You are on page 1of 18

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐĂNG KÝ SÁNG KIẾN

1. Họ và tên người đăng ký: NGUYỄN THỊ MỸ


2. Chức vụ: Giáo viên
3. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Bình Chánh
4. Nhiệm vụ được giao trong đơn vị: dạy môn Tiếng Anh
5. Tên đề tài sáng kiến: Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong
môn tiếng Anh.
6. Lĩnh vực đề tài sáng kiến: Tiếng Anh
7. Tóm tắt nội dung sáng kiến:
Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học, việc đổi mới
phương pháp dạy học là cần thiết, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để
học sinh cấp tiểu học có được một trình độ cơ bản ở tất cả các kỹ năng. Một
trong những phương pháp đổi mới của giáo dục là phương pháp dạy học phân
hóa theo đối tượng học sinh. Trong tiết dạy phải có phân hóa đối tượng học
nhằm giúp học sinh Chưa hoàn thành (CHT) bù đắp được chỗ hỏng kiến thức,
đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học; học sinh Hoàn thành (HT)
có động lực phấn đấu vươn lên; đồng thời giúp học sinh Hoàn thành tốt (HTT)
phát huy khả năng, đam mê môn học hơn nữa.
8. Thời gian, địa điểm, công việc áp dụng sáng kiến:

- Thời gian : Từ năm học 2019-2020 đến nay


- Địa điểm: Tại Trường TH Bình Chánh
- Công việc áp dụng sáng kiến: Giảng dạy trực tiếp với học sinh khối 4 và
khối 5.
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Hiện nay, việc học tiếng Anh ngày càng phổ biến và rộng rãi trên thế giới nói
chung, Việt Nam nói riêng. Dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học đóng vai trò quan
trọng trong việc xây dựng nền tảng ngoại ngữ ban đầu cho trẻ. Nhưng trên thực tế
hiện tượng chán học, lười học của một số lớn học sinh là điều rất đáng lo ngại trong
nhà trường hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là cách thức dạy học “bình quân” cho tất

1
cả các đối tượng học sinh, giáo viên chưa tìm hiểu đến hoàn cảnh cá nhân và trình
độ tiếp thu của mỗi học sinh, từ đó dẫn đến học sinh bị bỏ bên lề lớp học.
Từ thực tế của quá trình dạy học ở cấp tiểu học hiện nay nói chung và dạy học
môn tiếng Anh nói riêng thì việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh là đặc biệt
cần thiết để nâng cao kết quả dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên một số giáo
viên vẫn còn lung túng trong việc áp dụng phân hóa đối tượng học sinh, ví dụ như
làm thế nào phân hóa mà không làm đối tượng học sinh Chưa hòan thành không
bị tự ti, mặc cảm; học sinh Hoàn thành tốt không ỷ lại, kêu ngạo. Và phân hóa thế
nào cho tiết dạy-học đạt hiệu quả cao hơn. Vì vậy, với kinh nghiệm của bản thân
tôi đã đúc kết qua nhiều năm và học hỏi từ đồng nghiệp, tôi xin giới thiệu đề tài
dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong môn tiếng Anh. Đó là lý do tôi
chọn đề tài này!
10. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường Tiểu học Bình Chánh
11. Kết quả đạt được: (Lợi ích kinh tế, xã hội thu được)
Qua thực tế áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy tỉ lệ học
sinh tích cực tham gia bài học tăng lên rõ rệt, chất lượng học tập của môn học cũng
được nâng cao hơn nhiều.
Các em học sinh đối tượng Hoàn thành và Chưa hoàn thành dễ dàng tiếp thu nội
dung của bài học và không bị áp lực về khối lượng kiến thức; các em đối tượng
Hoàn thành tốt cũng thể hiện rõ sự say mê hơn với môn học.

