You are on page 1of 7

Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

`Ngày soạn : 04- 01-2023


Tiết 10,11,12,13 - CHỦ ĐỀ 3: NGHỆ AN TRONG LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA
DÂN TỘC
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: thông qua khai thác tranh ảnh, các nguồn sử liệu được cung cấp:
Nêu được một số cuộc khởi nghĩa hoặc phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Nghệ An
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc;
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu và quan sát hình
ảnh để giải thích được nguyên nhân thất bại hoặc thắng lợi và nêu được ý nghĩa lịch sử, bài
học kinh nghiệm từ thực tiễn đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Nghệ An;
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đánh giá được vị trí, vai trò của Nghệ An
trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và nhận thức được vị trí của Nghệ An trong
công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
2. Phẩm chất
- Giáo dục phẩm chất chăm chỉ, tự giác, tích cực tham gia các hoạt động hoàn thành nhiệm vụ
học tập.
- Có tinh thần yêu quê hương, đất nước, quan tâm, yêu thích và tham gia các hoạt động tìm hiểu
lịch sử địa phương; giữ gìn và phát huy những giá trị của tri thức lịch sử quê hương, vận dụng
vào cuộc sống.
- Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa, di sản thiên nhiên ở địa phương
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học
- Máy tính kết nối may chiếu (TV)
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Mở đầu
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ
GV chiếu một số hình ảnh về những di tích thờ các vị anh hùng ở Nghệ An, sau đó yêu cầu HS
quan sát và trả lời các câu hỏi:
1. Nêu hiểu biết của em về những hình ảnh đó?
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu của giáo viên…
GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập.
Sản phẩm: Những hình ảnh đó là những di tích thờ các vị anh hùng ở Nghệ An trong cuộc
kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc
1. Đền Độc Lôi thờ Phạm Trọng Y (xã Nam Giang, huyện Nam Đàn)

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10


Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

2. Đền Đức Hoàng thờ Hoàng Tá Thốn (xã Phúc Thành, huyện Yên Thành)
3. Đền Trương Hán (xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn)
4. Đền thờ vua Quang Trung trên núi Dũng Quyết (thành phố Vinh
Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động
- Đại diện HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của học sinh.
GV kết luận như Sản phẩm và dẫn vào bài mới
2. Hình thành kiến thức mới
1. Tìm hiểu Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm từ thời Bắc thuộc đến nửa đầu thế kỉ
XIX
a. Mục tiêu: Nêu đóng góp của nhân dân Nghệ An trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ thế
kỉ X đến thế kỉ XIX. Đánh giá vị trí của Nghệ An trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm
trước thế kỉ XV.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh và tư liệu, làm việc cá nhân/ nhóm cặp đôi và trả
lời các câu hỏi sau:
1. Nêu đóng góp của nhân dân Nghệ An trong các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa từ thế kỉ X
đến thế kỉ XIX.
2. Đánh giá vị trí của Nghệ An trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước thế kỉ XV
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm:
1. Đóng góp của Nghệ An trong các cuộc kháng chiến, KN chống ngoại xâm từ thế kỉ X
đến thế kỉ XIX.
a. Nghệ An trong các cuộc khởi nghĩa thời Bắc thuộc và kháng chiến chống Tống thời Tiền
Lê, thời Lý
- Thời Bắc thuộc, Nghệ An là căn cứ quan trọng ban đầu của khởi nghĩa Mai Thúc Loan (713
− 723). Sang thế kỉ IX, tiếp tục trở thành căn cứ của khởi nghĩa do Dương Thanh lãnh đạo
- Trong hai cuộc kháng chiến chống Tống thời Tiền Lê và thời Lý, Nghệ An là hậu phương
lớn:
+ Châu Hoan, Châu Ái, là nơi cung ứng nhân tài, vật lực phục vụ cho cuộc kháng chiến
+ Tướng quân Phạm Trọng Y (Nghệ An) đã tham gia chống Tống trên phòng tuyến sông Cầu
b. Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Mông − Nguyên thời Trần
+ Tại vùng cảng Xước (phường Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai) đã diễn ra cuộc chặn đánh
quân của Toa Đô. Cuộc chiến này còn ghi nhận công lao chặn giặc ở ven biển của danh tướng
Hoàng Tá Thốn
c. Nghệ An trong các cuộc khởi nghĩa chống Minh đầu thế kỉ XV

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10


Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

- Nghệ An đã hai lần trở thành “đại bản doanh” của cuộc khởi nghĩa Trần Ngỗi và Trần Quý
Khoáng.
- Tại huyện Đông Lan, phủ Diễn Châu đã nổ ra cuộc nổi dậy của dân làng Trang Niên.
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), Nghệ An trở thành địa bàn quan trọng của
nghĩa quân.
d. Nghệ An trong cuộc kháng chiến chống Thanh năm 1789
- Quang Trung đã dừng chân tại Nghệ An hơn 10 ngày để tuyển quân và củng cố lực lượng
2. Đánh giá vị trí của Nghệ An trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trước thế kỉ XV
- Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 – 1427), Nghệ An trở thành địa bàn quan trọng của
nghĩa quân Lam Sơn sau khi chuyển từ Thanh Hoá vào Nghệ An
- Cuộc chuyển hướng chiến lược vào Nghệ An đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn sang giai
đoạn mới, mở rộng địa bàn khởi nghĩa với nhiều chiến thắng lớn. Điều này chứng minh vị thế
địa – chiến lược, địa – quân sự quan trọng của Nghệ An đến thắng lợi bước đầu của cuộc khởi
nghĩa Lam Sơn

