You are on page 1of 2

5.2.

Kĩ năng lắng nghe


5.2.1. Vai trò
Ngạn ngữ Nga có câu: “Con người mất ba năm để học nói nhưng mất cả đời
để học lắng nghe”. Kỹ năng lắng nghe có vai trò quan trọng đối với sự thành
công của cuộc đàm phán, đi kèm kiến thức và kỹ năng ăn nói. Và mặc dù nghe
là một phản xạ của con người, nhưng lắng nghe là 1 kỹ năng cần phải rèn luyện
và học tập mới có thể thành thạo. Một người đàm phán có kỹ năng lắng nghe tốt
sẽ có rất nhiều lợi thế:
-Tạo được ấn tượng tốt đối với đối tượng đàm phán
-Thấu hiểu đối tượng đàm phán
-Đưa ra cách đàm phán phù hợp
-Hạn chế xảy ra xung đột
-Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đối tác
Sau đây, chúng ta sẽ cùng theo dõi đoạn phim “Ký sinh trùng” và từ đó phân
tích rõ hơn về kĩ năng lắng nghe mà nhân vật thể hiện trong cuộc đàm phán.
5.2.2. Để lắng nghe một cách hiệu quả người đàm phán cần:
1. Chuẩn bị: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại. Câu nói nhắc nhở
chúng ta, trước khi làm việc gì cần phải có sự chuẩn bị, nếu không sẽ gặp thất
bại. Như vậy, để lắng nghe hiệu quả, việc đầu tiên người đàm phán cần làm là
chuẩn bị tốt sức khỏe, thái độ và nội dung.
( Phân tích đoạn phim: Trước khi Ki-woo đi gặp mặt phụ huynh vào buổi đầu
tiên, anh đã chuẩn bị trước những yêu cầu cơ bản mà họ đưa ra như bằng đại
học, ăn mặc chỉnh tề bằng một bộ vest đen...)
2. Tập trung: Việc tập trung lắng nghe giúp người đàm phán nắm bắt được
thông tin nhay nhạy để đưa ra phản hồi phù hợp; ghi điểm trong mắt đối tác;
giúp cuộc đàm phán diễn ra tích cực hơn.
(Phân tích đoạn phim: Trong cuộc nói chuyện giữa Ki-jung và phu nhân nhà
họ Park, hai người đều ngồi ngay ngắn và hướng về phía nhau, không làm việc
riêng và chỉ tập trung vào khả năng hội hoạ của cậu con trai Da-song)
3. Nhìn vào đối tác: Người đàm phán không chỉ dùng tai để nghe mà còn dùng
mắt để quan sát. Việc nhìn vào đối tượng vừa thể hiện sự tôn trọng họ, vừa thể
hiện sự tự tin của người đàm phán. Việc quan sát đối tượng đàm phán giúp
người đàm phán nắm bắt được thông tin tốt hơn.
(Phân tích đoạn phim: Trong khi nói chuyện về cậu con trai nhà phu nhân họ
Park, Ki-jung đã quan sát được rằng người mẹ rất quan tâm đến năng khiếu
của Da-song. Vì vậy, Ki-jung đã vận dụng được kiến thức mà mình học được
trên mạng và đánh vào tâm lí của phu nhân. Từ đó, khiến cho người mẹ bất ngờ
về câu hỏi “Có chuyện gì đã xảy ra với Da-song vào năm lớp một à?”)
4. Khuyến khích đối tác chia sẻ bằng lời nói , hành động: muốn hiểu đối tác
cần phải nắm nhiều thông tin về họ. Người đàm phán phải thể hiện sự quan tâm
đến câu chuyện mà họ đang nói bằng ánh mắt, nụ cười... hay những câu hỏi gợi
mở.
(Phân tích đoạn phim: Trong cuộc trò chuyện với phu nhân, Ki-jung đã tập
trung lắng nghe người mẹ nói về cậu con trai và đã hỏi gợi mở “Có chuyện gì
đã xảy ra với Da-song vào năm lớp một à?”. Sau đó là tư vấn về bức tranh mà
cậu con trai đã vẽ khiến cho người mẹ mở lời chia sẻ)
5. Hỏi lại những gì chưa rõ: Trong quá trình đàm phán, nếu có vấn đề gì chưa
rõ, các bên đàm phán cần hỏi lại cho rõ, trao đổi thẳng thắn để làm rõ vấn đề, đi
đến thống nhất.
(Phân tích đoạn phim: Trong khi đi mua đồ cùng phu nhân, người lái xe
ông Ki-taek đã nói về việc phát hiện người giúp việc bị bệnh lao phổi và phu
nhân họ Park đã hỏi lại nhiều lần để xác nhận thông tin thật chính xác “Giờ
vẫn có người bị lao phổi à?”)
5.2.3. Một số lưu ý khi lắng nghe
1. Ngoài kỹ năng nói, cần phải dự đoán trước được tâm ý của người mà
mình đang cố gắng để thuyết phục.
2. Tập trung lắng nghe người đối diện nói hơn là những gì mình nói để
tiếp nhận được những thông tin cần thiết.
3. Giọng điệu và hành vi cũng đóng một vai trò nhất định trong cuộc đàm
phán.

You might also like