You are on page 1of 20

THPT Chuyên Lê Quý Đôn

CĐ1
ALKANE

1. Mức độ nhận biết


Câu 1. Đặc điểm nào sau đây là của hydrocarbon no?
A. Chỉ có liên kết đôi. B. Chỉ có liên kết đơn.
C. Có ít nhất một vòng no. D. Có ít nhất một liên kết đôi.
Câu 2. Alkane là các hydrocarbon
A. no, mạch vòng. B. no, mạch hở.
C. không no, mạch hở. D. không no, mạch vòng.
Câu 3. Alkane là những hydrocarbon no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥1). B. CnH2n (n ≥2). C. CnH2n-2 (n ≥2). D. CnH2n-6 (n ≥6).
Câu 4. Các Alkane như: CH4, C2H6, C3H8, … hợp thành dãy nào dưới đây?
A. đồng đẳng của acetylen. B. đồng phân của methane.
C. đồng đẳng của methane. D. đồng phân của Alkane.
Câu 5. [KNTT - SBT] Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?
A. C2H6. B. C3H6. C. C4H10. D. C5H12.
Câu 6. Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt một nguyên tử H từ phân tử alkane gọi là gốc ankyl,
có công thức chung là
A. CnH2n-1 (n ≥ 1). B. CnH2n+1 (n ≥ 1). C. CnH2n+1 (n ≥ 2). D. CnH2n-1 (n ≥ 2).
Câu 7. Nhóm nguyên tử CH3- có tên là
A. methyl. B. ethyl. C. propyl. D. butyl.
Câu 8. Nhóm nguyên tử CH3CH2- có tên là
A. methyl. B. ethyl. C. propyl. D. butyl.
Câu 9. Nhóm nguyên tử CH3CH2CH2- có tên là
A. methyl. B. ethyl. C. propyl. D. isopropyl.
Câu 10. Dãy các Alkane được sắp xếp theo thứ tự tăng dần phân tử khối là
A. hexane, heptane, propane, methane, ethane.
B. methane, ethane, propane, hexane, heptane.
C. heptane, hexane, propane, ethane, methane.
D. methane, ethane, propane, heptane, hexane.
Câu 11. [KNTT - SBT] Pentane là tên theo danh pháp thay thế của
A. CH3[CH2]2CH3. B. CH3[CH2]3CH3.
C. CH3[CH2]4CH3. D. CH3[CH2]5CH3.
Câu 12. [KNTT - SBT] Alkane (CH3)2CH–CH3 có tên theo danh pháp thay thế là
A. 2-methylpropane. B. isobutane.
C. butane. D. 2-methylbutane.
Câu 13. Ở điều kiện thường hydrocarbon nào sau đây ở thể lỏng?
A. C4H10. B. C2H6. C. C3H8. D. C5H12.
Câu 14. Alkane hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?
A. Nước. B. Benzene.
C. Dung dịch acid HCl. D. Dung dịch NaOH.
Câu 15. Trong các chất dưới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butane. B. Ethane. C. Methane. D. Propane.
Câu 16. Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon no là
GV. Lê Đình Trung
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 17. Các alkane không tham gia loại phản ứng nào?
A. Phản ứng thế. B. Phản ứng cộng. C. Phản ứng tách. D. Phản ứng cháy.
Câu 18. Khi đốt cháy một hydrocarbon, thu được a mol CO2 và b mol H2O. Trong trường hợp nào
sau đây có thể kết luận rằng hydrocarbon đó là alkane?
A. a > b. B. a < b. C. a = b. D. a ≥ b.
Câu 19. (QG.15): Khí thiên nhiên được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất
điện, sứ, đạm, ancol methylic,… Thành phần chính của khí thiên nhiên là methane. Công thức phân
tử của methane là
A. CH4. B. C2H4. C. C2H2. D. C6H6.
Câu 20. (QG.19 - 201). Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải
trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2. B. CH4. C. CO2. D. N2.
Câu 21. [CTST - SBT] Biogas là một loại khí sinh học, được sản xuất bằng cách ủ kín các chất thải
hữu cơ trong chăn nuôi, sinh hoạt. Biogas được dùng để đun nấu, chạy máy phát điện sinh hoạt gia
đình. Thành phần chính của biogas là
A. N2. B. CO2. C. CH4. D. NH3.
Câu 22. [CTST - SBT] Theo ước tính, trung bình mỗi ngày một con bò "ợ" vào bầu khí quyển khoảng
250 L - 300 L một chất khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính. Khí đó là
A. O2. B. CO2. C. CH4. D. NH3.
Câu 23. [CD - SBT]. Trong công nghiệp, các alkane được điều chế từ nguồn nào sau đây?
A. Sodium acetate. B. Dầu mỏ và khí dầu mỏ.
C. Aluminium carbide (Al4C3). D. Khí biogas.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 24. Khi nói về phân tử Alkane không phân nhánh thì đặc điểm nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có carbon bậc I và II. B. Chỉ có carbon bậc I, II và III.
C. Chỉ có carbon bậc II. D. Chỉ có carbon bậc I.
Câu 25. Bậc của nguyên tử carbon đánh dấu (*) trong hợp chất sau là

A. bậc I. B. bậc II. C. bậc III. D. bậc IV.


Câu 26. Trong phân tử sau đây, các nguyên tử carbon:

A. 1 và 4 giống nhau; 2 và 3 giống nhau. B. 1 và 4 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.


C. 1, 4, 5, 6 giống nhau; 2 và 3 giống nhau. D. 2 và 3 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.
Câu 27. Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C4H10 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 28. Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 29. [KNTT - SBT] Alkane X có công thức phân tử C6H14.Số công thức cấu tạo của X là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5
Câu 30. Hydrocarbon X có công thức cấu tạo:

GV. Lê Đình Trung 2


THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Danh pháp thay thế của X là


A. 2,3-dimethylpentane. B. 2,4-dimethylbutane.
C. 2,4-dimethylpentane. D. 2,4-methylpentane.
Câu 31. Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo:

Danh pháp thay thế của Y là


A. 2,3,3-methylbutane. B. 2,2,3-dimethylbutane.
C. 2,2,3-trimethylbutane. D. 2,3,3-trimethylbutane.
Câu 32. Công thức cấu tạo thu gọn của 2,2-dimethylpropane là
A. (CH3)2CHCH2CH3. B. (CH3)4C.
C. CH3CH2CH2CH2CH3. D. CH3CH2CH(CH3)2.
Câu 33. Công thức cấu tạo thu gọn của 2,3-dimethylbutane là
A. (CH3)2CH−CH(CH3)2. B. (CH3)3C−C(CH3)3.
C. (CH3)2C−CH(CH3)2. D. CH3CH2C(CH3)3.
Câu 34. [CD - SBT] Tên thay thế của hydrocarbon có công thức cấu tạo (CH3)3CCH2CH2CH3 là
A. 2,2-dimethylpentane. B. 2,3-dimethylpentane.
C. 2,2,3- trimethylbutane. D. 2,2- dimethylbutane.
Câu 35. Trong phân tử 2,2,4-trimethylpentane có bao nhiêu nguyên tử hydrogen?
A. 8. B. 12. C. 16. D. 18.
Câu 36. [KNTT - SBT] Tên gọi của alkane nào sau đây đúng?
A. 2-ethylbutane. B. 2,2-dimethylbutane.
C. 3-methylbutane. D. 2,3,3-trimethylbutane.
Câu 37. Phần trăm khối lượng carbon trong C4H10 là
A. 28,57 %. B. 82,76 %. C. 17,24 %. D. 96,77 %.
Câu 38. Theo chiều tăng dần số nguyên tử carbon trong phân tử, phần trăm khối lượng carbon trong
phân tử alkane
A. không đổi. B. tăng dần.
C. giảm dần. D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 39. Trong dãy đồng đẳng của methane, alkane nào có hàm lượng hydrogen lớn nhất?
A. CH4. B. C3H8. C. C6H14. D. C10H22.
Câu 40. Phần trăm khối lượng carbon trong alkane X là 83,33 %. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C3H8. C. C5H12. D. C10H22.
Câu 41. Phần trăm khối lượng hydrogen trong alkane X là 25,00 %. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C2H6. C. C3H8. D. C4H10.
Câu 42. Hàm lượng nguyên tố hydrogen trong alkane X là 82,76 %. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 43. [KNTT - SBT] Cho các alkane kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (°C) sau: propane
(-187,7 và - 42,1), butane (-138,3 và - 0,5), pentane (-129,7 và 36,1), hexane (- 95,3 và 68,7). Số
alkane tồn tại ở thể khí ở điều kiện thường là
A. 1. B. 2. C. 3 D. 4.
Câu 44. [CTST - SBT] Đồ thị dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử
carbon trong phân tử alkane không phân nhánh được biểu diễn như sau:

GV. Lê Đình Trung 3


THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa nhiệt độ sôi và số nguyên tử carbon trong phân tử alkane
không phân nhánh
Dựa vào đồ thị đã cho, số phân tử alkane không phân nhánh ở thể khí trong điều kiện thường là
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 45. Phân tử methane không tan trong nước vì lí do nào sau đây?
A. Phân tử methane không phân cực. B. Methane là chất khí.
C. Phân tử khối của methane nhỏ. D. Methane không có liên kết đôi.
Câu 46. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: chloromethane, dichloromethane, trichloromethane và
tetrachloromethane. Số chất là sản phẩm của phản ứng xảy ra khi trộn methane với chlorine và chiếu
ánh sáng tử ngoại là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 47. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: (X) 1-chloropropane và (Y) 2-chloropropane. Sản phẩm
của phản ứng monochloro hoá propane là
A. (X). B. (Y). C. cả hai chất. D. chất khác X, Y.
Câu 48. [CD - SBT] Hydrocarbon Y có công thức cấu tạo như sau: (CH3)2CHCH2CH3. Khi cho Y
phản ứng với bromine có thể thu được bao nhiêu dẫn xuất monobromo là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 49. (A.08): Cho isopentane tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1: 1, số sản phẩm monochloro tối
đa thu được là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 50. Khi cho 2,2-dimethylpropane phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể tạo
ra tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monochloro?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 5.
Câu 51. [CTST - SBT] Khi cho 2,2-dimethylbutane tác dụng với chlorine thu được tối đa bao nhiêu
dẫn xuất monochloro?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 52. Khi cho 2,3,4-trimethylpentane phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng thì có thể
tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm thế monochloro?
A. 4. B. 5. C. 8. D. 6.
Câu 53. [CTST - SBT] Alkane A có công thức phân tử C5H12. A tác dụng với chlorine khi đun nóng
chỉ tạo một dẫn xuất monochloro duy nhất. Tên gọi của A là
A. pentane. B. 2-methylbutane.
C. 2,2-dimethylpropane. D. 3-methylbutane.
Câu 54. (A.13): Khi được chiếu sáng, hydrocarbon nào sau đây tham gia phản ứng thế với chlorine
theo tỉ lệ mol 1: 1, thu được ba dẫn xuất monochloro là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. neopentane. B. pentane. C. butane. D. isopentane.
Câu 55. Đồng phân cấu tạo nào của alkane có công thức phân tử C5H12 chỉ tạo ra duy nhất một sản
phẩm thế khi phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?

GV. Lê Đình Trung 4


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
A. pentane. B. 2-methylbutane.
C. 2,2-dimethylpropane. D. Không có đồng phân nào.
Câu 56. Khi phản ứng với bromine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng, 2-methylpentane có thể tạo ra sản phẩm
chính là dẫn xuất thế ở carbon nào?

A. C6. B. C2. C. C3. D. C4.


Câu 57. [CD - SBT]. Cho butane phản ứng với chlorine thu được sản phẩm chính là
A. 2-chlorobutane. B. 1-chloributane.
C. 3-chlorobutane. D. -cholorobutane.
Câu 58. [KNTT - SBT] Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C-C (bẻ gãy mạch carbon) của
các alkane mạch dài để tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon
A. ngắn hơn. B. dài hơn. C. không đổi. D. thay đổi.
Câu 59. Cho phản ứng cracking sau:

Công thức cấu tạo thu gọn của X là


A. CH3CH2CH3. B. CH3−CH=CH2.
C. CH3−CH=CH−CH3. D. CH3CH2CH2CH3.
Câu 60. [KNTT - SBT] Oxi hoá butane bằng oxygen ở 180°C và 70 bar tạo thành sản phẩm hữu cơ
X duy nhất. X là
A. HCOOH B. CH3COOH. C. C2H5COOH. D. CO2.
Câu 61. [CD - SBT] Cho nhiệt đốt cháy hoàn toàn 1 mol các chất ethane, propane, butane và pentane
lần lượt là 1570 kJ mol-1 ; 2220 kJ mol-1 ; 2875 kJ mol-1 và 3536 kJ mol-1. Khi đốt cháy 1 gam chất
nào sẽ thu được nhiệt lớn nhất?
A. Ethane. B. Propane C. Butane. D. Pentane.
Câu 62. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Những hợp chất mà trong phân tử chỉ chứa liên kết đơn là hydrocarbon no.
B. Hydrocarbon chỉ chứa liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no.
C. Hydrocarbon có các liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no.
D. Hydrocarbon có ít nhất một liên kết đơn trong phân tử là hydrocarbon no.
Câu 63. [CD - SBT] Nhỏ 1 mL nước bromine vào ống đựng 1 mL hexane, chiếu sáng và lắc đều.
Hiện tượng quan sát được là
A. trong ống nghiệm có chất lỏng đồng nhất.
B. màu của nước bromine bị mất.
C. màu của nước bromine không thay đổi.
D. trong ống nghiệm xuất hiện kết tủa.
Câu 64. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong phân tử alkane chỉ chứa các liên kết σ bền vững.
B. Các phân tử alkane hầu như không phân cực.
C. Ở điều kiện thường các alkane tương đối trơ về mặt hoá học.
D. Trong phân tử methane, bốn liên kết C–H hướng về bốn đỉnh hình vuông.
Câu 65. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng (ở điều kiện thường)?
A. Các alkane từ C1 đến C4 và neopentane ở trạng thái khí.
B. Các alkane từ C5 đến C17 (trừ neopentane) ở trạng thái lỏng.
C. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong nước và nhẹ hơn nước.