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động


- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức như Sản phẩm ở Bước 2
2. Tìm hiểu Nghệ An trong phong trào đấu tranh chống Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ
XX
a. Mục tiêu: Nêu được một số cuộc khởi nghĩa hoặc phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân
Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh và tư liệu, làm việc cá nhân/ nhóm cặp đôi và trả
lời các câu hỏi sau:
1. Nêu một số cuộc khởi nghĩa hoặc phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Nghệ An trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm:
1. Một số cuộc khởi nghĩa hoặc phong trào đấu tranh tiêu biểu của nhân dân Nghệ An trong
lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX
a. Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp (1858 – 1884)
- Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam: Văn Đức Giai, Dương Doãn Hải và
nhiều sĩ phu khác ở Nghệ An dâng biểu xin kiên quyết chống Pháp rồi tổ chức đội nghĩa binh
vào Nam chi viện cho nhà yêu nước Trương Định.
- Năm 1874, khởi nghĩa nổ ra ở Thanh Chương, nhưng cuối cùng đã bị đàn áp và thất bại
b. Nghệ An trong phong trào Cần Vương
- Nhân dân Nghệ An cũng đi đầu hưởng ứng phong trào Cần Vương

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10


Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

- Tiêu biểu nhất là Khởi nghĩa của Nguyễn Xuân Ôn (xã Diễn Thái, huyện Diễn Châu) nổ ra
vào đầu năm 1886 đến năm 1889
c. Nghệ An trong phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
- Cuộc vận động giải phóng dân tộc bùng lên với phong trào cách mạng được khởi xướng bởi
nhà cách mạng quê ở Nam Đàn là Phan Bội Châu với phong trào Đông Du
- Năm 1908, phong trào chống sưu thuế đã lan ra Nghệ An và phát triển rất mạnh mẽ, được sự
hưởng ứng, tham gia và lãnh đạo của các sĩ phu yêu nước

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động


- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức như Sản phẩm ở Bước 2
3. Tìm hiểu Nghệ An trong phong trào cách mạng 1930 – 1945
a. Mục tiêu: Giải thích được vì sao Nghệ An là nơi phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển
đến đỉnh cao và Nêu được ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ An; Nêu
được những nét chính trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nghệ An và Trình
bày được diễn biến chính của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Nghệ An.
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh và tư liệu, làm việc cá nhân/ nhóm cặp đôi và trả
lời các câu hỏi sau:
Nhiệm vụ 1
1. Giải thích vì sao Nghệ An là nơi phong trào cách mạng 1930 – 1931 phát triển đến đỉnh cao?
2. Nêu ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ở Nghệ An.
Nhiệm vụ 2
1. Nêu những nét chính trong phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Nghệ An 1939-
1945.
2. Trình bày được diễn biến chính của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Nghệ An.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm:
a. Nghệ An trong phong trào cách mạng 1930 – 1931
- Sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, cuộc đấu tranh của nhân dân Nghệ An diễn ra mạnh
mẽ và quyết liệt nhất
+ Truyền thống yêu nước…
+ Cơ sở Đảng tương đối mạnh…
+ Khu CN Vinh – Bến Thủy lớn nhất Trung kì….
+ Người dân khổ cực vì thiên nhiên khắc nghiệt và bóc lột của thực dân PK….
- Chính quyền Xô Viết được hình thành hàng loạt tại nhiều xã thuộc các huyện: Thanh
Chương, Nam Đàn, Anh Sơn, Nghi Lộc, Vinh – Bến Thuỷ, Hưng Nguyên,... Các chính quyền
Xô Viết một mặt thi hành các chính sách mới…
- Ý nghĩa: Cổ vũ phong trào yêu nước chống Pháp; Để lại nhiều bài học kinh nghiệm….
b. Nghệ An trong phong trào cách mạng 1939 – 1945