Bình Chánh, ngày 3 tháng 11 năm 2021


Tác giả
(họ, tên, chữ ký)

Nguyễn Thị Mỹ

2
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐẠO TẠO CHÂU PHÚ
TRƯỜNG TIỂU HỌC BÌNH CHÁNH

BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến

Đề tài: Dạy học theo phân hóa


đối tượng học sinh trong môn
Tiếng Anh

Người thực hiện: Nguyễn Thị Mỹ

Năm học: 2021 - 2022


Mục Lục
3
Nội dung Trang

I. Sơ lược lý lịch tác giả 5


II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị 5
1. Thuận lợi 5
2. Khó khăn 6
Tên sáng kiến 6
Lĩnh vực 6
III. Mục đích yêu cầu cầu của sáng kiến 6
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến 7
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến 8
3. Nội dung sáng kiến 9
 Thời gian thực hiện: 9
 Quá trình thực hiện: 9
 Nội dung đề tài dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh 9
trong môn tiếng Anh.
a. Giảm yêu cầu trong bài học 9
b. Chia nhỏ yêu cầu 10
c. Quan tâm, động viên, khuyến khích từng đối tượng học sinh 11
d. Sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp dạy và tổ chức hoạt 13
động lớp học
đ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học. 15
IV. Hiệu quả đạt được 15
V. Mức độ ảnh hưởng 16
VI. Kết luận 17
Phụ lục 18

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

4
TRƯỜNG TH BÌNH CHÁNH Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Bình Chánh, ngày 9 tháng 11 năm 2021


BÁO CÁO
Kết quả thực hiện sáng kiến
Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong môn tiếng Anh.

I. Sơ lược lý lịch tác giả


- Họ và tên: Nguyễn Thị Mỹ Nam/ Nữ: Nữ
- Năm sinh: 15/04/1990
- Nơi thường trú: Bình Chánh, Châu Phú, An Giang
- Đơn vị công tác: Trường TH Bình Chánh
- Chức vụ: giáo viên
- Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm tiếng Anh
- Lĩnh vực công tác: giảng dạy tiếng Anh
II. Sơ lược đặc điểm tình hình đơn vị:
- Nhà trường có ba điểm trường, có hàng rào khép kín, cảnh quan sư phạm
thường xuyên được cải tạo. Sân trường lót gạch tạo điều kiện thuận lợi cho sinh
hoạt vui chơi giải trí của học sinh.
- Phòng học, bàn ghế và trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học tương đối
đáp ứng yêu cầu dạy học.
- Đầu năm, nhà trường tổ chức cho công chức, viên chức quán triệt các văn
bản chỉ đạo của chính quyền các cấp và của ngành. Ban giám hiệu tham mưu với
Đảng ủy, Chính quyền địa phương chỉ đạo ban ngành, đoàn thể xã, ấp hỗ trợ hoạt
động nhà trường, nhất là công tác vận động học sinh ra lớp.
- Nhà trường cũng vận động các mạnh thường quân và hội phụ huynh học
sinh phát động các chương trình hỗ trợ học sinh nghèo, khó khăn có đủ điều kiện
đến trường vào đầu năm học.
1. Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của chính quyền địa phương chỉ đạo công tác vận động
học sinh ra lớp; các đoàn thể xã, hội Cựu giáo chức, hội Khuyến học và Ban Nhân
dân các ấp hỗ trợ giúp đỡ cho học sinh nghèo.
5
- Được sự hỗ trợ tích cực của Ban đại diện cha me học sinh trong công tác
vận động kinh phí sửa chữa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất, tổ chức hoạt động vui
chơi, khen thưởng các phong trào và hỗ trợ sách vở, viết giúp cho học sinh nghèo.
- Đa số giáo viên là người ở địa phương rất thuận tiện công tác và có tinh
thần học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, có ý thức chấp hành
tốt tổ chức kỷ luật. Tham gia tốt “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”. Đặc biệt giáo viên quan tâm phụ đạo học sinh chưa hoàn thành và bồi dưỡng
học sinh năng khiếu, quản lý chặt chẽ học sinh có biểu hiện nghỉ học và rèn luyện
kỹ năng sống cho học sinh, có tinh thần đổi mới phương pháp giảng dạy và tự chủ
về nội dung, chương trình.
2. Khó khăn:
- Giáo viên có đổi mới phương pháp giảng dạy, tuy nhiên rèn luyện kỹ năng
sống cho học sinh còn hạn chế, còn số giáo viên chưa thường xuyên đầu tư khi lên
lớp và giảng dạy lồng ghép theo chỉ đạo của ngành chưa đều, do quá nhiều nội
dung nên còn thiếu sót.
- Học sinh có sổ hộ nghèo, cận nghèo; khó khăn chiếm tỉ lệ cao; cha mẹ
không có điều kiện chăm lo giáo dục các em, các em thường nghỉ học để giúp việc
cho gia đình gây ảnh hưởng đến chất lượng học tập.
- Hướng dẫn sử dụng đồ dùng dạy học chưa được chuyên môn hóa, tự làm
đồ dùng dạy học phục vụ giảng dạy chưa được thường xuyên.
 Tên sáng kiến: “Dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong môn
tiếng Anh.”
 Lĩnh vực: Tiếng Anh

