You are on page 1of 7

AMINO AXIT

Câu 1. Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử


A. chỉ chứa nhóm amino. B. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl.
Câu 2. Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng ?
A. Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và cacboxyl.
B. Hợp chất H2NCOOH là amino axit đơn giản nhất.
C. Amino axit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-).
D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của amino axit.
Câu 3. Công chức chung dãy đồng đẳng của axit α-aminoaxetic là
A. CnH2n+1(COOH)(NH2). B. CnH2n(COOH)(NH2).
C. CnH2n-2(COOH)(NH2). D. CnH2n-1(COOH)(NH2).
Câu 4. Công chức chung của amino axit no, mạch hở, mỗi loại có một nhóm chức là
A. CnH2n+1O2N. B. CnH2nO2N. C. CnH2n-1O2N. D. CnH2n+3O2N.
Câu 5. Aminoaxit X no, mạch hở. Trong phân tử X, số nguyên tử H gấp đôi số nguyên tử C. Vậy mối quan hệ giữa số nhóm -
COOH (gọi là a) và số nhóm -NH2 (gọi là b) là
A. a = 2 + b. B. 3a = 2 + b. C. a = 2b. D. 2a = 2 + b.
Câu 6. Aminoaxit nào sau đây không có trong tự nhiên?
A. Axit 2-aminopentanđioic. B. Axit 3-aminopropanoic.
C. Axit 2-aminopropanoic. D. Axit 2,6-điaminohexanoic.
Câu 7. Một số chất có tên gọi: Axit 2-amino-3-metylbutanoic; Axit glutamic; Axit 2-aminoetanoic; Alanin. Tổng số aminoaxit
có trong tự nhiên trong số chất ở trên là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 8(SBT): Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất (CH3)2CHCH(NH2)COOH ?
A. Axit 2-metyl-3-aminobutanoic. B. Valin.
C. Axit α-aminoisvaleric. D. Axit 2-amino-3-metylbutanoic.
Câu 9. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3CH(NH2)COOH ?
A. Axit 2-aminopropanoic. B. Axit 2-aminopropanoic. C. Anilin. D. Alanin.
Câu 10. Cho amino axit sau: HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH. Axit có tên thường là
A. axit glutaric. B. axit aminoađipic. C. axit glutamic. D. axit α-glutamic.
Câu 11. Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất HOOCCH(NH2)CH2CH2COOH ?
A. Axit α-aminoglutaric. B. Axit 2-aminopentanđioic.
C. Axit α-aminopentanđioic. D. Axit glutamic.
Câu 12. Công thức H2N[CH2]4CH(NH2)COOH có tên bán hệ thống là
A. axit , -điaminoenantoic. B. lysin.
C. axit ,-điaminocaproic. D. axit 2,6-điaminohexanoic.
Câu 13. Tên gọi của amino axit nào dưới đây là đúng ?
A. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric). B. H2N-CH2-COOH (lysin).
C. CH3-CH(NH2)-COOH (anilin). D. (CH3)2CHCH(NH2)COOH (valin).
Câu 14. (SBT): Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin ?
A. H2NCH2COOH. B. CH3CH(NH2)COOH.
C. CH2(OH)CH(OH)CH2OH. D. H2NCH2CH2COOH.
Câu 15. Valin là tên thường gọi của hợp chất có công thức
A. CH3-CH(NH2)-CH(CH3)-COOH. B. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH.
C. H2N-CH2-CH(CH3)-COOH. D. H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH.
Câu 16. Tên thay thế của valin là
A. Axit 2-amino-3-metylbutanoic. B. Axit 2-aminopropanoic.
C. Axit 2-amino-3-phenylpropanoic. D. Axit 2-amino-4-metylpentanoic.
Câu 17. Axit glutamic có tên nửa hệ thống là
A. axit 2-aminoglutamic. B. axit α-aminoglutamic.
C. axit 2-aminopentanđioic. D. axit α-aminoglutaric
Câu 18. Axit 2-amino-3-metylbutanoic có tên riêng là
A. alanin. B. glyxin. C. valin. D. lysin.
Câu 19. Axit α,ε-điaminocaproic có tên riêng được ký hiệu là
A. Glu. B. Gly. C. Val. D. Lys.
Câu 20. Axit ω-aminoenantoic có tên theo danh pháp thay thế là
A. axit 7-aminoheptanoic. B. axit 6-aminohexanoic.
C. axit 7-aminoenantoic. D. axit 6-aminoglutaric.
Câu 21 (KB-2013): Amino axit X có phân tử khối bằng 75. Tên của X là
A. lysin. B. alanin. C. glyxin. D. valin.
Câu 22. Amino axit X có phân tử khối bằng 89. Tên gọi của X là
A. valin. B. lysin. C. glyxin. D. alanin.
Câu 23. Phần trăm khối lượng của nguyên tố nitơ trong Valin là
A. 18,67%. B. 15,73%. C. 13,59%. D. 11,97%.
Câu 24. Cặp chất chỉ chứa những amino axit có số nhóm amino và số nhóm cacboxyl bằng nhau là

Trang 1
A. Gly, Val. B. Ala, Glu. C. Val , Lys. D. Glu, Lys.
Câu 25. Trong số các amino axit dưới đây: Gly, Ala, Glu, Lys, Val . Bao nhiêu chất có số nhóm amino bằng số nhóm
cacboxyl ?