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10


Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

- Trong giai đoạn 1939 – 1945, phong trào đấu tranh chống Pháp ở Nghệ An bùng lên mạnh
mẽ. Tiêu biểu là cuộc nổi dậy của binh lính Chợ Rạng – Đô Lương
- Khi Nhật đầu hàng đồng minh, Việt Minh liên tỉnh Nghệ – Tĩnh đã kịp thời chủ động đề ra
chủ trương khởi nghĩa đúng đắn, linh hoạt và đầy sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của
Nghệ An, phát động toàn dân khởi nghĩa giành chính quyền đúng lúc
+ Ngày 18/8/1945, giành chính quyền ở huyện Quỳnh Lưu.
+ Ngày 21/8/1945, giành chính quyền tại thành phố Vinh và các phủ Hưng Nguyên, Diễn
Châu => lấy làm ngày giành chính quyền của toàn tỉnh ở Nghệ An.
+ Tiếp đến các huyện còn lại giành chính quyền: Nghĩa Đàn (22/8/1945); Nam Đàn, Thanh
Chương, Anh Sơn (23/8/1945); Nghi Lộc, Yên Thành (25/8/1945); Tương Dương, Quỳ Châu
(26/8/1945).
- Góp phần xứng đáng vào thắng lợi vĩ đại của toàn dân tộc. Từ đây, nhân dân Nghệ An bước
sang một trang sử mới tốt đẹp hơn.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động


- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức như Sản phẩm ở Bước 2
4. Tìm hiểu Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ
a. Mục tiêu: Nêu được những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp và
kháng chiến chống Mỹ
b. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV tổ chức cho HS quan sát một số hình ảnh và tư liệu, làm việc cá nhân/ nhóm cặp đôi và trả
lời các câu hỏi sau:
Nhiệm vụ: Nêu những đóng góp của nhân dân Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp và
kháng chiến chống Mỹ
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ
- HS trả lời câu hỏi
- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Sản phẩm:
a. Nghệ An trong kháng chiến chống Pháp
- Nghệ An sớm hình thành các tổ chức phường, hội phục vụ kháng chiến
- Nghệ An cũng là một trong những địa bàn thực hiện thí điểm nhiều chủ trương chính sách
của Đảng và Nhà nước về nông thôn, các phong trào thi đua ái quốc nhằm thực hiện vừa
kháng chiến vừa kiến quốc
+ Thực hiện nhiệm vụ xây dựng hậu phương NA đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các mặt
về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội; trở thành địa bàn đứng chân và nôi nuôi dưỡng nhiều cơ
quan Quân, Dân, Chính, Đảng của Liên khu IV.
+ Đảm bảo công tác quốc phòng – an ninh, quân dân Nghệ An đã bảo vệ vững chắc vùng trời,
vùng biển, biên giới miền núi, đẩy lùi và đập tan âm mưu đổ bộ của thực dân Pháp ở biên giới
phía tây và ven biển Quỳnh Lưu.
+ Thực hiện nghĩa vụ hậu phương, Nghệ An trở thành một hậu cứ vững chắc, an toàn cho tiền

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10


Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

tuyến. Nhân dân đã chi viện về sức người, sức của cho các chiến trường. Nghệ An cũng hoàn
thành xuất sắc nghĩa vụ quốc tế đối với cách mạng Lào
b. Nghệ An trong kháng chiến chống Mỹ
- Nghệ An thực hiện khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa; thực hiện nghĩa vụ quốc tế
với Lào; là một trong những hậu phương lớn cho chiến trường miền Nam.
- Nghệ An còn anh dũng chiến đấu bảo vệ vùng trời Tổ quốc, san lấp hố bom, mở đường cho
các đoàn xe ra chiến trường.
- Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, thành phố Vinh đã bắn rơi
146 máy bay Mỹ
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: GV nhận xét, chuẩn kiến thức như Sản phẩm ở Bước 2
3. Hoạt động luyện tập
a. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức đã học.
- Liên hệ, vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
b. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS
1. Kể tên các cuộc khởi nghĩa/kháng chiến chống ngoại xâm có sự tham gia của nhân dân Nghệ
An.
2. Nêu đóng góp của nhân dân Nghệ An trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ. GV quan sát, hỗ trợ và gợi ý.
- Bước 3: GV tổ chức thảo luận và kết luận: GV có thể lựa chọn từ 2-3 HS hoàn thành sản phẩm
sớm và đầy đủ nhất trình bày kết quả trước lớp, các HS khác lắng nghe, bổ sung và hoàn thiện
phiếu cá nhân của mình.
- Bước 4: GV theo dõi, nhận xét và củng cố lại nội dung kiến thức của bài học. HS lắng nghe,
sau đó điều chỉnh và ghim sản phẩm vào vở ghi của mình.
4. Hoạt động vận dụng
a. Mục tiêu: Giúp học sinh nắm lại các kiến thức vừa tìm hiểu để vận dụng
b.Tổ chức thực hiện
- Bước 1: GV giao nhiệm vụ cho HS về nhà:
1. Lập bảng thống kê các di tích lịch sử liên quan đến lịch sử chống ngoại xâm trên đất Nghệ
An. STT Tên di tích lịch sử Địa điểm
2. Sưu tầm tranh, ảnh về các di tích liên quan đến lịch sử chống ngoại xâm trên đất Nghệ An
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
- Bước 3: HS nộp sản phẩm học tập cho GV trước buổi học 1 ngày.
- Bước 4: GV chấm bài và nhận xét vào tiết học sau.

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10


Trường THPT Quỳnh Lưu 2 Tổ KH Xã Hội

Hồ Thị Mai KH bài dạy GDĐP Lịch sử 10

You might also like