GV. Lê Đình Trung 5


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
D. Các alkane không tan hoặc tan rất ít trong các dung môi hữu cơ.
Câu 66. [KNTT - SBT] Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất hoá học của alkane
A. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là thế và tách
B. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là thế và tách.
C. Khá trơ về mặt hoá học, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
D. Hoạt động hoá học mạnh, phản ứng đặc trưng là cộng và trùng hợp.
Câu 67. [CD – SGK] Biện pháp nào sau đây không làm giảm ô nhiễm môi trường gây ra do sử dụng
nhiên liệu từ dầu mỏ?
A. Đưa thêm hợp chất có chứa chì vào xăng để làm tăng chỉ số octane của xăng.
B. Đưa thêm chất xúc tác vào ống xả động cơ để chuyển hoá các khí thải độc hại.
C. Tăng cường sử dụng biogas.
D. Tổ chức thu gom và xử lí dầu cặn.
Câu 68. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây không đúng về phản ứng reforming alkane?
A. Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các alkane mạch phân nhánh.
B. Chuyển alkane mạch không phân nhánh thành các hydrocarbon mạch vòng.
C. Số nguyên tử carbon của chất tham gia và của sản phẩm bằng nhau.
D. Nhiệt độ sôi của sản phẩm lớn hơn nhiều so với alkane tham gia phản ứng.
Câu 69. [KNTT - SBT] Phát biểu nào sau đây về ứng dụng của alkane không đúng?
A. Propane C3H8 và butane C4H10 được sử dụng làm khí đốt.
B. Các alkane C6, C7, C8 là nguyên liệu để sản xuất một số hydrocarbon thơm.
C. Các alkane lỏng được sử dụng làm nhiên liệu như xăng hay dầu diesel.
D. Các alkane từ C11 đến C20 được dùng làm nến và sáp.
Câu 70. [CD - SBT]. Để tăng chất lượng của xăng, dầu, người ta thực hiện cách nào sau đây?
A. Thực hiện phản ứng reforming để thay đổi cấu trúc của các alkane không nhánh thành
hydrocarbon mạch nhánh hoặc mạch vòng có chỉ số octane cao.
B. Thực hiện phản ứng cracking để thay đổi cấu trúc các alkane mạch dài chuyển thành các alkene
và alkane mạch ngắn hơn.
C. Thực hiện phản ứng hydrogen hóa để chuyển các alkene thành alkane.
D. Bổ sung thêm heptane vào xăng, dầu.
Câu 71. [CD - SBT]. Phương pháo nào sau đây có thể được thực hiện để góp phần hạn chế ô nhiễm
môi trường do các phương tiện giao thông gây ra?
A. Không sử dụng phương tiện giao thông.
B. Cấm các phương tiện giao thông tại các đô thị.
C. Sử dụng phương tiện chạy bằng điện hoặc nhiên liệu xanh.
D. Sử dụng các phương tiện chạy bằng than đá.
3. Mức độ vận dụng - vận dụng cao
Câu 72. (A.13): Tên thay thế của (CH3)3C–CH2–CH(CH3)2 là
A. 2,2,4,4-tetramethylbutane. B. 2,4,4-trimethylpentane.
C. 2,2,4-trimethylpentane. D. 2,4,4,4-tetramethylbutane.
Câu 73. Hydrocarbon X có công thức cấu tạo:

Số nguyên tử carbon và số nhánh trong mạch chính của X là:


A. 4 carbon và 2 nhánh. B. 5 carbon và 2 nhánh.
C. 5 carbon và 1 nhánh. D. 4 carbon và 1 nhánh.
Câu 74. Hydrocarbon Z có công thức cấu tạo:

GV. Lê Đình Trung 6


THPT Chuyên Lê Quý Đôn

Danh pháp thay thế của Z là


A. 2,2,3-trimethylpentane. B. 2,3,3-trimethylpentane.
C. 3-ethyl-2,2-dimethylbutane. D. 2-ethyl-3,3-dimethylbutane.
Câu 75. [CTST - SBT] Cho alkane sau:
CH3 − C H − C H − CH 3
| |

C H 2 CH3
|

CH3
Danh pháp thay thế của alkane trên là
A. 2-ethyl-3-methylbutane. B. 2-methyl-3-ethylbutane.
C. 3,4-dimethylpentane. D. 2,3-dimethylpentane.
Câu 76. Hydrocarbon T có công thức cấu tạo:

Danh pháp thay thế của T là


A. 3-ethyl-2,4-dimethylpentane. B. 2-methyl-3-propylpentane.
C. 2,4-dimethyl-3-ethylpentane. D. 2-propyl-3-methylpentane.
Câu 77. Alkane X có công thức cấu tạo như sau:
CH3 CH2 CH CH2 CH3

CH CH3

CH3

Tên gọi của X là


A. 3- isopropylpentane. B. 2-methyl-3-ethylpentane.
C. 3-ethyl-2-methylpentane. D. 3-ethyl-4-methylpentane.
Câu 78. Alkane X có công thức cấu tạo như sau:
C2H5

CH3 C CH2 CH CH2 CH3

CH3 CH3

Tên gọi của X là


A. 2-methyl-2,4-diethylhexane. B. 2,4-diethyl-2-methylhexane.
C. 3,3,5-trimethylheptane. D. 3-ethyl-5,5-dimethylheptane.
Câu 79. Đồng phân cấu tạo nào của alkane có công thức phân tử C6H14 tạo ra ít sản phẩm thế nhất khi
phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?
A. 2,2-dimethylbutane. B. 2,3-dimethylbutane.
C. 2-methylpentane. D. 3-methylpentane.
Câu 80. Đồng phân cấu tạo nào của Alkane có công thức phân tử C6H14 tạo ra nhiều sản phẩm thế
nhất khi phản ứng với chlorine (tỉ lệ mol 1:1), chiếu sáng?
A. 2-methylpentane. B. 3-methylpentane.

GV. Lê Đình Trung 7


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
C. pentane. D. 2,2-dimethylbutane.
Câu 81. [CTST - SBT] Có bao nhiêu alkane (có số nguyên tử C  5 ) khi tác dụng với chlorine (có
ánh sáng hoặc đun nóng) tạo duy nhất một sản phẩm thế monochloro?
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 82. Cho các Alkane sau: propane (I); 3-methylpentane (II); 2,2-dimethylbutane (III) và 2,3-
dimethylbutane (IV). Chất nào tác dụng với chlorine trong điều kiện chiếu sáng thu được ba dẫn xuất
monochloro?
A. II và III. B. I, III và IV. C. II, IV. D. Chỉ III.
Câu 83. Dãy alkane nào sau đây thỏa mãn điều kiện: mỗi công thức phân tử có một đồng phân khi tác
dụng với chlorine theo tỉ lệ mol 1: 1 tạo ra 1 dẫn xuất monochloro duy nhất?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14. B. CH4, C2H6, C5H12, C8H18.
C. CH4, C4H10, C5H12, C6H14. D. CH4, C2H6, C5H12, C4H10.
Câu 84. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: (1) 2-methylbutane; (2) 2-methylpentane; (3) 3-
methylpentane; (4) 2,2-dimethylbutane và (5) benzene (vòng 6 C). Trong số các chất này, có bao nhiêu
chất có thể là sản phẩm reforming hexane ?
A. 5. B. 2. C. 3 D. 4
Câu 85. [CD - SBT] Cho các yếu tố sau:
(a) Phân tử khối.
(b) Tương tác van der Waals giữa các phân tử.
(c) Độ tan trong nước.
(d) Liên kết hydrogen giữa các phân tử.
Số yếu tố không quyết định đến độ lớn của nhiệt độ sôi của các alkane là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 86. Trong các phát biểu sau:
(1) Alkane không tan trong acid H2SO4 loãng
(2) Alkane tan tốt trong dung dịch KMnO4
(3) Alkane tan tốt trong dung dịch NaOH đặc
(4) Alkane tan tốt trong benzen
Những phát biểu không đúng là
A. 1, 2 và 3. B. 3 và 4. C. 1 và 2. D. 2, 3.
Câu 87. [CD - SBT] Cho các phát biểu về alkane:
(a) Trong phân tử alkane chỉ chứa liên kết đơn
(b) Chỉ có các alkane là chất khí ở điều kiện thường được dùng làm nhiên liệu.
(c) Các alkane lỏng được dùng sản xuất xăng, dầu và làm dung môi.
(d) Các alkane rắn được dùng làm nến, nhựa đường, nguyên liệu cho quá trình cracking.
(e) Công thức chung của alkane là CxH2x+2, với x  1.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
______HẾT_____