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 26. Dung dịch chất nào sau đây có pH > 7 ?
A. Valin. B. Lysin. C. Glyxin. D. Alanin.
Câu 27. Dung dịch chất nào sau đây có pH < 7 ?
A. Val. B. Lys. C. Glu. D. Ala.
Câu 28(SGK): Tên gọi của hợp chất có công thức CH3CH(NH2)COOCH3 là
A. metyl α-aminopropionat. B. metyl β-aminopropionat.
C. metyl β-aminopropanoat. D. etyl 2-aminopropanoat.
Câu 29. Tên gọi của hợp chất có công thức CH3COOH3NC6H5 (có vòng benzen) là
A. benzylamoni axetat. B. phneylamino axetat. C. phenylamoni axetat. D. metylaminobenzoat.
Câu 30. X là một -aminoaxit có tỉ khối hơi so với hiđro là 44,5. Công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-COOH. B. H2N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COOCH3. D. H2N-CH(CH3)-COOH.
Câu 31. Số đồng phân amino axit ứng với công thức phân tử C3H7O2N là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 32 (SGK). Có bao nhiêu đồng phân amino axit có công thức phân tử là C4H9NO2 ?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6.
Câu 33. Chất hữu cơ X chỉ chứa nhóm -COOH và nhóm -NH2 liên kết với gốc hiđrocacbon và có công thức phân tử là
C5H9O4N. Hãy cho biết X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 2. B. 8. C. 7. D. 9.
Câu 34. Aminoaxit X có chứa vòng benzen và có công thức phân tử là C7H7O2N. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 3. B. 4. C. 5. D. 2.
Câu 35. Aminoaxit X và Y hơn kém nhau một nhóm CH2 trong phân tử. Trong phân tử X, % khối lượng của N là 18,67%.
Trong phân tử Y, % khối lượng của N là 15,73%. Vậy số công thức cấu tạo có thể của Y là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 36(SBT) : Chất X có công thức phân tử C4H9O2N là este của aminoaxit. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 37. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H7O2N. Trong phân tử X có chứa một nhóm -COO- và một nhóm -NH2.
Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 5. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 38. Chất X có công thức phân tử C2H7O2N là muối amoni. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 1. B. 4. C. 2. D. 3.
Câu 39. Chất X có công thức phân tử C3H9O2N là muối amoni. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
Câu 40. Dạng tồn tại chủ yếu của glyxin là dạng nào sau đây ?
A. H2N-CH2-COOH. B. H3N+-CH2-COO-. C. H3N+-CH2-COOH. D. H2N-CH2-COO-.
Câu 41. Chất rắn không màu, dễ tan trong nước, kết tinh ở điều kiện thường là
A. C6H5NH2. B. C2H5OH. C. H2NCH2COOH. D. CH3NH2.
Câu 42. Chất nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy cao nhất ?
A. CH3CH2CH(NH2)-COOH. B. CH3CH(NH2)-COOCH3.
C. H2N-CH2-COOC2H5. D. CH3COOCH2CH2NH2.
Câu 43. Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
A. Amino axit là những chất rắn, kết tinh.
B. Amino axit ít tan trong nước, tan tốt trong các dung môi hữu cơ.
C. Amino axit có vị hơi ngọt. D. Amino axit có tính chất lưỡng tính.
Câu 44. Ở điều kiện thường, các amino axit
A. đều là chất khí. B. đều là chất lỏng. C. đều là chất rắn.
D. có thể là rắn, lỏng hay khí tuỳ thuộc vào từng amino axit cụ thể.
Câu 45. Trong điều kiện thường, chất nào sau đây không tồn tại ở dạng rắn ?
A. C6H12O6(glucozơ). B. Tristearin. C. H2N-CH2-COOCH3. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 46. Các amino axit
A. dễ bay hơi. B. khó bay hơi. C. không bị bay hơi.
D. khó hay dễ bay hơi tuỳ thuộc vào khối lượng phân tử của amino axit.
Câu 47. Cho các chất sau: (1) CH3CH2OH, (2) CH3CH2NH2, (3) CH3-COOH và (4) H2N-CH2-COOH. Sự sắp xếp nào đúng
với nhiệt độ nóng chảy của các chất ?
A. (1) < (2) < (3) < (4). B. (2) < (1) < (3) < (4). C. (2) < (1) < (4) < (3). D. (1)<(2) < (4) < (3).
Câu 48. Để chứng minh aminoaxit là hợp chất lưỡng tính ta có thể dùng phản ứng của chất này lần lượt với
A. dung dịch KOH và dung dịch HCl. B. dung dịch NaOH và dung dịch NH3.
C. dung dịch HCl và dung dịch Na2S. D. dung dịch KOH và CuO.
Câu 49. Alanin tác dụng với dung dịch HCl thu được sản phẩm có công thức là
A. CH3CH(NH3Cl)COOH. B. ClH3NCH2COOH.
C. CH3N(CH2)2COOH. D. C6H5NH3Cl.
Câu 50. Valin tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có công thức là
A. H2NCH2COONa. B. (CH3)2CHCH(NH2)COONa.

Trang 2
C. CH3CH2CH(NH2)COONa. D. CH3CH(NH2)COONa.
Câu 51. Chất X vừa tác dụng được với axit, vừa tác dụng được với bazơ. Chất X là
A. CH3COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CHO. D. CH3NH2.
Câu 52. Chất nào sau đây khi cho vào dung dịch H2SO4, dung dịch NaOH đều xảy ra phản ứng hóa học ?
