ĐIỂM ĐÁNH GIÁ

Điểm
TT Nội dung đánh giá Điểm
tối đa
1. Kết cấu luận án 30
Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các 10
mục(theo hướng dẫn của khoa In và TT)

Tính sáng tạo của đồ án 10


Tính cấp thiết của đề tài 10

2. Nội dung nghiên cứu 50

vi
Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, 10
khoa học xã hội,…

Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10


Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc 10
quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực
tế.

Khả năng cải tiến và phát triển 10


Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên 10
ngành,…

3. Ứng dụng vào đời sống thực tế 10

4. Sản phẩm của đồ án 10

Tổng điểm 100

4.KẾT LUẬN
 Đồng ý cho bảo vệ

 Không đồng ý cho bảo vệ

Ngày……tháng……năm……...
Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ tên)

vii
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

PHIẾU ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


(DÀNH CHO GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN)

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG “FINGERPRINT” ĐỂ XÂY DỰNG ĐƯỜNG BÙ TRỪ GIA TĂNG
TẦNG THỨ CHO MÁY IN FLEXO.

Tên sinh viên 1: MSSV: 15148019


Trương Thiện Khải Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên sinh viên 2: MSSV: 15148034

Nguyễn Đào Thái Ngọc Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên sinh viên 3: MSSV: 15148042

Nguyễn Hữu Quý Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên sinh viên 4: MSSV: 15148051


Văn Tấn Tiền Chuyên ngành: Công nghệ in

Tên GVHD: Chế Quốc Long Chức danh:


Học vị: Thạc sĩ Đơn vị công tác:

NHẬN XÉT
a. Về cấu trúc đề tài:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Về nội dung đề tài

viii
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
b. Về sản phẩm của đề tài
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
c. Về ưu và nhược điểm của đề tài:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

d. Các câu hỏi cần trả lời và các đề nghị chỉnh sửa:
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------

e. ĐÁNH GIÁ

Điểm
TT Nội dung đánh giá Điểm
tối đa

5. Kết cấu luận án 30


Đúng format với đầy đủ cả hình thức và nội dung của các 10
mục(theo hướng dẫn của khoa In và TT)

Tính sáng tạo của đồ án 10


Tính cấp thiết của đề tài 10

6. Nội dung nghiên cứu 50


Khả năng ứng dụng kiến thức toán học, khoa học và kỹ thuật, 10
khoa học xã hội,…

Khả năng thực hiện/phân tích/tổng hợp/đánh giá 10

ix
Khả năng thiết kế chế tạo một hệ thống, thành phần, hoặc 10
quy trình đáp ứng yêu cầu đưa ra với những ràng buộc thực
tế.

Khả năng cải tiến và phát triển 10


Khả năng sử dụng công cụ kỹ thuật, phần mềm chuyên 10
ngành,…

7. Ứng dụng vào đời sống thực tế 10


8. Sản phẩm của đồ án 10

Tổng điểm 100

5.KẾT LUẬN
 Đồng ý cho bảo vệ

 Không đồng ý cho bảo vệ

Ngày……tháng……năm……...

Giáo viên hướng dẫn


(Ký và ghi rõ họ tên)

x
LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài tốt nghiệp này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của
từng thành viên trong nhóm thì bên cạnh đó chúng em còn nhận được sự tận tâm giúp
đỡ từ các tập thể, cá nhân trong và ngoài nhà trường đã tạo điều kiện giúp chúng em
trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Trước hết, chúng em xin gửi tới toàn thể quý thầy, cô thuộc Khoa Đào tạo
Chất lượng cao, ngành Công nghệ In lời cảm ơn chân thành nhất. Đặc biệt, chúng em
xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Giảng viên hướng dẫn Ths. Chế Quốc Long, đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Bên cạnh đó, chúng em còn nhận được sự hỗ trợ nhiệt tình từ tập thể cán bộ
công nhân viên Công ty TNHH CCL Label VietNam, đặc biệt là người hướng dẫn
anh Nguyễn Xuân Thịnh hiện là Giám đốc sản xuất cấp cao tại công ty. Qua đây,
chúng em xin chân thành cám ơn ban lãnh đạo, toàn thể cán bộ công nhân viên trong
công ty đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để có được những kiến thức thực tế cần thiết
để thực hiện đề tài.
Cuối cùng, chúng em xin chân thành cám ơn tới gia đình, bạn bè, những người
đã cùng đồng hành, hỗ trợ chúng em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện cho đến
khi hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Mặc dù bản thân từng thành viên trong nhó đã rất có gắng nhưng do kiến thức,
kinh nghiệm còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế và thực nghiệm còn nhiều
bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn cho nên đề tài còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong
nhận được sự thông cảm và đóng góp ý kiến từ quý thầy, cô.
Chúng em xin chân thành cám ơn!

xi
Mục lục
Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp ...................................................................................... iii
Phiếu đánh giá đồ án tốt nghiệp (GVHD) ................................................................ v
Phiếu đánh giá đồ án tốt nghiệp (GVPB) .............................................................. viii
Lời cảm ơn ............................................................................................................. xi
Mục lục ................................................................................................................. xii
Danh mục các bảng biểu: ...................................................................................... xiv
Danh mục các hình ảnh ......................................................................................... xv
Chương 1: Dẫn nhập................................................................................................ 1
1.1. Lý do chọn đề tài: ............................................................................................. 1
1.2. Mục đích, khách thể, đối tượng nghiên cứu: ..................................................... 1
1.2.1. Mục đích:....................................................................................................... 1
1.2.2. Khách thể: ..................................................................................................... 2
1.2.3. Đối tượng nghiên cứu: ................................................................................... 2
1.3. Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu: ........................................................... 2
1.3.1. Nhiệm vụ: ...................................................................................................... 2
1.3.2. Phạm vi đề tài: ............................................................................................... 2
1.4. Giới hạn của đề tài: ........................................................................................... 2
1.5. Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 3
Chương 2: Cơ sở lý luận .......................................................................................... 3
2.1. Sơ lược đề tài:................................................................................................... 3
2.1.1. Quá trình phát triền của “Fingerprint”: ........................................................... 3
2.1.2. Các thành tựu và ứng dụng thực tiễn: ............................................................. 4
2.1.3. Xu hướng phát triển trong tương lai: .............................................................. 5
2.2. Cơ sở lý thuyết: ................................................................................................ 5
2.2.1. Kỹ thuật in Flexo: .......................................................................................... 5
2.2.2. Sự gia tăng tầng thứ: ...................................................................................... 7
2.2.3. Fingerprint và đường curve: ......................................................................... 13
Chương 3: Phân tích hệ thống và các yêu cầu có về cơ sở vật chất của nhà in........ 15
3.1. Thiết bị: .......................................................................................................... 15
3.1.1. Chế bản: ...................................................................................................... 15
3.1.2. In: ................................................................................................................ 17

xii
3.1.3. Kiểm tra sau in: ........................................................................................... 18
3.2. Vật tư: ............................................................................................................ 19
3.3. Môi trường sản xuất và nguồn nhân lực: ......................................................... 19
3.4. Các thiết bị, phần mềm hỗ trợ: ........................................................................ 19
Chương 4: Ứng dụng “Fingerprint” để xây dựng đường “Curve” .......................... 19
4.1. Phân tích và hướng dẫn sử dụng Fingerprint dành cho in Flexo: ..................... 19
4.1.1. Mục đích:..................................................................................................... 20
4.1.2. Tiến trình phân tích, kiểm tra: ...................................................................... 21
4.1.3. Mục tiêu đánh giá: ....................................................................................... 22
4.2. Quy trình thực hiện: ........................................................................................ 33
4.3. Thực tế khi lấy mẫu Fingerprint: ..................................................................... 35
4.3.1. Điều kiện trước in và in: .............................................................................. 35
4.3.2. Đánh giá kết quả mẫu Fingerprint: ............................................................... 36
4.3.3. Xử lý kết quả: .............................................................................................. 36
4.3.4. In và đánh giá lại kết quả: ............................................................................ 42
4.4. Kết quả sau khi áp dụng Fingerprint: .............................................................. 43
4.5. Đánh giá kết quả thực hiện: ............................................................................ 44
Chương 5: Kết luận ............................................................................................... 45
5.1. Kết luận: ......................................................................................................... 45
5.2. Đề xuất: .......................................................................................................... 45
Tài liệu tham khảo: ................................................................................................ 47
Phụ lục: ................................................................................................................. 48

xiii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU:

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật máy ghi bản CTP Offset Luxel T - 9500 NS CTP.
Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật máy hiện bản Offset Fuji Film FLH-Z 125 CTP.
Bảng 3.3: Thông số máy ghi khuôn lụa SPG Print Rotalen 5311.
Bảng 3.4: Thông số máy in Nilpeter MO3300.
Bảng 3.5: Thông số máy đo Xrite Exact.
Bảng 4.1: Bảng phương thức kiểm tra trên tờ Fingerprint.
Bảng phụ lục 1: Bảng đánh giá kết quả của Fingerprint trong lần chạy đầu tiên.
Bảng phụ lục 2: Bảng đánh giá và so sánh kết quả thu được trong lần 2.
Bảng phụ lục 3: Kết quả đo sự gia tăng tầng thứ lần 1.
Bảng phụ lục 4: Kết quả đo sự gia tăng tầng thứ lần 2.

xiv
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Các sản phẩm bao bì mềm, nhãn hàng.


Hình 2.2: In sản phẩm Flexo.
Hình 2.3: Nguyên lý in Flexo.
Hình 2.4: Các sản phẩm đặc trưng của in Flexo.
Hình 2.5: Minh họa hiện tượng gia tăng tầng thứ.
Hình 2.6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng dotgain.
Hình 2.7: Trục anilox trong in Flexo.
Hình 2.8: Cấu trúc các ô chứa mực trên anilox.
Hình 2.9: Mật độ ô chứa trên anilox ảnh hưởng đến lượng mực in.
Hình 2.10: Đặc điểm của gia tăng tầng thứ.
Hình 2.11: Đường curve của máy in.
Hình 2.12: Mẫu Fingerprint của FIRST.
Hình 3.1: Máy ghi bản FujiFilm Luxel T-9500 NS CTP.
Hình 3.2: Máy hiện bản Offset FujiFilm FLH-Z 125 CTP
Hình 3.3: máy ghi khuôn lụa SPG Print Rotalen 5311.
Hình 3.4: Máy in Flexo Nilpeter MO3300.
Hình 3.5: Máy đo bản kẽm X-rite iCPlate 2.
Hình 3.6: Máy đo màu X-rite Exact
Hình 4.1: Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu.
Hình 4.2: Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ chuyển tông.
Hình 4.3: Các ô hình sao và ô lục giác.
Hình 4.4: Vùng đánh giá các đường tế vi.
Hình 4.5: Kiểm tra độ phân giải của đường.
Hình 4.6: Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ.
Hình 4.7: Ô kiểm tra sự chồng khít.
Hình 4.8: Vùng kiểm nghiệm khả năng phục chế màu.
Hình 4.9: Thang thể thông số bài in.
Hình 4.10: Thước đo ổn định máy và vật liệu.
Hình 4.11: Dãy thang xám ba màu.
Hình 4.12: Sơ đồ máy in Flexo MO3300.
Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng tầng thứ.
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện đường bù trừ gia tăng tầng thứ.

xv
Hình 4.15: Mối liên hệ giữa đường gia tăng tầng thứ và đường bù trừ gia tăng tầng
thứ.
Hình 4.16: Cửa sổ làm việc của phần mềm Intellicurve.
Hình 4.17: Cửa sổ làm việc sau khi đã nhập dữ liệu.
Hình 4.18: Cửa số làm việc của “Intellicurve” sau khi đã điền các thông số bù trừ
và đã dùng “Smoothness Margin”.

xvi
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
1.1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay trong thời kì phát triển của các ngành dịch vụ, tiêu dùng ngày càng
phát triển thì các sản phẩm liên quan đến các sản phẩm của các ngành hàng này cũng
chiếm một phần lớn thị trường ngành công nghiệp in ấn, đặc biệt là các loại nhãn
hàng, sticker, bao bì mềm,… Chính điều này là tiền đề phát triển lớn mạnh của một
công nghệ in có lợi thế khi sản xuất các mặt hàng này, chính là công nghệ in Flexo.
Trong thời buổi công nghệ in Flexo ngày càng phát triển thì các yếu tố giúp
gia tăng chất lượng sản phẩm nhưng vẫn tối ưu chi phí sản xuất là ưu tiên hàng đầu
tại các nhà in ứng dụng phương pháp in Flexo. Điều này đòi hỏi các nhà in phải áp
dụng các chuẩn trong ngành in để đạt được mục tiêu vừa in được sản phẩm chất
lượng, chi phí hợp lý, thu hút được khách hàng. Đối với các nhà in có công nghệ hiện
đại, điều kiện sản xuất lý tưởng phù hợp với các yêu cầu, điều kiện gắt gao của các
chuẩn quốc tế yêu cầu thì đạt được các tiêu chuẩn là điều tất yếu, nhưng với các xí
nghiệp, nhà in có điều kiện thấp hơn như ở các nước đang phát triển sẽ là một vấn đề
vì chi phí để thỏa mãn các điều kiện là rất lớn bên cạnh việc duy trì chất lượng sản
phẩm làm ra. Chính vì vậy, ứng dụng “Fingerprint” trong in Flexo sẽ là công cụ giúp
các nhà in có thể tối ưu sản xuất, duy trì, gia tăng chất lượng khi in bằng cách xây
dựng, chỉ ra và hiểu được đặc tính của các máy in của mình bằng việc xây dựng đường
cong đặc trưng in (đường “Curve”) của máy in từ đó có các biện pháp cải thiện chất
lượng theo điều kiện sản xuất tại nhà xưởng của mình với chi phí thấp hơn khi cố
gắng thỏa mãn các điều kiện của các tiêu chuẩn in quốc tế.
Nhận thấy được sự thiết yếu của việc áp dụng công nghệ để đạt được chất
lượng trong ngành in mà đề tài “Ứng dụng Fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia
tăng tầng thứ cho máy in Flexo” đã được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Mục đích, khách thể, đối tượng nghiên cứu:


1.2.1. Mục đích:
Làm rõ các khái niệm, định nghĩa về “Fingerprint”, đường đặc trưng in và
các nội dung liên quan.
Hướng dẫn cách ứng dụng “Fingerprint” để xây dựng đường đặc trung in
và đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in Flexo, cùng với các lưu ý và yêu
cầu cần có.

