You are on page 1of 6

PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN

NĂM HỌC 2023-2024


ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi này gồm 02 trang

Câu 1. (2,0 điểm)


a) Trong dịch vị ở dạ dày của người có enzim tiêu hóa nào? Vai trò của enzim tiêu hóa đó.
b) Ở dạ dày của người có những hoạt động tiêu hóa nào?
Câu 2. (2,0 điểm)
Vì sao máu của người chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông
ngay?
Câu 3. (2,0 điểm)
a) Nêu khái niệm hô hấp và các giai đoạn của quá trình hô hấp ở người. Sự trao đổi
khí ở tế bào người được thực hiện theo cơ chế nào?
b) Nêu chức năng chung của đường dẫn khí và hai lá phổi ở người. Nêu cấu tạo của
đường dẫn khí có tác dụng làm ấm, làm ẩm không khí đi vào phổi.
Câu 4. (2,0 điểm)
a) Tương quan trội - lặn có ý nghĩa gì trong thực tiễn sản xuất?
b) Vì sao Menđen chọn đối tượng nghiên cứu là cây đậu Hà Lan?
Câu 5. (2,0 điểm)
a) Trình bày những vấn đề sau về nhiễm sắc thể:
- Nhiễm sắc thể được nhìn thấy rõ nhất vào kỳ nào của nguyên phân?
- Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là gì?
- Vào những kỳ nào của nguyên phân nhiễm sắc thể có cấu trúc kép (gồm 2 sợi
crômatit giống hệt nhau và dính với nhau ở tâm động).
b) Quá trình nguyên phân có ý nghĩa gì đối với di truyền và sự sinh trưởng phát triển
của cơ thể?
Câu 6. (2,0 điểm) Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a
qui định thân thấp, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu
trắng. Cho các cây thân cao, hoa màu đỏ không thuần chủng và các cây thân thấp, hoa màu
đỏ ở P tự thụ phấn, thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình là 3 cây thân cao, hoa màu đỏ: 17 cây thân
thấp, hoa màu đỏ.
Biện luận tìm tỉ lệ kiểu gen của các cây (P), F 1. Biết rằng các gen phân li độc lập,
không có đột biến xảy ra.
Câu 7. (2,0 điểm)
a) Ở một loài thú, xét 3 tinh bào bậc 1 đều có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân
bình thường. Theo lí thuyết, các loại giao tử tạo thành có tỉ lệ và kí hiệu như thế nào? Biết
không có hiện tượng trao đổi chéo và đột biến xảy ra.
b) Ở lúa, bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n = 24. Một tế bào sinh dưỡng của lúa nước
tiến hành quá trình nguyên phân. Xác định số lượng nhiễm sắc thể quan sát được trong 1 tế
bào ở các kì của quá trình nguyên phân: kì đầu, kì giữa, kì sau, cuối kì cuối (biết rằng không
có đột biến xảy ra với tế bào đó).
1
Câu 8. (2,0 điểm)
Ở đậu Hà Lan, tính trạng màu sắc quả do một gen gồm 2 alen A, a quy định; trội lặn
hoàn toàn. Một quần thể ban đầu (P) có tỉ lệ kiểu hình như sau: 2 cây quả xanh: 1 cây quả
vàng. Sau 1 thế hệ tự thụ phấn tỉ lệ kiểu hình ở F1 là 17 cây quả xanh : 7 cây quả vàng.
a) Xác định tính trạng trội, lặn về màu sắc quả.
b) Xác định tỉ lệ kiểu gen của (P) và F1.
Câu 9. (2,0 điểm)
a) Khi quan sát một tế bào của một loài đang trong quá trình giảm phân tạo giao tử,
người ta thấy có 8 nhiễm sắc thể kép xếp thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi
phân bào. Cho rằng các cặp nhiễm sắc thể tương đồng đều có cấu trúc khác nhau, quá trình
giảm phân không xảy ra trao đổi chéo và đột biến. Tế bào đang ở kì nào của quá trình phân
bào? Xác định bộ NST 2n của loài.
b) Có 10 tế bào sinh dục sơ khai của loài trên cùng nguyên phân 5 đợt liên tiếp, tất cả
các tế bào con được tạo ra đều thực hiện giảm phân tạo giao tử. Môi trường nội bào cung cấp
nguyên liệu tương đương với bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn để hoàn tất cho cả quá trình trên?
Theo lý thuyết, số lượng giao tử có thể được tạo ra từ các tế bào trên?
Câu 10. (2,0 điểm)
Ở một loài thực vật, khi đem lai hai cây P với nhau thu được F 1 đồng tính cây thân
cao, hạt tròn. Đem các cây F1 tự thụ phấn thu được F 2 có 4 loại kiểu hình với tỉ lệ 450 cây
thân cao, hạt tròn; 150 cây thân cao, hạt dài; 150 cây thân thấp, hạt tròn; 50 cây thân thấp, hạt
dài.
a) Biện luận và viết sơ đồ lai từ P đến F2.
b) Nếu cho các cây thân thấp, hạt tròn ở F 2 tự thụ phấn thì ở F3 các cây thân thấp, hạt dài
chiếm tỉ lệ bao nhiêu? Trên từng cây ở F3 có tỉ lệ phân li kiểu gen, kiểu hình như thế nào?
Biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng và không có đột biến xảy ra.
-------------HẾT------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh......................................................................SBD:.................phòng thi.............