A. Etyl axetat. B. Alanin. C. Amoni axetat. D. Saccarozơ.
Câu 53. Chất nào sau đây không phải là hợp chất lưỡng tính ?
A. H2NCH2COONH4. B. H2NCH2COOH. C. CH3COOCH=CH2. D. HCOOH3NCH3.
Câu 54. Các chất trong dãy nào sau đây đều có tính lưỡng tính ?
A. H2NCH2COONa, ClH3NCH2COOH, H2NCH2COOH.
B. H2NCH2COOH, H2NCH2COONH4, CH3COONH4.
C. CH3COOCH3, H2NCH2COOCH3, ClNH3CH2CH2NH3Cl.
D. ClH3NCH2COOH, H2NCH2COOCH3, H2NCH2CH2ONa.
Câu 55. Cho các chất sau: (1) H2N-CH2-COOH, (2) HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH, (3) CH3-COONH4, (4) H2N-CH2-
COO-CH3 và (5) ClH3N-CH2-COOH. Những chất lưỡng tính là
A. (2), (4), (5). B. (2), (3), (5). C. (1), (2), (3).. D. (1), (3), (4).
Câu 56. Cho các chất sau: (1) H2N-CH2-COO-CH3; (2) H2N-CH2-COOH; (3) HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH; (4) ClH3N-CH2-
COOH. Những chất nào tác dụng được với HCl (dd) và NaOH (dd)?
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 57. 1 mol X tác dụng vừa hết với 1 mol NaOH. X là chất nào sau đây không đúng ?
A. Lysin. B. Phenyl axetat. C. Valin. D. Metylamoni axetat.
Câu 58. 1 mol X tác dụng vừa hết với 1 mol HCl. X là chất nào sau đây không đúng ?
A. Glyxin. B. Natri axetat. C. Alanin. D. Lysin.
Câu 59. Aminoaxit X tác dụng với NaOH và H2SO4 (loãng) đều theo tỷ lệ mol 1 : 1. Vậy X có thể là chất nào sau đây ?
A. Valin.. B. Alanin. C. Lysin. D. Glyxin.
Câu 60. Cho 1 mol X tác dụng vừa hết với 2 mol NaOH. Chất X là
A. CH3CH(NH3Cl)COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH2CHCOOCH3. D. C6H5NH3Cl.
Câu 61 Số mol NaOH phản ứng với 1 mol X lớn nhất là 2 mol. Chất X không phải là chất nào sau đây ?
A. ClH3NCH2COOH. B. C3H5(COOH)2NH2. C. (C17H35COO)3C3H5. D. ClH3NCH2COOCH3.
Câu 62. Cho 1 mol X tác dụng vừa hết với 2 mol HCl. Chất X là
A. NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa. B. HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. HOOCCH2CH2CH(NH3Cl )COOH.
Câu 63. Cho các dãy chuyển hóa: Glyxin 
 X; Glyxin 
Y
A B

Các chất X và Y
A. đều là ClH3NCH2COONa. B. lần lượt là ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
C. lần lượt là ClH3NCH2COONa và ClH3NCH2COONa. D. lần lượt là ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.
Câu 64. Cho các dãy chuyển hóa:
 NaOH HCl
Glixin  A 
 X
HCl  NaOH
Glixin   B  Y
X và Y lần lượt là
A. đều là ClH3NCH2COONa. B. ClH3NCH2COOH và ClH3NCH2COONa.
C. ClH3NCH2COONa và H2NCH2COONa. D. ClH3NCH2COOH và H2NCH2COONa.
Câu 65. Chất nào sau đây có pH > 7 ?
A. H2NCH2COOCH3. B. HOOCCH(NH2)CH2COOH.
C. CH3COOH. D. ClH3NCH2COOH.
Câu 66. Chất nào sau đây có pH < 7 ?
A. CH3COONa. B. H2NCH2COONH4. C. C6H5NH3Cl. D. HCOOCH2NH2.
Câu 67. Dung dịch các chất sau có cùng nồng độ mol/lít: glyxin (1), lysin (2) và axit oxalic (3). Giá trị pH của các dung dịch
trên tăng dần theo thứ tự là
A. (1) < (2) < (3). B. (3) < (2) < (1). C. (2) < (3) < (1). D. (3) < (1) < (2).
Câu 68. Hãy cho biết tại pH = 1, alanin tồn tại dưới dạng nào sau đây?
A. CH3CH(NH2)COOH. B. CH3CH(NH2)COO. C. CH3CH(NH3+)COOH. D. CH3CN(NH3+)COO-..
Câu 69. Dung dịch của aminoaxit nào dưới đây làm quỳ tím chuyển sang màu xanh ?