GV. Lê Đình Trung 8


THPT Chuyên Lê Quý Đôn

CĐ2
HYDROCARBON KHÔNG NO
❖ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Mức độ nhận biết
Câu 1. [KNTT - SBT] Hidrocarbon không no là những hidrocarbon trong phân tử có chứa
A. liên kết đơn. B. liên kết σ. C. liên kết bội. D. vòng benzene.
Câu 2. Alkene là những hydrocarbon có đặc điểm
A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.
B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.
C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.
D. no, mạch vòng.
Câu 3. Alkyne là những hydrocarbon có đặc điểm
A. không no, mạch hở, có một liên kết ba C≡C.
B. không no, mạch vòng, có một liên kết đôi C=C.
C. không no, mạch hở, có một liên kết đôi C=C.
D. không no, mạch hở, có hai liên kết ba C≡C.
Câu 4. Alkene là các hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n (n ≥ 3). D. CnH2n-2 (n ≥ 2).
Câu 5. (MH.15). Alkyne là những hydrocarbon không no, mạch hở, có công thức chung là
A. CnH2n+2 (n ≥ 1). B. CnH2n (n ≥ 2). C. CnH2n-2 (n ≥ 2). D. CnH2n-6 (n ≥ 6).
Câu 6. [KNTT - SBT] Hợp chất nào sau đây là một alkene?
A. CH3-CH2-CH3. B. CH3-CH=CH2. C. CH3-C≡CH. D. CH2=C=CH2.
Câu 7. [KNTT - SBT] Hợp chất nào sau đây là một alkyne?
A. CH3-CH2-CH2-CH3. B. CH3-CH=CH2.
C. CH3-CH2-C≡CH. D. CH2=CH-CH=CH2.
Câu 8. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây là đồng phân của CH2=CH-CH2-CH2-CH3?
A. (CH3)2C=CH-CH3. B. CH2=CH-CH2-CH3.
C. CH≡C-CH2-CH2-CH3. D. CH2=CH-CH2-CH=CH2.
Câu 9. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây là đồng phân của CH≡C-CH2-CH3?
A. CH≡C-CH3. B. CH3-C≡C-CH3.
C. CH2=CH-CH2-CH3. D. CH2=CH-C≡CH.
Câu 10. Trong alkene, mạch chính là
A. mạch dài nhất và có nhiều nhánh nhất.
B. mạch có chứa liên kết đôi và nhiều nhánh nhất.
C. mạch có chứa liên kết đôi, nhiều nhánh nhất và phân nhánh sớm nhất.
D. mạch có chứa liên kết đôi, dài nhất và nhiều nhánh nhất.
Câu 11. Alkene CH3−CH=CH−CH3 có tên là
A. 2-methylprop-2-ene. B. but-2-ene. C. but-1-ene. D. but-3-ene.
Câu 12. Alkene sau có tên gọi là

A. 2-methylbut-2-ene. B. 3-methylbut-2-ene.
C. 2-metybut-3-ene. D. 3-methylbut-3-ene.
Câu 13. (A.14): Chất X có công thức cấu tạo: CH3-CH(CH3)-CH=CH2. Tên thay thế của X là

GV. Lê Đình Trung 9


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
A. 3-methylbut-1-yne. B. 3-methylbut-1-ene.
C. 2-methylbut-3-ene. D. 2-methylbut-3-yne.
Câu 14. Alkene X có công thức cấu tạo: CH3–CH2–C(CH3)=CH–CH3. Tên gọi của X theo danh pháp
thay thế là
A. isohexane. B. 3-methylpent-3-ene.
C. 3-methylpent-2-ene. D. 2-ethylbut-2-ene.
Câu 15. Chất X có công thức: CH3 − CH(CH3 ) − CH = CH 2 . Tên gọi của X theo danh pháp IUPAC là
A. 2-methylbut-3-yne. B. 2-methylbut-3-ene.
C. 3-methylbut-1-yne. D. 3-methylbut-1-ene.
Câu 16. Nhóm CH2=CH– có tên là
A. ethyl. B. vinyl. C. allyl. D. phenyl.
Câu 17. Nhóm CH2=CH-CH2- có tên là
A. ethyl. B. vinyl. C. allyl. D. phenyl.
Câu 18. Alkyne CH3−C≡C−CH3 có tên gọi là
A. but-1-yne. B. but-2-yne. C. methylpropyne. D. meylbut-1-yne.
Câu 19. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 3-methylpent-2-yne. B. 2-methylhex-4-yne.
C. 4-methylhex-2-yne. D. 3-methylhex-4-yne.
Câu 20. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 4-ethylpent-2-yne. B. 2-ethylpent-3-yne.
C. 4-methylhex-2-yne. D. 3-methylhex-4-yne.
Câu 21. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 3,3-đimethylpent-2-yne. B. 4,4-đimethylpent-3-yne.
C. 4,4-đimethylhex-2-yne. D. 3,3-đimethylpent-4-yne.
Câu 22. Alkyne dưới đây có tên gọi là

A. 1,4-đimethylpent-2-yne. B. 5-methylhept-3-yne.
C. 1,4-đimethylhex-2-yne. D. 4-methylhex-3-yne.
Câu 23. Công thức cấu tạo của 3-methylbut-1-yne là
A. (CH3)2CH−C≡CH. B. CH3CH2CH2−C≡CH.
C. CH3−C≡C−CH2CH3. D. CH3CH2− C≡C−CH3.
Câu 24. Công thức cấu tạo của 4-methylpent-2-yne là
A. CH3−C≡C−CH2CH2CH3. B. (CH3)2CH−C≡CH−CH3.
C. CH3CH2−C≡CH−CH2CH3. D. (CH3)3C−C≡CH.
Câu 25. [MH2 - 2020] Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử?
A. Methane. B. Ethylene. C. Acetylene. D. Benzene.
Câu 26. Khi có mặt chất xúc tác Ni ở nhiệt độ thích hợp, alkene cộng hydrogen vào liên kết đôi tạo
thành hợp chất nào dưới đây?

GV. Lê Đình Trung 10


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
A. alkane. B. xycloalkane. C. alkyne. D. alkene lớn hơn.
Câu 27. Phản ứng hydrogen hóa alkene thuộc loại phản ứng nào dưới đây?
A. phản ứng thế. B. phản ứng tách.
C. phản ứng cộng. D. phản ứng phân hủy.
Câu 28. Alkene không phản ứng được với chất nào dưới đây?
A. Br2. B. Cl2. C. NaCl. D. H2.
Câu 29. Chất nào sau đây không thể cộng hợp vào alkene?
A. HCl. B. NaOH. C. H2O. D. H2SO4.
o
Câu 30. Nếu muốn phản ứng: CH≡CH + H2 ⎯⎯
t
→ dừng lại ở giai đoạn tạo thành ethylene thì cần

sử dụng xúc tác nào dưới đây?
A. H2SO4 đặc. B. Lindlar. C. Ni/to. D. HCl loãng.
Câu 31. Phản ứng hydrogen hóa alkyne thành alkane được viết dưới dạng tổng quát là
A. CnH2n-2 + H2 ⎯⎯⎯ → CnH2n B. CnH2n + H2 ⎯⎯⎯ → CnH2n+2
o o
xt, t xt, t

C. CnH2n-2 + 2H2 ⎯⎯⎯ → CnH2n+2 D. CnH2n-6 + 4H2 ⎯⎯⎯ → CnH2n+2


o o
xt, t xt, t

Câu 32. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây cộng H2 dư (Ni, t ) tạo thành butane?
o

