You are on page 1of 153

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH


SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT MÀU CHO CÁC THIẾT BỊ
HIỆN CÓ TẠI XƯỞNG IN-KHOA IN VÀ TRUYỀN
THÔNG
SVTH : NGUYỄN QUỐC ĐẠI
MSSV : 17148123
SVTH : ĐINH HOÀNG NAM
MSSV : 17148146
SVTH : LÊ TẤN TÀI
MSSV : 17148167
Khóa : 2017 - 2021
Ngành : CÔNG NGHỆ IN
GVHD : TS. NGUYỄN LONG GIANG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA IN VÀ TRUYỀN THÔNG

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN QUY TRÌNH


SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT MÀU CHO CÁC THIẾT BỊ
HIỆN CÓ TẠI XƯỞNG IN-KHOA IN VÀ TRUYỀN
THÔNG
SVTH : NGUYỄN QUỐC ĐẠI
MSSV : 17148123
SVTH : ĐINH HOÀNG NAM
MSSV : 17148146
SVTH : LÊ TẤN TÀI
MSSV : 17148167
Khóa : 2017 - 2021
Ngành : CÔNG NGHỆ IN
GVHD : TS. NGUYỄN LONG GIANG
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2021
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2021

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Họ và tên sinh viên MSSV Lớp SĐT
1. Nguyễn Quốc Đại 17148123 171480B 0335592429
2. Đinh Hoàng Nam 17148146 171480A 0335847220
3. Lê Tấn Tài 17148167 171480B 0389049600

Ngành: Công nghệ in Lớp: 171480


Giảng viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN LONG GIANG
Ngày nhận đề tài: 07/4/2021
Ngày nộp đề tài: 10/08/2021
1. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát
màu cho các thiết bị hiện có tại xưởng in - khoa In & Truyền thông.
2. Các số liệu, tài liệu ban đầu:
- Các định nghĩa tiêu chuẩn và các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành in.
- Các định nghĩa về quản trị màu và các thuật ngữ liên quan về màu sắc.
- Tiêu chuẩn ISO 12647.
3. Nội dung thực hiện đề tài:
- Dựa vào quy trình sản xuất thực tế tại công ty R-PAC, từ đó xây dựng quy trình
sản xuất in cho xưởng in dựa trên điều kiện tại xưởng in - khoa In và Truyền thông.
- Xây dựng quy trình kiểm soát màu cho các thiết bị tại xưởng in - Khoa In và
Truyền thông.
- Thực hiện kiểm soát màu sắc cho file dữ liệu in (softproof).

i
- Thực hiện kiểm soát màu sắc trên tờ in thử máy in kỹ thuật số Canon (hardproof).
- Thực hiện việc hiệu chỉnh CTP.
- Thực hiện kiểm soát màu sắc trên tờ in máy in Komori Enthorne S29 (tờ in sản
lượng).
- Dựa vào một tiêu chuẩn cụ thể đã được ban hành, tiến hành thực nghiệm tại xưởng
in để đánh giá kết quả và từ đó xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát
màu phù hợp với điều kiện hiện tại của xưởng in khoa In và Truyền thông.
4. Sản phẩm:
- Quy trình sản xuất in.
- Quy trình kiểm soát màu.
- Tiêu chuẩn quy trình sản xuất in.
- Tiêu chuẩn quy trình kiểm soát màu.
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẨN

ii
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2021

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Quốc Đại MSSV:17148123
Đinh Hoàng Nam MSSV:17148146
Lê Tấn Tài MSSV:17148167

Ngành: Công nghệ in Lớp: 171480B

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu
cho các thiết bị hiện có tại xưởng in - khoa In & Truyền thông.

Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN LONG GIANG

NHẬN XÉT:

1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

iii
2. Ưu điểm:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

5. Đánh giá loại:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

6. Điểm:………………………..(Bằng chữ:………………………………………..…...)

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2021

Giáo viên hướng dẫn

(Ký & ghi rõ họ tên)

iv
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----***----

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 08 năm 2021

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN


Họ và tên sinh viên: Nguyễn Quốc Đại MSSV:17148123
Đinh Hoàng Nam MSSV:17148146
Lê Tấn Tài MSSV:17148167

Ngành: Công nghệ in Lớp: 171480

Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu
cho các thiết bị hiện có tại xưởng in - khoa In & Truyền thông.

Họ và tên Giáo viên phản biện: ThS. CHẾ QUỐC LONG

NHẬN XÉT:

1. Về nội dung đề tài và khối lượng thực hiện:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

v
2. Ưu điểm:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

3. Khuyết điểm:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

4. Đề nghị cho bảo vệ hay không?

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

5. Đánh giá loại:

……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………

6. Điểm:………………………..(Bằng chữ):…………………………………………….

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2021

Giáo viên hướng dẫn

(Ký & ghi rõ họ tên)

vi
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài, ngoài sự nỗ lực của các thành viên, chúng
em luôn nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và quan tâm của Quý Thầy/ Cô, Anh/ Chị đã
giúp chúng em hoàn thành đề tài này. Với lòng biết ơn, chúng em xin gửi lời cảm ơn
chân thành đến:
Thầy Nguyễn Long Giang – Giảng viên hướng dẫn luôn đồng hành hỗ trợ, chỉ bảo tận
tình và cũng như động viên tinh thần chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Thầy Chế Quốc Long – Giảng viên phản biện đã tận tình đóng góp ý kiến để giúp đề
tài chặt chẽ và hoàn thiện hơn.
Các anh chị tại công ty TNHH R – PAC Việt Nam đã hỗ trợ cung cấp các thông tin,
dữ liệu tham khảo để thực hiện đề tài.
Quý Thầy/ Cô của khoa In và Truyền thông, trong suốt quá trình học tập chúng em
luôn nhận được sự chỉ dạy tận tình và khối kiến thức phục vụ cho chuyên ngành học rất
bổ ích, làm cơ sở nền tảng để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Tập thể sinh viên khóa K17 khoa In và Truyền thông đã luôn sát cánh, động viên và
giúp đỡ nhau học tập trong suốt quãng thời gian sinh viên đầy ý nghĩa.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đồ án, nhóm chúng em đã học hỏi được rất nhiều
kiến thức bổ ích từ lý thuyết đến kinh nghiệm thực tiễn. Nhưng so với khối lượng kiến
thức sâu và đa dạng về chuyên ngành sẽ còn rất hạn hẹp, vì thế trong quá trình thực
hiện đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em kính mong nhận được sự
đóng góp ý kiến từ Quý Thầy/ Cô để chúng em có thể học hỏi thêm những kiến thức bổ
ích và hơn hết để đồ án được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Nhóm sinh viên thực hiện đề tài khóa 2017 – 2021
Nguyễn Quốc Đại
Đinh Hoàng Nam
Lê Tấn Tài

vii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT
Để đảm bảo việc in đúng màu sắc, tăng khả năng tái tạo phục chế hình ảnh. Quá trình
in cần được tổ chức kiểm soát chặt chẽ từ khâu dữ liệu đầu vào đến một sản phẩm in
hoàn chỉnh để đáp ứng được tính thương mại là vấn đề cần được giải quyết.
Mục tiêu của quản trị màu là làm cho không gian màu yêu cầu của sản phẩm in nằm
trong khoảng không gian màu của thiết bị in, thì chúng ta sẽ tái tạo được chính xác
không gian màu của sản phẩm trên thiết bị xuất. Kiểm soát, làm cho màu sắc từ in thử
đến in sản lượng cùng nằm trong một không gian màu là điều kiện được đặt ra.
Đáp ứng nhu cầu tính thương mại như in đúng không gian màu, đúng chuẩn, đúng trị
số đo, in với deltaE nhỏ… thì cần một quy trình sản xuất tiêu chuẩn đảm bảo mối liên
hệ chặt chẽ từ các khâu: Xử lý file, in thử, chế bản và in sản lượng.
Để đạt được các yêu cầu trên, các thông số mục tiêu được đặt ra để kiểm soát trong
suốt quá trình in theo thứ tự sau và được dựa vào tiêu chuẩn tham chiếu ISO 12647:
(1) Solid ink density – mật độ tông nguyên, màu sắc in chồng RGB
(2) Tone Value Increase – sự gia tăng tầng thứ
(3) Gray balance – cân bằng xám
Tất cả nội dung thực hiện từ đề tài này được xây dựng và nghiên cứu trực tiếp cho
xưởng in khoa In và Truyền thông. Vì điều kiện thực nghiệm tại xưởng không cho
phép, nên tất cả kết quả giá trị được giả lập và các kết luận dựa vào kết quả giả lập này.
Dựa vào quá trình của việc nghiên cứu và xây dựng từ cơ sở lý thuyết và kết quả thực
nghiệm giả lập của đề tài này sẽ giúp trả lời được những vấn đề được ra đặt ra phía
trên.

viii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH
To ensure accurate color printing, increase the reproducibility of image restoration. The
printing process needs to be strictly controlled by the organization from the input data
stage to a fully made printing product to meet the commercial requirements is a issue
that needs to be solved.
The goal of color management is to make the required color sPACe of the printing
product within the color sPACe of the printing device. Therefore, we will accurately
reproduce the color sPACe of the product on the output device. Controlling, making
the colors from proof to print output in the same color sPACe is a given condition.
Meeting commercial needs such as printing in the accurate color sPACe, standards,
measurements, or printing with small deltaE... requires a standard production process
that ensures a close relationship from the following stages: File process, proof,
prepress, and print.
To achieve the above requirements, some parameters are set to be controlled during the
printing process in the following order and based on the ISO 12647 reference standard:
(1) Solid ink density, RGB ink trapping
(2) Tone Value Increase
(3) Gray balance
All content made from this topic is built and researched directly in the Faculty of
Graphic Arts and Media. Since experimental conditions at the Faculty of Graphic Arts
and Media do not permit, all value results are simulated and conclusions are based on
these simulation results.
Based on the process of research and development from the theoretical basis and the
simulated experimental results, this topic will help answer the above question.

ix
MỤC LỤC
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP .............................................................................. i
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................ iii
PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................. v
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................vii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT ...............................................................................viii
TÓM TẮT BẰNG TIẾNG ANH ................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................... xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................... xv
Chương I: TỔNG QUAN ............................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN .................................................................................... 3
2.1. Quản trị màu ...................................................................................................... 3
2.1.1. Lý thuyết về quản trị màu ............................................................................. 3
2.1.2. ICC profile ................................................................................................... 4
2.1.3. Các không gian màu & Delta E .................................................................... 5
2.2. Hệ thống quản trị màu ........................................................................................ 7
2.2.1. Tiêu chuẩn hóa quá tình (Standardization).................................................... 7
2.2.2. Ổn định hệ thống (Stabilization) ................................................................... 9
2.2.3. Cân chỉnh máy in (Calibration) .................................................................... 9
2.2.4. Kiểm chứng (Validation) ............................................................................ 11
2.3. Kiểm soát màu ................................................................................................. 11
2.3.1. Khái niệm kiểm soát màu ........................................................................... 11
2.3.2. Lợi ích kiểm soát màu ................................................................................ 12
2.4. Các yếu tố chính trong việc xây dựng quản lí tiêu chuẩn chất lượng in ............. 12
2.4.1. Xử lí file..................................................................................................... 12

x
2.4.2. In thử ......................................................................................................... 14
2.4.3. CTP – Computer to plate ............................................................................ 15
2.4.4. In sản lượng ............................................................................................... 25
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY R-PAC VIỆT NAM ...... 27
3.1. Quy trình sản xuất tại công ty R – PAC Việt Nam ............................................ 27
3.2. Tiêu chuẩn áp dụng tại công ty R – PAC Việt Nam .......................................... 28
3.2.1. Xử lý file .................................................................................................... 28
3.2.2. In thử ......................................................................................................... 28
3.2.3. Chế bản (CTP) ........................................................................................... 28
3.2.4. In sản lượng ............................................................................................... 29
3.3. Thực trạng về tiêu chuẩn tại công ty R – PAC Việt Nam .................................. 39
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN .......................................... 42
4.1. Kiểm soát màu và các tiêu chí .......................................................................... 42
4.1.1. Cân bằng màu sắc – cân bằng xám (Colour/grey balance) .......................... 42
4.1.2. Gia tăng tầng thứ (Tone Value Increase – TVI) .......................................... 42
4.1.3. Giá trị màu tông nguyên ............................................................................. 44
4.2. Quy trình kiểm soát màu .................................................................................. 44
4.3. Quy trình tổng quát sản xuất in ......................................................................... 46
4.4. Xử lí file ........................................................................................................... 46
4.5. In thử................................................................................................................ 47
4.5.1. Tuyến tính hóa máy in thử.......................................................................... 48
4.5.2. Cân chỉnh máy in thử ................................................................................. 53
4.5.3. Tạo profile máy in thử ................................................................................ 54
4.6. Chế bản ............................................................................................................ 56
4.6.1. Tuyến tính hóa hệ thống ghi hiện ............................................................... 56
4.6.2. Computer to plate ....................................................................................... 56
5.6.3. Hiệu chuẩn CTP ......................................................................................... 61
4.7. In sản lượng...................................................................................................... 62
4.7.1. Xây dựng testform...................................................................................... 62

xi
4.7.2. Quy trình cân chỉnh máy in offset............................................................... 66
CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM GIẢ LẬP .................................................................. 70
5.1. Mục tiêu ........................................................................................................... 70
5.2. Giả lập thực nghiệm trường hợp 1 .................................................................... 70
5.2.1. Điều kiện thiết bị ........................................................................................ 70
5.2.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 77
5.2.3. Thiết lập bộ tiêu chuẩn sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền thông .. 95
5.3. Giả lập thực nghiệm trường hợp 2 .................................................................... 98
5.3.1. Điều kiện thiết bị ........................................................................................ 99
5.3.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................................. 99
5.3.3. Thiết lập bộ tiêu chuẩn sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền thông 112
5.4. Bộ quy trình sản xuất in xưởng in khoa In và Truyền thông............................ 115
5.4.1. Quy trình in thử (máy in kỹ thuật số Canon)............................................. 115
5.4.2. Quy trình in sản lượng (máy in offset Komori Enthrone 29) ..................... 116
5.4.3. Quản trị màu cho xưởng in khoa In và Truyền thông ................................ 117
5.4.4. Kiểm soát màu tờ in thử ........................................................................... 118
5.4.5. Kiểm soát màu tờ in sản lượng ................................................................. 119
5.5. Bảng kiểm các tiêu chí trong quá trình sản xuất in .......................................... 120
5.5.1. Tờ in thử .................................................................................................. 120
5.5.2. Bản in....................................................................................................... 121
5.5.3. Tờ in sản lượng ........................................................................................ 122
5.6. Đề xuất thực hiện kiểm soát quá trình in bằng phần mềm hỗ trợ ..................... 124
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN ........................................................................................ 125
6.1. Đánh giá tính hiệu quả.................................................................................... 125
6.1.1. Tính lý luận .............................................................................................. 125
6.1.2. Tính ứng dụng .......................................................................................... 125
6.2. Kết quả đạt được ............................................................................................ 125
6.3. Hạn chế của đề tài .......................................................................................... 126
6.4. Hướng phát triển của đề tài............................................................................. 126

xii
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 127
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM pressSIGN 9 KIỂM SOÁT QUÁ
TRÌNH IN ................................................................................................................ 128

xiii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ISO International Standard of Organization
ICC International Color Consortium
TIFF Tagged Image Format File
CTP Computer To Plate
RIP Raster Image Processor
TVI Tone Value Increase
SID Solid Ink Density
HC Highlight Contract
HR Highlight Range
SC Shadow Contract
CMS Color Management System
SCCA Substrate Corrected Color Aim
Dpi Dot per inch
DGCC Dot Gain Compensation Curve
PS Paper Style
CD Colorant Description
GMI Graphic Measures International
KGM Không Gian Màu
TH Trường Hợp

xiv
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2. 1: Giá trị dung sai DeltaE ................................................................................ 6
Bảng 2. 2 Giá trị tông màu (tone value – TV) ở giá trị dữ liệu và giá trị đã bù trừ....... 18
Bảng 2. 3: Trình tự kiểm soát trong in sản lượng ........................................................ 26
______________________________________________________________________
Bảng 3. 1: Bảng kiểm tra nội dung CTP ..................................................................... 28
Bảng 3. 2: Thông số nền trắng giấy tráng phủ và không tráng phủ .............................. 33
Bảng 3. 3: Thông số điều kiện in tờ in thử .................................................................. 34
Bảng 3. 4: Tính điểm dung sai cho điều kiện tờ in thử ................................................ 34
Bảng 3. 5: Dung sai gia tăng tầng thứ ......................................................................... 35
Bảng 3. 6: Tính điểm dung sai gia tăng tầng thứ ......................................................... 35
Bảng 3. 7: Giá trị cân bằng xám.................................................................................. 36
Bảng 3. 8: Tính điểm dung sai cân bằng xám.............................................................. 36
Bảng 3. 9: Giá trị dung sai deltaE Solid ...................................................................... 36
Bảng 3. 10: Tính điểm dung sai dealtaE Solid ............................................................ 36
Bảng 3. 11: Tính điểm dung sai bon chồng màu và trapping ....................................... 37
Bảng 3. 12: Bảng tính điểm dung sai barcode ............................................................. 37
______________________________________________________________________
Bảng 4. 1: Giá trị gia tăng tầng thứ chuẩn ISO theo từng PS và CD ............................ 43
Bảng 4. 2: Giá trị dung sai tại các vùng tầng thứ theo ISO 12647-2:2013 ................... 44
Bảng 4. 3: Đánh giá mức độ màu sắc .......................................................................... 45
Bảng 4. 4: Bước thực hiện quá trình CTP ................................................................... 57
Bảng 4. 5: Nội dung đánh giá trame............................................................................ 58
Bảng 4. 6: Nội dung đánh giá bản in ........................................................................... 59
Bảng 4. 7: Mô tả quá trình cân chỉnh CTP .................................................................. 61
Bảng 4. 8: Phân tích testform ...................................................................................... 63

xv
Bảng 4. 9: Mô tả quy trình cân chỉnh máy in offset..................................................... 66
______________________________________________________________________
Bảng 5. 1: Thông số kỹ thuật máy in Canon imagePROGRAF PRO-500 ................... 71
Bảng 5. 2: Thông số kỹ thuật máy ghi bản CTP suprasetter A105............................... 73
Bảng 5. 3: Thông số kỹ thuật Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T ................................ 74
Bảng 5. 4: Thông số kỹ thuật bản kẽm nhiệt Bocica ................................................... 75
Bảng 5. 5: Thông số kỹ thuật máy in offset Komori Enthrone 29 4 màu ..................... 76
Bảng 5. 6: Thông số vật tư .......................................................................................... 76
Bảng 5. 7: Thông số trame .......................................................................................... 77
Bảng 5. 8: Giá trị density tiêu chuẩn ........................................................................... 79
Bảng 5. 9: Giá trị mật độ đo kiểm ............................................................................... 80
Bảng 5. 10: Giá trị mật độ tương phản tiêu chuẩn ....................................................... 82
Bảng 5. 11: Giá trị đo kiểm độ tương phản ................................................................. 82
Bảng 5. 12: Giá trị trapping tiêu chuẩn ....................................................................... 83
Bảng 5. 13: Giá trị đo kiểm trapping ........................................................................... 83
Bảng 5. 14: Kết quả về gam màu lần Run 1 ................................................................ 84
Bảng 5. 15: Giá trị tầng thứ chênh lệch (TV shift) giữa in và tiêu chuẩn ..................... 86
Bảng 5. 16: Giá trị Midtone spread lần Run 1 ............................................................. 87
Bảng 5. 17: Giá trị cân bằng xám lần Run 1................................................................ 88
Bảng 5. 18: Kết quả về gam màu sau lần Run 2 cân chỉnh TVI................................... 90
Bảng 5. 19: Giá trị gia tăng tầng thứ Run 2 sau khi cân chỉnh TVI ............................. 93
Bảng 5. 20: Giá trị Midtone spread lần Run 2 sau khi cân chỉnh TVI.......................... 94
Bảng 5. 21: Giá trị cân bằng xám lần Run 2................................................................ 94
Bảng 5. 22: Bảng tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất in với TH 1 .................................. 95
Bảng 5. 23: Giá trị đo kiểm mật độ lớp mực TH2 ....................................................... 99
Bảng 5. 24: Kết quả về gam màu sau lần Run 1 cân chỉnh TVI................................. 101
Bảng 5. 25: Kết quả về gam màu lần Run 2 sau khi cân chỉnh CTP .......................... 102

xvi
Bảng 5. 26: Kết quả về gam màu lần Run 3 sau khi cân chỉnh CTP .......................... 103
Bảng 5. 27: Giá trị tầng thứ của màu Black (K) tại các lần chạy in Run 2 và 3 ......... 104
Bảng 5. 28: Giá trị tầng thứ của màu Cyan (C) tại các lần chạy in Run 2 và 3 .......... 105
Bảng 5. 29: Giá trị tầng thứ của màu Magenta (M) tại các lần chạy in Run 2 và 3 .... 106
Bảng 5. 30: Giá trị tầng thứ của màu Yellow (Y) tại các lần chạy in Run 2 và 3 ....... 107
Bảng 5. 31: Giá trị dung sai TVI đo kiểm trung bình của các màu CMYK................ 108
Bảng 5. 32: Giá trị dung sai cho gia tăng tầng thứ của ISO 12647-2:13 .................... 108
Bảng 5. 33: Giá trị MTS qua các lần Run 2 và 3 ....................................................... 109
Bảng 5. 34: Giá trị target của ISO 12647-2:13 về bộ ba giá trị xám .......................... 109
Bảng 5. 35: Giá trị ∆Ch qua các lần chạy in Run 2 và 3 ............................................ 110
Bảng 5. 36: Bảng tiêu chuẩn nội bộ áp dụng cho sản xuất in với TH 2...................... 113
Bảng 5. 37: Bảng kiểm tra tiêu chí tờ in thử.............................................................. 120
Bảng 5. 38: Bảng kiểm tra tiêu chuẩn công đoạn RIP & xuất bản in ......................... 121
Bảng 5. 39: Bảng kiểm tra tiêu chí tờ in sản lượng ................................................... 122
______________________________________________________________________

xvii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH

Hình 2. 1: Mô hình giản lược của không gian màu Lab ................................................ 6
Hình 2. 2: Gamut màu Lab của sRGB 61966-2.1 ........................................................ 10
Hình 2. 3: Quy trình làm việc với PDF ....................................................................... 13
Hình 2. 4: Các loại dot gain ........................................................................................ 15
Hình 2. 5: Sự gia tăng tầng thứ vật lý và quang học trong một điểm trame ................. 16
Hình 2. 6: Đường đặc trưng in .................................................................................... 17
Hình 2. 7: Biểu đồ thể hiện nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ ................................... 18
Hình 2. 8: Góc xoay trame của trame tròn – vuông và trame elip ................................ 21
Hình 2. 9: Góc xoay trame của Heidelberg ................................................................. 22
Hình 2. 10: Các loại trame FM loại 1,2,3 .................................................................... 23
___________________________________________________________________________________

Hình 3. 1: Quy trình sản xuất tại công ty R-PAC Việt Nam ........................................ 27
Hình 3. 2: Thanh Color bar ......................................................................................... 29
Hình 3. 3: Color bar màu spot ..................................................................................... 30
Hình 3. 4: Color bar màu spot trame ........................................................................... 30
Hình 3. 5: Phần trame tại color bar ............................................................................. 30
Hình 3. 6: Color bar màu spot và một màu process ..................................................... 31
Hình 3. 7: Color bar 4 màu CMYK không vanish, spot color + XRF có vanish .......... 31
Hình 3. 8: Vị trí ô XRF ............................................................................................... 32
Hình 3. 9: Bố cục layout file ....................................................................................... 32
___________________________________________________________________________________

Hình 4. 1: Quy trình kiểm soát màu ............................................................................ 44


Hình 4. 2: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn tổng quát .................................................... 46
Hình 4. 3: Quy trình xử lý file .................................................................................... 47
Hình 4. 4: Quy trình in thử ......................................................................................... 47

xviii
Hình 4. 5: Các dải kiểm tra đầu phun máy in .............................................................. 48
Hình 4. 6: Dải kiểm tra khoảng cách đầu phun đến giấy in ......................................... 48
Hình 4. 7: Giao diện thiết lập Workflow ..................................................................... 49
Hình 4. 8: Giao diện thiết lập tuyến tính hóa máy in ................................................... 50
Hình 4. 9: Giao diện xác định mới hạn mực cho từng kênh màu ................................. 50
Hình 4. 10: Tuyến tính hóa từng kênh màu (Linearization) ......................................... 51
Hình 4. 11: Hiệu úng gia tăng tầng thứ ....................................................................... 51
Hình 4. 12: Xác định tổng lượng mực phủ (Total Ink Limit)....................................... 52
Hình 4. 13: Xác định tổng lượng mực phủ .................................................................. 52
Hình 4. 14: Giao diện tính Quality Control ................................................................. 53
Hình 4. 15: Cửa sổ thiết lập TVI ................................................................................. 54
Hình 4. 16: Thiết lập các thông số để tạo ICC profile ................................................. 55
Hình 4. 17: Đo và tạo ICC profile ............................................................................... 55
Hình 4. 18: : Quy trình thực hiện tại công đoạn Computer to Plate ............................. 56
Hình 4. 19: Quy trình thực hiện hiệu chỉnh CTP ......................................................... 62
Hình 4. 20: Testform .................................................................................................. 63
___________________________________________________________________________________

Hình 5. 1: Máy in kỹ thuật số Canon imagePROGRAF PRO-500 .............................. 70