A. Lysin. B. Axit glutamic. C. Axit α-aminopropionic. D. Valin.
Câu 70. Dung dịch nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ (hồng) ?
A. C2H5NH2. B. (NH2)2CH COOH.
C. HOOCCH2CH(NH2)COOH. D. CH3COONa.
Câu 71. Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây không làm đổi màu quỳ tím ?
A. CH3NH2. B. NH2CH2COOH.
C. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. CH3COONa.
Câu 37. Dung dịch của chất nào trong các chất dưới đây làm đổi màu quỳ tím đổi màu ?
A. Anilin. B. Phenol. C. Lysin. D. Alanin.
Câu 72. Những dung dịch nào sau đây làm quì tím hoá đỏ ?
(1) H2NCH2COOH; (2) H2NCH2COO- ; (3) H2N(CH2)2CH(NH2)COOH;
(4) HOOC(CH2)2CH(NH2)COOH; (5) ClNH3CH2COOH;
A. (1), (4). B. (4), (5). C. (2), (5). D. (3), (4).
Câu 73. Cho các dung dịch amino axit sau: alanin, lysin, axit glutamic, valin, glyxin. Số dung dịch làm đổi màu quỳ tím là

Trang 3
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 74. Cho dãy các chất sau: lysin, valin, alanin, axit glutamic, glyxin, anilin. Số chất không làm đổi màu quỳ tím trong nước

A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 75. Aminoaxit X chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho 0,89 gam X tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255 gam
muối. Vậy công thức cấu tạo của X là:
A. H2N-C2H4-COOH. B. H2N-C4H8-COOH. C. H2N-C3H6-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 76. Cho amino axit X (chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với NaOH, thu được
8,88 gam muối Y. Mặt khác, cho m gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn cẩn thận dung dịch thu được 10,04 gam
muối Z. Vậy công thức của X là:
A. H2N-C3H4-COOH. B. H2N-C2H4-COOH. C. H2N-C3H6-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 77. Cho 3 gam aminoaxit X (chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH) vào 100 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung
dịch có chứa 4,28 gam chất tan, Vậy công thức của axit là
A. H2N-C3H4-COOH. B. H2N-C2H4-COOH. C. H2N-C3H6-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 78. Cho 0,1 mol α-amino axit X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch HCl 1,0M thu được chất hữu cơ Y. Để tác dụng
vừa đủ với chất hữu cơ Y cần 200 ml dung dịch NaOH 1,0M và dung dịch sau phản ứng chứa 15,55 gam muối. Vậy công thức
của α-amino axit X là :
A. HOOC-CH2-CH2-CH(NH2)-COOH. B. H2N-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-CH2-COOH. D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 79. Cho 15,0 gam glyxin vào 200,0 ml dung dịch KOH thu được dung dịch X. Để tác dụng hết với các chất trong dung
dịch X cần 400,0 ml dung dịch HCl 1,25M. Tính nồng độ mol/l của dung dịch KOH?
A. 1,0M. B. 1,5M. C. 2,5M. D. 2,0M.
Câu 80.(2017-1): Cho 7,3 gam lysin và 15 gam glyxin vào dung dịch chứa 0,3 mol KOH, thu được dung dịch Y. Cho Y tác
dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 55,600. B. 53,775. C. 61,000. D. 33,250.
Câu 81(2017-2): Phát biểu nào sau đây sai ?
A. Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím chuyển màu hồng.
B. Amino axit là hợp chắt hữu cơ tạp chức.
C. Dung dịch glyxin không làm đổi màu phenolphtalein.
D. Anilin tác dụng với nước brom tạo thành kết tủa màu vàng.
Câu 82(2017-2): Cho m gam hỗn hợp X gồm axit glutamic và valin tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được (m + 9,125) gam
muối. Mặt khác cho m gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được (m + 7,7) gam muối. Biết các phản ứng xảy ra hoàn
toàn. Giá trị của m là
A. 39,60. B. 26,40. C. 32,25. D. 33,75.
Câu 83(2017-3): Hỗn hợp X gồm amino axit Y (có dạng H2N-CnH2n-COOH) và 0,02 mol H2NC3H5(COOH)2. Cho X vào dung
dịch chứa 0,04 mol HCl, thu được dung dịch Z. Dung dịch Z phản ứng vừa đủ với dung dịch gồm 0,04 mol NaOH và 0,05 mol
KOH, thu được dụng dịch chứa 8,21 gam muối. Phân tử khối của Y là
A. 117. B. 75. C. 89. D. 103.
Câu 84(2017-4): Đốt cháy hoàn toàn 12,36 gam amino axit X có công thức dạng H2NCxHy(COOH)t, thu được a mol CO2 và b
mol H2O (b > a). Mặt khác cho 0,2 mol X vào 1 lít dung dịch hỗn hợp KOH 0,4M và NaOH 0,3M, thu được dung dịch Y.