1
1.2.2. Khách thể:
Với đề tài đã chọn, khách thể chính là nội dung nghiên cứu về
“Fingerprint”; cách tạo ra đường bù trừ gia tăng tầng thứ ứng dụng
“Fingerprint” và các yêu cầu để thực hiện.

1.2.3. Đối tượng nghiên cứu:


Đối tượng nghiên cứu chính là “Fingerprint”, ứng dụng của “Fingerprint”
trong thực tế, cụ thể là xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ.

1.3. Nhiệm vụ đề tài và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1. Nhiệm vụ:


Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Làm rõ các khái niệm về phương pháp in Flexo, “Fingerprint”.
- Làm rõ về khái niệm sự gia tăng tầng thứ và sự ảnh hưởng của gia tăng
tầng thứ trong in ấn.
- Trình bày các ứng dụng của “Fingerprint” trong thực tế, cụ thể là xây
dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ và công dụng của nó.
- Đưa ra quy trình và cách thực hiện xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng
thứ ứng dụng “Fingerprint”.
- Trình bày các yêu cầu cần có để có thể thực hiện ứng dụng
“Fingerprint” để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in
Flexo.

1.3.2. Phạm vi đề tài:


Đề tài tập trung các nội dung về khái niệm, nguyên lý và các vấn đề liên
quan về công nghệ in Flexo và “Fingerprint”, cũng như ứng dụng thực tế của
“Fingerprint” cụ thể là xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho máy in
Flexo.

1.4. Giới hạn của đề tài:


Tài liệu nghiên cứu: chủ yếu từ các nguồn tài nguyên mạng như bách khoa
toàn thư điện tử, các tiêu chuẩn trong ngành in dành cho phương pháp in Flexo và
các trang chuyên về kiến thức ngành in và dịch vụ cung cấp các phần mềm trong nước
và quốc tế.

2
Hoạt động được nghiên cứu: tập trung tìm hiểu các khái niệm, nguyên lý, kiến
thức thông qua các trang thông tin trên mạng, kiến thức từ kì thực tập tốt nghiệp tại
công ty TNHH CCL Label Vietnam, đồng thời kết hợp với các video, hình ảnh từ các
tài liệu hướng dẫn để đưa ra nội dung trong nghiên cứu.

1.5. Phương pháp nghiên cứu:


- Đưa ra khái niệm về in Flexo và “Fingerprint”, phạm vi ứng dụng, và đưa ra
cách thực hiện ứng dụng “Fingerprint” để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng
thứ thông qua các bài viết trong nước và nước ngoài theo cũng như từ kiến
thức thu thập được qua kì thực tập theo quan điểm nghiên cứu cá nhân, đưa ra
quy trình sơ lược.
- Tham khảo hình ảnh, video để có cái nhìn sơ lược khi không có khả năng quan
sát trực tiếp.
- Tìm hiểu về ứng dụng của “Fingerprint” kết hợp với việc xây dựng đường bù
trừ gia tăng tầng thứ cho máy in Flexo.
- Tổng kết lại và rút ra quy trình cải tiến nếu cần.

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trước khi tìm hiểu về ứng dụng của Fingerprint và cách bù trừ gia tăng
tầng thứ ta cần nắm sơ lược lý thuyết cơ bản của Fingerpeint, kỹ thuật in Flexo
và sự gia tăng tầng thứ trong in ấn.
Mục đích: Nắm được các kiến thức cơ bản nhất về kỹ thuật in Flexo,
Fingerprint và sự gia tăng tầng thứ, để dễ dàng nắm được các nội dung có liên
quan ở các chương sau.
Phương thức thưc hiện: Cơ sở lý luận dưới đây được đưa ra từ các kiến
thức tổng hợp từ các giáo trình, trang thông tin và các diễn đàn in ấn trong nước
và quốc tế trên internet.
2.1. Sơ lược đề tài:

2.1.1. Quá trình phát triền của “Fingerprint”:


Từ những năm 1840, khi chiếc máy in Flexo đầu tiên ra đời và mãi tới
những năm sau 1951 sau khi phương pháp in Flexo được có một cái tên chính
thức như chúng ta thường gọi ngày nay, thì cũng như những phương pháp in
khác vần đề luôn được quan tâm hàng đầu đó là làm như thế nào để sản xuất
ra những sản phẩm in ấn chất lượng cao và ổn định. Để đáp ứng nhu cầu đó
thì rất nhiều chuẩn đã xuất hiện cho ngành in nói chung và phương pháp in

3
Flexo nói riêng ví dụ như ISO 126147-6, FIRST, GRACOL, SWOP...với sự
ra đời của các chuẩn này, các nhà in đã rất ủng hộ và áp dụng các thông số
trong các chuẩn vào sản xuất của mình. Nhưng thực tế các chuẩn này cũng chỉ
là nền tảng và tiêu chí để các nhà in cố gắng đạt được, vì thực tế các điều kiện
sản xuất của mỗi nhà in ở mỗi khu vực khác nhau là hoàn toàn khác nhau đẫn
đến việc đạt được các tiêu chí, thông số được đưa ra là hết sức khó khăn.
Thực tế trong suốt những năm ra đời và phát triển của phương pháp in
Flexo, các nhà in rất khó đạt được các tiêu chí, thông số như các chuẩn in ấn
quốc tế đề ra với điều kiện in tại nhà xưởng của mình, vì họ chỉ cố gắng đạt
được các tiêu chí của các chuẩn mà họ chọn làm nền tảng mà mình hướng tới
khi đang tiến hành canh chỉnh tờ in bằng cách điều chỉnh các cài đặt, thiết lập,
thông số trên máy in, thay đổi vật liệu in, điều kiện sản xuất,...thực hiện những
điều này là vô cùng khó khăn và tốn kém. Và từ đây các nhà in cố gắng xây
dựng nên các tiêu chuẩn nội bộ cho riêng mình dựa trên điều kiện sản xuất và
các tiêu chí từ các chuẩn quốc tế chung. Để làm được điều này thì kỹ
Fingerprint ra đời giúp các nhà in xây dựng và hiểu rõ được đặc tính và khả
năng in của thiết bị của họ rồi từ đó xây dựng nên một chuẩn riêng cho cơ sở
của họ.

2.1.2. Các thành tựu và ứng dụng thực tiễn:


- Nhờ vào đặc tính vốn có của Fingerprint nên nhà in có thể ứng dụng để cải
thiện chất lượng đầu ra, gia tăng năng xuất của máy in.
- Xây dựng đường curve để giải quyết được vấn đề muôn thuở của các nhà
in trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng đó là sự gia tăng tầng
thứ khi in.
- Giúp kiểm soát được tình trạng của máy in để hạn chế và khắc phục các lỗi
ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng in như:
+ Bù trừ dotgain cho từng đơn vị in.

+ Kiểm soát được độ giãn dài, độ méo giữa các đơn vị in.
+ Kiểm soát những lỗi in có thể xảy ra mang tính chu kỳ.
+ Nắm bắt được sự ổn định của máy in như khả năng định vị chồng
màu.

4
- Giúp công đoạn trước in biết được khả năng và sự ổn định của máy in, giúp
bù trừ trapping, độ giãn dài và độ méo gây ra bởi máy in. Giúp biết được
và kiểm soát giới hạn nhỏ nhất của các đường line và text mà máy in có
thể tái tạo được.
- Nhờ vào biết được tình trạng của máy in mà có thể giúp cho nhà in điều độ
sản xuất và bảo trì sao cho hợp lí nhất.

2.1.3. Xu hướng phát triển trong tương lai:

Hình 2.1: Các sản phẩm bao bì Hình 2.2: In sản phẩm
mềm, nhãn hàng. Flexo.
Với xu hướng phát triển của xã hội, các sản phẩm bao bì mềm, vật dụng
tiêu dùng, tem nhãn ngày càng được ưa chuộng thì phương pháp in Flexo sẽ
ngày càng trở thành xu hương phát triển của ngành in và việc ứng dụng
Fingerprint trong phương pháp in Flexo sẽ trở thành xu hướng phổ biến trong
tương lai ở các nước đang phát triển, để các nhà in có thể đạt được các tiêu
chuẩn của ngành in hiện có, gia tăng chất lượng sản phẩm, tối ưu hóa sản xuất,
khẳng định được khả năng trên thị trường với chi phí thấp hơn với việc xây
dụng một hệ thống máy in mới.
2.2. Cơ sở lý thuyết:
2.2.1. Kỹ thuật in Flexo:
2.2.1.1. Khái niệm:
Phương pháp in Flexo hay còn gọi là Flexographic là kỹ thuật in cao
trong đó các phần tử in cao hơn các phần tử không in và được tạo trên cao
su mềm (dễ uốn cong theo chu vi trục ống bản) hay bản Photopolyme. Phần
tử in ở cao hơn sẽ nhận mực và truyền vào vật liệu in, nhờ độ đàn hồi cao
của bản in thì mực in được truyền lên bề mặt vật liệu tốt hơn.

5
2.2.1.2. Nguyên lý:
Nguyên lý của kỹ thuật in Flexo khá đơn giản, một hệ thống in Flexo
về cơ bản bao gồm các bộ phận:
- Hệ thống cấp mực.
- Trục “Anilox”.
- Trục ống bản.
- Trục ép in.
Trong đó trục “Anilox” có
bề mặt bao gồm các cell
nhỏ li ti có chức năng lấy
mực từ hệ thống cấp mực
sau đó chà mực lên các
phần tử in cao trên bề mặt
bản in được gắn trên trục Hình 2.3: Nguyên lý in Flexo.
ống bản, các phần tử in khi đã có mực sẽ truyền mực lên bề mặt vật liệu in
nhờ lực ép của trục ép in. Với các loại mực thường được sử dụng cho in
Flexo như mực gốc nước, gốc dung môi và mực UV, đặc điểm chung của
các loại mực này đó là có độ nhớt thấp và rất nhanh khô, tùy vào mục đích
sử dụng của bao bì hay nhãn hàng mà lựa chọn mực in cho phù hợp
2.2.1.3. Ưu và nhược điểm:
- Ưu điểm:
Công nghệ in Flexo là công nghệ in mang trong mình các điểm
mạnh của các công nghệ in tiêu biểu như Offset, ống đồng, Letterpress,
lưới,… vì về cơ bản khi nói về in Flexo thì đó là phương pháp có thể kết
hợp nhiều phương pháp in khác nhau vào cùng một dây chuyền sản xuất.
Chính điều này cho phép một máy in Flexo có thể:
+ In với tốc độ cao.
+ Chất lượng in cao.
+ In được nhiều hiệu ứng phức tạp.
+ In được trên nhiều loại vật liệu (thấm hút và không thấm hút).
+ Chi phí hợp lý.
+ Độ ổn định và đồng đều cao.
+ In các mảng lớn rất tốt.
- Nhược điểm:
Bên cạnh những ưu điểm như trên nhưng do các đặc tính kỹ thuật
của mình mà in Flexo vẫn tồn tại những nhược điểm:

6
+ Chỉ thích hợp in với số lượng lớn.
+ Khi in các nét, đường mảnh rất dễ mất chi tiết.
+ Dễ gây hiện tượng gia tăng tầng thứ.
+ Khi in hình ảnh chuyển tông không mượt như Offset.
2.2.1.4. Ứng dụng:
Với các thế mạnh của mình, phương pháp in Flexo thường được ứng
dụng trong sản xuất in bao bì mềm, nhãn hàng trên nhiều loại vật liệu với
nhiều độ dày, định lượng khác nhau, thường được dùng trong sản xuất bao
bì mềm và nhãn hàng cho các lĩnh vực như tiêu dùng, thực phẩm, dược
phẩm,… Ta có thể thấy các sản phẩm được in bởi phương pháp in Flexo là
rất nhiều, với một số lượng rất lớn và cũng rất đa dạng.

Hình 2.4: Các sản phẩm đặc trưng của in Flexo.

2.2.1.5. Xu hướng phát triển:


Trong tương lai, bên cạnh nhu cầu phải nhanh và các đơn hàng ngày
càng ngắn, mẫu mã các sản phẩm bao bì, nhãn hàng ngày càng đa dạng,
bắt mắt nhưng lại có vòng đời không cao nên đòi hỏi phải có các công nghệ
theo kịp để chạy đua trên thị trường khốc liệt. Với các thế mạnh của mình
về tốc độ in nhanh, chất lượng in cao, có thể in tích hợp nhiều phương pháp
in khác nhau để tận dụng các thế mạnh của từng phương pháp in qua đó có
thể thấy được rằng phương pháp in Flexo đã, đang và sẽ trở thành xu hướng
được các nhà in lựa chọn để đầu tư và phát triển mạnh, có thể chiếm thị
phần lớn trên thị trường in ấn trong tương lai, đặc biệt là ở các quốc gia
đang phát triển.
2.2.2. Sự gia tăng tầng thứ:
2.2.2.1. Khái niệm:

7
Sự gia tăng tầng thứ (dotgain) là sự thay đổi kích thước hạt trame
trên tờ in so với trị số trên phim hay trên bản in, là hiện tượng luôn xảy ra
trong quá trình in.
Dotgain là một tính chất của quá trình phục chế các phần tử in và có
thể nhận biết được sự gia tăng tầng thứ qua các dấu hiệu sau đây:
- Sự tăng/giảm các giá trị tông trame.
- Sự biến dạng của điểm trame.