Hình 5. 2: Máy đo màu I1 Pro 2 ................................................................................. 71
Hình 5. 3: Phần mềm Fiery XF (EFI) .......................................................................... 72
Hình 5. 4: Phần mềm Curve4 ...................................................................................... 72
Hình 5. 5: Phần mềm ColorTool Box ......................................................................... 72
Hình 5. 6: Máy ghi bản CTP suprasetter A105............................................................ 72
Hình 5. 7: Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T ............................................................. 73
Hình 5. 8: Bản kẽm nhiệt Bocica ................................................................................ 74
Hình 5. 9: Máy in offset Komori Enthrone 29 - 4 màu ................................................ 75
Hình 5. 10: Kết quả đo và đánh giá ............................................................................. 78

xix
Hình 5. 11: Phân tích kết quả đo ................................................................................. 79
Hình 5. 12: Biểu đồ phân bố mật độ lớp mực.............................................................. 81
Hình 5. 13: Thang đánh giá mức độ độ tương phản .................................................... 82
Hình 5. 14: Thang đánh giá mức độ trapping .............................................................. 84
Hình 5. 15: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Black (K) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 85
Hình 5. 16: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Cyan (C) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 85
Hình 5. 17: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Magenta (M) so
với TVI ISO 12647-2:13 ............................................................................................ 86
Hình 5. 18: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 86
Hình 5. 19: Calibration Manager ................................................................................ 89
Hình 5. 20: Bảng thiết lập thông số bù trừ với điều kiện in ......................................... 89
Hình 5. 21: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 91
Hình 5. 22: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 91
Hình 5. 23: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 92
Hình 5. 24: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13................................................................................................... 92
Hình 5. 25: Biểu đồ phân bố mật độ lớp mực............................................................ 100
Hình 5. 26: Hình ảnh kiểm tra chất lượng phục chế màu........................................... 110
Hình 5. 27: Hình ảnh kiểm tra chất lượng phục chế màu........................................... 111
Hình 5. 28: Hình ảnh đánh giá gamut màu ................................................................ 111
Hình 5. 29: Hình ảnh đánh giá độ tương phản sáng tối.............................................. 112

xx
Hình 5. 30: Quy trình sản xuất tờ in thử.................................................................... 115
Hình 5. 31: Quy trình sản xuất in thử ........................................................................ 116
Hình 5. 32: Quy trình quản trị màu ........................................................................... 117
Hình 5. 33: Quy trình kiểm soát màu cho tờ in thử ................................................... 118
Hình 5. 34: Quy trình kiểm soát màu cho tờ in sản lượng ......................................... 119
Hình 5. 35: Phần mềm pressSIGN 9 ......................................................................... 124
___________________________________________________________________________________

Hình P. 1: Cửa sổ cài đặt điều kiện ban đầu .............................................................. 128
Hình P. 2: Cửa sổ cài đặt điều kiện ban đầu .............................................................. 129
Hình P. 3: Cửa sổ Colour bar trong pressSIGN ......................................................... 129
Hình P. 4: Cửa sổ TVI trong pressSIGN ................................................................... 130

xxi
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Lý do chọn đề tài
Trong ngành công nghiệp in ấn, các công ty phải đối mặt với thách thức là đạt chất
lượng ở mức chấp nhận được – thậm chí là như mẫu chuẩn. Theo quan điểm của khách
hàng, chất lượng sản phẩm là ý kiến chủ quan, nghĩa là sản phẩm hoàn thiện đáp ứng
theo yêu cầu của khách hàng. Để có thể in đúng màu mong muốn đòi hỏi phải làm
nhiều công việc từ chế bản tới in và có sự liên kết với nhau. Tuy nhiên, nhiều nhà in
trong nước với lối làm việc cũ sẽ dồn tất cả trách nhiệm về màu sắc cho công đoạn “in”
làm cho hiệu suất sản xuất kém và áp lực công việc tăng. Vậy chúng ta cần thay đổi thứ
gì để cải thiện quy trình cũng như đáp ứng yêu cầu khách hàng, đó là tiêu chuẩn hóa.
Tiêu chuẩn hóa có ý nghĩa chiến lược đối với doanh nghiệp in, vì chúng giúp cải
tiến quy trình, là bằng chứng để nhà in giao tiếp với khách hàng, giảm thiếu tối đa rủi
ro, tranh cãi trong quá trình làm việc. Hiện nay có nhiều tiêu chuẩn quốc tế như ISO
12647, các tiêu chuẩn ngành như Fogra hay GRACoL,…phát triển và ban hành quy
trình, bộ quy tắc cho sản xuất in. Tuy nhiên các tiêu chuẩn này lại đưa ra quá nhiều yêu
cầu và không phù hợp với những môi trường làm việc có nhiều biến động. Xét qua các
tiêu chuẩn cho thấy tất cả đều hướng về một mục tiêu chung là kiểm soát ổn định được
quy trình sản xuất. Do đó khi hiểu rõ, kiểm soát được quá trình in, quản lý màu và duy
trì sự ổn định cho nó thì chúng ta đã tự xây dựng một tiêu chuẩn riêng cho mình hay
còn gọi là tiêu chuẩn nội bộ.
Nhận thấy được những yếu tố quan trọng và tiềm năng của việc xây dựng tiêu
chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu trong in ấn, nhóm em chọn đề tài “Nghiên
cứu xây dựng tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu cho các thiết bị hiện
có tại xưởng in khoa In và Truyền thông” với mong muốn sau khi thực hiện hiện đề
này tài từ những kiến thức chuyên ngành in đã học được và việc áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế vào thực nghiệm để đưa ra một tiêu chuẩn nội bộ cho quy trình sản xuất in và
kiểm soát màu từng bước cho kỹ thuật in offset tại xưởng in khoa In và Truyền thông.

1
1.2. Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu
- Mục tiêu:
+ Xây dựng quy trình sản xuất in
+ Xây dựng quy trình kiểm soát màu
+ Tiêu chuẩn quy trình sản xuất in
+ Tiêu chuẩn quy trình kiểm soát màu
- Đối tượng:
+ Máy in kỹ thuật số Canon
+ Bản kẽm tại phòng CTP Khoa In và Truyền thông
+ Máy in offset tờ rời Komori Enthorne 29
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập trên máy in kỹ thuật số Canon tại xưởng in - Khoa
in và Truyền thông.
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập chế bản in CTP offset tại xưởng in - Khoa in và
Truyền thông.
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập trên máy in offset tại xưởng in - Khoa in và Truyền
thông.
- Chỉ thực hiện thực nghiệm giả lập trên loại giấy Couche 150 gsm tráng phủ và một
loại trame AM.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Tổng hợp kiến thức chuyên ngành in và tài liệu tham khảo liên quan.
- Thực nghiệm giả lập kết quả trên máy in kỹ thuật số Canon, máy ghi bản CTP và máy
in offset tờ rời Komori Enthorne 29 tại xưởng in - Khoa in và Truyền thông.

2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ LUẬN
2.1. Quản trị màu
2.1.1. Lý thuyết về quản trị màu
Sản xuất in bao gồm các quá trình phục chế trên nhiều thiết bị khác nhau và bằng
nhiều loại vật liệu khác nhau. Một quá trình sản xuất in thông thường sẽ gồm những
công đoạn phục chế sau:
- Hình ảnh được chụp bằng máy kỹ thuật số hoặc quét lại bằng một máy quét.
- Hình ảnh được đưa vào một chương trình máy tính để xử lý và kết quả được hiển
thị trên màn hình máy tính.
- Hình ảnh được in thử để khách hàng duyệt trước khi in sản lượng.
- In sản lượng.
- Thông qua các quá trình này có thể thấy chất lượng phục chế màu sắc của hình
ảnh phụ thuộc vào các yếu tố chính, đó là:
- Thiết bị phục chế: mỗi thiết bị phục chế khác nhau cho kết quả hiển thị màu sắc
khác nhau.
- Các loại vật liệu, vật tư: các loại vật liệu và vật tư khác nhau sẽ cho ra kết quả
phục chế màu sắc khác nhau.
Có thể thấy nếu không có biện pháp quản lý màu thì màu hiển thị trên màn hình
(Soft Proof) khác nhiều so với tờ in thử (Hard Proof), màu trên tờ in thử cũng sẽ khác
nhiều so với tờ in sản lượng. Đây là các yếu tố khiến cho nhà in, nhà thiết kế lẫn khách
hàng không thể dự báo được màu sẽ được in ra như thế nào cho đến khi in thực tế.
Từ những lý do đó, hệ thống quản lý màu (CMS – Color Management System) đã ra
đời như một giải pháp kịp thời nhằm quản lý và duy trì sự ổn định của màu sắc khi
chúng được phục chế trên các thiết bị khác nhau, với những không gian màu khác
nhau. Nhiệm vụ chủ yếu của quản trị màu thực chất là gán một màu cụ thể với một giá
trị RGB hoặc CMYK tương ứng và duy trì sự ổn định của màu sắc qua các thiết bị
phục chế.

3
Tóm lại, quản trị màu là giải pháp kiểm soát và điều chỉnh các thiết bị khác nhau
trong cùng một hệ thống phục chế theo các điều kiện in thực tế để màu in khi in ra sẽ
giống với tờ in thử hoặc kỳ vọng của khách hàng.
2.1.2. ICC profile
Profile thực chất là một công thức chuyển đổi, một bảng tham chiếu giúp chuyển đổi
từ các giá trị màu sắc phụ thuộc thiết bị sang giá trị màu sắc không phụ thuộc thiết bị.
Trong hệ thống quản lí màu có nhiều thiết bị, mỗi thiết bị có một không gian màu
(khoảng phục chế màu) riêng, thay vì cố gắng chuyển đổi dữ liệu màu từ thiết bị này
sang thiết bị khác, thì hệ thống quản lí màu sẽ kết nối từng thiết bị đến một không gian
màu trung tâm, không gian này giúp kết nối về đặc tính phục chế màu của thiết bị
(Color profile); nó còn là một hệ thống trung tâm tính toán, chuyển đổi màu sắc giữa
các thiết bị được kết nối.
Để hệ thống hoạt động kiểm soát việc phục chế màu từ thiết bị này sang thiết bị
khác thì bắt buộc phải có hồ sơ màu (profile) nguồn và hồ sơ màu (profile) đích mô tả
đặc tính phục chế của từng thiết bị.
International Color Consortium (ICC) – Hiệp hội màu quốc tế, là một tổ chức được
thành lập vào năm 1993 với mục tiêu để tạo ra, thúc đẩy, khuyến khích tiêu chuẩn hóa
và phát triển hệ thống quản lý màu đa nền tảng và trung lập.Với nỗ lực này, hiệp hội đã
phát triển và đưa ra một định nghĩa về ICC Profile để duy trì tính nhất quán về điều
kiện quan sát, hiển thị hay in của nhiều thiết bị như máy quét scanner, màn hình, máy
in. ICC Profile miêu tả các thuộc tính màu sắc của thiết bị đó. File này sẽ bao gồm
những mô tả về đặc tính và các dữ liệu số mô tả cách chuyển đổi các giá trị màu của
thiết bị. Dữ liệu số bao gồm ma trận và các bảng, sử dụng để chuyển đổi kết quả màu
của thiết bị thành một không gian màu chung, hoặc không gian màu kết nối profile –
Profile connection sPACe (PCS) sử dụng chu trình quản trị màu – Color Management
module (CMM). PCS là một không gian màu không phụ thuộc thiết bị, nó được định
nghĩa bởi không gian màu CIE LAB hoặc CIE XYZ. Nếu các chuyển đổi màu trên
thiết bị đầu vào (input) và đầu ra (output) đều dựa trên cùng PCS, chúng có thể được
ghép với nhau và mang lại kết quả phù hợp, có thể dự đoán được khi áp các giá trị
màu. Do đó, ICC profile có thể tối ưu hóa việc mô phỏng in.

4
2.1.3. Các không gian màu & Delta E
 Các không gian màu
Để hiểu rõ về không gian màu, trước tiên ta phải hiểu sự khác biệt giữa hai không gian
màu là phụ thuộc thiết bị và độc lập thiết bị.
Không gian màu phụ thuộc thiết bị:
Các không gian màu phụ thuộc thiết bị bao gồm RGB và CMYK. Các không gian màu
này phụ thuộc trên các thiết bị thu nhận hình ảnh (như máy quét, máy chụp ảnh kỹ
thuật số,…) thiết bị hiển thị hoặc thiết bị in.
Không gian màu không phụ thuộc thiết bị:
Các không gian màu tham chiếu (còn được gọi là không gian kết nối, hoặc PCS –
Profile Connection System) là một không gian màu dựa trên sự cảm nhận của mắt
người và độc lập với thiết bị. Hầu hết các CMS hiện tại sử dụng một không gian màu
CIE được xác định, ví dụ như CIE Lab hoặc CIE XYZ. Chúng ta không bao giờ phải
làm việc trực tiếp với không gian màu tham chiếu, đó là lý thuyết để các phần mềm
dựa trên đó làm việc. Ta có thể xem nó như một không gian màu chung cho tất cả các
thiết bị phục chế màu, nó là không gian màu thể hiện được tất cả các màu.
Trong ngành in, không gian màu độc lập thiết bị thường được sử dụng là không gian
màu CIE Lab, đây là không gian màu trung gian để chuyển đổi giữa không gian màu
RGB sang CMYK và ngược lại.
 Không gian màu CIE
Không gian màu CIE LAB được sử dụng nhiều nhất cho việc đo màu vật thể (mực in),
ví dụ như để pha một công thức mực hay kiểm tra chất lượng in. Các tông màu và độ
bão hòa được vẽ trên trục a* và b*. Trục a chạy từ -a* (Green) đến +a* (Red) và trục b
chạy từ -b* (Blue) đến +b* (Yellow). Giá trị L (độ sáng) có giá trị 0 (đen ở đáy) và 100
(trắng ở đỉnh).
Nếu chỉ sử dụng giá trị RGB hay XYZ thì rất khó mô tả màu sắc bằng từ ngữ, nếu
chúng ta dùng ba đặc tính cơ bản của màu sắc: Tông màu; độ bão hòa màu và độ sáng
thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn.

5
Hình 2. 1: Mô hình giản lược của không gian màu Lab
Khoảng sai biệt màu là khoảng cách màu giữa hai vị trí trong cùng một không gian
màu (ví dụ như màu sắc trên bài mẫu và màu trên tờ in thật).
Công thức tính khoảng sai biệt màu Δ𝐸 trong không gian màu CIE LAB dựa trên các
giá trị L, a, b.

Δ𝐸 = √∆𝑳𝟐 + ∆𝒂𝟐 + ∆𝒃𝟐


Trong đó:
Δ𝐿= L*(mẫu) – L*(tờ in);
Δ𝑎= a*(mẫu) – a*(tờ in);
Δ𝑏= b*(mẫu) – b*(tờ in);
Bảng 2. 1: Giá trị dung sai DeltaE
Δ𝐸 nằm giữa 0 và 1 Sự khác biệt này không thể cảm nhận được.
Δ𝐸 nằm giữa 1 và 2 Sự khác biệt này gần như không thể cảm nhận được.
Khác biệt rất nhỏ chỉ cảm nhận được bởi người có kinh
nghiệm.
Δ𝐸 nằm giữa 2 và 3.5 Khác biệt tương đối có thể cảm nhận được bởi người không có
kinh nghiệm.

Δ𝐸 nằm giữa 3.5 và 5 Khác biệt lớn .


Δ𝐸 lớn hơn 5 Khác biệt rất lớn.

6
2.2. Hệ thống quản trị màu
2.2.1. Tiêu chuẩn hóa quá tình (Standardization)
Không thể có một hệ thống quản trị màu hiệu quả nếu thiếu một nền tảng tiêu chuẩn
trong quá trình sản xuất in. Một bài in thử được in từ máy in phun có thể giống bài in
thật trên máy in offset ngày hôm nay nhưng không có gì đảm bảo nó sẽ giống bài in
của ngày mai. Hay một công ty lớn như Heineken, họ muốn màu xanh Heineken được
in giống nhau trên toàn thế giới không phụ thuộc vào việc in ở đâu. Điều đó cho thấy
việc hướng các bài in về một tiêu chuẩn in hay tiêu chuẩn kỹ thuật chung đặc biệt quan
trọng, vì khi đó tất cả các bài in sẽ giống nhau.
Tiêu chuẩn là một tài liệu được thiết lập bởi sự đồng thuận và chấp thuận bởi một cơ
quan, tổ chức công nhận cung cấp cho việc sử dụng phổ biến và lặp lại các quy tắc,
hướng dẫn trong một điều kiện sản xuất hay một ngữ cảnh nhất định. Tiêu chuẩn ISO
12647-2 cho 4 màu process đã được giới thiệu vào năm 1996 để giải quyết các vấn đề
kiểm soát quá trình phục chế, tách màu, in thử và sản xuất cho phương pháp in offset
cuộn và tờ rời. Nó định nghĩa các dữ liệu đầu vào và cách mà các dữ liệu này được
chuyển đổi trên bản in và kết quả khi in.
Trên thế giới hiện nay có một tiêu chuẩn in công nghiệp duy nhất đó là ISO 12647. Nó
sẽ quy định tất cả về màu sắc cho các phương pháp in khác nhau, và quy chuẩn hóa các
giá trị cần kiểm soát để quản lý quy trình in đạt chuẩn. Trong đó bao gồm 7 phần:
- ISO 12647-1 dành cho các phương pháp đo và thiết bị đo;
- ISO 12647-2 dành cho Offset tờ rời;
- ISO 12647-3 dành cho Offset cuộn Coldset và in báo;
- ISO 12647-4 dành cho in ống đồng;
- ISO 12647-5 dành cho in lụa;
- ISO 12647-6 dành cho in Flexo;
- ISO 12647-7 dành cho in thử kỹ thuật số;
Ngoài ra còn có các tiêu chuẩn khác liên quan như ISO 2846-1 dành cho mực in, ISO
3664 định nghĩa về điều kiện chiếu sáng, điều kiện nhìn, ISO 15930-X dành cho chuẩn
về PDF/X, ISO 15076 quy định về ICC Profile… ISO là một tiêu chuẩn chung do Hiệp
hội tiêu chuẩn hóa quốc tế (International Organization for Standardization) quy định ra.

7
Tuy nhiên mỗi khu vực, mỗi quốc gia hay mỗi tổ chức họ sẽ dựa vào chuẩn chung ISO
để đặt ra những giá trị quy định riêng, và tài liệu đó được gọi là Tiêu chuẩn kỹ thuật
(Specification). Ví dụ như PSO (Process Offset Printing) được phát triển bởi FORGA/
bvdm/ ECI, GRACoL/SWOP được xuất bản bởi IDEAlliance…
Thông số kỹ thuật in không phải là một tiêu chuẩn, chúng cung cấp hướng dẫn và
phương thức để làm việc với tiêu chuẩn một cách cụ thể hơn. Hai thông số kỹ thuật in
quan trọng nhất là Forga 39 từ Đức (được sử dụng trong PSO) và GRACoL® từ
IDEAlliance®, Hoa Kỳ. Cả hai đều bao gồm các tập dữ liệu mô tả dựa trên các diễn
giải của tiêu chuẩn ISO 12647-2 nhưng mỗi thông số kỹ thuật có một cách tiếp cận
khác nhau để nhấn mạnh tính hiệu quả cụ thể về mức độ hiệu chuẩn và số liệu.
- GRACoL®: General Requirements for Applications in Commercial Offset
Lithography là thông số kỹ thuật in cho việc tái tạo phục chế màu sắc cho phương pháp
in offset tờ rời dựa trên mực và giấy in theo tiêu chuẩn ISO 12647-2.
- SWOP®: Specifications for Web Offset Publications áp dụng cho offset dạng cuộn.
Chứng nhận (Certification) là sự công nhận bằng văn bản của một tổ chức đáng tin
cậy rằng các dịch vụ của công ty, quy trình sản xuất hoặc sản phẩm đã được kiểm tra
để phù hợp với các tiêu chuẩn liên quan. Chứng nhận đang trở thành một yêu cầu quan
trọng của khách hàng đối với các doanh nghiệp in để đảm bảo chất lượng sản phẩm
được kiểm soát có trách nhiệm và nhất quán hơn.
PSO: Process Standard Offset là một hệ thống thực thi, không phải là một thông số kỹ
thuật, ban đầu được phát triển vào năm 1980 bởi Forga cho bvdm (Hiệp hội máy in
Đức). Nó có nguồn gốc từ ISO 12647-2 và là một diễn giải của các tiêu chuẩn khắc
phục một số thiếu sót và cung cấp hướng dẫn thực tế để áp dụng tiêu chuẩn. Sau khi
máy in đã triển khai PSO thành công, họ có thể đăng ký chứng nhận ISO 12647-2. PSO
sử dụng nguyên tắc hiệu chỉnh TVI để đảm bảo cho độ đồng đều màu sắc. Nó cũng sử
dụng một số cơ sở dữ liệu mô tả đặc tính dựa trên các bài in thử trên các loại giấy in.
Các màu cơ bản hoàn toàn tuân thủ ISO 12647-2 AMD 2007, nhưng màu thứ cấp hơi
khác so với tiêu chuẩn nhưng chúng thực tế hơn và dễ đạt được.
Nếu như nhà in không đảm bảo được những quy định mà tiêu chuẩn đã đặt ra thì tiến
hành tiêu chuẩn hóa quá trình bằng cách số hóa tất cả các giá trị, nhưng nếu yếu tố
không lượng hóa được thì quy định bằng quy trình. Với mục tiêu là đảm bảo luôn có
khả năng lặp lại kết quả in:

8
- Xác định được tiêu chuẩn in hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật mà mình muốn hướng đến.
- Xác định tiêu chuẩn về chất lượng sản phẩm in.
- Tiêu chuẩn hóa các công đoạn sản xuất từ chế bản tới in, thành phẩm.
- Đảm bảo tất cả các thiết bị liên quan đến màu sắc (phần mềm, phần cứng, thiết bị đo).
- Thiết lập hệ thống kiểm tra QC và kiểm tra QA chất lượng đối với tất cả các nhà cung
cấp, khách hàng.
2.2.2. Ổn định hệ thống (Stabilization)
Việc ổn định hệ thống thông qua việc bảo trì bảo dưỡng máy in nhằm duy trì máy in
khả năng in tối ưu của thiết bị. Khi tiến hành tạo ICC Profile cho một máy in là đang
mô tả không gian màu lớn nhất mà thiết bị có thể tái tạo được. Chính vì thế đối với
máy in Offset việc cân chỉnh lô mực, khóa mực, vị trí áp lực lô chà bản phải được tiến
hành một cách định kỳ và đúng đắn. Còn đối với các máy in kỹ thuật số, việc kiểm tra
sự ổn định máy in thông qua quá trình tuyến tính hóa, kiểm tra các đầu phun mực, thời
gian khô mực và khoảng cách đầu phun theo từng loại giấy.
2.2.3. Cân chỉnh máy in (Calibration)
Cân chỉnh máy in là một giai đoạn cơ bản và quan trọng trong việc chuẩn hóa quá trình
in. Mục tiêu của việc cân chỉnh máy in là điều chỉnh máy in theo các điều kiện in tham
chiếu theo các giá trị và dung sai đã quy định, được mô tả bởi ba yếu tố là gam màu
(Color gamut), tông màu (Tonality) và tính trung tính (Neutrality).
• Gam màu (color gamut):
Gam màu là không gian màu mà nó có thể tái tạo được trên thiết bị. Trong hệ thống in
bốn màu, không gian màu được xác định giới hạn bởi 7 điểm màu gồm có 4 màu
process là Cyan, Magenta, Yellow, Black và 3 màu chồng Red, Green, Blue. Kích
thước của gamut màu của thiết bị được giới hạn bởi độ bão hòa (Saturation) và các chất
màu (Colorants). Màu trắng của giấy cũng có thể được coi là màu thứ năm vì nó cũng
ảnh hưởng đến hai yếu tố này. Trên một thực nghiệm người ta đã chứng minh rằng
màu Cyan và Magenta trở nên xanh hơn trên giấy có OBA (Optical Brightness
Agency) – chất làm trắng quang học.

9
Hình 2. 2: Gamut màu Lab của sRGB 61966-2.1
• Tông màu (tonality)
• Tính trung tính (Neutrality):
Tính trung tính của máy in có thể đạt được định nghĩa bằng giá trị tối đa của midtone
spread và grey reproduction (tái tạo xám).
Giá trị Mid-tone spread được sử dụng để cân chỉnh cân bằng xám cho máy in khi sử
dụng phương pháp cân chỉnh theo TVI. Nó là sự cân bằng lượng mực giữa màu Cyan,
Magenta và Yellow tại vùng nửa tông (50%), với công thức như sau:
S = Max {(Ac – Ac0),(Am – Am0),(Ay – Ay0)}
– Min {(Ac – Ac0),(Am – Am0),(Ay – Ay0)};
Trong đó:
Ac : Giá trị tầng thứ đo được của màu Cyan
Ac0 : Giá trị tầng thứ tham chiếu của màu Cyan
Am : Giá trị tầng thứ đo được của màu Magenta
Am0 : Giá trị tầng thứ tham chiếu của màu Magenta
Ay : Giá trị tầng thứ đo được của màu Yellow
Ay0 : Giá trị tầng thứ tham chiếu của màu Yellow

10
Tái tạo màu xám (Grey reproduction) được sử dụng để điều chỉnh sự kết hợp grayscale
CMY. Phương pháp cân chỉnh theo tái tạo màu xám sẽ điều chỉnh máy in sao cho đạt
được grayscale trung tính với mắt người.
Có hai lần chạy máy để cân chỉnh máy in theo ba yếu tố trên. Lần chạy hiệu chuẩn đầu
tiên (Run 1) cân chỉnh tông màu của các ô tông nguyên, còn lần hiệu chuẩn thứ hai
(Run 2) cân chỉnh đường cong TVI hoặc tái tạo màu xám dựa trên kết quả của Run1.
Theo ISO Technical Committee 130, Graphic technology, đã xác định có ba phương
pháp thông thường để cân chỉnh máy in. Ba phương pháp đó là (1) Tone value increase
(TVI), (2) Near-neutral scales (Grey balance) và (3) CMYK-to-CMYK transform
(device link), được mô tả trong ISO/TS 10128:2009, Graphic technology – Các phương
pháp điều chỉnh sự tái tại màu sắc của hệ thống in để đạt được các giá trị tham chiếu.
Ba phương pháp này đều được sử dụng trong ngành in trên toàn thế giới. Kết quả khảo
sát trong Printing Standard: A 2010 Survey Report (Chung. R & Jensen.S, 2011,
January), có 47% máy in sử dụng cân chỉnh theo cân bằng xám, 32% sử dụng phương
pháp TVI và 11% đang sử dụng phương pháp CMYK-to-CMYK transform trong tổng
số 90 nhà máy in, chiếm 79% các xưởng in trên toàn nước Mỹ.
2.2.4. Kiểm chứng (Validation)
Kiểm tra lại các giá trị so với tiêu chuẩn kỹ thuật đã chọn. Tuy nhiên điều kiện in thực
tế luôn biến động, chính vì thế cần phải có thêm bước tinh chỉnh khi có sự thay đổi nhỏ
như điều chỉnh bù trừ gia tăng tầng thứ trong chế bản hay độ trắng của giấy trong ICC
Profile. Nếu các thay đổi quá lớn vượt ra ngoài sai số cho phép thì bắt buộc phải quay
lại kiểm tra và đưa vào quy trình ngay từ đầu. Khi đã hoàn thành các bước thì đã có thể
đưa vào quy trình sản xuất in.
2.3. Kiểm soát màu
2.3.1. Khái niệm kiểm soát màu
Kiểm soát màu là một phần khái niệm quan trọng để có thể xây dựng nền tảng trong
mô hình quản lý màu chuyên nghiệp, là các công việc được thực hiện nhằm mục đích
bài in có thể duy trì in lặp lại và đo lường được. Thông qua các thang đo đặt trên bài in,
sử dụng các thiết bị đo hỗ trợ (ví dụ như máy đo quang phổ) để đo các giá trị màu phục
chế của bài in. Mục đích nhằm chuyển đổi việc đánh giá màu sắc của bài in thành dữ
liệu số. Khi này, việc đánh giá màu sắc bài in đều thông qua số liệu.