III. Mục đích yêu cầu của sáng kiến:


- Theo đà phát triển của quá trình hội nhập quốc tế, tiếng Anh là một ngoại
ngữ rất phổ biến và thông dụng. Vì thế ngành giáo dục và đào tạo đã tiến hành đổi
mới một cách toàn diện về chương trình, phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập. Thấy rõ được tầm quan trọng này, ngành giáo dục
và đào tạo đã đưa việc học ngoại ngữ ngay ở cấp tiểu học.
- Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Tiếng Anh ở cấp tiểu học, việc đổi
mới phương pháp dạy học là cần thiết, đặc biệt là chú trọng đến việc làm thế nào để
học sinh cấp tiểu học có được một trình độ cơ bản ở tất cả các kỹ năng.

6
- Một trong những phương pháp đổi mới của giáo dục là phương pháp dạy
học phân hóa theo đối tượng học sinh. Trong tiết dạy phải có phân hóa đối tượng
học nhằm giúp học sinh Chưa hoàn thành (CHT) bù đắp được chỗ hỏng kiến thức,
đạt được chuẩn kiến thức kĩ năng, mục tiêu bài học; học sinh Hoàn thành (HT) có
động lực phấn đấu vươn lên; đồng thời giúp học sinh Hoàn thành tốt (HTT) phát
huy khả năng, đam mê môn học hơn nữa.
- Qua quá trình giảng dạy, tham khảo tài liệu, và thực hiện chỉ đạo của ngành,
trường, tôi xin giới thiệu đề tài dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong môn
tiếng Anh. Tuy nhiên, bản thân còn chưa có nhiều kinh nghiệm nên đề tài này có thể
chưa thật sự tốt, rất mong sự đóng góp ý kiến của quý đồng nghiệp để đề tài này
hoàn thiện hơn, giúp cho việc dạy - học đạt hiệu quả cao hơn.
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến:
- Một thực trạng khó khăn chung là mức độ tiếp thu của các em còn chênh
lệch và hạn chế. Hơn nữa, với thời gian 4 tiết/tuần nhưng chương trình sách của Bộ
giáo dục tương đối nhiều kiến thức phải tiếp thu trong cùng lúc, điều này đôi khi
quá tải và gây áp lực cho các em, đặc biệt là các em học sinh Chưa hoàn thành. Việc
giảng dạy theo hướng “bình quân” cho tất cả đối tượng học sinh cũng là nguyên
nhân chính làm các em trở nên thụ động trong học tập, dần dần các em không còn
hứng thú với môn tiếng Anh, dẫn đến tiết học không đạt hiệu quả cao ảnh hưởng
đến chất lượng môn học. Đối tượng học sinh Chưa hoàn thành khó nắm vững hết
nội dung bài học, khó đạt kết quả cao trong học tập.
 Thuận lợi:
- Các em học sinh tuổi nhỏ năng động.
- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và
đồng nghiệp.
- Giáo viên được dự giờ đồng nghiệp rút kinh nghiệm
- Công nghệ thông tin phát triển, truy cập mạng internet dễ dàng, giúp giáo
viên có nhiều cơ hội tìm kiếm tài liệu, thông tin, tự bồi dưỡng nâng cao tay
nghề.
- Giáo viên giảng dạy kiến thức cơ bản, có hệ thống. Tiến trình tiết dạy khá
hợp lý, sử dụng nhiều hình thức tổ chức lớp học và phương pháp dạy học
phù hợp với đặc trưng của bộ môn.