A. CH3-CH=CH2. B. CH3-C≡C-CH2-CH3. C. CH3-CH2-CH=CH2. D. (CH3)2C=CH2.


Câu 33. Alkene có thể cộng hợp nước khi có xúc tác là
A. base. B. MnO2. C. acid. D. KMnO4.
Câu 34. Phản ứng đặc trưng của alkene là
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 35. Sản phẩm tạo thành khi cho propene tác dụng với H2 (Ni, to) là
A. propyl. B. propane. C. pentane. D. butane.
Câu 36. Chất nào sau đây có khả năng làm mất màu dung dịch bromine?
A. ethane. B. propane. C. butane. D. ethylene.
Câu 37. (QG.18 - 202): Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. benzene. B. ethylene. C. methane. D. butane.
Câu 38. [QG.20 - 202] Ở điều kiện thường, chất nào sau đây làm mất màu dung dịch Br2?
A. Methane. B. Butane. C. Propene. D. Ethane.
Câu 39. Cho phản ứng: HC≡CH + HBr ⎯⎯⎯⎯
tØ lÖ mol
1:2

Sản phẩm của phản ứng trên là
A. CH3−CHBr2. B. CH2Br−CH2Br. C. CHBr2−CHBr2. D. CH2=CH−Br.
Câu 40. Cho phản ứng: HC≡CH + H2O ⎯⎯⎯⎯⎯ →
4 HgSO
H SO , 80 o C
2 4

Sản phẩm của phản ứng trên là


A. CH2=CH−OH. B. CH3−CH=O. C. CH2=CH2. D. CH3−O−CH3.
Câu 41. Cho phản ứng: CH3−C≡CH + H2O ⎯⎯⎯⎯⎯ →
4 HgSO
H SO , 80 o C2 4

Sản phẩm chính của phản ứng trên là


A. CH3CH2−CH=O. B. CH3−CO−CH3.
C. CH2=C(CH3)−OH. D. HO−CH=CH−CH3.
Câu 42. Trùng hợp ethylene, sản phẩm thu được có cấu tạo là
A. ( CH2 = CH2 )n . B. ( CH2 − CH2 )n .
C. ( CH = CH )n . D. ( CH3 − CH3 )n .
Câu 43. [CD - SBT] Các chai lọ, túi, màng mỏng trong suốt, không độc, được sử dụng làm chai đựng
nước, thực phẩm, màng bọc thực phẩm được sản xuất từ polymer của chất nào sau đây?

GV. Lê Đình Trung 11


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
A. But – 1 - ene. B. Propene. C. Vinyl chloride. D. Ethylene.
Câu 44. Khi cho but-2-yne phản ứng với bromine dư, tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được sản
phẩm hữu cơ là
A. CH3CBr2−CBr2CH3. B. CH3CHBr−CHBrCH3.
C. CH3CH2CHBr−CBr3. D. CHBr2−CBr2CH2CH3.
Câu 45. Oxi hoá ethylene bằng dung dịch KMnO4 thu được sản phẩm là:
A. MnO2, C2H4(OH)2, KOH. C. K2CO3, H2O, MnO2.
B. C2H5OH, MnO2, KOH. D. C2H4(OH)2, K2CO3, MnO2.
Câu 46. Phương pháp điều chế ethylene trong phòng thí nghiệm là
A. Đun C2H5OH với H2SO4 đặc ở 170oC. B. Cracking alkane.
C. Tách H2 từ ethane. D. Cho C2H2 tác dụng với H2 (xt: Lindlar).
Câu 47. Alkyne nào sau đây không có nguyên tử hydrogen linh động?
A. CH3−C≡CH. B. CH3CH2−C≡CH. C. CH3−C≡C−CH3. D. HC≡CH.
Câu 48. Alkyne nào sau đây không có nguyên tử hydrogen linh động?
A. acetylene. B. but-2-yne. C. pent-1-yne. D. propyne.
Câu 49. Alkyne nào sau đây có nhiều nguyên tử hydrogen linh động nhất?
A. but-1-yne. B. hex-1-yne. C. propyne. D. acetylene.
Câu 50. (QG.18 - 201): Chất nào sau đây tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3?
A. Ethylene B. Methane C. Benzene D. Propyne
Câu 51. (QG.18 - 204): Sục khí acetylene vào dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được kết tủa màu gì?
A. vàng nhạt. B. trắng. C. đen. D. xanh.
Câu 52. Khi cho acetylene phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3 tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn,
thu được sản phẩm hữu cơ là
A. HC≡CH. B. HC≡CAg. C. AgC≡CAg. D. CH2=CH2.
Câu 53. Chất nào sau đây không phản ứng được với AgNO3/NH3?
A. but-2-yne. B. propyne. C. acetylene. D. but-1-yne.
Câu 54. Phương trình phản ứng cháy của alkyne là
3n − 1 to
A. C n H 2n −2 + O2 ⎯⎯ → nCO2 + (n − 1)H 2O
2
3n + 1 to
B. C n H 2n −2 + O2 ⎯⎯ → nCO2 + (n − 1)H 2 O
2
3n to
C. C n H 2n + O2 ⎯⎯ → nCO2 + nH2 O
2
3n − 1 to
D. C n H 2n −2 + O2 ⎯⎯ → nCO2 + (n + 1)H 2 O
2
Câu 55. (QG.16): Trước những năm 50 của thế kỷ XX, công nghiệp tổng hợp hữu cơ dựa trên nguyên
liệu chính là acetylene. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của công nghệ khai thác và chế biến dầu
mỏ, ethylene trở thành nguyên liệu rẻ tiền, tiện lợi hơn nhiều so với acetylene. Công thức phân tử của
ethylene là
A. C2H4. B. C2H6. C. CH4. D. C2H2.
2. Mức độ thông hiểu
Câu 56. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C4H8 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 57. Số lượng đồng phân cấu tạo mạch hở ứng với công thức phân tử C5H10 là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 58. [KNTT - SBT] Số alkene có cùng công thức C4H8 và số alkyne có cùng công thức C4H6 lần
lượt là

GV. Lê Đình Trung 12


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
A. 4 và 2. B. 4 và 3. C. 3 và 3. D. 3 và 2.
Câu 59. [CTST - SBT] Ứng với công thức phân tử C5H8 có bao nhiêu alkyne là đồng phân cấu tạo
của nhau?
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 60. Có bao nhiêu alkyne tương ứng với công thức phân tử C6H10?
A. 5. B. 6. C. 7. D. 8.
Câu 61. Có bao nhiêu đồng phân alkyne C5H8 tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa?
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Câu 62. Có bao nhiêu đồng phân alkyne có công thức phân tử C6H10 tác dụng được với dung dịch
AgNO3/NH3 tạo ra kết tủa màu vàng nhạt?
A. 4. B. 5. C. 3. D. 2.
Câu 63. (B.14): Trong phân tử propene có số liên kết xich ma (σ) là
A. 7. B. 9. C. 8. D. 6.
Câu 64. Số liên kết δ và liên kết π trong phân tử vinylacetylene: CH  C–CH=CH2 lần lượt là?
A. 7 và 2. B. 7 và 3. C. 3 và 3. D. 3 và 2.
Câu 65. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH3 − C  C − CH3 . B. CH3 − CH = CH − CH3 .
C. CH2 Cl − CH2 Cl. D. CH2 = CCl − CH3 .
Câu 66. Hợp chất hữu cơ nào sau đây không có đồng phân cis-trans?
A. CHCl=CHCl. B. CH3CH2CH=C(CH3)CH3.
C. CH3CH=CHCH3. D. CH3CH2CH=CHCH3.
Câu 67. (C.11): Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. CH2=CH-CH=CH2. B. CH3-CH=C(CH3)2.
C. CH3-CH=CH-CH=CH2. D. CH2=CH-CH2-CH3.
Câu 68. [KNTT - SBT] Chất nào sau đây không có đồng phân hình học?
A. CH3-CH=CH-CH3. B. (CH3)2C=CH-CH3.
C. CH3-CH=CH-CH(CH3)2. D. (CH3)2CH-CH=CH-CH(CH3)2.
Câu 69. (C.10): Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A. 2-chloropropene. B. But-2-ene. C. 1,2-dichloroethane. D. But-1-ene.
Câu 70. Trong số các alkene có đồng phân cấu tạo C5H10, có bao nhiêu chất có đồng phân hình học?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 71. Cho alkene có công thức:

Tên gọi của alkene trên là


A. cis-but-2-ene. B. trans-but-2-ene. C. but-2-ene. D. cis-pent-2-ene.
Câu 72. Cho alkene có công thức:

Tên gọi của alkene trên là


A. trans-pent-2-ene. B. cis-pent-3-ene.
C. cis-pent-2-ene. D. trans-pent-3-ene.
Câu 73. [CD - SBT] Cho các alkene X và Y có công thức như sau:

GV. Lê Đình Trung 13


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tên gọi của X và Y tương ứng là
A. cis-3-methylpent-2-ene và trans-3-methylpent-3-ene.
B. trans-3-methylpent-2-ene và cis-3-methylpent-2-ene.
C. trans-3-methylpent-3-ene và cis-3-methylpent-3-ene.
D. trans-3-methylpent-3-ene và cis-3-methylpent-2-ene.
Câu 74. (B.08): Ba hydrocarbon X, Y, Z là đồng đẳng kế tiếp, khối lượng phân tử của Z bằng 2 lần
khối lượng phân tử của X. Các chất X, Y, Z thuộc dãy đồng đẳng nào dưới đây?
A. alkane. B. xycloalkane. C. alkene. D. alkyne.
Câu 75. [KNTT - SBT] Cho các chất kèm theo nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi (oC) sau: (X) but-
1-ene (-185 và -6,3); (Y) trans-but-2-ene (-106 và 0,9); (Z) cis-but-2-ene (-139 và 3,7); (T) pent-1-ene
(-165 và 30). Chất nào là chất lỏng ở điều kiện thường?
A. (X). B. (Y). C. (Z). D. (T).
Câu 76. [CTST - SBT] Biểu đồ dưới đây thể hiện mối tương quan giữa nhiêt độ sôi và số nguyên tử
carbon trong phân tử alkene

Có bao nhiêu alkene trong biểu đồ ở thể khí trong điều kiện thường (250C)
A. 4 B. 2 C. 3 D. 5
Câu 77. [CD - SBT] Các alkene không có các tính chất vật lí đặc trưng nào sau đây?
A. Tan tốt trong nước và các dung môi hữu cơ.
B. Có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của nước.
C. Có nhiệt độ sôi thấp hơn alkane phân tử có cùng số nguyên tử carbon.
D. Không dẫn điện.
Câu 78. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Alkene là chất kị nước. B. Alkene là chất dễ tan trong dầu mỡ.
C. Liên kết đôi kém bền hơn liên kết đơn. D. Liên kết  kém bền hơn liên kết .
Câu 79. [KNTT - SBT] Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng đặc trưng của hidrocarbon
không no?
A. Phản ứng cộng. B. Phản ứng trùng hợp.
C. Phản ứng oxi hóa – khử. D. Phản ứng thế.
o
Câu 80. Sản phẩm tạo thành từ phản ứng: 2-methylpropene + H2 ⎯⎯⎯
Ni, t
→ là
A. isobutane. B. butane.

GV. Lê Đình Trung 14


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
C. xyclobutane. D. 2-methylbutane.
o
Câu 81. Sản phẩm tạo thành từ phản ứng: 2-methylbut-2-ene + H2 ⎯⎯⎯ Ni, t
→ là
A. trans-2-methylbut-2-ene. B. 2-methylbutane.
C. 2,2-dimethylpropane. D. butane.
Câu 82. (B.13): Hydrocarbon nào sau đây khi phản ứng với dung dịch bromine thu được 1,2-
dibromobutane?
A. But-1-ene. B. Butane. C. Buta-1,3-đien. D. But-1-yne.
Câu 83. [KNTT - SBT] Sản phẩm tạo thành 2-methylpent-2-ene tác dụng với Br2 có tên gọi là
A. 2,3-dibromo-2-methylpent-2-ene. B. 3,4-dibromo-4-methylpentane.
C. 2,3-dibromo-2-methylpentane. D. 4-dibromo-2-methylpent-2-ene.
Câu 84. Khi dẫn ethylene vào dung dịch nước bromine thì dung dịch bị nhạt màu, nguyên nhân là do
A. Ethylene có phản ứng cộng bromine tạo ra 1,2-dibromoethane.
B. Ethylene có phản ứng thế bromine tạo ra 1,2-dibromoethane.
C. Ethylene đẩy bromine ra khỏi dung dịch.
D. Ethylene có phản ứng tách với bromine tạo ra 1,2-dibromoethane.
Câu 85. Cho hai bình hóa chất mất nhãn chứa ethylene và ethane. Có thể nhận biết các hóa chất trong
mỗi bình bằng chất nào?
A. dung dịch NaCl. B. quỳ tím.
C. dung dịch nước bromine. D. dung dịch Na2SO4.
Câu 86. Sản phẩm tạo thành từ phản ứng giữa 2-methylpropene và Br2 là
A. CH2Br−CHBr(CH3)2. B. CH2Br−CH(CH3)−CH2Br.
C. CH3−CH(CH3)2−CHBr2. D. CH3−CBr2−CH2CH3.
Câu 87. Dẫn xuất halogen X dưới đây:

Có thể tạo thành từ phản ứng giữa bromine với chất nào dưới đây?
A. but-2-ene. B. pent – 1 – ene.
C. but-1-ene. D. 2-methylpropene.
Câu 88. Ethylene cộng hợp HBr có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 89. Propene cộng hợp HBr có thể tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm hữu cơ?
A. 0. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 90. Alkene A có công thức phân tử C4H8. Khi cộng nước vào A (có xúc tác acid) chỉ tạo ra một
sản phẩm duy nhất. Tên gọi của A là
A. pent – 1 – ene. B. but-1-ene.
C. but-2-ene. D. 2-methylpropene.
Câu 91. Theo quy tắc Markovnikov, trong phản ứng cộng nước hoặc acid (kí hiệu chung là HA) vào
liên kết C=C của alkene thì H sẽ ưu tiên cộng vào nguyên tử carbon có đặc điểm nào?
A. nguyên tử carbon liên kết với nhóm methyl.
B. nguyên tử carbon liên kết với nhiều nguyên tử hydrogen hơn.
C. nguyên tử carbon liên kết với ít nguyên tử hydrogen hơn.
D. nguyên tử carbon liên kết với nhiều nguyên tử carbon khác hơn.
Câu 92. Sản phẩm chính của phản ứng cộng hợp nước vào 2-methylpropene là
A. CH3−CH(OH)−CH3. B. CH3CH2CH2−OH.
C. HO−CH2CH2CH3. D. CH3−O−CH2CH3.