2
PHÒNG GD&ĐT TAM DƯƠNG HƯỚNG DẪN CHẤM
KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2023-2024
ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
HDC này gồm 03 trang
Câu Ý Nội dung Điểm
- Enzim pepsin......................................................................................... 0,5
a - Vai trò: Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi ngắn gồm 3-10 axit
amin………………….. 0,5
1 - Biến đổi lí học của thức ăn: tiết dịch vị, co bóp, đảo trộn thức ăn thấm đều dịch
vị, làm mềm, làm nhuyễn thức ăn…………………………………………………. 0,5
b - Biến đổi hóa học của thức ăn: biến đổi prôtêin chuỗi dài thành prôtêin chuỗi
ngắn gồm 3-10 axit amin………………………………………………………. 0,25
- Đẩy thức ăn từ dạ dày xuống ruột non…………………………………………... 0,25
* Máu chảy trong mạch không đông là do:
- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng
enzim để tạo thành sơi tơ máu……………………..……. 0,5
2 - Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra…... 0,25
* Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:
- Trong huyết tương có 1 loại prôtêin hòa tan gọi là chất sinh tơ máu…. 0,25
- Khi va chạm vào vết rách trên thành mạch máu của vết thương, các tiểu cầu
bị vỡ và giải phóng enzim……………………………………………………. 0,5
- Enzim này kết hợp với ion canxi (Ca2+) làm chất sinh tơ máu biến thành tơ
máu…………………………………………………………………………… . 0,25
- Tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu và tạo thành khối máu
đông…………………………………………………………………………… 0,25
(HS vẽ sơ đồ cơ chế đông máu đúng vẫn cho điểm tối đa)
- Hô hấp là quá trình không ngừng cung cấp ôxi cho các tế bào của cơ thể và
loại cacbonic do các tế bào thải ra khỏi cơ thể. ............................................... 0,25
- Các giai đoạn: sự thở (thông khí ở phổi), trao đổi khí ở phổi và trao đổi khí ở
tế bào.................................................................................................................. 0,25
a * Cơ chế trao đổi khí ở tế bào:
3
- Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp................. 0,25
- Khí 02 trong máu có nồng độ cao khuếch tán từ máu vào tế bào; khí CO2
trong tế bào có nồng độ cao khuếch tán từ tế bào vào máu……………………. 0,25
- Chức năng của đường dẫn khí: dẫn khí ra vào phổi, làm ấm, làm ẩm không
khí, bảo vệ phổi……………………………………………………………… 0,25
- Hai lá phổi: nơi diễn ra trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài……….. 0,25
- Cấu tạo đường dẫn khí có tác dụng:
b
+ Làm ấm không khí: dưới lớp niêm mạc mũi và phế quản có mao mạch máu
dày đặc căng máu nóng………………………………………………………. 0,25
+ Làm ẩm không khí: niêm mạc có khả năng tiết chất nhày lót bên trong
đường dẫn khí………………………………………………………………….. 0,25
- Tương quan trội lặn là hiện tượng phổ biến ở thế giới sinh vật, trong đó tính
trạng trội thường có lợi................................................... 0,25
- Trong chọn giống cần phát hiện các tính trạng trội để tập trung các gen trội
4 về cùng một kiểu gen nhằm tạo ra giống có ý nghĩa kinh tế...................... 0,5
a
- Không sử dụng F1 để làm giống vì đời sau sẽ phân tính. Trong chọn giống,
để tránh sự phân li tính trạng, xuất hiện tính trạng xấu ảnh hưởng tới phẩm
chất và năng suất vật nuôi, cây trồng người ta phải kiểm tra độ thuần chủng
của giống.................. 0,25
b - Dễ trồng, thời gian thế hệ ngắn, số lượng cá thể đời con là rất lớn……... 0,25
- Loại đậu này có rất nhiều tính trạng do một gen quy định, tính trạng trội là