Thêm HCl dư vào Y, được dung dịch chứa 75,25 gam muối. Giá trị của b là
A. 0,54. B. 0,42. C. 0,48. D. 0,30.
Câu 85: Hỗn hợp X gồm 1 mol amin no, mạch hở A và 2 mol amino axit no, mạch hở B tác dụng vừa đủ với 4 mol HCl hoặc 4
mol NaOH. Nếu đốt cháy một phần hỗn hợp X (nặng a gam) cần vừa đủ 38,976 lít O2 (đktc) thu được 5,376 lít khí N2 (đktc). Mặt
khác, cho a gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 70. B. 60. C. 40. D. 50.
Câu 86. Xúc tác trong phản ứng este hóa giữa amino axit với ancol lại dùng HCl khan mà không dùng H2SO4 đặc, nóng. Vì
A. HCl khan hút nước mạnh hơn. B. H2SO4 đặc oxi hóa nhóm chức amin.
C. H2SO4 đặc phản ứng với ancol. D. H2SO4 đặc oxi hóa hoàn toàn amino axit.
Câu 87. Thực hiện phản ứng este hóa giữa alanin với metanol trong HCl khan. Sản phẩm cuối cùng thu được là
A. ClH3N-CH(CH3)-COO-CH3. B. ClH3N-CH2-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH(CH3)-COO-CH3. D. H2N-CH2-COO-CH3.
Câu 88. Có thể thu được bao nhiêu hợp chất có nhóm chức este khi cho axit glutamic tác dụng với ancol etylic ở điều kiện
thích hợp ?
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 89. Có thể thu được bao nhiêu hợp chất có chứa 2 nhóm chức este khi cho axit glutamic tác dụng với hỗn hợp etanol và
metanol ở điều kiện thích hợp?
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 90. Cho amino axit X tác dụng với ancol đơn chức Y trong HCl khan thu được hợp chất hữu cơ Z có công thức phân tử là
C4H10O2NCl. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 91. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H13O4N. Thủy phân X trong dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được dung dịch
chứa muối natri của axit glutamic và một ancol đơn chức. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo ?
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Câu 92. Chất có thể tham gia phản ứng trùng ngưng là
A. axit propionic. B. axit acrylic. C. axit glutamic. D. axit metacrylic.
Câu 93. Phản ứng trùng ngưng chất nào sau đây tạo ra được đipeptit có khối lượng phân tử lớn nhất ?

Trang 4
A. H2NCH2COOH. B. CH3CH(NH2)COOH. C. CH3(NH2)CHCH2COOH. D. H2N(CH2)5COOH.
Câu 94(SBT): Từ glyxin và alanin có thể tạo ra mấy chất đipeptit ?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 95. Có bao nhiêu đipeptit được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin, alanin và valin?
A. 9. B. 6. C. 3. D. 8.
Câu 96. Có bao nhiêu tripeptit được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng hỗn hợp gồm glyxin và alanin?
A. 7. B. 9. C. 8. D. 6.
Câu 97. Có bao nhiêu tripeptit được tạo ra đều có glyxin, alanin và valin?
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Câu 98. Có bao nhiêu tripeptit được tạo ra từ glyxin, alanin và valin trong đó có 2 amin axit giống nhau ?
A. 8. B. 6. C. 9. D. 18.
Câu 100. Phản ứng trùng ngưng monome nào sau đây thu được hợp chất thuộc polipeptit ?
A. Axit 3-aminopropanoic. B. Alanin.
C. Hexametylen với axit ađipic. D. Axit ε-aminocapric .
Câu 101. Phản ứng của monome nào sau đây thu được hợp chất thuộc poliamit ?
A. Axit 7-aminoheptanoic. B. Glyxin. C. Vinyl xianua. D. Metyl metacrylat.
Câu 102. Tơ enang, tơ capron được điều chế từ phản ứng trùng ngưng của amino axit có số nguyên tử cacbon là
A. 5, 6. B. 7, 6. C. 6, 7. D. 6, 5.
Câu 103. Gọi tên amino axit được dùng để điều chế nilon-7
A. Axit -aminoenantoic. B. Axit -aminocaproic. C. Caprolactam. D. Axit -aminoenantoic.
Câu 104. Tên gọi amino axit được dùng để điều chế nilon-6 là
A. axit -aminoenantoic. B. axit -aminocaproic. C. caprolactam. D. axit α-aminovaleic.
Câu 105. Nilon-6 thuộc loại
A. polieste. B. polipeptit. C. poliaxit. D. poliamit.
Câu 106. Polime nào sau đây thuộc loại poliamit ?
A. Tơ capron. B. Plexiglat. C. Poli(vinyl axtat). D. Poli(vinyl clorua).
Câu 107. Đốt cháy hoàn toàn aminoaxit X cần vừa đủ 30,0 gam khí oxi. Cho hỗn hợp sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch
NaOH đặc dư thấy khối lượng bình tăng 48,75 gam và còn thoát ra 2,8 lít N 2 (đktc). Vậy công thức phân tử của X có thể là
A. C2H5O2N B. C3H9O2N C. C4H9O2N D. C3H7O2N
Câu 108. Đốt cháy hoàn toàn 3,75 gam aminoaxit X người ta thu được 2,24 lít CO2, 1,12 lít N2 và 2,25 gam H2O. (Thể tích
các khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn). Biết rằng X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản. Hãy cho biết, nếu cho 3,75
gam aminoaxit X tác dụng với lượng dư NaOH thì thu được bao nhiêu gam muối?