Hình 2.5: Minh họa hiện tượng gia tăng tầng thứ.
2.2.2.2. Nguyên nhân:
Các nguyên nhân có thể gây ra hiện tượng gia tăng tầng thứ như:
- Vật liệu in có độ thấm hút mực khác nhau có thể gây ra sự gia tăng
tầng thứ khác nhau.
- Áp lực in không phù hợp có thể gây ra sự gia tăng tầng thứ.
- Độ nhớt của mực cũng là yếu tố gây ra hiện tượng gia tăng tầng thứ.
- Ảnh hưởng của ống cao su, hay bản in mềm cũng là nguyên nhân
gây ra sự gia tăng tầng thứ.
- Phần lớn nguyên nhân gây ra sự gia tăng tầng thứ đều không phải
do yếu tố con người, nhưng vẫn có thể xảy ra khi người thợ in thực
hiện điều chỉnh việc cấp mực.
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng gia tăng tầng thứ thì có rất nhiều, nhưng
chủ yếu là 2 yếu tố chính, đó là:
- Áp lực in.

8
- Mực in.
Khi mực được truyền lên bài in thì áp lực in đóng vai trò rất lớn đến độ gia
tăng tầng thứ, áp lực in sẽ làm lớp mực “lem” ra làm gia tăng tầng thứ. Bên
cạnh đó độ nhớt và lượng mực cũng ảnh hưởng đến vấn đề này, lượng mực
càng lớn và độ nhớt càng thấp thì gia tăng tầng thứ càng cao. Riêng đối với
in Flexo thì vật liệu in cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến sự gia
tăng tầng thứ, vì với phương pháp in này thường được ứng dụng trên nhiều
vật liệu có tính thấm hút, và đặc tính quang học khác nhau.

Hình 2.6: Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng dotgain.


2.2.2.3. Sự ảnh hưởng của anilox đến sự gia tăng tầng thứ:
Nhiệm vụ quan trọng nhất của lô anilox là truyền một lượng mực
nhất định lên bề mặt bản in photopolymer.
Do vậy sự truyền mực có thể bị ảnh hưởng bởi loại trục anilox được
sử dụng trong sản xuất và các loại mực khác nhau kết hợp với các anlilox
có đặc tính khác nhau có thể gây ra hiện tượng gia tăng tầng thứ trong khi
in. Các trục anilox khác nhau thì lượng mực được truyền lên bản in khác
nhau, do vậy lớp mực truyền lên trên bề mặt vật liệu cũng khác nhau làm
ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Yếu tố chính gây nên sự gia tăng tầng thứ bởi trục anilox chính là
sự truyền mực nhiều hay ít của anilox, nếu lượng mực truyền xuống nhiều,
lớp mực dày khi truyền qua khuôn in photopolymer có tính đàn hồi, khi bị
tác động thêm lực ép in từ ống ép sẽ gây nên sự gia tăng tầng thứ, đặc biệt
các loại mực có độ nhớt khác nhau cũng sẽ gây ảnh hưởng gia tăng tầng
thứ khi kết hợp với anilox, mực có độ nhớt càng thấp thì sự gia tăng tầng
thứ càng nhiều và ngược lại. Đặc trưng có thể gây ra hiện tượng dotgain
của các trục anilox được thể hiện ở ba thông số chính:

9
- Mật độ cell.
- Cấu trúc cell.
- Góc của cell.

Hình 2.7: Trục anilox trong in Flexo.


Cấu trúc của cell trên bề mặt lô anilox có ảnh hưởng lớn đến sự gia
tăng tầng thứ vì với mỗi hình dạng các ô chứa khác nhau thì sẽ có các tính
chất khác nhau về độ lớn của thể tích chứa mực cũng như độ thoát mực
khác nhau, tức là nó ảnh hưởng đến lượng mực sẽ được truyền lên bề mặt
vật liệu bởi anilox, với lượng mực nhiều kèm theo việc điều chỉnh áp lực
không tốt sẽ gây nên hiện tượng gia tăng tầng thứ trên tờ in.

Hình 2.8: Cấu trúc các ô chứa mực trên anilox.


Góc của cell cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự gia tăng tầng
thứ vì nó quyết định đến việc lựa chọn hình dạng vi lỗ và định hướng của
chiều rộng cell sao cho hợp lý, nếu chiều rộng của cell rộng hơn theo hướng
của trục quay thì mực sẽ thoát ra và truyền dễ dàng hơn, ngược lại nếu
chiều rộng của cell hẹp hơn theo hướng trục quay, lượng mực truyền được
sẽ rất ít.

10
Với lô anilox mật độ cell cũng sẽ quyết định lượng mực được truyền
đi, mật độ càng lớn đồng nghĩa độ phân giải lớn thì lượng mực chứa của
mỗi cell sẽ ít, truyền đi cũng sẽ ít hơn và ngược lại, nhưng với mật độ lớn
các ô sẽ nằm rất khít nhau làm cho các hạt trame khi xuất hiện cũng sẽ rất
nhiều và sát nhau nên dễ gây gia tăng tầng thứ khi bị ép in. Với các anilox
có mật độ cell xác định, nếu thể tích của vi lỗ trên bề mặt lô anilox càng
lớn thì lượng mực mà lô anilox truyền lên bản càng lớn, do đó làm cho
lượng mực truyền lên màng vật liệu tăng lên, có thể anh hưởng đến quá
trình sấy khô. Nếu màu in trước chưa đủ độ khô cần thiết để có thể in chồng
màu tiếp theo sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng nhận màu thứ hai hoặc các
màu này sẽ pha trộn lại với nhau làm thay đổi màu sắc của sản phẩm, hay
màu mực trước sẽ làm cho khả năng bám dính của mực màu tiếp theo bị
giảm.
Bên cạnh đó nếu thể tích vi lỗ nhỏ tức là lượng mực truyền lên bản
ít hơn, do đó mật độ mực trên bề mặt vật liệu cũng giảm, lượng mực này
có thể không đủ để phủ kín chữ, hình ảnh cần thiết đặc biệt là vùng nền của
ảnh, làm cho hình ảnh thiếu độ sắc nét, không đủ độ no mực, cường độ
màu giảm... Kết quả là tờ in tạo ra không đạt chất lượng như mong muốn.

Hình 2.9: Mật độ ô chứa trên anilox ảnh hưởng đến lượng mực in.
Trong quá trình in, lượng mực trong các cell trên bề mặt lô anilox
không truyền hoàn toàn tới bề mặt bản in, tuy nhiên phần trăm lượng mực
mà các cell này truyền đi lại phụ thuộc vào cấu trúc của cell. Do đó khi
lượng mực được truyền lên bề mặt bản in ít có thể là do mật độ của cell
trên bề mặt lô anilox cao do đó các lỗ này nhỏ hơn, vì vậy chỉ cần một
lượng nhỏ mực bị khô trong lỗ, hay chỉ với một thành phần của mực vào
dưới đáy của vi lỗ hay các chất lạ khác rơi vào dưới đáy lỗ cũng đủ để làm
bít các lỗ này lại, làm ảnh hưởng đến lượng mực được truyền đến bản in.

11
2.2.2.4. Đặc điểm:
Sự gia tăng tầng thứ không chỉ là sự thay đổi kích thước, biến dạng
thực tế của hạt trame mà còn là hiệu ứng quang học do ánh sáng chiếu lên
hạt trame. Giá trị dotgain đo được là tổng hợp của hai thành phần:
- Dotgain liên quan tới quá trình phục chế (mechanical dotgain):
+ Trong quá trình in (quá trình truyền đạt hình ảnh từ bản – cao su
– giấy). Trong các quá trình chế bản, kích thước điểm trame thay
đổi không nhiều và dễ kiểm soát, điều chỉnh. Với bản âm, kích
thước điểm trame trên bản lớn hơn kích thước điểm trame trên
phim, với bản dương kích thước điểm trame trên bản thường nhỏ
hơn trên phim.
+ Khi in, kích thước trame trên giấy lớn hơn trên bản in rất nhiều
do áp lực in, tính chất vật liệu in, các điều kiện in, máy in...
- Dotgain do hiệu ứng quang học (optical dotgain): Kích thước hạt
trame quan sát hoặc đo được phục thuộc vào lượng ánh sáng chiếu
lên tờ in bị hấp thụ bởi các hạt trame. Lượng ánh sáng chiếu xung
quanh hạt trame cũng có một phần tán xạ vào hạt trame bị hấp thụ.
Do vậy, kích thước hạt trame quan sát hoặc kích thước hạt trame đo
được lớn hơn kích thước thực của nó. Nếu hạt trame càng nhỏ thì
hiệu ứng dotgain quang học càng lớn. Dotgain tăng khi tần số trame
tăng, khi sử dụng trame FM sự gia tăng tầng thứ cao hơn khi sử
dụng trame in AM.

Hình 2.10: Đặc điểm của gia tăng tầng thứ.


2.2.2.5. Ảnh hưởng:
Hiện tượng gia tăng tầng thứ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng
của sản phẩm in, cụ thể khi hiện tượng gia tăng tầng thứ xảy ra sẽ khiến
các màu sắc có sự chồng lấn không mong muốn lên nhau, điều này sẽ làm
cho màu sắc bài in sẽ tối hơn, các chi tiết tái tạo kém hơn dẫn đến sản phẩm
in ra có chất lượng và màu sắc khác hẳn với mong muốn hay khi so với bài
in mẫu.

12
2.2.3. Fingerprint và đường Curve:
2.2.3.1. Khái niệm:

Hình 2.11: Đường curve của máy in.

Hình 2.12: Mẫu Fingerprint của FIRST.

13
- Curve: đường cong đặc trưng in thể hiện sự gia tăng tầng thứ của máy
in.
- Fingerprint: là thuật ngữ dành cho in Flexo chỉ tờ in được in bằng máy
in dùng cho sản xuất, nó bao gồm các thang đo và kiểm tra để kiểm tra
khả năng in thực tế của một máy in Flexo như text, line, dotgain.
2.2.3.2. Mục đích:
Từ mẫu in Fingerprint mà ta có thể xây dựng đường curve để bù trừ
sự gia tăng tầng thứ trên máy in Flexo và nắm được các thông số khác để
có sự điều chỉnh phù hợp phục vụ cho sản xuất.

2.2.3.3. Sự quan trọng:


Đối với ngành in thì sự gia tăng tầng thứ là điều khó tránh khỏi và
luôn là vấn đề hàng đầu gây ảnh hưởng đến chất lượng in. Vấn đề này luôn
được các nhà in cố gắng giảm thiểu và ngăn ngừa. Và khi tiến hành áp dụng
Fingerprint để xây dựng đường curve ta có thể biết được các giá trị gia tăng
tầng thứ, từ đó đưa ra các biện pháp bù trừ thích hợp.
2.2.3.4. Mối liên hệ giữa Fingerprint và đường Curve:
Fingerprint và đường curve có mối liên hệ khá chặt chẽ với nhau vì
để có thể xác định được đường đặc trưng của máy in một cách rõ ràng, cụ
thể thì có thể xác định bằng cách áp dụng chạy mẫu Fingerprint trên máy
in, sau đó dùng các thiết bị đo để lấy các giá trị gia tăng tầng thứ từ đó thể
hiện thành đường đặc trưng của máy in, và từ đường thể hiện sự gia tăng
tầng thứ có thể xây dựng đường bù trừ dotgain cho máy in đó.
2.2.3.5. Ưu điểm và hạn chế:
- Ưu điểm:
+ Dễ dàng áp dụng với điều kiện hiện có tại nhà xưởng.
+ Có thể kiểm soát được tốt tình trạng của máy in.
+ Có thể có được biện pháp bù trừ hiện tượng gia tăng tầng thứ.
+ Không cần đầu tư quá lớn về cơ sở, vật chất để thực hiện.
- Hạn chế:
+ Cần nguồn nhân lực có trình độ, am hiểu về Fingerprint.
+ Phải tạm dừng quá trình sản xuất để lấy mẫu Fingerprint.
+ Phải định kỳ thực hiện Fingerprint để đạt hiệu quả tốt nhất.

14
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG VÀ CÁC YÊU CẦU
CÓ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT CỦA NHÀ IN.
Về cơ bản các nhà in muốn ứng dụng được Fingerprint thì tối thiểu đã có được
các trang thiết bị dành cho sản xuất của các khâu từ chế bản, máy in, cũng như cần
phải đầu tư tối thiểu được một máy đo màu phục vụ cho việc kiểm tra mẫu Fingerrint,
bên cạnh đó cũng cần có các phần mềm chuyên dụng để có thể dễ dàng ứng dụng
Fingerprint để xây dựng đường bù trừ gia tăng tầng thứ. Dưới đây là mô hình sản
xuất thực tế các thiết bị tại công ty TNHH CCL Label Vietnam đã và đang áp dụng
thành công Fingerprint vào trong sản xuất.
Mục đích: Trình bày và tích các thiết bị, cơ sở vật chất tại một công ty thực tế
đã áp dụng thành công Fingerprint để kiểm soát thiết bị in và đặc biệt là kiểm soát sự
gia tăng tầng thứ.
Phương thức thực hiện: Thực tập và tham gia vào dự án Fingrprint để kiểm
soát thiết bị in tại công ty TNHH CCL Label Vietnam. Trong quá trình thực tập, tiếp
xúc thực tế với các kiến thức, thiết bị tại nhà xưởng để thực hiện lấy mẫu, kiểm tra
và phân tích Fingerprint.
3.1. Thiết bị:
3.1.1. Chế bản:
Tại CCL Label Vietnam dùng phương pháp in Offset là phương
pháp in chính trên máy in Flexo cho nên họ trang bị các thiết bị chế bản
dành cho bản in Offset, còn nếu dùng phương pháp in Flexo là phương
pháp in chính thì cần trang bị các thiết bị chế bản phù hợp cho chế bản
Flexo.
+ Máy ghi bản CTP Offset Luxel T - 9500 NS CTP

Hình 3.1: Máy ghi bản FujiFilm Luxel T-9500 NS CTP.