3
trội hoàn toàn, có các cặp tính trạng tương phản dễ quan sát…………………….0,25
- Có hoa lưỡng tính.............................................................................................. 0,25
- Tự thụ phấn khá nghiêm ngặt tạo ra các dòng thuần chủng.............................. 0,25
- Nhiễm sắc thể được nhìn thấy rõ nhất vào kỳ giữa của nguyên phân............ 0,25
- Vật chất cấu tạo nên nhiễm sắc thể là ADN và prôtêin loại histon……. 0,25
5 a
- Vào những kỳ nào của nguyên phân nhiễm sắc thể có cấu trúc kép: kì đầu, kì
giữa, đầu kỳ sau lúc chưa phân ly………….. 0,5
- Nguyên phân duy trì ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào
và cơ thể………………………………………………………………….…….. 0,5
b - Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào đã làm tăng số lượng tế bào
là cơ sở của sự sinh trưởng của các mô, cơ quan, cơ thể, thay thế tế bào già, tế
bào bị tổn thương………….. 0,5
- Cho các cây thân cao, hoa màu đỏ và các cây thân thấp, hoa màu đỏ ở P tự
thụ phấn, thu được F1: 3/20 cây cao, hoa đỏ : 17/20 cây thấp, hoa đỏ.
- Nhận thấy khi cho các cây thân thấp, hoa màu đỏ ở P tự thụ phấn F1 không
xuất hiện kiểu hình thân thấp, hoa trắng nên chắc chắn các cây thân thấp, hoa
màu đỏ ở P không có kiểu gen aaBb  Các cây thân thấp, hoa màu đỏ ở P chỉ
6
có kiểu gen aaBB………………... 0,25
- Mặt khác ta có khi cho các cây thân cao, hoa màu đỏ không thuần chủng P
tự thụ phấn F1 không xuất hiện kiểu hình thân cao, hoa trắng và thân thấp, hoa
trắng nên chắc chắn các cây thân cao, hoa đỏ P không có kiểu gen AABb và
AaBb Các cây thân cao, hoa màu đỏ khong thuần chủng ở P chỉ có kiểu gen
AaBB……… 0,25
 Vậy ở P có hai kiểu gen là AaBB và aaBB…………….
- Gọi k là tỉ lệ kiểu gen của các cây thân cao, hoa đỏ P có kiểu gen AaBB
(k>0)
 tỉ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ P có kiểu gen aaBB là 1- k
- Theo bài ra ta có: 3/4 . k = 3/20  k = 1/5 ……………… 0,5
 Tỉ lệ kiểu gen của các cây thân thấp, hoa đỏ P có kiểu gen aaBB là 1- 1/5 =
4/5…………………………
Vậy tỉ lệ kiểu gen P là 1/5 AaBB : 4/5 aaBB...................................... 0,25
- Tỉ lệ kiểu gen của F1:
+ 1/5 (AaBB x AaBB)  F1: 1/20 AABB: 2/20 AaBB: 1/20 aaBB................. 0,25
+ 4/5 (aaBB x aaBB) F1: 4/5 aaBB.................................................................. 0,25
 TLKG F1: 1/20 AABB: 2/20 AaBB: 17/20 aaBB........................................ 0,25
(HS làm cách khác mà biện luận chặt chẽ đúng vẫn cho điểm tối đa)
Tỉ lệ các loại giao tử tạo thành:
* Trường hợp 1: tỉ lệ 1 : 1
- Khả năng 1: 1 AB : 1 ab………………….. 0,25
a - Khả năng 2: 1Ab : 1aB………………………. 0,25
7
* Trường hợp 2: Tỉ lệ 2 : 2 : 1 : 1
- Khả năng 3: 2AB : 2ab : 1Ab : 1aB………………… 0,25
- Khả năng 4: 1AB : 1ab : 2Ab : 2aB……………….. 0,25
Số lượng NST quan sát được trong 1 tế bào ở các kì của nguyên phân là:
- Kì đầu: 24 NST kép……………...…….. 0,25
b - Kì giữa: 24 NST kép ………….……….. 0,25
- Kì sau: 48 NST đơn ……………….…….. 0,25
- Cuối kì cuối: 24 NST đơn ………………. 0,25
a Nhận xét:
- Các cây P có kiểu gen đồng hợp trội và đồng hợp lặn khi tự thụ phấn thì
kiểu gen và kiểu hình F1 không thay đổi so với P  Do đó sự thay đổi kiểu