A. 4,85 gam B. 4,75 gam C. 4,65 gam D. 4,95 gam
Câu 109. Đốt cháy hoàn toàn 11,8 gam aminoaxit X cần dùng 72,8 lít không khí (đktc), sau phản ứng cho hỗn hợp qua dung
dịch nước vôi trong dư, thu được 40 gam kết tủa, đồng thời thoát ra 60,48 lít khí (đktc). Vậy công thức của aminoaxit là (Biết
X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản)
A. (H2N)2C3H5-COOH. B. H2N-C3H5(COOH)2. C. H2N-C2H4-COOH. D. H2N-CH2-COOH.
Câu 110. Nhận xét nào sau đây là không đúng khi nói về amino axit ?
A. Đều là chất rắn ở điều kiện thường, có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Có khối lượng phân tử luôn là số chẵn.
C. Có phản ứng trùng ngưng tạo ra polipeptit hoặc poliamit.
D. Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ cở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
Câu 111. Nhận xét nào sau đúng về glyxin?
A. Điều kiện thường glyxin là chất lỏng, tan tốt trong H2O.
B. Dung dịch glyxin trong H2O làm đỏ quì tím.
C. Glyxin bị thủy phân trong môi trường kiềm, không bị thủy phân trong môi trường axit.
D. Glyxin là chất lưỡng tính.
Câu 112. Nhận xét nào sau đây không đúng về valin ?
A. Có cấu tạo mạch nhánh. B. Trùng ngưng tạo ra polipeptit.
C. Có trong thuốc hỗ trợ thần kinh. D. Phản ứng với NaOH theo tỉ lệ mol (1:1).
Câu 113. Phát biểu nào dưới đây về amino axit là không đúng ?
A. Các amino đều là chất rắn ở điều kiện thường. B. Trong dùng tồn tại cả dạng phân tử và ion.
C. Các α-amino axit có trong thiên nhiên thường được gọi bằng tên riêng (tên thường).
D. Tất cả các α-amino axit đều làm quỳ tím đổi màu.
Câu 114. Alanin không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. Br2/H2O. B. Dung dịch HCl. C. Dung dịch KOH. D. O2.
Câu 115. Glyxin không phản ứng với chất nào sau đây ?
A. CH3OH/HCl(khan). B. Dung dịch NaHCO3. C. Dung dịch Ba(OH)2. D. H2SO4.
Câu 116. Alanin giống với anilin là
A. đều tác dụng với dung dịch NaOH. B. đều tác dụng với brom.
C. đều không làm đổi màu quỳ tím. D. đều dễ tan trong nước.
Câu 117. Nhận xét nào sau đây đối với glyxin và anilin là không đúng ?
A. Đều tác dụng với dung dịch HCl. B. Đốt cháy với oxi đều thu được CO2, H2O, N2.
C. Đều không xuất hiện màu khi có phenolphtalein. D. Thành phần phân tử đều có C, H và O.
Câu 118. Có các dung dịch sau: (1) CH3-NH2, (2) H2N-CH2-COOH, (3) ClH3N-CH2-COOH và (4) CH3-COOH có cùng nồng
độ mol/l . Sự sắp xếp nào đúng với chiều giảm dần pH của các dung dịch đó ?
A. (1) > (4) > (2) > (3). B. (1) > (2) > (3) > (4). C. (1) > (2) > (4) > (3). D. (1) > (3) > (2) > (4).

Trang 5
Câu 119. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH ?
A. Metyl axetat. B. Saccarozơ. C. Valin. D. Phenol.
Câu 120. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH ?
A. C3H5(OH)3. B. CH3CH(NH2)COOH. C. (C17H33COO)3C3H5. D. (CH2)4(COO)2.
Câu 121. Khi cho dung dịch H2SO4 loãng vào chất nào sau đây thấy không có phản ứng hóa học xảy ra?
A. Glucozơ. B. Lysin. C. Saccrozơ. D. Etyl axetat.
Câu 122. Chất nào sau đây chỉ phản ứng được với dung dịch H2SO4, không phản ứng với dung dịch NaOH ?
A. CH3CH(NH2)COONa. B. H2NCH2COOH. C. CH2CHCOOCH3. D. ClH3NCH2COOH.
Câu 123. Chất nào sau đây chỉ phản ứng được với NaOH, không phản ứng với HCl ?
A. H2NCH3COOCH3. B. CH3CH(NH3Cl)COOH. C. H2NCH2COOH. D. CH3COONH4.
Câu 124. 1mol chất nào sau đây tác dụng được với 2 mol NaOH ?
A. Metyl axetat. B. Axit glutamic. C. Valin. D. Lysin.
Câu 125. 1mol chất nào sau đây tác dụng được với 2 mol axit HCl ?
A. Benzylamin. B. Alanin. C. Anilin. D. Lysin.
Câu 126. Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch nước brom ?
A. Anilin. B. Vinyl axetat. C. Axit glutamic. D. Axit acrylic.
Câu 127. Chất nào sau đây không tác dụng với Cu(OH)2 ?