11
2.3.2. Lợi ích kiểm soát màu
- Hỗ trợ việc thiết kế đúng tông màu bài in.
- In đúng màu, in giống mẫu, in đúng tiêu chuẩn.
- Bài in có thể được in trên các máy.
- Giảm thiểu tối đa sự không đồng đều màu trên tờ in.
- Tiết kiệm thời gian và giảm hao phí vật tư khi canh bài.
- Các đơn hàng có tỷ lệ ổn định cao qua các lần sản xuất in, loại bỏ việc đền hàng.
- Giao tiếp màu tốt hơn giữa các bên: khách hàng – chế bản – in.
2.4. Các yếu tố chính trong việc xây dựng quản lí tiêu chuẩn chất lượng in
Các tiêu chuẩn thiết lập một ngôn ngữ chung trong toàn bộ quy trình sản xuất in. Tiêu
chuẩn hóa có tác động tích cực không chỉ đến quy trình, công việc nội bộ mà còn đối
với giao tiếp giữa nhà in, khách hàng và nhà thiết kế. Việc phê duyệt màu sắc và chấp
nhận lệnh in bị ảnh hưởng bởi chất lượng của quá trình chế bản, máy in và mối quan hệ
giữa nhà in và khách hàng. Các tiêu chuẩn là cơ sở cho các kết quả có thể dự đoán và
so sánh được độc lập với thiết bị đầu ra hoặc nhà cung cấp.
2.4.1. Xử lí file
 PDF – PDF workflow
PDF là một định dạng tệp rất linh hoạt và được sử dụng rất phổ biến ngày nay, đối với
in ấn PDF mang lại nhiều lợi ích cho cả bên thiết kế và nhà cung cấp dịch vụ in. Chỉ
cần có tất cả phông chữ, đồ họa và nội dung trong một tệp gọn gàng là một lợi thế to
lớn. Cùng với sự cạnh tranh gay gắt về nhận dạng thương hiệu đặc biệt là bao bì; về
thiết kế ngày càng có xu hướng tối đa các hiệu ứng để gây ấn tượng. Điều này cũng có
nghĩa là các tệp PDF diễn đạt ấn tượng thông qua media có thể gây khó khăn cho cơ sở
in vì tính tương thích của phần mềm và thiết bị. Giải pháp cho vấn đề này là xác định
một bộ quy tắc chung xoay quanh PDF (PDF workflow) cho bên thiết kế và nhà cung
cấp dịch vụ in. Bằng cách sử dụng cài đặt PDF được đề xuất và cấu hình preflight hoặc
cài đặt PDF tùy chỉnh và cấu hình preflight do nhà cung cấp dịch vụ in cung cấp, bên
thiết kế sẽ có mức độ đảm bảo rằng tệp PDF tạo ra tương ứng với yêu cầu sản xuất in,
giảm thiểu sự chậm trễ và làm lại. Bộ quy tắc này được gọi là PDF / X, một loạt các tập

12
con được xác định rõ ràng của tiêu chuẩn PDF hứa hẹn các tệp PDF nhất quán và có
thể dự đoán được.

Hình 2. 3: Quy trình làm việc với PDF


 PDF/X-4
Được quy định trong ISO 15930-7: 2010 (bản sửa đổi nhỏ của ISO 15930-7: 2008).
Tiêu chuẩn PDF/X-4 hỗ trợ bởi phiên bản PDF 1.6 với những hỗ trợ sau:
- Việc sử dụng transparency được cho phép.
- Tất cả dữ liệu màu có thể là grayscale, CMYK, spot colors, RGB, Lab hoặc ICC
profile.
- Dữ liệu hình ảnh có thể là 8-bit hoặc 16-bit. Hình ảnh 16 bit vẫn hiếm khi được sử
dụng và có thể gây ra sự cố với khá nhiều RIP và quy trình làm việc.
- Việc sử dụng layers được cho phép.
Các hạn chế áp dụng cho tệp PDF/X-4:
- Tất cả các phông chữ phải được nhúng trong tệp. Nhúng phông chữ OpenType được
cho phép.
- OPI không được phép trong tệp PDF/X-4: Tất cả dữ liệu hình ảnh phải được nhúng.
- Các tệp tuân thủ không được chứa nhạc, phim hoặc các chú thích không in được.
- Nếu có các chú thích (sticky notes) trong PDF, chúng phải được đặt bên ngoài vùng
bleed.

13
- Tệp không được chứa forms hoặc Javascript code.
- Chỉ một số thuật toán nén hạn chế được hỗ trợ, JPEG 2000 là một trong số đó.
- Không thể sử dụng mã hóa (Encryption).
- Không thể sử dụng transfer curves.
2.4.2. In thử
 Hệ thống in thử
Những điều chúng ta mong muốn khi sử dụng máy in phun để in thử cho in offset:
- Tạo ra các bài mẫu in thử - proofs thể hiện đúng kết quả in trên máy in offset.
- Bài mẫu in thử được dùng làm bài mẫu để khách hàng duyệt bài.
- Bài mẫu in thử dùng làm tờ OK sheet khi canh bài trên máy in offset.
- Bài mẫu in thử thể hiện đúng màu pha.
Để đạt được chất lượng giống nhau ở cùng một bài mẫu cho in thử và in offset (in
thật), cần có một tiêu chuẩn chung cho hai phương pháp in này. Sau đó công việc là
làm sao cho in thử đúng chuẩn và in thật đúng chuẩn. Nếu cùng đạt được một tiêu
chuẩn chung thì tự động bản in thử và in thật giống nhau. Tuy nhiên để làm được điều
này, hệ thống in phải trải qua quá trình kiểm tra và cân chỉnh và duy trì được tính ổn
định xuyên suốt.
 Sự phù hợp trong in thử kỹ thuật số
Bên cạnh việc sử dụng tờ in gốc (mẫu) như một yếu tố kiểm soát để đánh giá độ tin cậy
của màu sắc, Media Wedge được phát triển cho quá trình tiêu chuẩn hóa, đó là in thử
kỹ thuật số. Ở đây, khi đánh giá OK-sheet hoặc quá trình in, chúng ta đang nói về đánh
giá sự phù hợp thay vì độ tin cậy của màu sắc. Trong sự phù hợp này, đánh giá độ
chính xác màu sắc vì độ lệch giữa bản in thực tế và bản in thử đóng vai trò chủ đạo.
Nghiên cứu trong ủy ban kỹ thuật Fogra về in kỹ thuật số (DPWG, Nhóm công tác về
in kỹ thuật số) đã xác nhận Media Wedge là một công cụ rất tiện lợi cho in kỹ thuật số.
Cách bố trí và lựa chọn các mảng màu rất phù hợp với nhu cầu in ấn sản xuất kỹ thuật
số. Do đó, Process Standard Digital đề xuất Media Wedge để sử dụng trong đánh giá
sự phù hợp cũng như kiểm soát quy trình cho các quy trình dựa trên CMYK.

14
2.4.3. CTP – Computer to plate
 Gia tăng tầng thứ
• Khái niệm:
Gia tăng tầng thứ (dot-gain) là sự thay đổi kích thước hạt trame trong các quá trình
phục chế, tái tạo bài mẫu trong chế bản và in. Khi một điểm trame chuyển từ phim lên
bản kẽm rồi truyền lên tấm cao su và cuối cùng để truyền sang bề mặt in cần phải dùng
áp lực in, vì mực là một chất lỏng nên áp lực này không chỉ nén mực vào bề mặt in mà
còn làm cho nó lan ra các phía gây ra sự biến dạng về kích thước hình học của điểm
trame, tức là giá trị phần trăm tầng thứ (tone value) bị thay đổi. Nói cách khác, dot gain
của một điểm trame là sự thay đổi tuyệt đối giá trị phần trăm tầng thứ của điểm trame
đó.
Sự gia tăng tầng thứ là sự khác biệt giữa các giá trị tông trame trên phim và trên tờ in.
Đây là kết quả của việc biến dạng hình học của điểm trame lẫn hiệu ứng quang học.
Cũng giống như giá trị tông trame F, giá trị gia tăng tầng thứ Z thường được tính bằng
phần trăm. Vì sự gia tăng tầng thứ khác nhau tuỳ thuộc vào các khoảng giá trị tông, các
số liệu về sự gia tăng tầng thứ cũng nên nói rõ về giá trị tầng thứ tương ứng trên phim.
Ví dụ: độ gia tăng tầng thứ là 15% đối với FF = 40%, hoặc gọn hơn là Z40=15%.
• Phân loại:
Có 2 loại dot gain :
- Dot gain liên quan đến quá trình phục chế.
- Dot gain do ảnh hưởng quang học.

→ Dot gain đo được trên tờ in là tổng hợp 2 loại dot gain này.

Hình 2. 4: Các loại dot gain


Gia tăng tầng thứ cơ: Khi in kích thước hạt trame trên giấy lớn hơn bản in rất nhiều do
áp lực in, tính chất vật liệu in, các điều kiện in, dung dịch làm ẩm, máy in…

15
Gia tăng tầng thứ quang học: Là hiện tượng thị giác được tạo ra do các đặc tính hấp thụ
ánh sáng của mực và tán xạ ánh sáng của giấy. Kích thước hạt trame quan sát hoặc đo
được phụ thuộc vào lượng ánh sáng chiếu lên tờ in (bản in) bị hấp thụ bởi các hạt
trame. Ngoài lượng ánh sáng chiếu trực tiếp lên hạt trame bị hấp thụ thì lượng ánh sáng
chiếu xung quanh hạt trame cũng có một phần tán xạ vào hạt trame bị hấp thụ. Do vậy,
kích thước hạt trame quan sát hoặc đo được luôn lớn hơn kích thước thực của nó. Hạt
trame càng nhỏ thì hiệu ứng gia tăng tầng thứ quang học càng lớn. Gia tăng tầng thứ
tăng khi tần số trame (screen ruling) tăng, gia tăng tầng thứ khi sử dụng trame FM cao
hơn trame AM.

Hình 2. 5: Sự gia tăng tầng thứ vật lý và quang học trong một điểm trame
 Đường đặc trưng in
Sự biến đổi giá trị tông trame khi in FD so với giá trị tông trame trên phim FF có thể
được mô tả một cách rõ ràng để điều chỉnh quá trình chế bản qua đường đặc trưng in.
Để xác định đường đặc trưng in, người ta sử dụng thang trame có ít nhất là 3 nấc tầng
thứ và một ô tông nguyên, có nhiều thang đo có các ô chuyển đổi giá trị tông từ 0%
đến 100% với các giá trị tông cách nhau một khoảng 5%. Với máy đo mật độ ta có thể
đo mật độ mực ở tông nguyên và các bậc trong thang trame để từ đó xác định tầng thứ
trame. Đưa toạ độ các điểm đo được vào đồ thị đã vẽ sẵn các giá trị tầng thứ trên phim
tương ứng, ta sẽ có đường đặc trưng truyền tầng thứ từ phim sang tờ in khi quá trình
phơi bản được tiêu chuẩn hóa.
Đường đặc trưng in này chỉ có giá trị đối với sự phối hợp mực in, giấy, áp lực in, cao
su và bản in theo điều kiện kiểm tra vì chúng là những yếu tố từ đó mà ta xác định
đường đặc trưng. Nếu người ta kiểm tra trên một loại máy in khác với mực in và giấy
khác thì mỗi trường hợp sẽ cho ra một đường đặc trưng khác. Trên đồ thị đường đặc
trưng I nghiêng một góc 450 biểu diễn đường đặc trưng in lý tưởng thông thường

16
không đạt được. Trong trường hợp này các giá trị tầng thứ trên phim và trên tờ in hoàn
toàn trùng với nhau. Đường đặc trưng II thể hiện tầng thứ trame đo được trên tờ in chỉ
rõ sự thay đổi tầng thứ giữa phim và tờ in. Thí dụ giá trị tông trame trên phim là 40%
nhưng trên đường đặc trưng in thứ hai chỉ ra giá trị tông trên tờ in là 55%. Từ đó ta có
độ tăng thêm tầng thứ Z(%) = 55%-40% = 15%. Khi xác định sự gia tăng tầng thứ
trong quá trình in, phần tông trung gian nói lên nhiều ý nghĩa nhất. Đường đặc trưng in
chỉ ra rằng tại phần tông này các giá trị tầng thứ dịch chuyển nhiều nhất. Qua đường
đặc trưng in thứ hai ta có thể điều chỉnh các giá trị tầng thứ trame trên phim để cân
bằng và bù trừ cho độ gia tăng tầng thứ khi in.

Hình 2. 6: Đường đặc trưng in


 Đường cong bù trừ gia tăng tầng thứ (DGCC – Dot Gain Compensation
Curve)
Một trong những điều kiện quan trọng nhất có thể dự đoán được màu in là có mức độ
tầng thứ trong một phạm vi chính xác. Có rất nhiều yếu tố, biến số chẳng hạn như chất
nền, mực in, dung dịch làm ẩm, các yếu tố trong quá trình in ảnh hưởng đến sự gia tăng
tầng thứ trong in offset.
Để đạt được mức độ gia tăng tầng thứ khuyến nghị từ ISO 123647-2/13 trong nhu cầu
in tạo ra nhiều đường cong bù trừ gia tăng tầng thứ, đòi hỏi rất nhiều thời gian và tốn
kém. Nếu không, mức độ gia tăng tầng thứ có thể sẽ nằm ngoài phạm vi dung sai cho

17
phép. Để bù trừ lại mức độ tầng thứ gia tăng không chính xác, một đường cong bù trừ
gia tăng tầng thứ phải được tạo và xử lí thông qua RIP. Việc gia tăng tầng thứ không
chính xác trong bản in phải được bù trừ bằng cách tạo DGCC. Sau khi một DGCC
được tạo, nó phải được xử lí trong RIP.
Bảng 2. 2 Giá trị tông màu (tone value – TV) ở giá trị dữ liệu và giá trị đã bù trừ
TVdata 0 10 15 … 90 95 100
TVDGCC 0 7 12 … 80 83 100
 Nguyên tắc của việc bù trừ gia tăng tầng thứ
Gia tăng tầng thứ là một trong số các ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in. Một sản
phẩm khi in ra đa số bị gia tăng tầng thứ ít hay nhiều. Vì vậy việc bù trừ gia tăng tầng
thứ giúp hạn chế một số ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm in.
Việc thực hiện bù trừ gia tăng tầng thứ được thực hiện trong công đoạn chế bản với
chức năng Process Calibration của RIP. Với chức năng này thì việc bù trừ gia tăng tầng
thứ phụ thuộc vào dữ liệu nhập. Khi in nhiều màu, mỗi màu sẽ có sự thay đổi tầng thứ
khác nhau với cùng một trị số tầng thứ trên dữ liệu chế bản, vì vậy ta phải xây dựng
đường hiệu chỉnh tầng thứ cho từng màu.
Giả sử nếu chúng ta muốn giá trị 50% có sự gia tăng 15% để đạt được 65% thì hệ
thống sẽ tìm kiếm trong dữ liệu nhập chỗ nào có giá trị 65% và nó tương ứng với giá trị
bao nhiêu trên bản, trong trường hợp này là 47%. Khi đó thay vì ghi bản 50% hệ thống
sẽ ghi 47% với đồ thị calibration tại 50% giảm 3% thành 47%.

Hình 2. 7: Biểu đồ thể hiện nguyên lý bù trừ gia tăng tầng thứ

18
Khi bù trừ gia tăng tầng thứ, chúng ta bù trừ càng nhiều điểm thì càng tốt. Muốn cân
chỉnh trong chức năng Process Calibration của RIP được chính xác thì chúng ta phải in
test form với điều kiện Linearization với các dải màu tầng thứ riêng lẻ. Các dải màu
này được bố trí gần cuối tờ in và song song với hướng in. Để đảm bảo việc bù trừ gia
tăng tầng thứ ở mức độ tin cậy thì chúng ta phải bảo đảm rằng các giá trị mực các ô
tông nguyên ổn định trên toàn tờ in sao cho giá trị màu L*a*b* nằm trong khoảng sai
số DeltaE cho phép của tiêu chuẩn ISO 12647-2: 2013, bên cạnh đó quá trình in phải
được diễn ra ổn định và có sự cân bằng mực nước. Cuối cùng đo dữ liệu nhập vào phần
mềm Calibration Manager chức năng Process Calibration và hệ thống sẽ tính toán theo
đường cong bù trừ gia tăng tầng thứ.
Việc kiểm soát giá trị gia tăng tầng thứ được thực hiện liên tục ở những lần đo trong
quá trình in. Với mỗi loại trame khác nhau thì mức độ gia tăng tầng thứ khác nhau vì
vậy chúng ta phải bù trừ gia tăng tầng thứ cho từng loại trame khác nhau.
 Trame
 Trame AM
Trame AM là trame truyền thống được sử dụng chủ yếu và thường được sử dụng chu
trình chế bản CTP bởi khả năng dễ kiểm soát gia tăng tầng thứ ở vùng trung gian khi in
ở độ phân giải cao. Tuy nhiên, ở các vùng sáng dễ dẫn đến hiện tượng mất trame do độ
phân giải càng cao thì các hạt trame càng bé khi đó các hạt trame dễ bị lọt vào bề mặt
giấy còn ở các vùng tối thì dễ gia tăng tầng thứ, gây ra hiện tượng bít trame làm thay
đổi màu sắc của bài in. Khi sử dụng trame cần phải kiểm soát các yếu tố như: hình
dạng điểm trame (dot shape), góc xoay trame (screen angles), tần số trame (screen
frequency/screen ruling), độ phân giải ghi hình ảnh (output resolution).
Hình dạng điểm trame
Hình dạng điểm trame ảnh hưởng đến độ tương phản, sự gia tăng tầng thứ và độ trơn
tru của tông chuyển hay độ mịn màng của hình ảnh. Dựa theo hình dạng của điểm
trame mà người ta chia làm 3 loại: trame phân bố theo 1 hướng (có trục chính), trame
phân bố theo nhiều hướng (không có trục chính) và các loại trame có hình dạng đặc
biệt. Các loại tram không có trục chính phổ biến là trame vuông, trame tròn, trame tròn
- vuông. Trame có trục chính phổ biến là trame elip có ưu điểm làm giảm gia tăng tầng
thứ.

19
Dạng trame vuông
Dạng trame truyền thống được dùng từ rất lâu, xuất phát từ trame kính, nó thích hợp
với việc in các hình ảnh có nhiều chi tiết sắc nét, khuyết điểm của nó là tạo nên sự gia
tăng tầng thứ đột ngột ở vùng tông 50% vì ở vùng 50% các điểm trame gần như tiếp
xúc bốn góc với nhau sẽ tạo nên sự nhảy tông.
Dạng trame tròn
Thích hợp cho việc in các hình ảnh có các tông mịn màng và chuyển đổi đều đặn như
da người, các hạt trame tròn sẽ đụng nhau ở tông 78% tạo thành hình cái gối, khi ở
tầng thứ cao hơn các hạt trame lại trở về hình tròn, khuyết điểm của nó là tạo nên sự
gia tăng tầng thứ nhiều ở vùng tông tối nhưng lại phục chế hình ảnh tốt ở vùng sáng và
vùng trung gian.
Trame tròn – vuông
Dùng để tận dụng ưu điểm của hai loại trame vuông và tròn. Đây là dạng trame biến
đổi hình dạng tùy theo giá trị tầng thứ. Ở vùng sáng điểm trame có dạng tròn và chuyển
dần sang dạng hình vuông ở vùng trung gian (tại điểm trame 50%, các hạt trame là
hình vuông chạm đầu nhau) và ở vùng tối các phần tử không in (điểm trắng) có dạng
tròn. Nó được sử dụng cho những hình ảnh cần có sự sắc nét về chi tiết và sự chuyển
đổi tầng thứ mịn màng. Ưu điểm kiểm soát gia tăng tầng thứ tốt ở vùng tối.
Dạng trame elip
Còn được gọi là trame chuỗi hay trame mắt xích. Ở vùng sáng các hạt trame (phần tử
in) có dạng tròn sau đó chuyển dần sang dạng hình elip. Các hạt trame chạm đầu nhau
lần 1 tại 40% ± 5% (thông thường là tại điểm trame 44%) và chạm đầu nhau lần hai tại
60% ± 5% (thông thường tại điểm trame 61%) và trong khoảng tông này các hạt trame
có dạng hình thoi. Sau đó lại chuyển thành elip và cuối cùng sang vùng tối các điểm
trắng (phần tử không in) là hình tròn. Ưu điểm lớn nhất của dạng trame in elip là hình
ảnh in ra mịn màng, giảm hiệu ứng nhảy tông nên trame chuyển trơn tru. Ở vùng sáng
và vùng trung gian hình ảnh in mịn màng hơn dạng trame tròn, đồng thời ở vùng tối sự
gia tăng tầng thứ đối với hạt trame dạng elip cũng thấp hơn dạng trame tròn. Nhược
điểm: nếu áp lực in quá lớn (sự gia tăng tầng thứ cao) có thể tạo nên hiệu ứng thành các
trame đường.

20
Góc xoay trame
Đối với trame AM, việc chọn góc xoay trame rất quan trọng để tránh hiện tượng rosette
và moiré. Trên thực tế, có sự khác biệt về quy ước định vị góc trame giữa các tiêu
chuẩn kỹ thuật và các nhà chế tạo thiết bị RIP:
- Theo tiêu chuẩn ISO 12647 thì góc 0o sẽ là hướng kim đồng hồ chỉ 3h00, chiều xoay
góc trame ngược với chiều kim đồng hồ.
- Theo tiêu chuẩn SWOP và Heidelberg thì góc 0o sẽ là hướng kim đồng hồ chỉ 12h00,
chiều xoay góc trame là thuận chiều kim đồng hồ.
- Với các thiết bị chế bản sử dụng RIP của Harlequin thì góc 0o là hướng kim đồng hồ
chỉ 12h00, chiều xoay chiều xoay góc trame ngược với chiều kim đồng hồ.
Đối với trame có hình dạng elip, khi in chồng 4 màu thì tổng góc xoay phải chia đều
cho 4 màu có thể là 180o, góc lệch tối thiểu giữa màu C, M và K là 60o, màu Y lệch với
các màu khác là 15o, tông màu chính hay màu chứa nhiều chi tiết nhất nằm ở góc 45o
hay 135o.
Đối với loại trame không có trục chính (trame tròn và vuông), góc lệch tối thiểu giữa
màu C, M và K là 30o, màu Y lệch với các màu khác là 15o, tông màu chính hay màu
chứa nhiều chi tiết nhất nằm ở góc 45o.

Hình 2. 8: Góc xoay trame của trame tròn – vuông và trame elip
Ngoài ra, trong nhiều trường hợp để tránh moiré, các hãng sản xuất thiết bị chế bản cho
thay đổi cả góc xoay lẫn độ phân giải trame cho từng màu (vì moiré là hàm số của cả
góc xoay lẫn độ phân giải). Ngoài ra, một số thiết bị RIP của các hãng như Heidelberg,
Harlequin, Kodak,... còn đưa ra giải pháp đặc biệt: cho phép góc trame các bản tách
màu xoay thêm 7,5o so với góc tiêu chuẩn thông thường (ví dụ hệ thống trame IS
CMYK + 7,5o và hệ thống trame Hybrid của Heidelberg).

21
Hình 2. 9: Góc xoay trame của Heidelberg
Tần số trame
Tần số trame tỉ lệ thuận với sự gia tăng tầng thứ, tần số trame càng lớn thì gia tăng tầng
thứ càng cao. Ở tần số trame 65 lpi hầu như không xảy ra gia tăng tầng thứ nhưng điểm
trame thô, hình ảnh tái tạo không mịn màng có thể thấy rõ hạt trame. Trong khi đó, ở
tần số trame 150 lpi thì gia tăng tầng thứ xảy ra khá cao nhưng điểm trame lại mượt
hơn, hình ảnh tái tạo tốt hơn và đối với các tần số trame trên 150 lpi thì sự gia tăng tầng
thứ sẽ rất cao.
Theo tiêu chuẩn ISO 12647-2: 2004 quy định đối với in 4 màu, tần số trame nên từ 45
cm-1 đến 80 cm-1 (115 lpi đến 200 lpi). Các độ phân giải thường được dùng là:
- Đối với các ấn phẩm xuất bản định kì cho in Offset cuộn thì tần số trame tối ưu là 45
cm-1 đến 70 cm-1 (115 lpi - 175 lpi).
- Đối với các kiểu in liên tục trên giấy có tráng phủ thì tần số trame tối ưu là 52 cm-1
đến 70 cm-1 (132 lpi - 175 lpi) và 52 cm–1 (132 lpi) trên giấy không tráng phủ.
- Đối với các ấn phẩm in thương mại hay in đặc biệt thì tần số trame tối ưu là 60 cm-1
(150 lpi) và cao hơn.
Theo MediaStandard Print 2018 quy định thì tần số trame sử dụng phải tùy thuộc vào
đường cong tầng thứ từ A-F được quy định trong ISO 12647-2 và khi tần số quá cao
hoặc quá thấp hơn dự kiến thì nên sử dụng các giá trị trong RIP để điều chỉnh cho phù
hợp vì đường cong đặc trưng in được thay đổi.
 Trame FM
Ở kỹ thuật tạo trame FM các điểm ghi trong phần tử nửa tông không tập hợp lại để tạo
thành các hạt trame được đặt dọc theo một trục nghiên góc cố định như các kỹ thuật tạo
trame truyền thống nữa mà chúng được phân bố một cách ngẫu nhiên (điều tần) trong
một phần tử nửa tông.