15
 Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật máy ghi bản CTP Offset Luxel T - 9500
NS CTP
FujiFilm Luxel T 9500 NS CTP
Độ dày bản 0.15 – 0.3 mm
Khổ bản lớn nhất 1160 x 940 mm
Khổ bản nhỏ nhất 304 x 370 mm
Khổ ghi lớn nhất 1160 x 916 mm
Khổ ghi nhỏ nhất 304 x 346 mm
Độ phân giải tối đa 2541

Hình 3.2: Máy hiện bản Offset FujiFilm FLH-Z 125 CTP
 Bảng 3.2: Thông số kỹ thuật máy hiện bản Offset Fuji Film FLH-Z
125 CTP
FujiFilm FLH-Z 125 CTP
Độ rộng bản lớn nhất (mm) 1250
Độ dài bản nhỏ nhất (mm) 310
Độ dày bản (mm) 0.15 – 0.4
Dung tích ngăn hóa chất (lít) 76.5
Thời gian hiện (giây) 14 – 16 giây
Công suất 15A (33 KW)
 Bảng 3.3: Thông số máy ghi khuôn lụa SPG Print Rotalen 5311
SPG Print Rotalen 5311
Đầu lazer Tia CO2 đơn
Kích thước khuôn RotaMesh (mm) 10”- 36”x 1200

16
Kích thước khuôn RotaPlate (mm) 10”- 25” x 555
Độ phân giải tối đa (dpi) 5080

Hình 3.3: máy ghi khuôn lụa SPG Print Rotalen 5311.
- Bên cạnh đó còn có máy vệ sinh khuôn in lụa đã sử dụng.
- Chế tạo khuôn in Flexo và ống đồng: gia công bên ngoài với
công đoạn xử lý dữ liệu thực hiện tại công ty.
3.1.2. In:
Hiện tại CCL Label Vietnam đang có 5 máy in Flexo thương hiệu
Nilpeter dòng MO3300, dùng để sản xuất các mặt hàng nhãn tự dính, có thể
kết hợp nhiều phương pháp in với nhau dạng module như Flexo, Offset, lưới,
ống đồng hot foil, cold foil, và bộ phận diecut, tuy nhiên dù cùng dòng
MO3300 với các thông số cơ bản như nhau nhưng mỗi máy in có số đơn vị in
và các module dành riêng cho mỗi máy khác nhau.

Hình 3.4: Máy in Flexo Nilpeter MO3300.

17
 Bảng 3.4: Thông số máy in Nilpeter MO3300
Tốc độ in tối đa 175 m/phút

Chu vi ống bản 22-23-24-25 inch

Khổ vật liệu tối đa 340 mm


Khổ vật liệu tối thiểu 170 mm
Khổ in tối đa 330 mm
Hệ thống sấy UV
Hệ thống xử lý bề mặt Corona
Hệ thống đảo trở Có
Bộ phận cấn bế Có
3.1.3. Kiểm tra sau in:
Tại công ty có rất nhiều thiết bị kiểm tra sau in nhưng tối thiểu cần phải
có máy đo màu chuyên dụng để có thể kiểm tra các chi tiết trên tờ in
Fingerprint, tại CCL Label Vietnam trang bị máy đo X-rite Exact.

Hình 3.5: Máy đo bản kẽm X- Hình 3.6: Máy đo màu


rite iCPlate 2. X-rite Exact

 Bảng 3.5: Thông số máy đo Xrite Exact


Không gian màu CIE L*a*b*, CIE L*C*h°, CIE
XYZ và Yxy
Khác biệt nàu CIE ∆E* (1976), ∆ECMC, CIE
∆E* (2000), và CIE ∆E* (1994)

18
Khoản mật độ 0.0-3.0D
Chuẩn mật độ A, E, I, T và G
Nguồn đèn A, C, D50, D55, D65, D75, F2, F7,
F11, D12
Chuẩn công nghiệp ISO 5-4:2009(E), ISO 13655:2009
Góc đo 2° và 10°
Khoảng đo 400 nm to 700 nm
Thiết bị có hổ trợ chứng nhận G7
3.2. Vật tư:
Để thực hiện Fingerprint thì không phải cứ chọn loại vật liệu nào cũng
được, cũng không phải lựa chọn loại vật liệu tốt nhất mà phải chọn loại vật liệu
mà nhà in dùng để sản xuất các loại mặt hàng chủ lực của mình.
3.3. Môi trường sản xuất và nguồn nhân lực:
Khi thực hiện Fingerprint thì nên sử dụng nguồn nhân lực có trình độ vận
hành máy và am hiểu về ngành in, đặc biệt là phương pháp in Flexo và các vấn đề
sự gia tăng tầng thứ. Phải duy trì môi trường sản xuất sao cho ổn đinh, tối thiếu
thỏa mãn các tiêu chí như sau:
- Với tiêu chí về nhiệt độ và độ ẩm thì phải duy trì mức ổn định nhất có thể,
tránh tình trạng thay đổi bất thường (ví dụ: bữa nay 25 độ bữa sau 27 28
độ).
- Về mật độ bụi trong không khí thì phải giảm thiểu ở mức thấp nhất.
3.4. Các thiết bị, phần mềm hỗ trợ:
- Các phần mềm sử dụng:
+ Automation Engine Pilot RIP
+ Phần mềm Intellicurve
+ Các phần mềm quản lý máy ghi bản Offset, máy ghi khuôn lụa,… để
áp dụng các đường bù trừ đã tạo.
- Các thiết bị hỗ trợ cần có:
+ Máy đo bảng Offset ICPlate2: do chủ yếu in các chi tiết hình ảnh bằng
phương pháp in Offset trên máy in Flexo là chính cho nên CCL trang
bị máy đo bản kẽm Offset, còn nếu sử dụng phương pháp in Flexo để
in chính thì nên có các thiết bị kiểm tra dành cho bản Flexo.

CHƯƠNG 4: ỨNG DỤNG “FINGERPRINT” ĐỂ XÂY DỰNG


ĐƯỜNG “CURVE”
4.1. Phân tích và hướng dẫn sử dụng Fingerprint dành cho in Flexo:

19
4.1.1. Mục đích:
Các thang kiểm tra thường được sử dụng với ba mục đích chính dù là
cho phương pháp in nào di nữa thì các mục đích đều như nhau, đều được dùng
để:
- Chuẩn đoán
- Hiệu chỉnh

- Kiểm soát quá trình in


Các khả năng giúp cho việc chuẩn đoán của thang kiểm tra Fingerprint bao
gồm:
- Độ phân giải, độ phân giải của các thiết bị xuất (máy ghi, máy hiện,…)
của công đoạn chế bản được thể hiện trên mẫu Fingerprint và được đo
trong giới hạn điểm ảnh (pixel) và ở mức độ micron với cả hai dạng âm
bản và dương bản.

- Hướng in, độ phân giải của các hình ảnh kiểm tra được đo theo chiều
ngang và chiều dọc của cuộn in để có thể nắm bắt được sự ổn định khi
in theo hai chiều dọc và ngang của máy in để có thể biện pháp bù trừ
sự biến dạng hay chọn được hướng in phù hợp theo từng sản phẩm khác
nhau.

- Các dải kiểm tra, một dải với đầy đủ các thang kiểm tra có hoạ tiết và
hình minh hoạ được dùng cho tất cả các màu khi in, từ các dải kiểm tra
này có thể có được nhiều thông tin chuẩn đoán khác nhau phục vụ cho
công đoạn chế bản và in.

- Kéo dịch hoặc đúp nét, các vấn đề của máy in có thể nhận diện dễ dàng
qua các thang tích hợp trong bộ kiểm tra.

- Chồng màu, chồng màu sai hay không ổn định ở bất kỳ đơn vị nào trong
các đơn vị in đều được thể hiện trên các ô thể hiện sự chồng màu trên
mẫu Fingerprint.

Các khả năng giúp cho việc hiệu chỉnh của thang kiểm tra Fingerprint gồm:

- Độ tương phản và phục chế tông, thang tông độ với các mức tăng dần
được dùng để đo đặc tuyến và phục chế tông của hệ thống in.

20
- Các điểm sáng/tối, khả năng phục chế các điểm nhỏ nhất và lớn nhất
của mỗi màu được kiểm tra bằng thang sáng/tối trong bộ thang kiểm
tra.

- Cân bằng xám, các đặc điểm về cân bằng xám của hệ thống in được đo
bằng biểu đồ cân bằng xám có thể xác định trong dải thang xám ba màu
trong mẫu Fingerprint.

- Quản lý màu, với các nhà in muốn áp dụng các tiêu chuẩn quản lý màu
vào trong sản xuất thì mẫu Fingerprint có thể giúp thiết lập cơ sở dữ
liệu màu có trong bộ kiểm tra, cho phép hiệu chỉnh gamut màu giữa các
thiết bị xuất (đầu ra) khác nhau như màu của màn hình, máy in...
Các chức năng giúp kiểm tra của Fingerprint bao gồm:

- Xử lý dữ liệu điện tử, tạo các thành phần PostScrip và đặt chính xác
vào vị trí trên bộ kiểm tra và đặt tên cho chúng như RIP, mức độ
PostScrip, khổ dài và rộng, hướng ghi ảnh, độ phân giải trame, hình
dáng hạt trame và góc xoay.

- Phơi bản, bộ kiểm tra ghi bản được tích hợp trong thang đo dưới dạng
các đường tế vi cho bản dương và bản âm. Các thang đo cho bản in có
thể được cung cấp riêng, được dùng để đo một số thuộc tính in quan
trọng trong ghi bản (CTP).
- Hiệu chỉnh mẫu màu, Các phần tử trong bộ kiểm tra có các phần tử để
kiểm soát chất lượng của các thiết bị dùng chẩn đoán và hiệu chỉnh hệ
thống in, so sánh mẫu in digital với màn hình theo các mẫu tương ứng.
4.1.2. Tiến trình phân tích, kiểm tra:
Sau khi in và có được mẫu Fingerprint thì ta cần phân tích mẫu theo
một tiến trình từng bước để có thể có được hiệu quả khi phân tích, nhưng các
tiến trình này có thể linh động thay đổi thứ tự kiểm tra sao cho hợp lý trước
khi phân tích finger,print để tránh gây nhầm lẫn giữa các kết quả phân tích khi
có các vùng kiểm tra có kết quả không phù hợp. Các bước tiến hàn phân tích
mẫu Fingerprint như sau:
1. Kiểm tra tờ mẫu có bị nhăn hay gấp không.

2. Xem xét thang kiểm tra sự tái tạo màu sắc trên hướng vuông góc với hướng
in có khoảng cách bằng nhau và áp lực có đồng đều không.

21
3. Kiểm tra cẩn thận toàn bộ tờ in, tìm các dấu hiệu dư mực, tông hay màu sắc.

4. Kiểm tra boong chồng màu và độ chồng khít của hình ảnh in.

5. Xem xét tỉ mỉ để tìm các lỗi như ké, đốm bụi hay các hư hại trên bế mặt vật
liệu in.

6. Đo mật độ tông nguyên dọc theo thang kiểm tra sự tái tạo màu (nằm ở cạnh
đuôi vuông góc với hướng in)

7. Đo gia tăng tầng thứ ở các vùng.

8. Kiểm tra, đánh giá độ tương phản in.

9. Xem xét các ô hình sao để kiểm tra kéo dịch và đúp nét.

10. Đánh giá dải thước đo nằm hai bên hông.

11. Xem xét các ô hoa văn và hoạ tiết để đánh giá độ mịn khi chuyển tông.
Trước khi tiền hành kiểm tra, đánh giá Fingerprint cần nắm rõ các phương thức
và công cụ cần thiết để kiểm tra:
 Bảng 4.1: Bảng phương thức kiểm tra trên tờ Fingerprint
Nội dung kiểm tra Phương thức kiểm tra
Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu Dùng máy đo màu
Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải Dùng máy đo màu
tầng thứ chuyển tông
Các ô hình sao và ô lục giác Dùng kính soi trame
Vùng đánh giá các đường tế vi Dùng kính soi trame
Kiểm tra độ phân giải của đường Dùng kính soi trame
Ô kiểm tra sự chồng khít Dùng kính soi trame
Vùng kiểm nghiệm khả năng phục chế Dùng mắt
màu
Thông số Dùng kính soi trame
Dấu định vị trồng màu Dùng kính soi trame
Thước đo ổn định máy và vật liệu Dùng mắt
4.1.3. Mục tiêu đánh giá:

4.1.3.1. Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu:

22
Hình 4.1: Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu.
- In Flexo là phương pháp áp dụng nhiều phương pháp in lại với nhau, nên
thang kiểm tra dành cho phương pháp in này sẽ bao gồm các thang kiểm
tra của phương pháp khác. Thang kiểm tra khả năng tái tạo màu được dùng
để kiểm tra cho từng phương pháp in thường được dùng trên máy in lần
lượt như sau: thang CMYK dành cho Offset, màu đỏ dành cho Flexo và
màu xanh dành cho in lụa (ngoài trừ 4 màu CMYK dành cho Offset, thì
những màu còn lại được xem là màu minh họa cho từng phương pháp in
mà nhà in quy định) và được thiết kế bởi sự xen kẽ, lập lại giữa 3 ô là ô
tông nguyên 100%, ô tầng thứ 75%, ô tầng thứ 50%.
*Ghi chú: Việc tạo ra các thang kiểm tra trên Fingerprint là tùy vào mục
đích và khả năng sử dụng các phương pháp in của nhà in. Như trong trường

23
hợp này, thì nhà in sử dụng Offset, Flexo và in lụa là chính nên chỉ sử dụng
3 thang kiểm tra cho 3 phương pháp in trên.
- Mục đích chính của thang kiểm tra này là dùng để kiểm tra density của
từng ô tông nguyên để xác định độ che phủ của lớp mực, từ đó có thể đánh
giá được khả năng tái tạo màu sắc của mực trên từng đơn vị in theo từng
phương pháp in khác nhau.