A. Glucozơ. B. Glixerol. C. Axit axetic. D. Lysin.
Câu 128. Cho các chất: Saccarozơ, vinyl axetat, anilin, glixerol, glyxin, axit fomic. Có bao nhiêu chất đã cho tác dụng được
với dung dịch NaOH ?
A. 6. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 129. Cho từng chất H2N-CH2-COOH, CH3COOH, CH3COOCH3 lần lượt tác dụng với dung dịch NaOH và dung dịch
HCl. Số phản ứng xảy ra là
A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
Câu 130. Cho các chất: Saccarozơ, glucozơ, anilin, glyxin, axit axetic, metyl metacrylat. Có bao nhiêu chất tác dụng được
nước brom ?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 5.
Câu 131. Nhúng quỳ tím vào dung dịch nào sau đây, quỳ tím có màu đỏ (hoặc hồng) ?
A. H2N-CH2-CH(NH2)-COOH. B. ClH3N-CH2-CH2-COOH.
C. H2N-CH2-COONa. D. CH3-CH(NH2)-COOH.
Câu 132 (SGK): Dung dịch nào sau đây làm đổi màu quỳ tím thành xanh ?
A. Axit aminoaxetic. B. Axit glutamic. C. Anilin. D. Propylamin.
Câu 133. Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?
A. Glyxin ; H2N-CH2COOCH3 ; H2N-CH2COONa. B. Glyxin; H2N-CH2COONa ; H2N-CH2-CH2COONa.
C. Glyxin, H2N-CH2-COONa, axit glutamic. D. ClH3N-CH2COOH, axit glutamic, glyxin.
Câu 134. Có thể sử dụng quỳ tím để phân biệt trực tiếp được dãy dung dịch chất nào sau đây?
A. Benzylamin, alanin, axit axetic. B. Valin, axit glutamic, phenylamoni clorua.
C. Anilin, glyxin, axit glutamic. D. Benzylamin, lysin, axit axetic.
Câu 135(SGK). Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3CH2COOH và CH3[CH2]3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất
trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. NaOH. B. HCl. C. CH3OH/HCl. D. Quỳ tím.
Câu 136(SGK). Có 3 chất hữu cơ: H2NCH2COOH, CH3COONa và CH3NH2. Để nhận ra dung dịch của các hợp chất trên, chỉ
cần dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. Quỳ tím, MgCl2. B. Phenolphtalein, BaCl2. C. Cu(OH)2, dd HCl. D. dd NaOH, AgNO3.
Câu 137(SGK). Có 4 chất hữu cơ: C6H5NH2, CH3(H2N)CHCOOH, CH2OH-CHOH-CH2OH, CH3CHO. Để nhận ra dung dịch
của các hợp chất trên, chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây ?
A. AgNO3/NH3, Br2/H2O. B. Br2/H2O, Cu(OH)2. C. Cu(OH)2, dd HCl. D. dd NaOH, AgNO3.
Câu 138. X là este của amino axit (chứa 1 nhóm -COOH và 1 nhóm -NH2) với đơn chức. Đun nóng 2,314 gam X trong dung
dịch NaOH (vừa đủ) sau phản ứng thu được 2,522 gam muối Y. Vậy công thức của X là
A. H2N-CH2-COOCH3. B. H2N-C3H6-COO-C2H5. C. H2N-CH2-COOC2H5. D. H2N-C2H4-COOCH3.
Câu 139. Hợp chất hữu cơ X (chứa C, H, O, N). Đun nóng X trong dung dịch NaOH dư người ta thu được 9,7 gam muối của
một α-amino axit và một ancol Y. Tách lấy ancol, sau đó cho qua CuO dư nung nóng thấy khối lượng chất rắn gảm 1,6 gam.
Sản phẩm hơi thu được cho tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thì thu được 43,2 gam Ag. Vậy công thức của X là
A. CH3CH(NH2)COOC2H5. B. H2NCH2COOC2H5.
C. CH3CH(NH2)COOCH3. D. H2NCH2COOCH3.
Câu 140. X là este của amino axit với ancol Y có công thức phân tử là C4H9O2N. Đun nóng 10,3 gam X với dung dịch NaOH
dư. Sau phản ứng hoàn toàn cô cạn dd sau phản ứng thu được ancol Y. Oxi hóa hoàn toàn Y thu được anđehit Z. Cho Z tác
dụng với AgNO3 dư trong NH3, đun nóng thu được 43,2 gam Ag. Vậy công thức của X là
A. H2N-CH2-COOC2H5. B. H2N-C2H4-COOCH3.
C. H2N-COO-CH2C2H5. D. H2N-CH2-COOCH3.
Câu 141. Đốt cháy hoàn toàn 5,15 gam chất hữu cơ X (có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất) người ta thu
được 4,48 lít CO2; 0,56 lít N2 (đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 4,05 gam H2O. Mặt khác, cho 5,15 gam X tác dụng vừa đủ với
NaOH thì thu được 4,85 gam muối. Vậy công thức cấu tạo của X là
A. H2N-CH2-COOC2H5. B. CH2CHCOONH3CH3. C. H2NC2H4COOCH3. D. H2NC3H6COOH.
Câu 142. Chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H11O2N. Khi cho X tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch NaOH 1M, sau
phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thì thu được 8,2 gam chất rắn khan. Vậy X có bao nhiêu công thức cấu tạo?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.