22
Khi sử dụng trame FM thông số quan trọng nhất cần kiểm soát là kích thước hạt trame
nhỏ nhất mà có thể in được. Kích thước hạt trame nhỏ nhất ảnh hưởng đến khả năng tái
tạo tầng thứ và phục chế không gian màu, mức độ dot gain, tình trạng bay bản, ổn định
màu in. Thông số hạt trame nhỏ nhất có thể tái tạo được còn phụ thuộc vào khả năng
của hệ thống RIP và các tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng vào ví dụ: ISO 12647.
Kích thước hạt trame
Theo chuẩn ISO 12647-2, khi in 4 màu đối với trame FM kích thước hạt trame dao
động từ 20 μm đến 40 μm và được quy định cụ thể như sau:
- Đối với giấy tráng phủ kích thước hạt trame FM tối ưu từ 20 μm đến 30 μm.
- Đối với giấy không tráng phủ kích thước hạt trame FM tối ưu 30 μm đến 40 μm.
Các loại trame FM
- Loại 1: Biến đổi tần số, không thay đổi hình dạng và diện tích điểm trame.
- Loại 2: Biến đổi tần số và diện tích điểm trame, không thay đổi hình dạng.
- Loại 3: Biến đổi tần số, biến đổi hình dạng và diện tích điểm trame thay đổi.

Hình 2. 10: Các loại trame FM loại 1,2,3


Các ưu điểm của trame FM
- Không tạo moiré: bằng cách đặt điểm ghi một cách ngẫu nhiên, trame FM đã tránh
được các vấn đề phụ thuộc vào lưới điểm ghi, sẽ không còn sự phụ thuộc qua lại giữa
độ phân giải ghi, độ phân giải trame và góc độ trame. Việc phân bổ các tia laser một
cách ngẫu nhiên nghĩa là không có hướng nên không có khoảng cách nhất định giữa
các điểm ghi, do đó không có độ phân giải trame. Vì không có góc trame cũng như độ
phân giải trame nên không có khả năng tạo ra moiré khi in chồng 4 màu.
- In chồng màu dễ dàng hơn: vì không có góc trame, độ phân giải trame nên không có
moiré và cũng không có cấu trúc rosette, vì vậy sẽ có khoảng dung sai nhất định cho
chồng màu.

23
- Đạt được chất lượng cao đối với độ phân giải thấp: kích thước các điểm ghi nhỏ cho
phép in trame chất lượng cao ở độ phân giải thấp mà không mất bất kỳ một mức độ
xám nào. Khi ghi hình ảnh ở độ phân giải thấp tốc độ ghi sẽ nhanh hơn và cho năng
suất cao hơn.
- Tái tạo chi tiết mảnh tốt hơn: trong kỹ thuật tạo trame FM các hạt trame chính là từng
chấm laser nhỏ được ghi lên bản nên khả năng tái tạo lại các chi tiết mảnh như sợi tóc,
hoa văn trên vải thể hiện tốt hơn rất nhiều so với các hạt trame truyền thống có kích
thước lớn hơn.
- Tạo tông chuyển tốt hơn: kích thước nhỏ và sự phân bố ngẫu nhiên hạt trame nên sẽ
không có sự thay đổi đột ngột về hình dạng hay tông độ hình ảnh do đó tránh được tình
trạng nhảy tông, nhất là trong các thang chuyển màu, các hình ảnh có sự phối trộn của
nhiều màu với nhau.
Các khó khăn khi sử dụng trame FM
- Máy tính đòi hỏi phải mạnh hơn để có thể tính toán.
- Dễ bị mất chi tiết ở phần sáng do kích thước hạt trame nhỏ dễ bị mất đi trong quá
trình ghi và ép in.
- Khi áp dụng trame FM, mức độ dot gain trên tờ in bao giờ cũng cao hơn so với khi in
trame AM, mức độ dot gain cao nhất khi in trame FM là 40%, trong khi dot gain khi in
trame AM cao nhất là 26 % hoặc 30% vì các hạt trame FM nhỏ hơn nên cần phải có rất
nhiều hạt mới có độ che diện tích như hạt trame AM tương ứng do đó sự gia tăng tầng
thứ tổng cộng của các hạt trame nhỏ lớn hơn nhiều so với sự gia tăng tầng thứ của một
hạt trame lớn.
- Bản in phải có độ phân giải cao hơn và quá trình ghi, hiện đòi hỏi chính xác do các
hạt trame FM nhỏ hơn 29 μm rất khó thể hiện trên bản kẽm và dễ bị bay trame trong
quá trình tạo bản.
- Việc in thử khó khăn hơn vì sự gia tăng tầng thứ của trame FM lớn hơn và phụ thuộc
nhiều hơn vào điều kiện in cụ thể cũng như vật liệu in.
- Đối với trame FM, khi các điều kiện sản xuất được kiểm soát tốt, ta sẽ chọn kích
thước hạt trame FM nhỏ nhất để ghi bản CTP là 20 μm hay 21 μm tương ứng với kích
thước hạt trame AM tại điểm trame 2% được ghi bản với tần số trame 175 lpi và độ
phân giải ghi là 2540 dpi hay 2400 dpi.

24
2.4.4. In sản lượng
Nhằm đảm bảo tờ in sản lượng in giống với bài mẫu, tờ in thử, đúng tiêu chuẩn và duy
trì tính ổn định trong quá trình sản xuất thì quá trình in phải đi đôi với kiểm soát màu.
Các yếu tố quan trọng khi in sản lượng cần kiểm soát nhằm đạt được màu sắc mong
muốn bao gồm:
(1) Giá trị màu tông nguyên và màu chồng
(2) Sự gia tăng tầng thứ
(3) Cân bằng xám
 Giá trị màu tông nguyên
- Khái niệm: Giá trị màu tông nguyên hay mật độ tông nguyên là mật độ của vùng in có
giá trị tông trame 100%. Mật độ tông nguyên dùng để xác định các thông số cơ bản của
quá trình in như: sự truyền mực, độ tương phản, độ sai lệch màu sắc…
Xác định đúng giá trị mật độ tông nguyên trong điều kiện in cụ thể sao cho giá trị
L*a*b* của tông nguyên nằm trong dung sai cho phép của tiêu chuẩn tham chiếu giúp
dễ dàng đạt được việc các màu chồng Red, Green, Blue.
- Mục đích: Kiểm soát được giá trị màu tông nguyên là điều kiện đủ để tiến hành kiểm
soát TVI.
- Mục tiêu: Kiểm soát mật độ màu tông nguyên đồng đều và ổn định trên toàn bộ chiều
ngang tờ in.
 Sự gia tăng tầng thứ - TVI
- Khái niệm: Do đặc tính của quá trình in, việc truyền mực từ bản sang cao su đến giấy
in làm biến dạng hình học của hạt trame, thông thường là lớn hơn. Hiện tượng này ảnh
hưởng đến kết quả tái tạo màu sắc của sản phẩm in những nơi có trame. Nếu muốn có
một kết quả như mong muốn, giống như mẫu thử thì TVI phải được kiểm soát và điều
chỉnh.
Kiểm soát được dung sai TVI nằm trong dung sai cho phép là chìa khóa để có kết quả
sản xuất tốt.
- Mục đích: Kiểm soát TVI là điều kiện đủ để tiến hành cân chỉnh cân bằng xám.
- Mục tiêu: Nếu sự chệnh lệch TVI quá lớn so với sai số tiêu chuẩn tham chiếu, tiến
hành hiệu chỉnh đường cong (curve) trên bản.

25
 Cân bằng xám – Gray balance
- Khái niệm: Cân bằng xám là sự cân bằng đạt được khi tạo ra được một màu sắc trung
tính qua việc kiểm soát tỉ lệ chồng ba màu Cyan, Magenta, Yellow lên nhau của một
phương pháp in.
Việc tái tạo chính xác các giá trị xám là một trong những điều cốt yếu để quản trị chất
lượng trong quy trình sản xuất in. Mắt người rất nhạy để phát hiện sự khác biệt giữa
các giá trị màu xám bị lệch so với về mặt vật liệu in được coi là màu trung tính.
- Yếu tố gây ra mất cân bằng xám là do không kiểm soát được TVI trong quá trình in.

- Mục tiêu: Kiểm soát tốt giá trị dung sai TVI và Midtone spread để đạt được cân bằng
xám, hiệu chỉnh DGCC về giá trị tiêu chuẩn và giá trị cân bằng xám nằm trong khoảng
cho phép của ISO 12647.
Bảng 2. 3: Trình tự kiểm soát trong in sản lượng
Trình Thông số kiểm tra Nội dung Mục tiêu
tự
1 Giá trị mật độ tông Điều chỉnh mật độ tông - Đo kiểm dựa trên quy trình và
nguyên nguyên CMYK (SID) để điều kiện kiểm soát màu.
đạt được giá trị dung sai - Mô tả điều kiện tham chiếu,
Delta E cho phép và ô màu cân chỉnh.
chồng RGB.
- So sánh với các giá trị tham
2 Tone Value Kiểm tra TVI tại ba vùng chiếu để đánh giá.
Increase 40%, 50%, 80%, giá trị
(TVI) Midtone spread (đối với - Hiệu chỉnh.
bài in thương mại). - Đánh giá, đưa ra quy trình và
tiêu chuẩn nội bộ.
3 Cân bằng xám Kiểm tra giá trị ΔCh của
(Gray Balance) cân bằng xám tại các vùng:
HR, HC, SC.

26
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY R-PAC VIỆT NAM
Với mục đích tìm hiểu thực trạng sản xuất tại công ty R-PAC trong quá trình sản xuất
in, cụ thể là cách thức để tạo ra và duy trì tính ổn định một tờ in đạt chất lượng mong
muốn của khách hàng đáp ứng được tính thương mại. Tại chương này nhóm sẽ đánh
giá quy trình làm việc, sản xuất in tại R-PAC và cụ thể là in offset tờ rời. Từ đó, làm
nền tảng và cơ sở để xây dựng một bộ tiêu chuẩn quy trình và kiểm soát sự ổn định phù
hợp đối với sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền thông giống như cách một công
ty in ấn trên thị trường
3.1. Quy trình sản xuất tại công ty R – PAC Việt Nam

Hình 3. 1: Quy trình sản xuất tại công ty R-PAC Việt Nam

27
3.2. Tiêu chuẩn áp dụng tại công ty R – PAC Việt Nam
Công ty R-PAC Việt Nam ngoài việc áp dụng tiêu chuẩn GMI cho những sản phẩm in
thương hiệu quốc tế thì hiện chưa có bộ tiêu chuẩn chung cho cả quy trình sản xuất.
Tuy nhiên mỗi công đoạn trong quy trình sản xuất vẫn có tiêu chuẩn quản lý chất
lượng riêng. Dựa trên quá trình thực tập tại công ty, nhóm đưa ra phân tích về hiện
trạng tiêu chuẩn áp dụng trong sản xuất của công ty như sau:
3.2.1. Xử lý file
Chưa có tiêu chuẩn và quy trình làm việc cụ thể.
3.2.2. In thử
In thử bằng máy in sản lượng, chưa xây dựng được quy trình làm việc cụ thể. In thử
bằng máy in kỹ thuật số đang trong quá trình xây dựng.
3.2.3. Chế bản (CTP)
- Nhiệt độ phòng: 230C - 250C
- Độ ẩm: 40% - 60%
- Nhiệt độ hóa chất máy rửa bản: 23±10C
- Độ PH của develop tiêu chuẩn: >12.0
- Độ dẫn điện: 60-68.5 ms/cm
Bảng 3. 1: Bảng kiểm tra nội dung CTP
RIP + Plate input/ output quality checklist
STT Nội dung Tiêu chuẩn Xác nhận
1 Plate size Giống khổ của máy in Yes/No
2 Nhíp Theo máy (47,60,65) Yes/No
3 Đường cắt bế Đường cắt không xuất kẽm và phải ở chế Yes/No
độ Overprint
4 Font Font chữ giống layout Yes/No
5 Tách màu Giống số màu trên layout Yes/No

28
6 Thang màu Như tiêu chuẩn Yes/No
7 Bon chồng màu Như tiêu chuẩn Yes/No
8 Bon cắt, cấn Vị trí theo layout Yes/No
9 Tần số Trame 175 LPI Yes/No
10 Góc xoay trame C 150 M 450 Y 00 K 750 hoặc theo tiêu Yes/No
chuẩn khác
12 Hình dạng trame Tròn và vuông, ellip Yes/No
13 Layout Canh giữa kẽm Yes/No
14 Kiểm tra phần CMYK 5%(±0.5%) 50%(±1%) Yes/No
trăm Trame 90%(±1%)
15 Bleed 3mm Yes/No
16 Thang kiểm tra Có thang kiểm tra ở trên kẽm Yes/No
chất lượng kẽm
17 Vết trầy xước Không trầy xước Yes/No

3.2.4. In sản lượng


Kiểm soát quá trình in sản lượng máy in offset bằng việc sử dụng và tuân thủ theo bộ
tiêu chuẩn GMI.
 Color Bar theo tiêu chuẩn GMI
 In 4 màu CMYK
- Item có 4 màu CMYK thì để color Bar 4 màu bên dưới.

Hình 3. 2: Thanh Color bar

29
 In màu spot
- Item có màu Spot Color thì dùng color Bar dưới. Khi layout có màu Spot trame thì
thêm 1 ô màu Tint với phần trăm trame như layout.

Hình 3. 3: Color bar màu spot

Hình 3. 4: Color bar màu spot trame

Hình 3. 5: Phần trame tại color bar

30
 In màu process và spot
Item có màu Spot Color và một màu Process thì color bar của Màu Process sẽ đặt như
màu Spot color nhưng đo theo giá trị màu Process.

Hình 3. 6: Color bar màu spot và một màu process


 Color Bar 4 màu CMYK đo màu không varnish, Spot Color Bar + XRF đo
màu có vanish
 Spot Color Bar + XRF sẽ đặt phía dưới gần layout.
 Process color bar đặt trên cách Spot Color Bar tối thiểu 10mm.

Hình 3. 7: Color bar 4 màu CMYK không vanish, spot color + XRF có vanish
 Vị trí bon chồng màu
- GMI Registration Marks: vòng tròn và 2 đường đứng ngang tô màu Registration.
Các đường dấu gạch nhỏ chỉ tô 1 màu Black, nếu item không có màu Black thì tô màu
Spot đậm nhất.
- GMI Registration Marks sẽ đặt 2 con canh giữa cạnh ngang và cạnh đứng của bài in.

bon này đặt ở 3 vị trí: Trên + dưới + phải.

bon này đặt ở 1 vị trí: Trái.

31
 Vị trí ô XRF
- Ô XRF tô màu Registration. Và đặt trong bài in ít nhất là 2 cái, được đặt cùng hàng
với Spot color bar. Cách đường diecut trái phải đi vô 20 mm.

Hình 3. 8: Vị trí ô XRF


 Bố cục mẫu file

Hình 3. 9: Bố cục layout file

32
Lưu ý:
- Kích thước mỗi ô màu là 6 x 6 mm.
- Kích thước mỗi ô XRF là 0.375 inch = 9.525 mm.
- Không được thay đổi vị trí kích thước Color Bar.
 Ghi kẽm
- Góc xoay trame: C 15o, M 45o, Y 0o ,K 75o
- Dot size : CMYK: 5% (± 0.5%); 50% (± 1%); 95% (± 1%).
- Plate control strip (thang kiểm tra trên bản kẽm).
 Kiểm soát quá trình in
 Điều kiện đo màu
- Density Measurement is Status T, Absolute, theo tiêu chuẩn ISO 5-3:2009;
- Measurement geometry is 0/45, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- Colorimetric observer standards is 2°, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- Illuminate D50, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009;
- CIELAB color system: L*, a* and b*;
- Color difference formula: ∆E2000 Color SPACe kL* = 1, kC* = 1, kH* = 1, theo tiêu
chuẩn ISO 13655:2009;
- Measurement Illumination Condition: M0, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009.
Bảng 3. 2: Thông số nền trắng giấy tráng phủ và không tráng phủ
Coated Uncoated

Nền trắng giấy theo tiêu L* = 94.00, a* = 0.00, L* = 95.00, a* = 0.00,


chuẩn ISO 12647-2 :2004 và b* = -2.00 b* = -2.00
1:2007
Substrate backing: L* = 94.00 a* = 0.00 b* = 0.00, theo tiêu chuẩn ISO 13655:2009

33
 Tờ in thử màu CMYK và điều kiện in
Bảng 3. 3: Thông số điều kiện in tờ in thử
CMYK và RGB không được vượt quá ∆E2000 là 3.5 trên nền giấy
Coated Uncoated
Cyan L* 55.00 a* -37.00 b* -50.00 L* 60.00 a* -26.00 b* -43.00
Magenta L* 48.00 a* 74.00 b* -3.00 L* 56.00 a* 61.00 b* -1.00
Yellow L* 89.00 a* -5.00 b* 93.00 L* 89.00 a* -4.00 b* 78.00
Black L* 16.00 a* 0.00 b* 0.00 L* 31.00 a* 1.00 b* 1.00
Red L* 47.00 a* 68.00 b* 48.00 L* 54.00 a* 55.00 b* 27.00
(M+Y)
Green L* 50.00 a* -65.00 b* 27.00 L* 54.00 a* -44.00 b* 14.00
(C+Y)
Blue L* 24.00 a* 22.00 b* -46.00 L* 38.00 a* 8.00 b* -31.00
(C+M)
CMYK Primaries theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004 và 1:2007
Overprints theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004 và 1:2007 và Fogra 39

Bảng 3. 4: Tính điểm dung sai cho điều kiện tờ in thử


Scoring
Above Score Above Score
Measurement Tolerance Score Tolerance Tolerance
Cyan 3.5 5 0.5 3 1.0 1
Magenta 3.5 5 0.5 3 1.0 1
Yellow 3.5 5 0.5 3 1.0 1
Black 3.5 5 0.5 3 1.0 1
Red (M+Y) 3.5 4 0.5 2 1.0 1

34
Green (C+Y) 3.5 4 0.5 2 1.0 1
Blue (C+M) 3.5 4 0.5 2 1.0 1
Theo tiêu chuẩn GMI

 TVI
Bảng 3. 5: Dung sai gia tăng tầng thứ
Print Tonal Range (TVI)
Coated Uncoated
25% 12.1% ± 3% 15% ± 3%
50% 17.0% ± 4% 19.6% ± 4%
75% 13.4% ± 3% 14.5% ± 3%

TVI range to be 2% or less minimum dot and a 98% or greater maximum dot
Theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004 And. 1:2007 (ISO Curve B)

Bảng 3. 6: Tính điểm dung sai gia tăng tầng thứ


Scoring
Measurement per CMYK primary colors Above
± Score Tolerance Score
25% 3% 2 1% 1
50% 4% 3 1% 1
75% 3% 2 1% 1
Theo tiêu chuẩn GMI

35
 Grey balance
Bảng 3. 7: Giá trị cân bằng xám
25% Cyan = 25 Magenta = 19 Yellow = 19
50% Cyan = 50 Magenta = 40 Yellow = 40
75% Cyan = 75 Magenta = 64 Yellow = 64
Theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2004

Bảng 3. 8: Tính điểm dung sai cân bằng xám


Scoring
Measurement Tolerance Score Above Score Above Score
Tolerance Tolerance
25 ∆F 2.0 6 1.0 4 1.5 3
50 ∆F 2.0 5 1.0 3 1.5 2
75 ∆F 2.0 4 1.0 2 1.5 1
 Solid/ Spot Color Lab
Bảng 3. 9: Giá trị dung sai deltaE Solid
Measurement Tolerance Score Above Score
Tolerance
∆E ≤ 2.80 PASS ≥ 2.81 FAIL

Bảng 3. 10: Tính điểm dung sai dealtaE Solid


Scoring
Measurement Tolerance Score Above Score
Tolerance
∆E ≤ 2.80 PASS ≥ 2.81 FAIL

36
 Bon chồng màu và Trapping
- Bon chồng màu phải có kích thước 0.3 mm. Nếu vượt quá 0.3 mm hoặc hơn sẽ dẫn
đến sai lệch.
- Trapping tối đa: 0.5 mm.
Bảng 3. 11: Tính điểm dung sai bon chồng màu và trapping
Scoring

Measurement Tolerance Score Above Score


Tolerance
Bon chồng ≤ 0.30 mm PASS ≥ 0.31 mm FAIL
màu
Trapping ≤ 0.50 mm PASS ≥ 0.51 mm FAIL

 Barcode
Barcode phải có thể đọc được bằng máy quét mã vạch và tuân thủ các tiêu chuẩn công
nghiệp ANSI.
Bảng 3. 12: Bảng tính điểm dung sai barcode
Scoring
Measurement Tolerance Score Above Score
Tolerance
Máy đọc mã Readable PASS Not Readable FAIL
vạch

 Kiểm soát chất lượng đầu ra


 Định dạng màu sắc
- Định dạng màu sắc khi in ra phải là CMYK với ICC profile dựa theo tiêu chuẩn ISO
12647 – 2:2004.
- Độ phân giải hình ảnh 2 pixel trên một đường trame.

37
- Khách hàng có thể yêu cầu tùy vào thông số kỹ thuật độ phân giải trame tùy vào
việc sử dụng hình ảnh giảm thiểu các vấn đề về thương hiệu.
 Điều kiện xem tờ in thử
- Phải kiểm tra tên file, ngày tháng, profile nguồn và profile tham chiếu ICC cho điều
kiện in phải được rõ ràng ở dưới cùng tờ in thử.
- Tờ in thử phải được xem dưới điều kiện nguồn sáng D50.
- Tờ in thử phải được xem trên nền lót trắng bao quanh bởi bề mặt xám mờ.
- Giá trị Delta E của CMYK và RGB không nên vượt quá 3.5.
 Hình dạng trame và góc xoay trame
- Dạng tròn theo ISO 12647 -2:2004
 Độ phân giải
- Tối thiểu 150 lpi.
 Dải tầng thứ trên bản
- Vùng tầng thứ tối thiểu là 2% và tối đa là 98%.
- Dung sai giá trị tầng thứ là ± 1%.
- Độ phân giải phải tái tạo được 100 giá trị tầng thứ trên bản.
- Phải có kí hiệu plate control.
 Màu pha (spot color)
- Màu mực phải được pha và kiểm soát trước khi đưa vào sản xuất.
- Chất nền cho quá trình pha màu phải là vật liệu dùng sản xuất.
- Độ dày lớp mực pha từ 0.7 đến 1.3 micromet.
- Độ dày màng mực được tính bằng công thức: Độ dày màng mực = khối lượng (mass)
(density*diện tích phủ mực).
- Đo màu pha được và màu pha từ nhà cung cấp hoặc từ mẫu, Delta E2000 không nên
vượt quá 1.5.

38
- Màu pha được dùng trong quá trình in thì Delta E2000 không nên vượt quá 2.0 so với
mẫu.
 Mục tiêu kiểm soát in
- Color bar phải được đặt vuông góc với hướng in.
- Color bar phải bao gồm các giá trị tone nguyên của màu pha và các tone với sắc độ
25%, 50%, 75%.
- Bon định vị GMI phải có ít nhất là 2, tối nhất là 4 được đặt ở trung tâm mỗi cạnh.
- Trình tự màu in process: KCMY.
 Các mức độ đạt được
- Tổng điểm các điều kiện đạt được cho GMI:
+ ≥ 90%Tuân thủ hoàn toàn theo tiêu chuẩn.
+ 80% -89%: Sai số nhỏ. Đạt yêu cầu sản xuất từ công ty.
+ 71% - 79%: Nhược điểm lớn.
+ ≤ 70%: Khuyết điểm nghiêm trọng, không chấp nhận.
- Những tiêu chí đánh giá từ chứng nhận gửi mẫu cho GMI:
+ Các phép đo, điều kiện đo.
+ Dung sai và phép đo mục tiêu (Targets).
+ Dot gain (TVI) curve.
+ Không gian màu mục tiêu và không gian màu mẫu sản xuất.
3.3. Thực trạng về tiêu chuẩn tại công ty R – PAC Việt Nam
Xét tổng thể cho thấy, quy trình sản xuất của công ty ảnh hưởng lớn tới tiêu chuẩn
quản lý chất lượng cho quy trình và sản phẩm. Những công đoạn không có quy trình
làm việc rõ ràng thì cũng sẽ không có tiêu chuẩn cụ thể cho việc quản lý chất lượng.
Ngoài ra, cách thức quy trình làm việc cũng tác động lớn tới việc xác định tiêu chuẩn
cho nó. Các sản phẩm in đạt chuẩn GMI phải tuân thủ theo quy trình và yêu cầu của
tiêu chuẩn đưa ra.