7
- Giáo viên thường xuyên sử dụng đồ dùng dạy học trong tiết dạy. Bên cạnh
việc sử dụng tranh ảnh, băng đĩa, giáo viên có ứng dụng công nghệ thông tin
trình chiếu hình ảnh trong bài giảng.
 Khó khăn:
- Tiếng Anh là một môn học tương đối khó đối với các em học sinh tiểu học.
- Khó khăn đặc biệt là chương trình sách của Bộ giáo dục có quá nhiều kiến
thức phải tiếp thu trong thời gian trên lớp hạn chế.
- Một số phụ huynh cũng như các em học sinh còn xem nhẹ việc học ngoại
ngữ nên chưa chú tâm và đầu tư cho việc học tập tiếng Anh. Phụ huynh chưa
quan tâm việc học ngoại ngữ của con em mình nên không đốc thúc các em
học tập, các em cũng vì thế mà lơ là việc học.
- Một số học sinh còn nói chuyện nhiều trong tiết học, không tập trung vào bài
khi giáo viên giảng bài.
- Sự chênh lệch về mức độ tiếp thu giữa các đối tượng học sinh gây khó khăn
trong việc truyền đạt kiến thức của giáo viên.
2. Sự cần thiết phải áp dụng sáng kiến:
- Hiện nay, việc học tiếng Anh ngày càng phổ biến và rộng rãi trên thế giới
nói chung, Việt Nam nói riêng. Dạy học tiếng Anh ở trường tiểu học đóng vai trò
quan trọng trong việc xây dựng nền tảng ngoại ngữ ban đầu cho trẻ. Nhưng trên
thực tế hiện tượng chán học, lười học của một số lớn học sinh là điều rất đáng lo
ngại trong nhà trường hiện nay. Nguyên nhân chủ yếu là cách thức dạy học “bình
quân” cho tất cả các đối tượng học sinh, giáo viên chưa tìm hiểu đến hoàn cảnh cá
nhân và trình độ tiếp thu của mỗi học sinh, từ đó dẫn đến học sinh bị bỏ bên lề lớp
học.
- Từ thực tế của quá trình dạy học ở cấp tiểu học hiện nay nói chung và dạy
học môn tiếng Anh nói riêng thì việc dạy học phân hóa đối tượng học sinh là đặc
biệt cần thiết để nâng cao kết quả dạy và học trong nhà trường. Tuy nhiên một số
giáo viên vẫn còn lung túng trong việc áp dụng phân hóa đối tượng học sinh, ví dụ
như làm thế nào phân hóa mà không làm đối tượng học sinh Chưa hòan thành
không bị tự ti, mặc cảm; học sinh Hoàn thành tốt không ỷ lại, kêu ngạo.Và phân hóa
thế nào cho tiết dạy - học đạt hiệu quả cao hơn.Vì vậy, với kinh nghiệm của bản
thân tôi đã đúc kết qua nhiều năm và học hỏi từ đồng nghiệp, tôi xin giới thiệu đề

