You are on page 1of 7

Bài 1 -> Bài 3

Câu 1: ADN dài 3400A với 20% A, sẽ có số liên kết H là:


0

A . 2600
B. 3400
C. 5200
D. 1300
Câu 2: Mã di truyền có tính đặc hiểu nghĩa là:

A. Một loại mARN chỉ tổng hợp được 1 loại protein.


B . Một mã nhất định chỉ qui định 1 loại axitamin tương ứng.
C. Một mã nhất định chỉ tổng hợp được 1 loại protein.
D. Một loại phân tử tARN chỉ mang 1 loại axit amin nhất định.
Câu 3: tARN mang axitamin mở đầu tiên vào riboxom có bộ ba đối mã là:

A . UAX
B. GUA
C. XAA
D. UAA
Câu 4: Lactozo có vai trò gì trong quá trình điều hòa tổng hợp protein ở sinh vật nhân sơ?

A. Kích thích gen vận hành


B. Cung cấp năng lượng cho quá trình dịch mã
C. Kích thích gen ức chế hoạt động
D . Làm cho protein ức chế bị bất hoạt, không gắn được vào vùng vận hành, kích thích
tổng hợp protein
Câu 5: Giai đoạn mã hóa trong dịch mã có thể tóm tắt thành sơ đồ:

A. aa + tARN + ATP → chuỗi polipeptit → protein


B . aa + ATP → aa hoạt hóa, aa hoạt hóa + tARN + enzim đặc hiệu → phức hợp aa – ARN.
C. aa – tARN → chuỗi polipeptit → protein
D. aa + tARN + enzim đặc hiệu → aa hoạt hóa, aa hoạt hóa + ATP → aa – tARN → chuỗi
polipeptit → Pr
Câu 6: Phân tử ADN gồm 3000 Nu có số T = 20% thì:

A. ADN này dài 10200 A với A = T = 600, G = X = 900.


0

B. ADN này dài 10200 A với A = T = 900, G = X = 600.


0

C . ADN này dài 5100 A với A = T = 600, G = X = 900.


0

D. ADN này dài 5100 A với A = T = 900, G = X = 600.


0
Câu 7: Sự dịch chuyển của riboxom trên mARN theo kiểu:

A. Mỗi lần 3 bộ ba
B. Mỗi lần 1 nu
C . Mỗi lần 1 bộ ba
D. Mỗi lần 2 bộ ba
Câu 8: 1 mARN trưởng thành dài 5100 A , số aa trong phân tử protien hoàn chỉnh do nó
0

quy định tổng hợp là:

A . 498
B. 499
C. 500
D. 502
Câu 9: Protein điều hòa liên kết với vùng nào trong operon để ngăn cản quá trình phiên
mã?

A. Vùng điều hòa


B. Vùng mã hóa
C . Vùng vận hành
D. Vùng khởi động
Câu 10: mARN được tổng hợp theo chiều nào:

A. Chiều từ 3’→ 5’
B. Cùng chiều mạch khuôn
C . Chiều từ 5’ → 3’
D. Lúc theo chiều 3’ → 5’; lúc theo chiều 5’ → 3’
Câu 11: Mạch bổ sung ở 1 gen của vi khuẩn có 150A, 300T, 450G và 600X thì mARN
tương ứng có:

A. 150U, 300A, 450X, 600G


B . 150A, 300U, 450G, 600X
C. 150A, 300T, 450G, 600X
D. 150T, 300A, 450X, 600G
Câu 12: Nơi gắn của enzim ARN – polineraza là:

A. Vùng vận hành(O)


B. Nhóm gen điều hòa(R)
C. Nhóm gen cấu trúc
D . Vùng khởi động(P)
Câu 13: 1 phân tử mARN trưởng thành có 1500 ribonucleotit, được 5 riboxom tham gia
dịch mã thì số aa có trên các phân tử protein hoàn chỉnh là:

A. 7500
B. 2500
C . 2490
D. 2495
Câu 14: Thực chất của quá trình dịch mã là:

A . Đổi trình tự nucleotit thành trình tự axitamin


B. Tạo ra chuỗi ribonucleotit từ chuỗi nucleotit
C. Tạo ra phân tử protein có cấu trúc bậc cao
D. Đổi trình tự ribonucleotit thành trình tự nu
Câu 15: Phát biểu nào dưới đây là không đúng khi nói về tự nhân đôi của ADN?