39
Tiêu chuẩn GMI không thể áp dụng cho cả quy trình sản xuất
GMI là hệ thống tiêu chuẩn hóa mà các thương hiệu nội bộ tại các nhà bán lẻ lớn như
Threshold của Target hoặc CVS Health của CVS sử dụng để đánh giá chất lượng của
các công việc in ấn. Bao bì của sản phẩm phải thể hiện chính xác thương hiệu của nhà
bán lẻ, có nghĩa là mọi SKU trên mọi kệ hàng trên toàn quốc phải gần như hoàn hảo
nhất có thể và GMI đảm bảo tính nhất quán này. GMI đưa ra, giám sát và báo cáo một
loạt các điều kiện, giá trị ở tất cả các khía cạnh của công việc bao gồm giấy, màu sắc,
vết cắt, nếp gấp và thậm chí cả độc tính.
Tuy vậy, không phải tất cả sản phẩm đều yêu cầu đạt chuẩn GMI. Và các yêu cầu, giá
trị mà GMI đưa ra quá phức tạp và gò bó nên việc áp dụng bộ tiêu chuẩn này cho các
sản phẩm khác và cho cả quy trình sản xuất của công ty là không phù hợp.
Xử lý file chưa có quy trình rõ ràng và tiêu chuẩn cụ thể
Các quy định về file in phải được xây dựng nhằm đáp ứng độ phù hợp khi sản xuất in.
Công việc này rất quan trọng nhằm đảm bảo được quy trình sản xuất in được liền
mạch. Do đó cần xây dựng quy trình làm việc rõ ràng và đưa ra các tiêu chuẩn cụ thể
cho file in.
Chưa xây dựng được quy trình in thử
In thử bằng máy in kỹ thuật số là phương pháp nhanh chóng tạo được bản in thử mô
phỏng được điều kiện phục chế của bản in sản lượng. Bản in thử này được dùng làm
bằng chứng để giao tiếp với khách hàng và dùng làm bài in mẫu để cân chỉnh khi in
sản lượng bằng máy in offset. Phương pháp này nhằm rút ngắn thời gian và chi phí để
tạo ra bài in để xác nhận với khách hàng. Hiện tại, công ty R-PAC Việt Nam chưa xây
dựng được quy trình in thử bằng máy in kỹ thuật số, các tờ in thử được in trên máy in
sản lượng.
Quy trình chế bản (CTP) chưa phù hợp với sản xuất
Trong quá trình in, điều quan trọng nhất là phải tái tạo được đúng màu sắc theo mẫu
của khách hàng hoặc theo một tiêu chuẩn nhất định, vì thế việc quản lý màu sắc và đưa
ra các giải pháp cân chỉnh phù hợp để đạt được màu sắc mong muốn cần phải áp dụng
một cách chính xác. Thế nhưng việc cân chỉnh màu sắc muốn nhanh và bù trừ đúng
không phải nằm ở khâu in, mà nó được thực hiện trực tiếp ở khâu chế bản, do vậy tạo
ra được bản in là chưa đủ, bản in phải đáp ứng được các yêu cầu cân chỉnh và bù trừ

40
màu sắc để in được sản phẩm theo yêu cầu. Hiện tại, chế bản tại công ty R-PAC vẫn
chưa kiểm soát được việc này, bản kẽm chỉ được ghi theo linear và không áp dụng cân
chỉnh dẫn đến công đoạn in gặp nhiều khó khăn, màu sắc khó đạt được yêu cầu.
In sản lượng (offset) chưa có tiêu chuẩn phù hợp với sản xuất
Khẳng định lần nữa khi sản xuất in, điều quan trọng nhất là phải tái tạo được đúng màu
sắc theo mẫu của khách hàng hoặc theo một tiêu chuẩn nhất định. Để đạt được điều này
cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chế bản và in. Khi có được bản in đã được cân chỉnh
phù hợp với bài in và điều kiện in, việc đạt được màu sắc theo chuẩn sẽ cơ hội lớn hơn.
Do đó, cần phải có các giá trị tham chiếu và tiêu chuẩn cụ thể áp dụng lên quy trình sản
xuất nhằm đảm bảo tính khả thi, giám sát và đánh giá chất lượng tờ in.
Đánh giá
Bằng việc tìm hiểu cùng với khoảng thời gian thực tập tại công ty R-PAC, nhóm thấy
được tại những công đoạn không có tiêu chuẩn quy trình làm việc đã làm ảnh hưởng
đến tiến độ sản xuất của công ty. Các vấn đề và sự cố được xử lý theo kinh nghiệm của
nhân viên xử lý file, chế bản hoặc người thợ đứng máy làm giảm hiệu suất. Với các
vấn đề nêu trên, nhóm nhận thấy việc xây dựng bộ quy trình sản xuất trong in ấn ở các
công đoạn từ việc xử lý file, in thử, CTP và in sản lượng rất quan trọng và cần thiết. Từ
đó, nhóm tiến hành xây dựng bộ tiêu chuẩn quy trình sản xuất in và kiểm soát màu sắc
giúp cải thiện, nâng cao tính hiệu quả trong sản xuất in ấn và duy trì tính ổn định. Đối
tượng và điều kiện cụ thể là thiết bị in tại xưởng in khoa In và Truyền thông

41
CHƯƠNG 4: QUY TRÌNH XÂY DỰNG TIÊU CHUẨN
4.1. Kiểm soát màu và các tiêu chí
Kiểm soát màu trong in ấn giúp tăng khả năng phục chế hình ảnh và duy trì được sự ổn
định trong quá trình sản xuất in. Xác định đúng và đủ các tiêu chí trong kiểm soát màu
rất quan trọng cũng như thực hiện việc kiểm soát màu đạt chất lượng
4.1.1. Cân bằng màu sắc – cân bằng xám (Colour/grey balance)
Cân bằng màu sắc là mối quan hệ giữa các màu in trong quá trình in ấn, là yếu tố then
chốt cho việc kiểm định tờ in đạt chất lượng – một sản phẩm tốt. Nhận thức của mắt
người rất nhạy cảm với những sai lệch kỹ thuật ảnh hưởng đến việc cân bằng màu sắc -
đặc biệt là ở các vùng trung gian. Mức độ gia tăng tầng thứ khác nhau giữa các màu in
tại vùng in chính là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi trong việc cân bằng màu sắc.
Cân bằng xám không phải là yếu tố tự biến đổi mà bị biến đổi do nhiều yếu tố khác.
Nếu các lớp mực được in chồng lên đúng như yêu cầu (50%C + 40%M + 40%Y = xám
trung tính) thì ở phần xám của hình ảnh sẽ có màu trung tính, nếu các lớp mực truyền
lên nhau không chính xác thì phần màu xám của hình ảnh sẽ bị ngả sang một tông màu
nào đó. Như ta đã phân tích ở trên, sự truyền mực chính xác còn phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như sự gia tăng tầng thứ,…. Cân bằng xám dễ bị phát hiện bằng mắt thường khi
in những ảnh có mảng tông xám lớn nhưng lại ít bị phát hiện khi in những hình có
nhiều tông màu. Cân bằng xám thực chất cũng là cân bằng màu vì việc truyền tông
màu không chính xác được phát hiện nhanh nhất tại những vùng tông xám.
4.1.2. Gia tăng tầng thứ (Tone Value Increase – TVI)
Do đặc tính của quá trình in, việc truyền mực từ bản sang cao su đến giấy in làm biến
dạng hình học của hạt trame, thông thường là lớn hơn. Hiện tượng này ảnh hưởng đến
kết quả tái tạo màu sắc của sản phẩm in những nơi có trame. Nếu muốn có một kết quả
như mong muốn, giống như mẫu thử thì TVI phải được kiểm soát và điều chỉnh. Các
giá trị TVI cũng được định nghĩa rõ ràng trong ISO 12647-2 với năm đường cong TVI
tiêu chuẩn (A, B, C, D, E) tùy thuộc với chất nền in (PS – print substrate) và điều kiện
in được chọn.

42
Bảng 4. 1: Giá trị gia tăng tầng thứ chuẩn ISO theo từng PS và CD
Tone value Tone value increase
A B C D E
% % % % % %
0
0 0 0 0 0
5
3.3 4.6 5.8 6.4 6.8
10
6.1 8.3 10.6 11.6 12.6
20
10.5 13.9 17.2 19.3 21.2
30
13.5 17.2 20.9 23.7 26.4
40
15.3 18.8 22.3 25.4 28.5
50
16 19 22 25 28
60
15.6 17.9 20.3 22.8 25.3
70
14 15.7 17.4 19.1 20.7
80
11 12.1 13.2 14 14.7
90
6.5 7 7.5 7.7 7.7
95
3.5 3.8 4 4 3.9
100
0 0 0 0 0

43
Bảng 4. 2: Giá trị dung sai tại các vùng tầng thứ theo ISO 12647-2:2013
Dung sai
Tone value
Tờ in chuẩn Tờ in sản lượng
<30% 3 3
30 đến 60 4 4
>60% 3 3
Giá trị tối đa MTS 5 5

4.1.3. Giá trị màu tông nguyên


Giá trị màu tông nguyên được kiểm soát khi xác định được mật độ của màu mực (solid
ink density) cụ thể trong điều kiện in cụ thể, sao cho giá trị L*a*b* của tông nguyên
nằm trong khoảng sai số cho phép của tiêu chuẩn được lựa chọn. Các lớp mực in có độ
dày tối ưu tùy theo điều kiện in giấy/mực/máy in. Các thông số mật độ màu tông
nguyên được định nghĩa rõ ràng trong các bộ tiêu chuẩn chất lượng như ISO 12647 -2
cho in offset.
Việc kiểm soát các yếu tố về mật độ tông nguyên thường sẽ phụ thuộc vào quá trình
hiệu chỉnh của người thợ in tại công đoạn chuẩn bị máy in cho đến khi cho ra một tờ in
đạt chuẩn về các yếu tố ngoại quan.
4.2. Quy trình kiểm soát màu

SID • Kiểm soát màu mức độ 1

TVI • Kiểm soát màu mức độ 2

Grey
balance • Kiểm soát màu mức độ 3

Hình 4. 1: Quy trình kiểm soát màu


Việc kiểm soát màu sẽ thực hiện theo thứ tự kiểm soát từ mật độ màu tông nguyên, giá
trị gia tăng tầng thứ và cân bằng xám. Cả ba yếu tố này sẽ được sắp xếp theo thứ tự từ

44
mức độ một đến mức độ ba, kiểm soát sẽ phụ thuộc và bổ trợ lẫn nhau. Giải quyết mức
độ này xong mới tiếp tục thực hiện việc kiểm soát mức độ tiếp theo. Chu trình kiểm
soát sẽ luân phiên, phụ thuộc vào nhau cho đến khi hoàn thành quy trình kiểm soát
màu.
Ở công đoạn đánh giá cần bằng xám thì theo quy trình của ISO thì việc đạt được giá trị
Midtone spread (MTS) nằm trong khoảng dung sai cho phép thì đã đạt được giá trị cân
bằng xám ổn định cho tờ in. Nhưng để chính xác và có cái nhìn tổng quan hơn thì nên
kết hợp đánh giá cân bằng xám theo phương pháp G7 từ bộ ba giá trị xám trung tính
HR, HC và SC.
Bảng 4. 3: Đánh giá mức độ màu sắc
Bước Yếu tố kiểm Yêu cầu Phân
soát loại
1 Giá trị màu tông - Giá trị mật độ màu tông nguyên
nguyên (SID).
- Giá trị L*a*b* màu tông
Mức độ
nguyên.
1
- Dung sai các giá trị tiêu chí cho
SID dựa trên ISO 12647-2/13.
- Điều kiện đo theo ISO 13655.
2 Gia tăng tầng thứ - Điều kiện đo theo ISO 13655.
Mức độ
(TVI) - Các giá trị mục tiêu và dung sai
2
theo ISO 12647-2/13.
3 Cân bằng xám - Điều kiện đo theo ISO 13655.
(GB) - Giá trị MTS dựa theo ISO
Mức độ
12647-2/13.
3
- ∆Ch được suy ra từ a * và b *
của các bộ ba HR, HC, SC.

45
4.3. Quy trình tổng quát sản xuất in

Hình 4. 2: Quy trình xây dựng tiêu chuẩn tổng quát


4.4. Xử lí file
Điều kiện
Ngoài việc xử lý file đáp ứng khả năng in được, hiện này phần mềm Adobe Acrobat hỗ
trợ xem, tạo, thao tác, in và quản lý các tệp PDF. Do đó hoàn toàn loại bỏ các công
đoạn phức tạp của chế bản thành một quy trình tinh gọn.
Phần mềm xử lý File: Adobe Acrobat XI Pro
Preflight: thực hiện trong Enfocus PitStop Pro (Plugins)

46
Trapping: thực hiện trong Color toolbox (Plugins)
***(Sau khi cài đủ bộ Plugins vào Adobe Acrobat, tất cả các công việc trong quy trình
đều thực hiện được trên Acrobat)

Hình 4. 3: Quy trình xử lý file


4.5. In thử

Hình 4. 4: Quy trình in thử

47
4.5.1. Tuyến tính hóa máy in thử
Bước 1: Ổn định máy in
Chuẩn bị máy in: Vệ sinh máy in, đặc biệt là các bộ phận dẫn truyền của máy
Kiểm tra chất lượng đầu phun: Đưa một tờ giấy cần in vào máy. Từ bảng điều khiển
của máy, vào mục Maintenance →Print Nozzle Check Pattern → OK. In ra các dải
màu như sau:

Hình 4. 5: Các dải kiểm tra đầu phun máy in


Nếu các nét in ra liên tục, không bị đứt, chứng tỏ đầu phun của máy in hoạt động tốt.
Nếu các nét in bị đứt quãng, chứng tỏ đầu phun đang bị tắc mực. Phải tiến hành lau
đầu phun.
Lau đầu phun bằng cách. Từ bảng điều khiển của máy in, vào mục Maintenance →
Print Head Cleaning → OK. Sau khi lau đầu phun xong, in lại bảng kiểm tra (Nozzle
Check). Cứ như thế đến khi nào đầu phun đã hoạt động tốt trở lại.
Xác định độ dày giấy: Dùng thước Panme để đo chính xác độ dày giấy. Vào bảng
điều khiển của máy in, vào Menu → Head Alignment → Paper Thickness và nhập
chính xác độ dày giấy (mil).
Xác định khoảng cách từ đầu phun đến giấy in: Từ bảng điều khiển của máy, vào
Menu → Paper Setup → Customer Paper → Chọn loại giấy số 1 → Thickness Pattern
→ Print để in ra bảng kiểm tra khoảng cách phù hợp.

Hình 4. 6: Dải kiểm tra khoảng cách đầu phun đến giấy in

48
Chọn nét nào thẳng nhất trong các nét in ra, nhập mã số tương ứng vào mực Thickness
Pattern để xác định khoảng cách đầu phun đến máy in.
Xác định thời gian in: Thời gian in cần phù hợp với từng loại giấy để giấy vừa kịp
khô và không bị lem mực. Xác định thời gian in bằng cách. Từ bảng điều khiển của
máy in, vào Menu → Paper Setup → Chọn loại giấy số 1 → Dry time và sau đó chọn
thời gian phù hợp.
Bước 2: Thiết lập thông số in ban đầu
Khởi động phần mềm EFI XF 6.5, chọn mục EFI Linearization. Các mục như Server,
Workflow, Input, Layout, Color, Finishing, Output, Verify đều thiết lập mặc định
theo phần mềm. Không chọn Color Management lúc này.

Hình 4. 7: Giao diện thiết lập Workflow


- Output device chọn máy in Canon pro 500, chọn cổng kết nối USB, mực Canon
LUCIA PRO.
Bước 3: Tiến hành tạo profile Linearization
- Gắn máy đo X-rite i1 Pro 2 vào máy. Khởi động chương trình Color Toolbox để bắt
đầu tuyến tính.

49
Hình 4. 8: Giao diện thiết lập tuyến tính hóa máy in
Chọn máy đo Measuring Device là X-Rite i1 Pro2. Chọn kiểu tuyến tính (linearization
Intent) là Proof. Kiểu mực (Ink type) là Canon LUCIA PRO. Kiểu giấy (paper type) là
Photo Paper Pluss Glossy II .
- Xác định giới hạn lượng mực trên từng kênh có nghĩa là xác định độ mở của đầu phun
trên giấy tương ứng được chọn sao cho các đường chuyển tông mượt nhất có thể.

Hình 4. 9: Giao diện xác định mới hạn mực cho từng kênh màu

50
In và đo bảng màu. Sau khi đo xong, nhấn nút Advanced để kiểm tra lượng mực giới
hạn cho mỗi kênh màu. Kết quả cho thấy độ mở các kênh màu đều đạt trên 90.

Hình 4. 10: Tuyến tính hóa từng kênh màu (Linearization)


Tại mục Advanced, giá trị Dotgain tại 50% là 13% ở ba kênh CMY và kênh K là 16%.
Giá trị tương đối nằm trong khoảng dung sai từ 12% - 20% so với tiêu chuẩn tham
chiếu là Curve_A theo ISO 12647-2:2013. Có thể đánh giá tại vùng 40% với dung sai
trong khoảng 9,5% - 17.5%.

Hình 4. 11: Hiệu úng gia tăng tầng thứ

51
- Thực hiện in và đo bảng màu như bước trên:

Hình 4. 12: Xác định tổng lượng mực phủ (Total Ink Limit)
- In và kiểm tra bằng mắt chart Total Ink Limit (đo và kiểm tra lượng mực in trên tờ
in).

Hình 4. 13: Xác định tổng lượng mực phủ


Do lượng mực cấp trên tờ in là do ta thiết lập trên máy in, nên bước này ta chỉ đánh
giá bằng mắt lượng mực cấp vào, tuy nhiên vẫn sẽ chọn lượng mực là 370% (là tổng
lượng mực sau khi mình hiệu chỉnh của 4 màu CMYK ở mực Advanced của Ink
Limit Channel cho DeltaE nhỏ nhất so với điều kiện in tham chiếu đã chọn).

52
Bước 4: Quality Control
- In và đo chart Quality Control. Công đoạn này nhằm kiểm tra chất lượng quá trình
tuyến tính hóa máy in. In và đo bảng màu. Sau khi đo xong nhấn nút Next để xem kết
quả.

Hình 4. 14: Giao diện tính Quality Control


Tại bước này, có thể so sánh KGM của máy in với điều kiện in tham chiếu ISO Coated
v2. Nếu KGM của máy in lớn hơn KGM tham chiếu thì tiến hành in Testchart TC1617
→ tạo ICC Profile của máy in → Đánh giá chi tiết các giá trị phục chế với điều kiện
tham chiếu ISO Coated v2 một lần nữa. Ngược lại nếu KGM nhỏ hơn thì tiến hành
bước cân chỉnh máy in.
- Nhấn nút Save & Finish để kết thúc quá trình tuyến tính hóa máy in. Các thông tin
tuyến tính hóa máy in sẽ được lưu trong một định dạng file “.epl”.
4.5.2. Cân chỉnh máy in thử
Bước 1: In Media Wedge lần 1
- In Media Wedge lần 1 (tắt Color management) với file .epl vừa tạo.

53
Bước 2: Cân chỉnh TVI
- Khởi chạy phần mềm Curve4 → New (Calibrations)→ TVI.

Hình 4. 15: Cửa sổ thiết lập TVI


- Chọn giá trị đường curve tham chiếu theo ISO_A (2013)
- Đo thanh media wedge
- Đánh giá giá trị TVI linear theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2013
- Điều chỉnh đường curve bằng cách thay đổi giá trị ở mỗi vùng 10%, 20%, 40%,70%,
100% cho mỗi đường sau đó xuất file .vcc
- In Media wedge lần 2 bằng file .vcc đã xuất trước đó và đánh giá lại giá trị TVI đã
cân chỉnh theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2013.
- Có thể thực hiện cân chỉnh nhiều lần để đạt được giá trị mong muốn.
4.5.3. Tạo profile máy in thử
- In chart TC1617 (IT8 7.4) với file .vcc đã vẽ curve và bật quản trị màu (color
management).
- Dùng phần mềm ColorToolbox để đo và tạo ICC profile.

54
Hình 4. 16: Thiết lập các thông số để tạo ICC profile

Hình 4. 17: Đo và tạo ICC profile


- Sau khi tạo profile, đánh giá (verify) bằng phần mềm curve4 so với tiêu chuẩn ISO
Coated v2.
+ Đánh giá tông màu (Mức độ 1).
+ Đánh giá gia tăng tầng thứ TVI (Mức độ 2).
+ Đánh giá Midtone Spread và cân bằng xám Gray balance (Mức độ 3).

55
4.6. Chế bản
4.6.1. Tuyến tính hóa hệ thống ghi hiện
Việc in ấn đạt chất lượng đòi hỏi một phần vào việc chế tạo bản in và sự ổn định của
bản in phụ thuộc vào sự kết hợp giữa các thiết bị ghi, hiện bản và dung dịch hiện bản.
Các bản in có ảnh hưởng lớn trong việc phê duyệt màu in vì tính ổn định của việc đánh
giá sự gia tăng tầng thứ trong dung sai quy định là rất quan trọng. Vì vậy, công đoạn
đầu tiên cần thực hiện để có thể đạt được hiệu quả tốt trong việc hiệu chuẩn CTP là ổn
định và tuyến tính hệ thống các thiết bị CTP.
Việc thiết lập mức độ ghi (laser) và hiện của thiết bị tại xưởng phải dựa trên các thông
số kỹ thuật từ nhà sản xuất để có thể cho ra mức độ điểm trame tốt nhất trên bản in,
đồng thời đảm bảo tính toàn vẹn của nó trong quá trình in. Bên cạnh đó, việc đánh giá
và hiệu chỉnh cũng phải dựa trên sự ổn định của thiết bị tại xưởng in.
4.6.2. Computer to plate
 Quy trình thực hiện

Hình 4. 18: : Quy trình thực hiện tại công đoạn Computer to Plate

56
Khi hệ thống ghi – hiện đã ổn định từ quá trình tuyến tính hóa hệ thống CTP,chúng ta
sẽ tiến hành quá trình tạo bản in. Trong công đoạn Computer to plate thì công đoạn
quan trọng nhất là việc chuyển hóa dữ liệu trên file sang dạng dữ liệu số hóa mà quá
trình in có thể tái tạo phục chế được – Raster Imaging Process (RIP).
Thiết lập RIP với các thông số trame như loại trame, hình dạng, độ phân giải trame,
góc xoay trame. Đồng thời, phải đảm bảo rằng các giá trị ở phần Calibration không có
sự hiệu chỉnh nào hoặc tạo một bảng dữ liệu mới hoàn toàn. Điều này, đảm bảo cho
việc thực hiện cho quá trình kiểm tra lượt in đầu tiên không có sự hiệu chỉnh nào cho
sự bù trừ tầng thứ.
Việc thực hiện sẽ không tuyến tính các giá trị trame trên file và bản in. Vì dựa trên sự
ổn định và các yêu cầu cho từng thông số kỹ thuật thì việc tuyến tính sẽ ảnh hưởng đến
biến số cho các công đoạn tiếp theo.
Bảng 4. 4: Bước thực hiện quá trình CTP
Bước thực hiện Mô tả
RIP - Tạo Device và thiết lập các thông số Output
Plan Teamplate, Virtual Printers tiến hành RIP
testform.
Phần mềm sử dụng: Prinect Metadimension.
File CIP3 điều chỉnh phím mực - Lựa chọn tùy chọn CIP3 tại RIP để xuất ra
file (.ppf).
Từ đó thông qua PrePressInterface hoặc -
PCC để tạo file .pq4 để canh chỉnh các phím
mực.
Phần mềm sử dụng: PrePressInterface hoặc
PCC.
Ghi bản (Exposure) - Thiết lập các thông số trên máy ghi: Cường
độ, tiêu cự, tốc độ ghi, vật liệu sử dụng, tạo
Device, Virtual Printers.
Phần mềm sử dụng: Prinect Metashooter, CTP

57
User Interface.
Thiết bị sử dụng: Máy ghi bản Heidelberg
Suprasetter A105.
Hiện bản (Developing) - Thiết lập các thông số trên máy hiện: Thời
gian hiện, tốc độ chổi chà, nhiệt độ bồn thuốc
hiện, nhiệt độ sấy, thời gian bơm thuốc hiện,
thời gian bơm bù thuốc hiện.
Thiết bị sử dụng: máy hiện bản G&J RAPTOR
85T.
Kiểm tra bản in Đánh giá bản in dựa trên các tiêu chí đã đặt ra:
- Nếu đạt, tiến hành công đoạn tiếp theo (IN).
- Không đạt, quay lại kiểm tra hệ thống ghi –
hiện và RIP.

 Tiêu chí thực hiện – kiểm tra đánh giá bản kẽm
 Trame
Bảng 4. 5: Nội dung đánh giá trame

Tiêu chí Yêu cầu Tiêu chuẩn


Nhu cầu sử dụng và dễ thực
Loại trame AM
nghiệm.
Thực trạng R-PAC và ISO
Góc xoay trame C150 M450 Y00 K750
12647/13 (trang 4).
Hình dạng trame Smooth Ecliptical Nhu cầu sử dụng.
(120,200) lpi (Theo ISO 12647-
Tần số trame (lpi) 175
2/13, trang 3).
Thông số từ nhà cung cấp thiết
Độ phân giải ghi 2450
bị.

58
 Bản in
Bảng 4. 6: Nội dung đánh giá bản in
Kết quả
STT Yếu tố kiểm tra Mô tả Yêu cầu (Đạt/
không đạt)
- Không trầy xước.
- Ghi – hiện đầy đủ thông
tin cần có.
1 Ngoại quan - Sạch, bề mặt không bám
bẩn.
- Không bị biến dạng cơ
học.
Vùng thông - Tên thiết bị, máy ghi và
2
tin màu in phải chính xác.
Thông tin về - Đảm bảo đầy đủ các tiêu
3 tram sử dụng chí về loại tram sử dụng
(bảng 2.2.1)
Đánh giá chất - Các ô tam giác bên trái
lượng ghi bản đậm hơn vùng trame thô,
các ô tam giác bên phải
nhạt hơn vùng trame thô.
4
- Ô tam giác ở giữa thể
hiện vùng trame mịn
cùng tông với vùng
trame thô.
Vùng đánh - Khả năng tái tạo tram tối
giá tầng thứ thiểu ở vùng sáng là 3%.
5 tram - Khả năng tái tạo tram tối
thiểu ở vùng tối (tone
nguyên) là 97%.

59
Dãi tầng thứ 0% đến Đánh giá tầng - Giá trị không hiệu chỉnh
6 100% trên dữ liệu thứ trong lần chạy đầu tiên
testform (test run 1).
- Các ô đánh giá khả năng ghi và tuyến tính của hệ thống
Đánh giá hình - Không bẻ khúc
dạng điểm - Đường mượt, không gồ
trame dạng ghề.
đường (theo
7
chiều dọc,
ngang, góc
xiên 45 và
135).
Khả năng ghi - Quan sát bằng kính lúp
trame với về khả năng bố trí đồng
dạng trame đều từ các điểm trame
8
hình vuông (thẳng hàng, nhìn rõ,
(1,2,4 và 8 không sai lệch).
pixels).
Khả năng ghi - Không bẻ khúc
trame đối - Đường mượt
xứng - Kích thước đường trame
9
bằng nhau giữa hai vùng.
- Khả năng đối xứng giữa
hai vùng.
10 Khả năng ghi - Kích thước chữ tối thiểu
trame không đọc được.
đối xứng và - Trame chuyển không đối
độ phân giải xứng mịn không thô.
ghi cho chữ.