8
tài dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong môn tiếng Anh. Đó là lý do tôi
chọn đề tài này.
3. Nội dung sáng kiến:
 Thời gian thực hiện:
- Từ năm học 2019 - 2020 đến nay.
 Quá trình thực hiện:
- Giai đoạn đầu: tôi tiến hành quan sát, điều tra, thu thập thông tin về khả
năng tiếp thu bài, thái độ học tập với môn tiếng Anh của các em trong năm học vừa
qua.
- Giai đoạn thứ hai: tôi nắm bắt tình hình và khả năng học tập của các
em khi trực tiếp giảng dạy các em trên lớp.
- Giai đoạn thứ ba: tôi dự giờ đồng nghiệp để tìm hiểu tình hình học tập
của học sinh ở các lớp khác, cũng như ở các trường bạn, đồng thời trao đổi kinh
nghiệm giảng dạy.
- Giai đoạn thứ tư: tôi áp dụng đề tài sáng kiến vào giảng dạy thực tế.
 Nội dung đề tài dạy học theo phân hóa đối tượng học sinh trong môn
tiếng Anh.
a. Giảm yêu cầu trong bài học:
- Trong một số bài học có nội dung yêu cầu khá cao, với học sinh Hoàn
thành và hoàn thành tốt có thể đáp ứng được yêu cầu, vận dụng được kiến thức đã
học. Tuy nhiên, đối với học sinh chưa hoàn thành các em chậm tiếp thu hơn nên bài
học có yêu cầu cao có thể sẽ không vận dụng được, không hoàn thành được nhiệm
vụ học tập. Khi đó, giáo viên có thể giảm bớt yêu cầu của bài học để học sinh Chưa
hoàn thành có thể một phần tiếp thu được nội dung bài học.
Ví dụ 1: Giảm yêu cầu trong thực hành mẫu câu:
Phần thực hành (practice) khi học sinh lên trình bày trước lớp, giáo viên có thể gợi
ý học sinh Hoàn thành và Hoàn thành tốt có thể hỏi-đáp 2 tranh, còn học sinh Chưa
hoàn thành tùy theo khả năng của mình có thể hỏi - đáp 1 hoặc 2 tranh.
Điều này được thể hiện trên giáo án như sau: Tiếng Anh lớp 4- Unit 9 - Lesson 2
Time Content Teacher’s and Ss’ activities

9
10’ Point and say:
Teacher runs through pictures
Teacher models, Students repeat
Teacher-Students ( change role)
Groups work (change role)
Open pairs (HTT)
Close pairs (HTT: 2 pictures a and
d; CHT: 1 or 2 pictures)

Ví dụ 2: giảm yêu cầu trong nội dung bài. Trong ví dụ bài học sau đây.
Tiếng Anh lớp 3- Unit 3- Lesson 2
Mẫu câu: hỏi đoán và đáp về tên của một người nào đó.

Is that Tony?
Yes, it is
No, it isn’t. It’s Phong.

Trong mẫu câu trên, đối với học sinh Hoàn thành tốt khi thực hành, yêu cầu các
em thay thế và trả lời luôn cả phần giới thiệu tên đúng của nhân vật “It’s
Phong”.Nhưng đối với học sinh Chưa hoàn thành và Hoàn thành có thể giảm bớt
phần giới thiệu tên, để các em có thể dễ dàng áp dụng mẫu câu, và nói lưu loát hơn.
b. Chia nhỏ yêu cầu.
- Đối với một số bài học, bài tập có mức độ khó nhưng bắt buộc học sinh
phải lĩnh hội hết hoặc hoàn thành hết nội dung kiến thức, bài tập mà không thể giảm
tải cho những đối tượng học sinh Chưa hoàn thành và Hoàn thành như biện pháp
giảm yêu cầu trên, vậy giáo viên phải làm thế nào giúp đối tượng học sinh Chưa
hoàn thành tiếp thu được bài và hoàn thành nhiệm vụ học tập?
- Trong trường hợp đó, giáo viên có thể chia nhỏ ra từng yêu cầu để học sinh
có thể hoàn thành lần lượt từng phần, bằng cách cho các em làm việc theo nhóm
hoặc đôi.
Ví dụ: Tiếng Anh lớp 5- Unit 6: How many lesson do you have?- lesson 3
Activity 5: Write about your school and lessons (Viết về ngôi trường và tiết học của
bạn)
10
Ví dụ: Tiếng Anh lớp 4; Unit 9: What are you doing?-Lesson 3
Activity 5: Write about the picture (Viết về bức tranh)