- Cách thực hiện: Sử


- Kết quả thu được:
4.1.3.2. Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ
chuyển tông:

Hình 4.2: Thang kiểm tra 22 mức độ tông và dải tầng thứ chuyển tông.
- Do việc xác định sự chuyển tông có thể nhận thấy rõ ở vùng trung gian
và khó nhận thấy được khi ở vùng sáng và vùng tối, nên ở 2 vùng này được
chia nhiều mức độ hơn để tiện cho việc kiểm soát sự chuyển tông và sự
gia tăng tầng thứ. Vậy nên thang kiểm tra được thiết kế như sau: mỗi ô có
diện tích là 5x5 mm, tông độ ở vùng tối và vùng sáng của thang sẽ là 1%,

24
lần lượt từ 1-7% và 95-100%, còn tại vùng trung tâm thì có tông độ là 10%
và được bắt đầu từ 10 – 90%.
- Thang chia tông độ được thiết kế kéo dài từ vùng sáng đến vùng tối, dải
tông này được thay đổi từ 0 – 100%.
- Mục đích chính của 2 thang kiểm tra này là dùng để xác định gia tăng
tầng thứ và sự chuyển tông của máy in.

4.1.3.3. Các ô hình sao và ô lục giác:

Hình 4.3: Các ô hình sao và ô lục giác.


Các ô hình sao có thể sử dụng tốt trong việc kiểm tra các sự cố liên quan
đến việc truyền hình ảnh từ máy in lên bề mặt vật liệu. Độ sắc nét của các
ô hình sao bị ảnh hưởng bởi độ phân giải của máy ghi, đó là một trong các
nguyên nhân dẫn đến việc làm tăng kích thước ở tâm của ô hình sao. Bên

25
cạnh đó nếu xuất hiện tình trạng sai lệch hoặc hình dạng của ô hình sao bị
méo sẽ dẫn đến tâm của ô hình sao bị méo. Hoặc nếu tại tâm của ô hình
sao chỉ xuất hiện 1 điểm thì ta có thể xác định khả năng xuất của máy ghi
còn tốt, ngược lại nếu xuất hiện nhiều hơn 1 điểm ở tâm thì ta cần nên
kiểm tra lại khả năng xuất của máy ghi để chỉnh sửa lại sao cho hợp lý. Ô
lục giác được kết hợp với ô hình sao để xác định các mục tiêu tương tự.
Mục đích chính của ô hình sao là kiểm tra độ phân giải, khả năng ghi của
máy ghi, sự gia tăng tầng thứ và xác định các lỗi kéo dịch, đúp nét.

4.1.3.4. Vùng đánh giá các đường tế vi:

Hình 4.4: Vùng đánh giá các đường tế vi.


Vùng đánh giá các đường tế vi được dùng để kiểm tra khả năng tái các
đường, nét nhỏ nhất cho từng phương pháp in được áp dụng ở cả dương
bản và âm bản. Vùng đánh giá này bao gồm các đường tế vi nằm ngang

26
trên hai phần dương bản và âm bản với kích thước của các đường tế vi từ
0.05 - 0.3mm

4.1.3.5. Kiểm tra độ phân giải của đường:

Hình 4.5: Kiểm tra độ phân giải của đường.


- Mục đích của ô kiểm tra độ phân giải đường dùng để kiểm tra phim
hay bản in trước khi in
- Các đường này có kích thước 0.1 tới 1point với những đường nét
âm dương
- Các đường đặt ở bốn hướng ngang, dọc, góc 45 và góc – 45 và
chúng sắp theo hình bán nguyệt cả âm và dương
- Các đường này dùng để kiểm tra độ sắc nét, mịn màng của những
đường cong, kiểm được thòi gian ghi bản có chính xác không (thừa
đường âm sẽ mở rộng ra hay thiếu thời gian đường dương mở rộng
ra hơn).

27
4.1.3.6. Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ:

Hình 4.6: Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ.
Chữ là một thành phần gần như luôn xuất hiện trên mọi bài in và mỗi một
quốc gia thì lại có một ngôn ngữ riêng cho đất nước họ. Cho nên việc quản
lý khả năng tái tạo chữ trong ngành in là một vấn đề rất là quan trong.
Bảng kiểm tra khả năng tái tạo chữ bao gồm bốn khung giống nhau cho
bốn phương pháp in khác nhau được ứng dụng trên máy in Flexo. Mỗi
khung bao gồm các dòng chữ có font chữ phổ biến, độ lớn khác nhau từ
lớn tới nhỏ với các ngôn ngữ đặc trưng ở cả hai dạng dương bảng và âm
bảng. Bằng các yếu tố này cho phép kiểm tra khả năng tái tạo chữ nhỏ nhất
đối với các ngôn ngữ khác nhau của máy in

4.1.3.7. Ô kiểm tra sự chồng khít:

28
Hình 4.7: Ô kiểm tra sự chồng khít.
- Được tạo bốn dãy màu tương ứng với bốn màu CMYK. Các ô này
được thể hiện các hình tròn, tam giác vì để kiểm tra được độ chồng
màu chính xác của thiết bị xuất
- Các hình mẫu này không được trapping nên chúng sẽ dể bị lóe trắng
giữa đường nét hai hình, các hình này rất khó trong sản xuất vì
chồng màu không chính xác dù rất nhỏ cũng thấy đường viền bằng
mắt thường
- Do những tính chất trên các ô chồng khít này dùng để kiểm tra
trapping, bản chất trapping làm sao không để lại những đường viền
khi chồng màu dù có sai lệch. Kiểm tra độ phù hợp của trapping
để không chồng màu ra màu khác
- Kiểm tra độ sắc nét của hình học ở vùng miền kết hợp hai màu
- Trên bài in mẫu này còn đưa ra ví dụ trapping cho các phương pháp
in từ 0.1; 0.15; 0.2; 0.25 để đánh giá xem với thông số trapping nào
phù hợp.

4.1.3.8. Vùng kiểm nghiệm khả năng phục chế màu:

29
Hình 4.8: Vùng kiểm nghiệm khả năng phục chế màu.
Vùng này có thể bao gồm các hình ảnh khác nhau như hình ảnh có tông
độ tối, sáng, hình chân dung, ảnh chụp nhóm, các hình gamut màu, hay
hình xám trung tính,... dùng để đánh giá các tiêu chí như:

- Kiểm tra sự tái tạo màu sắc ở các vùng sáng và vùng tối

- Kiểm tra sự tái tạo màu sắc trung tính như tông màu xám.
- Kiềm tra sự tái tạo chi tiết màu da người vì da người là chi tiết
khó phục chế.

- Kiểm tra, đánh giá sự tương phản giữa các chi tiết, màu sắc được
in.

- Kiểm tra, đánh giá khoảng phục chế màu có thể phục chế.
- Kiểm tra, đánh giá sự chuyển tông.

- Kiểm tra, đánh giá sự gia tăng tầng thứ khi phục chế.

4.1.3.9. Thang thể thông số bài in:


- Bao gồm các thống số về bài in như khổ bản, thông tin mã loại
mực được sử dụng dành cho bài in, cũng như bao gồm các thông
tin về ngày in, thông tin đường curve sử dụng và độ bù trừ giảm
dài sử dụng khi chạy mẫu Fingerprint. Khi nhìn vào vùng “thông

30
số” có thể xác định được các thông số liên quan đến bài in như
trên.

Hình 4.9: Thang thể thông số bài in.

4.1.3.10. Thước đo ổn định máy và vật liệu:

Hình 4.10: Thước đo ổn định máy và vật liệu.

31
Do đặc tính của phương pháp in Flexo là phương pháp in kết hợp có thể
thay đổi các đơn vị in trên máy in, việc này dẫn đến nhiều vấn đề về cơ
khí của máy in. Cho nên ở hai cạnh của bài in được đặt các thước đo trãi
dài trên bề mặt vật liệu theo hướng in với các bước đo cố định 1mm. Các
thước đo này hổ trợ quản lý độ biến đỗi vật liệu, kiểm tra tính ổn định và
đồng đều của các đơn vị với nhau. Ngoài ra có thể so sánh tính đồng đều
của thước đo ở hai cạnh bài in với nhau để có thể kiểm tra độ méo của các
đơn vị in.

4.1.3.11. Dãy thang xám ba màu:

Hình 4.11: Dãy thang xám ba màu.


Với điều kiện in lý tưởng, khi các màu cơ bản CMY in chồng lên với cùng
lượng mực, cùng độ dày thì sẽ tạo ra một màu xám trung tính không bị
ngã sang một màu nào khác, thang kiểm tra thang xám ba màu có thể kiểm
tra bằng mắt sẽ nhận biết nhận biết được khi in có bị ngã màu sang một
màu nào khác hay không hay không, và độ phân giải trame phải phù hợp
với điều kiện vận hành của máy in và phải là độ phân giải trame thường
dử dụng nhất tạo nhà in.

32
4.2. Quy trình thực hiện:
Lệnh sản xuất

Vật tư Chuẩn bị
Cassette
file kiểm tra

Xử lý file

Kẽm thô

In

Lấy mẫu

Đạt
Lưu trữ số liệu Đo và đánh giá
Không đạt

Bộ phận bảo trì khắc Bộ phận trước in


phục lỗi máy in xử lý lại dữ liệu

Kẽm
uất

Quy trình thực hiện và đánh giá Fingerprint tại nhà in.
Bước 1: Để thực hiện làm mẫu Fingerprint thì đầu tiên phải đưa ra một lệnh sản
xuất để có thể sắp xếp công việc sản xuất để dành thờ gian cho việc chạy mẫu
Fingerprint, chuẩn bị các điều kiện in như vật liệu, chuẩn bị máy in cũng như có

33
thể tạo ra sự thống nhất giữa các bộ phận. Cho nên việc có một lệnh sản xuất là
rất cần thiết, lệnh sản xuất được gửi cho các bộ phận sẽ bao gồm đầy đủ các thông
tin yêu cầu cửa thiết và vật tư để thực hiện Fingerprint.
Bước 2: Từ các thông tin được cung cấp từ lệnh sản xuất, bộ phận trước in sẽ thiết
kế, xử lý các dữ liệu của các phần tử in dùng kiểm tra hay sử dụng và sắp xếp các
phần tử in kiểm tra có sẵn từ các testform có sẵn có mục đích như các tiêu chí cần
kiểm tra đã đề ra, và đưa vào sử dụng trong bài mẫu Fingerprint của công ty, và
xuất ra làm thành một bộ kẽm thô (kẽm chưa xử lý các lỗi, vấn đề còn tồn tại) để
thực hiện Fingerprint. Đồng thời bộ phận in sẽ chuẩn bị, lên vật tư vào máy và lắp
đặt cassette ở trạng thái chờ trong khi chờ bản in, đến khi có bản in thì tiến hành
lắp vào máy in.
Bước 3: Trước khi tiến hành in sản lượng mẫu Fingerprint thì cần phải kiểm tra
và canh chỉnh các điều kiện, thông số cơ bản trên máy in như khi tiến hành in sản
lượng một sản phẩm thực sự như kiểm tra tình trạng của cassette, canh chỉnh và
thay cassette nếu cần. Sau đó thợ in sẽ chạy máy ở tốc độ thấp để canh chỉnh
chồng màu, canh chỉnh trạng thái vật liệu, áp lực in và các thông số khác nếu cần.
Bước 4: Sau khi đã hoàn tất các bước kiểm tra, điều chỉnh thì tiến hành in sản
lượng mẫu Fingerprint. Trong suốt quá trình chạy mẫu sản lượng, định kì cắt một
đoạn ngẫu nhiên có bao gồm thang kiểm tra màu rồi đo thông số density trên bài
in mang so sánh với tiêu chuẩn của in Flexo cho đến khi các thông số density gần
với chuẩn nhất thì dừng máy.
Bước 5: Sau khi các thông số density đã đạt thì thực hiện cắt lấy từ hai đến ba
đoạn repeat nằm trong khoảng in đạt được các thông số tốt nhất.
Bước 6: Các đoạn repeat sẽ được đo kiểm, đánh giá các giá trị như gia tăng tầng
thứ, trapping và cũng như là các lỗi về thiết bị.
Bước 7: Các kết quả đo, sự đánh giá mẫu Fingerprint đầu tiên sẽ được ghi nhận
sau đó gửi cho bộ phận trước in và bảo trì. Bộ phận trước in sẽ xây dựng một
đường bù trừ gia tăng tầng thứ, khắc phục các sai hỏng liên quan có thể chỉnh sửa
tại công đoạn trước in và làm lại một bộ bản in mới. Đồng thời bộ phân bảo trì
bảo dưỡng sẽ khắc phục các lỗi về thiết bị trên máy in (tùy vào mức độ lỗi của
máy in).
Bước 8: Sau xử lý đã khắc phục lỗi từ các công đoạn trước in cho đến điều kiện
của máy in, thì tiến hành thực hiện lại quy trình in sản lượng để lấy mẫu

34
Fingerprint cho những lần đã chỉnh sửa sau tờ mẫu đầu tiên cho đến khi các yếu
tố về gia tăng tầng thứ, các yếu tố khác có ảnh hưởng đến chất lượng trong sản
xuất được khắc phục và thỏa mãn các tiêu chí chất lượng mà nhà máy, xí nghiệp
in đề ra.
Bước 9: Sau mỗi lần in sản lượng mẫu Fingerprint, đánh giá lại các giá trị tầng
thứ, màu sắc, chi tiết tái tạo,… và khả năng in của máy chạy mẫu Fingerprint dựa
vào các phần tử kiểm tra còn lại trên tờ in Fingerprint. Nếu các thông số đạt các
tiêu chí đề ra thì thực hiện lưu số liệu đường bù trừ tầng thứ và các số liệu cần
thiết để làm tài liệu so sánh, đánh giá cho các lần chạy mẫu sau này.
Với quy trình này có thể dùng cho quá trình thực hiện chạy mẫu
Fingerprint lần đầu tại các nhà in dùng phương pháp in Flexo cũng như khi thực
hiện tái kiểm tra nhằm duy trì và kiểm soát điều kiện sản xuất và sự ổn định khi
in bằng mẫu Fingerprint.