GV. Lê Đình Trung 15


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Câu 93. Alkene X có công thức phân tử C6H12. X không có đồng phân hình học, khi tác dụng với H2
tạo ra alkane mạch thẳng. Sản phẩm chính tạo ra từ phản ứng giữa X với H2O (xúc tác H+) là
A. CH2OH−CH2CH2CH2CH2CH3. B. CH3−CHOH−CH2CH(CH3)2.
C. CH3−CHOH−CH(CH3)3. D. CH3−CHOH−CH2CH2CH2CH3.
Câu 94. (A.07): Hydrate hóa 2 alkene chỉ tạo thành 2 alcohol. Hai alkene đó là
A. etene và but-2-ene. B. 2-methylpropene và but-1-ene.
C. propene và but-2-ene. D. etene và but-1-ene.
Câu 95. [CD - SBT] But-l-ene tác dụng với HBr tạo ra sản phẩm chính có công thức cấu tạo nào sau
đây?
A. CH3CHBrCHBrCH3. B. CH3CH2CH2CH2Br.
C. CH3CH2CHBrCH3. D. BrCH2CH2CH2CH2Br.
Câu 96. [CD - SBT] Cho các hydrocarbon: (1) CH2=C(CH3)CH2CH3; (2) (CH3)2C=CHCH3; (3)
CH2=C(CH3)CH=CH2; (4) (CH3)2CHC≡CH. Những hydrocarbon nào phản ứng với HBr sinh ra sản
phẩm chính là 2-bromo-2-methylbutane?
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 97. [KNTT - SBT] Phản ứng nào sau đây đã tạo thành sản phẩm không tuân theo đúng quy tắc
Markovnikov?
A. CH3CH=CH2 + HCl → CH3CHClCH3.
B. (CH3)2C=CH2 + HBr → (CH3)2CHCH2Br.
+
C. CH3CH2CH=CH2 + H2O ⎯⎯ H
→ CH3CH2CH(OH)CH3.
D. (CH3)2C=CH-CH3 + HI → (CH3)2CICH2CH3.
Câu 98. Cho alkyne A tác dụng với H2 dư trên xúc tác Ni/to. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được một sản phẩm hữu cơ duy nhất là pentane. Khi A tác dụng với H2, Lindlar thì thu được alkene C
có đồng phân hình học. Tên gọi của A là
A. pent-2-yne. B. pent-1-yne. C. 3-methylbut-1-yne. D. pent-1-ene.
Câu 99. Cho alkyne X tác dụng với H2 dư (xúc tác Ni/t ). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
o

được một sản phẩm hữu cơ duy nhất là 2-methylbutane. Tên gọi của X là
A. 2-methylbut-1-yne. B. 2-methylbut-2-yne.
C. 3-methylbut-2-yne. D. 3-methylbut-1-yne.
Câu 100. Cho alkyne X tác dụng với H2 dư (xúc tác Lindlar) thu được duy nhất một sản phẩm hữu cơ
Y có đồng phân hình học. Khi hydrogen hóa Y thì tạo thành 2-methylpentane. Tên gọi của X là
A. 2-methylpent-1-yne. B. 2-methylpent-2-yne.
C. 4-methylpent-2-yne. D. 4-methylpent-1-yne.
Câu 101. Cho 3-methylbut-1-yne tác dụng với H2 (xúc tác Lindlar) tới khi phản ứng hoàn toàn thu
được hỗn hợp Y chỉ có hai hydrocarbon. Công thức cấu tạo của hai hydrocarbon lần lượt là:
A. CH≡C−CH(CH3)2 và CH3CH2CH(CH3)2.
B. CH2=CH−CH2CH2CH3 và CH3CH2CH(CH3)2.
C. CH≡C−CH(CH3)2 và CH2=CH−CH(CH3)2.
D. CH2=CH−CH(CH3)2 và CH3CH2CH(CH3)2.
Câu 102. Cho 2 ống nghiệm đều chứng dung dịch KMnO4 loãng. Nhỏ vào ống thứ nhất vài giọt
hexane, nhỏ vào ống thứ hai vài giọt hexen thì quan sát thấy hiện tượng:
A. Dung dịch KMnO4 trong hai ống đều nhạt màu.
B. Dung dịch KMnO4 trong ống thứ nhất nhạt màu, ống thứ hai không đổi màu.
C. Dung dịch KMnO4 trong ống thứ hai nhạt màu, ống thứ nhất không đổi màu.
D. Dung dịch KMnO4 trong hai ống đều không đổi màu.
Câu 103. [KNTT - SBT] Xét phản ứng hóa học sau:
CH3CH2=CH2 + H2O + KMnO4 → CH3-CH(OH)CH2(OH) + MnO2 ↓+2KOH

GV. Lê Đình Trung 16


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Tổng hệ số tỉ lượng tối giản của các chất trong phản ứng này bằng
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16.
Câu 104. [CD - SBT] Cho pent-2-ene phản ứng với dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ phòng có thể thu
được sản phẩm hữu cơ có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. CH3CH2CH(OH)CH(OH)CH3. B. CH3CH2CH2CH(OH)CH3.
C. CH3CH(OH)CH2CH(OH)CH3. D. CH3CH2CH(OH)CH2CH3.
Câu 105. [MH2 - 2020] Cho 2 mL ethanol (C2H5OH) vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bọt. Thêm
từ từ 4 mL dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đồng thời lắc đều rồi đun nóng hỗn hợp.
Hydrocarbon sinh ra trong ống nghiệm trên là
A. ethylene. B. acetylene. C. propylene. D. methane.
Câu 106. Trong phòng thí nghiệm, khi điều chế C2H4 từ C2H5OH và dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC,
khí sinh ra có lẫn SO2 và CO2. Dùng dung dịch nào sau đây có để loại bỏ tạp chất, thu C2H4 tinh khiết?
A. dd KMnO4. B. dd NaOH. C. dd Na2CO3. D. dd Br2.
Câu 107. (QG.18 - 201): Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ dưới đây:

Hiện tượng xảy ra trong bình chứa dung dịch Br2 là


A. có kết tủa đen. B. dung dịch Br2 bị nhạt màu.
C. có kết tủa trắng. D. có kết tủa vàng.
Câu 108. (QG.18 - 202): Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, trong bình
đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt.

Chất X là
A. CaO. B. Al4C3. C. CaC2. D. Ca.
Câu 109. (QG.18 - 203): Thí nghiệm được tiến hình như hình vẽ bên.

Hiện tượng xảy ra trong bình đựng dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. có kết tủa màu nâu đỏ. B. có kết tủa màu vàng nhạt.

GV. Lê Đình Trung 17


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
C. dung dịch chuyển sang màu da cam. D. dung dịch chuyển sang màu xanh lam.
Câu 110. (QG.18 - 204): Thực hiện thí nghiệm như hình vẽ bên. Kết thúc thí nghiệm, dung dịch Br2
bị mất màu.