Với học sinh Chưa hoàn thành khó có thể làm được trọn vẹn nhiệm vụ này,
giáo viên có thể cho các em làm trong nhóm, chia nhỏ ra, yêu cầu mỗi em có thể
hoàn thành tối thiểu 2 câu, em nào có khả năng thì làm hết cả bài, sau đó các em
chia sẻ bài làm với nhau để hoàn thành được nhiệm vụ hoc tập.
c. Quan tâm, động viên, khuyến khích từng đối tượng học sinh:
- Quan tâm để nhận biết trình độ học tập của học sinh, đồng thời giúp cho
quá trình phân loại học sinh được chính xác và có phương hướng giảng dạy phù
hợp, đạt hiệu quả cao.
- Trong quá trình giảng dạy và truyền thụ kiến thức của phân hóa đối
tượng, giáo viên cần có những hình thức động viên khuyến khích từng đối tượng
học sinh phù hợp và kịp thời, giúp cho học sinh Chưa hoàn thành và Hoàn thành có
hứng thú, say mê trong mỗi tiết học và yêu thích môn học hơn; động viên khuyến
khích kịp thời còn giúp học sinh Hoàn thành tốt phát huy năng lực tối đa.
Ví dụ: tặng hoa theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ kết hợp khen thưởng
bằng lời:
11
Trong suốt quá trình tiết học, khi các em trả lời hoặc hoàn thành được một nhiệm vụ
học tập giáo viên khuyến khích bằng cách tặng hoa để các em cài trong vườn hoa
học tốt của lớp.
Tùy theo mức độ hoàn thành mà giáo viên tặng hoa kết hợp khen thưởng động viên
bằng lời. Với học sinh Hoàn thành tốt khen thưởng cổ vũ các em phát huy tối đa
năng lực; đối với học sinh Hoàn thành khuyến khích các em tiếp tục vươn lên, với
học sinh Chưa hoàn thành động viên các em tiếp tục cố gắng. Có 3 mức độ để tặng
hoa: Có tiến bộ, hoàn thành và hoàn thành tốt.
Một số hoạt động có thể áp dụng tặng hoa như:
+ Chơi trò chơi: nếu hoạt động theo nhóm thì tùy theo sự đóng góp của mỗi
cá nhân mà giáo viên tặng hoa phù hợp.
+ Xây dựng bài mới (trả lời đúng từ vựng, nghĩa của từ, xây dựng mẫu câu,
cách dùng mẫu câu…)
+ Phần thực hành mẫu câu (khi lên trình bày trước lớp)
+Hoàn thành các nhiệm vụ bài tập trên lớp
Hình ảnh nhận xét khen ngợi, khuyến khích tặng hoa trong hoạt động thực hành
trước lớp:

12
- Ngoài ra, quan tâm kịp thời còn giúp chúng ta phát hiện ra được những học
sinh Hoàn thành tốt có trình độ kiến thức, kỹ năng, tư duy vượt trội, có khả năng
hoàn thành nhiệm vụ môn học một cách dễ dàng, có thể bồi dưỡng cho các em đó
tham gia các cuộc thi tài năng bằng cách giao thêm bài tập nâng cao cả trong lớp
học và bồi dưỡng tách riêng ngoài giờ học chính khóa.

d. Sáng tạo, linh hoạt trong phương pháp dạy và tổ chức hoạt động lớp
học:
- Giáo viên cần có năng lực thiết kế công cụ dạy học sao cho phù hợp với
từng đối tượng học sinh và thể hiện được sự phân hóa. Điều này đòi hỏi giáo viên
phải dành nhiều thời gian và công sức để thiết kế và lựa chọn công cụ dạy học. Bên
cạnh đó, giáo viên cần phải luôn sáng tạo trong cách dạy, sáng tạo trong lựa chọn
phương pháp, công cụ, tổ chức, hoạt động…
- Đối với những bài học có nội dung khá nhiều nhưng phải giảng dạy trong
thời lượng ngắn sẽ khó cho giáo viên truyền đạt hết nội dung và học sinh nắm vững,
để thực hành, vận dụng bài học tốt. Khi đó giáo viên có thể linh hoạt chuyển bớt
một phần bài học sang tiết tiếp theo(sao cho đảm bảo dạy đủ theo chương trình)
việc chuyển bớt này nhằm giúp học sinh ở mức độ Hoàn thành và Chưa hoàn thành
hiểu và tiếp thu được hết bài học mà không phải chịu áp lực kiến thức quá nhiều
trong một tiết học (Điều này cũng thể hiện được việc tự chủ trong giảng dạy của
giáo viên); Ngược lại, đối với những bài học có nội dung ngắn, với học sinh Hoàn
thành tốt, giáo viên có thể cho thêm bài tập nâng cao để các em rèn luyện.