hình F1 so với P là do cây P có kiểu gen dị hợp tự thụ phấn…………………. 0,25
8
- Khi cây kiểu hình trội P có kiểu gen dị hợp tự thụ phấn sẽ tạo kiểu hình trội
4
và xuất hiện thêm kiểu hình lặn ở F1 Như vậy F1 tỉ lệ kiểu hình lặn tăng và tỉ
lệ kiểu hình trội giảm……………………...
 Tỉ lệ cây quả vàng tăng=>quả vàng là tính trạng lặn, quả xanh là tính trạng
trội=> Quy ước gen: A: quả xanh, a: quả vàng…………... 0,25
(Thí sinh xác định được tính trạng trội, tính trạng lặn mà không giải thích gì
thêm thì không cho điểm)
- (P) có tỉ lệ kiểu hình 1/3 cây quả vàng : 2/3 cây quả xanh.
F1 có tỉ lệ kiểu hình 7/24 cây quả vàng : 17/24 cây quả xanh.
P: 2/3 cây quả xanh tự thụ phấn  F1: 2/3 quả xanh
Mà F1: 17/20 quả xanh  Cây quả vàng P kiểu gen dị hợp tạo ra quả xanh F 1
= 17/24 - 2/3 = 1/24 0,25
- Gọi là tỉ lệ cây quả vàng có kiểu gen Aa là y ( y>0)
P: y (Aa x Aa) F1: y (3/4 quả vàng: 1/4 quả xanh)
b - Ta có: 1/4.y = 1/24 y = 1/6
Tỉ lệ cây quả vàng có kiểu gen AA ở P = 1/3 -1/6 = 1/6……………………… 0,25
 Kiểu gen P: 1/6 AA : 1/6 Aa : 2/3aa…………………………………….…. 0,25
- Cho P tự thụ phấn:
+ 1/6 (AA x AA)  F1: 1/6 AA
+ 1/6 (Aa x Aa)  F1: 1/24 AA : 2/24 Aa : 1/24 aa 0,25
+ 2/3(aa x aa) F1: 2/3 aa.
Tính chung kết quả tỉ lệ kiểu gen F1: 5/24 AA : 2/24 Aa : 17/24 aa……..... 0,5
- Tế bào đang ở kì giữa của giảm phân II………………… 0,5
a - Ở kì giữa của giảm phân II tế bào có n NST kép  2n = 16 NST………… 0,5
- Số NST đơn mà môi trường cung cấp:
9 + Nguyên phân: 10 (25 – 1).16 = 4960 NST đơn……….
+ Giảm phân: 10.25.16 = 5120 NST đơn……….
Tổng = 10 080 NST đơn …………….
(HS có thể làm gộp: 10.(25 – 1).16 + 10.25.16 = 10 080 NST đơn vẫn cho 0,5
b
điểm tối đa. Nếu học sinh chỉ làm nguyên phân mà không có giảm phân thì
không cho điểm)
- Số lượng giao tử:
+ TH1: Nếu các tế bào sinh trên của cơ thể đực: 10.25 . 4 = 1280 (tinh trùng)... 0,25
+ TH2: Nếu các tế bào sinh trên của cơ thể cái: 10.25 = 320 (trứng)…………. 0,25
* Xét từng cặp tính trạng (TT) ở F2:
- Cao: Thấp = 3:1  cao là trội so với cây thấp  Quy ước A: cây cao; a:
cây thấp  P thuần chủng tương phản: AA x aa  F1: Aa x Aa.
0,25
- Tròn : Dài = 3:1  Hạt tròn là trội so với hạt dài  Quy ước B: hạt tròn; b:
hạt dài  P thuần chủng tương phản: BB x bb  F1: Bb x Bb.
a * Xét đồng thời 2 cặp tính trạng:
10 (3 cao : 1 thấp)(3 tròn : 1 dài) = 9 cao, tròn: 3 cao, dài: 3 thấp, tròn: 1 thấp,
dài = Tỉ lệ bài ra  Gen quy định TT chiều cao và gen quy định tính trạng
hình dạng hạt phân li độc lập
 Kiểu gen P: AABB x aabb hoặc Aabb x aaBB…………….. 0,25
SĐL: P: AABB x aabb hoặc Aabb x aaBB  F1 F2 ………… 0,25
b - Tỉ lệ kiểu gen các cây thân thấp, hạt tròn ở F2 là 1/3 aaBB : 2/3 aaBb…. 0,25
- Nếu cho các cây thân thấp, hạt tròn ở F2 tự thụ phấn thì ở F3 các cây thân
thấp, hạt dài chiếm tỉ lệ là 2/3 x1/4 = 1/6………………… 0,25
- Trên từng cây ở F3 có 1 kiểu gen, 1 kiểu hình…………
+ Trên mỗi cây: có kiểu gen aaBB có tỉ lệ KG 100% aaBB, kiểu hình 100%
thân thấp, tròn… 0,25
+ Trên mỗi cây: có kiểu gen aaBb có tỉ lệ KG 100% aaBb, kiểu hình 100%
thân thấp, tròn 0,25
5
+ Trên mỗi cây có kiểu gen aabb có tỉ lệ kiểu gen 100% aabb, kiểu hình 100%
thân thấp hạt, dài… 0,25

You might also like