Chất X là
A. CaC2. B. Na. C. Al4C3. D. CaO.
Câu 111. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các alkyne HC≡CH, CH3−C≡CH, … có công thức chung là CnH2n-2 (n ≥ 2) tạo thành dãy đồng
đẳng của acetylene.
B. Liên kết ba của alkyne được tạo nên từ ba liên kết .
C. Các alkyne 2C và 3C chỉ có duy nhất một đồng phân cấu tạo.
D. Alkyne không có đồng phân hình học như alkene.
Câu 112. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử hydrogen đính vào carbon của liên kết ba linh động hơn nhiều so với nguyên tử
hydrogen đính vào carbon của liên kết đôi và liên kết đơn.
B. Thuốc thử Tollens có thể viết là AgNO3/NH3.
C. Acetylene là alkyne duy nhất có hydrogen linh động.
D. Nguyên tử hydrogen linh động trong alkyne có thể bị thay thế bởi ion kim loại.
Câu 113. Không thể phân biệt methane và acetylene bằng chất nào sau đây?
A. NaOH. B. Br2. C. KMnO4. D. AgNO3/NH3.
Câu 114. [CD - SBT] Để phân biệt but-2-yne (CH3C≡CCH3) với but-l-yne (CH≡CCH2CH3) có thể
dùng thuốc thử nào sau đây?
A. Dung dịch HC1. B. Dung dịch AgNO3/NH3.
C. Nước bromine. D. Dung dịch KMnO4.
Câu 115. Có thể phân biệt acetylene, ethylene và methane bằng hóa chất nào sau đây?
A. KMnO4 và NaOH. B. KMnO4 và quỳ tím.
C. AgNO3/NH3. D. Br2 và AgNO3/NH3.
Câu 116. Có thể phân biệt but-1-yne, but-2-yne, methane bằng hóa chất nào sau đây?
A. AgNO3/NH3. B. Br2 và quỳ tím.
C. KMnO4 và AgNO3/NH3. D. HBr và Br2.
Câu 117. [CD - SBT] Dẫn dòng khí gồm acetylene và ethylene lần lượt đi vào ống nghiệm (1) đựng
dưng dịch AgNO3/NH3 ở điều kiện thường, sau đó dẫn tiếp qua ống nghiệm (2) đựng nước bromine.
Hiện tượng thí nghiệm nào sau đây là không đúng?
A. Ở ống nghiệm (1) có kết tủa màu vàng nhạt.
B. Ở ống nghiệm (2) màu của nước bromine nhạt dần.
C. Ở ống nghiệm (2) chất lỏng chia thành hai lớp.
D. Ở ống nghiệm (2) thu được chất lỏng đồng nhất.
Câu 118. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế ethene bằng cách tách nước ethanol và thu bằng cách
dời chỗ của nước.
B. Một ứng dụng quan trọng của acetylene là làm nhiên liệu trong đèn xì oxygen - acetylene.
C. Trong công nghiệp, người ta điều chế acetylene bằng cách nhiệt phân nhanh methane có xúc tác

GV. Lê Đình Trung 18


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
hoặc cho calcium carbide (thành phần chính của đất đèn) tác dụng với nước.
D. Một ứng dụng quan trọng của acetylene là làm nguyên liệu tổng hợp ethylene.
Câu 119. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Hydrocarbon không no là những hydrocarbon mạch hở, phân tử chỉ có liên kết đôi C = C hoặc
liên kết ba C≡C.
B. Hydrocarbon không no là những hydrocarbon mạch vòng, phân tử chỉ có liên kết đôi C = C hoặc
liên kết ba C≡C.
C. Hydrocarbon không no là những hydrocarbon mạch hở, phân tử có liên kết đôi C = C hoặc liên
kết ba C≡C.
D. Hydrocarbon không no là những hydrocarbon trong phân tử có chứa liên kết đôi C = C hoặc liên
kết ba C≡C hoặc cả hai loại liên kết đó.
Câu 120. [CD - SBT] Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Công thức chung của các hydrocarbon không no, mạch hở, phân tử có một liên kết đôi C = C là
CnH2n, n≥2.
B. Công thức phân tử của các hydrocarbon không no, mạch hở, phân tử có một liên kết ba C≡C có
dạng CnH2n-2, n≥2.
C. Công thức phân tử của các hydrocarbon không no, mạch hở có dạng CnH2n, n ≥ 2.
D. Công thức chung của các hydrocarbon là CxHy với x ≥ 1.
Câu 121. [CD - SBT] Một hydrocarbon X mạch hở trong phân tử có phần trăm khối lượng carbon
bằng 85,714%. Trên phổ khối lượng của X có peak ion phân tử ứng với giá trị m/z = 42. Công thức
phù hợp với X là
A. CH2=CHCH3. B. CH3CH2CH3. C. CH3CH3 D. CH≡CH
3. Mức độ vận dụng - vận dụng cao
Câu 122. Cho các alkene: CH2=CH−CH3 (X); CH3−CH=CH−CH3 (Y); (CH3)2C=CH2 (Z). Alkene nào
có đồng phân hình học?
A. X và Y. B. X và Z. C. Chỉ Y. D. Chỉ Z.
Câu 123. Cho các alkene: CH3−CH=CH−C2H5 (X); CH3−CH=CH−CH3 (Y); CH2=CH−C2H5 (Z); CH-
3−CH=C(CH3)2 (T). Alkene nào có đồng phân hình học?
A. X, Y và Z. B. X và Y. C. Y, Z và T. D. T và Z.
Câu 124. [CTST - SBT] Cho các alkene sau:
(1) CH2=CH-CH2-CH3(3) (CH3)2C=C(CH3)2
(2) CH3-CH2-CH=CH-CH3(4) CH3-CH2-CH=CH-CH2-CH3
Số alkene có đồng phân hình học là:
A. 3 B. 2 C. 5 D. 4
Câu 125. [CD - SBT] Cho các chất có công thức cấu tạo sau: (1) ClCH2CH=CHCH3; (2)
CH3CH=CHCH3; (3)BrCH2C(CH3)=C(CH2CH3)2; (4) ClCH2CH=CH2 ; (5) ClCH2CH=CHCH2CH3
(6)(CH3)2C=CH2. Trong số các chất trên, bao nhiêu chất có đồng phân hình học?
A. 3. B. 4. C. 5 D. 6
Câu 126. Cho các alkene sau: CH3−CH=CH−CH3 (X); CH3−CH=CH2 (Y); CH2=CH2 (Z);
CH2=C(CH3)2 (T); (CH3)2C=C(CH3)2 (U). Những alkene nào khi cộng hợp với HBr chỉ tạo ra một sản
phẩm hữu cơ?
A. X, Z, T. B. Y, T, U. C. X, Z, U. D. Y, Z, T.
Câu 127. Cho các alkene sau: CH3−CH=CH2 (X); CH2=CH−CH2CH3 (Y); CH2=CH2 (Z);
(CH3)2C=CH2 (T); (CH3)2C=C(CH3)2 (U). Những alkene nào khi cộng hợp với HBr tạo ra hai sản
phẩm hữu cơ?
A. X, Y, T. B. Z, T, U. C. Z, U. D. X, T, U.

GV. Lê Đình Trung 19


THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Câu 128. Cho các alkene sau: but-2-ene (X); 2-methylpropene (Y); 2-methylbut-1-ene (Z); 2-
methylbut-2-ene (T); 2,3-dimethylbut-2-ene (U). Những alkene nào khi cộng hợp với HBr tạo ra hai
sản phẩm hữu cơ?
A. X, Y, U. B. Y, Z, T. C. X, Z, T. D. Y, Z, U.
Câu 129. Cho các alkene: cis-3-methylbut-2-ene (X); 2-methylbut-2-ene (Y); pent-1-ene (Z); 2-
methylbut-1-ene (T). Những alkene nào khi tác dụng với H2, xúc tác Ni/to đều tạo thành 2-
methylbutane?
A. X, Y, Z. B. Z, T. C. X, Y, T. D. Chỉ T.
Câu 130. Có bốn đồng phân alkene A1, A2, A3, A4 tương ứng với công thức phân tử C4H8 (tính cả
đồng phân hình học). Trong đó A1, A2 và A3 tác dụng với hydrogen tạo ra sản phẩm giống nhau. A1
và A2 tác dụng với bromine cho sản phẩm giống nhau. A3 và A4 lần lượt là:
A. cis-but-2-ene và trans-but-2-ene. B. trans-but-2-ene và cis-but-2-ene.
C. 2-methylpropene và but-1-ene. D. but-1-ene và 2-methylpropene.
Câu 131. [KNTT - SBT] Cho các chất sau: acetylene; methyl acetylene, ethyl acetylene và dimethyl
acetylene. Số chất tạo thành kết tủa khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
______HẾT_____

GV. Lê Đình Trung 20

You might also like