13
Ví dụ: Tiếng Anh lớp 5; Unit 5: Where will you be this weekend?/
Lesson 2
Ở tiết học này có khá nhiều từ vựng, cụm từ mới dài và khó đọc nên mất thời gian
để giúp các em đọc lưu loát và thực hành tốt, nên hoạt đông “3. Let’s talk” có thể
chuyển qua làm phần warm up (khởi động) cho tiết tiếp theo. Phần production( Mở
rộng) của tiết này có thể gọi một số học sinh đọc lại lưu loát cụm từ vựng mới.

Nội dung của một tiết học

- Tùy vào nội dung bài học giáo viên lựa chọn những phương pháp phù hợp
và luôn luôn đầu tư sáng tạo, đa dạng về hình thức, phù hợp với từng đối tượng và
không gây nhàm chán. Giáo viên thường xuyên tổ chức cho học sinh hoạt động theo
nhóm, đôi (ngẫu nhiên, hỗn hợp hoặc phân theo trình độ) và yêu cầu các em học
sinh Hoàn thành tốt hỗ trợ, giúp đỡ các bạn đối tượng Hoàn thành và Chưa hoàn
thành (bạn nào làm bài xong có thể hỗ trợ các bạn còn lại, hướng dẫn các bạn ấy
hoàn thành nhiệm vụ; giáo viên cần khéo léo sử dụng lời nói phù hợp để không làm
các em Chưa hoàn thành mặc cảm, tự tin).

14
đ. Tăng cường sử dụng đồ dùng dạy học.
- Đồ dùng dạy học là công cụ hỗ trợ đắc lực cho quá trình dạy học của
giáo viên; có thể là đồ dùng tự làm hoặc đồ dùng có sẵn. Đặc biệt là trong môn
tiếng Anh, đồ dùng dạy học giúp giáo viên dễ dàng truyền thụ nội dung, kiến thức
đến với học sinh nhất là đối tượng học sinh Hoàn thành và Chưa hoàn thành, chúng
giúp học sinh dễ dàng hiểu được nội dung giáo viên muốn truyền tải, giúp tiết học
sinh động hơn, thu hút được người học hơn. Một vấn đề phức tạp trong tiết học nếu
giáo viên chỉ nói bằng lời, đối tượng học sinh Hoàn thành tốt hoặc Hoàn thành có
thể sẽ hiểu được, nhưng đối tượng học sinh Chưa hoàn thành sẽ khó hình dung được
nội dung, nếu có thêm sự hỗ trợ của đồ dùng như: tranh ảnh, bảng phụ, máy chiếu,
ti vi, hoặc bằng vật thật thì vấn đề sẽ dễ dàng được tiếp thu và giúp quá trình dạy-
học sinh động hơn.
- Để có được những đồ dùng tự làm có giá trị, đạt hiệu quả sử dụng cao thì
cũng đòi hỏi giáo viên phải luôn siêng năng, nhiệt tình và sáng tạo trong quá trình
làm ra đồ dùng.
Ví dụ một số hình ảnh về sử dụng công cụ, đồ dùng dạy học
Sử dụng bảng phụ trong dạy học

IV. Hiệu quả đạt được:


- Qua thực tế áp dụng những biện pháp trên vào giảng dạy, tôi nhận thấy tỉ lệ
học sinh tích cực tham gia bài học tăng lên rõ rệt, chất lượng học tập của môn học
cũng được nâng cao hơn nhiều.