4.3. Thực tế khi lấy mẫu Fingerprint:

4.3.1. Điều kiện trước in và in:


Để có thể tiến hành lấy mẫu Fingerprint, những công đoạn liên quan
đến sản xuất, quá trình thực hiện lấy mẫu kiểm tra cần phải thỏa các điều kiện
nhất định để có thể thu được kết quả tốt nhất, thể hiện thực tế nhất khả năng
in với điều kiện in hiện hành.

4.3.1.1. Điều kiện trước in:


Đối với các bộ phận trước in trước hết cần nắm rõ các kiến thức về
cách thực hiện lấy mẫu Fingerprint trong đó phải bao gồm các kiến thức
về các thành phần có trong tờ in kiểm tra để có thể đánh giá, nắm bắt được
tình hình, điều kiện ở bộ phận sản xuất và những thông số liên quan, cũng
như để có thể đưa ra các sự lựa chọn, chuẩn bị cần thiết về nguyên vật liệu
khi in (anilox, vật liệu in, mực,…). Bên cạnh đó các bộ phận quản lý kết
hợp bộ phận điều độ sản xuất đưa ra kế hoạch thực hiện lấy mẫu Fingerprint
bên cạnh việc sản xuất để không gây ra tình trạng trì trệ trong sản xuất

4.3.1.2. Điều kiện in:


Đối với bộ phận sản xuất, đầu tiên cần đảm bảo duy trì sự ổn định
về điều kiện môi trường tại khu vực sản xuất, cũng như điều kiện máy in
để có thể lấy được mẫu Fingerprint tốt nhất trong khả năng sản xuất tại nhà

35
in và bố trí máy in theo kế hoạch để in mẫu Fingerprint. Bên cạnh các yếu
tố về môi trường và thiết bị sản xuất thì người vận hành cũng là một yếu tố
quan trọng vì đây là những người chịu trách nhiệm in, đánh giá và đảm bảo
duy trì các điều kiện khi in mẫu Fingerprint, cho nên người vận hành in
cần có kinh nghiệm, trình độ, am hiểu về công việc vận hành máy in để có
thể đảm bảo cho ra những tờ mẫu tốt nhất. Quan sát sơ đồ máy in Flexo ở
[Hình 4.12].

Hình 4.12: Sơ đồ máy in Flexo MO3300.

Chú thích:
 O: là đơn vị in Offset

 F: là đơn vị in Flexo
 G: là đơn vị in ống đồng

 S: là đơn vị in lụa

4.3.2. Đánh giá kết quả mẫu Fingerprint:


Sau khi người thợ in đã canh chỉnh và tiến hành chạy sản lượng lấy mẫu
Fingerprint và trong quá trình vận hành các thông số về mật độ lớp mực được
so sánh và đã đạt so với yêu cầu, thì tiến hành lần lấy mẫu đầu tiên, chọn đoạn
có hiệu quả khi in tốt nhất, có giá trị density giống với yêu cầu tiến hành cắt
lấy mẫu. Các đánh giá, nhìn nhận ban đầu về lần lấy mẫu Fingerprint đầu tiên
nhằm nắm bắt được tình hình, thực trạng về máy in và các thông số liên quan
như [Bảng 4.1].

4.3.3. Xử lý kết quả:


4.3.3.1. Xây dựng đường “Curve”

4.3.3.1.1. Các tiêu chí để tạo ra đường “Curve”:


- Để tạo ra đường bù trừ gia tăng tầng thứ cho một máy in cần dựa
trên đường đặc trưng in của máy in đó để có thể bù trừ sao cho
tối ưu nhất để đạt được kết quả in tốt nhất với máy in đó.

36
- Các số liệu đo được sau khi in sẽ được điền vào phần mềm sẽ
được điều chỉnh trong khoảng ±15% như một điều kiện lý tưởng
để đạt được đường curve mong muốn.
- Việc điều chỉnh đường bù trừ gia tăng tầng thứ có thể thông qua
nhiều lần thực hiện in và điều chỉnh lại số liệu bù trừ của đường
curve sao cho chất lượng tờ in sau cùng thỏa mãn các tiêu chí,
chất lượng của nhà in đặt ra và mong muốn đạt được.
- Có thể áp dụng được đường curve đã tạo để dùng cho các lần
làm bản in tiếp theo cho máy in đã chạy lấy mẫu Fingerprint mà
không cần thực hiện lại các bước bù trừ gia tăng tầng thứ.

4.3.3.1.2. Xây dựng đường “Curve”:


Để có thể xây dựng được đường bù trừ cho sự gia tăng tầng thứ
khi in tại công ty CCL Label Vietnam sử dụng phần mềm
“IntelliCurve” một phần mềm giúp tạo ra đường curve bù trù gia tăng
tầng thứ với một định dạng file dữ liệu chỉ bao gồm dữ liệu về sự bù
trừ gia tăng tầng thứ để sao cho sau khi hoàn tất sự bù trừ có thể nhúng
và áp dụng trực tiếp vào trong phần mềm RIP từ đó tiến hành làm bản
in, để có thể dễ dàng sử dụng phần mềm này thì trước hết cần phải hiểu
nguyên lý bù trừ sự gia tăng tầng thứ được áp dụng trong phần mềm
này.

 Nguyên lý bù trừ để xây dựng đường Curve:


Để tạo được đường bù trừ sự gia tăng tầng thứ, phần mềm áp dụng
phương pháp đối chiếu tọa độ trên hệ trục tọa độ với các trục tung,
hoành là các giá trị tầng thứ đo được trên bản in, trên bài in Fingerprint,
hay trên bản in và thông số muốn bù trừ… với các tọa độ điểm lần lượt
là A(x1; y1), B(x2; y2), C(x3; y3),… là các tọa độ giá trị tầng thứ đo được
với các giá trị “x”, “y” là các giá trị tầng thứ tương ứng trên trục tung
và hoành. Từ thông số trên ta sẽ tiến hành bù trừ bằng cách xác định
các ngưỡng giá trị gia tăng tầng thứ bằng cách nhìn vào số liệu đối chiếu
và biểu đồ đường gia tăng tầng thứ, sau đó lần lượt đảo ngược giá trị
“x” ,”y” trên trục tung, hoành với nhau để có được tọa độ của điểm bù
trừ với các tọa độ mới, lúc này A, B, C,... lần lượt thành A1(y1, x1),
B1(y2, x2), C1(y3, x3),... từ đó với mỗi giá trị tầng thứ đã bù trừ trên bản
in ta thu được một giá trị tầng thứ phù hợp trên tờ in.

37
Ví dụ: Từ bảng giá trị đo gia tăng tầng thứ trên tờ Fingerprint ta có thể
vẽ được biểu đồ gia tăng tầng thứ như [Hình 4.13] với cạnh đứng là
giá trị của film và cạnh ngang là giá trị của print và job.
Áp dụng nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ, ta lần lượt đảo toạ độ từng
giá trị đo được của tờ in thực tế, ví dụ như điểm A(10, 48.2) đổi toạ độ
thành A’(48.2,10), thì ta sẽ thu được một đường bù trừ gia tăng tầng
thứ. Nhưng trên thực tế đường bù trừ có thể không mượt do gia tăng
tầng thứ không đồng đều nên ta có thể canh chỉnh lại các đường bù trừ
trong khoảng sai số cho phép để thu được đường bù trừ mượt và đồng
đều hơn như [Hình 4.14].
Dựa vào [Hình 4.15] ta có thể thấy được sự liên hệ giữa đường gia tăng
tầng thứ và đường bù trừ gia tăng tầng thứ. Cụ thể là nếu ta muốn đạt
được tầng thứ 48.2% trên bài in thì giá trị tầng thứ trên film phải là
10%.

Hình 4.13: Biểu đồ thể hiện sự gia tăng tầng thứ.

38
Hình 4.14: Biểu đồ thể hiện đường bù trừ gia tăng tầng thứ.

Hình 4.15: Mối liên hệ giữa đường gia tăng tầng thứ và đường bù trừ
gia tăng tầng thứ.

39
 Tiến hành xây dựng đường Curve:
- Để xây dựng đường Curve trong thực tế ta cần sử dụng 1 số phần
mềm chuyên dụng và ngay trong bài này thì phần mềm mà nhóm sẽ
áp dụng vào là Intellicurve.
- Để tạo đường Curve trong phầm mềm Intellicurve ta sẽ làm như sau:

 Bước 1: Mở File => New rồi chọn DGC (DGC là viết tắt từ
Dotgain Compensation Curve) hoặc sử dụng tổ hợp phím
Ctrl+N. Sau đó, bạn sẽ nhận được một cửa số không có bất cứ
giá trị nào ngoài (0%, 0%) (100%, 100%) như dưới [Hình
4.16] các phép đo được sử dụng để tính đường DGC.

 Bước 2: Chọn File => Save or sử dụng tổ hợp phím Ctrl+S và


save đường Curve ở mục MyCurve.

 Bước 3: Trong mục Show Curve, hãy đảm bảo là đã bỏ chọn


Compensation Curve và chọn Dot gain curve.

 Bước 4: Nhập dữ liệu đo được trên bài in vào mục Measured


Point, tại cột Film% ta sẽ nhập những giá trị thiết lập trước khi
in, tại cột Print% nhập dữ liệu mà ta đo được tại các giá trị đã
thiết lập trước đó và ta sẽ có được 1 đường cong như [Hình
4.17] và [Hình 4.18].

 Bước 5: Trong mục Compensation Values ta sẽ điền thông số


đã được bù trừ vào các cột Film% và Job% tương tự “Bước 4”.
Ta sẽ thu được.
Chú ý: Nếu muốn thay đối dữ liệu, ta chỉ cần chọn vào ô chứa dữ
liệu cần thay đổi và thay đổi nội dung của ô đó. Nếu muốn xóa dữ
liệu của ô đó ta vào Edit => Delete or nhấn Ctrl+D.

 Bước 6: Trong mục “Smoothness Margin”, đây là tùy chọn


giúp ta có thể điều chỉnh được độ mịn hay có thể hiểu là chỉnh
độ cong của đường Curve bằng cách điều chỉnh các khoảng sai
số bù trừ cho phép trong khoảng 1% đến 10%.

 Bước 7: Save lại lần nữa trên cùng 1 file.

40
Hình 4.16: Cửa sổ làm việc của phần mềm Intellicurve.

Hình 4.17: Cửa sổ làm việc sau khi đã nhập dữ liệu.

41
Hình 4.18: Cửa số làm việc của “Intellicurve” sau khi đã điền

các thông số bù trừ và đã dùng “Smoothness Margin”.

4.3.3.2. Xử lý các chi tiết khác trên mẫu Fingerprint


Bên cạnh ứng dụng Fingerprint để tạo ra đường bù trừ gia
tăng tầng thứ thì ta còn có thể tìm và giải quyết các vấn đề, lỗi có
thể phát hiện thông qua mẫu Fingerprint như các thiếu sót về
trapping, sự ổn định và khả năng in của máy in, các lỗi có tính chu
kì,...Hướng khắc phục và kết quả thu được chi tiết xem [Bảng phụ
lục 1] và [Bảng phụ lục 2].

4.3.4. In và đánh giá lại kết quả:


Sau khi thực hiện công việc bù trừ, tạo ra các đường curve bù trừ mới
thì tiến hành làm bản in mới với các sửa lỗi và bù trừ tầng thứ, thì tiếp tục tiến
hành chạy lấy mẫu lần hai để kiểm tra kết quả sau khi bù trừ gia tăng tầng thứ
và sửa lỗi. Các đánh giá, so sánh về kết quả sau khi đã lấy mẫu Fingerprint lần
hai đối chiếu với lần đầu thì được kết quả như [Bảng phụ lục 2], riêng kết quả

42
của sự bù trừ gia tăng tầng thứ sau khi áp dụng đường curve vừa tạo và so sánh
với sự gia tăng tầng thứ khi chưa bù trừ thể hiện trong [Bảng phụ lục 3] và
[Bảng phụ lục 4].