60
5.6.3. Hiệu chuẩn CTP
Việc hiệu chuẩn CTP là quá trình hiệu chỉnh sự thay đổi tầng thứ của điểm trame bằng
cách tạo đường cong bù trừ gia tăng tầng thứ (DGCC). Việc tạo đường cong gia tăng
tầng thứ sẽ phụ thuộc vào ba yếu tố chính đường tầng thứ in (giá trị tầng thứ khi in –
Tone Value print), đường tầng thứ mục tiêu (Tone Value ISO – ISO 12647-2/13) và
giá trị tầng thứ chênh lệch giữa TV print và TV ISO (TV shift).
Một trong những điều kiện quan trọng nhất để có thể dự đoán được màu in là có mức
độ gia tăng giá trị tầng thứ trong một phạm vi xác định. Để đạt được giá trị gia tăng
tầng thứ nằm trong khoảng dung sai cho phép mà ISO 12647-2/13 quy định thì việc
canh chỉnh và chạy bài in có thể phải lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi giá trị gia tăng
tầng thứ của lần in cuối cùng đạt yêu cầu.
Công đoạn hiệu chỉnh CTP sẽ gồm ba bước chính:
Bảng 4. 7: Mô tả quá trình cân chỉnh CTP

Bước Yêu cầu


Đo và đánh giá TVI - Bước này được thực hiện khi việc kiểm soát
màu đã đạt được mức độ 1.
1 - Các giá trị TVI đo được ở lần in đầu tiên là giá
trị chưa bù trừ (TVprint).
- Thống kê lại các giá trị đo được.
So sánh dung sai ISO - Tính giá trị tầng thứ chênh lệch giữa TVprint &
12647-2/13 quy định TVISO theo công thức: (TVprint - TVISO).
- So sánh giá trị vừa tính được với bảng dung sai
cho phép của ISO 12647-2/13 quy định.
2
- Nếu đạt sẽ lưu trữ lại giá trị tầng thứ vừa đo và
tiến hành kiểm soát màu mức độ 3.
- Không đạt, tiến hành công đoạn bù trừ và tiếp
tục chạy in lần tiếp theo.
Tạo đường cong bù trừ gia - Nhập các dữ liệu đo được và bù trừ dựa theo
3
tăng tầng thứ (DGCC) phần mềm từ công đoạn RIP.

61
 Quy trình thực hiện hiệu chỉnh CTP:

Hình 4. 19: Quy trình thực hiện hiệu chỉnh CTP

4.7. In sản lượng


4.7.1. Xây dựng testform
Test Form là tờ in có tất cả các yếu tố kiểm tra và đánh giá theo mục đích và nhu cầu
của người thực hiện muốn kiểm soát tiêu chí nhất định trong quá trình xây dựng và ổn
định hệ thống sản xuất in. Tuy nhiên, các yếu tố trên testform phải được xác định rõ
ràng và cụ thể tiêu chí đánh giá để tránh bị dư thừa và quá nhiều chi tiết trên tờ in.
Đồng thời việc đánh giá hệ thống và xây dựng tiêu chuẩn cần phải đảm bảo đầy đủ các
yêu cầu đánh giá như yếu tố ngoại quan (bon chồng, ô trapping, vùng đánh giá khả
năng chuyển tông màu, hình ảnh,…), các yếu tố đánh giá cho quy trình kiểm soát màu
(SID, TVI, GB), bảng đánh giá so sánh giữa quá trình in thử và in thật (P2P, Media
Wedge,...),…Bên cạnh đó, cũng có các yếu tố màu sắc liên quan đến mong muốn từ
nhà cung cấp giấy mực để đánh giá khả năng tái tạo màu sắc từ hệ thống mực in sử
dụng cho quy trình sản xuất có đạt hiệu ứng màu sắc như mong muốn.

62
Hình 4. 20: Testform
Phân tích testform
Bảng 4. 8: Phân tích testform

Vị trí Hình ảnh Tên Vai trò Phân


loại
Đo và đánh giá mức độ
Bảng kiểm
gia tăng tầng thứ của 4
Vùng 1 tra gia tăng TVI
màu CMYK tại các vùng
tầng thứ
tầng thứ
Thanh kiểm tra giá trị
SID,
mật độ tông màu , độ
Vùng 2 Color bar CIE
tương phản và khả năng
Lab
chồng màu trapping

63
Thanh Kiểm tra sự ổn định màu
Vùng 3 kiểm tra tông nguyên kéo dài trên SID
tông màu tờ in

Thanh
Đánh giá khả năng
đánh giá
Vùng 4 chuyển tông của 4 màu
chuyển
CMYK
tông
- Tạo dữ liệu quản lý
màu SID,
Vùng 5 Bảng P2P Gray
- Đo và đánh giá tông balance
màu và cân bằng xám

So sánh và đánh giá trị


Dải thang
xám được chồng từ ba Gray
Vùng 6 xám ba
màu RGB với giá trị balance
màu
xám từ tông màu K

- Tạo dữ liệu quản lý SID,


màu TVI,
Media - Đánh giá tone màu Grey
Vùng 7
Wedge vùng sáng tối, mức độ balance,
xám, chồng màu, mật độ Overpri
tông nguyên nt

64
Đánh
giá khả
năng
Thể hiện màu sắc phục phục
Vùng 8 Color chart chế tại nhiều màu khác chế màu
nhau theo
loại
mực sử
dụng

Đánh giá khả năng phục Khả


Hình ảnh
chế tại màu da, chi tiết năng
Vùng 9 chân dung
như tóc ở vùng tối và sự phục
tại vùng tối
chuyển tông mượt mà chế

Đánh giá khả năng phục Khả


Hình chụp
Vùng chế ở những vật thể có năng
phong
10 màu sắc quen thuộc, dễ phục
cảnh
gợi nhớ chế
- Đánh giá khả năng
Khả
Hình trái phục chế tại các màu sắc
Vùng năng
cây / rực rỡ
11 phục
gamut màu - Đánh giá khoảng rộng
chế
gamut màu phục chế

Hình ảnh Đánh giá khả năng phục Khả


Vùng có tông độ chế các chi tiết tại vùng năng
12 vùng sáng, có tông độ vùng sáng, phục
tối tối chế

Ô kiểm tra
Vùng Đánh giá sự chồng màu Khả
sự chồng
13 chính xác của máy in năng in
khít

65
Vùng Ô kiểm tra
Đánh giá khả năng in và Khả
chữ âm và
14 kích thước chữ tối thiểu năng in
dương

Ô kiểm tra Khả


Vùng Đánh giá khả năng tái
các đường năng
15 tạo đường
âm dương ghi

Ô kiểm tra Khả


Vùng Đánh giá khả năng của
độ phân năng
16 máy ghi
giải đường ghi

Đánh giá khả năng ghi Khả


Vùng và sự cố trong việc năng
Ô hình sao
17 truyền hình ảnh in và sự phục
gia tăng tầng thứ chế

4.7.2. Quy trình cân chỉnh máy in offset


Bảng 4. 9: Mô tả quy trình cân chỉnh máy in offset

Bước Thực hiện Mô tả


1 Kiểm tra và hiệu chuẩn tính ổn - Kiểm tra các yếu tố đầu vào và tạo trạng thái
định hệ thống máy in duy trì tính ổn định trong suốt quá trình sản
xuất:
+ Vật liệu in
+ Mực in
+ Thứ tự màu in
+ Cao su
+ Bản in
+ Dung dịch cấp ẩm
+ Áp lực in

66
- Tất cả các yếu tố trên cần được thống nhất với
các giá trị cụ thể để làm tiêu chuẩn chung.
- Dữ liệu từ RIP sẽ được tính toán và chuyển
sang file CIP 3 để điều chỉnh phím mực tự động
2 Chạy in thực nghiệm lần 1 - Lần chạy này dùng để mô tả và kiểm tra tính
(Run 1) ổn định của điều kiện in.
- Trạng thái ổn định giúp việc đo kiểm chính
xác và đạt được dung sai cho phép.
- In 150 tờ kiểm tra về mức độ thay đổi mật độ,
chồng màu, điểm trame không bị nhòe
(slurring), đúp nét (doubling) và bị bôi bẩn
(smearing).
- Đo các giá trị L*a*b*, TVI, Gray balance và
điều chỉnh các phím mực ổn định để đạt được
mật độ nằm trong dung sai đối với tiêu chuẩn
tham chiếu.
- In 100 tờ để điều chỉnh phím mực.
- Khi mật độ ổn định, in 400 tờ với tốc độ sản
xuất để kiểm tra ảnh hưởng trong quá trình in.
3 Chờ mực khô sau đó tiến hành - Chờ 2 – 6 giờ để mực khô hoàn toàn và đo lại.
đo kiểm lại Phân tích các tờ in, đánh giá và hiệu chỉnh các
giá trị:
+ Density ink solid, CIE Lab
+ TVI
+ Gray balance
- Đo 20 tờ mẫu trong quá trình in 400 tờ (tờ
đầu, giữa và cuối)
4 Xác định đúng mật độ tông - Đo kiểm và xác định mật độ tông nguyên nằm
nguyên trong dung sai cho phép để đạt được giá trị CIE

67
LAB theo ISO 12647-2 (tiêu chuẩn tham
chiếu).
- Lưu dữ liệu file CIP 3.
5 Đánh giá TVI (mức độ 2 kiểm - Đo kiểm giá trị TVI tại các ô tầng thứ từ 10%
soát màu). đến 90 %, lưu lại thông số đo kiểm và tham
chiếu với thông số tiêu chuẩn tham chiếu ISO
12647-2:2013.
- Đánh giá độ lệch các giá trị vùng tầng thứ xác
định sự khác biệt trung bình giữa các tờ mẫu so
với giá trị tham chiếu.
6 Đánh giá cân bằng xám từ bản - Tính toán giá trị MTS tại các vùng 50%.
in (mức độ 3 kiểm soát màu) - Nếu giá trị MTS đạt, tính toán giá trị DeltaCh
(khoảng sai biệt sắc độ) của 3 vùng xám HR,
HC và SC.
7 Điều chỉnh đường cong - Nhập các giá trị cần điều chỉnh vào RIP để
(curve) của bản cho lần thực điều chỉnh bù trừ GTTT và cân bằng xám.
nghiệm 2 (Run 2)
8 Đo kiểm bản kẽm mới đã - Kiểm tra và xác nhận đã bù trừ chính xác
được bù trừ các giá trị đường (curve TVI)
curve cho lần thực nghiệm 2
(Run 2)
9 Chạy in thực nghiệm lần 2 - Kiểm soát lần chạy in 2 từ lần hiệu chỉnh
(Run 2) đường cong bản kẽm.
- Lau lô cao su ở mỗi lần chạy.
- In 400 tờ theo tốc độ sản xuất.
10 Kiểm soát và đánh giá tính ổn - Chọn 10 tờ in bất kỳ trong quá trình in để
định của quá trình in sau khi đánh giá tính ổn định của quá trình in.
cân chỉnh bản
11 Kiểm tra dung sai các giá trị - Chọn 20 tờ mẫu (đầu, giữa, cuối) để kiểm tra

68
SID, TVI và Gray Balance các giá trị L*a*b*, TVI, Gray balance có nằm
trong khoảng dung sai cho phép so với tiêu
chuẩn tham chiếu (loại giấy tương ứng của của
tiêu chuẩn tham chiếu).
12 Chờ khô mực sau đó đo kiểm - Thực hiện như bước 3
lại. - Kiểm tra khả năng tái tạo xám của việc hiệu
chỉnh CTP, nếu giá trị cân bằng xám không đạt
tiến hành hiệu chỉnh ở mức độ 3
13 Đánh giá bài in theo quy trình - Thực hiện tương tự ở bước 5 – 6 – 7.
kiểm soát màu
14 Chạy in thực nghiệm lần 3 - Thực hiện tương tự như bước 7 – 13.
(nếu giá trị tham chiếu vẫn
chưa đạt)

→ Quy trình xây dựng tiêu chuẩn trong sản xuất in nhằm mục đích tạo ra bộ tiêu chuẩn
cụ thể cho từng công đoạn cũng như cả quá trình sản xuất in. Giúp kiểm soát được các
công đoạn, kết nối chặt chẽ giữa các khâu. Tối thiểu hóa sự sai lệch và tối ưu hóa năng
xuất, chất lượng tờ in.

69
CHƯƠNG 5: THỰC NGHIỆM GIẢ LẬP
5.1. Mục tiêu
Vì điều kiện thực nghiệm đồ án này gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, mục đích của
phần thực nghiệm giả lập này là áp dụng quy trình sản xuất in đã xây dựng ở
“CHƯƠNG 5” mô phỏng kết quả thực nghiệm đạt được, giúp kiểm soát ba yếu tố
chính là: mật độ màu tông nguyên CMYK, gia tăng tầng thứ và cân bằng xám với các
điều kiện thiết bị hiện có tại xưởng in khoa In và Truyền thông. Các số liệu đánh giá
được giả lập từ tờ in Testform, từ đó xây dựng bộ tiêu chuẩn nội bộ cho quá trình sản
xuất in.
5.2. Giả lập thực nghiệm trường hợp 1
- Giả định: Tại phần này, kết quả số liệu giả lập sẽ tham chiếu dựa vào tiêu chuẩn ISO
12647-2:2013. Mô phỏng cho trường hợp 1: “Kết quả giá trị của các yếu tố cần kiểm
soát nằm trong dung sai cho phép so với điều kiện tiêu chuẩn tham chiếu ISO
12647-2:2013”.
5.2.1. Điều kiện thiết bị
- Yêu cầu: Các hệ thống thiết bị đã được ổn định.
 In thử
Máy in kỹ thuật số Canon imagePROGRAF PRO-500

Hình 5. 1: Máy in kỹ thuật số Canon imagePROGRAF PRO-500

70
Bảng 5. 1: Thông số kỹ thuật máy in Canon imagePROGRAF PRO-500
Độ phân giải in tối đa 2400 (ngang)*1 x 1200 (dọc) dpi
Loại Cartridge mực rời
1,536 vòi phun x
Số vòi phun/chip 12 màu (18,432
vòi phun)

Kích thước giọt (tối thiểu) 4pl


mực

Đầu in / Mực in PFI-50 Matte


Black / Photo
Black / Cyan /
Magenta / Yellow /
Hộp mực Photo Cyan / Photo
Magenta / Gray /
Photo Gray / Red /
Blue / Chroma
Optimize
A5, A4, A3, A3+, A2, B5, B4, B3, 4 x
Khổ giấy 6", 5 x 7", 8 x 10", 10 x 12", 14 x 17",
17 x 22", Letter, Legal, Ledger

Thiết bị đo: Máy đo màu I1 Pro 2

Hình 5. 2: Máy đo màu I1 Pro 2

71
Phần mềm:
- Phần mềm điều khiển máy in Fiery XF (EFI)

Hình 5. 3: Phần mềm Fiery XF (EFI)

- Phần mềm cân chỉnh CHROMIX/Hunt Color – Curve4

Hình 5. 4: Phần mềm Curve4

- Phần mềm tạo ICC profile Heidelberg ColorTool Box

Hình 5. 5: Phần mềm ColorTool Box


 CTP
Máy ghi bản CTP Suprasetter A105

Hình 5. 6: Máy ghi bản CTP suprasetter A105

72
Bảng 5. 2: Thông số kỹ thuật máy ghi bản CTP suprasetter A105
Tiêu chí Thông số chi tiết
Khổ bản tối đa (mm) 930 x 1060
Khổ bản tối thiểu (mm) 370 x 323
Độ dày bản kẽm (mm) 0.15 – 0.35
Tốc độ ghi (bản/giờ) 42
Độ phân giải ghi (dpi) 2540
Bản kẽm sử dụng Bản kẽm nhiệt, đế nhôm
CTP User Interface
Prinect Prepress Manager
Hệ thống liên kết
Prinect MetaDimention
Prinect Shooter

Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T

Hình 5. 7: Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T

73
Bảng 5. 3: Thông số kỹ thuật Máy hiện bản G&J RAPTOR 85T
Tiêu chí Thông số chi tiết
Loại bản Bản kẽm nhiệt, đế nhôm, dương bản
Chiều rộng bản hiện tối đa (mm) 850
Chiều dài bản hiện tối đa (mm) 1100
Độ dày bản kẽm (mm) 0.15 – 0.3
Nhiệt độ hiện (0C) 10 – 45 (±0.5)
Tốc độ hiện kẽm (bản/giờ) 40 – 120 (>20 bản/giờ)
Thời gian bơm thuốc hiện (ml/m2) 78
Thời gian bơm bù thuốc hiện 80
Chổi chà thuốc hiện (rpm) 120
Nhiệt độ sấy (0C) 20 – 65

Bản in

Hình 5. 8: Bản kẽm nhiệt Bocica

74
Bảng 5. 4: Thông số kỹ thuật bản kẽm nhiệt Bocica
Tiêu chí Thông số chi tiết
Tính chất Dương bản, đế nhôm
Kích thước (mm) 605x760
Độ dày (mm) 0.3
Nhạy cảm với bước sóng (nm) 830
Khả năng tái tạo Trame AM 1-99% tại độ phân giải 200lpi
Trame FM: 10 μm
Điều kiện hiện bản Dung dich hiện Bocica BP-TP
Định mức bơm bù 120 ml/m2
Thời gian hiện: 25 ±5s.
Nhiệt độ hiện: 22-25oC.
Độ bền bản >50 000 lần.
>150 000 lần sau khi nướng bản
Bảo quản 18 tháng, giữ trong bóng tối, lạnh và khô
ráo, nhiệt độ 5-30 oC.
 In sản lượng

Hình 5. 9: Máy in offset Komori Enthrone 29 - 4 màu

75
Bảng 5. 5: Thông số kỹ thuật máy in offset Komori Enthrone 29 4 màu
Số màu in 4 màu
Tốc độ in tối đa 13000 tờ/giờ
Khổ giấy tối đa 530x750 mm
Khổ giấy tối thiểu 200x280 mm
Khổ in tối đa 520x740 mm
Độ dày bản in 0.04 ~ 0.6 mm
Kích thước bản kẽm 605x760 mm
Kích thước ống cao su 688x770 mm
Kích thước máy in 6322x2582x2055 mm
Khối lượng 14300 kg
Số khóa mực 23
Độ rộng phím mực 32.5 mm

 Vật tư
Bảng 5. 6: Thông số vật tư

Yếu tố Thông số tiêu chuẩn


Vật liệu in - Giấy đầu vào (định lượng, kích thước, loại giấy)
Mực in Loại mực Độ nhớt Độ dày lớp Thứ tự màu in
(Pa.s) mực KCMY
40 – 100 (µm)
0.7 – 1.1
Cao su Độ dày (mm) Độ cứng Lượt in Chịu nén
1.90 – 1.95 78o Shore A 1 – 3 triệu lượt Dư 0.4 mm
Bản kẽm - Ngoại quan (trầy, xước, bụi, dơ)

76
Phím mực - Dữ liệu từ file CIP 3 từ công đoạn RIP

Dung dịch cấp ấp Độ cứng Cồn pH Độ dẫn suất Nhiệt độ


nước (%IPA) 4.5-5.5 (μS/cm) (oC)
8 – 10odH 6.5-10 % 1000-2000 10 - 15
Áp lực in 0.1 – 0.15 mm

 Trame
Bảng 5. 7: Thông số trame

Tiêu chí Yêu cầu Tiêu chuẩn


Nhu cầu sử dụng và dễ thực
Loại trame AM
nghiệm.
Thực trạng R-PAC và ISO
Góc xoay trame C150 M450 Y00 K750
12647/13 (trang 4).
Hình dạng trame Smooth Ecliptical Nhu cầu sử dụng.
(120,200) lpi (Theo ISO 12647-
Tần số trame (lpi) 175
2/13, trang 3).
Thông số từ nhà cung cấp thiết bị.
Độ phân giải ghi 2450

5.2.2. Kết quả thực nghiệm


 In thử
Thực nghiệm trên máy in thử Canon pro 500 theo quy trình trên. Qua công đoạn tuyến
tính, nhận thấy giá trị của máy như:
+ Độ mở kênh màu tốt (đều trên 94).
+ Gia tăng tầng thứ vùng 50% đạt theo tiêu chuẩn ISO 12647-2:2013.
+ KGM của máy in bao phủ được KGM điều kiện in tham chiếu ISO Coated v2.

77
Do đó nhóm dự đoán máy in vẫn đạt giá trị phục chế tốt nên không cần tiến hành cân
chỉnh máy như theo quy trình đã đề ra. Qua đó tiến hành in bảng TC1617 với file vừa
tuyến tính, tạo profile máy in và đánh giá (verify) với tiêu chuẩn ISO (ISO Coated v2).

Hình 5. 10: Kết quả đo và đánh giá


- Về tông màu CMYK (mức độ 1):
+ Giá trị tông màu C,M,Y,K và CMYK đều đạt trong dung sai cho phép. Ngoại trừ giá
trị nền giấy không đạt (deltaE là 5.6 so với 3).
+ Phân tích kết quả chi tiết cho thấy nguyên nhân sử dụng giấy không đạt chuẩn ISO
(delta đo được là 5.6 so với tiêu chuẩn là 3.0). Còn các giá trị đều nằm trong dung sai.
→ Gia tăng tầng thứ TVI (Mức độ 2), Midtone Spread và cân bằng xám Gray balance
(Mức độ 3) đều đạt.

78
Hình 5. 11: Phân tích kết quả đo

→ Kết luận: Máy in Canon pro 500 đáp ứng tiêu chuẩn như một máy in thử cho in sản
lượng mà không phải trải qua bước cân chỉnh. Không gian màu phục chế của máy in
thử đạt được KGM theo tiêu chuẩn ISO. Công đoạn cân chỉnh trong quy trình đã đề
xuất có thể áp dụng cho máy in đã trải qua một thời gian sử dụng và không còn khả
năng phục chế như ban đầu. Do điều kiện sản xuất với giấy không đạt chuẩn nên điều
chỉnh dung sai màu giấy từ 3.0 theo ISO 16247-2:2013 tăng lên 5.0. Từ đó đưa ra tiêu
chuẩn nội bộ in thử.
 Hiệu chỉnh CTP – In sản lượng
Lần Run 1 (chưa hiệu chỉnh CTP)
 Gamut màu
 Mật độ tông nguyên
- Giá trị density tham chiếu:
Bảng 5. 8: Giá trị density tiêu chuẩn
Solid Ink Density C 1.30 – 1.50
(Status-T) M 1.40 – 1.60

Y 0.95 – 1.15

K 1.60 – 1.80

79
- Giá trị density đo kiểm:
Bảng 5. 9: Giá trị mật độ đo kiểm

Phím K C M Y
1 1.78 1.42 1.58 1.11
2 1.77 1.42 1.57 1.12
3 1.73 1.38 1.55 1.10
4 1.72 1.40 1.56 1.08
5 1.74 1.40 1.52 1.04
6 1.72 1.36 1.51 0.99
7 1.73 1.34 1.53 1.00
8 1.71 1.34 1.50 0.98
9 1.7 1.33 1.51 0.98
10 1.69 1.36 1.53 0.99
11 1.72 1.34 1.54 1.00
12 1.73 1.32 1.50 0.97
13 1.72 1.32 1.51 0.98
14 1.71 1.30 1.52 0.99
15 1.74 1.27 1.52 1.00
16 1.73 1.30 1.56 1.00
17 1.7 1.29 1.53 1.01
18 1.72 1.30 1.50 1.05
19 1.76 1.30 1.54 1.10
20 1.78 1.37 1.53 1.08
21 1.77 1.32 1.52 1.12

80
Phím K C M Y
22 1.78 1.35 1.52 1.14
23 1.77 1.30 1.51 1.13

BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ MẬT ĐỘ LỚP MỰC


2

1.5

0.5

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

CYAN MAGENTA YELLOW


BLACK Dung sai Cyan Dung sai Magenta
Dung sai Yellow Dung sai Black

Hình 5. 12: Biểu đồ phân bố mật độ lớp mực


- Nhận xét: Từ biểu đồ ta thấy các giá trị mật độ tương đối đồng đều của các màu
CMYK. Tuy nhiên ở hai rìa mép tờ in giá trị mật độ có xu hướng cao hơn, nhưng theo
tiêu chí đánh giá vẫn đạt, dung sai vẫn nằm trong khoảng cho phép với tham chiếu.
Kiểm soát được mật độ lớp mực giúp duy trì sự ổn định mật độ màu của tờ in trong cả
quá trình in, đây là điều kiện đủ để đáp ứng và cân chỉnh các yếu tố ở quá trình tiếp
theo được đạt ra để kiểm soát quá trình in : TVI, Gray balance.
 Độ tương phản
DV - DR
- Công thức: K(%)= x 100
DV
DV: Giá trị mật độ tông nguyên
DR: Giá trị mật độ tông trame

81
- Giá trị tham chiếu:
Bảng 5. 10: Giá trị mật độ tương phản tiêu chuẩn

Màu Giá trị độ tương phản (%)


Cyan 39
Magenta 41
Yellow 37
Black 43

- Giá trị đo kiểm:


Bảng 5. 11: Giá trị đo kiểm độ tương phản

Màu 75% 100% Contrast


Cyan 0.38 1.36 39.45%
Magenta 0.98 1.72 43.4 %
Yellow 0.67 1.25 37.61%
Black 0.86 1.55 43.55%

Hình 5. 13: Thang đánh giá mức độ độ tương phản


- Nhận xét: Xét theo từng khoảng thì độ tương phản của 4 màu đo được nều nằm trong
giá trị 35%-45% ở khoảng này giá trị độ tương phản thể hiện tốt và có thể chấp nhận và
có sự chênh lệch không quá cao đối giá trị tham chiếu C 39%, M 41%, Y 37%, K
43%.

82
 Trapping
D1+2 - D1
- Công thức chồng 2 màu: FA2= x 100
D2
D1: Mật độ mực lớp mực in đầu tiên
D2: Mật độ mực lớp mực in sau cùng
D1+2: Mật độ mực in cả hai màu
- Yêu cầu thứ tự màu in: Cyan – Magenta – Yellow.
- Giá trị tham chiếu:
Bảng 5. 12: Giá trị trapping tiêu chuẩn

Màu Giá trị trapping (%)


Red 70
Green 80
Blue 75

- Giá trị đo kiểm:


Bảng 5. 13: Giá trị đo kiểm trapping

Màu 1: M Màu 2: Y Trapping Red


1.71 1.31 56.1 %
Màu 1: C Màu 2: Y Trapping Green
1.29 1.28 87.5 %
Màu 1: C Màu 2: M Trapping Blue
1.29 1.66 74 %

83
Hình 5. 14: Thang đánh giá mức độ trapping
- Nhận xét: Giá trị trapping đo được của màu Green tốt và màu Blue là chấp nhận
được, sự chồng màu của lớp mực in sau lên lớp mực in trước tạo thành màu in sau
cùng đạt yêu cầu. Màu Red có giá trị trapping thấp, lớp mực in sau quá mỏng, trong
khi lớp mực in trước thì quá dày, cho nên màu được tạo nên có khuynh hướng ngả về
màu Mangenta, tuy nhiên dựa vào điều kiện in vẫn chấp nhận giá trị này.
 Gam màu
Bảng 5. 14: Kết quả về gam màu lần Run 1

ISO 12647-2 : 2013 RUN 1 ΔEab


L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 98.86 -1.67 0.13 3.78
C 56.0 -36.0 -51.0 54.15 -35.56 -51.9 2.10
M 48.0 75.0 -4.0 52.35 78.15 1.25 4.90
Y 89.0 -4.0 93.0 88.25 -4.89 96.72 3.71
K 16.0 0.0 0.0 20.12 0.15 1.39 4.35
R 47.0 68.0 48.0 45.67 71.25 48.57 4.30
G 50.0 -65.0 27.0 47.66 -67.89 29.3 4.97
B 24.0 22.0 -46.0 20.15 19.98 -44.98 4.96

84
- Nhận xét: Giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy, CMYK và RGB có giá trị
ΔEab nhỏ hơn 5 so với giá trị tham chiếu.