15
- Các em học sinh đối tượng Hoàn thành và Chưa hoàn thành dễ dàng tiếp thu
nội dung của bài học và không bị áp lực về khối lượng kiến thức; các em đối tượng
Hoàn thành tốt cũng thể hiện rõ sự say mê hơn với môn học.
 Kết quả cụ thể như sau:
Bảng so sánh kết quả khảo sát về thái độ tích cực học tập của học sinh một số lớp
ở khối 4 trước và sau khi áp dụng sáng kiến:

Bảng so sánh kết quả khảo sát về chất lượng môn học ở một số lớp khối 4 trước
và sau khi áp dụng sáng kiến:

(Ghi chú: CHT: chưa hoàn thành; HT: hoàn thành; HTT: hoàn thành tốt)
V. Mức độ ảnh hưởng:
 Phạm vi ứng dụng:
Thời gian qua tôi đã áp dụng sáng kiến này thực dạy tiếng Anh ở
trường tiểu học Bình Chánh, bản thân tôi thiết nghĩ sáng kiến này có thể áp dụng
16
cho tất cả các môn học nói chung và môn tiếng Anh nói riêng ở tất cả các trường
miễn sao cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu cơ bản của lớp học.
 Những việc cần làm để áp dụng được sáng kiến:
- Giáo viên phải có hiểu biết đúng và đủ về dạy học phân hóa: giáo viên phải
có kiến thức về dạy học phân hóa và sự linh hoạt trong các hình thức dạy học
đối với mỗi loại bài học và nhiệm vụ của bài.
- Giáo viên cần xác định đúng đối tượng để phân loại sát thực tế.
- Giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy học, chủ động, sáng tạo trong
thiết kế công cụ, đồ dùng dạy học.
- Khi thiết kế bài dạy, giáo viên cần có sự phân bậc bài dạy rõ ràng, đảm bảo
sự phù hợp cho từng đối tượng học sinh.
- Giáo viên cần có kĩ năng giao tiếp sư phạm trong dạy học phân hóa, về lời
nói, thái độ, sự tinh tế trong giao tiếp với các em.
- Cơ sở vật chất đáp ứng được yêu cầu cơ bản của lớp học.
VI. Kết luận:
- Hiệu quả của đề tài trên là vô cùng cao qua quá trình áp dụng giảng dạy của
bản thân ở đơn vị.
- Giáo viên phải chuẩn bị tốt khâu soạn giảng và đồ dùng, dụng cụ dạy-học;
phân loại chính xác học sinh theo 3 đối tượng: học sinh Chưa hoàn thành, học sinh
Hoàn thành và học sinh Hoàn thành tốt để có biện pháp dạy học phân hóa phù hợp .
- Đồng thời trong sau mỗi giờ dạy học cần phải xem lại các tiến trình trong
phương pháp truyền đạt của mình có những ưu điểm nào cũng như khuyết điểm để
từ đó rút kinh nghiệm. Hơn nữa, việc thường xuyên dự giờ để học hỏi kinh nghiệm
từ đồng nghiệp, nhờ đồng nghiệp dự giờ và đóng góp ý kiến là vô cùng quan trọng.
- Bản thân tôi đã mạnh dạn đưa ra đề tài trên để góp phần nâng cao hiệu quả
trong việc dạy và học tiếng Anh. Rất mong quý đồng nghiệp bổ sung và góp ý để đề
tài này thêm phong phú và hiệu quả hơn.

Bình Chánh, ngày 9 tháng 11 năm 2021


Người viết

Nguyễn Thị Mỹ

17
PHỤ LỤC
Tài liệu tham khảo

1. Tiếng Anh 3, 4, 5 sách thí điểm của Bộ giáo dục


2. Teacher’s Book
3. Techniques in Teaching Vocabulay
4. Phương pháp dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học
5. Nguồn tranh được ghi lại trong quá trình dạy học.
6. Module TH 32 Dạy học phân hóa ở tiểu học-Nguyễn Thị Thanh Hồng

18

You might also like