Trang 6
Câu 143. Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C3H9O2N. Đun nóng 4,6 gam X trong 100,0 ml dung dịch NaOH 1,0M,
sau phản ứng hoàn toàn thì thu được 8,1 gam chất rắn khan và chất hữu cơ Y. Vậy công thức của Y là
A. CH3OH. B. CH5N. C. C2H7N. D. C2H5OH.
Câu 144. Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có công thức phân tử là C2H7O2N. Đun nóng hỗn hợp X với dung dịch NaOH (phản
ứng vừa đủ) thì thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y và 4,48 lít hỗn hợp khí Y (đktc) gồm hai khí đều chứa N và đều làm xanh
quỳ tím ẩm. Tỷ khối của hỗn hợp Y so với H2 là 12. Vậy giá trị của m tương ứng là
A. 14,5 gam. B. 16,0 gam. C. 15,0 gam. D. 15,5 gam.
Câu 145. Người ta có thể điều chế anilin từ nitrobenzen theo hai giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Dùng hỗn hợp Sn và HCl (dd) để khử nitro. Giai đoạn 2: Kiềm hoá muối amoni để thu được anilin.
Hãy cho biết, trong giai đoạn 1, nếu có 1 phân tử nitrobenzen bị khử thì số phân tử HCl đã phản ứng là bao nhiêu (Biết rằng Sn
bị oxi hoá thành Sn+2)?.
A. 8. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 146. Chất X có công thức phân tử là C2H8O3N2. Cho 5,4 gam X vào 100,0 ml dung dịch NaOH 1,0M. Cô cạn dung dịch
thu được a gam chất rắn khan và chất hữu cơ Z (chứa C, H, N). Khối lượng chất rắn thu được khi cô cạn dung dịch sau phản
ứng là
A. 4,25 gam. B. 9,25 gam. C. 6,25 gam. D. 8,50 gam.
Câu 147. Muối X có công thức phân tử là C2H12O4N2S. Đun nóng 0,1 mol X trong dung dịch NaOH (phản ứng vừa đủ), sau
phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được a gam muối và 0,2 mol chất hữu cơ Y chứa C, H, N. Vậy giá trị của a tương
ứng là
A. 15,4 gam. B. 12,0 gam. C. 16,2 gam. D. 14,2 gam.
Câu 148. Cho 0,1 mol chất hữu cơ X tác dụng vừa đủ với NaOH thì thu được 14,2 gam muối Na2SO4 và 4,48 lít Y (đktc). Y là
một chất hữu cơ chứa C, H, N. Tỷ khối của Y đối với H2 là 22,5. Vậy phân tử khối của X là
A. 188. B. 172. C. 160. D. 142.
Câu 149. Hỗn hợp E gồm chất X(C2H7O3N) và chất Y(C5H14O4N2); trong đó X là muối của axit vô cơ và Y là muối của axit
cacbonxylic hai chức. Cho 34,2 gam X tác dụng với 500 ml dung dịch NaOH 1M (phản ứng vừa đủ), thu được khí Z duy nhất
(Z chứa C, H, N và làm quỳ tím ẩm) và dung dịch sau phản ứng chứa m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là
A. 36,7. B. 35,1. C. 34,2. D. 32,8.
Câu 150. Aminoaxit mà muối của nó được dùng để sản xuất mì chính (bột ngọt) là
A. valin. B. lysin. C. axit glutamic. D. alanin.
Câu 151. Công thức hóa của bột ngọt (mì chính) là
A. HOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. B. NaOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.
C. NaOOCCH2CH2CH(NH2)COOH. D. HOOCCH2CH2CH(NH2)COONa.
Câu 152. Trong thuốc hỗ trợ thần kinh có
A. axit glutamic. B. axit axetic. C. Valin. D. axit aminoaxetic.
Câu 153. Methionin là thuốc bổ
A. phổi. B. thận. C. thần kinh. D. gan.
Câu 154. Khi trùng ngưng H2N-[CH2]6-COOH thu được polime có tên là
A. nilon-6,6. B. tơ capron. C. tơ enang. D. tơ visco.
Câu 155. Monome nào sau đây được dùng để điều chế tơ tơ capron ?
A. Axit ω-aminoenantoic. B. Axit 6-aminohexanoic. C. Axit 2-aminohexanoic. D. Axit 2-aminopropanoic.
Câu 156. Monome nào sau đây không được dùng để điều chế tơ tổng hợp?
A. Axit ω-aminoenantoic. B. Axit ε-aminocaproic. C. Hexametylenđiamin. D. Axit 2-aminopropanoic.
Câu 157. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Các amino axit có trong thiên nhiên hầu hết là các  -amino axit.
B. Các amino axit có trong thiên nhiên hầu hết là các α-amino axit.
C. Axit Glutamic là thuốc hỗ trự thần kinh, methionin là thuốc bổ gan.
D. Axitε-aminocaproic và ω-aminoenantoic là nguyên liệu để sản xuất tow nilon-6, nilon-7.

Trang 7

You might also like