→ Kết luận chung: Từ giá trị density và L*a*b* cho thấy đạt tiêu chí kiểm soát màu
mức độ 1.
 TVI
- Biểu đồ thể hiện:

Hình 5. 15: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Black (K) so với
TVI ISO 12647-2:13

Hình 5. 16: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Cyan (C) so với
TVI ISO 12647-2:13

85
Hình 5. 17: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Magenta (M) so
với TVI ISO 12647-2:13

Hình 5. 18: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13

- Bảng số liệu:
Bảng 5. 15: Giá trị tầng thứ chênh lệch (TV shift) giữa in và tiêu chuẩn
Tone
K C M Y Dung sai Kết quả
Value(%)
10 3 0.3 2.6 2.2 3 đạt
20 8.6 3.4 5.2 7 3 Không đạt
30 8.9 3.3 5.2 6.3 4 Không đạt

86
40 6.4 3.6 5.7 6.2 4 Không đạt
50 4.7 8.5 7.7 7.7 4 Không đạt
60 4.2 9.5 6 8.4 4 Không đạt
70 4.5 8.8 5.8 6.8 3 Không đạt
80 3.1 4.6 4 4.6 3 Không đạt
90 1.9 2.4 1.7 1.3 3 đạt

Bảng 5. 16: Giá trị Midtone spread lần Run 1


C M Y
TV Print 24.5 23.7 23.7
TV ISO 16 16 16
TV shift 8.5 7.7 7.7
Midtone Spread
0.8 (Đạt)
(MTS)
Dung sai 5

- Nhận xét: Nhìn chung sự biến đổi tầng thứ ở các vùng sáng (10%) và vùng tối (90%)
không có sự gia tăng tầng thứ và nằm trong khoảng dung sai cho phép của ISO. Còn
các giá trị vùng trung gian từ 20% đến 80% có sự gia tăng tầng thứ lớn, vượt qua khỏi
giá trị dung sai cho phép.
Mặc dù giá trị tầng thứ chênh lệch cao nhưng giá trị MTS = 0.8 (<5) vẫn đạt khoảng
trong dung sai cho phép đều này đảm bảo cho việc đáp ứng đúng định nghĩa của tính
chất cân bằng xám. Nhưng kết quả giá trị ∆𝐶 h tại ba vùng xám HR, HC và SC không
đảm bảo trong khoảng dung sai. Giá trị ∆𝐶 h cao nhất với 8.27 tại vùng HC (lớn hơn
dung sai cho phép 4.47) và giá trị ∆𝐶 h thấp nhất với 3.61 tại vùng HR (lớn hớn dung
sai cho phép 0.61). Điều này không đảm bảo đủ điều kiện kiểm soát màu mức độ 3
trong quy trình kiểm soát màu. (Cơ bản là không đạt được mức độ 2 - TVI nên việc
mức độ 3 không đạt là không nằm ngoài dự đoán).

87
Bảng 5. 17: Giá trị cân bằng xám lần Run 1
Run 1 Target Dung Kết
∆𝑪h
L* a* b* L* a* b* sai quả

25C
19M 80.6 -0.1 0.4 75.6 0.8 -3.1 3.61 3 ×
19Y
50C
40M 61.5 -3 5.3 56.7 0.5 -2.2 8.27 3.8 ×
40Y
75C
69M 33.6 2.4 4.4 39 0.3 -1.4 6.16 3.4 ×
70Y

 Hiệu chỉnh CTP


Sau khi đánh giá kết quả thực nghiệm ở Run 1 chưa đạt kết quả mong muốn, ta sẽ sử
dụng các giá trị đo được trên tờ in Run 1 và hiệu chỉnh CTP thông qua RIP theo các
bước sau:
- Bước 1: Mở chức năng Calibration Manager chọn chức năng Process Calibration.
Chọn “New” để tạo nhóm bù trừ gia tăng tầng thứ ứng với thiết bị ghi.

88
Hình 5. 19: Calibration Manager
- Bước 2: Chọn “New” để thiết lập các thông số bù trừ ứng với điều kiện in: Số màu in,
loại trame, độ phân giải.

Hình 5. 20: Bảng thiết lập thông số bù trừ với điều kiện in
- Bước 3: Nhập các giá trị tăng tầng thứ đo được để tiến hành bù trừ gia tăng tầng thứ
cho từng màu.
- Bước 4: Bấm Start để các thiết lập bù trừ gia tăng tầng thứ được tính toán.
- Bước 5: Tại Output plan chọn chế độ Process Calibration để chọn chế độ bù trừ gia
tăng tầng thứ để thực hiện trong quá trình RIP.

89
Lần Run 2 (đã hiệu chỉnh CTP)
 Gam màu
Bảng 5. 18: Kết quả về gam màu sau lần Run 2 cân chỉnh TVI

ISO 12647-2 : 2013 RUN 2 ΔEab


L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 98.75 -1.59 0.11 3.67
C 56.0 -36.0 -51.0 55.08 -35.38 -51.47 1.20
M 48.0 75.0 -4.0 51.36 77.89 1.15 4.17
Y 89.0 -4.0 93.0 87.93 -4.77 97.32 2.46
K 16.0 0.0 0.0 19.35 0.13 1.15 3.38
R 47.0 68.0 48.0 45.50 70.59 49.12 4.18
G 50.0 -65.0 27.0 47.12 -67.11 28.93 4.62
B 24.0 22.0 -46.0 20.55 20.21 -45.11 4.54

- Nhận xét: Sau khi hiệu chỉnh CTP, kết quả lần Run 2 giống với kết quả lần Run 1, các
giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy, CMYK và RGB lại có giá trị ΔEab nhỏ hơn
5 so với giá trị tham chiếu.
→ Kết luận: Đạt tiêu chí kiểm soát màu mức độ 1, tiếp tục kiểm soát mức độ 2.

90
 TVI
- Biểu đồ thể hiện:

Hình 5. 21: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y)
so với TVI ISO 12647-2:13.

Hình 5. 22: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13.

91
Hình 5. 23: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13

Hình 5. 24: Giá trị đo và biểu đồ đường cong tầng thứ trên tờ in màu Yellow (Y) so với
TVI ISO 12647-2:13

92
- Bảng số liệu:
Bảng 5. 19: Giá trị gia tăng tầng thứ Run 2 sau khi cân chỉnh TVI
Tone
K C M Y Dung sai Kết quả
Value(%)
10 1.9 0.6 1.9 2.2 3 Đạt
20 1.1 2.1 2.7 2.2 3 Đạt
30 2.6 1.6 2.7 2.6 4 Đạt
40 3.5 2.2 3.3 2.1 4 Đạt
50 3.8 3 3.7 2.6 4 Đạt
60 3.9 2.9 3.3 2.3 4 Đạt
70 3.7 2.9 2.8 1.8 3 Đạt
80 1.9 1.5 2 1.3 3 Đạt
90 1.6 0.5 1.4 0.9 3 Đạt

- Nhận xét: Từ bảng số liệu được tính toán dựa trên các giá trị đo, kết quả cho thấy sau
khi hiệu chỉnh thì đường cong hiệu chỉnh CTP đã đạt được yêu cầu trong dung sai cho
phép của ISO. Bên cạnh đó, biểu đồ thể hiện ở Run 1 và Run 2 cũng có sự thay đổi,
đường cong giá trị in ở Run 2 sát và gần hơn với đường cong tầng thứ in theo chuẩn
ISO 12647-2:13 (curve A).

→ Kết luận: Đạt tiêu chí kiểm soát màu mức độ 2, tiếp tục kiểm soát mức độ 3.

93
 Cân bằng xám
Bảng 5. 20: Giá trị Midtone spread lần Run 2 sau khi cân chỉnh TVI
C M Y
TV Print 19 19.7 18.6
TV ISO 16 16 16
TV shift 3 3.7 2.6
Midtone Spread
1.1 (Đạt)
(MTS)
Dung sai 5

Bảng 5. 21: Giá trị cân bằng xám lần Run 2

Run 2 Target Dung


Kết
L* a* b* L* a* b* ∆𝑪h sai
quả
∆𝑪h
25C
19M 79.5 0.4 -1.7 75.6 0.8 -3.1 1.84 3 Đạt
19Y
50C
40M 60.1 -1.1 0.5 56.7 0.5 -2.2 3.13 3.8 Đạt
40Y
75C
69M 35.7 1.2 1.5 39 0.3 -1.4 3.26 3.4 Đạt
70Y
- Nhận xét:
+ Giá trị chênh lệch (TV shift) lớn nhất là 3.7 (màu Magenta), nhỏ nhất là 2.6 (màu
Yellow) với giá trị MTS là 1.1 nằm trong khoảng dung sai cho phép.
+ Giá trị Delta Ch cao nhất là 3.26 ở vùng SC và nhỏ hơn dung sai cho phép 0.14 
Đạt.

94
+ Giá trị Delta Ch thấp nhất là 1.84 ở vùng HR và nhỏ hơn dung sai cho phép 1.16 
Đạt.

→ Kết luận: Với lần chạy Run 2 thì tờ in đạt chất lượng kiểm soát với đủ ba mức độ
kiểm soát màu.
5.2.3. Thiết lập bộ tiêu chuẩn sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền thông
Bộ tiêu chuẩn quy trình sản xuất in được thiết lập dựa trên cơ sở kết quả điều kiện thực
nghiệm giả lập cho trường hợp 1.
Bảng 5. 22: Bảng tiêu chuẩn áp dụng cho sản xuất in với TH 1
ĐIỀU KIỆN ĐO
(dựa theo ISO 13655:2009)
Density Measurement Status T
Measurement Geometry 0/45
Colorimetric Observer 20
Illuminate D50
Color System CIELAB (L*a*b*)
Measurement M1
Illumination Condition
XỬ LÍ FILE
Kích thước Khổ trải theo thông số sản phẩm;
Đầy đủ các khung trang trimbox, bleedbox, Mediabox;
Không gian màu sRGB hoặc CMYK;
ICC profile Chấp nhận có hoặc không;
Text ≥ 5 pt đối với chữ một màu
≥ 9 pt đối với chữ chồng 2 màu trở lên
Font Tất cả các font phải được nhúng

95
Transperency Chấp nhận
Layers Chấp nhận
Line arts Line weight ≥ 0.0506 mm
Flatness: 3.000
Image 300 dpi
Phiên bản PDF/X-4 (phiên bản PDF 1.6)

IN THỬ
Giấy Cùng loại với giấy in sản lượng
L*=95; a*=1.0; b*=-4.0
Delta E tham chiếu: 3
Delta E nội bộ: 5
Giá trị Lab Theo tiêu chuẩn ISO 12647-2/13
CMYKRGB DeltaEab = 5.0
TVI Curve A

Cân bằng xám Dựa theo tiêu chuẩn ISO 12647-2/13


Thanh đo kiểm soát: Fogra Control Wedge v3.0 theo ISO 12647-2:2013

96
CTP
Vùng tầng thứ tối 3%
thiểu
Vùng tầng thứ tối 97%
đa
Dung sai giá trị 1-2%
tầng thứ cho phép
Độ phân giải in 150 lpi
tối thiểu
Thứ tự in màu KCMY
AM Theo ISO 12647-2/13
IN (dựa theo ISO 12647-2/13)
1.Giá trị mật độ tông nguyên

2. Giá trị tiêu chuẩn Lab CMYK và RGB (đối với giấy tráng bóng)
ISO 12647-2:2013 quy định CMYK và RGB dung sai cho phép DeltaEab ≤ 5

97
3.Giá trị tiêu chuẩn gia tăng tầng thứ

4.Midtone spread (MTS): (+/-)5


5.Giá trị tiêu chuẩn cân bằng xám

6.Các mức độ đạt được


- Mức độ 1: Đạt tiêu chuẩn nội bộ về mật độ tông nguyên (SID).
- Mức độ 2: Đạt tiêu chuẩn nội bộ về gia tăng tầng thứ (TVI).
- Mức độ 3: Đạt tiêu chuẩn nội bộ về Midtone Spread và cân bằng xám (Gray
Balance).

5.3. Giả lập thực nghiệm trường hợp 2


- Giả định: Tại trường hợp 2 này: “Các thông số giá trị đánh giá SID, TVI và cân
bằng xám không nằm trong khoảng dung sai cho phép theo quy định của ISO
12647-2:2013 đối với in sản lượng”. Thì việc quy chuẩn giá trị cho bài in tại xưởng sẽ
dựa vào giá trị trung bình các thông số qua các lần in, bài in đạt chất lượng của từng
lần chạy in và đánh giá trực quan hình ảnh trên sản phẩm in (Testform) được giả lập.
Kết quả là bộ tiêu chuẩn theo giá trị nội bộ tại xưởng in.

98
- Tại trường hợp 2 sẽ tiến hành thực hiện 3 lần Run.
5.3.1. Điều kiện thiết bị
(Tương tự mục 5.2.1)
5.3.2. Kết quả thực nghiệm
 In thử
(Tham chiếu kết quả từ TH 1)
 Hiệu chỉnh CTP – in sản lượng
Lần Run 1 (Chưa hiệu chỉnh CTP)
 Gamut màu
 Mật độ tông nguyên
- Giá trị density tham chiếu:
Solid Ink Density C 1.30 – 1.50
(Status-T) M 1.40 – 1.60
Y 0.95 – 1.15
K 1.60 – 1.80

- Giá trị density đo kiểm:


Bảng 5. 23: Giá trị đo kiểm mật độ lớp mực TH2

Phím K C M Y
1 1.91 1.60 1.68 1.25
2 1.90 1.59 1.67 1.24
3 1.90 1.57 1.66 1.25
4 1.89 1.58 1.67 1.23
5 1.88 1.58 1.67 1.2
6 1.87 1.54 1.66 1.19
7 1.82 1.53 1.65 1.18

99
Phím K C M Y
8 1.83 1.52 1.64 1.18
9 1.84 1.53 1.62 1.17
10 1.84 1.52 1.62 1.16
11 1.83 1.51 1.63 1.17
12 1.82 1.50 1.61 1.16
13 1.82 1.48 1.62 1.17
14 1.83 1.49 1.62 1.18
15 1.85 1.48 1.63 1.19
16 1.84 1.49 1.63 1.17
17 1.86 1.53 1.64 1.19
18 1.88 1.57 1.65 1.24
19 1.89 1.58 1.67 1.25
20 1.90 1.59 1.67 1.23
21 1.90 1.58 1.68 1.25
22 1.91 1.60 1.67 1.24
23 1.90 1.59 1.68 1.25

BIỂU ĐỒ PHÂN BỐ MẬT ĐỘ LỚP MỰC


2.5

1.5

0.5

0
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23

CYAN MAGENTA YELLOW


BLACK Dung sai Cyan Dung sai Magenta
Dung sai Yellow Dung sai Black

Hình 5. 25: Biểu đồ phân bố mật độ lớp mực

100
- Nhận xét: Từ biểu đồ cho thấy giá trị dung sai mật độ của CMYK nằm ngoài và cao
hơn khoảng dung sai cho phép. Hai rìa tờ in có mật độ lớp mực cao, đây là hiện tượng
dạt lớp mực gây nên. Khi mực này có độ dày quá ít chồng với mực có độ dày quá cao
sẽ làm cho màu chồng sẽ ngã về tông màu có dộ dày cao. Tuy nhiên giá trị mật độ
không có sự chênh lệch quá nhiều giữa các vùng tờ in. Nguyên nhân của sự sai lệch giá
trị mật độ đến từ điều kiện in, mực in, lượng mực cung cấp từ vít chỉnh mực không đủ.
 Gam màu:
Bảng 5. 24: Kết quả về gam màu sau lần Run 1 cân chỉnh TVI

ISO 12647-2 : 2013 RUN 1 ΔEab


L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 100.35 -2.79 -0.94 5.30
C 56.0 -36.0 -51.0 52.17 -35.55 -51.87 3.95
M 48.0 75.0 -4.0 47.59 76.15 1.15 5.29
Y 89.0 -4.0 93.0 88.5 -4.98 98.55 5.66
K 16.0 0.0 0.0 8.2 -0.4 0.3 7.82
R 47.0 68.0 48.0 48.56 72.35 49.89 5.25
G 50.0 -65.0 27.0 47.12 -67.86 30.89 5.62
B 25.0 22.0 -46.0 20.09 21.31 -44.99 5.18

- Nhận xét: Giá trị màu CIE L*a*b* của màu Cyan có giá trị ΔEab nhỏ hơn 5, đối với
màu trắng giấy, màu Magenta, Yellow, Black và RGB có giá trị ΔEab lớn hơn 5 so với
giá trị tham chiếu. Riêng với màu Black giá trị ΔEab rất lớn cao 7.82.

→ Kết luận chung: Từ giá trị density và L*a*b* cho thấy không đạt tiêu chí kiểm soát
màu mức độ 1.

101
 TVI
( Tương tự số liệu như TH1- chưa hiệu chỉnh)
 Cân bằng xám
( Tương tự số liệu như TH1- chưa hiệu chỉnh)
 Hiệu chỉnh CTP
(Tương tự như TH1)
Các lần Run tiếp theo (Đã hiệu chỉnh CTP)
 Gamut màu:
Bảng 5. 25: Kết quả về gam màu lần Run 2 sau khi cân chỉnh CTP
ISO 12647-2 : 2013 RUN 2 ΔEab
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 100.21 -2.54 -0.78 5.16
C 56.0 -36.0 -51.0 52.15 -35.35 -51.64 3.96
M 48.0 75.0 -4.0 47.45 76.10 1.09 5.24
Y 89.0 -4.0 93.0 88.41 -4.99 98.12 5.25
K 16.0 0.0 0.0 8.3 -0.4 0 7.71
R 47.0 68.0 48.0 48.51 72.35 49.8 5.20
G 50.0 -65.0 27.0 47.05 -67.5 30.8 5.42
B 25.0 22.0 -46.0 20.05 21.25 -44.89 5.22

- Nhận xét: Giống với kết quả lần Run 1, giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy
và màu Cyan có giá trị ΔEab nhỏ hơn 5, đối với Magenta, Yellow, Black và RGB có giá
trị ΔEab lớn hơn 5 so với giá trị tham chiếu. Giống với lần Run 1 đối với màu Black giá
trị ΔEab vẫn rất cao tại 7.71.

102
Bảng 5. 26: Kết quả về gam màu lần Run 3 sau khi cân chỉnh CTP
ISO 12647-2 : 2013 RUN 3 ΔEab
L* a* b* L* a* b*
Giấy 95.0 1.0 -4.0 100.18 -2.56 -0.35 5.12
C 56.0 -36.0 -51.0 52.22 -35.5 -51.75 3.89
M 48.0 75.0 -4.0 47.55 76.1 1.05 5.19
Y 89.0 -4.0 93.0 88.33 -4.77 97.99 5.09
K 16.0 0.0 0.0 8.5 -0.35 0.25 7.51
R 47.0 68.0 48.0 48.47 72.35 49.7 5.14
G 50.0 -65.0 27.0 47 -67.5 30.23 5.07
B 25.0 22.0 -46.0 20.1 21.35 -44.89 5.20

- Nhận xét: Giống với kết quả lần Run 2, giá trị màu CIE L*a*b* của màu trắng giấy
và màu Cyan có giá trị ΔEab nhỏ hơn 5, đối với Magenta, Yellow, Black và RGB có giá
trị ΔEab lớn hơn 5 so với giá trị tham chiếu. Tại lần Run 3 này thì giá trị ΔEab của màu
Black vẫn rất cao tại 7.51.

→ Kết luận chung: Mặc dù các giá trị màu CIE L*a*b của 3 lần Run đều có ΔEab lớn
hơn 5, không đạt so với dung sai tham chiếu ISO 12647-2:2013. Nhưng giá trị sai số
qua các lần Run (2 và 3) không thay đổi quá khác biệt. Vì thế có thể dựa vào giá trị
trung bình để có bộ thông số kiểm soát nội bộ cho hệ màu CMYK và RGB.
 TVI
(*) Giá trị TV shift trung bình là giá trị tầng thứ chênh lệch được tính từ các giá trị TV
shift của các lần chạy in bắt đầu từ Run2 – Run cuối cùng (do giá trị run1 chưa được
hiệu chỉnh). Giá trị này sẽ dùng để đánh giá và chọn ra dung sai tiêu chuẩn nội bộ từ 4
màu CMYK.

103
Bảng 5. 27: Giá trị tầng thứ của màu Black (K) tại các lần chạy in Run 2 và 3
Tone
Màu Black (K)
Value
Run2 Run3 TV shift
(%) TV TV trung
TV print TV ISO TV print TV ISO bình(*)
shift shift
10 4.50 6.10 1.60 5.00 6.10 1.10 1.35
20 6.70 10.50 3.80 7.40 10.50 3.10 3.45
30 8.50 13.50 5.00 8.90 13.50 4.60 4.80
40 20.10 15.30 4.80 21.40 15.30 6.10 5.45
50 23.40 16.00 7.40 22.80 16.00 6.80 7.10
60 22.40 15.60 6.80 21.30 15.60 5.70 6.25
70 19.00 14.00 5.00 18.40 14.00 4.40 4.70
80 14.20 11.00 3.20 14.80 11.00 3.80 3.50
90 9.00 6.50 2.50 8.50 6.50 2.00 2.25

- Nhận xét: Nhìn vào giá trị tầng thứ chênh lệch của màu Black (K) ở bảng trên ta có
thể thấy được:
+ Các giá trị TV shift ở vùng sáng (10%) và vùng tối (90%) tại hai lần Run (2&3) lần
lượt là 1.6 và 1.1 tại vùng sáng 10%, tại vùng tối (90%) thì giá trị lần lượt là 2.5 và 2.
Điều này cho thấy các giá trị tại hai vùng 10% và 90% vẫn đạt giá trị dung sai của ISO
12647-2:13 quy định (nhỏ hơn 3).
+ Các giá trị TV shift ở các vùng còn lại (từ 20% đến 80%) đều nằm ngoài khoảng cho
phép của dung sai ISO 12647-2/13. Đặc biệt là ở vùng trung gian 50% của Run2 là 7.4
và vùng trung gian 50% của Run3 là 6.8 (Quá lớn so với thông số dung sai cho phép
nhỏ hơn 4, tối đa là 5 ở vùng 50%).

104
Bảng 5. 28: Giá trị tầng thứ của màu Cyan (C) tại các lần chạy in Run 2 và 3
Tone
Màu Cyan (C)
Value
Run2 Run3 TV shift
(%) TV TV trung
TV print TV ISO TV print TV ISO bình(*)
shift shift
10 4.20 6.10 1.90 4.70 6.10 1.40 1.65
20 6.90 10.50 3.60 6.80 10.50 3.70 3.65
30 9.90 13.50 3.60 10.40 13.50 3.10 3.35
40 19.50 15.30 4.20 19.80 15.30 4.50 4.35
50 23.50 16.00 7.50 22.70 16.00 6.70 7.10
60 23.60 15.60 8.00 21.90 15.60 6.30 7.15
70 21.50 14.00 7.50 20.10 14.00 6.10 6.80
80 15.10 11.00 4.10 14.80 11.00 3.80 3.75
90 8.50 6.50 2.00 8.40 6.50 1.90 1.95

- Nhận xét: Nhìn vào giá trị tầng thứ chênh lệch (TV shift) của màu Cyan (C) ở bảng
trên ta có thể thấy được:
+ Các giá trị TV shift ở vùng sáng (10%) và vùng tối (90%) tại hai lần Run (2&3) lần
lượt là 1.9 và 1.4 tại vùng sáng 10%, tại vùng tối (90%) thì giá trị lần lượt là 2 và 1.9.
Điều này cho thấy các giá trị tại hai vùng 10% và 90% vẫn đạt giá trị dung sai của ISO
12647-2/13 quy định (nhỏ hơn 3).
+ Các giá trị TV shift ở các vùng còn lại (từ 20% đến 80%) đều nằm ngoài khoảng cho
phép của dung sai ISO 12647-2/13. Đặc biệt là ở vùng trung gian 60% của Run2 là 8
và vùng trung gian 50% của Run3 là 7.5 (Quá lớn so với thông số dung sai cho phép
nhỏ hơn 4, tối đa là 5 ở vùng 50%).

105
Bảng 5. 29: Giá trị tầng thứ của màu Magenta (M) tại các lần chạy in Run 2 và 3
Tone
Màu Magenta (M)
Value
Run2 Run3 TV shift
(%) TV TV trung
TV print TV ISO TV print TV ISO bình(*)
shift shift
10 3.30 6.10 2.80 3.90 6.10 2.20 2.50
20 6.40 10.50 4.10 5.80 10.50 4.70 4.40
30 8.70 13.50 4.80 9.10 13.50 4.40 4.60
40 20.40 15.30 5.10 21.30 15.30 6.00 5.55
50 22.50 16.00 6.50 23.20 16.00 7.20 6.85
60 21.80 15.60 6.20 22.30 15.60 6.70 6.45
70 20.10 14.00 6.10 19.50 14.00 5.50 5.80
80 14.80 11.00 3.80 15.20 11.00 4.20 4.00
90 8.50 6.50 2.00 8.60 6.50 2.10 2.05

- Nhận xét: Nhìn vào giá trị tầng thứ chênh lệch (TV shift) của màu Magenta (M) ở
bảng trên ta có thể thấy được:
+ Các giá trị TV shift ở vùng sáng (10%) và vùng tối (90%) tại hai lần Run (2&3) lần
lượt là 2.8 và 2 tại vùng sáng 10%, tại vùng tối (90%) thì giá trị lần lượt là 2 và 2.1.
Điều này cho thấy các giá trị tại hai vùng 10% và 90% vẫn đạt giá trị dung sai của ISO
12647-2:13 quy định (nhỏ hơn 3).
+ Các giá trị TV shift ở các vùng còn lại (từ 20% đến 80%) đều nằm ngoài khoảng cho
phép của dung sai ISO 12647-2/13. Đặc biệt là ở vùng trung gian 50% của Run2 là 6.5
và vùng trung gian 50% của Run3 là 7.2 (Quá lớn so với thông số dung sai cho phép
nhỏ hơn 4, tối đa là 5 ở vùng 50%).

