You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HẾT HỌC PHẦN HỌC KÌ 1

NĂM HỌC 2023 - 2024


MÔN: SINH HỌC - LỚP 10

I. LÝ THUYẾT
- Chương 8: Sự hô hấp và trao đổi khí.
- Chương 9: Sự phối hợp và cân bằng nội môi.
- Chương 10: Sinh sản ở thực vật.
- Chương 11: Sinh sản ở người.

II. CÁC DẠNG BÀI TẬP


- Trắc nghiệm
- Viết tự luận
- Viết thực hành

III. MỘT SỐ BÀI TẬP THAM KHẢO


Câu 1.
1.1. Các tế bào của con người sử dụng năng lượng để làm gì?
1.2. Hô hấp hiếu khí là gì? Viết phương trình hô hấp hiếu khí dạng chữ và phương trình
hóa học.
1.3. Hô hấp kị khí là gì? Viết phương trình hô hấp kị khí ở nấm men và ở người.
1.4. Giải thích vì sao nấm men được sử dụng làm men nở trong quá trình làm bánh mì?
Câu 2.
2.1. Chú thích đầy đủ tên các bộ phận của hệ hô hấp sơ đồ dưới đây.

5
4

Trang 1/5
2.2. Quá trình trao đổi khí ở người diễn ra ở đâu? Bề mặt trao đổi khí ở người có những
đặc điểm nào để tăng hiệu suất trao đổi khí?
2.3. Đặc điểm của phế nang phù hợp với chức năng trao đổi khí như thế nào (gia tăng
hiệu suất trao đổi khí)?
2.4. Chức năng của lông mao, tế bào đài bọc lót toàn bộ đường hô hấp là gì?
2.5. So sánh giữa không khí hít vào và không khí đi ra (hàm lượng oxygen, hàm lượng
carbon dioxide, hàm lượng nước) và giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó.
2.6. Tại sao ngay khi con ngừng chạy bền/ chơi thể thao thì con vẫn tiếp tục thở nhanh và
sâu hơn?
Câu 3.
3.1. Hút thuốc lá có hại cho sức khỏe. Trình bày các tác hại mà mỗi chất trong thành phần
thuốc lá có thể gây hại cho sức khỏe (nicotine, hắc ín, carbon monoxide các vi hạt trong
khói thuốc).
3.2. Thông tin về tỷ lệ tử vong tương đối của nam giới trong các nhóm khác nhau theo số
lượng điếu thuốc họ hút mỗi ngày được thể hiện trong bảng dưới đây.
Số lượng hút thuốc lá 0 1-9 10 - 19 20 - 29 30 - 39
mỗi ngày (điếu)
Tỉ lệ tử vong tương đối 1,0 1,6 2,0 2,2 2,5
ở nam giới 40 – 60
tuổi.
3.2.1. Sử dụng dữ liệu trong bảng để vẽ một biểu đồ thể hiện tỉ lệ tử vong theo số lượng
điếu họ hút mỗi ngày.
3.2.2. Đưa ra 02 kết luận về mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ tử vong ở độ tuổi từ
40 đến 60 tuổi.
Câu 4.
4.1. Chú thích tên và cấu trúc của các loại tế bào thần kinh trong hình vẽ bên dưới.

Trang 2/5
4.2. Cho biết các bộ phận chính của hệ thần kinh ở người.
4.3. Vẽ và chú thích sơ đồ giản lược của một cung phản xạ.
4.4. Cho biết đặc điểm cấu tạo và chức năng các bộ phận chính cấu tạo mắt: màng kết,
giác mạc, đồng tử, thủy tinh thể, võng mạc, màng mạch, mống mắt.
Câu 5.
5.1. Các hormone được vận chuyển đi khắp cơ thể bằng cách nào?
5.2. Tuyến nội tiết là gì?
5.2. Mô tả 02 tình huống mà trong đó adrenaline có khả năng được tiết ra.
5.3. Trình bày ảnh hưởng của hormone adrenaline đối với cơ thể người.
Câu 6.
6.1. Trình bày cơ chế điều hòa thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường tăng cao (khiến thân
nhiệt tăng trên 37,50C) hoặc hạ thấp (thân nhiệt giảm xuống dưới 360C).
6.2. Việc kiểm soát nồng độ glucose trong máu là một phần rất quan trọng của sự cân
bằng nội môi. Việc kiểm soát này do cơ quan nào thực hiện? Hormone vào tham gia?
Trình bày cách nồng độ glucose trong máu được điều hòa khi nồng độ glucose trong máu
cao (ăn nhiều tinh bột, đường) và thấp (khi đói)?
Câu 7.
7.1. Hướng sáng là gì? Bộ phận nào của cây (rễ, ngọn chồi) hướng sáng âm? Bộ phận nào
hướng sáng dương? Giải thích ý nghĩa của việc hướng sáng đó.
7.2. Hướng trọng lực là gì? Bộ phận nào của cây (rễ, ngọn chồi) hướng trọng lực âm? Bộ
phận nào hướng trọng lực dương? Giải thích ý nghĩa của việc trọng lực đó.
Câu 8. So sánh sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính ở thực vật với ba đặc điểm: Số
lượng đời bố mẹ (P), đặc điểm bộ gene ở thế hệ con, khả năng thích nghi khi điều kiện
môi trường thay đổi.

Trang 3/5
Câu 9. Chú thích đầy đủ tên bộ phận của cấu trúc hoa dưới đây. Cho biết chức năng của
từng bộ phận đó.

Câu 10. Quan sát hình ảnh hệ sinh dục ở người bên dưới và trả lời các câu hỏi sau:

10.1. Cho biết chức năng các bộ phận thuộc hệ sinh dục nam và nữ ở người (nên trình
bày dưới dạng bảng).
10.2. Bộ phận nào trong cơ quan sinh dục nam tạo ra tế bào tinh trùng? Bộ phận nào
trong cơ quan sinh dục nữ tạo ra tế bào trứng?
10.3. Quá trình thụ tinh diễn ra ở bộ phận nào?
10.4. Thai nhi được phát triển ở bộ phận nào trong cơ thể người?
10.5. Trình bày chức năng của nhau thai, túi ối, nước ối trong quá trình phát triển của thai
nhi.
10.6. Hình vẽ bên dưới thể hiện một thai nhi đang phát triển trong cơ thể người mẹ.

Trang 4/5
10.6.1. Định danh các bộ phận được đánh dấu A, B và C.
10.6.2. Nêu chức năng của cấu trúc B.
10.6.3. Cho biết sự thay đổi của B và C khi người mẹ có dấu hiệu chuyển dạ?
----- HẾT -----

Trang 5/5

You might also like