A. Mạch khuôn của ADN mẹ có chiều từ 5’ → 3’ thì mạch mới do mạch này tạo nên được hình
thành gián đoạn.
B. Mạch khuôn của ADN mẹ có chiều từ 3’ → 5’ thì mạch mới do mạch này tạo nên được hình
thành liên tục.
C. Sự liện kết các đoạn okazaki được thực hiện bởi enzim ligaza.
D . Mỗi đoạn okazaki đều được tổng hợp theo chiều 3’ → 5’.
Câu 16: Axit min Metiônin được mã hóa bởi mã bộ ba

A. AUA
B. AUU
C . AUG
D. AUX
Câu 17: Mã di truyền trên mARN được đọc theo

A. Một chiều từ 3’ đến 5’.


B . Một chiều từ 5’ đến 3’.
C. Ngược chiều di chuyển của riboxom của mARN.
D. Hai chiều tùy theo vị trí của enzim
Câu 18: Một gen cấu trúc được bắt đầu bằng trình tự các cặp nucleotit như sau:

Trình tự các ribonucleotit trong mARN do gen tổng hợp là:


A. 3’...AUG-XUA-GUA...5’.
B. 3’...UAX-GAU-XAU...5’.
C. 5’...UAX-GAU-XAU...3’.
D . 5’...AUG-XUA-GUA...3’
Câu 19: Thời điểm và vị trí diễn ra quá trình tái bản là:

A. Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Ngoài tế bào chất.


B. Kì đầu của phần bào – Trong nhân tế bào.
C. Kì đầu của phân bào – Ngoài tế bào chất.
D . Kì trung gian giữa 2 lần phân bào – Trong nhân tế bào.
Câu 20: 1 ADN xoắn kép gồm 3.10 nu, có T = 20% thì có từng loại nu là:
4

A. A = T = 8000, G = X = 7000
B . A = T = 6000, G = X = 9000
C. A = T = 9000, G = X = 6000
D. A = T = 7000, G = X = 8000
Câu 21: Thành phần nào sau đây của Operon Lac mang thong tin quy định tổng hợp ra
enzim phân giải đường lactose?

A. Vùng vận hành


B. Vùng khởi động
C . Nhóm gen cấu trúc
D. Gen điều hòa
Câu 22: Trong điều kiện hoạt động Operon Lac khi môi trường không có Lactose, phát
biểu nào sau đây là sai?

A . Vùng mã hóa tổng hợp protein ức chế không hoạt động.


B. Quá trình phiên mã bị ngăn cản
C. Protein ức chế bám vào vùng vận hành
D. Quá trình dịch mã không thể tiến hành được
Câu 23: Kết quả của giai đoạn tổng hợp chuỗi polipeptit là:

A. Tạo ra phân tử tARN mới


B . Tạo ra chuỗi polipeptit mới
C. Tạo ra phân tử mARN mới
D. Tạo ra phân tử rARN mới
Câu 24: Loại ARN nào mang đối mã:

A. Cả ba câu A, B, C đều đúng


B . tARN
C. rARN
D. mARN
Câu 25: Thành phần cấu tạo của operon Lac là:

A . 1 vùng khởi động (P), 1 vùng vận hành (O) và 1 nhóm gen cấu trúc
B. 1 vùng vận hành (O) và 1 nhóm gen cấu trúc
C. 1 vùng khởi động (P) và 1 nhóm gen cấu trúc
D. 1 vùng khởi động (P), 1 vùng vận hành (O), 1 nhóm gen cấu trúc và gen điều hòa (R)
Câu 26: Sự biểu hiện hoạt động điều hòa của gen ở sinh vật nhân sơ diễn ra như thế ở cấp
độ nào:

A. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ sau dịch mã


B. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ dịch mã
C . Diễn ra chủ yếu ở cấp độ phiên mã
D. Diễn ra hoàn toàn ở cấp độ trước phiên mã
Câu 27: Số codon có được từ 4 loại Nu:

A. 6
B. 4
C. 32
D . 64
Câu 28: ADN dài 5100A tự sao 5 lần liên tiếp cần số nucleotit tự do là:
0

A. 46500
B. 96000
C . 93000
D. 51000
Câu 29: Sự khác nhau giữa phiên mã và dịch mã là:

A. DM là tổng hợp ARN, PM là tổng hợp protein


B. DM xảy ra trước, PM xảy ra sau
C. Không khác nhau
D . PM là tổng hợp ARN, DM là tổng hợp protein
Câu 30: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hòa
là:

A . Mang thông tin quy định protein ức chế


B. Nơi tiếp xúc với enzim ARN
C. Nơi liên kết với protein ức chế
D. Mang thông tin quy định enzim ARN polimeraza
Câu 31: Trong phiên mã, mạch ADN được làm mạch khuôn là mạch:
A. Mạch 5’ → 3’ của gen
B. Mạch 3’ → 5’ của mARN
C . Mạch 3’ → 5’ của gen
D. Cả 2 mạch của gen
Câu 32: Mạch đơn của gen có 60A, 30 T, 120 G, 80 X, khi tự sao 1 lần cần:

A. A = T = 200, G = X = 90
B. A = T = 120, G = X = 180
C . A = T = 90, G = X = 200
D. A = T = 180, G = X = 120
Câu 33:

Vai trò của enzim ADN polimeraza trong quá trình nhân đôi là:

A.
Cung cấp năng lượng

B.
Tháo xoắn ADN

C.
Phá vỡ các liên kết hidro giữa hai mạch của ADN

D.
Lắp ghép các nucleotit tự do theo nguyên tắc bổ sung vào mạch đang tổng hợp

Câu 34: Tính phổ biến của mã di truyền:

A . Các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.


B. Nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
C. Được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba không gối lên nhau.
D. Một bộ ba chỉ mã hóa một axit amin.
Câu 35: Trên phân tử mARN, hướng di chuyển của riboxom là:

A. Di chuyển ngẫu nhiên


B . 5’→ 3’
C. 3’→ 5’
D. Lúc hướng này, lúc hướng khác
Câu 36: Gen là:

A. Một đoạn ARN mang thông tin mã hóa thành một chuỗi pôlipeptit.
B. Một đoạn ARN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ADN.
C . Một phân tử ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit hay một phân tử ARN.
D. Một đoạn ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi pôlipeptit.
Câu 37: Phiên mã là:

A. Quá trình tổng hợp tARN từ mạch khuôn ADN


B . Quá trình tổng hợp các loại ARN từ mạch khuôn ADN
C. Quá trình tổng hợp m ARN từ mạch khuôn ADN
D. Quá trình tổng hợp ARN polimeraza từ mạch khuôn của ADN
Câu 38: Bản chất của mã di truyền là:

A. Một bộ ba mã hóa cho một axitamin.


B. Ba nucleotit liền kề cùng loại hay khác loại đều mã hóa cho một axitamin.
C. Các axit amin được mã hóa trong gen.
D . Trình tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trình tự sắp xếp các axit amin trong
protein.
Câu 39: Gen của sinh vật nhân sơ khác gen sinh vật nhân thực ở chỗ:

A. Gen được chia thành 3 vùng: khởi đầu, mã hóa và kết thúc.
B. Có tín hiệu kết thúc dịch mã.
C. Có vùng mã hóa không liên tục.
D . Có vùng mã hóa liên tục.
Câu 40: Trong sinh vật nhân thực sự điều hòa của gen diễn ra :

A . từ trước phiên mã đến sau dịch mã


B. ở giai đoạn phiên mã
C. ở giai đoạn trước phiên mã
D. ở giai đoạn dịch mã

You might also like