106
Bảng 5. 30: Giá trị tầng thứ của màu Yellow (Y) tại các lần chạy in Run 2 và 3
Tone
Màu Yellow (Y)
Value
Run2 Run3 TV shift
(%) TV TV trung
TV print TV ISO TV print TV ISO bình(*)
shift shift
10 4.20 6.10 1.90 4.00 6.10 2.10 20
20 15.80 10.50 5.30 14.90 10.50 4.40 4.85
30 18.40 13.50 4.90 18.10 13.50 4.60 4.75
40 21.10 15.30 5.80 20.80 15.30 5.50 5.65
50 21.90 16.00 5.90 21.30 16.00 5.30 5.60
60 22.30 15.60 6.70 20.90 15.60 5.30 6.00
70 19.40 14.00 5.40 18.50 14.00 4.50 4.95
80 14.50 11.00 3.50 13.90 11.00 2.90 3.20
90 8.10 6.50 1.60 8.30 6.50 1.80 1.70

- Nhận xét: Nhìn vào giá trị tầng thứ chênh lệch (TV shift) của màu Yellow (Y) ở bảng
trên ta có thể thấy được:
+ Các giá trị TV shift ở vùng sáng (10%) và vùng tối (90%) tại hai lần Run (2&3) lần
lượt là 1.9 và 2.1 tại vùng sáng 10%, tại vùng tối (90%) thì giá trị lần lượt là 1.6 và 1.8.
Điều này cho thấy các giá trị tại hai vùng 10% và 90% vẫn đạt giá trị dung sai của ISO
12647-2:13 quy định (nhỏ hơn 3).
+ Các giá trị TV shift ở các vùng còn lại (từ 20% đến 80%) đều nằm ngoài khoảng cho
phép của dung sai ISO 12647-2/13. Đặc biệt là ở vùng trung gian 60% của Run2 là 8
và vùng trung gian 50% của Run3 là 7.5 (Quá lớn so với thông số dung sai cho phép
nhỏ hơn 4, tối đa là 5 ở vùng 50%).

107
→ Kết luận chung: Mặc dù hầu hết các giá trị tầng thứ tại các vùng 20% -80% đều
không đạt trong khoảng dung sai cho phép của ISO 12647-2:13 nhưng sự biến thiên giá
trị tầng thứ (TV shift) của bốn màu CMYK qua các lần Run (2&3) cho thấy được sự ổn
định. Vì vậy, chúng ta có thể dựa vào giá trị trung bình để có được thông số kiểm soát
nội bộ cho cả bốn màu CMYK.
Bảng 5. 31: Giá trị dung sai TVI đo kiểm trung bình của các màu CMYK
TV shift tb TV shift tb TV shift tb TV shift tb Dung sai
TV(%)
(K) (C) (M) (Y) trung bình

10 1.35 1.65 2.5 2 1.875


20 3.45 3.65 4.4 4.85 4.840
30 4.8 3.35 4.6 4.75 4.375
40 5.45 4.35 5.55 5.65 5.250
50 7.1 7.1 6.85 5.6 6.663
60 6.25 7.15 6.45 6 6.463
70 4.7 6.8 5.8 4.95 5.563
80 3.5 3.75 4 3.2 3.613
90 2.25 1.95 2.05 1.7 1.988

Bảng 5. 32: Giá trị dung sai cho gia tăng tầng thứ của ISO 12647-2:13

Tone Value (%) Dung sai


< 30 3
30 đến 60 4
> 60 3
Giá trị MTS tối đa 5

108
→ Từ hai bảng giá trị, giá trị dung sai nội bộ và giá trị dung sai của ISO 12647-2:13,
chúng ta sẽ giao nhau và lựa chọn giá trị nội bộ phù hợp với sự ổn định sau các lần
chạy in.
 Cân bằng xám
Bảng 5. 33: Giá trị MTS qua các lần Run 2 và 3
Run2 Run3
C M Y C M Y
TV print 23.5 22.5 21.9 22.7 23.2 21.3
TV ISO 16 16 16 16 16 16
TV shift 7.5 6.5 5.9 6.7 7.2 5.3
MTS 1.6 1.9
Dung sai TB 1.75
Dung sai ISO 5

- Nhận xét: Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng giá trị MTS giữa hai lần Run (2 và 3) đều
đạt lần lượt là 1.6 và 1.9. Điều này cho thấy, các giá trị tầng thứ ổn định thì sẽ cho ra
giá trị MTS nằm trong khoảng giá trị cho phép ( nhỏ hơn 5).
Bảng 5. 34: Giá trị target của ISO 12647-2:13 về bộ ba giá trị xám
Target
Bộ ba xám ∆𝑪h
L a b
25C 19M 19Y 75.6 0.8 -3.1 3
50C 40M 40Y 56.7 0.5 -2.2 3.8
75C 69M 70Y 39 0.3 -1.4 3.4

109
Bảng 5. 35: Giá trị ∆Ch qua các lần chạy in Run 2 và 3
Run2 Run3
∆𝑪h ∆𝑪h Dstb
L a b L a b
25C 19M 19Y 82.6 -0.3 0.6 3.86 83.4 0.1 0.8 3.96 3.91
50C 40M 40Y 64.3 -1.8 2.6 5.32 62.9 -2 3.4 6.13 5.725
75C 69M 70Y 35.4 1.9 3.2 4.87 34.8 2.2 2.9 4.7 4.785

- Nhận xét: Nhìn vào bảng trên, ta thấy rằng các giá trị thể hiện sự chênh lệch sắc độ
∆Ch qua các lần chạy in (Run2 và 3) đều nằm ngoài khoảng cho phép của ISO 12647-
2:2013.
Ở Run 2, giá trị ∆Ch đều không đạt ở cả 3 vùng xám, cao nhất là 5.32 ở vùng xám
trung tính và thấp nhất là 3.86 ở vùng xám sáng.
Ở Run 3, giá trị ∆Ch đều không đạt ở cả 3 vùng xám, cao nhất là 6.13 ở vùng xám
trung tính và thấp nhất là 3.96 ở vùng xám sáng.
- Kết luận chung: Mặc dù không nằm trong khoảng sai số cho phép của ISO 12647-
2:2013 nhưng việc biến thiên của các giá trị MTS và ∆Ch cho thấy được sự ổn định
qua các lần chạy.
 Đánh giá hình ảnh trên tờ in Testform
Đánh giá chất lượng phục chế màu:

Hình 5. 26: Hình ảnh kiểm tra chất lượng phục chế màu

110
Nhìn vào hình cảm nhận được tông màu hài hòa, tươi sáng, khung cảnh bầu trời tương
đối trong suốt, ngôi nhà và thảm cỏ có màu sắc chân thật. Nhìn chung hình vẫn thể
hiện tốt độ bão hòa, khả năng phục chế màu tốt.
Đánh giá sự hiệu chỉnh màu:

Hình 5. 27: Hình ảnh kiểm tra chất lượng phục chế màu
Các chi tiết nhỏ như tóc, đường nét chân mày được thể hiện tốt ở các vùng sáng tối,
mắt, mũi, miệng, răng và gò má thể hiện độ tương phản và chuyển tông màu tương đối
tốt. Kèm theo đó thấy được màu sắc chân thật của làn da đen người phụ nữ gốc Phi.
Đánh giá khả năng phục chế màu và gamut màu:

Hình 5. 28: Hình ảnh đánh giá gamut màu


Nhìn hình ảnh ta cảm thấy sự tươi xanh của bàn trái cây. Đặc biệt là màu cam của trái
cam được phục chế rất tốt gây ra phản xạ có điều kiện (hồi nhớ đến vị chua ngọt của
trái cam), màu xanh của trái nho nhìn cũng rất chân thực, cùng với các loại trái cây
xung quanh về màu sắc được thể hiện rất tốt. Qua đó cho ta thấy bài in này có gamut
màu rộng, truyền tông tốt.

111
Đánh giá độ tương phản sáng tối:

Hình 5. 29: Hình ảnh đánh giá độ tương phản sáng tối
Hình ảnh thể hiện được sự tương phản của các vùng sáng và tối của các chi tiết, và có
sự tương phản giữa vùng sáng là những bộ chén bát, chiếc ly với mặt nước bên trong
ly. Các hạt trame tương đối mịn, sự chuyển tông khá ổn định.
 Đánh giá không gian màu phục chế
Do điều kiện không cho phép nhóm thực nghiệm trên máy và phần mềm nên dựa vào
các số liệu giả lập và đánh giá chất lượng phục chế qua các hình ảnh trên bài in, nhóm
dự đoán KGM phục chế của máy in ở TH2 không thể đạt được KGM tham chiếu theo
ISO Coated v2. Tuy nhiên KGM ở TH2 vẫn tương đối lớn và vẫn nằm trong KGM của
máy in thử khi so sánh 2 KGM. Do đó đề xuất chấp nhận KGM và ICC Profile.
5.3.3. Thiết lập bộ tiêu chuẩn sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền thông
Bộ tiêu chuẩn quy trình sản xuất in được thiết lập dựa trên cơ sở kết quả điều kiện thực
nghiệm giả lập cho trường hợp 2.
- Tiêu chuẩn cho: Xử lý file – In thử (kỹ thuật số) – CTP : Như TH 1.

112
Bảng 5. 36: Bảng tiêu chuẩn nội bộ áp dụng cho sản xuất in với TH 2
IN (tiêu chuẩn nội bô)
1.Giá trị mật độ tông nguyên
K 1.87 ± 0.2
C 1.55 ± 0.2
M 1.65 ± 0.2
Y 1.21 ± 0.2

2. Giá trị delta Eab (đối với giấy tráng bóng)


ISO 12647-2:2013 quy định CMYK và RGB dung sai cho phép DeltaEab ≤ 5, tuy
nhiên do sự độ ổn định và vật liệu đầu vào, mực in tại xưởng, ta thiết lập sai số cho
phép (nội bộ) là DeltaEab ≤ 6.
3.Giá trị tiêu chuẩn gia tăng tầng thứ
Tone Value (%) Dung sai nội bộ
10 3
20 5
30 5
40 6
50 7
60 7
70 6
80 5
90 3
4.Midtone spread (MTS): < 5

113
5.Giá trị tiêu chuẩn cân bằng xám
Bộ ba xám Dung sai ∆Ch
25C 19M 19Y 4
50C 40M 40Y 6
75C 69M 70Y 5

6.Các mức độ đạt được


- Mức độ 1: Đạt tiêu chuẩn nội bộ về mật độ tông nguyên (SID).
- Mức độ 2: Đạt tiêu chuẩn nội bộ về gia tăng tầng thứ (TVI).
- Mức độ 3: Đạt tiêu chuẩn nội bộ về Midtone Spread và cân bằng xám (Gray
Balance).

→ Kết luận: Việc đánh giá dung sai nội bộ theo phương thức tìm giá trị trung bình sẽ
chính xác hơn với nhiều lần Run. Càng nhiều lần chạy ổn định thì giá trị dung sai nội
bộ càng chính xác và gần hơn với thực tế. Nhóm chỉ thực hiện giả lập 3 lần Run chủ
yếu thể hiện cách thức lập luận và quy chuẩn các giá trị mang tính nội bộ.

114
5.4. Bộ quy trình sản xuất in xưởng in khoa In và Truyền thông
5.4.1. Quy trình in thử (máy in kỹ thuật số Canon)

Hình 5. 30: Quy trình sản xuất tờ in thử

115
5.4.2. Quy trình in sản lượng (máy in offset Komori Enthrone 29)

Hình 5. 31: Quy trình sản xuất in thử

116
5.4.3. Quản trị màu cho xưởng in khoa In và Truyền thông

Hình 5. 32: Quy trình quản trị màu

117
5.4.4. Kiểm soát màu tờ in thử

Hình 5. 33: Quy trình kiểm soát màu cho tờ in thử

118
5.4.5. Kiểm soát màu tờ in sản lượng

Hình 5. 34: Quy trình kiểm soát màu cho tờ in sản lượng

119
5.5. Bảng kiểm các tiêu chí trong quá trình sản xuất in
5.5.1. Tờ in thử
Bảng 5. 37: Bảng kiểm tra tiêu chí tờ in thử

BẢNG KIỂM TRA TIÊU CHUẨN TỜ IN THỬ


STT Nội dung Tiêu chuẩn Checker
1 Thanh Color bar Bắt buộc có trên tờ in ☐Yes ☐No
2 Thanh Media Control Bắt buộc có trên tờ in ☐Yes ☐No
Wedge
3 Layout Theo đơn hàng ☐Yes ☐No
4 Tông màu CMYK, RGB ΔE CMYK ≤ 5 ☐Yes ☐No
(MĐ1) ΔE RGB ≤ 5
5 Gia tăng tầng thứ TVI Dung sai vùng 20% ≤ 3.0% ☐Yes ☐No
(MĐ2) Dung sai vùng 40% ≤ 4.0%
Dung sai vùng 70% ≤ 3.0%
6 Giá trị Midtone Spread Dung sai ≤ 5.0% ☐Yes ☐No
(MĐ3)
7 Cân bằng xám (MĐ3) ΔCh vùng (25C,19M,19Y) ≤ 3.0 ☐Yes ☐No
ΔCh vùng (50C,40M,40Y) ≤ 3.8
ΔCh vùng (75C,69M,70Y) ≤ 3.4
8 Đánh giá bằng mắt Màu sắc phục chế ☐Yes ☐No
Vùng chuyển tông mượt
Phục chế vùng trung tính

120
5.5.2. Bản in
Bảng 5. 38: Bảng kiểm tra tiêu chuẩn công đoạn RIP & xuất bản in
BẢNG KIỂM TRA TIÊU CHUẨN CÔNG ĐOẠN RIP & XUẤT BẢN IN

STT Nội dung Tiêu chuẩn Checker


1 Kích thước bản kẽm (Plate Phù hợp với thiết bị và khổ in ☐Yes
size) ☐No
2 Nhíp (Gripper) 47mm_ 60mm_ 85mm_ ☐Yes
Yêu cầu KH:….mm ☐No

3 Đường cắt bế (die line) Đường cắt không xuất kẽm và ở ☐Yes
chế độ Overprint ☐No
4 Tách màu (Separation) Giống số màu trên layout ☐Yes
☐No
5 Thang màu (Color Bar) Theo tiêu chuẩn áp dụng ☐Yes
☐No
6 Bon chồng màu (Registration Đủ bon ở bốn góc ☐Yes
Mark) ☐No
7 Bon cắt (Crop mark) Vị trí đặt bon như layout ☐Yes
☐No
8 Bon cấn (Fold line) Vị trí đặt bon như layout ☐Yes
☐No
9 Tần số trame Tối thiểu 150 lpi ☐Yes
☐No
10 Góc xoay trame C15 M45 Y0 K75 ☐Yes
Pantone:….o ☐No

121
11 Hình dạng điểm trame ☐Yes
☐No

12 Layout Canh giữa kẽm ☐Yes


☐No
13 Kiểm tra phần trăm trame Tối thiểu 3% và tối đa 97% ☐Yes
☐No
14 Bleed 3mm ☐Yes
☐No
15 Thanh kiểm tra bản kẽm Phải có thanh kiểm tra bản kẽm ☐Yes
(Plate Control Strip) ☐No
16 Ngoại quan Không trầy xước, bám bụi,… ☐Yes
Sử dụng giấy bảo vệ kẽm khi ☐No
không sử dụng.

5.5.3. Tờ in sản lượng


Bảng 5. 39: Bảng kiểm tra tiêu chí tờ in sản lượng

BẢNG KIỂM TRA TIÊU CHUẨN TỜ IN SẢN LƯỢNG

STT Nội dung Tiêu chuẩn Checker


1 Thanh Color bar Bắt buộc có trên tờ in ☐Yes
☐No
2 Barcode Dung sai: A – B – C – D (Đạt) ☐Yes
F: Loại ☐No

3 Bon chồng màu Độ chính xác ☐Yes


☐No

122
4 Layout Theo đơn hàng ☐Yes
☐No
5 Nội dung in Theo đơn hàng ☐Yes
☐No
6 Font chữ Yêu cầu ☐Yes
☐No
7 Độ đồng đều màu sắc tờ in Đo kiểm ΔE ☐Yes
☐No
8 Tông màu CMYK, RGB ΔE CMYK ≤ 5 ☐Yes
(MĐ1) ΔE RGB ≤ 5 ☐No

9 Gia tăng tầng thứ TVI (MĐ2) Dung sai vùng 25% ≤ 3.0% ☐Yes
Dung sai vùng 50% ≤ 4.0% ☐No

Dung sai vùng 75% ≤ 3.0%


10 Giá trị Midtone Spread Dung sai ≤ 5.0 ☐Yes
(MĐ3) ☐No
11 Cân bằng xám (MĐ3) ΔCh vùng (25C,19M,19Y) ≤ 3.0 ☐Yes
ΔCh vùng (50C,40M,40Y) ≤ 3.8 ☐No

ΔCh vùng (75C,69M,70Y) ≤ 3.4


12 Đánh giá bằng mắt Màu sắc phục chế ☐Yes
Vùng chuyển tông mượt ☐No

Phục chế vùng trung tính


Ngoại quan: Trầy, xước, dặm, dơ

123
5.6. Đề xuất thực hiện kiểm soát quá trình in bằng phần mềm hỗ trợ
- Phần mềm: pressSIGN phiên bản 9

.
Hình 5. 35: Phần mềm pressSIGN 9
- Điều kiện làm việc: Kết nối với máy đo (Máy đo màu I1 Pro 2).

124
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN
6.1. Đánh giá tính hiệu quả
6.1.1. Tính lý luận
- Giải quyết các vấn đề thực trạng trong sản xuất in tại xưởng in khoa In và Truyền
thông.
+ Quy trình xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết, tiêu chuẩn tham chiếu ISO 12647-
2:2013 và số liệu giả lập thực nghiệm, kết nối được toàn bộ các thiết bị từ việc xử lý
file đến in sản lượng tại xưởng in khoa In và Truyền thông.
+ Hoàn thành quy trình sản xuất in ( xử lý file → chế bản → in thử → in sản offset).
+ Hoàn thành quy trình kiểm soát màu trong quá trình sản xuất in.
+ Xây dựng bộ tiêu chuẩn quy trình sản xuất và kiểm soát màu dựa trên tiêu chuẩn
tham chiếu ISO 12647-2:2013.
6.1.2. Tính ứng dụng
- Trong học tập: Đề tài này là cơ sở, tài liệu tham khảo cho quá trình học tập về việc
xây dựng bộ tiêu chuẩn nội bộ trong cả quá trình sản xuất in và kiểm soát màu trong kỹ
thuật in offset. Cũng như giúp áp dụng và củng cố kiến thức lý thuyết trong việc tăng
khả năng phục chế tờ in từ khâu: Xử lý file, chế bản và in.
- Trong sản xuất: Bộ tiêu chuẩn quy trình sản xuất in và kiểm soát màu sắc này được
xây dựng từ điều kiện cụ thể tại xưởng in Khoa in và Truyền thông, tham chiếu từ tiêu
chuẩn ISO 12647-2:2013 đối với in Offset. Vì thế, đề tài này có thể làm cơ sở tham
chiếu và áp dụng cho các cơ sở nhà in trong việc xây dựng tiêu chuẩn hóa quy trình sản
xuất, kiểm soát màu sắc để duy trì độ ổn định và chất lượng in ấn trong kỹ thuật in
offset.
6.2. Kết quả đạt được
Sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu lý thuyết và việc giả lập thực nghiệm cùng với các
mục tiêu đề ra, đề tài đã được triển khai và đạt được một số kết quả như sau:
- Thực hiện được chuẩn hóa bộ quy trình sản xuất in với bộ thông số đạt chất lượng để
áp dụng vào sản xuất thực tế.

125
- Xây dựng quy trình và tiêu chuẩn quy trình kiểm soát màu sắc từ phương pháp quản
trị màu truyền thống để in đúng màu giữa tờ in thử và tờ in sản lượng.
- Xây dựng được quy trình sản xuất in cùng với hai bộ thông số tiêu chuẩn nội bộ dựa
trên hai trường hợp giả định của kết quả giả lập thực nghiệm cho quá trình sản xuất in
offset, tham chiếu dựa trên tiêu chuẩn ISO 12647 và tham khảo bộ tiêu chuẩn sản xuất
nội bộ của công ty R – PAC Việt Nam.
6.3. Hạn chế của đề tài
Trong quá trình thực hiện đề tài, do điều kiện khó khăn không thể thực nghiệm trực
tiếp nên tất cả số liệu được giả lập dựa trên cơ sở số liệu trong quá trình học của bộ
môn “Quản lý chất lượng sản phẩm in”.
6.4. Hướng phát triển của đề tài
Đề tài này nói lên tính quan trọng và giá trị trong việc xây dựng tiêu chuẩn quy trình
sản xuất và kiểm soát màu sắc để sản phẩm in thể hiện đúng màu sắc trong lĩnh vực in
ấn nói chung và in offset nói riêng. Cũng như cơ chế quy trình thực hiện, trách nhiệm
của từng công đoạn, thông tin giữa các công đoạn, bộ phận sản xuất vật tư được tốt
nhất.
Trong quá trình thực hiện đề tài do điều kiện khó khăn nên cơ sở số liệu được giả lập
thực nghiệm tại hai trường hợp lần lượt: tốt (sai số nằm trong dung sai tham chiếu ) và
xấu ( sai số lớn, nằm ngoài vùng dung sai tham chiếu). Với mong muốn đề tài được
tiếp tục hoàn thiện và khách quan, tính kế thừa của đề tài sẽ sử dụng toàn bộ cách thức
thực nghiệm như trên áp dụng trực tiếp vào thực tế tại xưởng in khoa In và Truyền
thông.

126
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
[1] Ngô Anh Tuấn (2013), “Giáo trình Màu sắc lý thuyết và ứng dụng”, Nhà xuất bản
ĐHQG, Tp.HCM, 363 trang.
[2] Ngô Anh Tuấn, “Giáo trình Quản lý và kiểm tra chất lượng sản phẩm in”, Nhà xuất
bản ĐHQG, Tp.HCM, 178 trang.
[3] “Tài liệu nội bộ công ty R – PAC Việt Nam” – theo các chính sách cập nhật mới
nhất.
Tiếng Anh
[4] ISO (2013), “ISO 12647-2”, Offset lithographic processes, pp. 2 – 18.
[5] ISO (2013), “ISO 12647-7”, Proofing processes working directly from digital data,
pp. 3 – 10.
[6] ISO (2009), “ISO 13655”, Spectral measurement and colorimetric computation for
graphic arts images, pp. 1 – 44.
[7] Cofomegra, “Quality control in the printing industry”, pp. 7 – 24.
[8] Dr. Andreas Kraushaar, “ Fogra Media Wedge CMYK V3.0”, pp 1 – 10.
[9] Jing Sheng and Robert Chung, “Determining Chromaticness Difference Tolerance
of Offset Printing by Simulation”, pp 1 – 9.
[10] PrintCtity special report, “Process colour standardization”, pp. 10 – 42.
Website
[11] Gordon Pritchard (2010), “The Print Guide”,
http://the-print-guide.blogspot.com/2010/03/tolerancing-color-in-presswork-using.html

127
PHỤ LỤC: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHẦN MỀM pressSIGN 9
KIỂM SOÁT QUÁ TRÌNH IN
1. Thiết lập phần mềm
- Thiết lập các điều kiện in ban đầu: chọn chế độ Printed – đo tờ in trong quá trình in
+ Tiêu chuẩn tham chiếu (ISO 12647-2:2013)
+ Mực & giấy
+ Máy in
+ Color Bar

Hình P. 1: Cửa sổ cài đặt điều kiện ban đầu


- Sau khi cài đặt xong, tiến hành in testform và đo kiểm.

128
2. Lần chạy in đầu tiên (run 1)
Xem phần 5.5.2
- Tiến hành đo dải Color Bar để mô tả điều kiện in lần 1: Sau khi đo giá trị đo thể hiện
trên cửa sổ tổng quát. Có thể đánh giá nhanh điều kiện in lần một (mật độ màu tông
nguyên, tông màu, trapping, dotgain, midtone spread, grey balance,…) thông qua cửa
sổ này.

Hình P. 2: Cửa sổ cài đặt điều kiện ban đầu


- Kiểm soát mật độ màu tông nguyên CMYK: Mở cửa sổ Color Bar để xác định mật độ
màu và đánh giá tính nhất quán của từng màu khi đo trên tờ in và đề xuất giá trị điều
chỉnh.

Hình P. 3: Cửa sổ Colour bar trong pressSIGN

129
- Kiểm soát gia tăng tầng thứ TVI: Mở cửa sổ TVI để đánh giá mức độ gia tăng tầng
thứ, chọn vùng tầng thức để đánh giá chi tiết tại từng vùng cụ thể. Đánh giá độ lệch các
giá trị vùng tầng thứ 40%, 50%, 75%, 80%, xác định sự khác biệt trung bình giữa các
tờ mẫu so với giá trị tham chiếu.
- Giá trị Midtone Spread xem tại cửa sổ tổng quát.

Hình P. 4: Cửa sổ TVI trong pressSIGN


3. Kiểm soát tờ in sau khi khô
- Tờ in sau khi để khô hoàn toàn, tiến hành thiết lập các điều kiện (tương tự với điều
kiện ban đầu đã cài đặt ở phần 1.2.1): chọn chế độ Finished – đo tờ in sau khi khô.
- Sau khi thiết lập, tiến hành đo tờ in và đánh giá lại giá trị đo của tờ in như trên (xem
bước 3 phần 5.5.2).
- So sánh giá trị đo của tờ in khi ướt và sau khi khô.
- Thực hiện cân chỉnh và in run 2, thiết lập, đo và đánh giá tương tự cho đến khi đạt giá
trị chấp nhận.
-HẾT-

130

You might also like