4.4. Kết quả sau khi áp dụng Fingerprint:


Sau khi áp dụng quy trình thực hiện áp dụng lấy mẫu Fingerprint tại nhà
in, đánh giá và tiến hành canh chỉnh ta có thể dễ dàng thấy được kết quả của việc
ứng dụng Fingerprint vào trong sản xuất là vô cùng hiệu quả, phục vụ rất tốt nhu
cầu nắm bắt được điều kiện sản xuất, và đã có được những kết quả, thành tựu, khả
quan thực tế trong việc cải tiến và ổn định sản xuất, cụ thể như sau:
- Giảm được ảnh hưởng của sự gia tăng tầng thứ khi in một cách đáng kể trong
kỹ thuật in Flexo, cụ thể là đã kiểm soát được tầng thứ từ vùng 20% trở lên
với sai số trong khoảng ± 5 với tất cả các màu.
- Đã cải thiện được chất lượng và khả năng tái tạo các chi tiết như chữ viết, các
đường nét mảnh. Cụ thể sau khi áp dụng Fingerprint và bù trừ gia tăng tầng
thứ, hệ thống in đã tái tạo được các kiểu chữ khi in bằng kỹ thuật in Flexo với
kích thước tối thiểu là 2pt (chữ dương bản), 3pt (chữ âm bản), khi in chữ với
kỹ thuật in lưới là 5pt (chữ âm bản), 2pt (chữ dương bản), đối với in ống đồng
là 2pt (chữ dương bản), 4pt (chữ âm bản) còn với kỹ thuật in Offset là 2pt đối
với cả chữ âm bản và chữ dương bản.
- Nâng cao được chất lượng in barcode, các kí hiệu đặc biệt nhỏ của các phương
pháp in Flexo và in lưới vốn là các phương pháp in khó áp dụng cho barcode
cũng như các kí tự nhỏ đặc biệt. Cụ thể ở độ phóng dại 110% đã có thể nhìn
rõ được các chữ “©” và “®” với phương pháp in Flexo, đối với lụa chỉ nhìn
rõ các kí tự “©” và “®” ở 160%.
- Có thể chọn được khoảng trapping phù hợp từ phần đánh giá kết quả trapping
cho từng phương pháp in khác nhau khi kết hợp chúng trong bài in. Cụ thể ở
khoảng trapping 2mm khi in chồng màu kết hợp các kỹ thuật in khác nhau thì
đạt kết quả in tốt nhất.
- Giúp nắm bắt được khả năng tái tạo màu sắc, khả năng in của máy in dùng để
thực hiện mẫu Fingerprint. Như với máy Nilpeter MO3300 thì màu sắc tái tạo
là khá đậm nhưng mật độ vẫn trong mức cho phép do bị ảnh hưởng bởi sự gia
tăng tầng thứ và sau khi áp dụng bù trừ đã giúp màu sắc thể hiện tốt hơn không
còn bị đậm.

43
- Giúp nắm được tình trạng của máy in dùng để chạy mẫu Fingerprint từ đó có
thể xây dựng được kế hoạch làm việc, định hướng bảo trì, bảo dưỡng và sữa
chữa cần thiết. Cụ thể trên máy in Nilpeter MO3300 tại công ty CCL Label
Vietnam qua sự thể hiện trên mẫu Fingerprint thì có thể phát hiện được tình
trạng các bánh răng kết nối cassette với máy in bị biến dạng, và giúp đề xuất
được biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến quá trình sản xuất.
4.5. Đánh giá kết quả thực hiện:
Từ kết quả cho thấy việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất với mục
đích là xây đựng đường gia tăng tầng thứ (đường curve). Vì việc kiểm soát được
gia tăng tầng thứ là một trong các vấn đề muôn thuở đối với nhà in, nếu ta có thể
xây dựng được đường curve thì việc kiểm soát sự gia tăng tầng thứ sẽ dễ dàng
hơn.
Nhìn vào điều kiện thực hiện đã được đề cập ở trên, thì ta có thể thấy Fingerprint
là một loại testform có yêu cầu khá cao về sự ổn định tại môi trường nhà xưởng,
đó là điều kiện tiên quyết để có thể đạt được hiệu quả cao trong việc áp dụng
Fingerprint vào trong sản xuất.
Dựa vào các đặc tính vốn có của Fingerprint ta thể thấy được một số ưu và nhược
điểm như sau:

- Ưu điểm:
+ Giúp cho nhà in nắm bắt được khả năng in của họ để có thể đưa ra các quyết
định lúc thực hiện công việc điều độ.

+ Nắm bắt được tình trạng của máy in đễ dễ dàng tiến hành bảo trì thiết bị.

+ Dễ dàng áp dụng Fingerprint tại các nhà xưởng với chi phí đầu tư thấp.

- Nhược điểm:
+ Yêu cầu cao về kiến thức đối với các bộ phận thực hiện.
+ Khó có thể áp dụng cho nhiều loại vật liệu trong một lần kiểm tra, vì vậy với
mỗi đặc thù về vật liệu in khác nhau cần thực hiện lại lấy mẫu Fingerprint.
Qua những ưu và nhược điểm, có thể thấy việc áp dụng Fingerprint vào trong sản
xuất sẽ giúp đạt được nhiều lợi ích hơn là những nhược điểm. Điều đó cho thấy áp
dụng Fingerprint không phải là một việc quá khó khăn đối với các doanh nghiệp in
vì không cần thiết phải đầu tư quá nhiều nhưng kết quả mang lại là vô cùng thiết thực.

44
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN
5.1. Kết luận:
Đề tài đã làm rõ các khái niệm, định nghĩa về “Fingerprint”, đường đặc
trưng in và cũng như đã đưa ra được cách bù trừ sự gia tăng tầng thứ bằng cách
ứng dụng Fingerprint, với nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ được rút ra từ cách
bù trừ của phần mềm chuyên dụng, cụ thể đề tài đã nghiên cứu phần mềm “ Esko
IntelliCurve” và rút ra nguyên lý. Với nguyên lý mà đề tài đưa ra có thể thực hiện
bù trừ gia tăng tầng thứ với sai số thấp và dễ dàng áp dụng. Bên cạnh đưa ra
nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ, đề tài nghiên cứu còn hướng dẫn ứng dụng
Fingerprint vào trong sản xuất bằng cách chỉ ra quy trình thực hiện, các yêu cầu
tối thiểu nhà in cần đáp ứng và hướng dẫn trình tự đánh giá sau khi thực hiện lấy
mẫu Fingerprint.
Với các hiệu quả, lợi ích từ việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất,
có thể thấy được qua nội dung và quá trình thực hiện của đề tài, cụ thể vào việc
ứng dụng để xây dựng và bù trừ gia tăng tầng thứ trong in ấn, bên cạnh đó còn
giúp nắm bắt được tình trạng và điều kiện vận hành của các đơn vị bộ phận liên
quan tới sản xuất thực tế để có được biện pháp, kế hoạch thực hiện bào trì bảo
dưỡng, điều chỉnh phù hợp,…đây chỉ mới là một trong những ứng dụng phổ biến,
thiết thực nhất mà qua đó phần nào có thể thấy được sự quan trọng và hiệu quả
mà việc thực hiện áp dụng và khai thác Fingerprint trong sản xuất giúp đạt được.
Qua thực tế cho thấy, để có thể thực hiện áp dụng Fingerprint và tận dụng
được những lợi ích mà Fingerprint mang lại có thể thấy là khá đơn giản nếu so
với hiệu quả cao mà nó mang lại cho nhà in chỉ với các điều kiện sản xuất có sẵn,
không cần phải đầu tư với chi phí quá lớn chỉ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất
không quá nhiều đặc biệt như ở các nhà in mới còn non trẻ đặc biệt các công ty
sử dụng phương pháp in Flexo là phương pháp in chính cho sản xuất tại các nước
đang phát triển. Có thể nhận định Fingerprint sẽ là xu thế và là điều mà sẽ rất phổ
biến trong tương lai đặc biệt là trong thời đại mà phương pháp in ngày càng chiếm
vị thế trên thị trường với các mặt hàng chủ lực của mình, và chất lượng sản phẩm
in ngày càng được nâng cao và hướng tới các tiêu chuẩn quốc tế, và Fingerpint là
một chìa khóa giúp các nhà in có thể đạt được.

5.2. Đề xuất:
Do yêu cầu chất lượng ngày càng cao nên Fingerprint ra đời để góp phần
nâng cao chất lượng, các doanh nghiệp ở lĩnh vực in Flexo nên ứng dụng

45
Fingerprint để có thể góp phần kiểm soát chất lượng sản phẩm in cũng như đảm
bảo chất lượng và sản lượng cho khách hàng.
Nhưng việc áp dụng vào sản xuất vẫn còn những điểm hạn chế cần thay
đổi để có thể khai thác Fingerprint một cách tốt hơn, cho nên cần mở rộng, phổ
biến mô hình ứng dựng Fingerprint cho toàn bộ các đơn vị có liên quan sản xuất
để mọi công đoạn đều có thể nắm bắt và có khả năng khai thác triệt để các ứng
dụng từ Fingerprint, như:
- Cần đảm bảo hệ thống thiết bị của bộ phận trước in hoạt động ổn định nhất
có thể để có thể thu được những khuôn in tốt phục vụ cho chạy mẫu
Fingerprint và cho quá trình sản xuất. Có thể thực hiện bằng cách kiểm tra
đánh giá hệ thống thiết bị, nhân lực các bộ phận trước in một cách định kì
bằng các bài kiểm tra chuyên dụng cho hệ thống máy ghi và hiện.
- Có thể xây dựng, mở rộng thêm các tiêu chí đánh giá và đưa vào trong mẫu
Fingerprint để khai thác tối đa khả năng của Fingerprint như từ khả năng
thể hiện, tái tạo màu sắc, chi tiết của Fingerprint mà ta có thể đánh giá được
cả tình trạng của các thiết bị xuất tại công ty (máy ghi, máy hiện, máy
phơi,…).
- Thường xuyên mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng về Fingerprint cho đội ngũ
thợ in để có thể nắm bắt được các nội dung cơ bản có liên quan vị trí công
việc của mình, bên cạnh giúp bảo trì bảo dưỡng thiết bị, nhờ sự thể hiện
khả năng in trên tờ mẫu Fingerprint, từ đó họ có thể biết được máy in mà
mình vận hành có thể tái tạo chi tiết như thế nào từ đó linh hoạt sắp xếp
tiến độ chạy máy in hàng cho kịp theo kế hoạch sản xuất.
Và trên hết để việc áp dụng Fingerprint vào trong sản xuất đạt được hiệu
quả tối ưu, để có thể kiểm soát hiệu quả công việc sản xuất, cần duy trì, thực hiện
công việc lấy mẫu và phân tích Fingerprint một cách định kỳ. Các doanh nghiệp
in cần đầu tư về kỹ thuật, thiết bị, con người, tìm hiểu chuyên sâu về Fingerprint
để áp dụng cho doanh nghiệp mình một cách tối ưu nhất với tiêu chí “hiệu quả
cao, chi phí thấp”. Hướng tới tương lai ta cần phải áp dụng Fingerprint bởi vì nhu
cầu sản phẩm in ngày càng cao đặc biệt là chất lượng.

46
Tài liệu tham khảo:
Sách Giáo Trình:
[1] Chế Quốc Long, “Giáo trình Công nghệ in”, Nhà xuất bản ĐHQG, Tp. Hồ Chí
Minh, Việt Nam.
[2] Ngô Anh Tuấn, “Giáo trình Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in” Nhà
xuất bản ĐHQG, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Các website:
[3] https://www.xrite.com/blog/establishing-Flexo-process-control

[4] https://en.wikipedia.org/wiki/Dot_gain

[5] http://www.zbook.vn/ebook/cac-yeu-to-anh-huong-den-su-gia-tang-tang-thu-
va-cach-khac-phuc-36073/

[6] https://www.xrite.com/categories/portable-spectrophotometers/exact

[7] http://www.polygon.vn/vn/ViewAllArticle.aspx?PageName=ContentDetail&
ContentType=Content&ID=253

[8] https://blog.luminite.com/blog/dot-gain-Flexo-printing-defects

[9] https://www.researchgate.net/publication/288162856_Effect_of_impression_
pressure_and_anilox_specification_on_solid_and_halftone_density

[10] http://vinaprint.com.vn/News/Detail/199
[11] https://docplayer.net/59534202-Intellicurve-user-guide.html?fbclid=IwAR
35kRxSNzxP9lRyTf8tJfG-
5uFoTr95TfMpbwlrqsoORXKLbWMTYXr45Vw

[12] https://docs.esko.com/docs/en-us/curvepilot/16/userguide/home.html?q=en-
us%2Fcommon%2Fcup%2Freference%2Fre_cup_cpeDesired.html&fbclid=I
wAR1Q8glf9pHXUs0soUPB2PQ8GqAPKJ27ro-X2vd5Oifd-
g1bUC5rSgFRbSg

[13] http://vinaprint.com.vn/News/Detail/199
[14] http://vinaprint.com.vn/News/Detail/205
[15] http://www.polygon.vn/vn/ViewAllArticle.aspx?PageName=ContentDetail&
ContentType=Content&ID=253

47
Phụ lục:
 Bảng phụ lục 1: Bảng đánh giá kết quả của Fingerprint trong lần chạy đầu tiên

Vùng kiểm Hình ảnh minh họa Đánh giá và nhận xét Nguyên nhân và định hướng khắc phục
tra
Thang kiểm Độ dày lớp mực tương đối đạt, sai số có thề chấp nhận
tra khả năng được so với tiêu chuẩn của in Flexo
tái tạo màu Tiêu chuẩn:
+K: 1.7
+C: 1.35
+M: 1.35
+Y: 1.0

Thang kiểm Có thể thấy được các màu CMYK của phương pháp in Nguyên nhân:
tra 22 mức độ Offset và vùng của in ống đồng, Flexo, lưới có sự gia - Do sự gia tăng tầng thứ.
tông và dải tăng tầng thứ rất lớn, sự chuyển tông mượt mà nhưng do - Áp lực in cao, không đồng đều.
tầng thứ ảnh hưởng bởi dotgain nên bị mất các vùng sáng tại các - Máy in thiếu ổn định.
chuyển tông vùng in của phương pháp in Flexo và in lưới có sự Hướng khắc phục:
chuyển tông không đạt, xuất hiện các vùng dơ, lem do - Bù trừ sự gia tăng tầng thứ tại công đoạn trước in và làm bộ khuôn
mực. in mới.
Xem [Bảng phụ lục 3] để biết được mức độ gia tăng tầng - Kiểm tra, điều chỉnh lại máy in.
thứ trên tờ in Fingerprint khi chưa bù trừ.

48
Các ô hình Tâm các ô hình sao và ô lục giác tròn đều không bị biến Nguyên nhân:
sao và ô lục dạng ở phương pháp in Flexo, màu M, C, K của in Offset -Gia tăng tầng thứ
giác Tâm ô hình sao và các đường trong ô lục giác màu Y của -Do áp lực in của đơn vị ống đồng và Flexo quá cao
Offset và ống đồng tâm bị biến dạng và không còn nhìn Hướng khắc phục:
thấy các khoảng trắng trong o lục giác -Bù trừ gia tăng tầng thứ
Các đường tế vi ở ô lục giác của ống đồng bị bè, không -Giảm áp lực in của đơn vị in ống đồng và Flexo
nhìn rõ

Vùng đánh - Khả năng tái tạo của phương pháp in lưới các đường Nguyên nhân:
giá các đường có kích thước từ 0.15 mm trở lên là có thể nhìn thấy rõ. - Do ảnh hưởng của sự gia tăng tầng thứ
tế vi - Đơn vị in Offset có khả năng tái tạo đường trong -Do áp lực in của đơn vị ống đồng và Flexo quá cao
barcode tương đối tốt nên có thể phân biệt rõ các đường Hướng khắc phục:
và nền. -Bù trừ gia tăng tầng thứ
- Các barcode âm bản của phương pháp in Flexo và in -Giảm áp lực in của đơn vị in ống đồng và Flexo
lụa độ tương phản không cao, không phân biệt được giữa
vùng không in và vùng in dẫn đến không đọc được
barcode.
- Các barcode dương bản ở 2 phương pháp in Flexo và
in lụa chưa được sắc nét, vẫn chưa phân biệt hai vùng in
và không in nên barcode tại vùng này vẫn chưa đọc
được.
- Khả năng tái tạo các kí tự “©” và “®” có thể nhìn thấy
rõ với phương pháp in Flexo ở độ phóng đại là 160%,
còn in lụa là 180%.

49
Kiểm tra độ Các đường tế vi của từng phương pháp in được tái tạo ở Nguyên nhân:
phân giải của các mức sau đây: - Tại đơn vị in Flexo và in lụa do ảnh hưởng nhiều bởi áp lực.
đường - Offset: có thể tái tạo được đường nhỏ nhất ở 0.06 mm - Ảnh hưởng sự gia tăng tầng thứ.
- Flexo: tái tạo được đường nhỏ nhất ở 0.075 mm Hướng khắc phục:
- Ống đồng: tái tạo đường nhỏ nhất là 0.095 mm - Canh chỉnh lại áp lực vừa đủ tại các đơn vị in.
- In lụa: tái tạo đường nhỏ nhất là 0.13 mm - Bù trừ sự gia tăng tầng thứ ở công đoạn trước in và làm thành bộ
khuôn in mới.

Ô kiểm tra độ Trapping giữa các đơn vị in Offset với nhau là khít Hướng khắc phục ghi nhận và lựa chọn khoảng trapping phù hợp với
chồng khít không bị lé trắng ở trapping 0.1mm điều kiện và kỷ thuật in với nhau.
Trapping giữa các kỷ thuật in với nhau là khít:
Flexo - Offset: 0.2mm
Gravure - Offset: 0.15mm
Gravure - Flexo: 0.15mm
Offset - Screen: 0.2mm
Flexo - Screen: 0.2mm
Gravure - Screen: 0.15mm

50
Bảng khả - Offset: khả năng tái tạo chữ có thể nhìn rõ ở dương bản Nguyên nhân:
năng tái tạo và âm bản là 2pt đối với cả chữ tượng hình lẫn chữ latin - Một phần do khả năng tái tạo của từng phương pháp in khác nhau
chử - Flexo: có thể nhìn thấy rỏ ở: sẽ khác nhau với mỗi kiểu chữ.
+ Dương bản: 3pt đối với cả 2 loại chữ latin và tượng - Do ảnh hưởng bởi sự gia tăng tầng thứ.
hình. - Do sự thiếu ổn định của máy in và khi canh chỉnh trong lúc in.
+ Âm bản: thì 5pt đối với chữ latin và 4pt đối với Hướng khắc phục:
chữ tượng hình. - Bù trừ sự gia tăng tầng thứ ở công đoạn trước in và làm bộ khuôn
- In lụa có thể nhìn rõ ở: in mới.
+ Dương bản: 3pt cho cả 2 loại chữ tượng hình và - Kiểm tra và canh chỉnh lại máy in.
latin.
+ Âm bản: 5pt cho cả 2 loại chữ.
- Ống đồng thì có thể nhìn rõ ở:
+ Dương bản: 3pt đối với cả 2 loại chữ là latin và
tưởng hình.
+ Âm bản: 5pt với cả 2 loại chữ

51
Vùng kiểm Qua 2 hình ảnh dùng trong bài in Fingerprint, có thể thấy Nguyên nhân:
nghiệm khả được màu sắc in rất đậm, có thể thấy sự lệch chồng màu - Do ảnh hưởng của sự gia tăng tầng thứ.
năng phục chế ở một phần con nhãn OMO, sự chuyển tông giữa các - Sự kém ổn định của máy in.
màu màu sắc không mượt, độ tương phản in không cao, các Hướng khắc phục:
chi tiết thể hiện tại vùng tối và sáng bị bệt lại với nhau - Bù trừ sự gia tăng tầng thứ ở công đoạn trước in và làm bộ khuôn
không nhìn rõ. in mới.
Màu da người nhìn sậm màu, không được hồng hào. Kiểm tra và canh chỉnh lại máy in.

Thước đo ổn Khoảng cách thước đều nên bù trừ vật liệu co giản hợp Nguyên nhân là do:
định máy và lý không cần chỉnh sủa -File bị lỗi
vật liệu Thước của các phương pháp in đều nhau ở cạnh sát với -Do máy in bị méo vì độ mòn và biến dạng của bánh răng khi lắp
người vận hành, cạnh đối diện thì bị lệch cassette vào máy in.
Hướng khắc phục
-Kiểm tra lại file dữ liệu.
-Kiểm tra các bánh răng kết nối cassette với máy in, thực hiện dũa
bánh răng và thay thế nếu cần.

52
Boong chồng Chỉ chính xác ở cạnh sát vị trí người vận hành máy, cạnh
màu đối diện tất cả các phương pháp in khác đều lệch so với
dơn vị in ống đồng

Thông số Đúng ngày in, thống số bài in, thông số bù trừ vật liệu,
kẽm sử dụng đường curve mặt định không áp dụng
đường bù trừ
Dãy thang Màu xám trung tính từ 3 màu CMY không còn là màu Nguyên nhân:
xám ba màu xám trung tính, ngã nhiều về màu xanh, thang xám 3 - Do sự gia tăng tần thứ.
màu CMY có sự truyền mực không đồng đều. - Điều chỉnh áp lực khi in không đều.
Thang xám của màu Black 50% rất đen vượt ngưỡng - Do sự kém ổn định của máy in.
50% rất nhiều. Hướng khắc phục:
- Bù trừ dotgain
- Canh chỉnh lại áp lực khi in.
Kiểm tra lại tình trạng của máy in.

53
 Bảng phụ lục 2: Bảng đánh giá và so sánh kết quả thu được trong lần 2

Vùng kiểm Hình ảnh trước khi sửa Hình sau khi chỉnh sửa Đánh giá sau khi chỉnh sửa
tra
Thang kiểm tra Mật độ density đo được đều nằm trong khoản cho phép.
khả năng tái
tạo màu

Thang kiểm tra Mức độ gia tăng tầng thứ từ vùng trung gian đến vùng tối
22 mức độ không vượt quá 5%.
tông và dải Gia tăng tầng thứ ở vùng sáng đã dược cải thiện những vẫn
tầng thứ vượt quá 10%
chuyển tông Dải chuyển tông của phương pháp in Offset cải hiện rõ,
chuyển tông mượt hơn
Xem [Bảng phụ lục 4].

54
Các ô hình sao Thấy được tâm của ống đồng, Flexo và Y của Offset
và ô lục giác Các ô lục giác không bị lệch méo, không có chi tiết thừa

Vùng đánh giá Các đường barcode có sự cải thiện, đã có thể nhìn rõ hơn
các đường tế vi sự tương phảng giữa các đường và nền.
Ở độ phóng dại 110% đã có thể nhìn rõ được các chữ “©”
và “®” với phương pháp in Flexo.
Đối với lụa chỉ nhìn rõ các kí tự “©” và “®” ở 160%.

55
Kiểm tra độ Đường tế vi nhỏ nhất Offset có thể in được co cải thiện,
phân giải của đường tế vi 0.05mm âm bản có thể nhìn thấy rõ.
đường Đường tế vi của in lụa cải thiện từ 0.13mm lên 0.11mm

Ô kiểm tra độ Offset - Flexo cải hiện còn 0.15mm


chồng khít Ống đồng – Flexo cải thiện còn 0.1mm

56
Bảng khả năng Sau khi đã bừ trừ sự gia tăng tầng thứ và điều chỉnh máy in
tái tạo chữ thì khả năng tái tạo chữ như sau:
- Offset: khả năng tái tạo chữ có thể nhìn rõ ở cả dương bản
và âm bản vẫn là 2pt đối với cả kiểu chữ tượng hình lẫn
chữ latin
- Flexo: có thể nhìn thấy rõ ở các kiểu chữ và kích thước:
+ Dương bản: 2pt đối với cả 2 loại chữ latin và tượng
hình.
+ Âm bản: thì 3pt đối với chữ latin và 4pt đối với chữ
tượng hình.
- In lụa có thể nhìn rõ ở:
+ Dương bản: 2pt cho cả 2 loại chữ tượng hình và latin.
+ Âm bản: 5pt cho cả 2 loại chữ.
- Ống đồng thì có thể nhìn rõ ở:
+ Dương bản: 2pt đối với cả 2 loại chữ là latin và tưởng
hình.
+ Âm bản: 4pt với cả 2 loại chữ

57
Vùng kiểm Khi so sánh lần in sau khi đã bù trừ dotgain thì có thể thấy
nghiệm khả tờ in đã được bù trừ đã có sự thay đổi về màu sắc, màu sắc
năng phục chế nhạt không còn bị ảnh hưởng bởi dotgain quá nhiều, độ
màu tương phản cao có thể nhận biết được các chi tiết nhỏ ở
vùng tối và vùng sáng, sự chuyển tông tốt mượt mà. Nhưng
về tổng thể màu sắc tại vùng tái tạo nhạt, đặc biệt là màu
da nhìn không thật.

Thước đo ổn Vẫn như cũ do lỗi này cần thời gian để bảo trì
định máy và
vật liệu

Boong chồng Vẫn chính xác


màu

Thông số Đầy đủ thông tin và đã được cập nhật thông tin của lần in
mới

Dãy thang xám Sau khi bù trừ dotgain, thang xám của màu Black 50% đã
ba màu ra được màu xám trung tính.
Còn vùng xám tạo bởi 3 màu CMY đã gần với màu xám
trung tính hơn, nhưng vẫn còn ngã xanh mặc dù sự gia tăng
tầng thứ đã được khắc phục, do dù dotgain đã được bù trừ
nhưng vẫn còn sai lệch nhẹ trong khoảng cho phép và với
3 màu CMY chỉ cần có sự thay đổi nhẹ về thành vẫn vẫn
gây ra sự ngã màu.

58
 Bảng phụ lục 3: Kết quả đo sự gia tăng tầng thứ lần 1

% C M Y K
1 22.6 22.4 27.2 21.4
2 23.8 24.8 27.7 24.9
3 28.9 29.8 30.2 29.3
4 30.1 30.4 31.7 32.7
5 33.4 33.1 35.1 36.9
10 44.6 43.9 42.9 48.2
20 47.6 60.5 59.1 63.2
30 71.4 71.1 69.2 75.3
40 78.1 79.4 78.8 84.1
50 82.2 86 84.3 90
60 92.6 90 89.8 94.7
70 95.8 94 94 97.1
80 97.7 97.2 96.4 98.8
90 99.9 99.4 98.8 99.7
95 100.2 99 99.1 99.9
100 100 100 100 100

 Bảng phụ lục 4: Kết quả đo sự gia tăng tầng thứ lần 2

% C M Y K
1 16.1 17.9 24.3 16.4
2 15.8 18 24 15.2
3 16.6 18.4 24.5 15.8
4 17.5 17.3 25 15.7
5 16.9 17.2 23.4 15.3
10 16.5 18.1 24.4 17.3
20 23.3 20.3 27 19.8
30 33.4 29.7 33.7 28.1
40 41 41.6 40.3 38.8
50 52 50.9 53.3 48.2
60 58 59.3 56.1 59.4
70 68.8 71.8 68.1 68.6
80 77.4 82.8 79.8 78.3

59
90 88.9 93.5 93.2 90
95 94.7 97.3 97.2 94.5
100 100 100 100 100

60

You might also like